Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên đồng bằng sông Cửu Long hiện nay (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 179 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ HÀ

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ HÀ

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
CHO SINH VIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
HIỆN NAY

Chuyên ngành: Đạo đức học
Mã số: 62 22 03 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS. Hồ Sĩ Quý
TS. Đỗ Hương Giang

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
sự

ự .C

GS. S. Hồ Sĩ Quý. N


ó







õ

.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Phan Thị Hà


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
ĐẾN ĐỀ TÀI

1
6

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức, giá trị đạo
đức truyền thống và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên

6

Việt Nam nói chung, sinh viên ĐBSCL nói riêng
1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục giá trị đạo
đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên đồng bằng

15

sông Cửu Long nói riêng
1.3. Những công trình nghiên cứu về phương hướng và giải pháp
nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên cho
sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên đồng bằng sông Cửu Long nói

20


riêng hiện nay
1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và một số vấn đề đặt ra
mà luận án cần tiếp tục giải quyết

22

Chương 2: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
CHO SINH VIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY:

25

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. Một số quan niệm cơ bản về đạo đức, giá trị và giá trị đạo đức
2.2. Giá trị đạo đức truyền thống và tầm quan trọng trong việc giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ĐBSCL hiện nay
2.3. Một số giá trị đạo đức truyền thống cơ bản cần giáo dục cho
sinh viên Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

25
39
57

Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO
ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG

77

CỬU LONG HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị đạo đức

truyền thống cho sinh viên đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
3.2. Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với sinh

77
85


viên Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng hiện nay
3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống cho sinh viên Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

113

Chương 4: QUAN ĐIỂM CÓ TÍNH ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIÁ
TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN ĐỒNG BẰNG

121

SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY
4.1. Quan điểm có tính định hướng để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị
đạo đức truyền thống cho sinh viên Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
4.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị
đạo đức truyền thống cho sinh viên Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

121
127

KẾT LUẬN


143

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

149

PHỤ LỤC

161


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xưa nay, ở xã hội nào cũng vậy, đạo đức là một chiều cạnh quan trọng
của sự tồn tại và phát triển. Không chú ý thỏa đáng tới giá trị đạo đức, xã hội
không phát triển được. Thiếu hụt giá trị đạo đức truyền thống, con người có thể
sẽ trở nên thiếu nhân văn, xã hội sẽ đứt đoạn với quá khứ, văn hóa sẽ mất bản
sắc.
Vấn đề là ở chỗ, kể từ khi đổi mới, nền kinh tế thị trường trong khi đã
đem lại nhiều điều “kỳ diệu” cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thì cũng đồng
thời là mảnh đất làm nảy sinh lối sống ích kỷ, vụ lợi, những thói hư tật xấu,
những tệ nạn xã hội và điều đó không tránh khỏi làm tha hóa, băng hoại những
giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa
truyền thống. Khi Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế, với sự tác động mạnh
mẽ của kinh tế thị trường, nhiều giá trị đạo đức truyền thống đã ngày càng bị

mai một. Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày
30/10/2016, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định:
“Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn
biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm
trọng”. [39, tr.22]
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của lối sống ngoại lai du nhập vào Việt Nam nói
chung và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng cũng đã làm
nảy sinh không ít tệ nạn xã hội. Báo chí và các phương tiện truyền thông đại
chúng gần như hàng ngày đều ít nhiều đưa tin về các hiện tượng xuống cấp đạo
đức cả trong toàn bộ đời sống xã hội và cả trong các các mối quan hệ nhà
trường, gia đình. Trong gia đình hiện tượng con cái ngược đãi cha mẹ, anh chị
em vì mâu thuẫn lợi ích, bất chấp các chuẩn mực đạo đức, đã không còn là hiếm
gặp. Tại trường học, tình trạng bạo lực học đường gần như thường xuyên được
post lên mạng xã hội làm các bậc phụ huynh lo ngại, thầy cô giáo bị tổn thương,
cơ quan quản lý lúng túng. Ngoài xã hội là hiện tượng như tham nhũng, lợi ích
nhóm, lừa đảo, mâu thuẫn quyền lực… liên tục làm cho dư luận xã hội bức xúc.
“Môi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong
mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ
độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại”
[36, tr.169].


2
Trong những năm qua, việc phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt
đẹp của dân tộc cho sinh viên cả nước nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng
đã có những chuyển biến tích cực với nhiều hình thức đa dạng và phong phú
Tuy nhiên, những thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội nhất là quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế, ở khu vực này đã
tạo nên những biến động mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ, làm

thay đổi các quan niệm và thái độ đối với giá trị đạo đức truyền thống của dân
tộc, ảnh hưởng không tốt đến lối sống của một bộ phận sinh viên.
Hơn nữa, dưới sự tác động của quá trình đô thị hoá và sự giao thoa văn
hóa rộng mở, sinh viên ĐBSCL do chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm của văn
hóa vùng Tây Nam Bộ, nên rất dễ dung nạp sự đa dạng về xã hội và văn hóa,
đồng thời cũng dễ tiếp nhận những hiện tượng văn hóa ngoại lai. Từ đó trong
một bộ phận không nhỏ sinh viên ĐBSCL đã xuất hiện lối sống thực dụng, chạy
theo trào lưu thời thượng, thậm chí xa hoa lãng phí, mắc vào các tệ nạn xã hội.
Không ít sinh viên chưa xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập dẫn đến thiếu ý
chí phấn đấu, rèn luyện, ảnh hưởng đến năng lực làm việc khi ra trường, xa rời
truyền thống tích cực của dân tộc, mất niềm tin vào những điều tốt đẹp và xu thế
tích cực của sự phát triển.
Ngoài ra, khu vực ĐBSCL hiện nay lại đang đối mặt với các nguy cơ liên
quan đến môi trường như vấn đề nguồn nước, sự xâm nhập mặn và những tác
động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Sự mai một của các giá trị truyền thống cũng
chịu ảnh hướng đáng kể từ sự tác động này.
Sự vận động đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội đang làm cho vấn đề
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đối với sinh viên ĐBSCL hiện nay
trở nên bức xúc và hết sức cấp thiết.
Hơn thế nữa, ở ĐBSCL, trình độ học vấn của người dân lại thuộc loại
thấp nhất trong cả nước, nhận thức và tâm lý của người dân về vai trò học tập
chưa cao. Điều này khiến vấn đề vốn đã bức xúc lại trở nên bức xúc hơn đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng.
Với những điều nói trên, việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho
sinh viên khu vực ĐBSCL hiện nay, giúp cho các em nhận thức được, có thái độ
đúng và có hành vi đúng đối với vấn đề này, nhằm nâng cao lòng yêu nước, tinh
thần đoàn kết, phẩm chất hiếu học…, góp phần xây dựng khu vực ĐBSCL ngày
càng phát triển hơn đang là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với xã hội nói chung
và đối với nhà trường nói riêng.



