Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Quy định về An toàn lao động, vệ sinh lao động và thực trạng tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.64 KB, 17 trang )

Mục lục

1


Lời mở đầu
An toàn lao động, vệ sinh lao động là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự
thành công của các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng như là yếu tố đảm bảo tính
mạng, sức khỏe cho người lao động và đây cũng là trách nhiệm bắt buộc của người
sử dụng lao động. Hiện nay, Nhà nước ngày càng chú trọng tới các vấn đền liên
quan đến an toàn lao động, vệ sinh lao động, qua đó đã có những quy định chặt chẽ
về vấn đề này. Tuy nhiên, thói quen lao động cũng như trình độ dân trí chưa cao ở
một số nơi cũng như ý thức chấp hành pháp luật của nhiều chủ thể trong quan hệ
lao động chưa tốt dẫn tới việc thi hành những quy định về an toàn lao động, vệ sinh
lao động chưa được triệt để. Do đó, để có thể góp một phần nhỏ trong việc đảm bảo
quyền lợi cho người lao động cũng như việc tuân thủ pháp luật em xin trình bày bài
tiểu luận: “Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ
sinh lao động”
Do còn thiếu kinh nghiệm về thực tế nên có thể bài tiểu luận còn nhiều sai sót
mong thầy, cô có thể xem xét và đánh giá để bài viết cỏ thể hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!

2


I.
1.

Tìm hiểu chung về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Khái niệm


Dưới góc độ kinh tế - xã hội ta có thể hiểu an toàn lao động và vệ sinh lao động
như sau:
An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao
động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động. Vệ
sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc trong
quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động.
Vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc
trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao
động.
An toàn lao động, vệ sinh lao động là yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả trong
lao động, tái sản xuất sức lao động và tạo sự hài hòa, cũng như đảm bảo một trong
những quyền lợi của người lao động được hưởng.
Dưới góc độ pháp lý, an toàn lao động và vệ sinh lao động là tổng hợp những quy
phạm pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao
động nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, những yếu tố
nguy hiểm và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.
Hiện nay, trong quá trình hội nhập toàn cầu việc chú trọng tới môi trường làm việc
hay vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động là điều vô cùng cần thiết.
2.

Ý nghĩa

Việc quy định vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động thành một chế định
trong luật lao động có ý nghĩa có ý nghĩa quan trong trong thực tiễn.
Trước hết, nó biểu hiện sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề bảo đảm sức khỏe
làm việc lâu dài cho người lao động.
3


Thứ hai, các quy định về đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động trong doanh

nghiệp phản ánh nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong
vấn đề bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Tạo tâm lý yên tâm cho người lao
động, tiến tới loại bỏ các nguy cơ khách qua có thể gây ra thiệt hại cho sức khỏe và
sự phát triển cho người lao động
Ví dụ : việc trang bị các phương tiện che chắn trong điều kiện có tiếng ồn, bụi...
Thứ ba, góp một phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Một trong
những yếu tố gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường là chất thải, do không đảm bảo
đúng quy trình vệ sinh lao đông gây ô nhiễm nguồn nước cũng như ảnh hưởng đến
các cụm dân cư. Vì vậy, thực hiện an toàn lao động và vệ sinh lao động luôn là yêu
cầu tất yếu của mọi nền sản xuất, là yếu tố tạo nên sự bền vững của cả một cộng
đồng.
Thứ tư, việc thực hiện an toàn lao động và vệ sinh lao động góp phần tạo ra lợi
nhuận một cách bền vững, theo đó khi được đảm bảo về an toàn lao động và vệ
sinh lao động người lao động có thể tái tạo sức lao động nâng cao hiệu quả làm
việc, tăng năng suất cũng như đảm bảo hiệu quả làm việc. Nếu chỉ vì lợi nhuận
trước mắt mà không đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động dẫn tới các rủi
do trong lao động thì sẽ phải tốn rất nhiều chi phí để khắc phục hậu quả, ngoài ra
còn làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đứng
vững trên thị trường thì không nên chỉ vì cái lợi trước mắt mà phải tính đến sự phát
triển bền vững lâu dài. Điều đó chỉ có thể đạt được nếu thực hiện tốt công tác an
toàn lao động và vệ sinh lao động.
II.

