Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Chương trình tổ chức quản lý thi trắc nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 89 trang )

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, đến nay công việc
liên quan đến khóa luận đã được hoàn tất. Trong suốt thời gian thực hiện khóa
luận em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Ở phần đầu của khóa luận này
cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến những người đã giúp
đỡ em.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô khoa
Công nghệ Thông tin trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và đã khích lệ cho em
trong suốt quá trình học tập tại khoa.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Trịnh Đình Vinh, người đã tận
tình hướng dẫn, động viên, và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua, cho em sự
bình tĩnh và tự tin, giúp em rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu mỗi khi
em vấp phải những khó khăn. Em khó có thể hoàn thành được đề tài này nếu
không nhờ sự tận tình chỉ bảo của thầy.
Và em xin chân thành cảm ơn đến tất cả anh, chị, bạn bè đã và đang
động viên, chia sẻ, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập cũng như thực
hiện khóa luận này.
Cuối cùng là lời cảm ơn đặc biệt gửi đến gia đình của em, những người
đã tiếp thêm cho em sức mạnh, luôn luôn che chở, yêu thương, bên cạnh em
mỗi khi em gặp khó khăn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Vũ Trà Giang


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài khóa luận “ Chương trình tổ chức quản lý thi trắc nghiệm ” sau
một thời gian nghiên cứu đã được hoàn thành và thu được một số kết quả nhất
định. Vì vậy, em xin cam đoan:


 Đề tài là công trình nghiên cứu do cá nhân em thực hiện, không
sao chép dưới bất kì hình thức nào, và khoá luận được thực hiện
dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy giáo Trịnh Đình
Vinh.
 Kết quả thu được trong đề tài hoàn toàn trung thực, không trùng
với kết quả của những tác giả khác.
Nếu sai, em xin chịu toàn bộ trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Người cam đoan
Vũ Trà Giang


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Lời nói đầu....................................................................................................... 1
Bố cục khóa luận..............................................................................................3
Chƣơng 1: Mở đầu..........................................................................................4
1.1. Yêu cầu thực tế và lý do chọn đề tài...........................................................4
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................5
1.2.1............................................................................................Mục đích
5
1.2.2.Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống....................................................5
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài....................................................................6
1.4. Giới thiệu quy trình làm việc của chương trình..........................................6
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................................8
Chƣơng 2: Cơ sở lí thuyết chung...................................................................9
2.1. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Visual Basic.NET...................................9

2.1.1. Tổng quan về ngôn ngữ.................................................................9
2.1.2. Cấu trúc của một ứng dụng......................................................... 10
2.1.3. Chúng ta có thể làm gì với VB.NET...........................................11
2.1.4. Tóm tắt ngôn ngữ VB.NET.........................................................12
2.1.5. Đối tượng không thể thiếu trong ứng dụng CSDL ADO.NET .. 21
2.1.6. Thiết kế giao diện........................................................................23
2.2. Giới thiệu về Microsoft Access................................................................29
2.2.1. Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access...........................29
2.2.2. Một số khái niệm.........................................................................29
2.2.3. Các mối quan hệ..........................................................................30


2.3. Tổng quan về trắc nghiệm........................................................................ 31
Chƣơng 3: Phân tích và thiết kế hệ thống...................................................33
3.1. Khảo sát hiện trạng hệ thống.................................................................... 33
3.1.1. Khảo sát hệ thống thi trắc nghiệm kiểu cũ.................................. 33
3.1.2. Yêu cầu hệ thống.........................................................................36
3.2. Sơ đồ phân cấp chức năng........................................................................ 40
3.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh....................................................... 45
3.4. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh.................................................................. 46
3.5. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh..........................................................49
3.5.1. Chức năng đăng nhập hệ thống................................................... 49
3.5.2. Chức năng sinh viên thi...............................................................50
3.5.3. Chức năng quản lý tài khoản.......................................................51
3.5.4. Chức năng quản lý câu hỏi..........................................................52
3.5.5. Chức năng quản lý lớp học..........................................................53
3.5.6. Chức năng quản lý thi, điểm........................................................54
3.6. Thiết kế chương trình................................................................................55
3.6.1. Mô hình thực thể liên kết.............................................................55
3.6.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu..................................................................58