3
Với môi trường giáo dục, để nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần
tạo ra những chuyển biến tích cực trong bản thân lv giáo dục, thì việc phát huy
những giá trị đạo đức truyền thống, tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc cho sinh viên tại các trường cao đẳng, đại học khu vực ĐBSCL là
việc làm vô cùng quan trọng và mang nhiều ý nghĩa.
Đó chính là lý do mà “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh
viên đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” được chọn làm đề tài nghiên cứu
của luận án này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
a. Mục đích:
Luận án nghiên cứu thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho
sinh viên ĐBSCL giai đoạn hiện nay. Đánh giá những điểm mạnh và những hạn
chế của quá trình này. Trên cơ sở phát hiện những vấn đề bức xúc cần giải
quyết, luận án xác định quan điểm định hướng và các giải pháp nâng cao chất
lượng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ĐBSCL, đáp ứng nhu
cầu mới về xây dựng và bảo vệ đất nước.
b. Nhiệm vụ:
Với mục đích trên, từ góc độ triết học, nhiệm vụ của luận án gồm:
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Hệ thống hóa và
làm rõ những nội dung lý luận về giá trị đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống Việt Nam, làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
2. Xác định những nét đặc thù của văn hóa vùng quy định việc giáo dục
đạo đức sinh viên ĐBSCL.
3. Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho
sinh viên ĐBSCL trong thời gian qua. Đánh giá những kết quả tích cực và xác
định những vấn đề cấp bách cần tìm giải pháp khắc phục.
4. Xác định quan điểm có tính định hướng, đề xuất giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở

ĐBSCL trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
cho sinh viên khu vực ĐBSCL.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian chủ yếu được nghiên cứu: 1995 – 2017
- Không gian: Khu vực ĐBSCL


4
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
a. Cơ sở lý luận
- Cơ sở lý luận của luận án là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử.
- Cơ sở phương pháp luận của luận án là phép biện chứng duy vật.
Luận án được thực hiện dựa trên các chỉ dẫn lý luận và phương pháp luận
về con người và đạo đức, về tồn tại xã hội và ý thức xã hội của C.Mác Ph.Ăngghen, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam thể hiện trong các văn kiện có liên quan trực tiếp đến đạo đức và
giáo dục đạo đức.
b. Phương pháp nghiên cứu
Phù hợp với phương pháp luận biện chứng duy vật, luận án sử dụng các
phương pháp logic - lịch sử, quy nạp - diễn dịch, tổng hợp - phân tích, so sánh đối chiếu, thống kê,…
Luận án chú trọng sử dụng các tài liệu triết học và ngoài triết học có liên
quan đến chủ đề, kể cả các kết quả nghiên cứu định lượng. Trong chừng mực có
liên quan, luận án có sử dụng các tài liệu thống kê, các báo cáo chuyên môn của
các tổ chức kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, đặc biệt các số liệu từ các
báo cáo của Đoàn, Hội sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học khu vực
ĐBSCL...
Luận án có tham khảo và sử dụng lại một số nghiên cứu khảo sát thực địa,

điền dã và phỏng vấn sâu tại một số trường Đại học, Cao đẳng khu vực ĐBSCL.
Luận án cũng sử dụng những thông tin của một số báo chí chuyên ngành.
Luận án có tổ chức nghiên cứu định lượng với 1000 phiếu điều tra tại các
trường Đại học Cần Thơ, Đại học Trà Vinh, Đại học Đồng Tháp, Đại học Tiền
Giang, Đại học An Giang, Đại học xây dựng Miền Tây, Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Vĩnh Long, Đại học Cửu Long, Cao đẳng Kinh Tế - Tài chính Vĩnh Long,
Cao Đẳng Sư phạm Vĩnh Long.
5. Đóng góp khoa học của luận án
Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ được cơ sở lý luận của việc
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với sinh viên khu vực ĐBSCL hiện
nay.
Luận án đã chỉ ra được đặc thù của sinh viên của các trường cao đẳng và
đại học ĐBSCL gắn liền với đặc điểm văn hóa vùng và đặc điểm kinh tế - xã hội
khu vực này.


5
Luận án đã phân tích và làm rõ thực trạng đạo đức và thực trạng giáo dục
đạo đức cho sinh viên ở các trường cao đẳng và đại học ĐBSCL giai đoạn 19952017; đã xác định được 3 mâu thuẫn bao gồm các vấn đề cấp thiết đặt ra đối với
việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ĐBSCL hiện nay.
Luận án đề xuất một số quan điểm có tính định hướng và giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong sinh viên
ĐBSCL hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Góp phần cung cấp luận cứ khoa học về một số vấn đề lý luận liên quan
đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ĐBSCL.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy… về
triết học và về các lĩnh vực có liên quan đến giáo dục giá trị đạo đức. Luận án
cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề về
truyền thống và hiện đại, về sinh viên và các trường đại học, cao đẳng khu vực

ĐBSCL.
7. Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương 12 tiết


6
Chương 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức, giá trị đạo
đức truyền thống và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên
Việt Nam nói chung, sinh viên đồng bằng sông Cửu Long nói riêng
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, gắn liền với sự tồn tại của con
người và xã hội loài người và giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội.
Sự tồn tại của xã hội loài người không thể không có đạo đức. Tuy vậy, nhưng
trong thời đại ngày nay, ở nhiều xã hội, đạo đức đang trở thành vấn đề bức xúc
cả về lý luận và thực tiễn. Bên cạnh xu hướng phát triển của đời sống kinh tế xã hội là những biểu hiện suy thoái về đạo đức. Trong tình hình đó, nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước đã chú ý nghiên cứu vấn đề đạo đức, giá trị đạo
đức, truyền thống, giá trị truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống, giáo dục giá
trị đạo đức truyền thống ở các góc độ khác nhau và đạt được nhiều kết quả đáng
trân trọng và kế thừa.
Trong cuốn sách“N
ý ạ
c c ng s ” của A.Sixkin (Nxb Sự thật,
Hà Nội, 1961), tác giả khẳng định quan điểm mácxít về nguồn gốc của đạo đức,
rằng “đạo đức là một hình thái ý thức xã hội và nói đến đạo đức là nói đến
những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người
trong quan hệ với nhau hàng ngày” [139, tr.4]. Trong tác phẩm này, ông còn cho
rằng: “thế giới quan của chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở khoa học của đạo đức
cộng sản” [139, tr.66].
Vấn đề đạo đức, các phạm trù cơ bản của đạo đức học mácxít thường

xuyên được quan tâm nhiều ở Việt Nam trong cả nghiên cứu lý luận và thực tiễn
đời sống, góp phần làm sáng tỏ quan niệm mácxít về đạo đức. Một số cuốn sách
tiêu biểu trong nước bàn về đạo đức là: “C. M - P . Ă
e – V.I.Lênin bàn
về ạ
”, (Viện Triết học, 1972); “Đ ng ta bàn về ạ
”, (Viện Triết
học, 1973); “Đạ
c m ”, (Vũ Khiêu chủ biên, 1974, Nxb Khoa học xã hội)
đều khẳng định: “Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã
hội, nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội, hạnh
phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người và con người, giữa cá
nhân và tập thể hay toàn xã hội” [83, tr.7].
Trong cuốn sách “Đạ
c h ” (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1985 tập 1 và 2)
của G.Bandzeladze đứng trên góc độ triết học, tác giả đã luận giải, phân tích về
vai trò của đạo đức, làm sáng tỏ nhiều hiện tượng đạo đức xã hội cũng như mối


