Tải bản đầy đủ (.pdf) (284 trang)

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.3 MB, 284 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DỰ THẢO LẦN 2

Báo cáo tổng hợp
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020
VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ĐƠN VỊ CHỈ ĐẠO
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỈNH VĨNH LONG

VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ
KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

Tháng 6/2017
0


LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội là thể hiện tầm nhìn và bố


trí lãnh thổ về thời gian và không gian, trong đó trả lời những câu hỏi lớn và
then chốt về phát triển kinh tế, xã hội sao cho hiệu quả, bền vững và khả thi.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Long không chỉ để gắn
kết tương lai phát triển của Vĩnh Long với các mục tiêu chung của quốc gia,
vùng lãnh thổ, mà còn đưa ra định hướng phát triển nhằm khai thác những tiềm
năng, lợi thế cạnh tranh, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển đồng bộ các
ngành kinh tế trên địa bàn; thúc đẩy quá trình liên kết vùng và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
đã được lập năm 2008-2009 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày
16/2/2012 tại Quyết định 195/QĐ-TTg. Thời gian qua, quy hoạch đã là cơ sở để
xây dựng các kế hoạch hàng năm và năm năm của tỉnh thời gian qua và đã có
những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy
nhiên, hiện nay, trong bối cảnh và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cả nước
vàvùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung; và của Vĩnh Long nói riêng đã
có những thay đổi đáng kể và đang tác động sâu sắc đến triển vọng phát triển
của tỉnh giai đoạn tới. Từ năm 2012 đến nay, tuy kinh tế thế giới và Việt Nam
đã vượt qua một số khó khăn nhất định và trên đà ổn định, song tốc độ tăng
trưởng vẫn thấp, sức cầu tư nhân (cả tiêu dùng và đầu tư) thấp, giá cả nhiều
mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng nông sản giảm mạnh. Trong khi đó,
ngành nông nghiệp vẫn là thế mạnh của các tỉnh vùng ĐBSCL nói chung và
tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Ngoài ra, năm 2015, Việt Nam sẽ sớm thực hiện
các cam kết mới theo các Hiệp định ký kết như: Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam-Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên
minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục đàm
phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, Hiệp định đối tác kinh tế
chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tham gia cộng đồng kinh tế
ASEAN. Điều này cũng vừa là thách thức và cũng là điều kiện thuận lợi để
thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và của tỉnh Vĩnh Long nói
riêng. Tuy vậy, Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh

Long vẫn chưa xem xét tới vấn đề hội nhập quốc tế, vấn đề xúc tiến thương
mại và mở cửa thị trường ngoài nước và tác động của hội nhập đến sự phát
triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Kinh tế cả nước đang được tái cơ cấu sang một giai đoạn phát triển mới
với trình độ cao hơn, đòi hỏi cao hơn về hiệu quả đầu tư và cạnh tranh. Bên
cạnh đó, gần đây, Bộ Chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành mới hoặc điều chỉnh một số văn bản quan trọng, liên quan tới các vấn đề
về quy hoạch phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vấn đề an ninh quốc
1


phòng vùng, vấn đề sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Long và vấn đề phát triển các
ngành, lĩnh vực trọng yếu của đất nước như: giao thông vận tải, phát triển
công nghiệp, nông nghiệp, du lịch. Ngoài ra, Quy hoạch xây dựng vùng đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đang triển
khai xây dựng (theo Quyết định số 1005/QĐ-TTg ngày 20/6/2014).
Các văn bản quan trọng này đã nhấn mạnh tới phát triển hạ tầng vùng
nuôi thâm canh; phát triển giống cây, con thích ứng với biến đổi khí hậu; phát
triển các vùng nguyên liệu nuôi trồng quy mô lớn; phát triển ngành công
nghiệp hỗ trợ nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản; và đặc biệt
là vấn đề tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng (tăng cường kết
nối giao thông, liên kết phát triển công nghiệp, nông nghiệp, du lịch,…). Kết
luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm
vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng
Đồng bằng song Cửu Long đến năm 2020 còn đề cập tới vấn đề tăng cường
hợp tác không chỉ giữa các địa phương trong vùng mà còn hợp tác với các địa
phương vùng Đông Nam Bộ, vùng miền Trung và Tây Nguyên trên các
phương diện như: thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, xây dựng vùng
nguyên liệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, xử lý chất thải,… ; và “đẩy mạnh
hợp tác với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng”. Những tư