3.7. Thiết kế giao diện..................................................................................... 61
Chƣơng 4 Kết quả thực hiện chƣơng trình................................................62
4.1. Giới thiệu chương trình............................................................................62
4.2. Giới thiệu một số chức năng quản lý của hệ thống chương trình.............62
4.2.1. Form load, form mở đầu..............................................................62
4.2.2. Form đăng nhập hệ thống............................................................64
4.2.3. Form quản lý câu hỏi...................................................................67
4.2.4. Form quản lý tạo bộ đề................................................................68
4.2.5. Form quản lý tài khoản................................................................69
4.2.6. Form quản lý thi, in đề thi – đáp án............................................ 70
4.2.7. Form quản lý lớp học.................................................................. 74


4.2.8. Form quản lý điểm...................................................................... 74
4.2.9. Form thi.......................................................................................76
Kết luận và hƣớng phát triển.......................................................................77
Tài liệu tham khảo.........................................................................................79
Phụ lục............................................................................................................ 80

DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1: Cách thức điều khiển ADO Data để kết nối ứng dụng với CSDL......23
Hình 2: Trang dự án.........................................................................................24
Hình 3: Cửa sổ thiết kế....................................................................................25
Hình 4: Hộp công cụ........................................................................................28
Hình 5: Sơ đồ phân cấp chức năng chương trình tổ chức thi trắc nghiệm.......41
Hình 6: Sơ đồ phân cấp chức năng của quản lý câu hỏi..................................42
Hình 7: Sơ đồ phân cấp chức năng của quản lý bộ đề.....................................43
Hình 8: Sơ đồ phân cấp chức năng của quản lý tài khoản...............................43
Hình 9: Sơ đồ phân cấp chức năng của quản lý thi.........................................44

Hình 10: Sơ đồ phân cấp chức năng của quản lý lớp học................................44
Hình 11: Sơ đồ phân cấp chức năng của quản lý điểm, kết quả......................45
Hình 12 Sơ đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh................................................46
Hình 13: Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh...........................................................48
Hình 14: Sơ đồ mức đỉnh của chức năng đăng nhập.......................................49
Hình 15: Sơ đồ mức đỉnh của chức năng sinh viên thi....................................50
Hình 16: Sơ đồ mức đỉnh của chức năng quản lý tài khoản............................51
Hình 17: Sơ đồ mức đỉnh của chức năng quản lý câu hỏi, đề thi....................52
Hình 18: Sơ đồ mức đỉnh của chức năng quản lý lớp học...............................53


Hình 19: Sơ đồ mức đỉnh của chức năng thi, điểm.........................................54
Hình 20: Mô hình thực thể liên kết..................................................................57
Hình 21: Relationship thiết lập quan hệ giữa các bảng dữ liệu.......................60
Hình 22: Form load hệ thống...........................................................................63
Hình 23: Form mở đầu của hệ thống...............................................................63
Hình 24: Sơ đồ mô tả thuật toán đăng nhập của hệ thống...............................64


Hình 25: Form đăng nhập giáo viên................................................................65
Hình 26: Form đăng nhập sinh viên................................................................66
Hình 27: Form quản lý câu hỏi........................................................................67
Hình 28: Form tạo đề thủ công........................................................................68
Hình 29: Form tạo đề tự động.........................................................................69
Hình 30: Form quản lý tài khoản giáo viên.....................................................69
Hình 31: Form quản lý tài khoản sinh viên.....................................................70
Hình 32: Form quản lý thi...............................................................................71
Hình 33: Danh sách sinh viên dự thi................................................................72
Hình 34: Form in đề thi – đáp án.....................................................................72
Hình 35: Đề thi................................................................................................73

Hình 36: Đáp án...............................................................................................73
Hình 37: Form quản lý lớp học........................................................................74
Hình 38: Form quản lý điểm thi......................................................................75
Hình 39: In kết quả sinh viên thi theo ngày.....................................................75
Hình 40: Form thi............................................................................................76


