Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN - ĐÓI NGHÈO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.87 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC & KHXH


TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Đề tài tiểu luận: Vận dụng nguyên tắc toàn diện để phân tích thực
trạng đói nghèo ở một số vùng đồng bào dân tộc miền núi miền
Bắc nước ta.

SV THỰC HIỆN

:

LỚP

:

MÃ SV

`

:

Hà Nội, 2016


Tiểu luận triết học

Khóa triết học & KHXH


MỤC LỤC

Page 2


Tiểu luận triết học

Khóa triết học & KHXH
MỞ ĐẦU

Những thành tựu và phát triển trong công cuộc đổi mới của nước ta trong
thời gian qua đã tạo ra thế và lực mới cả bên trong và bên ngoài để chúng ta
bước vào một thời kỳ phát triển mới. Nhiều tiền đề cần thiết cho sự phát triển
mang đặc trưng của dân tộc đã được tạo ra, để giới thiệu và quảng bá cho các
dân tộc khác trên thế giới. Và do đó mối quan hệ của nước ta với các nước khác
trên thế giới được mở rộng hơn bao giờ hết. Khả năng giữ vững độc lập tự chủ
và hội nhập với cộng đồng thế giới tăng thêm. Cùng với sự phát triển nhanh của
cách mạng khoa học và công nghệ với trình độ ngày càng cao thì sự phát triển
về nhận thức sẽ làm cho nước ta không bị tụt hậu so vơí thế giới bên ngoài. Và
điều đó khiến cho chúng ta có cơ hội phát triển hơn. Tuy nhiên không thể phủ
nhận tụt hậu của các nước ta và tình trạng tỷ lệ đói nghèo ở các xã huyện vùng
dân tộc vẫn còn cao mà nguyên nhân sâu xa của nó chính là tòn tai xã hội và ý
thức xã hội của các dan tộc vùng thiểu số ở nước ta. Điều đó dẫn đến nguy cơ tụt
hậu xa hơn với kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thử thách to lớn
và gay gắt do điểm xuất phát của chúng ta quá thấp. Trước tình hình đó cùng với
xu thế phát triển của thời đại Đảng và Nhà nước ta cần liên tục tiến hành và đẩy
mạnh công cuộc xáo đói giảm nghèo giải thích vì sao đói nghèo ở nhiều xã
huyện của vùng dân tộc thiểu số có tỉ lệ cao dưới góc độ nguyên tắc toàn diện sẽ
cho phép ta vận dụng vào thực tiễn của xã hội đất nước ta để cho công cuộc xóa
đói giảm nghèo của đất nước ta thành công.


Page 3


Tiểu luận triết học

Khóa triết học & KHXH
NỘI DUNG

I. Nguyên tắc toàn diện
1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc
Thế giới vật chất có muôn ngàn sự vật, hiện tượng. Chúng khác nhau, vừa
có liên hệ biện chứng với nhau, tức là nương tựa vào nhau, làm tiền đề tồn tại và
phát triển cho nhau, quy định và chế ước lẫn nhau. Không có sự vật, hiện tượng
nào tồn tại một cách biệt lập, tách rời. Sự liên hệ đó là khách quan, vốn có của
giới tự nhiên và xã hội, không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng chủ quan
của bất cứ một tổ chức xã ội hoặc cá nhân nào
Mỗi sự vật, hiện tượng là một hệ thống có cấu trúc, tức là bao gồm các mặt,
các yếu tố cấu thành nó. Giữa các mặt, các yếu tố đó có liên hệ biện chứng với
nhau. Chính đặc điểm của cấu trúc và mối liên hệ giữa chúng đã quy định tính
chất của sự vật, xu hướng vận động, phát triển của sự vật.Mối liên hệ phổ biến
của sự vật không những diễn ra ở trong không gian mà còn diễn ra trong mặt
thời gian, tức là có liên hệ hiện tại và quá khứ và giữa hiện tại với tương lai.
Mối liên hệ phổ biến của sự vật còn mang tính nhiều vẻ, có liên hệ bên trong
và bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp, cơ bản và không cơ bản, bản chất và hiện
tượng, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức,
khả năng và hiện thực
2. Nội dung của nguyên tắc toàn diện.
Khi nghiên cứu xem xét sự vật, hiện tượng, muốn phản ánh sự vật đúng như
nó có chủ thể nhận thức một mặt phải chỉ ra sự khác biệt của sự vật, mặt khác

