Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.62 KB, 55 trang )

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

MỤC LỤC
TRANG
I. Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài
I.2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

2
3

II. Phần nội dung
II.1.Cơ sở lí luận
II.2.Thực trạng

4-5
5

II. 3. Các biện pháp thực hiện

9

Biện pháp 1: Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động
trường học an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ

10

Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên thường xuyên loại bỏ đồ dùng,
đồ chơi gây nguy hiểm.


11-12

Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên luôn quan sát trẻ mọi lúc, mọi
nơi.

12-13-14

Biện pháp 4: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kiến thức, kỹ
năng cơ bản để phòng tránh và xử trí ban đầu một số tình
huống khi tai nạn xảy ra

15

Biện pháp 5: Động viên giáo viên tự học tập, bồi dưỡng nâng
cao ý thức trách nhiệm về phòng tránh tai nạn thương tích cho
trẻ.

18

Biện pháp 6 : Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền
và phối kết hợp với phụ huynh

20

II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học
của vấn đề nghiên cứu

23

III.1.Kết luận

III.2. Kiến nghị

24
25
Người thực hiện : Lê Thị Hằng

1


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM TỐT CÔNG TÁC
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TRONG
TRƯỜNG MẦM NON
I. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em lứa tuổi từ 0-5 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh, mạnh mẽ về
thể lực và trí lực cũng như toàn bộ cơ thể , đó là giai đoạn khám phá, trải
nghiệm, hình thành những kỹ năng cần thiết cho cả cuộc đời. Trẻ rất hiếu
động mày mò tìm hiểu trong cuộc sống hằng ngày, chính vì khả năng hiếu
động , tính tự tin và tò mò trong khi trẻ hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trong
việc tự phòng tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho chính mình sẽ dẫn tới
việc trẻ bị tai nạn bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó cách chăm sóc, giáo dục trẻ
không đúng hoặc không có phương pháp cũng dẫn tới các sang chiến về tâm
lí, gây ra các tai nạn về tinh thần đối với trẻ .Vì vậy, việc quản lí bảo vệ an
toàn , phòng tránh tai nạn cho trẻ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển
của trẻ.
Tai nạn, thương tích ở nước ta đã trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã
hội. Hiện nay, do tai nạn thương tích mỗi ngày có trên 30 người chết và trên

70 người bị thương gây tàn tật suốt đời. Nhằm góp phần hạn chế tai nạn
thương tích, đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non,
học sinh, sinh viên và cán bộ công chức ngành giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo yêu cầu: các cơ sở giáo dục tăng cường công tác phòng,
tránh tai nạn thương tích. Để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả “Chính sách
quốc gia phòng, tránh tai nạn thương tích”.
Nhìn vào thực tế con số tai nạn thương tích trẻ em đang gia tăng, tôi
nhận thấy, một phần rất lớn những ca tai nạn thương tích đau lòng của trẻ
thường bắt nguồn từ sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn.Vì vậy, cần
trang bị cho giáo viên mầm non những kiến thức và cách phòng tránh tai nạn
thương tích một cách có hiệu quả. Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh tai nạn
thương tích và biết tự bảo vệ mình là một việc làm không dễ dàng, bởi tâm
lý trẻ dễ nhớ nhưng cũng mau quên .Thực tế hàng ngày trẻ được tham gia
nhiều hoạt động nhưng trẻ chỉ biết rằng mình học, ăn hoặc chơi theo ý thích
của bản thân trẻ, điều này rất nguy hại bởi trẻ cũng là một thành viên tham
gia vào cuộc chiến chống lại tai nạn thương tích. Vì vậy, giáo viên cần tích
Người thực hiện : Lê Thị Hằng

2


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

hợp một cách hợp lý vào tất cả các hoạt động trong ngày (vui chơi, học tập,
đi dạo...) cho trẻ đúng lúc đúng yêu cầu . Và trang bị những kiến thức cần
thiết đơn giản về phòng tránh tai nạn thương tích để trẻ biết tự bảo vệ mình
khi cần thiết.
Tai nạn thương tích có thể xảy ra với trẻ, nhưng chúng ta hoàn toàn
có thể phòng tránh được thông qua các biện pháp khác nhau, trong đó có

nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích và tạo dựng
môi trường học tập, vui chơi an toàn là không thể thiếu. Để thực hiện các
biện pháp đó, với tránh nhiệm của người quản lý công tác chăm sóc giáo dục
trong trường mầm non tôi đã nhận thức được việc phải xây dựng môi trường
an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng và cần
thiết. Với mong muốn 100% trẻ đến trường được an toàn mọi lúc mọi nơi,
không có tai nạn thương tích xảy ra với trẻ. Thấy được tầm quan trọng của
vấn đề này, tập thể sư phạm trường mẫu giáo Họa Mi chúng tôi luôn đặt
công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một trong những yếu tố
cấp bách góp phần chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện cho trẻ, là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà
trường, đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo
viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong
trường mầm non.” nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc
giáo dục của nhà trường trong năm học này và những năm tiếp theo.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ. Chủ động phòng
ngừa, giảm thiểu và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho
trẻ trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ an toàn và phòng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non
Tìm ra nhiều biện pháp chỉ đạo giáo viên phòng tránh tai nạn thương
tích và đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
Nâng cao ý thức ,vai trò trách nhiệm , góp phần củng cố, nhằm đảm
bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Củng cố và cập nhật kiến thức cho giáo viên về đảm bảo an toàn cho
trẻ và cách sơ cứu , cấp cứu thông thường xử lý ngay, kịp thời khi có tai nạn
xảy ra.
Người thực hiện : Lê Thị Hằng


3


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

I.3. Đối tượng nghiên cứu
Đội ngũ giáo viên trường mẫu giáo Họa Mi- xã Quảng Điền- huyện
Krông Ana-tỉnh DakLak.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trường mẫu giáo Họa Mi - xã Quảng Điền- huyện Krông Ana-tỉnh
DakLak
I. 5 .Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, khái quát, hệ thống
hóa các tài liệu có liên quan .
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp khảo sát chất lượng đội ngũ.
- Phương pháp dùng tình cảm khích lệ.
II. Phần nội dung
II.1.Cơ sở lí luận
Tai nạn thương tích luôn rình rập quanh ta nó có thể xảy ra ở mọi lúc,
mọi nơi, mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở lứa tuổi mầm non. Vì ở độ
tuổi nàytrẻ chưa biết tự bảo vệ mình, cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng
kém, sở thích của trẻ hay tò mò, hiếu động nên việc phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non nếu được giáo dục thường xuyên
sẽ tạo được nề nếp, thói quen và kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ mà còn hình thành kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi chập chững
bước vào đời.
Phòng tránh tai nạn thương tích là phòng tránh tối thiểu những nguy
cơ, nguyên nhân dẫn tới tai nạn thương tích, làm tổn thương đến thể xác và

tinh thần của con người.
Phòng tránh tai nạn thương tích ở trường mầm non là giáo viên, nhà
trường, phụ huynh phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc trẻ, để bảo vệ
trẻ, tạo môi trường an toàn cho trẻ được tham gia hoạt động, vui chơi, học
tập.
Phòng tránh tai nạn thương tích có vai trò quan trọng đến sự phát triển
toàn diện về mặt nhân cách cho trẻ:
Về mặt thể chất: cơ thể trẻ được khỏe mạnh, không bị tổn thương về
da thịt, trẻ được vận động nhanh nhẹn, bình thường.
Người thực hiện : Lê Thị Hằng