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới có nền khoa học phát
triển rất hiện đại. Thế kỷ 20 là thế kỷ của công nghệ thông tin nói chung và
của tin học nói riêng. Đó là một trong những thành tựu vĩ đại nhất mà con
người đã đạt được trong thiên niên kỷ này. Tin học giữ vai trò đặc biệt quan
trọng trong các hoạt động của toàn nhân loại. Nhân loại ứng dụng tin học vào
phục vụ cho nghiên cứu khoa học, cho công nghệ sản xuất, phục vụ cho
ngành quản lý kinh tế, sản xuất kinh doanh, du lịch, y tế tạo điều kiện cho nền
sản xuất xã hội ngày càng phát triển đồng thời giảm bớt đáng kể sức lao động
của con người, đưa mức sống con người ngày càng cao hơn.
Ở Việt Nam, tin học cũng đang hoà nhập với thế giới để bắt kịp, sánh
vai cùng với sự phát triển chung của các nước năm châu. Máy vi tính đã và
đang dần dần được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, văn
hoá xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng. Tin học đã giúp cho các nhà quản lý
điều hành công việc một cách có khoa học, chính xác, nhẹ nhàng, mang lại
hiệu quả cao hơn so với trước khi chưa đưa máy tính vào. Đặc biệt trong công
tác giáo dục, việc tin học hóa góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, một
trong những ứng dụng quan trọng đó là ứng dụng tin học hóa trong thi trắc
nghiệm để đảm bảo chất lượng, tính khách quan, chính xác và khoa học của
một kỳ thi được đặt lên hàng đầu.
Sự kết hợp giữa phương pháp thi trắc nghiệm và tin học không những
đáp ứng được các yếu tố trên mà còn giúp tiết kiệm chi phí tổ chức, thời gian
công sức của giáo viên đồng thời còn mang lại kết quả nhanh chóng và độ

chính xác cao.
Với những suy nghĩ, lý do trên và được sự giúp đỡ, góp ý tận tình của
thầy Trịnh Đình Vinh em đã tìm hiểu và xây dựng “Chương trình tổ chức
~1~


quản lý thi trắc nghiệm”, với mong muốn đóng góp một phần kiến thức nhỏ
bé của mình vào công cuộc đổi mới của nền giáo dục nước nhà.
Do trình độ còn hạn chế, nên chương trình không tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, em hy vọng nhận được những góp ý, giúp đỡ của thầy cô,
anh chị và các bạn để hệ thống thi trắc nghiệm khách quan dần được hoàn
thiện và có thể được đưa vào áp dụng trong thực tiễn.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy
TS.Trịnh Đình Vinh – người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ
em trong thời gian qua để em có thể hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Vũ Trà Giang


BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục hình vẽ
Lời nói đầu
Chƣơng 1. Mở đầu: Trình bày nhu cầu thực tế, khách quan, lý do thực
hiện đề tài, các mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi ứng dụng và trình bày quy trình

hoạt động của hệ thống
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết chung: Giới thiệu về ngôn ngữ Visual
Basic.Net và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access
Chƣơng 3: Phân tích và thiết kế hệ thống
Chƣơng 4: Kết quả thực hiện chƣơng trình
Kết luận và hƣớng phát triển
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 YÊU CẦU THỰC TẾ VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm gần đây sự phát triển của công nghệ thông tin đã và đang làm
thay đổi toàn bộ thế giới. Mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực như kinh tế, khoa
học, công nghiệp đang dần dần được tin học hóa và làm cho công việc trở nên
dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn. Đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo, tin học hóa đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo
viên, sinh viên và học sinh. Trong công tác giáo dục đào tạo luôn có những
buổi thi để đánh giá chất lượng dạy và học để từ đó biết phát huy những điểm
mạnh và khắc phục lỗi, cải tiến phương pháp dạy và học cho phù hợp. Tuy
nhiên, muốn đánh giá được chính xác thì phải đo lường trước, không có số đo
thì không thể đưa ra những nhận xét hữu ích. Từ trước đến nay, giáo dục đã
có những hình thức đo lường, đánh giá kết quả học tập của người học như vấn
đáp, quan sát, viết....Trong đó thì hình thức thi trắc nghiệm là một hình thức
đo lường có tính khách quan, tính chính xác cao và đang dần được áp dụng
nhiều trong các kì thi vốn vẫn rất phức tạp trong việc ra đề, chấm thi...Tuy
nhiên, để có thể áp dụng hình thức thi trắc nghiệm thì cần phải có một tập hợp
lớn các câu hỏi trắc nghiệm được gọi là ngân hàng câu hỏi, đáp án, bộ đề và
kèm theo đó là phương pháp quản lý hiệu quả các câu hỏi, quá trình tổ chức

thi và chấm thi. Công việc này đòi hỏi phải tốn nhiều công sức và không đảm
bảo sự chính xác cần thiết nếu thực hiện bằng thao tác thủ công. Tuy nhiên,
với sự giúp đỡ của máy tính các vấn đề đã nêu trên sẽ được giải quyết một
cách nhanh chóng với độ chính xác cao và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chính vì vậy, là một người sinh viên ngành Công nghệ thông tin em rất
mong muốn tìm hiểu và xây dựng “ Chương trình tổ chức quản lý thi trắc