tưởng, nội dung được đề cập trong các văn bản này chưa được đề cập hoặc đề
cập rất mờ nhạt trong Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh
Vĩnh Long.
Ngoài ra, một số các chỉ tiêu quan trọng (như: cơ cấu kinh tế ngành,
kim ngạch xuất khẩu) được nêu trong Quyết định số 159/QĐ-TTg tỏ ra khác
biệt tương đối lớn so với thực tế. Chẳng hạn, trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ có
xu hướng tăng nhanh về tỷ trọng (năm 2014 đạt 44,06%) trong khi đó công
nghiệp và xây dựng lại có xu hướng giảm (năm 2014 đạt 21,18%). Xét về chỉ
tiêu phấn đấu đến năm 2015 (theo Quy hoạch tại Quyết định 159/QĐ-TTg) thì
tỷ trọng ngành dịch vụ đã vượt mức rất xa (kế hoạch đạt 38% năm 2015 và
đạt 45% năm 2020). Chỉ tiêu về diện tích đất trồng lúa theo Quyết định
159/QĐ-TTg (năm 2015 là 54.000 ha và năm 2020 là 51.000 ha) thấp hơn
nhiều so với quy hoạch sử dụng đất nêu tại Nghị quyết số 87/NQ-CP ngày
21/12/2012 (năm 2015: 67.085 ha và năm 2020: 64.500 ha).Quyết định số
2270/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện
Kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng,
nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng
vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 có đề cập tới “Trên cơ sở Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến
năm 2020, các Bộ, ngành và các địa phương trong Vùng rà soát, điều chỉnh
bổ sung quy hoạch và các cơ chế chính sách nhằm huy động và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội để phù hợp với điều
kiện mới”. Do đó, đã đến lúc cần phải điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Long để phù hợp với tình hình mới.
2


Như vậy, xuất phát từ những yêu cầu trên, việc rát soát, điều chỉnh, bổ
sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030 là rất cần thiết.

2. Mục tiêu rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
- Mục tiêu chung: là cung cấp luận chứng khoa học và thực tiễn lựa
chọn các mục tiêu phát triển dài hạn của tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhanh và bền vững.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm
2020 và tầm nhìn 2030 tập trung vào xây dựng chiến lược rõ ràng nhằm đảm
bảo sự phát triển nhanh và bền vững trên cả hai lĩnh vực là kinh tế và xã hội.
- Mục tiêu cụ thể:
+Rà soát, đánh giá các yếu tố tiềm năng, nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, đồng thời chỉ ra những hạn chế, vướng mắc và những tồn tại trong
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long trong những năm qua (từ năm
2011 đến nay);
+ Phân tích, đánh giá thực trạng các ngành, các lĩnh vực kinh tế, xã hội,
môi trường đầu tư, kinh doanh, của tỉnh Vĩnh Long thời gian qua, qua đó xác
định các điểm mạnh, điểm yếu cũng như đánh giá các cơ hội, thách thức đối
với sự phát triển của tỉnh;
+ Xây dựng các quan điểm, mục tiêu phát triển và các bước đi thích
hợp, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của vùng và
chiến lược của cả nước;
+ Xác định danh mục các chương trình, dự án ưu tiên trên địa bàn tỉnh
đến năm 2020 và 2030.
3. Những căn cứ pháp lý để rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
Đề án rà soát,điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được
triển khai xây dựng dựa trên những cơ sở chủ yếu sau:
3.1. Căn cứ pháp lý để điều chỉnh quy hoạch
- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt quản lý
các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt quản
lý các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 2/2/2012 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy
hoạch sản phẩm chủ yếu.
- Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/20/2013 của Bộ Kế hoạch và
3


Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành,
lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu.
- Quyết định 1334/QĐ-UBND ngày 20/6/2016 của Chủ tịch UBND
tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán
kinh phí dự án điều chỉnh “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Quyết định 2992/QĐUBND ngày 12/12/2016 về việc điều chỉnh Quyết định phê duyệt đề cương,
nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án điều chỉnh “Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030”.
3.2. Các tài liệu sử dụng và tham khảo
3.2.1. Chiến lược, Nghị quyết, văn bản của Đảng và Chính phủ
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước giai đoạn 20112020.
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ 2016-2020.
- Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm
2015, định hướng đến năm 2020 và Công văn 2628/TTg-KTN ngày
22/12/2014của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch phát triển các
KCN và hệ thống xử lý nước thải tập trung trong các KCN.
- Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban Chấp hành Trung
ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ về Khu

công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế và Nghị định 164/2013/NĐ-CP
ngày 12/11/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định 29/2008/NĐ-CP.
- Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm
2020”.
- Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia giai đoạn 2011-2020.
- Quyết định 2319/QĐ-TTg ngày 5/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
4


- Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16/01/2012 của Hội nghị lần thứ 4
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020.
- Quyết định 124/QĐ-TTg ngày 2/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020.
- Nghị quyết 10/NQ-CP ngày 24/4/2012 của Chính phủ về việc ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và phương hướng nhiệm vụ phát triển

đất nước 5 năm 2011-2015.
- Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
- Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 Nghị quyết Hội nghị lần thứ
6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công
nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Quyết định 1659/QĐ-TTg ngày 7/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020.
- Quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình
tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh
giai đoạn 2013-2020.
-Quyết định 347/QĐ-TTg ngày 22/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Chương trình phát triển một số ngành công nghệ cao thuộc Chương
trình quốc gia phát triển công nghệ cao.
- Quyết định 355/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững.
- Quyết định 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2035.
5



- Quyết định 2146/QĐ-TTg ngày 1/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm
nhìn 2030.
- Quyết định 575/QĐ-TTg ngày 4/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính
phủ điện tử.
- Quyết định số 1734/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
06/09/2016 về Phê duyệt đề án “Chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ
tầng, gắn kết phát triển kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng
trong các liên kết khu vực”.
- Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
07/02/2017 về phê duyệt đề án “Chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ
tầng, gắn kết phát triển kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng
trong các liên kết khu vực”.
3.2.2. Quy hoạch, đề án phát triển ngành và lĩnh vực vùng có liên quan
đến tỉnh Vĩnh Long
- Quyết định 1581/QĐ-TTg ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương
hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh
quốc phòng vùng Đồng bằng song Cửu Long đến năm 2020.
- Quyết định 939/2012/QĐ-TTg ngày 19/7/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
- Quyết định 2270/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ

về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 28-KL/TW ngày
14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển
kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2020.
3.2.3. Các đề án, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các ngành lĩnh
vực liên quan tới tỉnh Vĩnh Long
- Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX
nhiệm kỳ 2010-2015 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long
lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020.
- Quyết định 280/QĐ-UBND ngày 4/2/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính Viễn thông tỉnh Vĩnh
6


Long giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020.
- Nghị quyết 117/2009/NQ-HĐND ngày 10/12/2009 của Hội đồng
nhân dân tỉnh về thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài
nguyên cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
- Quyết định 3069/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của UBND tỉnh về
việc phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Vĩnh Long đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định 2788/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh
Long đến năm 2020.
- Quyết định 2484/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Vĩnh
Long đến năm 2020.
- Quyết định 195/QĐ-TTg ngày 16/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
- Quyết định 1613/QĐ-UBND ngày 3/10/2012 của Ủy ban nhân dân

tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm
2020.
- Quyết định 1711/QĐ-UBND ngày 22/10/2012 của Ủy ban nhân dân
tỉnh phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn
2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định 18/2012/QĐ-UBND ngày 20/12/2012 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài
nguyên khoáng sản sét của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
- Nghị quyết 87/NQ-CP ngày 21/12/2012 của Chính phủ về quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (20112015) tỉnh Vĩnh Long.
- Quyết định 53/QĐ-UBND ngày 8/1/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2020.
- Quyết định 57/QĐ-UBND ngày 9/1/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho các huyện
và thành phố Vĩnh Long.
- Quyết định 1135/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 20112015 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định 1205/QĐ-UBND ngày 17/7/2013 của Ủy ban nhân dân
tỉnh phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch quản lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020
7


trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Quyết định 1470/QĐ-UBND ngày 3/9/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển ngành y tế tỉnh Vĩnh Long giai đoạn
2011-2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quyết định 1732/QĐ-UBND ngày 24/12/2013 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng

đất đầu kỳ (2011-2015) của thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
- Quyết định 530/QĐ-UBND ngày 7/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015-2020 và định hướng
đến năm 2030.
- Quyết định 1064/QĐ-UBND ngày 15/7/2014 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc ban hành Chương trình thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu
hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Vĩnh Long.
- Quyết định 1883/QĐ-UBND ngày 15/12/2014 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc ban hành đề án tổ chức hệ thống tiêu thụ nông-thủy sản gắn với
tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015-2020.
- Quyết định 823/QĐ-UBND ngày 9/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Vĩnh Long đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Nghị quyết 102/NQ-HĐND ngày 1/10/2014 của Hội đồng nhân dân
tỉnh về việc thông qua quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Vĩnh Long đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Chương trình hành động số 26-Ctr/TU ngày 13/1/2015 của Tỉnh ủy
Vĩnh Long về việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của
Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
- Quyết định 71/QĐ-UBND ngày 15/1/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc ban hành kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2015-2020
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Quyết định số 2251/QĐ-UBND, ngày 30/10/2015 của Chủ tịch
UBND tỉnh Ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính của tỉnh Vĩnh Long giai
đoạn 2016 - 2020.
- Nghị quyết 158/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng
nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh
tỉnh Vĩnh Long 5 năm 2016-2020.

- Quyết định số 677/QĐ-UBND, ngày 29/3/2016 của Chủ tịch UBND
tỉnh về việc ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan
nhà nước giai đoạn 2016-2020.
8


- Quyết định số 2368/QĐ-UBND, ngày 06/10/2016 của Chủ tịch
UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai cung cấp dịch vụ công trực
tuyến của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 20162020.- Quyết định 103/QĐ-UBND ngày 13/1/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc ban hành Đề án hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
- Quyết định 232/QĐ-UBND ngày 28/1/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc kế hoạch thực hiện chương trình phát triển thanh niên tỉnh Vĩnh Long
giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định 677/QĐ-UBND ngày 29/3/2016 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các
cơ quan nhà nước tại tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định 1398/QĐ-UBND ngày 28/6/2016 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược dân số và sức khỏe sinh
sản Việt Nam của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020.
- Nghị quyết 21/NQ-HĐND ngày 3/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh
về việc thông qua quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học Vĩnh Long giai đoạn
2011- 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quyết định 1734/QĐ-UBND ngày 11/8/2016 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn
2016-2020 của tỉnh Vĩnh Long.
- Quyết định 1740/QĐ-UBND ngày 12/8/2016 của Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP
ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm
2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

- Quyết định 1976/QĐ-UBND ngày 6/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU của tỉnh ủy Vĩnh Long
về phát triển du lịch giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Quyết định số 2086/QĐ-UBND, ngày 15/9/2016 của Chủ tịch UBND
tỉnh phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Vĩnh
Long đến năm 2020 và định hướng đến 2025.
- Quyết định 879QĐ-UBND ngày 26/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc ban hành kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh
Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai
đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy
tỉnh Vĩnh Long về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, Văn kiện
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh.
- Các đề án, quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
9


- Nguồn dữ liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, các Bộ, ngành, Cục
Thống kê Vĩnh Long, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành, các huyện,
thành phố của tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh liên quan.
4. Phạm vi thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
- Phạm vi không gian: Trong phạm vi ranh giới hành chính của tỉnh
Vĩnh Long; tổng diện tích tự nhiên: 1.525,73 km2. Ranh giới:
+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre;
+ Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp;
+ Phía Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh;
+ Phía Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành phố Cần
Thơ.
+ Tọa độ địa lý tỉnh Vĩnh Long 9052’45’’ đến 10019’50’’ vĩ độ Bắc và từ