phải chỉ ra các mối liên hệ mà trước hết là mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành
sự vật, mối liên hệ giữa các sự vật với nhau, mối liên hệ giữa các quá trình tức là
liên hệ giữa quá khứ với hiện tại và giữa hiện tại với tương lai
Mối liên hệ của sự vật mang tính đa dạng, nhiều vẻ, phong phú.Thông
thương ta không thể thấy hết các mối liên hệ của sự vật. Trong trường hợp đó,
chủ thể của nhận thức phải chỉ ra các mối liên hệ bên trong, bản chất, tất yếu, cơ
bản của sự vật vì những liên hệ này quyết định tính chất của sự vật, quyết định
Page 4


Tiểu luận triết học

Khóa triết học & KHXH

xu hướng vận động của sự vật. Làm như thế tư duy của chúng ta sẽ bớt đi sự
phiến diện.
Khi nghiên cứu, xem xét sự vật, hiện tượng, phải chống quan điểm phiến
diện, siêu hình, phủ nhận sự liên hệ.Nếu thừa nhận liên hệ thì chỉ thừa nhận
những mối liên hệ bên ngoài, không thấy ….nhận những mối liên hệ bản chất,
tất yếu bên trong, đó là quan điểm sai lầm, không thể phản ứng đúng sự thất
khách quan.
3. Yêu cầu của nguyên tắc toàn diện.
Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện.
+ Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực
tiễn cần phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trọng sự tác động qua lại
của chính sự vật đó với các sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức
đúng về sự vật và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn.Như vậy
quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức

và thực tiễn.
- Từ tính chất đa dạng phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong
hoạt động nhận thức và thực tiến khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng
thời cũng phải kết hợp với quan điểm lịch sử cụ thể.
+ Quan điểm lịch sử cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình
huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của
đối tượng nhận thức và tình huống, phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn,
phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những
tính huống cụ thể để từ đó có những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong
việc sử dụng, trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy trong nhận thức và
thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu
hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung ngụy biện

Page 5


Tiểu luận triết học

Khóa triết học & KHXH

4. Vai trò của nguyên tắc toàn diện trong hoạt động thực tiễn.
* Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải có quan điểm
toàn diện, phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ và khâu trung gian.
* Phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét 1 sự vật hiện tượng nào
đó, 1 con người nào đó, phải gắn với những hoàn cảnh điều kiện cụ thể.
* Chống lại cách xem xét cào bằng, phiến diện ngụy biện.
Nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có thể rút ra ý nghĩa về
phương pháp luận sau:
- Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính

phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiến con người phải
tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện. Quan điểm
toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các
bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua
lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ
gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Đồng thời,
quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải
biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu,
mối liên hệ tất nhiên, và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ
để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem
lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân.
- Vì các mối liên hệ có tính da dạng, phong phú - sự vật, hiện tượng khác
nhau, không gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên
trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan
điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức
về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể,
môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển.Thực tế cho thấy
rằng, một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này, nhưng sẽ
không là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. Vì vậy để xác định đúng
đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng, của từng thời kỳ xây dựng
đất nước, bao giờ Đảng ta cũng phân tích tình hình cụ thể của đất nước ta cũng
Page 6