Các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Các quy định chung về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Nhà nước luôn có các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao
động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các
4



biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến
khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ
thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao,
công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động; đầu tư nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng
phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao
động; hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh
vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ
chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an
toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh
lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công
việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; phát triển đối tượng tham
gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt
nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.
Để làm tốt được các chính sách đó nhà nước đã đặt ra các tiêu chuẩn về an toàn lao
động và vệ sinh lao động. Các tiêu chuẩn này sẽ giúp tạo ra một môi trường thuận
lợi cho người lao động, hạn chế tối đa các tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
Các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn
về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Các tiêu chuẩn về an toàn lao đông và vệ sinh lao động vừa có tính pháp lý vừa
mang tính khoa học đặc thù. Theo đó, các tiêu chuẩn này mang đầy đủ các bộ phận
để cấu thành một quy phạm pháp luật thông thường, bên cạnh đó đó các tiêu chuẩn
này cũng chứa những yêu cầu về kỹ thuạt, y tế nghiêm ngặt.
Với tư cách là cơ quan của Chính phủ, phụ trách chuyên ngành lao động, thương
binh và xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được pháp luật giao chủ trì
phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng, ban hành và hướng dẫn tổ chức
5



thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao
động. Các quy chuẩn quốc gia về lĩnh vực này thể hiện tính khoa học, tính kinh tế,
tính xã hội và tính pháp lý, có giá trị bắt buộc đối với các bộ, ngành, địa phương, tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan. Đó là lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi sự tham
gia phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà
quản lý, những người hoạt động thực tiễn mới đảm bảo tính phù hợp, khả thi.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội và các địa phương ban hành, hướng dẫn,
các doanh nghiệp sẽ nghiên cứu xây dựng nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an
toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc
trong doanh nghiệp mình.
Quy định tại khoản 2 Điều 136 đã có sự mở rộng việc giao các địa phương ban
hành tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động ngoài các tiêu chuẩn
quốc gia do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Mặt khác, còn quy
định trách nhiệm, tính chủ động của các doanh nghiệp trong việc ban hành các quy
định áp dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, để công tác này có hiệu quả
cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ và chế tài các vi phạm đối với các doanh nghiệp
mới bảo đảm tính hiện thực.
Như vậy, Nhà nước đã đề ra những quy định chung mà các người sử dụng lao động
phải tuân theo. Việc thực hiện các quy định này phải được thực hiện một cách
nghiêm ngặt, không thể thỏa thuận hay thay đổi được.
2. Quy định về trang thiết bị phương tiện bảo vệ cá nhân

Theo thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH thì phương tiện bảo vệ cá nhân là những
dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng
trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các
6


yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp

công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại
trừ hết.
Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:Phương tiện bảo vệ đầu; phương tiện bảo vệ
mắt, mặt; phương tiện bảo vệ thính giác; phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp;
phương tiện bảo vệ tay, chân; phương tiện bảo vệ thân thể; phương tiện chống ngã
cao; phương tiện chống điện giật, điện từ trường; phương tiện chống chết đuối; các
loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.
Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ các phương tiên bảo vệ cá nhân cho
người lao động, ngoài ra các thiết bị này phải đảm bảo chất lượng, quy chuẩn, tiêu
chuẩn theo đúng quy định của Nhà nước.
Công tác bảo hộ lao động là công tác nhằm chủ động phòng ngừa,ngăn chặn tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc những tác động xấu đến sức khỏe người lao động,
do đó việc quy định về vấn đề này là rất quan trọng. Mặt khác các quy định này thể
hiện sự quan tâm của Nhà nước tới sức khỏe cũng như tính mạng của người lao
động, đồng thời việc quy đinh này sẽ rằng buộc những người sử dụng lao động phải
tuân theo và đáp ứng đúng theo quy đinh.
3.