nghiệm” để góp phần kiến thức và công sức bé nhỏ của mình vào công cuộc
đổi mới giáo dục, giải quyết được các vấn đề về chất lượng, nhân lực, thời
gian và chi phí.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục đích
Trước những yêu cầu thực tế về sự đa dạng trong soạn thảo câu hỏi, tạo
lập đề thi, quản lý tổ chức thi, chấm thi và địa điểm thi nên em đã tìm hiểu và
xây dựng “ Chương trình tổ chức quản lý thi trắc nghiệm ” dưới sự hướng
dẫn của thầy Trịnh Đình Vinh. Đề tài được đặt ra với mục tiêu xây dựng một
hệ thống quản lý thi trắc nghiệm với các chức năng như soạn thảo câu hỏi, tạo
và phát sinh các đề thi, đơn giản hoá các khâu thi và chấm thi.
Khi chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong thi trắc nghiệm thì
các công việc vẫn được làm thủ công như soạn câu hỏi, đề thi, lập hội đồng
thi, lập danh sách sinh viên, danh sách giáo viên, danh sách lớp, dọc phách, tổ
chức chấm thi, in ấn, báo cáo kết quả cho sinh viên… Việc lưu trữ một số
lượng lớn các câu hỏi, đề thi, bài làm của sinh viên là rất cồng kềnh, không an
toàn. Lưu trữ ngân hàng câu hỏi, đề thi để phục vụ cho các lần thi sau là
không khả quan do có thể bị mất, rách… Và hơn nữa trong công tác chấm thi
đánh giá chất lượng của sinh viên không đảm bảo sự khách quan, công bằng.
Do vậy, phần mềm sẽ giúp cho giáo viên tổ chức kỳ thi một cách nhanh
chóng, hiệu quả, tiết kiệm và đặc biệt có tính khách quan cao trong đánh giá
kết quả thi của các sinh viên, đảm bảo sự công bằng chứ không phức tạp và

tốn kém như hệ thống thi thủ công kiểu cũ. Và giúp cho sinh viên tham gia
các kì thi một cách dễ dàng với giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
1.2.2 Nhiệm vụ, yêu cầu đối với hệ thống
- Hệ thống chương trình sau khi thiết kế phải có tính khả thi, cung cấp
một cách đầy đủ thông tin và giao diện thân thiện và dễ sử dụng.


- Lưu trữ ngân hàng câu hỏi, đề thi
- Lưu trữ danh sách sinh viên, giáo viên.
- Tự động hoá các công việc tạo đề, chấm thi và xử lý kết quả thi.
- Có khả năng cập nhật, bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ thông tin.
- Lập các báo cáo, thống kê nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
- Giảm nhẹ được công việc của giáo viên, gây hứng thú cho sinh viên
và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cần có của thi trắc nghiệm.
- Đóng vai trò tích cực nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục, đào tạo
trong nhà trường.
- Dễ phát triển: Khi cần có thể thay đổi một số chi tiết nào đó mà ít ảnh
hưởng đến hệ thống.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
“ Chương trình tổ chức quản lý thi trắc nghiệm” là phần mềm được xây
dựng theo hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính cá nhân trong các kỳ thi cử
ở trường đại học.

1.4 GIỚI THIỆU QUI TRÌNH LÀM VIỆC CỦA CHƢƠNG TRÌNH
“Chương trình tổ chức quản lý thi trắc nghiệm” được viết bằng ngôn ngữ
Visual Basic.Net và hệ quản trị cơ sở dữ liệu là Access.
Chương trình được chia làm hai phân quyền như sau:
 Đối với sinh viên:
-


Nhận tên đăng nhập (mã số sinh viên) và mật khẩu ( mã số sinh viên)

do giáo viên cấp
-

Đăng nhập vào hệ thống để thực hiện công việc làm bài thi
 Đối với giáo viên:


-

Quản lý thông tin tài khoản: thêm, sửa, xoá thông tin sinh viên và giáo

viên.
-

Quản lý các lớp học tham gia thi: thêm, sửa, xoá lớp học

-

Quản lý thi.