Tiểu luận triết học

Khóa triết học & KHXH

như bối cảnh lịch sử quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn và từng thời kỳ đó và
trong khi thực hiện đường lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung và điều chỉnh

cho phù hợp với diễn biến của hoàn cảnh cụ thể.
II. Phân tích thực trạng đói nghèo ở một số vùng đồng bào dân tộc miền núi
miền Bắc nước ta
1. Nhóm nguyên nhân mang tính khách quan thuộc về điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội
1.1. Từ yếu tố phương thức sản xuất
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói
nghèo ở đồng bào dân tộc miền núi miền
Bắc nước ta có cả nguyên nhân khách
quan và chủ quan. Trong đó phương thức
sản xuất, điều kiện tự nhiên và dân số là
những yếu tố khách quan làm cho các xã huyện vùng dân tộc nước ta có tỷ lệ đói
nghèo cao. Phương thức sản xuất chính là yếu tố chính quyết định chi phối 2 yếu
tố còn lại. Phương thức sản xuất là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của
xã hội.Vậy PTSX của vùng đồng bào dân tộc miền núi miền Bắc nước tasố là
gì?Tại sao với PTSX này mà họ vẫn phải sống trong nghèo đói?PTSX có
ảnh hưởng như thế nào đến nghèo đói?và những yếu tố nào của PTSX là
nguyên nhân gây ra thực trạng đói nghèo ở vùng này?
Trước hết, nền kinh tế nước ta chưa
phát triển,xuất phát điểm thấp,hậu quả
của chiến tranh còn nặng nề,cơ chế quản
lí cũ không còn phù hợp với xu thế phát
triển chung.Phương thức sản xuất còn
lạc hậu ở các vùng dân tộc thiểu số.Khoa học kĩ thuật chưa được nâng cao và
phát triển ở vùng này.Khả năng người dân được tiếp cận với khoa học kĩ thuật
còn thấp.Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu,khiến cho việc xóa đói giảm nghòe
Page 7


Tiểu luận triết học


Khóa triết học & KHXH

còn gặp nhiều khó khăn. Lực lượng sản xuất chưa phát triển.Người lao động có
trình độ kém,không có tay nghề ,chuyên môn trong công việc.Dẫn đến tỉ lệ thất
nghiệp cao,tất cả đều tập trung vào là nông nhgiệp trong khi điều kiện phát triển
nông nghiệp của vùng là rất khó khăn.Công cụ sản xuất còn thô sơ lạc hậu. Ít
áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất ,năng suất lao động thấp.Sản xuất nông
nghiệp không phục vụ đủ cho nhu cầu của người dân về lương thực,làm cho
nguồn lương thực của người dân trong vùng không được đảm bảo.Tình trạng
thiếu lương thực của vùng luôn là tình trạng nan giải của cán bộ các cấp trong
vùng.Kĩ năng lao động của người lao động còn thấp,trình độ chuyên môn
không cao.
Về mặt quan hệ sản xuất, quan hệ giữa những người lao động ở đây là
quan hệ bình đẳng.Tự cung,tự cấp. Sở hữu về tư liệu sản xuất là sở hữu tư nhân
song tư liệu sản xuất còn lạc hậu nên không ảnh hưởng đến nền sản
xuất.Nghèo đói không được đẩy lùi.Tình trạng đói nghèo vẫn là vấn đề nan
giải và chưa thể giải quyết.
1.2. Từ yếu tố dân số
Dân số cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đói nghèo.Do đây là
vùng dân tộc thiểu số nên dân số thấp,mật độ dân số không cao,dân cư sống rải
rác trên núi,không tập trung ở một vùng nhất định.Trình độ dân trí thấp,trình
độ tay nghề, kinh nghiệm sản xuất thấp. Một bộ phận không nhỏ người dân gặp
khó khăn trong sản xuất và đời sống khiến họ rơi vào tình trạng nghèo đói. Đặc
biệt trong nền kinh tế thị trường phát triển như ngày nay thì việc phân hóa giầu
nghèo ngày càng gia tăng.Người nghèo khó có cơ hội thoát nghèo. Tuy nhiên số
dân trong độ tuôỉ lao động của vùng cũng chiếm tỉ lệ cao trong tổng số dân số
của vùng song trình độ chuyên môn chưa cao nên tình trạng thất nghiệp là một
vấn đề nan giải của vùng.Tình trạng đói nghèo ngày càng trở nên phức tạp và
khó giải quyết. Dân cư sóng rải rác trên các sườn núi, không tập trung lại với