Quy định về thời gia làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Thời giờ làm việc cũng có ảnh hưởng tới việc bảo vệ sức khỏe người lao động. Cần
phải đảm bảo cho người lao động làm việc trong một khoảng thời gian hợp lý để
đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Việc kéo dài thêm khoảng thời gian làm
việc của người lao động phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Làm việc
về ban đêm khiến cơ thể thường mệt mỏi, các thao tác thường chậm và kém chính
xác cần phải trang bị cho người lao động những công cụ cần thiết để giảm thiểu tai
nạn lao động, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
7



Như vậy, nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động, tăng khả năng tài sản xuất sức
lao động và liên quan đến lợi ích lâu dài của chủ sử dụng lao động, người sử dụng
lao động và người lao động nhưng phải thỏa thuận thời hian làm việc trong hợp
đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể không cao hơn mức thời gian cho
phép theo quy định của pháp luật
4.

Quy định về chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật

Để bòi dưỡng sức khỏe cho người lao động, tăng sức đề kháng, phòng ngừa các
nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động cần cung cấp cho người
lao động làm việc trong môi trường độc hại nguy hiểm một số hiện vật có chất dinh
dưỡng để có thể hạn chế những yếu tố gây hại trên ( như sữa, đường, trứng, hoa
quả,...) khi thực hiện công tác bồi dưỡng bằng hiện vật thì người sử dụng lao động
cần tuân thủ các nguyên tắc tại điều 24 luật an toàn vệ sinh lao động
Điều 24. Bồi dưỡng bằng hiện vật
1. Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được
người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật.
2. Việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc sau đây:
a) Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể;
b) Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm;
c) Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động
không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc bồi dưỡng bằng
hiện vật.
5.

Quy định về chế độ an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với một số
loại lao động đặc thù
8



Trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động thì ngoài các quy định chung đã
trình bày thì còn một số loại lao động đặc thù có những quy định riêng, các quy
định này được dựa trên các đặc điểm về tâm sinh lý sức khỏe và khả năng làm việc
của các loại lao động đặc thù như:
a)

Chế độ an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với lao động nữ

Lao động nữ có nhiều những đặc điểm đặc thù do với lao động nam, người sử dụng
lao động nữ cần tuân thủ một số quy định để đảm bảo sức khỏe tính mạng và phải
phù hợp với sinh lý riêng của lao động nữ theo quy định tại điều 154 bộ luật lao
động năm 2012. Bên cạnh đó, cũng cần tuân thủ các quy định của pháp luật về việc
sử dụng lao động nữ đang mang thai như: không được sử dụng lao động nữ làm
việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong khi người phụ nữ đang mang
thai tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa,
biên giới hải đảo; hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;....
b)

Chế độ an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với lao động cao tuổi

Các quy định về đảm bảo an toàn lao động vệ sinh lao động đối với người lao động
cao tuổi chủ yếu liên quan đến việc rút ngắn thời gian làm việc cũng như không sử
dụng người lao động cao tuổi vào những nơi có điều kiện làm việc độc hại nguy
hiểm để có thể bảo vệ sức khỏe cho người lao động cao tuổi.
c)

Chế độ an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với lao động là người khuyết
tật


Nhà nược tạo điều kiện cho người lao động không chỉ là việc làm mà còn muốn tạo
cho họ một mooit trường làm việc được đảm bảo. Theo đó người sử dụng lao động
phải phải được đảm bảo về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động
phù hợp với người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khỏe của họ. Bên
cạnh đó việc sử dụng lao động suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm
9


thêm giờ, làm việc vào ban đêm hay sử dụng những lao động khuyết tật làm những
công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm là hành vi vi phạm pháp luật.
d)