4


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Không những sẽ phát triển về mặt thể chất mà còn giúp cho trẻ phát
triển về mặt nhận thức. Nếu trẻ không bị tổn thương về mặt thể xác hay về
mặt tinh thần thì trẻ được tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốt
hơn. Trẻ tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm
hành trang để trải nghiệm cuộc sống.
Hơn nữa, phòng tránh được tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp trẻ
phát triển về mặt ngôn ngữ. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiện
của tư duy, nếu không có ngôn ngữ thì sẽ không phát triển được tư duy.
Những tổn thương khi bị ngạt, hay bị vật nhọn đâm vào miệng cũng có thể
tổn thương về ngôn ngữ của trẻ.
Ngoài ra, phòng tránh được tai nạn thương tích sẽ giúp trẻ phát triển
về mặt tình cảm xã hội. Trẻ được sống trong một môi trường an toàn, không
làm tổn thương đến trẻ, trẻ cảm nhận được những tình cảm, sự yêu thương,

quan tâm, chăm sóc của người lớn. Qua đó trẻ biết yêu quý, trân trọng mọi
người xung quanh, biết giúp đỡ người khác.
Không chỉ thế, còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ. Giáo viên tạo
môi trường an toàn, đẹp sẽ giúp trẻ muốn cảm nhận được cái đẹp từ con
người, môi trường. Từ đó trẻ muốn tạo cho bản thân mình có những hành
động, việc làm đẹp cho xã hôi, tạo ra một môi trường an toàn cho chính
mình và cho cả mọi người.
II.2.Thực trạng
a.Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi
Đội ngũ giáo viên trẻ đầy nhiệt huyết và có tinh thần tránh nhiệm cao
trong công việc, quan sát trẻ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi
nơi cả về thể xác lẫn tinh thần.
Các lớp học có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định trường chuẩn
Hàng năm ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức chuyên đề và cử giáo
viên đi tập huấn về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Nhà trường trang bị đầy đủ tài liệu về cách phòng tránh tai nạn thương
tích cho giáo viên.
Trường có nhân viên y tế, phòng y tế trang thiết bị y tế tương đối đầy
đủ.
Người thực hiện : Lê Thị Hằng

5


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

* Khó khăn
Đa số phụ huynh làm nghề nông nên ít có thời gian quan tâm quan

tâm đến con , cũng như các kiến thức cơ bản về phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ.
Trẻ còn quá nhỏ nên ý thức tự bảo vệ mình còn hạn chế.
b. Thành công- hạn chế
*Thành công của đề tài
Nhà trường có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học, hàng năm xây
dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, tránh tai nạn thương tích. Có
nhân viên chuyên trách về công tác y tế trường học, được tập huấn để thực
hiện tốt các hoạt động sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích. Cán bộ giáo viên,
nhân viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và
cách phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Môi trường xung quanh
trường an toàn.
Nhà trường đã tổ chức chuyên đề, mua và phô tô nhiều tài liệu liên
quan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, tránh, xử trí các tai nạn
thương tích thường gặp phát cho giáo viên nghiên cứu và học tập.
Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh xây dựng trường
học an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
*Hạn chế của đề tài :
Giáo viên mầm non ít được dự các lớp tập huấn bồi dưỡng cập nhật
kiến thức chuyên môn về chăm sóc sức khỏe ,về bảo vệ an toàn, phòng tránh
và sơ cứu tai nạn thương tích cho trẻ.
c.Mặt mạnh –mặt yếu
* Mặt mạnh của đề tài :
Bản thân trước đây là giáo viên có nhiều năm tham gia giảng dạy nên
có kinh nghiệm trong việc đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ và từ đó chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác này.
Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác quản lý
trẻ tại các nhóm-lớp .
Trường đang trong giai đoạn xây dựng trường chuẩn nên cơ sở vật
chất đầy đủ đảm bảo an toàn cho trẻ.

Người thực hiện : Lê Thị Hằng

6


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Hệ thống phòng lớp đúng quy cách, có đủ đồ chơi ngoài trời cho trẻ
hoạt động, các lớp đều được trang bị những trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi
cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy chăm sóc giáo dục trẻ.
Thường xuyên cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt luôn chúý đến
nhà vệ sinh, sàn nhà không trơn trượt, sân trường bằng phẳng đảm bảo an
toàn cho trẻ .
* Mặt yếu
Một số gia đình thường xây dựng chuồng heo ở sát lớp học … gây ô
nhiễm nặng nề cho lớp học do mùi phân , nước từ chuồng heo bốc lên.
Kỹ năng phòng tránh và xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ của giáo
viên đôi khi còn chưa linh hoạt.
Trẻ còn quá nhỏ nên ý thức tự bảo vệ mình còn hạn chế.
d. Nguyên nhân các yếu tố tác động :
Số lượng trẻ trên lớp quá đông, trong khi đó, trẻ lại rất hiếu động, tò
mò, sức đề kháng còn yếu , nên rất dễ bị thương tích khi xảy ra các tai nạn
như: ngã, chấn thương chảy máu, hóc sặc, bỏng… Mặt khác, một số giáo
viên mầm non chưa nhuần nhuyễn thao tác xử lí những tình huống cấp bách,
chưa có kinh nghiệm cấp cứu trẻ dẫn đến việc chưa đảm bảo an toàn tuyệt
đối cho trẻ.
Công tác kiểm tra , theo dõi, đánh giá nội dung bảo vệ an toàn, phòng
tránh tai nạn cho trẻ chưa được làm thường xuyên , chặt chẽ.
Do giáo viên mới ra trường, đang nuôi con nhỏ nên chưa dành nhiều

thời gian cho việc nghiên cứu và học hỏi nội dung phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ
Đa số phụ huynh làm nghề nông họ đi làm ruộng, rẫy từ sáng sớm nên
ít có thời gian trò chuyện, hướng dẫn con về việc tự bảo vệ mình và cách
nhận biết những nguy hiểm xung quanh mình… Đây cũng là một hạn chế
trong việc giúp trẻ phòng tránh tai nạn thương tích tại gia đình.
Do người lớn thiếu kiến thức khi chăm sóc trẻ, kĩ năng sơ cứu y tế tạm
thời ,chưa tốt, đôi khi còn xử lý bằng kinh nghiệm bản thân nên có nguy cơ
gây nguy hiểm hơn cho vết thương của trẻ.
Người thực hiện : Lê Thị Hằng

7


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Môi trường xung quanh có nhiều vật cứng, vật nhỏ trong tầm tay trẻ
đồ dùng để trên cao có thể rơi vỡ.
*Khảo sát đầu năm

Stt

Nội dung khảo sát

Tổng
số
giáo
viên


1

Nắm được nội dung phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ.

