Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.26 KB, 25 trang )

Lời nói đầu
Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Từ đó có thể thấy nội
hàm của từ công nghệ rất rộng, bao quát tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp, lâm
nghiệp, công nghiệp... đến dịch vụ. Trong mỗi lĩnh vực đó lại đi kèm với từng sản
phẩm, ví dụ nông nghiệp thì có lúa, ngô, đậu, rau, củ, quả,... Trong mỗi sản phẩm thì
có các nhóm công nghệ khác nhau, ví dụ với sản phẩm là lúa thì phải có công nghệ tạo
giống, công nghệ chăm sóc, công nghệ thu hoạch, công nghệ bảo quản, công nghệ chế
biến,... Cùng một nhóm công nghệ lại có thể có nhiều công nghệ, ví dụ chăm sóc lúa
cũng có thể có nhiều công nghệ khác nhau. Vậy thì quản lý công nghệ là quản lý cái
gì? Quản lý như thế nào? Có thể hiểu một cách đơn giản quản lý công nghệ là quản lý
để bản thân công nghệ ý sinh lợi nhuận (có thể về mặt kinh tế hoặc mặt xã hội)
còn quản lý nhà nước về công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước tổ chức các hoạt
động, các chế tài nhằm phát triển công nghệ cao, công nghệ tiên tiến có lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội; ngăn chặn việc phổ biến các công nghệ gây hại cho sức khoẻ,
phương hại đến môi trường, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng,...
Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về
công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam”.

1


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG
NGHỆ.
1.1. Khái niệm chung:
1.1.1. Vai trò và chức năng của nhà nước trong quản lý khoa học và công nghệ
Vai trò của nhà nước là thông qua hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách về quản lý
KH-CN nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động khoa học công nghệ phát triển ổn
định và bền vững. Ngoài ra nhà nước còn góp phần thúc đẩy hoạt động khoa học và
công nghệ hợp tác quốc tế trong xu thế hội nhập hiện nay.
Nhà nước có ba chức năng chính trong quản lý KH & CN: định hướng, tổ chức; thúc


đẩy, kích thích; và hành chính, điều chỉnh.
Tùy thuộc mục tiêu chiến lược, mục tiêu ngắn hạn, hay giải quyết những vấn đề cấp
bách, nhà nước có thể thực hiện các hoạt động như sau:
- Chức năng định hướng, tổ chức: đảm bảo để KH & CN là cơ sở phát triển KT –XH,
an ninh, quốc phòng, thông qua: hoạch định chiến lược; thiết lập ưu tiên quốc gia về
công nghệ; xây dựng hệ thống giáo dục quốc gia hướng về khoa học – công nghệ; tổ
chức đào tạo nhân lực KH & CN hoặc cứu vãn về tài chính cho các dự án hay tổ chức
NC & TK v. v …
- Chức năng thúc đẩy, kích thích: đảm bảo sự phát triển ổn định và liên tục của khoa
học cơ bản, khoa học ứng dụng và phát triển công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn lực
sẵn có, xây dựng và phát triển thị trường công nghệ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ
quốc tế và trong nước; và xây dựng các dự án công nghệ chiến lược, v. v …
- Chức năng hành chính, điều chỉnh: thực hành chức năng công quyền đối với cá hoạt
đông phát triển công nghệ như: ban hành luật pháp; kiểm soát những thay đổi có thể
gây nhưng biến đổi sinh học; bảo vệ sức khỏe cộng đồng; kiểm soát những tác động
tới môi trường sống; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; sử dụng pháp luật hiện hành và
biện pháp tăng cường trong trường hợp khẩn cấp v. v …
1.1.2. Các đặc trưng của quản lý khoa học và công nghệ
a. Mối quan hệ giữa quản lý KH & CN và quản lý phát triển công nghệ
Trong thực tế có 3 giai đoạn: nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và tiến hành
sản xuất luôn có sự tương tác và lồng ghép, đan xen.
2


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nghiên
Nghiên
cứucứu
cơứng

bảndụng
NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI
Triển
Triểnkhai
khai
Nghiên
cứu
thực
hoàn
nghiệm
thiện
ứng
dụng
SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HÓA
Tiếp
Sản cận
xuất
Triển
khai
đạithiện
trà
hoàn

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Chu trình NCKH – PTCN - SX - TMH
- Nghiên cứu khoa học cơ bản nhằm khám phá bản chất hoặc phát hiện kiến thức mới
dưới dạng nguyên lý, lý thuyết hoặc quy luật có giá trị tổng quát. Nghiên cứu khoa học
ứng dụng nhằm khai thác kết quả của nghiên cứu khoa học cơ bản để vận dụng vào
thực tiễn hoặc tìm giải pháp mới để giải quyết một nhiệm vụ nhất định, Triển khai thực
nghiệm là vận dụng các quy luật (của NCCB) và các nguyên lý (của NLƯD) để đưa ra

các hình mẫu khả thi về kỹ thuật, về kinh tếm về môi trường, về tài chính, về xã hội…
- Triển khai hoàn thiện (hay sản xuất thực nghiệm) nhằm mục đích nắm vững kỹ
năng để thuần thục công nghệ hoặc hoàn thiện sản phẩm mới trên một quy mô bán
công nghiệp, chuẩn bị đề sản xuất hàng loạt có hiệu quả. Đây là khâu cuối cùng nhằm
3


hoàn thiện công nghệ và dây chuyền sản xuất mẫu để thương mại hóa và mở rộng sản
xuất sau này.
- Nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm và triển khai hoàn thiện tạo thành
khối các hoạt động phát triển công nghệ. Phát triển công nghệ khác với nghiên cứu
khoa học ở chỗ phát triển công nghệ gần với doanh nghiệp và thị trường hơn.
b. Trong nền kinh tế phân ngành
- Quản lý nhà nước về công nghệ không chỉ nằm trong phạm vi một bộ chuyên trách.
Những hoạt động phát triển công nghệ có ở tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội, ở tất
cả các cấp độ từ doanh nghiệp tới ngành kinh tế. Những nơi có hoạt động phát triển
công nghệ này có thể nằm dưới sự quản lý nhà nước của các cơ quan khác nhau (từ
quốc phòng, công an, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, lâm nghiệp, thủy sản,
thương mại đến lao động thương binh xã hội, ý tế v. v).
1.2. Quản lý nhà nước về công nghệ ở Việt Nam
1.2.1. Quyền hạn, nhiệm vụ của bộ KH&CN
Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị
quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây
dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân
công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
dài hạn, 5 năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia của ngành
thuộc lĩnh vực do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.
Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm
vụ khoa học và công nghệ chủ yếu 5 năm và kế hoạch khoa học và công nghệ hàng

năm, các chương trình nghiên cứu phát triển thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
phù hợp với chiến lược phát triển khoa học và công nghệ và theo phân cấp, ủy quyền
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Khoa học và Công nghệ cũng có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện phương hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 5 năm và hàng năm,
chuyển giao công nghệ, thúc đẩy việc phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật
trọng điểm trên cơ sở đổi mới, làm chủ công nghệ, tập trung phát triển công nghệ mới,
công nghệ cao…
4