Page 8


Tiểu luận triết học

Khóa triết học & KHXH

nhau, khỏang cách giữa các nhà là rất xa cũng là một trở ngại cho công tác xóa
đói giảm nghèo của chính quyền các cấp.
Trình độ dân trí thấp khả năng tiếp thu khoa
học kĩ thuật chưa cao cũng là vấn đề khiến
cho nhà đầu tư băn khoăn khi đưa ra kết luận
có nên đưa khoa học kĩ thuật về đây không.
Do đó khả năng đồng bào dân tộc miền núi
miền Bắc nước tasố có cơ hội được tiếp xúc với khoa học kĩ thuật cũng không
cao.Tỉ lệ người biết chữ không cao, tiếng phổ thông không được phổ biến,còn
nhiều người không nói được tiếng phổ thông gây khó khăn cho cán bộ xã,bản
không khi truyền đạt tin chính sách của nhà nước,chính quyền các cấp. Đồng
thời, đây cũng là một trở ngại cho việc thực hiện các chính sách của Đảng và
nhà nước trong việc mở trường dạy nghề nhằm nâng cao tay nghề cho người
dân. Do đó, mục tiêu xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công
bằng xã hội và tăng trưởng bền vững, ngược lại chỉ có tăng trưởng cao, bền
vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn
lên thoát khỏi đói nghèo
Trong nền kinh tế thị trường sự phân hóa giầu nghèo ngày tăng lên với một
quy mô ngày càng lớn. Theo số liệu của cục thống kê, số hộ nghèo đói năm
1998 còn 1,4 triệu hộ chiếm 15,7% trên tổng số hộ trên cả nước.Số hộ này
tập trung nhiều ở vùng dân tộc thiểu số,các tỉnh miền núi,vùng sâu vùng xa.
Dân số của vùng dân tộc thiểu số đã và đang là môt vấn đề nan giải của chính

quyền các cấp trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số ở nước ta.Để người dân nâng cao tay nghề thì phải mở trường dạy
nghề,nhưng giáo viên thì phải huy động từ những vùng khác đến trong khi đại
bộ phận dân cư không biết tiếng phổ thông.Gây cản trở cho công tác đào
tạo chuyên môn cho người lao động trong vùng này.

Page 9


Tiểu luận triết học

Khóa triết học & KHXH
Với suy nghĩ phong kiến và PTSX
phong kiến thì mọi người muốn sinh
nhiều con để có thêm nguồn lao động
nhằm tăng nguồn thu nhập về cho gia
đình.Trong khi họ không nghĩ đến tình

trạng đói nghèo của gia đinh đang gặp phải.Khiến cho nghèo vẫn cứ nghèo mà
thu nhập thì không thấy đâu,trình dộ dân trí thì không được cải thiện.Tỉ lệ
trẻ em đến tuổi mà không được đến trường ngày càng gia tăng.Điều này khiến
chúng ta phải coi trọng công tác tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình ở vùng là
vô cùng quan trọng và cần thiết. Dân là một bộ phận của đất nước, dân nghèo
thì nước cũng không thể phát triển được. Như vậy, tuyên bố thiên niên kỷ và các
mục tiêu phát triển tạo ra lộ trình và một tầm nhìn về một thế giới mà ỏ đó
không còn người nghèo đói, ai cũng được học hành, sức khỏe của người dân
được cải thiện, môi trường được bảo vệ một cách bền vững, mọi người đều được
hưởng các quyền tự do, bình đẳng và công bằng. Đảng và nhà nước đã và đang
cố gắng đưa nhân dân
1.3. Từ yếu tố tự nhiện