-

Quản lý câu hỏi, bộ đề

-

Báo cáo, tìm kiếm và thống kê: sinh viên, giáo viên, câu hỏi, kết quả thi


của sinh viên theo lớp, theo ngày thi…
Mô tả hoạt động của hệ thống:
Khi giáo viên hoặc sinh viên truy cập vào hệ thống, hệ thống sẽ kiểm tra
quyền sử dụng của người dùng, sau đó sẽ trao quyền và các tài nguyên của hệ
thống cho người đó.
Giáo viên sau khi đã được kiểm tra quyền sử dụng có thể cập nhật ngân
hàng câu hỏi, đề thi, xem, xoá, sửa hay bổ sung ngân hàng câu hỏi. Các câu
hỏi kiểm tra phải phù hợp với nội dung, yêu cầu theo đúng tiêu chuẩn quy
định của Bộ Giáo dục và giáo trình của nhà trường đề ra. Việc soạn thảo câu
hỏi và tạo bộ đề thi sẽ được tiến hành trước khi cho sinh viên vào thi, các
công đoạn đó bao gồm:
+ Nhập nội dung câu hỏi
+ Nhập các phương án (có 4 phương án trong đó có một phương án đúng)
+ Nhập đáp án đúng
+ Nhập số lượng câu trong đề và thời gian làm bài
+ Tạo bộ đề thi ngẫu nhiên
Sau khi dữ liệu được cập nhật đầy đủ thì giáo viên sẽ tổ chức thi cho
sinh viên.Công việc thi được tiến hành như sau :


Sau khi vào phòng thi, giáo viên có thể lựa chọn bộ đề thi cho sinh
viên. Sau đó, sinh viên đăng nhập vào hệ thống để làm bài thi, trong quá trình
điền thông tin máy sẽ kiểm tra tính hợp lệ thông tin của sinh viên đảm bảo
không có sinh viên nào được phép làm hai bài trong một lần thi
Sau khi đề được tạo, sinh viên bắt đầu làm bài kiểm tra. Sinh viên trả
lời các câu hỏi mà hệ thống đưa ra. Với mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời,
sinh viên sẽ chọn một phương án đúng trong 4 phương án. Sinh viên có thể
quan sát được toàn bộ các câu hỏi trong bộ đề của mình và có thể làm câu nào
trước cũng được. Nếu làm xong sinh viên có thể CLICK kết thúc để máy ghi
kết quả, nếu quá thời gian quy định thì máy sẽ tự động tính điểm theo thang

điểm qui định và thoát khỏi chương trình. Mọi truy nhập vào hoạt động làm
bài ở thời điểm này đều bị ngăn cấm.
Sau khi thi xong đợt thi giáo viên sẽ in kết quả ra giấy có thể xoá toàn
bộ kết quả thi để đảm bảo tính khách quan cho những lần thi sau.
Nếu số máy tính không đủ cho sinh viên, hệ thống cho phép giáo viên
in đề thi ra giấy theo dạng trắc nghiệm cho sinh viên làm bài trên giấy.
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI
Phần mềm được xây dựng để đáp ứng yêu cầu cơ bản nhất của một kỳ thi
và làm giảm bớt phần nào khó khăn, phức tạp trong khâu tổ chức một kỳ thi.
Phần mềm có thể áp dụng cho tất cả các môn thi, kì thi trong các trường trung
học,phổ thông, đại học và cao đẳng.


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG
2.1

GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC.NET

(VB.NET)
2.1.1. Tổng quan về ngôn ngữ
Visual Basic.NET là con đường nhanh nhất và đơn giản nhất để tạo
những ứng dụng cho Microsoft Windows. Bất kể bạn là một nhà chuyên
nghiệp hay là người mới lập trình Windows thì Visual Basic.NET cung cấp
cho bạn một tập hợp các công cụ hoàn chỉnh để nhanh chóng phát triển các
ứng dụng. Vậy Visual Basic.NET là gì?
Thành phần "Visual" nói đến phương thức dùng để tạo giao diện đồ
hoạ người sử dụng (GUI). Thay vì viết những dòng mã để mô tả sự xuất hiện
và vị trí những thành phần giao diện, ta chỉ cần thêm vào những đối tượng đã
định nghĩa trước ở vị trí nào đó trên màn hình.