104041’25’’ đến 106017’03’’ kinh độ Đông.
- Phạm vi thời gian: Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch của tỉnh Vĩnh
Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Phạm vi các ngành, lĩnh vực: tất cả các cụm ngành, lĩnh vực chủ yếu
về kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh và không phân biệt cấp quản lý.
5. Cấu trúc báo cáo
Báo cáo tổng hợp Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
gồm 3 phần chính:
Phần I : Phân tích các yếu tố, điều kiện tự nhiên và hiện trạng phát
triển kinh tế - xã hội và các lợi thế, thách thức của tỉnh Vĩnh Long đến năm
2015.
Phần II: Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Phần III: Các nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch
Ngoài ba phần chính, trong báo cáo còn có thêm phần phụ lục, hệ thống
bảng biểu và hệ thống bản đồ kèm theo.

10


Phần thứ nhất
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN
TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ CÁC LỢI THẾ, CƠ
HỘI, THÁCH THỨC CỦA TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2015
I. Đánh giá các yếu tố, điều kiện tài nguyên thiên nhiên
I.1. Vị trí địa kinh tế
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL); Phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía
Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp; Phía Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh; Phía

Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ. Tọa độ
địa lý tỉnh Vĩnh Long 9052’45’’ đến 10019’50’’ vĩ độ Bắc và từ 104041’25’’ đến
106017’03’’ kinh độ Đông. Vĩnh Long có tổng diện tích đất tự nhiên là
1.525,73 km2, bằng 0,4% diện tích cả nước và đứng thứ 12/13 tỉnh vùng
ĐBSCL.
Hình 1: Bản đồ vị trí tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long nằm cách thành phố Hồ Chí Minh (trung tâm kinh tế và du
lịch của cả nước) khoảng 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ
(thành phố công nghiệp, du lịch và cực phát triển của cả vùng Đồng bằng
sông Cửu Long) khoảng 40 km về phía Nam. Vĩnh Long là nơi tập trung đầu
mối của nhiều tuyến giao thông đường bộ và đường thủy quan trọng. Nằm
giữa hai sông lớn Tiền Giang và Hậu Giang, kết nối bằng mạng lưới kênh
rạch chằng chịt, phân bố tương đối đều tạo điều kiện giao lưu kinh tế và văn
11


hóa dễ dàng trong nội tỉnh và với bên ngoài, là cửa ngõ ra biển của nhiều địa
bàn và tạo cho Vĩnh Long một vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển
vùng ĐBSCL, lưu vực sông Mêkông và Đông Nam Á nói chung.
Cùng với các tuyến quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80, cầu Mỹ Thuận, cầu Cần
Thơ, các tuyến đường cao tốc nối Vĩnh Long với các địa bàn phát triển ở
ĐBSCL sẽ hoàn thành trong kỳ quy hoạch, thế ốc đảo lâu nay thực sự bị phá
vỡ, tỉnh Vĩnh Long có điều kiện thông thương dễ dàng với toàn bộ Vùng
ĐBSCL và trước hết gắn kết với thành phố Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh
và với các nước trong khu vực.
Hình 2: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long

Hiện tại, tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị
xã và 6 huyện với 10 phường, 5 thị trấn và 94 xã. Thành phố Vĩnh Long có 7

phường và 4 xã; Thị xã Bình Minh có 3 phường và 5 xã; Huyện Long Hồ có 1
thị trấn và 14 xã; Huyện Mang Thít có 1 thị trấn và 12 xã; Huyện Tam Bình
có 1 thị trấn và 16 xã; Huyện Trà Ôn có 1 thị trấn và 13 xã; Huyện Vũng
Liêm có 1 thị trấn và 19 xã; và Huyện Bình Tân có 11 xã.
Với vị trí địa lý tiếp giáp liền kề với thành phố Cần Thơ (là trung tâm
và cực phát triển của cả vùng ĐBSCL); giao lưu thuận lợi với các tỉnh thuộc
vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là các địa phương vùng KTTĐ phía Nam và
nằm trên điểm giao thoa của 2 trục hành lang kinh tế đô thị quan trọng: Sông
Tiền sông Hậu (trục hành lang kinh tế Đông - Tây) và quốc lộ 91 (tuyến Nam
sông Hậu) với cực Tây là khu vực cửa khẩu tỉnh An Giang và Đồng Tháp, cực
Đông là vùng đô thị - cảng ven biển (cảng vùng) và hệ thống cảng Sóc Trăng
12