7
quan hệ giữa đạo đức với “tính người” của con người. Căn cứ vào sự phân tích
quan hệ giữa đạo đức và chính trị, pháp lý và nghệ thuật..., G.Bandzeladze
khẳng định: đạo đức là đặc trưng bản tính của con người, chỉ con người mới có
đạo đức…, bản chất của đạo đức là sự quan tâm tự giác của con người đến lợi
ích của nhau, đến lợi ích của xã hội. Con người sở dĩ là người bởi nhờ có đạo
đức, “Đạo đức là phẩm giá cơ bản của con người, là bản chất của tính người, của
nhân phẩm” [10, tr.197]. Tác giả còn chỉ rõ đặc trưng cơ bản, bản chất nhất của
đạo đức là “Chí công vô tư”; “Bản chất của đạo đức là sự quan tâm tự giác của
những con người đến lợi ích của nhau, đến lợi ích của xã hội” [10, tr.104].
Tác giả Trần Hậu Kiêm với công trình “C



c xã h ” (Nxb
Sự thật, Hà Nội, 1993) đã phân tích một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
cũng như một số nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa (XHCN), đạo đức học
Mác – Lênin và yêu cầu của đạo đức trong một số lĩnh vực đời sống xã hội…
“C


c xã h ” được tác giả phân tích như sau: xã hội nguyên thủy,
chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa và đi đến kết
luận: “Đạo đức là một hệ thống các chuẩn mực xã hội, quy định, điều chỉnh sự
giao tiếp và hành vi xử sự của con người trong quan hệ xã hội, nhằm đảm bảo sự
thống nhất lợi ích của cá nhân, tập thể và cộng đồng” [78, tr.112]. Trong quá
trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, văn hóa truyền thống
luôn được coi là động lực của sự phát triển, các giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm
Văn Đức, Hồ Sĩ Quý trong cuốn “

ị ă


ệp
, ệ ạ
” (Nxb. CTQG, Hà Nội, 2001) đã đề cập
đến vấn đề giá trị, giá trị đạo đức truyền thống, giá trị văn hoá truyền thống và
sự chuyển biến của chúng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là
công trình khoa học đề cập tương đối toàn diện về vấn đề khai thác, giữ gìn và
phát huy các giá trị truyền thống trong chiến lược phát triển con người Việt Nam
toàn diện [20].
Các tác giả Phan Huy Lê trong“

ền thống dân t c trong công cu
ổi
m i và hiệ ạ ó ấ
c Việ N ” thuộc đề tài KX 07 – 02, Hà Nội, 1995;
Đỗ Huy “Đạ
c h c – mỹ h
ời sống ă ó
ệ thu ” (Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2002) đã tập trung luận giải “Về cái truyền thống và cái hiện
đại trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta từ góc nhìn đạo đức
học”; “Các giá trị đạo đức truyền thống ở nước ta và sự chuyển biến của chúng
sang hiện đại” và khẳng định: “Bảng giá trị Việt Nam đang quá độ rất mạnh mẽ
với mục tiêu kết hợp được các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại, kết
hợp các giá trị dân tộc với các giá trị quốc tế, kết hợp các giá trị dân tộc với các


8
giá trị sắc tộc, các giá trị cá nhân với các giá trị cộng đồng… Hiện nay trong xã
hội đang thiết lập một hệ thống giá trị mà ở đó cái lợi phải thống nhất cái đúng,
cái tốt và cái đẹp” [69, tr.40].
Trong Cuốn sách “G
ị truyền thố
c nh ng thử thách c a toàn
cầ ó ” Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên, (Nxb. CTQG, Hà Nội,
2002). Cuốn sách đã tập hợp các bài viết quan trọng của nhiều tác giả, đã được
công bố trên các tạp chí, sách, báo về giá trị, văn hóa, truyền thống dân tộc, có
nội dung phong phú ở nhiều mức độ khác nhau. Những nội dung cơ bản về nhận
thức, lý luận, mối liên hệ từ thực tiễn hết sức có giá trị. Cuốn sách gồm có hai
phần, phần một các tác giả tập trung làm rõ thực chất của toàn cầu hóa nhưng từ
góc độ triết học và giá trị học. Ngoài ra, các tác giả còn đi sâu phân tích nội

dung, thực chất giá trị truyền thống và giá trị truyền thống Việt Nam, trong đó
có giá trị đạo đức truyền thống; chỉ ra cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối
với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống. Trong phần thứ hai, các tác
giả đề cập đến các giá trị truyền thống Việt Nam hiện nay, đề xuất những giải
pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay. Đặc biệt, một số công trình tiêu biểu như:”G
ị truyền thố
ă
hóa Việt Nam – n i dung và vị th c a nó trong lịch sử nhân loại” (Lê Thị Lan);
tác giả (Đỗ Huy) về “G
ị truyền thống Việ N
c thách th c toàn cầu
hóa”; tác giả (Vũ Văn Viên) “
ầu hóa kinh t và vấ ề k thừa, phát huy
giá trị c
ền thố ”; “X
ựng b
ĩ
ă ó Vệ N
ể thích
nghi v i xu th toàn cầ ó ” (Hồ Sĩ Vịnh); Nguyễn Tài Thư trong bài “K
ă p
ển các giá trị truyền thống Việ N ” viết: “Giá trị truyền thống là
cùng một loại với giá trị nhân loại. Giá trị nhân loại khi vào nước ta sẽ cùng với
giá trị truyền thống làm nên giá trị mới của dân tộc. Giá trị nhân loại có thể là
một nhân tố nâng cao giá trị truyền thống, làm cho giá trị truyền thống mang bộ
mặt hiện đại, đáp ứng yêu cầu của con người hiện đại nhiều hơn” [21, tr.181182]; Trần Văn Đoàn đề cập đến vấn đề truyền thống trong bài “C
ó ể
ợc g i là truyền thố ”, tác giả viết: “Từ đây, cái được gọi là truyền thống chỉ
khi nào nó trở thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống chúng ta và chỉ khi

nào nó bảo tồn cuộc sống chúng ta và chỉ khi nào nó có khả năng phát triển cuộc
sống của chúng ta”[21, tr.23]. Tác giả Hồ Sĩ Quý trong bài “Về giá trị và giá trị
truyền thố ” viết: “Nếu giá trị là người bạn đồng hành của đời sống con người,
kể cả con người sống ở những xã hội cổ xưa, thì phải chăng giá trị luôn luôn là
người bạn tốt, thân thiết và tin cậy của con người?” [21, tr.55]. Các công trình
này, cũng góp phần đặt nền tảng cho những nghiên cứu quan trọng tiếp theo về