Chế độ an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với lao động chưa thành niên

Người lao động dưới 18 tuổi được coi là người lao động chưa thành niên. Do đặc
thù về tâm sinh lý nên khi sử dụng lao động chưa thành niên cần chú ý: chỉ sử dụng
lao động chưa thành niên vào các công việc phù hợp, phải lập sổ theo dõi ghi chi
tiết về thông tin cũng như tình hình khám sức khỏe của người chưa thành niên và
phải xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng cần phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng người
lao động chưa thành niên như sau: Không sử dụng người lao động chưa thành niên
cho công việc năng nhọc, độc hại , nguy hiểm,... ; thời gian làm việc của người từ
15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 8 giờ một ngày và 40 giờ trong 1 tuần và
được làm thêm hoặc làm ban đêm trong một số nghề công việc còn người dưới 15
tuổi không quá 4 giờ một ngày và 20 giờ trong 1 tuần; người sử dụng lao động phải
tạo cơ hội cho người lao động chưa thành niên được học văn hóa.
III.
1.


Thực trang và giải pháp
Thực trạng

An toàn lao động vệ sinh lao động là yếu tố quyết định thành công trong sản xuất
kinh doanh nên nhiều doanh nghiệp công ty trên cả nước đã quan tâm tổ chức tổ
chức nhiều đợt tập huấn và kiểm soát việc thực hành an toàn, các quy định về an
toàn lao đọng, vệ sinh lao động được thực hiện đầy đủ đồng thời các doanh nghiệp
cũng trú trọng xây dựng mạng lưới an toàn, vệ sinh riêng cũng như đã chủ động
huấn luyện cho các cán bộ quản lý người làm công tác an toàn công nhân trực tiếp
lao động. Ở mỗi doanh nghiệp sản xuất hầu hết các doanh nghiệp đều dán quy trình
sản xuất và cảnh báo những nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra.

10


Bên cạnh đó đã có sự phối hợp giữa các ban ngành có liên quan để thực hiện các
cuộc thanh tra, kiểm tra giám sát các hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
Theo nhận xét và đánh giá thì cơ bản các doanh nghiệp cũng như các hộ sản xuất
kinh doanh đã cơ bản tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Các tổ
chức công đoàn đã triển khai tuyên truyền cho chủ lao động, người sử dụng lao
động và người lao động các quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Ngoài ra còn các
tổ chức công đoàn còn phối kết hợp với doanh nghiệp để tạo điều kiện cho người
lao động cũng như người sử dụng lao động được tập huấn thực hành để đảm bảo an
toàn vệ sinh trong lao động.
Tuy nhiên, vẫn còn những doanh nghiệp thực hiện chưa triệt để các quy định trong
công tác an toàn, vệ sinh lao động và một số quy trình vẫn còn mang tính chất hình
thức điều này sẽ dẫn đến nguy hiểm cũng như tai nạn gây ảnh hưởng đến người lao
động, cũng như uy tín của doanh nghiệp đây là một vấn đề cần phải được quan tâm
và trấn chỉnh. Ngoài ra vẫn còn một số doanh nghiệp vừa và nhỏ thì công tác an
toàn lao động, vệ sinh lao động vẫn còn hạn chế ví dụ như: nhà xưởng chật hẹp

chưa đảm bảo theo quy định, chưa bố trị được các nhân viên chuyên trách về công
tác an toàn, vệ sinh lao động, ngoài ra trang thiệt bị thì đã lạc hậu chưa được đầu tư,
công tác trang bị bảo hộ lao động vẫn chưa đầy đủ.
Trong lĩnh vực xây dựng các tai nạn ở các công trình xây dựng diễn ra thường
xuyên gây nguy hại đến cả công nhân lao động lẫn những người xung quanh. Rất
nhiều lao động chỉ ký hợp đồng theo thời vụ không được huấn luyện về an toàn, vệ
sinh lao động, môi trường làm việc cũng như bảo hộ lao động cũng không được
quan tâm đúng mức do vậy, tai nạn dẫn đến rất cao.