Về cơ cấu tổ chức, Bộ Khoa học và Công nghệ có 28 đơn vị trong đó có 22 đơn vị
giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 6 đơn vị sự nghiệp phục vụ
chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm
vụ khoa học và công nghệ;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và
công nghệ;
3. Tổ chức bộ máy quản lý khoa học và công nghệ;
4. Tổ chức, hướng dẫn đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, Quỹ
phát triển khoa học và công nghệ;
5. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
6. Quy định việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ; chức vụ khoa học; giải thưởng khoa học và công
nghệ và các hình thức ghi nhận công lao về khoa học và công nghệ của tổ chức, cá
nhân;
7. Tổ chức, quản lý công tác thẩm định khoa học và công nghệ;
8. Tổ chức, chỉ đạo công tác thống kê, thông tin khoa học và công nghệ;

9. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
về khoa học và công nghệ;
10. Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ;
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoa học và công nghệ; giải
quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động khoa học và công nghệ; xử lý các
vi phạm pháp luật về khoa học và công nghệ.
1.3. Đổi mới quản lý nhà nước về khoa học công nghệ
Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và phát triển bền vững đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định vai
trò then chốt của cách mạng khoa học và kỹ thuật. Trong thời gian qua, đặc biệt là
trong thời kỳ đổi mới, nhiều văn bản quan trọng về định hướng chiến lược và cơ chế,
chính sách phát triển khoa học và công nghệ đã được ban hành: Nghị quyết Hội nghị
5


Trung ương 2 khoá VIII (1996); Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khoá IX
(2002); Luật Khoa học và Công nghệ (2000); Chiến lược phát triển khoa học và công
nghệ Việt Nam đến năm 2010 (2003); và nhiều chính sách cụ thể khác về xây dựng
tiềm lực và đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ đến năm 2020 áp dụng
cho nhiều ngành, lĩnh vực như:năng lượng, cơ khí, đầu khí, hoác chất, luyện kim,
nông nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, công nghệ sinh học, công nghệ tự hóa,
công nghệ dệt may,..
Cùng với quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, cơ chế quản lý khoa học và công nghệ
cũng từng bước được đổi mới và đạt được một số kết quả bước đầu.
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đổi mới
theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát hơn các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã
hội. Các chương trình, đề tài nhà nước được bố trí tập trung hơn, khawsv phục một
bước tình trạng phân tán, dàn trải, cân đối hơn giữa khoa học tự nhiên và công nghệ
với khoa học xã hội và nhân văn. Cơ chế tuyển chọn tổ chức cá nhân thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo nguyên tắc cạnh tranh, dân chủ, bình đẳng và

công khai bước đầu được áp dụng, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ đã từng bước được đổi mới theo
hướng xã hội hóa và gắn kết với sản xuất, kinh doanh. Các tổ chức và cá nhân thuộc
mọi thành phần kinh tế có quyền thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ. Phạm
vi hoạt động của các tổ chức này được mở rộng từ nghiên cứu đào tạo đến sản xuất
và dịch vụ khoa học và công nghệ. Đã xuất hiện nhiều tổ chức khoa học và công
nghệ ngoài nhà nước, nhiều cơ sở sản xuất trong các viện nghiên cứu, trường đại
học, góp phần đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất.
Cơ chế, chính sách tài chính cho khoa học và công nghệ đã được đổi mới theo
hướng tăng dần tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ trong tổng chi ngân sách nhà
nước và đa dạng hoá nguồn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ. Việc cấp kinh
phí đến nhà khoa học đã được cải tiến một bước trên cơ sở tuyển chọn theo nguyên
tắc cạnh tranh và giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết. Quyền tự chủ về tài
chính bước đầu được triển khai áp dụng đối với các tổ chức khoa học và công nghệ
công lập.
6


Cơ chế quản lý nhân lực được đổi mới theo hướng mở rộng hơn quyền chủ
động cho cán bộ khoa học và công nghệ trong việc ký kết hợp đồng nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ, trong hoạt động kiêm nhiệm và hoạt động hợp tác
quốc tế. Chế độ hợp đồng lao động đã được mở rộng hơn đối với các tổ chức khoa
học và công nghệ. Đã áp dụng một số hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cán bộ
khoa học và công nghệ.
Các thể chế hỗ trợ cho phát triển thị trường công nghệ đã bước đầu được hình
thành. Các quy định pháp lý về hợp đồng khoa học và công nghệ, hoạt động chuyển
giao công nghệ, sở hữu trí tuệ đã được ban hành tạo điều kiện cho việc thương mại
hoá các thành quả khoa học và công nghệ. Chợ công nghệ - thiết bị đã được tổ chức
ở nhiều địa phương và ở phạm vi quốc gia, hình thành kênh giao dịch thị trường thúc

đẩy hoạt động mua bán thiết bị và các sản phẩm khoa học và công nghệ.
Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về khoa học công nghệ đã được
cải tiến một bước thông qua việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, quy định chức năng,
nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.
Những yếu kém và nguyên nhân:
Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định, cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở
nước ta hiện nay còn chưa được đổi mới cơ bản, còn chưa phù hợp với cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với đặc thù của hoạt động khoa học và công
nghệ trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ chưa thực sự
xuất phát từ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chưa định rõ quyền hạn, trách
nhiệm của các ngành, các cấp trong việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Thiếu cơ chế hữu hiệu khắc phục tình trạng trùng lặp nhiệm vụ khoa học và công
nghệ giữa các ngành, các cấp, các địa phương. Tiêu chuẩn lựa chọn và việc lựa chọn
chuyên gia tham gia các hội đồng tư vấn để xác định, tuyển chọn tổ chức, cá nhân
thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đánh giá kết quả nghiên cứu còn bất cập.
Công tác đánh giá kết quả nghiên cứu chưa tương hợp với chuẩn mực quốc tế.
Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ chưa phù hợp với đặc thù của
lao động sáng tạo và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thiếu
7


quy hoạch các tổ chức khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành,
lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Các
tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ quyền tự
chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động,
sáng tạo và gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo và sản xuất, kinh doanh. Chưa xây dựng
được các tiêu chí cụ thể đánh giá chất lượng và hiệu quả của hoạt động khoa học và
công nghệ nói chung và các tổ chức khoa học và công nghệ nói riêng.