9
truyền thống, giá trị truyền thống, văn hóa, đạo đức dân tộc của các học giả
trong nước.
Khi đề cập đến vấn đề truyền thống, Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn,
Nguyễn Văn Phúc trong cuốn sách “Mấ ấ ề ạ
ề ệ

ờ ở

” Nxb. CTQG, Hà Nội, 2003). Nguyễn Trọng
Chuẩn đã có rất nhiều bài viết về vấn đề này. Ông cho rằng: “Nói đến truyền
thống là nói đến phức hợp những tư tưởng, tình cảm, những tập quán, thói quen,
những phong tục, lối sống, cách ứng xử, ý chí... của một cộng đồng người đã
hình thành trong lịch sử, đã trở nên ổn định và được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác” [22, tr. 17].
Tác giả Trịnh Duy Huy trong cuốn “X


c m i trong nền kinh
t thị ờ

ng xã h i ch

ĩ ” (Nxb. CTQG, 2009) cho rằng: “Đạo
đức mới ở Việt Nam là một hình thức đặc thù của đạo đức cộng sản, tính đặc thù
của nó được quy định bởi thực tiễn cách mạng Việt Nam, truyền thống đạo đức
dân tộc và dấu ấn sắc thái Hồ Chí Minh” [67, tr. 69].
Tác giả Trần Văn Giàu trong cuốn sách “Giá trị tinh thần truyền thống c a
dân t c Việt Nam” (Nxb. CTQG – sự thật, Hà nội, 2011) đã phân tích sâu sắc về
các giá trị tinh thần dân tộc và sự vận động của chúng qua những giai đoạn lịch
sử Việt Nam, đã khẳng định tính cách dân tộc, giá trị truyền thống của dân tộc
Việt Nam như: lòng yêu nước, thương người. Đó là những truyền thống quý báu
của dân tộc ta được giữ gìn và bảo tồn qua quá trình dựng nước và giữ nước
[48].
Đề tài cấp nhà nước mã số KX.04.15/11-15 thuộc chương trình KH&CN
trọng điểm KX.04/11-15 nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 20112015 của tập thể tác giả (Trần Ngọc Thêm chủ biên) về “M số ấ ề ề ệ
ịVệ N


” (Nxb Đại học Quốc gia TPHCM, năm
2015), đã phân tích sâu vào hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và
tìm hiểu những hiện tượng “lệch chuẩn” và phi giá trị gây ảnh hưởng tới việc
hoàn thiện hệ giá trị, tìm hiểu về giá trị văn hóa gia đình, giá trị văn hóa phật
giáo và giá trị văn hóa vùng miền...[152].
Tác giả Nguyễn Thế Kiệt trong cuốn”Mấy vấ ề về Đạ
c h c Mácxít
và xây dự

ều kiện kinh t thị
ờng ở Việt Nam hiệ

(Nxb. CTQG – Sự thật, Hà Nội, 2012) đã đưa ra một số khái niệm về đạo đức,
đạo đức học, quy luật vận động và phát triển của đạo đức như: “Quy luật tồn tại

xã hội quyết định ý thức đạo đức; quy luật kế thừa trong sự phát triển của đạo
đức; quy luật tương tác giữa các hình thái ý thức xã hội với ý thức đạo đức; quy


10
luật tiến bộ đạo đức trong lịch sử” [99, tr. 48-58] và đưa ra một số nguyên tắc
của đạo đức mới. Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích đối với tác giả luận án
này. Tác giả luận án kế thừa nguồn tài liệu này và sẽ cụ thể hóa vào luận án của
mình.
Hoàng Trung (chủ biên) trong cuốn sách “Sự k thừa và phát triể ạ
c
Nho giáo c a Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việ N ” (Nxb Đại học
Quốc gia TPHCM, 2012) đã đưa ra một số nội dung cơ bản của đạo đức Nho
giáo, sự kế thừa và phát triển đạo đức dân tộc và đạo đức Nho giáo qua các
phạm trù mà Hồ Chí Minh đã sử dụng, cũng như sự kế thừa, vận dụng tư tư
tưởng đạo đức có ảnh hưởng Nho giáo của Hồ Chí Minh vào giáo dục, rèn luyện
đạo đức ở nước ta hiện nay [165].
Trong “G
ị ă ó




s
Vệ N

” (Nxb. CTQG – Sự thật, Hà Nội, 2014) tác giả
Lương Gia Ban và Nguyễn Thế Kiệt đã phân tích vai trò của giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc trong việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện
nay như: “Giá trị văn hóa truyền thống có vai trò tích cực trong việc truyền lại

cho thế hệ đang trưởng thành những giá trị tốt đẹp mà thế hệ trước tạo ra, để xây
dựng nhân cách, có sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, xây dựng một
lối ứng xử có văn hóa cao” [9, tr. 74].
Năm 2016, Nhà xuất bản Lý luận chính trị ấn hành cuốn “G
ụ ạ
sự p

s
Vệ N

” của tác giả Trần
Sỹ Phán. Đây là cuốn sách nghiên cứu sâu sắc vai trò của giáo dục đạo đức đối
của sinh viên Việt Nam hiện nay. Đồng thời, tác giả góp phần làm sáng tỏ thực
chất, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam. Từ đó, đã đề xuất một số phương
hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên
[126].
Trần Quốc Vượng trong “Về


” (Tạp chí Cộng sản (2),
1981) đã viết: “Truyền thống như là một hệ thống các tính cách, các thế ứng xử
của một tập thể (một cộng đồng) được hình thành trong lịch sử, trong một môi
trường tự nhiên và nhân văn nhất định, trở nên ổn định, có thể được định chế
hóa bằng luật hay bằng lệ, và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, để
đảm bảo tính đồng nhất của một cộng đồng” [198, tr. 28-29].
Trong đề tài KX07 - 04 “G
ị- ị
ng giá trị nhân cách và giáo
dục giá trị” các tác giả Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Thạc - Mạc Văn Trang

(Hà Nội, 1995) . Ở công trình này, đã đề cập đến giá trị, mối quan hệ giữa giá trị