Tình trạng tai nạn lao động vẫn còn diễn ra theo thông báo “tình hình tai nạn lao
động năm 2016” do bộ lao động thương binh và xã hội thì trên toàn quốc đã xảy ra
11


7981 vụ tai nạn lao động làm 8251 người thương vong. Trong đó có một số vụ đặc
biệt nghiêm trọng như:
1. Vụ tai nạn ngạt khí xảy ra vào 16g30 ngày 01/01/2016 tại lò vôi khu vực
núi đá Yên Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa làm 08
người chết và 01 người bị thương nặng.
2. Vụ tai nạn sạt lở vách đá xảy ra vào 10g30 ngày 22/01/2016 tại mỏ đá của
Doanh nghiệp TNHH Tuấn Hùng, xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
làm 08 người chết.
3. Vụ tai nạn sập mái công trường xây dựng xảy ra vào 10g30 ngày
04/4/2016 tại Công trình thi công Nhà văn hóa xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, tp
Hải Phòng làm 09 người bị thương.
4. Vụ tai nạn nổ đường ống dẫn dầu của máy ép thủy lực xảy ra vào 9g45
ngày 18/4/2016 tại khu vực ép ván thuộc Công ty cổ phần thế giới gỗ Việt Nam,
Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghị Lộc, tỉnh Nghệ An làm 11 người bị
thương.
5. Vụ nổ nồi hơi vào 10h ngày 30/10/2016 tại Cơ sở chế biến Don Lan Anh

thôn Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình làm 04 người chết
và 11 người bị thương.
6 Vụ nổ lò hơi vào 14h chiều ngày 10/11/2016 tại khu vực xưởng sản xuất
của Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Thái Nguyên làm 02
người chết và 06 người bị thương.
Ngoài ra trong thông báo này còn liệt kê ra các nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao
động như:
* Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 42,1%, cụ thể:
- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an
toàn chiếm 17,8% tổng số vụ;
12


- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 8,4% tổng số vụ;
- Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện
an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động chiếm 11,4% tổng số vụ;
- Do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 3% tổng số vụ;
- Do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
trong lao động chiếm 1,5%.
*Nguyên nhân người lao động chiếm 17,3%, cụ thể:
- Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động chiếm
15,3% tổng số vụ;
- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 2% tổng
số vụ;
Còn lại 40,6% là những vụ tai nạn lao động xảy ra do các nguyên nhân
khác.
Như vậy cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát cũng như có những
chế tài xử phát mạnh mẽ hơn để có thể tác động, nâng cao nhận thức hiểu biết của
các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đặc biệt là người sử dụng lao động và người lao
động về tầm quan trọng của công tác an toàn, vệ sinh lao động qua đó đảm bảo

được sức khỏe và tính mạng của người lao động.
Bên cạnh tai nạn nghề nghiệp thì vấn đề bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam cũng rất
đáng quan tâm:
-Theo xu thế phát triển của xã hội, ngày càng nhiều ngành nghề mới có tiếp xúc với
các yếu tố gây bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là các yếu tố gây nên bệnh ở phổi, phế
quản. Theo thống kê mới nhất, tại Việt Nam hiện có gần 30.000 người lao động
mắc mới bệnh nghề nghiệp. Những thay đổi về xã hội và công nghệ, cùng với tình
hình kinh tế thế giới, đang làm trầm trọng thêm những rủi ro hiện tại đối với sức
13