(cảng Trần Đề - Đại Ngải) (theo Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 9/10/2009
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng
ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050); đồng thời Vĩnh Long
cũng được xác định là “đô thị vệ tinh” thuộc vùng đô thị trung tâm của vùng
ĐBSCL (theo Quyết định số 939/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày
19/7/2012 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng
ĐBSCL đến năm 2020); kết hợp với một số lợi thế về điều kiện sản xuất và
cảnh quan thiên nhiên của địa phương, Vĩnh Long có nhiều cơ hội để phát
triển nhanh chóng kinh tế-xã hội (đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp, công
nghiệp và các loại dịch vụ công nghệ chất lượng cao).
I.2. Đặc điểm địa hình
Vĩnh Long có địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp
dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 2
độ), cao trình khá thấp so với mực nước biển. Cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến
1,2m chiếm 90% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, phần còn lại là thành phố
Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là

dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng
lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông
Hậu, sông Măng Thít và ven các sông rạch lớn. Phân cấp địa hình tỉnh có thể
chia ra 3 cấp như sau:
- Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven
sông Hậu, sông Tiền, sông Măng Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao
giữa sông và vùng đất giồng gò cao của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nơi đây
chính là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp, đầu mối giao
thông thuỷ bộ.
- Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố
chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao.
Trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng
năm, dân cư phân bố ít trên vùng đất này.
- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình
thấp trũng, ngập sâu. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa Đông
Xuân - Hè Thu, lúa Hè Thu - Mùa).
Với đặc điểm địa nêu trên, trước đây Vĩnh Long gần như rất ít chịu ảnh
hưởng của nước mặn xâm chiếm và ít bị tác động của lũ, thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, vài năm gần đây, Vĩnh Long cũng đang
đối mặt với các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu rõ nét, đó là: hiện tượng
giông, lốc, ngập lũ và khô hạn, xâm nhập mặn sâu hơn, độ mặn ngày càng
tăng, đặc biệt xuất hiện nhiều ở huyện Trà Ôn, Vũng Liêm và Mang Thít, gây
thiệt hại nặng về kinh tế và cuộc sống của người dân.
I.3. Đặc điểm khí hậu
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có
13


chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm
từ 25oC đến 27oC, nhiệt độ cao nhất 36,9oC, nhiệt độ thấp nhất 17,7oC. Biên

độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7,3oC.
- Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong 1 ngày là 7,5 giờ.
Bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600 cal/m2. Thời gian chiếu sáng bình
quân năm đạt 2.550-2.700 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền
đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.
- Độ ẩm không khí bình quân 80-83%, tháng cao nhất (tháng 9) là 88%
và tháng thấp nhất là 77% (tháng 3).
- Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn, khoảng 1.4001.500 mm/năm, trong đó lượng bốc hơi bình quân theo tháng vào mùa khô là
116-179 mm.
- Lượng mưa trung bình đạt 1.450 - 1.504 mm/năm. Số ngày mưa bình
quân 100 - 115 ngày/năm. Về thời gian mưa có 90% lượng mưa năm phân bố
tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch).
Về điều kiện thủy văn, toàn tỉnh chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều
không đều của biển Đông, thông qua 2 sông chính là sông Tiền và sông Hậu
với sông Măng Thít nối liền. Mực nước và biên độ triều khá cao, cường độ
truyền triều mạnh, biên độ triều vào mùa lũ khoảng 70 - 90 cm và vào mùa
khô dao động từ 114 - 140 cm kết hợp với hệ thống kênh rạch khá chằng chịt
(mật độ 67,5 m/ha) nên tiềm năng tưới tự chảy cho cây trồng khá lớn, khả
năng tiêu rút nước tốt ở những nơi có thế đất cao như ven bờ sông Tiền, sông
Hậu và sông Măng Thít. Tuy nhiên do cao trình mặt đất khá thấp nên ở khu
vực trũng giữa trung tâm tỉnh (vùng phía Bắc sông Măng Thít) khó thoát nước
hơn.
Do đặc tính của các hệ kênh rạch là rộng và sâu ở cửa, hẹp và cạn dần
khi vào nội đồng, nhất là tại điểm giáp nước nên có sự bồi lắng nhanh, dẫn
đến phải nạo vét phù sa theo định kỳ nhằm tăng cường mức độ tưới tiêu nước
và giao thông thuỷ, nhất là trong mùa triều kém.Đôi khi sự kết hợp giữa triều
cường và nước trên các sông lên to cũng gây ra tình trạng lụt lội. Những năm
gần đây lũ hàng năm về sớm hơn thường lệ, đỉnh lũ cao, chu kỳ ngắn và
cường độ mạnh hơn gây thiệt hại nhiều cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là
ở các xã thuộc cù lao và vùng trồng cây ăn trái ven sông Tiền và sông Hậu.