11
(theo nghĩa giá trị học) và nhân cách, hay là vận dụng cách nghiên cứu của giá
trị học và nghiên cứu nhân cách rồi từ đây đi đến khái niệm giá trị nhân cách
[190].
Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, cũng đã phân tích sâu sắc
các khía cạnh của đạo đức, đạo đức và cách mạng. Trong bài “Q
ệm
mácxít về thiệ
” Vũ Văn Thuấn (Nghiên cứu lý luận số 1, 1997), đã làm rõ
hơn quan niệm của C. Mác - Ph. Ăngghen về các phạm trù cơ bản của đạo đức
như: thiện, ác… Tác giả khẳng định “theo C.Mác - Ph.Ăngghen, thiện và ác là
khái niệm đối lập nhau, hoàn toàn thuộc về lĩnh vực đạo đức, do hình thái ý thức
xã hội và tồn tại xã hội quyết định. Cho nên, muốn tìm hiểu và đánh giá đúng
đắn về thiện và ác, không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung của khái
niệm, mà phải đi sâu tìm hiểu nguyên nhân đích thực của nó là tồn tại xã hội,
nghĩa là ở trong phương thức sản xuất của xã hội chứ không phải ở bên ngoài xã
hội hay ở trong đời sống tinh thần thuần túy của xã hội” [155, tr.37].
Bằng cách tiếp cận giá trị truyền thống có vai trò trong quá trình phát triển
đất nước, tác giả Nguyễn Văn Huyên trong “G
ị truyền thống – nhân lõi và
s c sống bên trong c a sự phát triể ấ
c, dân t ” (tạp chí Triết học số 4,
năm 1998) [72, tr.8-11]… đã đánh giá đúng tầm quan trọng của văn hoá truyền
thống trong đời sống xã hội; khẳng định tính bền vững, trường tồn của các giá trị
truyền thống, trong đó có giá trị đạo đức và vai trò, sự cần thiết phải giữ gìn, kế
thừa, phát huy những giá trị đó trong quá trình xây dựng xã hội mới.
Tác giả Nguyễn Hùng Hậu trong bài “ ừ “C

ệ ”



ệ ”
ơ
ị ờ ởVệ N

” (Triết học, số 8, 2002)
cho rằng: “Ngày nay, trong bối cảnh xây dựng nền KTTT định hướng XHCN,
cái Thiện cũng được bổ sung bằng nhiều nội dung mới. Nếu trước kia, Thiện cao
nhất, lớn nhất là yêu nước, đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, thì ngày
nay, Thiện phải làm sao cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh…” [59, tr.31]. Từ đó, tác giả đi đến kết luận: “Như vậy, trong cơ chế
thị trường ở Việt Nam hiện nay, cái Thiện mang một nội dung mới, có ý nghĩa
thiết thực cụ thể chứ không chỉ là cái thiện chung chung, trừu tượng ở trong tâm
mỗi người” [59, tr.32].
Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn trong bài viết “H i nh p quốc t : ơ i và
thách th
ối v i giá trị truyền thố
ều kiện toàn cầ
” (Triết học,
số 8, 2004) cho rằng, trong điều kiện toàn cầu hoá, các giá trị văn hóa truyền
thống vừa có cơ hội để phát triển cao nhưng cũng chứa đựng những nguy cơ xói
mòn [23].


12
Tác giả Võ Minh Tuấn trong bài báo”
ng toàn cầ


c
sinh viên Việt Nam hiệ
” (Triết học số 4, 2004) đã đề cập đến sự tác động
tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá tới đời sống của sinh viên nước ta hiện
nay. Mặt tích cực mà toàn cầu hóa mang lại theo tác giả là phát huy tinh thần
năng động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm; còn mặt tiêu cực là lối sống thực dụng,
thái độ bàng quan đối với mọi người xung quanh. Tuy nhiên tác giả bài báo chưa
đưa ra những giải pháp để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt
tiêu cực trong đời sống đạo đức sinh viên [179].
Trần Ngọc Linh trong bài viết:”V.I.L
b
ề ạ
c cách mạ ”
(Khoa học Chính trị, số 4, 2005) đã phân tích quan niệm của V.I.Lênin về bản
chất đạo đức cách mạng, theo V.I.Lênin những biểu hiện của đạo đức cách mạng
đó là: tinh thần giác ngộ cách mạng cao, lòng trung thành cao độ với lý tưởng,
suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cách mạng, sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân,
thậm chí cả tính mạng vì sự nghiệp cách mạng và biến lý tưởng thành hiện thực,
kỷ luật cách mạng…Từ đó, tác giả đề cập những quan niệm của Lênin về xây
dựng đạo đức cách mạng, song vẫn cần lưu ý rằng, “phải làm cho toàn bộ sự
nghiệp giáo dục, rèn luyện, học tập trở thành sự nghiệp giáo dục đạo đức cộng
sản và toàn bộ sự nghiệp này không được tách rời cuộc sống sôi nổi” [91, tr5-7].
Trong bài viết”G
ị ạ


ầ ạ

ờ Vệ N


” tác giả Cao Thu Hằng (Triết học
số 10, 2006) đã làm nổi bật vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống và những
yêu cầu đạo đức đối với việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện
nay. Tuy nhiên, các biện pháp kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay, chưa được tác giả đề cập đến.
Đây là tư liệu tham khảo bổ ích cho tác giả luận án khi bàn về tầm quan trọng
của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ĐBSCL hiện nay
[56].
Tác giả Nguyễn Văn Phúc, trong bài “Về ệ ạ
b
ể ạ


ề ạ


” [128]. (Triết học, số 11,
2006) phân tích những biến động của đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường
và coi việc xây dựng nền đạo đức mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
hiện nay. Cũng tác giả này, trong bài “Về tính quy luật của sự hình thành hệ giá
trị và chuẩn mực đạo đức mới” (Triết học, số 3, 2007) đã nhấn mạnh rằng, vấn
đề có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp xây dựng đạo đức hiện nay là hình
thành hệ giá trị chuẩn mực đạo đức mới, trong đó cần phân tích toàn diện và đầy
đủ những nhân tố tác động hình thành hệ giá trị chuẩn mực đạo đức là kinh tế thị


13
trường, tiến bộ công nghệ, giao lưu văn hóa là những nhân tố cơ bản nhất.[129]
Tạp chí “Lý luận chính trị” số 4, 2016 có bài “

ụ ạ ý“ ố
ồ ” của tác giả Trần Đăng Sinh. Bài viết này phân tích sự cần thiết phải
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nói chung và đạo lý “uống nước nhớ
nguồn” nói riêng. Bài viết có những gợi mở cần thiết giúp tác giả luận án có
cách nhìn đầy đủ hơn về các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc [92].
Tạp chí Triết học số 12, 2016 có bài “Y
ị ạ


ấ ầ

s
Vệ N


”.
Bài viết ban đầu đưa ra hệ giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và khẳng định:
Yêu nước là giá trị đạo đức truyền thống cao nhất trong hệ giá trị đó. Đồng thời,
chỉ ra sự cần thiết phải giáo dục giá trị yêu nước cho sinh viên trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay [50].
Luận án tiến sĩ triết học của tác giả Đỗ Tuyết Bảo “G
ụ ạ
s