khỏe và tạo nên những hiểm họa mới. Những bệnh nghề nghiệp phổ biến, như bụi
phổi silic hay những bệnh gây ra do hít phải amiăng, vẫn rất phổ biến, trong khi đó
những bệnh mới xuất hiện như rối loạn tâm thần hoặc xương khớp, ngày càng gia
tăng.
-Đánh giá của Cục An toàn lao động cho thấy, hàng năm chỉ có khoảng 6.000 cơ sở
đo môi trường lao động và chỉ có khoảng 5% lực lượng lao động trong cả nước đi
kiểm tra bệnh nghề nghiệp. Những người đến khám bệnh thường khi đã có xuất
hiện những triệu chứng của bệnh. Còn theo Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế),
hiện chỉ có khoảng trên 15% cơ sở lao động trong toàn quốc được giám sát môi
trường lao động, khám sức khỏe định kỳ. Theo thống kê, bệnh bụi phổi là phổ biến
nhất và nguy hiểm nhất (chiếm 74%), kế đến là điếc do tiếng ồn (17%), rồi các
bệnh khác như nhiễm độc benzen; bệnh do tia X; sạm da nghề nghiệp, viêm da…
2.

Giải pháp
Các Bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ

động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các
lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng như: xây

dựng, khai khoáng, hóa chất, sử dụng điện, đặc biệt là các công trình xây dựng
trọng điểm, tiếp giáp với khu dân cư, đông người qua lại.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định an toàn, vệ sinh lao
động của các doanh nghiệp trên địa bàn do mình quản lý, chú ý đến hoạt động xây
dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn tại doanh nghiệp; khẩn trương triển khai
công tác an toàn, vệ sinh lao động theo Luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn
bản hướng dẫn; tăng cường tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp
luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng lĩnh vực và ngành nghề, ưu tiên
việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao
14


động làm việc không theo hợp đồng lao động. Tăng cường tổ chức điều tra tai nạn
lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Các doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động,
chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố
nguy hiểm có hại tại doanh nghiệp, phòng ngừa tai nạn lao động do ngã cao, điện
giật, vật rơi, đổ sập; tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho
người lao động.
Tuyên truyền vận động người sử dụng lao động quan tâm, chú ý việc xây
dựng nội quy, quy trình, biện pháp làm việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, cải
thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc; tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật an
toàn, vệ sinh lao động cho các hội viên.
Công đoàn phối hợp tích cực với doanh nghiệp và hàng năm tổ chức các cuộc họp
giữa người lao động và chủ sử dụng lao động, để có thể tiếp thu những ý kiến của
người lao động để sửa đổi bổ sung các vấn đề liên quan đến an toàn lao động, vệ
sinh lao động như bảo hộ lao động, công tác kiểm tra sức khỏe,...

15



IV.

Kết luận

Nhằm khắc phục hậu quả của việc không đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao
động gây ra, Nhà nước ta đã ban hành những quy định về vấn đề này, thông qua đó
đảm bảo tính mạng, sức khỏe của người lao động trong quá trình làm việc và nâng
cao trách nhiệm của người sử dụng lao động. Nhìn chung đã có sự tuân thủ các quy
định an toàn lao động, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn lớn
tại nước ta. Tuy nhiên, thực trạng an toàn lao động, vệ sinh lao động tại Việt Nam
vẫn còn nhiều bất cập do ý thức chấp hành pháp luật chưa cao của một số bộ phận
dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Mong rằng trong tương lai không xa các
cơ quan chức năng sẽ có những giải pháp khắc phục những bất cập trên, để có thể
nâng cao chất lượng lao động cũng như phát triển đất nước.

16


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình luật lao động trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
2. Bài viết “Việt Nam hiện có 30.000 người lao động mắc bệnh nghề nghiệp”
tại địa chỉ: />
2/7485-vit-nam-hin-co-30000-ngi-lao-ng-mc-bnh-ngh-nghip-.html
Bài viết “Thông báo tình hình tai nạn lao động năm 2016” tại địa chỉ:

4.

/>Bài viết “Tồn tại, hạn chế trong công tác ATVSLĐ và định hướng xây dựng
Luật An toàn – Vệ sinh Lao động” tại địa chỉ:


5.

/>Thông báo “Tình hình tai nạn lao động năm 2016” của bộ lao động thương
binh và xã hội

17



×