Đánh giá
Tốt

Khá

TB

18

5

5

8

2

Chú trọng lồng ghép tích hợp giáo
dục phòng tránh tai nạn thương
tích vào các môn học, các hoạt
động trong ngày của trẻ.

18

6


4

8

3

Có kiến thức về chăm sóc sức
khỏe sơ cứu, cấp cứu , xử trí ban
đầu phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ.

18

4

4

10

4

Công tác phối hợp với phụ huynh
học sinh để làm tốt công tác
phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ .

18

4


6

8

Yếu

e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy: Giáo viên đã nắm được nội dung giáo
dục song chưa đầy đủ. Do giáo viên mới ra trường, đang nuôi con nhỏ nên
chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm. Giáo
viên đã nhận thức được thời gian cần lồng ghép tích hợp trong ngày. Bước
đầu có kiến thức về chăm sóc sức khỏe sơ cứu, cấp cứu, xử trí ban đầu
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, nhưng trong khi thực hiện giáo viên
còn lúng túng . Nội dung phối hợp cùng gia đình của giáo viên chưa hiệu
quả. Đời sống của một số giáo viên còn gặp nhiều khó khăn nên họ chưa tập
trung đầu tư đúng mức cho việc tự học, tự rèn luyện tay nghề. Cơ sở vật chất
Người thực hiện : Lê Thị Hằng

8


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

của nhà trường mặc dù đang trong lộ trình xây dựng trường chuẩn xong vẫn
còn thiếu so với nhu cầu hiện tại.
Công tác kiểm tra, theo dõi,đánh giá nội dung bảo vệ an toàn, phòng
tránh tai nạn cho trẻ trong nhà trường chưa được làm thường xuyên, chặt
chẽ, chủ yếu là định tính, kết quả thường chung chung, không rõ ràng. Thiết

bị y tế còn thiếu chưa được trang bị đầy đủ, những loại thuốc chữa những
bệnh thường gặp còn hạn chế về số lượng. Hơn nữa giáo viên ít được dự các
lớp tập huấn, bồi dưỡng cập nhập kiến thức chuyên môn về chăm sóc sức
khỏe, về bảo vệ an toàn, phòng tránh và sơ cứu thương tích cho trẻ.
Từ việc phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng, việc bồi dưỡng
nghiệp vụ cho giáo viên trong trường để nâng cao chất lượng trong việc
chăm sóc giáo dục trẻ là cấp thiết, vì vậy tôi đã đưa ra một số biện pháp cụ
thể sau:
II. 3. Các biện pháp thực hiện
a.Mục tiêu của biện pháp:
Mục tiêu của các biện pháp là nhằm bổ sung kiến thức, hoàn thiện kĩ
năng sư phạm, đẩy mạnh sự phát triển về nghiệp vụ cho tất cả giáo viên
trong nhà trường, thông qua đó, giúp giáo viên có đủ năng lực tham gia vào
công cuộc đổi mới giáo dục mầm non, theo kịp và đáp ứng tốt các yêu cầu
phát triển của xã hội.
Sức khỏe được đảm bảo sẽ giúp tinh thần của trẻ được ổn định, tăng
khả năng tiếp thu, học hỏi những điều mới lạ trong cuộc sống, hình thành tư
duy, nhân cách, năng lực thẩm mĩ, chuẩn bị vững chắc cho sự phát triển sau
này.
Theo Chỉ thị số 20-CT/TW, Bộ Chính trị ngày 5/11/2012 về tăng
cường lãnh đạo của Đảng đối với chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong
tình hình mới, việc giáo dục và chăm sóc trẻ em là vấn đề có tính chiến lược
lâu dài, góp phần nâng cao nguồn lực sau này của đất nước. Đó là nhiệm vụ
của ngành giáo dục nói chung và của giáo dục mầm non nói riêng, đáp ứng
yêu cầu của xã hội, tạo nên lòng tin của phụ huynh với giáo viên, giữ vững
uy tín của trường học.

Người thực hiện : Lê Thị Hằng

9



SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Luôn giáo dục lồng ghép các nội dung và dạy trẻ các kiến thức cơ bản
về cách phòng tránh, nhận biết các nguy cơ gây tai nạn cho trẻ để trẻ tự biết
bảo vệ bản thân khi cần thiết.
Qua các biện pháp giáo viên đã thỏa mãn được nhu cầu học tập, vui
chơi của trẻ mà vẫn đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi cho trẻ góp phần vào
việc“ xây dựng trường học an toàn” và đẩy mạnh công cuộc xã hội hóa giáo
dục còn gặp nhiều khó khăn ở địa phương. Những biện pháp sẽ được áp
dụng luôn tạo được niềm tin nơi phụ huynh rằng họ đang có người đồng
hành trên con đường xây đắp hạnh phúc và tương lai phồn thịnh cho thế hệ
măng non chủ nhân của đất nước .
b. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động trường học an toàn và phòng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ
- Chỉ đạo giáo viên thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy
hiểm.
- Chỉ đạo giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi
- Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kiến thức, kỹ năng cơ bản để
phòng tránh và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra
- Động viên giáo viên tự học tập, bồi dưỡng nâng cao ý thức trách
nhiệm về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền và phối kết hợp với
phụ huynh
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động trường học an toàn và
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
Xây dựng kế hoạch là một trong các nhiệm vụ của quản lí bảo vệ an

toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch
được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan
trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho hoạt
động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn
lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Vì vậy, nếu xây
dựng được kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa công việc. Nhìn
Người thực hiện : Lê Thị Hằng

10


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

vào tình hình thực trạng của nhà trường, cũng như những vấn đề tai nạn
thương tích xảy ra ở Việt Nam. Tôi đã nhận định được những điểm mạnh và
những điều còn hạn chế, trong vấn đề phòng, tránh tai nạn thương tích cho
trẻ trong trường mình, do vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế
hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện công tác xây dựng trường học an toàn,
phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ với mục tiêu : Nâng cao nhận thức,
trách nhiệm cho Cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh, từ đó thay đổi
hành vi nếp sống phù hợp để hạn chế những tai nạn thương tích, chú trọng
phòng tránh tai nạn giao thông, bạo lực học đường , đuối nước, dị vật đường
thở, điện giật, bỏng… giảm tối đa tỉ lệ tai nạn thương tích trong và ngoài
trường. Đảm bảo 100% Cán bộ giáo viên của nhà trường được tập huấn
kiến thức và kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích. 100 % trẻ được đảm
bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, không xảy ra tai nạn thương
tích, không xảy ra ngộ độc thực phẩm . Xây dựng môi trường học tập an
toàn, “Xanh - Sạch - Đẹp”. Chỉ đạo giáo viên rà soát loại bỏ các đồ dùng, đồ
chơi trong lớp có nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ, giáo viên bổ xung

các biển cấm ở các ổ điện tại lớp. Kiểm tra các loại đồ chơi ngoài trời hỏng,
bong sơn, long ốc , gây mất an toàn cho trẻ, báo cáo Ban giám hiệu để có kế
hoạch sửa chữa kịp thời.
Ký kết hợp đồng thực phẩm với các cơ sở đáng tin cậy đảm bảo về vệ
sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.
Liên hệ với Trung tâm y tế huyện Krông Ana mời Bác sĩ về trường
khám sức khỏe cho trẻ 1-2lần/năm
Tham mưu với Hiệu trưởng bổ xung thuốc, các dụng cụ sơ cấp cứu y
tế cho phòng y tế học đường.
Chỉ đạo giáo viên rèn các nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh
môi trường.
Phòng tránh tai nạn gây chấn thương: Thường xuyên kiểm tra chắn
song cửa sổ, cửa kính, cửa ra vào cổng trường và đồ chơi ngoài trời kịp thời
báo cáo để khắc phục, sửa chữa ngay.
Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp phòng tránh tai nạn thương tích
vào các hoạt động giáo dục trong ngày.