Cơ chế, chính sách tài chính chưa tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho tổ chức,
cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Cơ chế tài chính còn chưa tạo ra sự tự chủ
cao đối với các tổ chức khoa học và công nghệ. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho
khoa học và công nghệ còn dàn trải, thiếu tập trung cho các lĩnh vực, công trình
trọng điểm. Thiếu biện pháp hữu hiệu để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách
nhà nước cho khoa học và công nghệ. Thiếu các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm để
khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh.
Cơ chế quản lý cán bộ khoa học và công nghệ chưa tạo động lực để phát huy năng
lực sáng tạo của cán bộ khoa học và công nghệ. Chậm chuyển đổi từ chế độ công
chức sang chế độ viên chức và hợp đồng, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu
chuyển và đổi mới cán bộ. Thiếu cơ chế, biện pháp cụ thể xây dựng và nâng cao vai
trò của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đầu ngành và các tập thể khoa học và
công nghệ mạnh. Chế độ tiền lương còn bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ toàn
tâm với sự nghiệp khoa học và công nghệ. Chưa có các chính sách cụ thể khuyến
khích mạnh lực lượng khoa học và công nghệ ngoài nước tham gia đóng góp vào sự
nghiệp phát triển đất nước.
Thị trường công nghệ còn nhỏ bé, chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ
và lưu thông các kết quả nghiên cứu còn rất hạn chế do thiếu nhiều tác nhân quan
trọng, các yếu tố cấu thành thị trường và các quy định pháp lý cần thiết.
Phần lớn các kết quả nghiên cứu còn dừng ở phạm vi phòng thí nghiệm, chưa tạo ra
được nhiều công nghệ hoàn chỉnh có thể thương mại hoá. Chưa chú trọng việc mua
sáng chế công nghệ của các nước tiên tiến để đổi mới công nghệ.
Quy định về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ chưa khuyến khích các tổ
chức thực hiện nghiên cứu quan tâm khai thác, thương mại hóa các kết quả nghiên
8


cứu được tạo ra bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Hiệu lực thực thi pháp luật về
sở hữu trí tuệ thấp. Năng lực của các tổ chức trung gian, môi giới công nghệ còn yếu
chưa thật sự đáp ứng vai trò cầu nối giữa cung và cầu.

Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ còn chưa đổi mới kịp với yêu cầu
chuyển sang kinh tế thị trường. Thiếu cơ chế cụ thể để điều phối hoạt động quản lý
nhà nước về khoa học và công nghệ. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ còn thiếu, chưa cụ thể,
thiếu đồng bộ, lạc hậu so với thực tiễn, nhiều quy định không khả thi. Thiếu phân
công, phân cấp rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm giữa các Bộ, ngành và giữa
trung ương với địa phương.
Những yếu kém nêu trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
+ Quan điểm khoa học công nghệ là nền tảng và động lực phát triển đất nước đã
được khẳng định trong các nghị quyết của đảng nhưng chưa được quán triệt đầy đủ
để chuyển thành hành động thực tế.
+ Chậm đổi mới tư duy, phương pháp quản lý khoa học và công nghệ trong điều
kiện chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế
quốc tế.
+ Chưa tách biệt quản lý hành chính nhà nước với hoạt động sự nghiệp dẫn đến tình
trạng các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ. Thiếu cơ chế hữu hiệu về thanh tra, kiểm tra và quy
định trách nhiệm rõ ràng trong hoạt động khoa học và công nghệ.
+ Chưa coi trọng tổng kết thực tiễn các điển hình tiên tiến
+ Cơ chế quản lý kinh tế hiện nay còn duy trì sự bao cấp gián tiếp của nhà nước
thông qua các ưu đãi, độc quyền trong nhiều lĩnh vực, khiến cho các doanh nghiệp
nhà nước ít quan tâm đến nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ để nâng cao
năng lực cạnh tranh. Năng lực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp còn bất cập,
thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp làm cầu nối cho ứng
dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Hệ thống tiền tệ, tài chính kém phát triển
cũng không tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự huy động được nguồn vốn để đầu tư
cho khoa học công nghệ.
Các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ:
9



-

Hoàn thiện cơ chế xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ
+ Phân công, phân cấp rõ ràng trong xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ.
+ Áp dụng rộng rãi phương thức tuyển chọn tỏ chức, cá nhân thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo cơ chế cạnh tranh, công khai, dân chủ.
+ Đổi mới căn bản công tác đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ
+ Hoàn thiện các quy định về thành lập và hoạt động của các hội đồng tư
vấn
+ Đưa nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ áp dụng vào
thực tiễn sản xuất và đời sống.

-

Đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
+ Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức khoa học
và công nghệ của nhà nước hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến
lược và chính sách, nghiên cứu các lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng
điểm và một số lĩnh vực khác do nhà nước quy định.
+ Chuyển các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang
hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp
+ Đẩy mạnh việc hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công
nghệ cao.
+ Thực hiện đánh giá định kỳ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ sử
dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước.
+ Phát huy chức năng và nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và công
nghệ của các trường đại học


-

Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư tài chính cho hoạt động khoa học và công
nghệ:
+ Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ. Khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm nâng cao năng
lực cạnh tranh

10


+ Đổi mới chính sách đầu tư và cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt
động khoa học và công nghệ.
+ Hoàn thiện cơ chế sử dụng nguồn tài chính tạo động lực cho hoạt động
khoa học và công nghệ.
-

Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực khoa học và công nghệ:
+ Xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cho cán bộ khoa học và công
nghệ.
+ Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nhân lực khoa học và công nghệ
+ Thu hút chuyên gia nước ngoài phục vụ phát triển khoa học và công nghệ.

-

Phát triển thị trường công nghệ: gắn kết đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế, xã
hội với thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ và ứng dụng thành tựu khoa
học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.