Đồng bào dân tộc miền núi miền Bắc nước
tasố sống tập trung chủ yếu ở vùng núi cao
hiểm trở,vùng sâu ,vùng xa.Những nơi gặp
nhiều khó khăn cho giao thông đi lại, gây
cản trở cho việc mang khoa học kĩ thuật về đây để phát triển sản
xuất,nâng cao năng suất lao động,phát triển kinh tế. Địa hình chủ yếu là đồi núi
nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển sản xuất gặp nhiều khó khăn
gây trở ngại cho công tác xóa đói giảm nghèo của vùng.Tuy nhiên ,đây
cũng là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản là điều kiện thuận lợi để ngành
khai thác khoàng sản phát triển. Địa hình nhiều đồi núi lại là vùng có nhiều đồi
nên lâm nghiệp ở đây cũng có cơ hội để phát triển.Song song với việc giao
rừng choi dân thì chính quyền các cấp cũng phải chú trọng vào việc quản lí
Page 10


Tiểu luận triết học

Khóa triết học & KHXH

tài nguyên rừng một cách chặt chẽ để đảm bảo cho người dân cũng được
sống trong điều kiện thiên nhiên không quá khó khăn khắc nghiệt.
Dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở những vùng đồi núi, vùng sâu vùng xa,
phải chiu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết. Ví dụ vùng miền núi phía Bắc, mùa
đông lạnh, nhiệt độ trung bình 18 -22 0C, thường gặp mưa phùn gió bấc, thời tiết
lạnh, nhiều nơi xuất hiện sương muối, băng giá, gây ảnh hưởng lớn đến trồng
trọt chăn nuôi.
Thiên tai thường xuyên xảy ra, năm nào cũng xảy ra lũ lụt, hạn hán, sâu
bệnh. Đồng bào dân tộc lại chịu thiệt thòi vì không có phương tiện phòng chống,
đối phó khắc phục. Mặt khác, xảy ra thiên tai thì công tác cứu trợ cũng gặp
nhiều khó khăn trong khâu vận chuyển, đi lại.

2. Nhóm nguyên nhân thuộc về chủ quan của người lao động:


Không biết cách sản xuất kinh doanh, không có kinh nghiệm làm ăn:
Nhận thức về tính giới hạn của sự lạc hậu tương đối của văn hóa thể hiện sự
khôn ngoan của con người trong việc phân loại những công cụ hỗ trợ sự phát
triển. Có thể nói, sự lạc hậu về mặt văn hoá, nếu nhìn từ góc độ này, sẽ ảnh
hưởng đáng kể đến tiến trình phát triển của mỗi cá thể, mỗi cộng đồng, mỗi dân
tộc, thậm chí, tạo ra những trở ngại rất lớn trên phạm vi toàn cầu. Thực tế cho
thấy, ở nền văn hóa ở các vùng dân tộc nước ta lạc hậu, thái độ cứng nhắc,
không cởi mở chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói
nghèo.
Một số tập tục lạc hậu trong tang lễ, cưới xin…tồn tại hết sức dai dẳng. Về việc
tang, quan niệm của không ít đồng bào dân tộc thiểu số là mời thầy Tào, thầy
Mo, thầy cúng yểm bùa, trừ ma và con cháu lăn đường, đội mũ rơm; một số gia
đình dân tộc Tày ở tỉnh Lạng Sơn có tục viếng thông gia và tế lễ riêng, khi cha
mẹ mất thì các con (đã trưởng thành) phải mỗi người một lễ, Tế rườm rà, tốn
kém; rồi tục đưa đám trước 12 giờ đêm ảnh hưởng cộng đồng dân cư; một số
bản, làng dân tộc Mông tỉnh Sơn La để người chết trong nhà nhiều ngày; có nơi
Page 11


Tiểu luận triết học

Khóa triết học & KHXH
ngoài việc làm ma tươi cho người chết,
còn phải làm ma khô cúng bằng trâu, bò.
Nhiều bản, làng, thôn, ấp còn tình trạng
trọng nam, khinh nữ; em dâu, con dâu
không được ngồi ăn cơm chung mâm với

anh chồng, bố chồng; con gái không được
học lên lớp trên; một số gia đình có người
đau ốm đã làm Then, cúng ma để giải hạn
mà không đưa tới trạm y tế xã; tập quán
dùng thuốc phiện lưu cữu ở vùng cao.