Thành phần "Basic" nói đến ngôn ngữ "BASIC" (Beginners All
Purpose Symbolic Instruction Code) một ngôn ngữ được dùng bởi nhiều nhà
lập trình hơn bất cứ một ngôn ngữ nào khác trong lịch sử máy tính.
Thành phần .NET là tầng trung gian giữa các ứng dụng và hệ điều
hành. Tầng .NET cung cấp mọi dịch vụ cơ bản giúp ta tạo được công dụng mà
ứng dụng đòi hỏi, giống như hệ điều hành cung cấp các dịch vụ cơ bản cho
ứng dụng ví dụ như đọc hay viết các tập tin vào đĩa cứng,…
Tóm lại, Visual Basic.NET (VB.NET) là ngôn ngữ khuynh hướng đối
tượng do Microsoft thiết kế. VB.NET không kế thừa VB6 hay bổ sung, phát
triển từ VB6 mà là ngôn ngữ hoàn toàn mới và rất lợi hại, không những lập


nền tảng vững chắc theo kiểu mẫu đối tượng như các ngôn ngữ lập trình hùng
mạnh khác đã vang danh C++, Java mà còn dễ học, dễ phát triển và còn tạo
mọi cơ hội hoàn hảo để giúp ta giải đáp những vấn đề khúc mắc khi lập trình.
Hơn nữa, dù không khó khăn gì khi cần tham khảo, học hỏi hay đào sâu
những gì xảy ra bên trong … hậu trường OS, Visual Basic.NET (VB.NET)
giúp ta đối phó với các phức tạp khi lập trình trên nền Windows và do đó, ta
chỉ tập trung công sức vào các vấn đề liên quan đến dự án, công việc hay
doanh nghiệp mà thôi.
2.1.2. Cấu trúc của một ứng dụng
Một ứng dụng thực ra là một tập các chỉ dẫn trực tiếp đến máy tính để
thi hành một hoặc nhiều tác vụ. Cấu trúc của một ứng dụng là phương pháp
trong đó các chỉ dẫn được tổ chức, đó là nơi mà chỉ dẫn được lưu giữ và thi
hành theo một trình tự nhất định.
Vì một ứng dụng Visual Basic.NET, trên cơ bản là một đối tượng, cấu
trúc mã đóng để tượng trưng cho các mô hình vật lý. Bằng việc định nghĩa
những đối tượng chứa mã và dữ liệu. Form tượng trưng cho những thuộc tính,
quy định, cách xuất hiện và cách xử lý. Mỗi Form trong một ứng dụng, có
một quan hệ Module form dùng để chứa mã của nó.

Mỗi module chứa những thủ tục, sự kiện, đoạn mã. Form có thể chứa
nhiều điều khiển. Tương ứng với mỗi điều khiển trên form có một tập hợp các
thủ tục sự kiện trong module đó. Một thủ tục để đáp ứng những sự kiện trong
những đối tượng khác nhau phải được đặt trong cùng module chuẩn (với tên
có đuôi.BAS). Một lớp module (.cls) được dùng để tạo những đối tượng, có
thể được gọi từ những thủ tục bên trong ứng dụng. Coi module chuẩn như
một điều khiển vì nó chỉ chứa mã.


2.1.3. Chúng ta có thể làm gì với Visual Basic.NET ?
Tạo giao diện người sử dụng: Giao diện người sử dụng có lẽ là thành
phần quan trọng nhất đối với một ứng dụng. Đối với người sử dụng, giao diện
chính là ứng dụng; họ không cần quan tâm đến thành phần mã thực thi bên
dưới.
Ứng dụng của ta có được phổ biến hay không phụ thuộc vào giao diện.
Sử dụng những điều khiển chuẩn của Visual Basic.NET: Sử dụng
những điều khiển ấy để lấy thông tin mã của người sử dụng nhập vào và để
hiển thị kết xuất trên màn hình. Ví dụ: hộp văn bản, nút lệnh, hộp danh sách
Lập trình với đối tượng: Những đối tượng là thành phần chính để lập
trình Visual Basic. Đối tượng có thể là form, điều khiển, cơ sở dữ liệu.
Lập trình với phần hợp thành: Khi cần sử dụng khả năng tính toán của
Microsoft Excel, định dạng một tài liệu sử dụng thanh công cụ của Microsoft
Word, lưu trữ và xử lý dữ liệu với Microsoft Jet ... Tất cả những điều này có
thể thực hiện bằng cách xây dựng những ứng dụng sử dụng thành phần
ActiveX. Tuy nhiên người sử dụng có thể tạo ActiveX riêng.
Đáp ứng những sự kiện phím và con chuột: Sử dụng phím nóng, kéo và
thả chuột như tính năng của OLE ...
Làm việc với văn bản đồ hoạ: Xử lý văn bản, chèn hình theo ý
muốn. Gỡ rối và quản lý lỗi.
Xử lý ổ đĩa thư mục và file: Qua phương thức cũ là lệnh Open, Write#

và một tập hợp những công cụ mới như FSO (File System Object).
Thiết kế cho việc thi hành và tính tương thích: Chia sẻ hầu hết những
tính năng ngôn ngữ cho ứng dụng.
Phân phối ứng dụng: Sau khi tạo xong một ứng dụng ta có thể tự do
phân phối cho bất kỳ ai. Ta có thể phân phối trên đĩa, trên CD, trên mạng...