ơ sở ạ
p ố Hồ C í M

ệ ổ

” (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001), tập trung làm

rõ vai trò của nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo
đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và
phân tích những nhân tố tác động đến quá trình giáo dục đạo đức, tác giả đề xuất
một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở hiện nay [13].
Trong luận án tiến sĩ “K ợp


ệ ạ

ụ ạ ởVệ N

” tác giả Nguyễn Lương Bằng (Học
viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001) cho rằng, “truyền thống là một khái
niệm, dùng để chỉ những hiện tượng như tính cách, phẩm chất, tư tưởng, tình
cảm, thói quen trong tư duy, tâm lý, lối ứng xử... được hình thành trên cơ sở
những điều kiện tự nhiên - địa lý, kinh tế - xã hội cũng như hoạt động của con
người trong quá trình lịch sử và được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác
trong một cộng đồng người nhất định” [15, tr. 19].
Năm 2001, Lê Thị Thuỷ trong luận án tiến sỹ Triết học “Vai trò c
ạo
ối v i sự
ời Việt Nam hiệ
” (Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), đã đi sâu phân tích vai trò của đạo đức, vai trò
của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Tác
giả đã khai thác vai trò của đạo đức như một yếu tố trong cấu trúc nhân cách và
sự vận dụng các tri thức khoa học để xây dựng mối quan hệ đạo đức và nhân
cách. Từ đó, đề ra những giải pháp để nâng cao vai trò của đạo đức trong xây
dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay [158].



14
Võ Văn Thắng trong “K ừ
p
ị ă




ố số ở V ệ N

” luận án tiến sỹ triết
học của (Học viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005), đã phân tích sâu sắc vấn
đề xây dựng lối sống ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tác giả luận giải một
cách khoa học việc kế thừa các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc trong quá
trình xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, làm rõ các giá trị văn hoá
truyền thống dân tộc, xác định những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc cần
được kế thừa và phát huy của con người Việt Nam hiện nay với những giá trị
như: lòng yêu nước, lòng nhân ái, khoan dung, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí
tự lực, tự cường, cần cù, hiếu học, sáng tạo [149].
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và đổi mới làm xuất hiện nhiều
tình huống xã hội mới, năm 1994 Viện Triết học cùng với Trung tâm giao lưu
văn hoá Việt Đức đã tổ chức hội thảo khoa học “Sự chuyể ổi giá trị trong quá
trình chuyển sang nền kinh t thị
ờ ” (Kỷ yếu khoa học, Hà Nội, 1994).
Đáp ứng yêu cầu đó và để làm rõ hơn sự biến đổi các giá trị trong nền kinh tế thị
trường, Hội thảo tập trung làm rõ một số vấn đề như: Về phương pháp nghiên
cứu giá trị và sự chuyển đổi giá trị trong xã hội nói chung trong quá trình chuyển

sang nền kinh tế thị trường nói riêng; sự hình thành hệ thống giá trị trong cơ chế
thị trường hiện nay; sự chuyển đổi giá trị trong văn hoá đạo đức; về giáo dục giá
trị con người Việt Nam nói chung và thanh niên Việt Nam nói riêng. Ngoài ra,
hội thảo này đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong sự chuyển
đổi giá trị nói chung và giá trị nhân cách nói riêng.
Luận án Tiến sĩ Triết học của tác giả Mai Thị Dung “G

ị ạ



ố số
ệ ẻVệ N

n ” (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009), đã làm rõ vai trò của việc giáo dục giá
trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam
hiện nay. Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ
trẻ Việt Nam hiện nay, góp phần xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ, tạo
nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững của đất nước [26].
Năm 2011, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh NCS Ngô Thị
Thu Ngà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ triết học với đề tài“G
ị ạ





ệ ẻVệ N


”.
Trong luận án này, ngoài việc xác định những giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc Việt Nam tác giả còn chỉ ra vai trò của giá trị đạo đức truyền thống với


15
việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay cũng như xác định
phương hướng, đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai trò của các giá trị đạo đức
truyền thống đó trong việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện
nay. Tuy đối tượng nghiên cứu khác nhau, nhưng đây là một trong những tài liệu
tham khảo có giá trị nhất định khi xác định giá trị đạo đức truyền thống cần giáo
dục cho sinh viên ĐBSCL hiện nay [122].
Năm 2014, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh NCS Nguyễn Thị
Thanh Hà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ triết học với đề tài“G
ị ạ




ố số
s
Vệ N
bố
ầ ó

”. Luận án gồm 4 chương, trong đó ở
chương 2, tác giả chỉ ra hệ giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và vài trò của
nó đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Kết quả
nghiên cứu của tác giả trong luận án này là tài liệu tham khảo để nghiên cứu sinh
thực hiện trong luận án của mình [49].

Như vậy, vấn đề đạo đức, giáo dục đạo đức, giá trị giá trị đạo đức truyền
thống và vai trò của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống được rất nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm xây dựng và phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các
công trình khoa học đã làm rõ các khái niệm giá trị, giá trị đạo đức, giá trị đạo
đức truyền thống, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và giáo dục cho đối
tượng cụ thể là sinh viên được nhiều công trình khoa học đề cập đến, nhưng đối
với sinh viên ĐBSCL chưa có một công trình khoa học nghiên cứu một cách có
hệ thống. Chưa có công trình nào nghiên cứu việc giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống cho sinh viên hiện nay một cách cụ thể. Đồng thời, khi tiếp cận các
công trình nghiên cứu này tác giả sẽ kế thừa các khái niệm như: đạo đức, giá trị,
giá trị đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống của các công trình khoa học nêu trên
để thực hiện mục đích, nhiệm vụ đặt ra, giúp tác giả luận án tiếp thu, hệ thống và
bổ sung trong quá trình thực hiện luận án. Đồng thời, đây là những công trình rất
có giá trị, cơ sở quan trọng về mặt lý luận để tác giả kế thừa như: các khái niệm
về đạo đức, giá trị đạo đức trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho
sinh viên Đồng bằng sông Cửu Long. Đây thực sự là những tài liệu tham khảo
bổ ích cho tác giả trong quá trình hoàn thành luận án.
1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục giá trị đạo
đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên đồng bằng
sông Cửu Long nói riêng
Hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được