Ðồng bào ở nhiều bản, làng, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn giữ cách nghĩ, nếp
sống tuy không phải là hủ tục, nhưng không phù hợp cuộc sống thời nay, đó là
thói quen sử dụng nhà vệ sinh, nhà tắm ngoài trời; ít trồng rau xanh trong khi đất
rừng rộng; thói quen uống nhiều rượu làm bê trễ sản xuất; tục tôn thờ đạo giáo
ngoại nhập tăng lên ở một số vùng cao.
Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là những người có trình độ hiểu biết
thấp không có sự tiếp cận với khoa học kĩ thuật .Người dân ở đây thì có đời sống
còn nhiều khó khăn, ít có cơ hội tiếp xúc với khoa học kĩ thuật,còn kém hiểu
biết trong nhiều lĩnh vực. Lợi dụng vào
đặc điểm đó của người dân nơi đây, nạn
mê tín dị đoan của kẻ xấu vẫn có cơ hội
hoành hành. Khi người dân không biết
đến các phương thuốc tây thì những thầy
cúng với các thủ đoạn của mình đã lừa
gạt những người này khiến họ phải mất rất nhiều của cải để mất vào những trò
lừa gạt này.Điều này càng khiến cho những người nghèo nơi đây thêm nghèo
khó, đời sống sinh hoạt ngày càng giảm xút.
Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, mỗi một nền văn hoá,
mỗi một quốc gia không thể tồn tại độc lập với thế giới bên ngoài. Nền văn hóa
Page 12


Tiểu luận triết học


Khóa triết học & KHXH

lạc hậu, không cởi mở ở các vùng dân tộc ở nước ta không đủ khả năng giúp con
người vượt qua ngưỡng của sự chậm phát triển do nó cản trở sự đồng thuận
trong nhận thức của cộng đồng. Văn hóa tạo ra môi trường sống và không gian
tinh thần để nâng đỡ các không gian chính trị và không gian kinh tế. Không gian
tinh thần lạc hậu, làm cho người dân vùng dân tộc nước ta nảy sinh tâm lý tự
mãn về những giá trị của mình, rất khó khăn trong việc nhận ra cái mới và tiếp
cận cái mới, và do đó, bỏ lỡ các cơ hội phát triển. Nước ta là nước đang phát
triển có khuynh hướng duy trì bản sắc văn hóa như một bằng chứng về sự khác
biệt, thậm chí lo ngại rằng, toàn cầu hóa sẽ xói mòn bản sắc văn hóa và bản lĩnh
văn hoá, quên mất rằng bản sắc văn hóa hay bản lĩnh văn hóa đều được hình
thành sau những quá trình lâu dài, tự nhiên và không thể biến mất trước những
tương tác về văn hoá. Chính những lo ngại không có cơ sở và phản ứng tự vệ phi
lý này đã gây ra những xung đột về văn hoá, và ý thức xã hội của người dân tộc
không được đổi mới đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình phát triển kinh tế
ở các vùng đó . Mặt khác, nước ta luôn cảm thấy mình bị thua thiệt khi tham gia
vào quá trình hội nhập và toàn cầu hoá, cho đến khi nhận ra rằng các cơ hội bị
bỏ lỡ do sự dị biệt về văn hóa chính là thông điệp về ảnh hưởng của văn hóa lạc
hậu đối với sự phát triển.
Do hạn chế về trình độ văn hóa, học vấn, đa số người nghèo không có năng
lực nhận biết thị trường, đây sẽ là nguyên nhân quyết định khả năng có thể vượt
qua nghèo đói ở cá nhân, cộng đồng và xã hội.
Đồng bào dân tộc thiểu số quanh năm lo làm ăn nương rẫy, họ chỉ xuống
chợ khi nào có đồ để trao đổi, đồng thời mua sắm những vật thiết yếu. Việc
không có khả năng tiếp cận các nguồn thông tin làm cho họ chỉ biết sản xuất
theo thói quen, tập quán đã có từ trước, không có cơ hội cải thiện những cái đã
lạc hậu: kinh nghiệm sản xuất, giống lúa, phân bón,…
Bên cạnh đó còn một bộ phận người nghèo chưa quyết tâm vươn lên thoát
khỏi nghèo đói, trông chờ vào giải pháp của Nhà nước.