-

Hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và
công nghệ.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG NÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM.
Để đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước về công nghệ trong nông nghiệp Việt
Nam nhóm 4 lựa chọn mô hình định lượng bằng phương pháp tổng hợp phân tích.
2.1. Tình hình nền nông nghiệp Việt Nam
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam vẫn là
một nước nông nghiệp. Năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71, 473 nghìn
tỷ đồng, tăng 1, 32% so với năm 2008 và chiếm 13, 85% tổng sản phẩm trong nước.
Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những năm gần đây,
trong khi các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng. Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc
làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP. Trong năm 2005, có khoảng
60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, và thuỷ sản. Sản lượng nông
nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 30% trong năm 2005. Việc tự do hóa sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ Nhất trên thế giới
về xuất khẩu gạo (2013). Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu
phộng, cao su, đường, và trà. ( Theo https://vi. wikipedia. org )
11


Gần đây, tình hình kinh tế có khó khăn do bị tác động của khủng hoảng và suy thoái
kinh tế thế giới, Nông nghiệp Việt Nam ngày càng rõ vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế,
tiếp tục ổn định và có mức tăng trưởng. Năm 2011 xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt
gần 25 tỷ USD, tăng trưởng 29% so với năm 2010. Thặng dư thương mại toàn Ngành
năm 2011 đạt trên 9, 2 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu cả nước; nông nghiệp đóng
góp khoảng 20% GDP và chiếm 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Năm 2012,

nông nghiệp vẫn giữ đà tăng trưởng của năm 2011 với giá trị sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản cả nước tăng 3, 4%. Trong đó, nông nghiệp tăng 2, 8%, lâm nghiệp
6, 4%, thủy sản 4, 5%. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành (GDP) đạt 2, 7%.
Năm 2013, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản cả nước tăng 3, 2%. Trong
đó, nông nghiệp tăng 2, 3%, lâm nghiệp 6%, thủy sản 4, 5%. Tốc độ tăng trưởng toàn
ngành (GDP) đạt 2, 6%. Như vậy, có thể thấy tốc độ tăng trưởng của ngành nông
nghiệp rất đáng quan ngại, giảm dần, năm sau thấp hơn năm trước. (Theovukehoach.
mard. gov. vn).
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về khoa học công nghệ
trong nông nghiệp.
a) Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên:
- Khí hậu: Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ, và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Hiện tượng thời tiết thất thường ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố cây lương
thực thực phẩm. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây lương thực thực phẩm ưa ẩm, ưa nhiệt (lúa nước, ngô,
khoai, sắn, …), các loại rau nhiệt đới, …Khí hậu phân hóa theo mùa cây lương thực
thực phẩm cũng có sự sinh trưởng, phát triển theo mùa với các mùa vụ khác nhau; có
thể thâm canh, xen canh, gối vụ…khí hậu phân hóa theo độ cao, tạo nên kiểu khí hậu
cận nhiệt và ôn đới.
Bão, lũ lụt, hạn hán, sương muối,... làm thiệt hại mùa màng và làm giảm chất lượng
sản phẩm nông nghiệp. Chế độ khí hậu thất thường làm phát sinh dịch bệnh trên cây
trồng, lượng ẩm cao gây khó khăn cho bảo quản sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi công
nghệ mới để bảo quản nông sản.
12


Điều đáng lo ngại là nhiệt độ trái đất đang tăng dần. Theo nghiên cứu của ngân hàng
thế giới (WB), Nước ta với bờ biến dài và hai vùng đồng bằng lớn, khi mực nước biển
dâng cao từ 0, 2 - 0, 6m sẽ có từ 100. 000 đến 200. 000ha đất bị ngập và làm thu hẹp

diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Nước biển dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng 0, 3 0, 5 triệu ha tại Đồng bắng sông Hồng (ĐBSH) và những năm lũ lớn khoảng 90% diện
tích của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ngập từ 4 - 5 tháng, vào mùa khô
khoảng trên 70% diện tích bị xâm nhập mặn với nồng độ lớn hơn 4g/l. Ước tính Việt
Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số 4 triệu ha hiện nay, đe dọa
nghiêm trọng đến an ninh lương thực Quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu
người dân. Như vậy biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc
mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng; làm suy thoái
tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị đe dọa, suy giảm về số lượng và chất lượng do
ngập nước và do khô hạn, tăng thêm nguy cơ diệt củng của động vật, làm biến mất các
nguồn gen quý hiếm.
- Đất đai: Tài nguyên đất nước ta khá đa dạng với 14 nhóm đất khác nhau, trong đó
có hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất feralit và đất phù sa. Đất phù sa
khoảng 3tr ha tập trung tại các đồng bằng thích hợp nhất với cây lúa nước và các cây
ngắn ngày khác. Đất feralit chiếm diện tích trên 16 tr ha chủ yếu ở trung du, miền núi
thích hợp cho việc trồng cây CN lâu năm như chè, cà phê, cao su… cây ăn quả và một
số cây ngắn ngày như sắn, ngô, khoai, đậu. Diện tích đất nông nghiệp hiện nay là hơn
9 tr ha tạo điều kiện áp dụng rộng rãi khoa học công nghệ vào nông nghiệp.
- Nguồn nước: mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho việc tiến hành thủy lợi hóa
theo chính sách của nhà nước. Tuy nhiên về mùa mưa mưa nhiều sẽ gây ngập úng làm
thiệt hại tới mùa màng, chất lượng nông sản.
- Sinh vật: các sinh vật vi sinh trong đất góp phần làm tơi xốp đất trồng nhưng cũng
không loại trừ một số loại côn trùng, sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
- Về địa bàn, sản xuất nông nghiệp phân tán rộng hầu như khắp cả nước làm cho sự
can thiệp của Nhà nước gặp nhiều trở ngại trong việc phân bổ nguồn lực, nguồn vốn
cũng như sự đầu tư kỹ thuật mới.
b) Nhóm nhân tố kinh tế-xã hội:
13