16
những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử; đất nước đã thoát ra khỏi tình trạng
đất nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa,
có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và thế
giới. Tuy nhiên, khó khăn thách thức vẫn còn nhiều. Mặt trái của kinh tế thị
trường cũng tạo ra cơ hội cho nhiều hiện tượng tiêu cực nảy sinh, đó là sự suy

thoái về đạo đức lối sống ở một bộ phận các tầng lớp xã hội, đặc biệt là thanh
thiếu niên, đang trở thành một vấn đề bức xúc và là mối quan tâm sâu sắc của
toàn xã hội. Chính vì vậy, khi bàn về thực trạng đạo đức truyền thống của sinh
viên có rất nhiều tác giả tiếp cận ở những góc độ khác nhau, thể hiện ở bài viết
như sau:
Trong cuốn sách “ĐBSCL
p
ể ” do tác tác Nguyễn Công
Bình chủ biên (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995), đã tiến hành khảo sát và lý
giải một cách khoa học về thực trạng ĐBSCL như điều kiện tự nhiên, môi
trường, lịch sử, tôn giáo, văn hóa, kinh tế và giáo dục về ĐBSCL. Điều tra, tổng
hợp về quy hoạch tổng thể ĐBSCL từ giai đoạn (1984-1993) và trình bày mối
quan hệ dân cư và thiên nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa vùng trong sự quản lý
của Nhà nước. Phân tích những khả năng và hạn chế trong xu thế phát triển,
những động lực và trở lực phát triển cho ĐBSCL.
Cuốn sách “Lị sử
N B
” (Nxb. CTQG – Sự Thật, Hà
Nội, 2008) gồm 3 tập, đã tổng kết lại những trang sử hào hùng trong sự nghiệp
đấu tranh cách mạng của hai cuộc kháng chiến của thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lược. Cuốn sách đã góp phần tuyên truyền và giáo dục truyền thống,
nâng cao lòng tự hào và ý thức trách nhiệm của cán bộ đảng viên và quần chúng
nhân dân [94].
Đề cập đến thực trạng của đạo đức sinh viên, tác giả Hoàng Anh trong
“Giáo dục v i việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên” (Nxb. CTQG,
Hà Nội, 2012) đã phân tích những vấn đề chung về nhân cách, nhân cách sinh
viên. Tác giả đã phân tích vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các
trường đại học, cao đẳng, thực trạng đạo đức sinh viên Việt Nam gắn với việc
hình thành, phát triển nhân cách [1].
Cuốn sách do tác giả Vũ Minh Giang (chủ biên)“L ợ sử Vù

ấ N
b ” (Nxb. CTQG – Sự Thật, Hà Nội, 2014) đã phác họa những nét cơ bản nhất
tiến trình lịch sử của vùng đất và con người Nam Bộ từ thế kỷ I cho đến nay;
cung cấp những tư liệu lịch sử về sự hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ
và khái lược về cộng đồng các cư dân trên vùng đất này [44].


17
Cuốn sách “Vă ó
ờ ệ ù
N
B ” do tác giả Trần Ngọc
Thêm (chủ biên) (Nxb Văn hóa – Văn nghệ, năm 2014) đã phân tích một cách
sâu sắc lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm văn hóa, điều kiện tự nhiên,
phát triển kinh tế, đặc điểm tính cách con người, vấn đề phát triển giáo dục, vai
trò và sự đóng góp của người Việt khu vực Tây Nam Bộ đối với sự phát triển
của đất nước. Tác giả đã phân tích giá trị và hệ giá trị văn hóa “Giá trị văn hóa
bao gồm các giá trị do con người sáng tạo ra trong quá khứ và hiện tại. Chuẩn
mực (thường là về đạo đức) là những giá trị mà con người hướng tới trong hiện
tại và tương lai….”[153, tr.640]. Đặc biệt, các tác giả đã phân tích rất chi tiết về
đặc trưng tính cách văn hóa của người Việt vùng Tây Nam Bộ như: Tính sông
nước, tính trọng nghĩa, tính bộc trực, tính bao dung, tính thiết thực, tính mở
thoáng, tính hệ thống trong cấu trúc nội tại trong không gian và thời gian. Những
điều đó giúp tác giả tìm thấy được những ảnh hưởng của lối sống văn hóa và từ
đó, tìm ra thực trạng đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh
viên ĐBSCL.
Về vấn đề sinh viên và sự định hướng các giá trị cuộc sống cho sinh viên,
tác giả Trần Sỹ Phán trong bài báo “S

ng giá trị


(Lý luận chính trị, 1996) đã đưa ra thực trạng nhân cách sinh viên và một số giá
trị nhân cách định hướng cho sinh viên Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Từ định hướng
các giá trị nhân cách đó, giúp sinh viên Việt Nam nhận thấy được vai trò và
trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình, dân tộc [124].
Tác giả Nguyễn Đình Tường có bài báo”G gìn và phát huy giá trị ă
hoá truyền thống ở Việ N
ng c a toàn cầ
” (Triết học, số 5,
2006). Theo tác giả, toàn cầu hoá là quá trình khách quan, tạo ra những cơ hội
cho các quốc gia dân tộc mở rộng giao lưu hợp tác và đồng thời, nó cũng đặt
những giá trị văn hoá truyền thống của mỗi quốc gia dân tộc trước nhiều thách
thức. Vì vậy, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc là vấn
đề cấp bách hiện nay [182].
Tác giả Nguyễn Văn Hiệu với bài viết “Vă ó ạ

ố (ừ
bố
ă ó N
B ử s
ỷ XIX)” trong cuốn sách “ĐBSCL ự

p p ể ở
ù
ể p


2006-2010” (Nxb Đại học Quốc gia TPHCM, 2006) đã phân tích thực trạng văn
hóa đạo đức trong khoảng có nguy cơ đứt gãy giữa truyền thống và hiện đại và

nhìn văn hóa đạo đức truyền thống trong yêu cầu ổn định xã hội ngay cả đối với
thực dân xâm lược. Tác giả còn phân tích thêm về vấn đề cấp bách cần phải phát


18
huy và giáo dục văn hóa đạo đức truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay, khi quan hệ văn hóa, văn minh trở thành đa phương, đa diện và vô cùng
phức tạp, khi mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại dễ xảy ra những xung
đột gay gắt, vấn đề phát huy truyền thống văn hóa dân tộc cần được quan tâm
hơn bao giờ hết [60].
Tác giả Phạm Kim Anh trong bài viết “Đạ
c h c sinh – sinh viên ở
c ta: thực trạng và gi i pháp giáo dụ ” (Dạy và học ngày nay, số 9, 2008)
đã phân tích thực trạng đạo đức của sinh viên Việt Nam nói chung và đã nhận
định: “Vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh – sinh viên ở nước ta
mấy năm gần đây trở thành điểm nóng không chỉ của ngành giáo dục mà còn là
của toàn xã hội… Có thể nói, bên cạnh một số ít em giữ được lòng hiếu thảo với
cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có mục đích, có hoài bão, thì phần lớn thế hệ
trẻ hôm nay không xác định được mục đích cần làm, nhầm lẫn các giá trị trong
cuộc sống, sống thực dụng, buông thả, phóng đãng, ích kỷ, lạnh lùng, vô cảm,
thiếu trách nhiệm” [3, tr.4].
Tác giả Phạm Huy Thành trong bài báo “Đạ
c sinh viên Việt Nam
trong bối c nh toàn cầu hoá hiệ
” (Giáo dục lý luận, số 4, 2010) tập trung
làm rõ thực trạng đạo đức sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện
nay. Theo tác giả, bên cạnh ưu điểm, mặt tích cực, cần khẳng định trong đời
sống đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay cũng có không ít bất cập, hạn chế
cần khắc phục để họ thực sự trở thành những tri thức trong tương lai [144].
Tác giả Phan Thảo trên Báo Sài gòn giải phóng có bài”Có b ể