Người thực hiện : Lê Thị Hằng

11


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ
chơi gây nguy hiểm.
Một trong những khái niệm về đồ chơi, thì đồ chơi là một trong những
đồ dùng không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, đồ chơi cần cho trẻ được ví như
cơm ăn nước uống hàng ngày của trẻ. Nếu trong một ngày ở lớp trẻ hoạt

động mà không có đồ chơi thì coi như hoạt động đó không thành công, qua
đó nói nên tầm quan trọng của đồ chơi là rất cần thiết cho trẻ. Và thời gian
trẻ được tiếp xúc với đồ chơi trong một ngày là rất nhiều, chính vì vậy, phải
thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ.
Theo quy định của nhà trường, giáo viên phải thường xuyên vệ sinh
đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh phòng chống
dịch bệnh và loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ. Những đồ chơi
đã bị hư hỏng trở nên sắc nhọn rất nguy hiểm. Cơ thể trẻ còn rất non yếu, làn
da mỏng manh của trẻ rất dễ bị trầy xước vì thế khi chơi dễ gây ra nguy
hiểm cho trẻ như đứt tay, xước da. Vật sắc nhọn làm nguy hiểm đến mắt
cũng như chảy máu cơ thể trẻ. Những đồ chơi nhỏ như hột hạt ở các góc
khi trẻ chơi cô cần chú ý quan sát tránh để trẻ đưa vào miệng, khi chơi xong
cô cần cất dọn cẩn thận không để trẻ tự ý lấy chơi. Đồng thời chỉ đạo giáo
viên luôn cố gắng sáng tạo ra những loại đồ chơi mới phù hợp với lứa tuổi
mà vẫn đảm bảo tính khoa học của hoạt động. Với những đồ chơi hiện nay
đa phần là đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc, với nhiều chất liệu độc hại như
chì, các chất gây rối loạn nội tiết, gây ung thư... một số là loại nhựa giòn dễ
vỡ gây nguy hiểm vì vậy khi chọn lựa đồ chơi cho trẻ giáo viên cần lưu ý
chọn cho trẻ đồ chơi có xuất xứ rõ ràng, các thông số về kỹ thuật cũng như
chất liệu tạo thành được nhà sản xuất ghi đầy đủ, rõ ràng trên bao bì sản
phẩm đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi. Song song với việc loại bỏ đồ dùng,
đồ chơi nguy hiểm thì giáo viên phải luôn cẩn trọng với đồ dùng của cô như:
dao, kéo, thước kẻ, súng bắn nến…khi dùng song phải cất gọn đúng nơi quy
định, cất cao khỏi tầm với của trẻ. Báo ngay với Ban giám hiệu nếu trong
lớp có đồ dùng, đồ chơi bị hỏng để thay thế đồ dùng đồ chơi mới ngay đảm
bảo an toàn và có đồ chơi cho trẻ. Việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ
chơi nguy hiểm hàng ngày là việc dễ làm và đơn giản giúp phòng tránh tai
nạn thương tích và dị vật đường thở cho trẻ, nhờ việc giáo viên thường
xuyên loại bỏ đồ dùng đồ chơi nguy hiểm giờ đây đồ dùng đồ chơi các lớp
Người thực hiện : Lê Thị Hằng


12


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

luôn đảm bảo được an toàn cho trẻ. Các lớp không có trường hợp nào bị tai
nạn do bị hóc, sặc, trầy xước da,.. do đồ chơi hư hỏng.
Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên luôn quan sát trẻ mọi lúc, mọi nơi.
Giáo viên không nên để trẻ chơi mà không có sự theo dõi của cô dù
chỉ trong tích tắc. Trẻ phải luôn luôn được sự chăm sóc, trông coi của người
có trách nhiệm. Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát cháu mọi lúc
mọi nơi, trong mọi hoạt động. Luôn luôn để mắt đến trẻ vì ở tuổi mầm non
trẻ hiếu động và luôn muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cả
khả năng của mình: Mắt nhìn, tay sờ và ngậm vào miệng để nếm thử hoặc là
đưa vào mũi, tai... Vì thế mà trẻ thường mắc phải các tai nạn về đường hô
hấp do hít và nuốt phải các dị vật. Hàng ngày giáo viên nhận trẻ trực tiếp từ
tay cha mẹ trẻ, đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày ( nhất là đầu năm),
chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài sân trường trẻ để tham gia các hoạt động
ngoài trời hoặc thăm quan. Bàn giao số trẻ khi giao ca, đóng cổng trường khi
không có người ra vào.
Khi trò chuyện với trẻ cô tổ chức chơi một số trò chơi như tập vông,
tay xinh...( gợi ý xem trẻ có đồ gì trong túi thì bỏ ra chơi cùng ) để xem ai có
gì trong túi quần áo không, từ đó cô có thể loại bỏ những đồ chơi nhỏ mà trẻ
nhặt được hoặc mang từ nhà đến.
Hoạt động học: Thường ít gây ra tai nạn nhưng giáo viên cũng cần
phải lưu ý, trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào mặt nhau ( chọc vào mắt
nhau). Nhất là với các hoạt động sử dụng đất nặn cần chú ý không để trẻ
nghịch đất nặn nhét vào tai, mũi của nhau rất nguy hiểm. Không sử dụng

các loại chai, lọ đựng thuốc, đựng màu độc hại làm đồ chơi cho trẻ. Giáo
viên cần lồng ghép, tích hợp giáo dục về an toàn cho trẻ trong mọi chủ đề,
lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích vào chương trình giáo
dục.
VD: Chủ đề Mẹ và những người thân yêu của bé: lồng ghép các câu
hỏi: “những đồ dùng nào trong gia đình có thể gây nguy hiểm trẻ không
được đến gần”( các đồ dùng sử dụng điện, phích đựng nước nóng, dao,
kéo...)
Chủ đề : Phương tiện giao thông: biển báo giao thông đơn giản, đèn
tín hiệu, khi tham gia giao thông các bé cũng phải nhớ đội mũ bảo hiểm....
Người thực hiện : Lê Thị Hằng