Tình trạng biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu đã ngày
càng ảnh hưởng rõ nét và sâu rộng đến phát triển kinh tế-xã hội của nhiều
quốc gia, trong đó có Việt Nam và đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL). Theo kết quả nghiên cứu của Ban liên chính phủ về Biến đổi
khí hậu lần thứ 4 (IPCC AR4) 2007 cho thấy nhiệt độ trái đất cứ ấm lên 10C
thì năng suất lúa sẽ bị giảm khoảng 10%; và ngành ngành nông nghiệp nói
chung và ngành trồng lúa nói riêng sẽ phải chịu nhiều tác động do biến đổi
khí hậu gây ra. Với kịch bản dự báo của ngân hàng Thế giới, mực nước biển
được dự đoán sẽ tăng 33cm vào năm 2050 và 1m vào năm 2100. Như vậy vào
14


năm 2030, diện tích của vùng ĐBSCL sẽ bị ngập lụt và nhiễm mặn rất cao.
Khi mực nước biển dâng 1m, vùng ĐBSCL dự kiến sẽ bị mất khoảng 5.000
km2 đất. Với kịch bản dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2016
“Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam”, thì khi nước
biển dâng 50 cm do biến đổi khí hậu thì dự kiến vùng ĐBSCL có tỷ lệ diện
tích bị ngập là 4,48%, trong khi đó Vĩnh Long có thể bị ngập mất 6,55% diện
tích đất; và nếu kịch bản nước biển dâng là 100 cm thì vùng ĐBSCL có nguy
cơ ngập 38,9% diện tích đất trong khi đó Vĩnh Long có thể bị ngập 18,83%
diện tích đất. Khi nước biển dâng 100 cm tại vùng ĐBSCL thì theo một
nghiên cứu về “Liên kết trong ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam” đã chỉ
ra, sẽ có 49.200 ha đất nông nghiệp bị ngập nước và sản lượng lúa dự báo có
thể giảm 468.900 tấn.
Nhìn chung, khí hậu Vĩnh Long mang nhiều nét đặc thù của cả vùng
ĐBSCL với khí hậu hiền hòa của vùng nhiệt đới gió mùa quanh năm nắng ấm
và điều kiện thủy văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp Vĩnh Long. Tuy nhiên, do lượng bốc hơi cao, nắng nhiều và một số
khu vực còn trũng nên ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và sản xuất của dân
cư. Mặc dù, Vĩnh Long chưa bị ảnh hưởng lớn bởi các dạng khí hậu cực đoan