- Nguồn lao động dồi dào, cần cù, siêng năng, có kinh nghiệm trong sản xuất tuy

nhiên có sự chênh lệch giữa các vùng về trình độ sản xuất, trình độ tổ chức, trình độ
trang bị kỹ thuật cũng như cơ sở hạ tầng gây khó khăn cho việc quản lý công nghệ.
- Thị trường rộng, nguồn vốn tăng nhanh tạo điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật
mới.
- Phương thức sản xuất của: hình thức sở hữu và thành phần kinh tế đa dạng. Trong
quan hệ sản xuất của ngành nông nghiệp cùng đồng thời tồn tại cả thành phần kinh tế
tư nhân (các tổ chức trang trại) lẫn kinh tế hợp tác xã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
của quản lý nhà nước trong nông nghiệp; đòi hỏi sự tác động của Nhà nước đến phát
triển nông nghiệp phải vừa cụ thể, đồng bộ, vừa đạt hiệu quả trước mắt, lại mang tính
phát triển lâu dài.
- Việc gia nhập các tổ chức thế giới tạo ra thị trường tiêu thụ lớn cho nước ta đồng
thời tạo điều kiện tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến.
2.3. Đổi mới quản lý nhà nước về công nghệ trong nông nghiệp Việt Nam:
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học vào trong nông nghiệp, như công nghệ
biến đổi gen, chuyển gen mang tính trạng tốt vào giống cây trồng, vật nuôi nhằm tạo
ra những giống có năng suất cao, thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, có
khả năng chống chịu dịch bệnh hoặc tạo ra các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng,
vật nuôi; công nghệ chế biến, bảo quản hàng nông sản, …
- Thông qua nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp nhà nước định
hướng sự phát triển, phân bổ nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong nông
nghiệp và điều tiết sự phát triển của nông nghiệp.
- Tiến hành thủy lợi hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa, điện khí hóa, cải tạo đất…
- Xây dựng được nhiều mô hình thúc đẩy sản xuất nuôi trồng và khai thác thủy sản
cho bà con nông ngư dân. Tận dụng mặt nước ao, hồ, nước biển, nước lợ, kết hợp
sản xuất nông nghiệp với nuôi tôm cá, phát triển nuôi trồng với giữ gìn môi trường,
môi sinh, nuôi xen ghép, quảng canh, chọn giống tốt… toàn ngành hiện có 59 cơ sở
đủ tiêu chuẩn sản xuất hàng xuất khẩu.
- Nghiên cứu và tạo nhiều loại giống gia súc, gia cầm, có giá trị kinh tế cao, thúc đẩy
chăn nuôi phát triển. Ứng dụng các mô hình vào chăn nuôi như mô hình nuôi gia cầm
an toàn sinh học, nuôi các giống gia cầm mới... tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi

14


có hiệu quả. Mô hình phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho vật nuôi để kiểm soát, phòng,
chống dịch bệnh bảo vệ đàn vật nuôi gắn liền với bảo vệ môi trường; tạo ra sản phẩm
đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Mô hình
ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp như hỗ trợ máy làm đất, máy gặt đập
liên hợp trong khâu thu hoạch lúa.
- Áp dụng những tiến bộ KH- CN về giống cây trồng, quy trình kỹ thuật thâm canh
và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
2.4. Thành tựu đạt được
Những năm gần đây nhà nước khuyến khích, đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi khoa học
công nghệ vào sản xuất đã tạo ra sự bứt phá cho nền nông nghiệp Việt Nam. Nhiều địa
phương đã đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nhân giống cây trồng,
vật nuôi, xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, cung cấp cho thị
trường nhiều loại nông sản bảo đảm chất lượng, đem lại thu nhập cao cho người nông
dân.
Về thuỷ sản, sau 10 năm thực hiện chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp
thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giai đoạn 2005-2015 đã
cung cấp cho thị trường các loại con giống có tính trạng tốt về tăng trưởng như: Đàn
cá tra hậu bị thế hệ thứ ba (10 nghìn con), phát tán và nuôi thương phẩm cá tra, dòng
cá rô-phi đỏ nuôi phát tán và nuôi đánh giá thử nghiệm tại các vùng nước lợ và ngọt.
Các đàn tôm sú, tôm chân trắng chọn giống được nuôi tăng trưởng tốt ở các vùng địa
lý khác nhau. Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất giống cá hồi Vân. Ngoài ra
đã chế được vắc-xin thành phẩm cho cá giò, cá rô-phi và công nghệ sản xuất; chế
phẩm vi sinh thương mại và công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh phục vụ nuôi tôm
thâm canh cho năng suất, chất lượng cao.
Ngoài việc khơi dậy tiềm năng của ngành thủy sản, KHCN còn tác động mạnh mẽ
đến ngành chăn nuôi. Chỉ trong một thời gian ngắn, lĩnh vực này đã nhận chuyển giao
gần 15 nghìn con trâu, bò, dê và gần 2. 400 con lợn sinh sản và lợn thịt, hơn 500 nghìn

con gia cầm các loại. Nhờ áp dụng KHCN trong chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, đã
góp phần nâng tỷ lệ nuôi sống lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP lên hơn 99%, tỷ lệ
15


phối giống trâu, bò, dê đạt 100%... Đây chính là những kết quả rất đáng khích lệ bảo
đảm cho nông sản đạt yêu cầu về chất lượng giúp Việt Nam gia tăng giá trị sản lượng
nông- lâm- thủy sản xuất khẩu đạt xấp xỉ 31 tỷ USD (năm 2014), tăng 1, 5 lần so bình
quân các năm từ 2010 đến 2012.

Trồng trọt: Nhờ áp dụng những tiến bộ KH- CN về giống cây trồng, quy trình kỹ thuật
thâm canh và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chúng ta đã tuyển chọn, lai tạo hàng chục
giống lúa mới, phù hợp các vùng sinh thái khác nhau, tạo mức tăng trưởng quan trọng.
Mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp như hổ trợ máy làm đất,
máy gặt đập liên hợp trong khâu thu hoạch lúa, hoạt động có hiệu quả, góp phần tăng
thu nhập và giải quyết được khâu thời vụ, giảm được công lao động. Theo ghi nhận
chung từ Chương trình trọng điểm phát triển công nghệ sinh học giai đoạn 2011-2015
đã chọn tạo được 42 giống cây trồng bằng công nghệ chỉ thị phân tử và công nghệ tế
bào; 33 dòng chuyển gen; xây dựng quy trình sản xuất tám chế phẩm sinh học phòng
trừ tuyến trùng nấm, vi khuẩn gây hại trên rễ cây hồ tiêu, cà-phê, bông, ngô…; năm
loại chế phẩm sinh học phục vụ trong chế biến sản phẩm, bảo quản rau quả tươi…
Điều đáng nói là tất cả các giống cây trồng nêu trên đã và đang trải qua mô hình thử
nghiệm, trình diễn và được ứng dụng rộng rãi trong cả nước, góp phần nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha, cao gấp hai đến ba
lần so với mô hình thông thường. Đặc biệt, Việt Nam còn là một trong năm quốc gia
trên thế giới đã nuôi trồng thành công Đông trùng hạ thảo, một trong những vị thuốc
quý có giá trị kinh tế cao. Mới đây, Bộ NN và PTNT cũng đã công nhận kết quả khảo
nghiệm năm giống ngô biến đổi gen gồm: BT11, GA21, MON98034, NK603, TC1507
để chuyển Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép an toàn sinh học. Đây là một mốc
quan trọng của ngành trồng trọt và cũng là giải pháp gỡ khó cho việc sản xuất thức ăn