13


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Chủ đề Đồ dùng, đồ chơi trong lớp bé: khi chơi đồ chơi phải như thế
nào, nếu đưa vào miệng sẽ bị làm sao...
Chủ đề Cây xanh và môi trường sống: Giáo dục trẻ không được leo
trèo lên cành cây sẽ bị ngã rất nguy hiểm. Cho trẻ làm quen với những biển
cấm, biển báo nguy hiểm, cảnh báo những đồ vật gây nguy hiểm và những
nơi nguy hiểm trẻ không được đến gần.
Hoạt động ngoài trời: Trong giờ chơi vì ở ngoài trời, trẻ rất ham chơi
nên có thể gặp các tai nạn như: Chấn thương phần mềm, rách da, gãy
xương...nguyên nhân thường do trẻ đùa nghịch, xô đẩy nhau, dùng que làm
kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc vào nhau và trẻ có thể vô tình chọc vào mắt
gây chấn thương. Ngoài ra, trẻ còn chơi đùa cầm gạch, sỏi, đá ném nhau
hoặc chạy nhảy va vào các bậc thềm gây chấn thương.Vì vậy, trước khi cho

trẻ ra hoạt động ngoài trời cô chú ý đếm trẻ, kiểm tra khu vực sân trẻ quan
sát có chủ đích, giao hẹn sân chơi quy định,... phải đảm bảo đó là nơi thoáng
mát. Không để trẻ chơi gần các bụi rậm, nơi có tổ ong, tổ kiến để đề phòng
rắn cắn, ong đốt, kiến cắn. Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh
thủy tinh, gốm, sắt, đá, sỏi...khỏi nơi vui chơi của trẻ, cô phải luôn bao quát
ở bên trẻ để đảm bảo trẻ vui chơi mà vẫn an toàn.
Ở thang leo, xích đu, cầu trượt cần đặt các miếng thảm gai để khi trẻ
tiếp đất được an toàn, không bị trầy xước khi va vào nền bê tông. Cô kịp thời
giải thích ngay cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật nhọn khi chơi, đùa
nghịch hay sinh hoạt để trẻ có thể ghi nhớ và cẩn thận hơn khi chơi.
Hoạt động ăn: Vào giờ ăn trẻ rất hiếu động háu ăn vì thế khi thức ăn
mang từ nhà bếp lên còn đang còn nóng cô cần để nguội bớt rồi mới chia về
bàn cho trẻ. Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn
thức ăn, nước uống còn quá nóng. Không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc,
trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khi trẻ đang khóc mà cô cố ép trẻ ăn, uống đều
rất dễ gây sặc cho trẻ. Vì thế, cô phải để trẻ ăn trong tâm trạng thật thoải
mái. Khi ăn cần cho trẻ ăn ở tư thế ngồi, nhắc trẻ ăn từ từ, nhai kỹ. Giáo dục
trẻ khi ăn không được vừa ăn, vừa đùa nghịch, nói chuyện dễ bị sặc, nghẹn.
Dị vật đường ăn thường gặp là hóc xương, nghẹn. Khi cho trẻ ăn các quả
tráng miệng nên chọn các loại quả không có hạt nếu có hạt cần chú ý bóc bỏ
hạt trước khi đưa lên lớp.
Người thực hiện : Lê Thị Hằng

14


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Hoạt động giờ ngủ: Khi trẻ chuẩn bị đi ngủ giáo viên chú ý xem trẻ

còn ngậm thức ăn trong miệng không, kiểm tra tay, túi quần áo xem có vật
nhỏ lạ, các loại hạt, kẹo cứng, đồ chơi trên người trẻ tránh trường hợp khi
ngủ trẻ trêu ghẹo nhét vào miệng, mũi, tai nhau, để dị vật rơi vào đường thở
gây ngạt thở. Phòng ngủ phải được thông thoáng tránh trường hợp khi trẻ
ngủ trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không khí rất dễ bị ngộ
độc. Giáo viên luôn bao quát trẻ không để trẻ ngủ lâu trong tư thế nằm sấp
xuống đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở.
Giờ chơi tự do trong lớp: Khi chơi trong lớp, trẻ có thể gặp các tai nạn
như dị vật mũi, tai do trẻ tự nhét đồ chơi ( hạt cườm, con xúc sắc, các loại
hạt quả, đất nặn...) vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Trẻ hay
ngậm hoặc chọc đồ chơi vào mồm gây rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị
vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn.Vì vậy, cô không cho trẻ cầm
các đồ chơi quá nhỏ, để tránh trường hợp trẻ cho vào miệng mũi. Trẻ chơi tự
do trong nhóm, lớp giáo viên không cho trẻ chạy, xô đẩy nhau tránh va vào
thành bàn, cạnh ghế, mép tủ...có thể gây chấn thương . Không nên để trẻ một
mình vào nơi chứa nước kể cả xô chậu nước, khi dùng xong giáo viên cần đổ
hết nước, úp xô, chậu, đảm bảo các xô, thùng không chứa nước trong nhà vệ
sinh. quan sát khi trẻ đi vệ sinh, khi trẻ chơi gần khu vực có chứa nguồn
nước.
Bằng việc thường xuyên giám sát, ở gần trẻ giáo viên trong trường đã
loại bỏ được hết những tai nạn có thể xảy ra. Đồng thời trẻ đã nhận biết
được một số nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh
Biện pháp 4: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kiến thức, kỹ năng
cơ bản để phòng tránh và xử trí ban đầu một số tình huống khi tai nạn
xảy ra
Bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, tránh và xử lý
các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng
đặc biệt. Giáo viên, là lực lượng trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non. Hơn ai hết giáo viên, phải
là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, tránh và xử

lý các tình huống khi tai nạn xảy ra. Nếu giáo viên, không được bồi dưỡng
thường xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử trí được các tình huống
khi tai nạn xảy ra với trẻ.
Người thực hiện : Lê Thị Hằng

15


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Giáo viên cần phối hợp với nhà trường phụ huynh tạo cho trẻ môi
trường an toàn về sức khỏe, tâm lý và thân thể. Phải thường xuyên bao quát
trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu
tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ trẻ và đưa trẻ đến y tế nơi gần nhất để cấp
cứu kịp thời cho trẻ. Tạo điều kiện cho nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên
nuôi dưỡng, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về: Phòng, tránh tai nạn
thương tích trong trường học; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác
y tế, vệ sinh học đường; công tác phòng cháy chữa cháy; công tác chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ.
Nhà trường tổ chức các buổi chuyên đề về kiến thức cách phòng
tránh và thực hành kỹ năng xử trí một số tai nạn thường gặp với trẻ như giả
định một số tình huống sau:
*Giả định tình huống tai nạn: Cháu bị gãy xương cánh tay
-Cách xử trí:
+ Để cánh tay sát thân mình, cẳng tay vuông góc với cánh tay( tư thế
co).
+ Nhẹ nhàng đặt băng ở dưới cánh tay của trẻ, đặt điểm ở dưới khuỷu
tay.
+ Cho đầu trên của băng vòng qua sau gáy của trẻ,chừa một đoạn

ngắn để buộc lại ở khoảng xương đòn ở bên bị thương.
+ Đầu trên của băng vòng qua cổ,buộc đầu băng ở khoảng xương
đòn.
+ Cẩn thận đưa đầu dưới của băng lên, sao cho băng nâng đỡ cánh
tay đúng mức, buộc cố định nút thắt hay nút bướm.
+ Để nâng đỡ thêm có thể dùng một băng tam giác khác gấp làm ba
quấn quanh cánh tay, tránh chỗ bị gãy, để cố định cánh tay.
- Sau khi đã sơ cứu cho trẻ xong giáo viên cần báo cho gia đình đồng
thời đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.
Người thực hiện : Lê Thị Hằng