ệ s
ề ạ
ố số
HS-SV” tổng kết tại Hội thảo toàn quốc về Công
tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh-sinh viên [ngày 11/4/2014, tại Hà
Nội, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) chủ trì với Ban Tuyên giáo Trung ương,
Trung ương Đoàn và một số bộ ngành, đoàn thể liên quan] nhằm đánh giá thực
trạng đạo đức, lối sống của HS-SV và công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho
HS-SV, từ đó tìm ra giải pháp, phương hướng để triển khai công tác này trong
thời gian tới. “Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận có các biểu hiện tiêu cực về đạo đức,
lối sống của HS-SV. Cụ thể, vẫn còn một bộ phận không nhỏ HS-SV có ý thức
phấn đấu chưa cao, thờ ơ với các vấn đề chính trị-xã hội, phai nhạt lý tưởng cách
mạng, không xác định được mục tiêu, lý tưởng cuộc sống. Có biểu hiện suy
thoái về đạo đức lối sống, mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Một số HS-SV
đề cao lối sống thực dụng, ích kỷ, thích hưởng thụ, đua đòi, xa hoa lãng phí,
xem nhẹ giá trị tinh thần. Một bộ phận không quan tâm đến cộng đồng, người
xung quanh và rất ít quan tâm đến các vấn đề chính trị-xã hội, ít tham gia các


19
hoạt động thiện nguyện, tình nguyện vì xã hội, sống khép kín, đề cao chủ nghĩa
cá nhân, xa rời tập thể” [146].
Trong bài viết “P
ị ạ


ờ Vệ
ờ ỳ ổ
” (Tạp chí Cộng sản số 85,
1/2014) tác giả Nguyễn Thị Minh Hạnh đã phân tích một số thực trạng về tác

động đến giá trị đạo đức truyền thống hiện nay và nêu lên tầm quan trọng của
việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống. Phân tích hiện tượng trượt dốc về đạo
đức đang trở thành mối quan tâm lo ngại của nhiều dân tộc, và nêu lên rằng vẫn
còn một bộ phận không nhỏ trong xã hội vì mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp
lên những khuôn mẫu, những giá trị đạo đức truyền thống [55].
Luận án tiến sĩ triết học của Lê Thị Hoài Thanh nghiên cứu “Vấ ề
ụ ạ


s
Vệ N

”, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, 2003. Tác giả Nguyễn Thanh Huyền có nói về nguy cơ
suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam qua bài viết “
ầu hoá và
ơs

c, lối số
ời Việt Nam hiệ
” (Triết học, số
6, 2007) [141].
Luận án Tiến sĩ Triết học của tác giả Cao Thu Hằng “K thừa các giá trị

c truyền thống trong xây dự
ời Việt Nam hiện nay”
(Học viện Khoa học xã hội, 2011) đã phân tích một cách có hệ thống và luận
giải những vấn đề lý luận về giá trị đạo đức truyền thống, các giá trị truyền
thống cơ bản của người Việt Nam như: Lòng thương người, tinh thần đoàn kết,
tinh thần cần cù lao động, tiết kiệm.., tính tất yếu phải kế thừa các giá trị đạo đức

truyền thống vì một số nguyên nhân như “Các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng,
mại dâm, ma túy, giết người cướp của..” [57, tr.89). Từ đó, luận án đưa ra những
giải pháp để việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng
nhân cách con người Việt Nam hiện nay được tốt hơn.
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Loan “Q
ýp



ề p


ự ù Đồ bằ s
Cử L ” (Viện khoa học giáo dục, 2014), đã
nêu ra một số thực trạng về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục đạo tạo vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng về đội ngũ giảng viên trường cao đẳng
nghề [95].
Những công trình nghiên cứu trên đã góp phần vào quá trình tổng quan tài
liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Qua những công trình trên có thể thấy được
sự đa dạng của nghiên cứu giá trị đạo đức truyền thống. Các công trình trên đã
nêu ra một số thực trạng đạo đức của sinh viên Việt Nam nói chung và cho sinh


20
viên ĐBSCL nói riêng. Về địa lý, tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục
đạo tạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, phân tích một cách sâu
sắc lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm văn hóa, điều kiện tự nhiên, phát
triển kinh tế, đặc điểm tính cách con người, vấn đề phát triển giáo dục, vai trò và
sự đóng góp của người Việt khu vực Tây Nam Bộ đối với sự phát triển của đất
nước, vai trò của người Việt trong việc trong việc khai phá vùng đất này. Tuy

nhiên, không có công trình nào nghiên cứu trực tiếp đến thực trạng đạo đức của
sinh viên ĐBSCL đây là hướng nghiên cứu mới của luận án. Đồng thời, những
công trình này giúp tác giả nắm bắt và kế thừa một số vấn về được một số thực
trạng về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa, đặc điểm tính cách của
những con người nơi vùng đất ĐBSCL này. Đây là những công trình này rất có
giá trị để tác giả hoàn thành luận án của mình.
1.3. Những công trình nghiên cứu về phương hướng và giải pháp
nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên cho
sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên đồng bằng sông Cửu Long nói
riêng hiện nay
Trong cuốn “
ý
ờ Vệ N
ệp ó , ệ ạ ó
-N
ề ầ
ắ p ụ ” (Phạm Minh Hạc chủ biên. Nxb.CTQG, Hà Nội,
2004, ở góc độ tâm lý học, các tác giả đã đề cập đến những mặt mạnh, mặt yếu,
khẳng định những cái hay cần được kế thừa, phát huy, những điều dở cần được
khắc phục trong lao động, học tập và lối sống của người Việt Nam trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời đề xuất một số kiến nghị về
chiến lược và chính sách nhằm phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn
cách mạng hiện nay [52].
Tác giả Lê Quý Đức và Hoàng Chí Bảo trong “Vă ó ạ


: ấ ề
p p”(Nxb Văn hóa – Thông tin và Viện Văn hóa,
2007) đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về văn hóa đạo đức, phân tích
thực trạng văn hóa đạo đức ở nước ta, đặc biệt là những biến đổi trong các giá trị

chuẩn mực văn hóa đạo đức và đi đến khẳng định: “Ngày nay hệ giá trị đạo đức
dân tộc đang chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội mà chủ yếu là
việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN… Các giá trị, chuẩn
mực đạo đức truyền thống tất yếu cũng biến đổi theo xu hướng tích cực và tiêu
cực tạo nên những mảng sáng, tối của đời sống tinh thần đạo đức hiện nay” [42,
tr.85].
Tác giả Nguyễn Văn Lý với K ừ

ị ạ


ể s


ờ ởVệ N




×