Page 13


Tiểu luận triết học


Khóa triết học & KHXH

Sức khỏe kém, gặp rủi ro ốm đau: các hộ gia đình nghèo do thu nhập thấp, bấp
bênh, khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến
cố xảy ra trong cuộc sống (mất việc làm, mất nguồn lao động, mất sức khỏe, tai
nạn, mất mùa…). Với khả năng kinh tế hạn hẹp, các hộ nghèo nông thôn miền
núi găp những vấn đề này sẽ dẫn đến những bất ổn trong cuộc sống hằng ngày.
Bị rủi ro có thể xảy ra trong kinh tế, trong đời sống xã hội, rủi ro trong kinh
tế thị trường thường gặp do họ không có trình độ, tay nghề , thiếu kinh nghiệm
làm ăn, thua lỗ…
Đây là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo nhưng nó chỉ tác động đến một
nhóm nhỏ trong xã hội. Những rủi ro trong đời sống xã hội đối với người lao
động thường gặp là tai nạn, thất nghiệp, ốm đau … Khả năng đối phó và khắc
phục các rủi ro của người nghèo rất kém do thu nhập thấp, điều này dẫn đến
nguy cơ họ dễ gặp rủi ro hơn nữa.



Thiếu vốn hoặc không có vốn:
Thiếu vốn là vấn đề quan trọng, chủ yếu nhất trong công tác xóa đói giảm
nghèo. Nông dân nghèo có nhu cầu cần tiền để mua giống, phân bón, thuốc trừ
sâu, mua trâu bò cày kéo, mua công cụ sản xuất…
Không có vốn sẽ không có khả năng đổi mới trong sản xuất, trong việc áp
dụng những thành tựu kĩ thuật mới. Mặc dù đã có các chương trình tín dụng ưu

đãi cho người nghèo nhưng khả năng tiếp cận các nguồn này là thấp, bởi lẽ họ
không có tài sản thế chấp, khoản vay được khá nhỏ so với nhu cầu thực tế, làm
cho khó có thể phát triển sản xuất. Mặt khác, đa số người nghèo không có kế
hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể hoặc do sử dụng vốn vay sai mục đích nên
việc đi vay sẽ khó hơn, hoặc là họ sẽ không muốn vay, vì nghĩ tới khoản tiền
phải trả sau này.

Page 14


Tiểu luận triết học

Khóa triết học & KHXH

3. Nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách
Khả năng kinh tế và nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo còn khó khăn, Nhà
nước cùng lúc phải đầu tư cho nhiều vấn đề xã hội bức xúc khác. Việc sử dụng
chuẩn nghèo mới làm cho tỷ lệ hộ nghèo đói cũng tăng lên, chính sách giảm
nghèo phải mở rộng, do đó việc cân đối, huy động nguồn lực để đáp ứng yêu
cầu sẽ gặp khó khăn hơn.
Tỷ lệ nghèo đói những năm qua tuy còn giảm mạnh nhưng vẫn ở mức cao
và chưa bền vững. Vùng đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa thường xuyên bị
thiên tai bão lụt, mất mùa. Giảm nghèo chưa gắn chặt với phát triển nông thôn.
Đầu tư cho xóa đói giảm nghèo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế (cả vốn tín
dụng và đầu tư từ ngân sách Nhà nước). Nguồn lực dành cho chương trình còn
rất hạn chế, chưa cân đối với mục tiêu đề ra và đảm bảo tiến độ thực hiện
Cơ chế hỗ trợ người nghèo chưa hướng vào nâng cao nhận thức, năng lực và
tính làm chủ, người nghèo chưa thực sự tham gia được vao thị trường để phát
triển kinh tế với vai trò là người chủ động. Chưa phát huy tính chủ động, tự lực
của địa phương, cơ sở và của chính người nghèo để tự vươn lên.