16


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

* Giả định trẻ bị hóc ( sặc) dị vật đường thở
-Dấu hiệu: Trẻ đang ăn , uống hoặc chơi đột ngột ho sặc sụa , thở rít,
mặt đỏ, chảy nước mắt; Ngoài ra, trẻ khó thở dội , mặt môi tím tái có thể
ngừng thở…
- Đề phòng dị vật đường thở : Không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ
có thể cho vào miệng , mũi; Giáo dục trẻ khi ăn không đùa nghịch hoặc nói
chuyện; Không ép trẻ ăn khi trẻ đang khóc.
- Cách xử trí: Khi thấy trẻ có dấu hiệu hóc giáo viên cần bình tĩnh và
xử lý thật nhanh những thao tác như sau: Một tay giữ bé, một tay dùng lòng
bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai,
hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị
vật ra ngoài.
- Sau khi lấy được dị vật ra cô giáo nên tạo được tâm lý cho trẻ để trẻ

khỏi sợ.
- Nếu Trường hợp không lấy được dị vật ra, cô áp miệng mình vào
miệng trẻ và thổi nhẹ để không khí lọt qua chỗ bị tắc. Đồng thời nhanh
chóng đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu.
* Giả định trẻ bị bỏng
- Cách phòng trẻ bị bỏng: Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ
ăn;Không cho trẻ đến gần nơi đun bếp ga, bếp củi, nồi canh hoặc phích nước
còn nóng…
Cách xử trí: Khi trẻ bị bỏng nhẹ, cô giáo phải càng nhanh càng tốt
ngâm, dội nước lã sạch để hạ nhiệt độ ngay tức thì chỗ bỏng của trẻ để làm
dịu cơn đau cho trẻ, sau đó, bôi thuốc trị bỏng.
*Giả định trẻ bị chảy máu cam
Khi trẻ bị chảy máu mũi, điều quan trọng cô giáo cần phải bình tĩnh
vì lúc đó trẻ sợ hãi, khóc lóc càng khiến máu chảy ra nhiều. Cô giáo có thể
Người thực hiện : Lê Thị Hằng

17


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

hạn chế máu mũi chảy bằng cách để trẻ ngồi dậy, đầu hơi cúi về phía trước,
không nên ngả người về phía sau giúp trẻ khỏi nuốt máu mũi vào cổ.
Nếu trẻ đã lớn nên bảo trẻ thở bằng miệng, sau đó dùng tay kẹp chặt
2 bên cánh mũi, ngay đoạn dưới xương sụn mũi trong vòng 5-10 phút. Máu
mũi vẫn chảy tiếp có nghĩa là bạn bóp cánh mũi của trẻ chưa đúng chỗ, cần
phải bóp lại một lần nữa.
Nếu máu tiếp tục chảy quá 15 phút hoặc khi thấy trẻ đã nuốt quá
nhiều máu chảy xuống họng, phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

* Giả định trẻ bị vật sắc nhọn đâm:
- Cách phòng vật sắc nhọn đâm : Cất giữ vật dụng sắc nhọn xa tầm
với của trẻ; loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại , mảnh thủy tinh , gốm,
sắt…khỏi nơi vui chơi của trẻ.
- Cách xử trí: Khi trẻ bị tai nạn do vật sắc nhọn đâm phải, cần phải rửa
sạch vết thương bằng ôxy già hoặc nước sạch. Tuyệt đối cô giáo không được
cố lấy những dị vật đã cắm sâu vào vết thương mà nên sát khuẩn và băng cố
định dị vật tại chỗ bằng khăn xô đủ chặt để cầm máu.
Nếu vết thương ở ngay mạch máu thì nên ấn vào đường đi của mạch
máu ở phía trên vết thương, đồng thời băng ép đủ chặt để cầm máu. Sau đó
phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Các vật gây thương tích như dao, kéo, đinh… có dính bùn đất, phân
hoặc gỉ có thể gây uốn ván và các nhiễm trùng nặng khác, nên đưa trẻ đến cơ
sở y tế để tiêm phòng. Nhưng cách phòng tốt nhất là giáo viên nên cất riêng
đồ sắc nhọn xa tầm với của trẻ .
* Giả định trẻ bị động vật cắn
- Cách phòng động vật cắn: Không cho trẻ đến gần hoặc trêu chó mèo
lạ ; Không để trẻ chơi gần bụi rậm để đề phòng rắn cắn,ong đốt .
- Cách xử trí: Bị động vật cắn, việc cần làm ngay là phải rửa sạch vết
thương bằng nước sạch và xà phòng, sau đó phủ lên vết thương miếng vải
sạch hoặc băng gạc. Nếu trẻ bị chó, mèo cắn cần phải theo dõi con vật tối
thiểu trong 10 ngày để phát hiện những biểu hiện bất thường như: sùi bọt
Người thực hiện : Lê Thị Hằng

18


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non


mép, bị ốm sau khi cắn. Khi bị động vật nghi dại cắn, phải đưa ngay nạn
nhân đến cơ sở y tế để tiêm phòng.
Tôi thường xuyên kiểm tra giáo viên về kiến thức sư phạm phòng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ bằng cách trò chuyện trao đổi ở bất kì nơi
nào và vị trí nào có thể kiểm tra.Vì qua hình thức kiểm tra tôi đã bồi dưỡng
được sâu hơn kiến thức cho giáo viên, giúp cho giáo viên nhớ lâu và tự tin
hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh, không còn cảm giác sợ hãi khi
tiếp xúc với lãnh đạo.
Biện pháp 5: Động viên giáo viên tự học tập, bồi dưỡng nâng cao ý
thức trách nhiệm về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Giáo viên là người trực tiếp chăm sóc trẻ khi ở lớp, vì vậy, việc tự học
bồi dưỡng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan
trọng. Nhưng hiện nay tâm lí của các cô giáo là chỉ làm việc vừa đủ. Có
nghĩa là chỉ cần trông trẻ an toàn, hoàn thành nhiệm vụ, không có nhu cầu
cầu tiến nên không muốn tự học để nâng cao kiến thức . Tinh thần đó rất
đáng sợ trong một ngôi trường và còn đáng sợ hơn với các nhà quản lí có
tâm với nghề, với ngôi trường họ quản lí. Xác định được tầm quan trọng của
tâm lí giáo viên hiện nay tôi đã mạnh dạn đưa nội dung giáo dục tư tưởng
cho giáo viên làm một nội dung đổi mới trong công tác quản lí và áp dụng
vào trong sáng kiến. Để thay đổi được nhận thức của giáo viên tôi đã áp
dụng các giải pháp sau:
Động viên giáo viên cần tham gia các cuộc thi tìm hiểu về cách phòng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Thực hiện nghiêm túc và có chất lượng về
nội dung giáo dục phòng, tránh tai nạn, thương tích đã được Bộ quy định tại
chương trình các môn học. Cần chú trọng việc trang bị kiến thức và hình
thành kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ qua các tài liệu, sách
báo,...
Giáo viên cũng phải tham gia các lớp tập huấn về Y tế để nâng cao
kiến thức về cách sơ cứu kịp thời nếu trẻ không may gặp tai nạn. Giáo viên
phải được tập huấn kiến thức và kĩ năng về phòng và xử trí ban đầu một số

tai nạn thường gặp như xặc, bỏng, gãy xương… Hằng năm, nhà trường cần
phối hợp với y tế địa phương tập huấn, nhắc lại cho giáo viên về nội dung
này.
Người thực hiện : Lê Thị Hằng