2.1.4. Tóm tắt ngôn ngữ Visual Basic.NET
2.1.4.1. Biến
Được dùng để lưu tạm thời những giá trị tính toán trong quá trình xử lý
chương trình
Cách khai báo là: Dim <tên biến> As <kiểu biến>có thể không cần
khai báo kiểu biến. Lúc này biến sẽ có kiểu Declare Variables.vb.
Quy tắc đặt tên biến:
- Tên biến có chiều dài tối đa 255 ký tự.
- Phải bắt đầu bằng một chữ cái.
- Không đặt các khoảng trống và các ký hiệu (+, - ...) trong tên
biến.
- Không được trùng với từ khoá của ngôn ngữ.
- Tránh đặt tên trùng nhau.
- Nên khai báo biến trước khi dùng.
Phạm vi sử dụng biến: Tuỳ thuộc vào cách bạn khai báo và chỗ bạn đặt
dòng lệnh khai báo biến.
- Nếu bạn khai báo trong phần General, biến có thể được dùng ở
bất kỳ đoạn lệnh nào trong form và cũng chỉ mất đi khi nào form được giải
phóng khỏi bộ nhớ.
- Nếu bạn khai báo giữa dòng Sub và End Sub của mã lệnh thì
biến chỉ tồn tại và dùng được trong phạm vi hai dòng đó mà thôi. Biến như
vậy gọi là biến riêng hay biến cục bộ (local). Khi kết thúc công việc xử lý
này biến cũng sẽ mất và giá trị của nó cũng không còn nữa.

- Nếu bạn dùng từ khoá Public thay cho Dim để khai báo biến,
biến sẽ tồn tại trong suốt thời gian thực hiện chương trình và có thể sử dung
~ 12 ~


trong bất kỳ đoạn lệnh nào trong chương trình. Biến như vậy được gọi là biến
chung hay biến toàncục (global).
- Bạn có thể dùng từ khoá Private để khai báo các biến riêng như
Dim
Có thể dùng từ khoá Static thay cho Dim nếu bạn muốn sử dụng lại
đoạn lệnh mà biến vẫn còn giữ lại giá trị của lần thực hiện trước.
2.1.4.2. Các toán tử trong Visual Basic
*) Các toán tử tính toán
Toán tử
-

Ý nghĩa
Dấu âm

*,/

Nhân, chia

\

Chia lấy nguyên

Mod

Chia lấy dư


^

Lấy luỹ thừa

-, +

Trừ, cộng

*) Các toán tử so sánh (luôn trả về kiểu luận lý: Boolean)
Toán tử

Ý nghĩa

>

So sánh xem số thứ nhất có lớn hơn số thứ hai không

<

So sánh xem số thứ nhất có nhỏ hơn số thứ hai không

=

So sánh xem hai số có bằng nhau không

<>

So sánh xem hai số có khác nhau không



>=

So sánh xem số thứ nhất có lớn hơn hoặc bằng số thứ
hai không

<=

So sánh xem số thứ nhất có nhỏ hơn hoặc bằng số thứ
hai không

Like

So khớp

*) Các toán tử luận lý
Toán tử

Ý nghĩa
Trả về kiểu True nếu cả hai số hạng đều là True, trả về

And

False nếu một trong hai số hạng là False.
Trả về True mếu một trong hai số hạng là True, trả về

Or

False nếu cả hai số hạng đều là False.
Not


Trả về True nếu số hạng đó là False, trả về False nếu số
hạng đó là True
Trả về True nếu một trong hai số hạng đúng, trả về False

Xor

nếu cả hai cùng đúng hoặc cùng sai.