chăn nuôi

Lâm nghiệp: Nắm rõ tiềm năng về lâm nghiệp, nhà nước ta đẩy mạnh khuyến
khích khai thác và trồng rừng sản xuất. Tại nhiều địa phương đã thực hiện cơ chế
liên doanh, liên kết đầu tư trồng rừng phát triển nguồn nguyên liệu với các hộ gia
đình nhằm bao tiêu sản phẩm của hộ. Sản xuất lâm nghiệp năm 2015 tăng trưởng khá
với mức tăng 7, 9% so với các năm trước; giá trị tổng sản lượng tăng đến 10, 89% và
16


xuất khẩu cũng tăng 10%, vượt qua mức 7, 1 tỷ USD. Bên cạnh đó, gỗ nguyên liệu
dùng xuất khẩu năm nay được đánh giá chất lượng tốt tại ba thị trường tiêu thụ mạnh
là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc do đó thúc đẩy hoạt động trồng rừng trong nhân
dân. Sản lượng gỗ khai thác sơ bộ năm 2015 ước đạt 8. 309 nghìn m 3, tăng 11, 9% so
với cùng kỳ năm ngoái. Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 244, 8 ngàn ha, tăng
10, 8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt
24, 9 ngàn ha, tăng 14, 6%; Trồng mới rừng sản xuất đạt 220 ngàn ha, tăng 10, 4%.
Trong lĩnh vực vi sinh vật, đã tuyển chọn và xây dựng các sưu tập vi sinh vật có ích,
nghiên cứu và áp dụng có kết quả công nghệ vi sinh phục vụ sản xuất và đời sống như
thuốc trừ sâu vi sinh vật, phân vi sinh vật cố định đạm cho cây họ đậu, hóc môn thực
vật sản xuất bằng công nghệ vi sinh, kháng sinh thô, a xít a min v. v...
Trong công nghệ thực phẩm, nhiều kỹ thuật và qui trình công nghệ sinh học được
nghiên cứu và áp dụng như sản xuất nước chấm, nước giải khát lên men, rượu vang v.
v...
Trong những năm qua nhà nước đã tổ chức hàng trăm lớp tập huấn cho cán bộ và
bà con nông dân với hàng chục ngàn lượt người tham gia. Các nội dung được đào tạo
tập huấn là: Kỹ thuật thâm canh các loại cây trồng, kỷ thuật trồng, chăm sóc và khai
thác mũ cao su, trồng rừng nguyên liệu ; Kỹ thuật chăn nuôi các loại gia súc, gia
cầm, Kỹ thuật nuôi trồng, khai thác các loại thủy hải sản, phát triễn chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản theo hướng gia trại và trang trại... Qua đó đã nâng cao được kiến thức,

trình độ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân....
Khoa học và công nghệ trong những năm qua đã góp phần đào tạo và nâng cao trình
độ nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc và phát
huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
2.5. Những hạn chế, giải pháp khắc phục:
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp cũng bộc lộ những hạn chế. Vai trò
quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp còn mờ nhạt, chưa thực sự hiệu quả,
thể hiện qua những điểm sau:
Thứ nhất: trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu –
năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế đối với cây trồng vật nuôi chưa cao. Việc
17


nghiên cứu phát triển sản phẩm và sáng tạo công nghệ chưa thật sự trở thành yếu tố
quan tâm của nông dân và các nhà khoa học nên sự đóng góp từ kết quả KH, CN vào
phát triển một số lĩnh vực nông nghiệp và những ngành phục vụ sx nông nghiệp chưa
rõ nét làm ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển cây trồng và vật nuôi theo hướng sản
xuất hàng hoá.
Theo Cục Trồng trọt, vụ lúa hè thu năm 2015 đã gieo cấy được 158. 000 ha, giảm
khoảng 6. 000 ha so với năm trước. Năng suất bình quân đạt 50, 3 tạ/ha, sản lượng đạt
795. 000 tấn, giảm gần 17. 000 tấn so với vụ hè thu 2014. Riêng cây ăn quả với diện
tích. Cây ăn quả với diện tích 703. 000 ha giảm khoảng 5. 640 ha so với năm trước,
sản lượng thu hoạch 9864. 500 tấn. trong đó chỉ đạt 60% là sản xuất hàng hoá còn lại
chủ yếu cho tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình là chính. Vì vậy nền nông nghiệp vẫn mang
tính chất tự cung tự cấp chưa thoát khỏi sản xuất nông nghiệp thuần tuý.
Thứ hai: Mức đầu tư vào nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông
nghiệp hiện đại. Theo tổng cục thống kê tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm
khoảng 13, 8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm 2000, giảm còn 7, 5% năm 2005
và 5, 45% vào năm 2008; 6, 15% năm 2010 và chỉ ở mức 5, 98% năm 2011( Bảng 1).
Trong năm 2011 tổng vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp cũng chỉ đáp ứng được 40%

nhu cầu của toàn ngành và năm 2012 vốn đầu tư cho nông nghiệp có tăng nhưng cũng
chỉ đáp ứng được 50-60% nhu cầu của khu vực nông nghiệp. Bên cạnh đó tính đến
năm 2011 thì trong toàn bộ khu vực nông nghiệp của Việt Nam còn 495 dự án được
cấp giấy phép còn hiệu lực với vốn đăng ký đầu tư ở mức 3. 264, 5 triệu USD. Mức
vốn này chỉ chiếm 1, 64% tồng vốn đăng kí đầu tư vào Việt Nam. Hỗ trợ của Trung
ương đối với chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn rất hạn chế, chưa
thúc đẩy việc phổ biến và áp dụng phương thức canh tác tiến bộ trên diện rộng trong
khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp gặp
nhiều khó khăn về vốn đầu tư phục sản xuất hàng hóa. Đây chính là nguyên nhân cơ
bản làm cho năng lực sản xuất nông nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa và chuyển đối cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Bảng: Đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2011