19


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Từ những buổi tập huấn rất hữu ích và những tài liệu mà nhà trường
cung cấp, giáo viên đã tự nâng cao được kiến thức về phòng tránh tai nạn
thương tích , biết cách xử lý kịp thời nếu tai nạn xảy đến với trẻ
Mặt khác tôi chủ động trò chuyện để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của
giáo viên. Ví dụ: Để thực hiện tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ thì đồng chí cần những gì?
Khi nắm bắt được nhu cầu thực tế của giáo viên tôi từng bước đáp ứng
các yêu cầu có thể cho giáo viên: Tham mưu với ban giám hiệu đầu tư cơ sở
vật chất, mua sắm trang thiết bị phòng, tránh tai nạn, thương tích tại tủ thuốc
các lớp ( băng, nẹp cứu thương, nước ô xy già, cồn, một số loại thuốc để sơ
cấp cứu…) và phát triển phòng Y tế để đáp ứng được nhiệm vụ phòng, tránh
tai nạn, thương tích; phát hiện và xử lý kịp thời khi có tai nạn thương tích
xảy ra trong nhà trường.
Sau khi áp dụng nhiều giải pháp trong việc nâng cao ý thức trách
nhiệm cho người giáo viên tôi thấy giải pháp tìm hiểu tâm tư nguyện vọng
của giáo viên là hiệu quả nhất, vì qua việc tìm hiểu sẽ giúp cho cán bộ quản
lí gần với giáo viên hơn và ngược lại. Và điều quan trọng hơn là giáo viên
sẽ có tâm với nghề hơn, yêu trẻ hơn, đặc biệt giáo viên sẽ cảm thấy mình có
ích cho cuộc sống, cho mọi người, khi nhận được sự quan tâm của Ban giám

hiệu, được công nhận năng lực, thấy được hiệu quả khi công sức bỏ ra, nhận
được sự tán dương của đồng nghiệp. Tôi thấy giáo viên đã nhiệt huyết với
nghề, nắm chắc được chuyên môn, có cách chăm sóc trẻ khéo léo hơn.
Biện pháp 6 : Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền và
phối kết hợp với phụ huynh
Ngoài công tác tuyên truyền trên loa đài , khẩu hiệu, tranh áp phích, tờ
rơi…về công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thì công tác tuyên
truyền trực tiếp với phụ huynh học sinh là một trong những biện pháp quan
trọng . Cần nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh thực hiện các biện pháp
an toàn cho trẻ, để phòng tránh những tai nạn cho trẻ có thể xảy ra tại gia
đình, trên đường đến trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà. Tuyệt đối không
để trẻ nhỏ đi đón nhau.
Vì đa phần phụ huynh rất bận, nên giáo viên thường tranh thủ trao đổi
vào giờ đón , trả trẻ về cách phòng tránh tai nạn thương tích tại nhà như
Người thực hiện : Lê Thị Hằng

20


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

khuyến khích phụ huynh dán những cảnh báo nguy hiểm ở ổ điện , cất
những vật dụng gây nguy hiểm lên cao, đúng nơi quy định nhất là các loại
dao kéo, phích nước, các loại thuốc…thường xuyên loại bỏ những đồ chơi
gây nguy hiểm ở nhà, kiểm tra quần áo trước khi mặc cho trẻ tránh trường
hợp có côn trùng bám vào khi phơi lại mặc cho trẻ khiến trẻ ngứa ngáy khó
chịu.
Giếng nước, bồn nước và các dụng cụ chứa nước như chum, vại... cần
có nắp đậy chắc chắn hoặc khóa cẩn thận. Không nên để trẻ một mình ở

dưới nước hoặc gần nơi nguy hiểm. Nếu gia đình nào có điều kiện nên dạy
trẻ tập bơi sớm để phòng tránh đuối nước.
Nhắc phụ huynh cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt, các loại
thạch, kẹo cứng…Điều quan trọng nhất là phải luôn giám sát trẻ để chắc
chắn rằng con mình luôn được đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Tuy nhiên để việc cung cấp kiến thức được hiệu quả, dễ nhớ giáo
viên nên làm tờ thông báo về một số cách phòng tránh tai nạn thương tích
đơn giản ở góc tuyên truyền. Ở đó dán những hình ảnh đẹp, dễ bắt mắt được
phụ huynh lưu tâm đọc hằng ngày.
Công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích với phụ huynh
là việc vừa dễ lại vừa khó, dễ vì đây là công việc hàng ngày của giáo viên,
khó ở đây là giáo viên phải có những lời nói thuyết phục, biết chọn lọc
những nội dung tuyên truyền thiết thực, thu hút được phụ huynh để phụ
huynh dễ hiểu và dễ thực hiện.
Biện pháp tuyên truyền kết hợp với phụ huynh tại lớp giúp giáo viên
và phụ huynh hiểu nhau hơn, từ đó giúp giáo viên thuận lợi trong việc giáo
dục trẻ tránh những nơi nguy hiểm, không an toàn với trẻ. Và cũng yên tâm
hơn trong công tác phòng tránh tai nạn tại nhà vì phụ huynh đã có kiến thức
về cách phòng tránh tai nạn và họ biết điều gì mình nên làm... Giáo viên
phối hợp với phụ huynh là việc làm rất cần thiết tạo cho trẻ một môi trường
an toàn về sức khỏe, tâm lí và thân thể.
c.Điều kiện để thực hiện các biện pháp:
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một việc làm rất quan
trọng vì đây là yếu tố cần thiết nhất để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
vì vậy:
Người thực hiện : Lê Thị Hằng

21



SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Người quản lý phải nhận thức đúng về tầm quan trọng và mục tiêu của
việc chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho
trẻ. Phải đầu tư xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể sát với thực tế của nhà
trường.
Tạo điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết để trẻ được an toàn, nhà vệ
sinh, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ, không trơn trượt, các bồn nước,
miệng cống có nắp đậy kín.
Đảm bảo đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ, để xa tầm tay trẻ em những vật
chứa điện, những vật nhỏ,vật nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Vật
dụng cá nhân, đồ chơi thường dùng cần để dưới thấp, trong tầm với để tiện
cho trẻ sử dụng mà không phải leo trèo, đu người, rướn lên cao để lấy.
Giáo viên cần giáo dục và thực hiện đầy đủ tất cả các nội dung giáo
dục thói quen tự bảo vệ mình cho trẻ thường xuyên liên tục ở mọi lúc, mọi
nơi, thường xuyên theo dõi bao quát hoạt động của trẻ.Cô giáo phải gần gũi,
quan tâm động viên trẻ khuyến khích trẻ thực hiện.
Thành lập ban giám sát trong nhà trường nhằm theo dõi chặt chẽ công tác
phòng tránh tai nạn thương tích ở từng lớp và cảnh báo những nguy hiểm có thể
xảy ra.
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp :
Để đạt được mục tiêu mà đề tài đặt ra, mỗi biện pháp được xác định
sao cho phù hợp với điều kiện nhà trường và tâm lý trẻ. Sau quá trình liên
tục thu thập, phân tích, tổng hợp, các biện pháp được đúc kết hàm súc nhằm
đem lại cái nhìn chính xác hơn về chăm sóc và giáo dục toàn diện cho trẻ,
qua đó điều chỉnh công việc được phù hợp với tình hình thực tiễn.Tuy mỗi
biện pháp có những đặc điểm về tính chất, nội dung cụ thể khác nhau, nhưng
luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau và nội
dung cùng hướng tới việc thực hiện mục tiêu giáo dục phòng tránh tai nạn