2.1.4.3. Cấu trúc tuyển và lặp
*) Cấu trúc tuyển
**) Cấu trúc tuyển If
Cú pháp 1: Cách đơn giản nhất khi làm một quyết định.
If (điều kiện) Then
(mã thi hành nếu điều kiện thỏa mãn, nghĩa là = True)


End If
Cú pháp 2: Quyết định với 2 tình trạng trái ngược nhau.
If (điều kiện) Then
(mã thi hành nếu điều kiện thỏa mãn, nghĩa là = True)
Else
(mã thi hành nếu điều kiện không được thỏa mãn, nghĩa là = False)
End If
Cú pháp 3: Quyết định với nhiều tình trạng thay đổi hay khác nhau.
If (điều kiện 1) Then
(mã thi hành nếu điều kiện 1 thỏa mãn, nghĩa là điều kiện 1 = True)
ElseIf (điều kiện 2) Then
(mã thi hành nếu điều kiện 2 được thỏa mãn, nghĩa là điều kiện 2 = True)
Else

(mã thi hành khi không điều kiện nào thỏa mãn, nghĩa là điều kiện 1 và điều
kiện 2 đều = False)
End If
**)Cấu trúc tuyển Select Case
Cú pháp :
Select Case<Biến hay biểu thức>
Case<Các giá trị>
<Các câu lệnh>
...
Case<Các giá trị>
<Các câu lệnh>
...
Case Else

'Có thể không cần xét đến mệnh đề này


<Các câu lệnh>
...
End Select
*) Cấu trúc lặp
**) Cấu trúc Do ... Loop
Cú pháp 1:
Do While<Biểu thức điều kiện> 'Trong khi biểu thức điều kiện
'đúng thì
<Các câu lệnh>
Loop

'Thực hiện các câu lệnh này
'Quay trở về dòng Do While để kiểm tra lại


Cú pháp 2:
Do

'Thực hiện các câu lệnh đến khi nào điều kiện
<Các câu lệnh>

Loop Until<Điều kiện>

'Đúng (= True hay khác 0)

**)Cấu trúc For ... Next
Cú pháp:
For Biến = Giá trị đầu To Giá trị cuối Step khoảng tăng
<Các câu lệnh>
Next Biến
Chú ý: Trong trường hợp này Giá trị đầu > Giá trị cuối.
2.1.4.4. Hằng, thủ tục, hàm
*) Hằng (constant)
Cú pháp:


PublicPrivateConst<Tên hằng>As Kiểu= <giá trị>
Trong đó: Const là từ khoá giá trị cũng có thể là một biểu thức nhưng
các số hạng trong biểu thức đó phải là các hằng đã khai báo hay các giá trị cụ
thể:
Ví dụ: Const conPi=3.14
Const conPi2 = conPi * 2
Const myDate = #March 8 1997# 'Khai báo hằng
myDate chứa ngày

8/3/97
Hoặc để đặt cách canh cho một nhãn (Label) bạn phải nhớ ba giá trị: 0
canh trái, 1 canh phải, 2 canh giữa. Tuy nhiên cũng có thể đặt ra ba hằng có
tên như sau: Left bằng 0, Right bằng 1, Center bằng 2.
*) Thủ tục (module)
**) Cách định nghĩa một thủ tục
Một thủ tục trước khi sử dụng nó phải được định nghĩa. Dùng từ khoá
Sub để khai báo như sau:
Private/ Public Sub<Tên thủ tục> (Tham số)
...

<Các mã lệnh mà thủ tục thực hiện>

End Sub
- Các method cũng chính là các thủ tục mà luôn gắn với đối tượng
- Các phần mã viết để xử lý cho một sự kiện xảy ra là các thủ tục
trong chương trình
**) Thủ tục có truyền tham số


Khi một thủ tục được gọi mà có truyền thêm một số giá trị vào, các giá
trị này được gọi là các tham số của thủ tục đó. Để làm điều này, khi khai báo
thủ tục bạn cần ghi thêm nó sẽ nhận bao nhiêu tham số bằng cú pháp sau:
Private/ Public Sub<Tên thủ tục> (tham số>As<Kiểu>, ...)
Ví dụ: Các thủ tục như: Xoá, Thêm, Lưu, Thoát, Sửa hầu như xảy ra
trên các Form của chương trình. Chúng có cùng cú pháp như sau:
Private Sub Object_Click()
<Đoạn mã lệnh>
End Sub

Hoặc thủ tục: Private Sub Object_KeyPress(KeyAscii As
Integer)
<Đoạn mã lệnh>
End Sub
...
*) Hàm (module)
Khái niệm: Hàm là một đơn thể trong chương trình, tính năng giống như
thủ tục nhưng khác ở chỗ sau khi thực hiện phần lệnh của nó sẽ trả về một giá
trị kết quả. Khi muốn sử dụng hàm, bạn cần biết tên hàm, nó cần những tham
số nào và nó trả về kết quả kiểu nào.Visual Basic có định nghĩa sẵn một số
hàm.
Cú pháp :
Private| PublicFunction <Tên hàm>(Tham số As Kiểu)
As<Kiểu trả về>
...


×