18


Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Thứ ba: Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ vừa thiếu về số lượng vừa thiếu về chất
lượng, hệ thống các cơ quan nghiên cứu và triển khai trong lĩnh vực nông nghiệp chưa
hợp lí và hiệu quả thấp. Tiềm lực khoa học tuy có tăng cường nhưng vẫn còn yếu. Đội
ngũ kĩ thuật có trình độ còn thiếu và còn yếu. Cơ cấu nhân lực khoa học công nghệ
theo nghành nghề còn bất hợp lí chủ yếu khoa học xã hội nhân văn, còn lĩnh vực khoa
học tự nhiên rất ít, nhất là kĩ sư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp lại càng thiếu.
Trong khi đó lực lượng lao động trong nông ngiệp chiếm gần 50% lao động chưa đào
tạo tay nghề. Vì vậy chưa đáp ứng kịp thời với sự tiến bộ khoa học công nghệ hiện có.
Thứ tư: việc tự nghiên cứu ứng dụng những công nghệ mang tính chất chuyên ngành
(công nghệ gen biến đổi, đổi gen chuyển gen vào thực vật, động vật…) còn hạn chế.
Từ đó dẫn đến việc tiến hành khảo nghiệm chỉ mới tập trung cho cây lúa, chưa tự lai
19



tạo được giống lúa chất lượng cao. Tốc độ thay đổi giống mới đối với cây hoa màu cây
công nghiệp, cây ăn quả còn chậm, chưa có cây trồng dặc thù riêng thích hợp với điều
kiện thiên nhiên của từng vùng. Việc chuyển giao công nghệ sản xuất giống chỉ mới
thực hiện ở dạng mô hình chưa đáp ứng được nhu cầu giống cho nông nghiệp, thuỷ sản
theo hướng sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Trình độ thâm canh chuyên canh chưa cao,
quy mô sản xuất nhỏ, chất lượng hàng nông sản còn thấp không đồng đều.
Thứ năm: tổ chức sản xuất nông lâm thủy sản còn phân tán thể hiện ở kết cấu hạ tầng
tại các vùng sản xuất tập trung chưa phát triển, quy mô sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, chưa
đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa lớn, ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Chất lượng nước mặt ngày càng bị ô nhiễm, hạn chế phát huy thế
mạnh về nuôi trồng thủy sản. Việc liên kết giữa 4 nhà (Nhà nước, khoa học, doanh
nghiệp, nông dân) phục vụ, nghiên cứu sản xuất chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao...
chưa có sự liên kết chặt giữa cơ quan quản lí và ứng dụng khoa học, công nghệ vào
sản xuất nông nghiệp, các cơ quản quản lí trực tiếp kết quả nghiên cứu nhưng thiếu
thông tin hoặc thông tin không đầy đủ cho nông dân trong việc ứng dụng vào sản xuất.
Các phương tiện thông tin đại chúng mặc dù đã chú trọng hơn nhiều hơn đến vấn đề
KH, CN nhưng thời lượng phát sóng còn ít.
Thứ sáu: quy hoạch phân bổ tài nguyên( đất đai, nguồn nước, …) phục vụ nông nghiệp
chưa hợp lí, chưa hướng tới thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm
nông lâm thủy sản, trong đó:
• Các quy hoạch về đất, mặt nước cho sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp ngắn ngày,
cây dài ngày, chăn nuôi và thủy sản…chưa rõ ràng chưa đủ cụ thể để quản lý chặt
chẽ theo yêu cầu của sản xuất từng loại cây trồng vật nuôi. Tình trạng quy hoạch
sản xuất nông lâm, thủy sản liên tục bị phá vỡ tạo ra tình trạng hỗn loạn trong sản
xuất, hao phí vốn đầu tư của người nông dân gây khó khăn cho đời sống của họ.
• Quy hoạch đất để sản xuất nông, lâm, thủy sản lâu dài: đất chuyển sang làm kết cấu
hạ tầng nông thôn và tạo mặt bằng để phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch
vụ, thương mại nông thôn vẫn chưa được xác định rõ ràng, minh bạch.

• Đất dành cho nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp lại do sự gia tăng dân số, sự
phát triển của các ngành công nghiệp và yêu cầu mở rộng, tu bổ cơ sở hạ tầng cho
đất nước. Trên thực tế đã nảy sinh nhiều hiện tượng phức tạp ảnh hưởng đến năng
20


suất và sự phát triển của nền nông nghiệp như là nông dân mất đất, phản đối chính
sách đền bù giải phóng mặt bằng của nhà nước, thị trường quyền sử dụng đất hoạt
động không hiệu quả. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã và đang nỗ lực đổi mới
chính sách đất nông nghiệp thông qua Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm
2003, nhưng cho đến nay chính sách đất đai vẫn còn nhiều nội dung cần phải hoàn
thiện.
Thứ bảy: chính sách của nhà nước và địa phương trong áp dụng công nghệ vào nông
nghiệp chưa hợp lí. Thời gian qua chính phủ đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ cho
nông nghiệp nhưng chưa đủ sâu, chưa đủ mạnh và có một số chính sách chưa phù hợp
với thực tiễn. Nông nghiệp ở nước ta chưa hiệu quả do tư duy chậm đổi mới. Ở các
nước phát triển giai đoạn đầu công nghiệp hoá hiện đại hoá lấy đi nhiều tài nguyên hy
sinh nông thôn để phát triển đô thị. Sau đó họ lại lấy đô thị bù đắp cho nông thôn và
trợ cấp trở lại cho nông nghiệp. Tuy nhiên chúng ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đã lâu nhưng chưa bù đắp lạ được cho nông nghiệp. Ngoài ra chính sách chưa
“mở” chưa tạo cơ hội cho việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Nếu đổi mới chính
sách đổi mới tổ chức, đầu tư công sẽ mở hướng phát triển cho nông nghiệp.
Bên cạnh đó, chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp đang phải điều chỉnh theo lộ
trình cam kết giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế làm tăng khó khăn cho nhiều
ngành nông nghiệp và nông dân. Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất còn cao,
sản phẩm làm ra khó cạnh tranh với hàng hóa nông sản của các nước có điều kiện sản
xuất tốt hơn được nhập khẩu vào Việt Nam.
Giải pháp
Nông nghiệp nước ta đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy,
ngoài những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy sản xuất nông

nghiệp thì yêu cầu về việc nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước ngày càng
trở nên cấp thiết. Nhóm 4 đưa ra một số giải pháp sau:
+ Cần xác định rõ quy hoạch dài hạn về phát triển các nghành sản phẩm nông, lâm,
thuỷ sản phù hợp với từng vùng, miền thích ứng với thì trường, tạo ra các vùng sản
xuất ổn định; cần rà soát quy hoạch sử dụng đất để phát triển các loại cây trồng có giá
trị cao theo tín hiệu thị trường trên mỗi vùng sinh thái, phù hợp với đặc tính thổ
nhưỡng của đất canh tác.
21