gây thương tích cho trẻ trong nhà trường. Mỗi biện pháp như mỗi bước trong
quy trình sản xuất dây truyền, gắn kết chặt chẽ và có mối liên hệ khăng khít
không thể tách rời, giúp giáo viên và nhân viên y tế có thể nhận thức sâu sắc
hơn tầm quan trọng của việc hiểu biết về y tế trong quá trình chăm sóc trẻ.
e. Kết quả khảo nghiệm ,giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
- Kết quả khảo nghiệm
Stt

Nội dung khảo sát

Tổng

Người thực hiện : Lê Thị Hằng

Đánh giá
22


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

số
giáo
viên

Tốt

Khá

1


Nắm được nội dung phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ.

18

10

8

2

Chú trọng lồng ghép tích hợp giáo
dục phòng tránh tai nạn thương
tích vào các môn học, các hoạt
động trong ngày của trẻ.

18

9

9

3

Có kiến thức về chăm sóc sức
khỏe sơ cứu, cấp cứu phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ.

18


8

10

4

Công tác phối hợp với phụ huynh
học sinh để làm tốt công tác
phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ .

18

9

9

TB

Yếu

- Giá trị khoa học của vấn đề:
Như vậy càng khẳng định rằng kiến thức không rễ dàng có được mà
nó phải chải qua thời gian học tập, rèn luyện nghiên cứu và điều đặc biệt là
sự động viên kịp thời, sự tán dương của đồng nghiệp và sự ghi nhận kết quả
đạt được của tập thể.
Cũng từ đề tài này tôi nhận thấy đây là một dịp từng bước tích lũy
kiến thức cho giáo viên, giúp cho giáo viên tìm thấy trách nhiệm của mình
trong việc chăm sóc trẻ. Trong hành trình ấy, chắc chắn các cô ý thức được

rằng, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ không chỉ là trách nhiệm, mà
còn thể hiện tình cảm của người lớn đối với trẻ em. Mong rằng, với sự quyết
tâm của giáo viên sẽ giảm đi những nỗi đau thể xác và tinh thần của trẻ vì tai
nạn thương tích.
III.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn
đề nghiên cứu

Người thực hiện : Lê Thị Hằng

23


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Như vậy, qua một số biện pháp tác động tới giáo viên và phụ huynh
đặc biệt là các cháu học sinh ta nhận thấy kết quả có sự thay đổi rõ rệt.Giáo
viên nắm chắc phương pháp, được trang bị đầy đủ kiến thức về phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ . Trong lớp không có các đồ dùng đồ chơi gây
nguy hiểm. Môi trường trong và ngoài lớp luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối
cho trẻ. 100% trẻ toàn trường không gặp phải những tai nạn thương tích
đáng tiếc. Đồng thời Phụ huynh đã có kiến thức về cách phòng tránh tai nạn
thương tích và rất tích cực trong việc phối hợp cùng giáo viên nhằm đảm
bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi.Từ những suy nghĩ đơn giản
của phụ huynh về tai nạn thương tích đối với trẻ, sau khi trò truyện, trao đổi
cùng giáo viên đã có những việc làm cụ thể và hiểu biết sâu sắc hơn về tầm
quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Phụ huynh có ý
thức hơn trong công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho con em mình,
đã ủng hộ kinh phí xã hội hóa cùng nhà trường xây dựng nâng cấp sân
trường và sửa chữa một số đồ dùng đồ chơi, tạo điều kiện cho cô và trẻ

trong mọi hoạt động. Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp chỉ đạo
giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong
trường mầm non” Góp phần thay đổi ý thức của giáo viên trong công tác
giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ , nâng cao ý thức của phụ
huynh học sinh trong việc phòng tránh tai nạn cho trẻ, không những ở
trường mà còn ở nhà, nhằm giúp cho trẻ có sức khoẻ tốt, có thói quen tự bảo
vệ bản thân. Tình cảm giữa cô và trẻ được gắn kết hơn qua quá trình chăm
sóc, bảo vệ trẻ, tạo cho trẻ cảm giác an toàn mỗi khi đến lớp, để “mỗi ngày
đến trường là một ngày vui”.
III. Phần kết luận , kiến nghị
III.1.Kết luận
Thiết nghĩ, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ không chỉ là trách
nhiệm của riêng nhà trường, mà là trách nhiệm của toàn cộng đồng, toàn xã
hội. Nâng cao năng lực cho cán bộ giáo viên phối hợp chặt chẽ, hiệu quả
giữa gia đình, nhà trường và chính quyền, đoàn thể các cấp; đặc biệt
là trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng phòng, tránh khi gặp sự cố bất
ngờ. Có như vậy, mới góp phần tạo cho trẻ được sống và phát triển trong
môi trường an toàn và lành mạnh, hạn chế tối đa số lượng trẻ bị tai nạn
thương tích.
Người thực hiện : Lê Thị Hằng

24


SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Việc chỉ đạo giáo viên, xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ là một vấn đề hết sức cần thiết trong các trường mầm
non. Đã góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ, giúp giáo viên có

được kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Bên
cạnh đó cũng đã giúp cho trẻ có đựơc những kiến thức cần thiết trong lĩnh
vực tự phòng tránh tai nạn cho chính bản thân mình. Những chủ nhân tương
lai cần được giáo dục tốt để hình thành những thói quen, kỹ năng tự bảo vệ
chính mình. Đây là tránh nhiệm và lương tâm, của mỗi người lớn chúng ta.
Như vậy , phòng tránh tai nạn thương tích có vai trò hết sức to lớn đối với sự
phát triển cho trẻ. Vì thế mỗi chúng ta phải cùng nhau tìm những biện pháp
để khắc phục đến mức tối thiểu những tai nạn cho trẻ. Vì trẻ em là chủ nhân
tương lai của đất nước, là thế hệ mà chúng ta ươm mầm xanh cho Tổ quốc.
III.2.Kiến nghị
Đề nghị Phòng Giáo dục và đào tạo Huyện Krông Ana tổ chức nhiều
các lớp tập huấn về Y tế cho cán bộ quản lý, giáo viên để có thêm nhiều kiến
thức sâu rộng về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Quảng Điền, ngày 2 tháng 3năm 2015

Người viết
Lê Thị Hằng

Người thực hiện : Lê Thị Hằng

25


×