Nhận thức về trách nhiệm đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở một số địa
phương, cơ sở chậm và chưa rõ, gây nên tình trạng không có cán bộ am hiểu,
tâm huyết làm công tác. Đầu tư cho việc đào tạo cán bộ thực thi còn hạn chế,
dẫn đến tình trạng đội ngũ cán bộ thực thi ở cơ sở vừa thiếu vừa yếu.
Vai trò của cán bộ xã, bản có vai trò hết sức quan trọng trong công
cuộc xóa đói giảm nghèo đồng bào dân tộc miền núi miền Bắc nước ta.Tuy
nhiên,vai trò của cán bộ xã bản lại chưa được nâng cao, khiến một bộ phận
cán bộ không có trách nhiệm với công việc của mình.Một bộ phận không
nhỏ có tư tưởng ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước,không quan tâm
đến công tác xóa đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước. Những chính sách của
Đảng và nhà nước muốn đến được với người dân phải qua cầu nối là bộ máy cán
Page 15


Tiểu luận triết học

Khóa triết học & KHXH

bộ chính quyền các cấp và những người cán bộ xã bản là những người có vai trò
quan trọng nhất trong nhịp cầu này.Cán bộ xã bản có truyền lại những chính
sách của nhà nước thì người dân mới có cơ hội thoát nghèo,có cơ hội tiếp xúc
với những chính sách của Đảng và nhà nước. Như vậy, những cán bộ xã bản
không có trách nhiệm cũng là nguyên nhân khiến người dân nghèo không được
thoát nghèo và tình hình đói nghèo ở vùng chưa thể cải thiện.
Nhằm rút ngăn khoảng cách giàu nghèo, taọ cơ hội cho mọi người dân đều
có quyền bình đẳng tối thiểu ngang nhau. Các chính sách về xóa đói giảm
nghèo được chính quyền địa phương tổ chức triển khai hết sức chặt chẽ, được
đông đảo người dân hưởng ứng và đồng tình thưc hiện. Vì vậy, đời sống của
người dân đã từng bước được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, các huyện vùng cao
đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, địa hình phức

tạp chia cắt, phong tục tập quán lạc hậu còn nặng nề. Do vậy, mặc dù các cơ chế
chinh sách trong công tác xóa đói giảm nghèo đã được thực thi. Xong trong thực
tế các cơ chế chính sách về xóa đói giảm nghèo không phải lúc nào cũng được
thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả.

Page 16


Tiểu luận triết học

Khóa triết học & KHXH
KẾT LUẬN

Tình trạng đói nghèo ở các dân tộc miền núi nước ta đang là vấn đề nghiêm
trong và cấp thiết đòi hỏi nhà nước ta cần phải có chính sách để cải thiện đưa
nước ta phát triển theo hướng CNH HĐH và hội nhập với quốc tế. Để thực hiện
được thì việc đầu tiên nhà nước cần phải làm là phải xem xét một cách toàn diện
các nguyên nhân, để đưa ra các giải pháp một cách tổng thể và toàn diện. Ngay
từ buổi đầu thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đói nghèo là
giặc của chúng ta.Chúng ta phải cùng nhau chống lại kẻ thù này để đưa đất nước
phát triển và sánh ngang với các cường quốc năm châu.Công cuộc thoát nghèo
của người dân đã và đang gặp rất nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất lẫn kiến
trúc thượng tầng. Mọi người hãy cùng nhau chung tay giúp cho người nghèo
thoát nghèo, đưa đất nước ta trở thành một đất nước không có người nghèo.Tất
cả người dân trên đất nước đều được hưởng những điều kiện tốt nhất trong đời
sống sinh hoạt cũng như trong sản xuất.

Page 17




×