+ Một số chính sách cần được sớm hoàn thiện : đó là chính sách quản lí đất đai, sử
dụng đất, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Khuyến khích mở mang, phát triển
nghề, làng nghề ở nông thôn; chính sách tín dụng, chính sách thị trường hợp tác quốc
tế, chính sách khuyến khích lâp trang trại kinh doanh theo quy mô lớn, chính sách đào
tạo nguồn nhân lực cho nông thôn.
Cùng với việc hoàn chỉnh hệ thống, thể chế và chính sách, điều có ý nghĩa cấp bách
là cải cách bộ máy hành chính và lành mạnh hóa đội ngũ cán bộ, công chức trong nông
thôn. Cần xúc tiến, nghiên cứu và xây dựng luật nông nghiệp phù hợp với tình hình
nhiệm vụ mới thay thế các pháp lệnh hiện hành về nông nghiệp tạo cơ sở để quản lý và
phát triển nông nghiệp thống nhất và đồng bộ.
+ Ứng dụng công nghệ canh tác mới và công nghệ thu hoạch phù hợp với nông dân,
tận dụng các điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với từng loại sản phẩm, tổ chức tại mạng
lưới thu gom nông sản hàng hoá theo quy tắc liên kết, giúp nông dân xây dựng thể chế
gắn sản xuất của hộ nông dân với các cơ sở chế biến và doanh nghiệp thương mại với
sự thâm gia có trách nhiệm hơn của cơ quan quản lí nhà nước địa phương trên mỗi
vùng sản xuất.
+ Tập trung nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nhăm phục vụ sản xuất hàng hoá như:
thuỷ lợi, điện đường giao thông mặt bằng phục vụ sản xuất chế biến và thông tin.
+ Đẩy mạnh đầu tư vốn nhà nước vào nông nghiêp và thu hút tối đa vốn của các
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các trang trại cho kết cấu hạ tầng gắn với sản xuất

kinh doing của họ. tăng cường đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật sản xuất nông
nghiệp bằng nguồn ngân sách và nguồn vốn ODA theo các vùng sản xuất hàng hoá tập
trung, có sản lượng hàng hoá lớn và giá trị cao.
+ Với các ngành chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ từng địa phương cần áp dụng các
biện pháp hành chính và kinh tế để điều chỉnh phương thức chăn nuôi phân tán, quy
mô nhỏ lẻ, nuôi thả tự nhiên không kiểm soát được dịch bệnh sang phương thức chăn
nuôi trang trại theo quy hoạch vùng và có sử dụng các biện pháp phòng chống dịch
bệnh cũng như xử lý chất thải đồng bộ thức ăn chăn nuôi.
+ Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân
truy cập và khai thác kịp thời các thông tin về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công

22


nghệ hiện đại vào sản xuất. Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tạo
điều kiện cho vay vốn... đẩy mạnh quá trình sản xuất nông nghiệp.
+ Mở rộng và tăng cường chất lượng công tác thông tin khoa học công nghệ bằng
cách phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thống kê, thông tin, xuất bản, thư viện, các
trường học và các đoàn thể quần chúng... để làm tốt việc tuyên truyền phổ biến các tin
tức khoa học công nghệ nông nghiệp của nước ta và của thế giới trong đông đảo cán
bộ khoa học công nghệ và trong quần chúng lao động ở nông thôn.
+ Lựa chọn hình thức chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ thích hợp cho các hộ
gia đình nông dân và các trang trại.
+ Tạo ra các giống lúa, ngô và các giống cây trồng khác có năng suất cao, chất lượng
tốt phù hợp với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu trên cơ sở phát huy ưu thế lai.
+ Tạo giống cây ăn quả có năng suất và chất lượng cao phù hợp với từng vùng sinh
thái, góp phần đổi mới cơ cấu ngành trồng trọt.
+ Cải tạo đàn bò của Việt Nam theo hướng chăn nuôi lấy thịt, sữa có năng suất cao.
+ Nạc hoá đàn lợn trong chăn nuôi xuất khẩu.
+ Nghiên cứu áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, giảm bớt việc

dùng các chất hoá học để bảo vệ môi sinh.
+ Cùng với việc đào tạo mới, cần coi trọng việc bồi dưỡng đào tạo lại đội ngũ cán bộ
khoa học công nghệ ngày càng mạnh về số lượng và chất lượng. Củng cố và xây dựng
các trường Đại học Nông nghiệp để đào tạo những kỹ sư nông nghiệp có trình độ lý
luận và thực hành. Xây dựng các trường cao đẳng nông nghiệp, tăng cường hệ trung
học chuyên nghiệp với nhiệm vụ đào tạo kỹ sư thực hành và cán bộ trung cấp kỹ thuật
để tăng cường cho cấp huyện và cấp cơ sở.
+ Việc đào tạo sau và trên đại học, cần kết hợp cả hai hướng: Trong khi tiếp tục gửi
đi đào tạo ở nước ngoài, cần đẩy mạnh công tác đào tạo ở trong nước. Mở rộng đào tạo
các công nhân lành nghề, các kỹ thuật viên cho các cơ sở sản xuất nông lâm ngư
nghiệp.
+ Thường xuyên có những nghiên cứu tổng kết các điển hình tiên tiến Việt Nam, tổ
chức nhân điển hình tiên tiến về tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất.
23


+ Thực hiện có hiệu quả việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại. Tăng
cường hơn sử dụng các loại phân bón hoá học một cách hợp lý, phù hợp với từng loại
cây trồng, từng loại chất đất ở mỗi địa phương. Sử dụng kết hợp các giải pháp phòng
trừ dịch bệnh bằng hoá chất với việc phòng trừ bằng các phương tiện vi sinh, thảo
mộc.
+ Khuyến khích việc khôi phục và phát triển hơn nữa các phong trào của cuộc: "Cách
mạng xanh" đã phát triển khá mạnh trước đây như: Bón phân chuồng, phân bắc; làm
điền thanh mô, làm bèo hoa dâu và các hình thức làm phân xanh khác. Khuyến khích
việc sản xuất và sử dụng ngày càng rộng rãi các loại phân bón vi sinh và các chế phẩm
vi sinh vật khác.

24



KẾT LUẬN
Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và
đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động làm
chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt của
đời sống xã hội. Đảng và nhà nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện cùng
với việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tiềm lực KHCN đã được tăng cường,
nhiều thành tựu KHCN được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. Qua đề tài trên, ta
thấy được thực trạng quản lý nhà nước về công nghệ trong nông nghiệp Việt Nam và
nhận thức rõ hơn về vai trò của quản lý nhà nước.

25


×