nhưng những hiện tượng lốc xoáy, các trận lũ nhiều hơn,… có thể là những
tác động ban đầu của biến đổi khí hậu cần phải được chú ý khi bố trí không
gian lãnh thổ trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
I.4. Tài nguyên nước, đất đai
I.4.1. Tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nước của Vĩnh Long chủ yếu dựa vào nước mặt của
91 hệ thống sông, kênh và rạch. Nguồn nước mặt được phân bốtương đối đều
khắp trong toàn tỉnh. Ba con sông lớn cung cấp nước cho hệ thống kênh rạch
này là:
- Sông Cổ Chiên nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, có chiều rộng từ 8002500m, sâu từ 20-40m với khả năng tải nước cực đại lên tới 12.00019.000m³/s.
- Sông Hậu chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam, song song với sông
Cổ Chiên, chạy dọc theo phía Tây Nam của Tỉnh, sông có chiều rộng từ 15003000m, sâu từ 15-30m, khả năng tải nước cực đại lên tới 20.000-32.000m³/s.
- Sông Măng Thít : gồm 1 phần kênh thiên nhiên, 1 phần kênh đào nối
từ sông Cổ Chiên tại Quới An sang sông Hậu tại Trà Ôn, sông dài 47km, có
bề rộng trung bình từ 110-150m, lưu lượng cực đại chảy ra và vào tại 2 cửa
sông như sau:
Phía sông Cổ Chiên: 1500-1600m³/s; Phía sông Hậu: 525-650m³/s.
Chất lượng nước tại 3 con sông lớn này hoàn toàn ngọt, chế độ thuỷ
văn điều hoà, lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa, ít chịu chi phối của
thuỷ triều, tuy bị ô nhiễm nhẹ nhưng hoàn toàn dùng cho sinh hoạt được khi
15


đã qua công trình xử lý nước, như vậy với tất cả các đô thị, khu dân cư có 3
con sông này chảy qua đều có thể lấy nước mặt (xử lý đạt tiêu chuẩn) để phục
vụ cho nhu cầu nước ăn uống, sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất công nghiệp,
du lịch, đây là những thuận lợi lớn mà ít tỉnh nào có được.
Đối với nguồn nước ngầm, theo kết quả nghiên cứu của một số công
trình thăm dò thì nguồn nước này ở Vĩnh Long còn hạn chế và chỉ phân bố ở
một số khu vực nhất định. Các tầng nước ngầm của Vĩnh Long như sau:

- Tầng nước ngầm ở độ sâu trung bình 86,4 m, nước nhạt phân bổ chủ
yếu ở vùng ven sông Hậu và sông Tiền, bề dày tầng chứa nước không lớn.
Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 46.169 m3/ngày.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình 150 m, nước nhạt phân
bổ khu vực ven sông Hậu và một số xã phía Nam tỉnh Vĩnh Long. Bề dầy
tầng chứa nước khá lớn. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 86.299
m3/ngày.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình 333,2 m, chất nước kém
không thể khai thác.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình 425 m. Bề dầy tầng chứa
nước khá lớn. Đây là tầng chứa nước đang được khai thác nhiều bằng các
giếng khoan công nghiệp. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 31.669
m3/ngày.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình từ 439 m trở xuống.
Nước nhạt chỉ phân bổ ở khu vực thành phố Vĩnh Long (ven sông Tiền). Bề
dầy tầng chứa nước khá lớn. Đây là tầng chứa nước đang được khai thác
nhiều bằng các giếng khoan công nghiệp. Đặc biệt đây là tầng chứa nước
khoáng. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 19.520 m3/ngày.
Theo nhận định của Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, nền
nhiệt độ của vùng ĐBSCL, trong đó có tỉnh Vĩnh Long có xu hướng tăng cao
hơn mức trung bình và cùng với hiện tượng gia tăng bốc hơi và xâm nhập
mặn nên vấn đề điều tiết, sử dụng hiệu quả nguồn nước mặt cũng như nguồn
nước ngầm để phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cần phải được chú
trọng.
I.4.2. Tài nguyên đất đai
Tài nguyên đất của tỉnh Vĩnh Long gồm 5 nhóm đất chính sau, đó là:
- Nhóm đất xáo trộn (đất vượt liếp, đất xáng thổi): có diện tích 56.528
ha (chiếm 38,25% diện tích đất tự nhiên). Qua so sánh, Vĩnh Long có nguồn
đất xáo trộn thứ 2 so với các tỉnh ở ĐBSCL, đây là loại đất líp bao gồm đất
vườn thổ cư, khu dân cư đô thị, đất trồng cây lâu năm và cây ăn trái.

- Nhóm đất phèn: có diện tích 43.989 ha, chiếm 29,77% diện tích đất tự
nhiên. Đất phèm gồm: (i) Đất phèn tiềm tàng nông (Sp1) có diện tích 367 ha;
(ii) Đất phèn tiềm tàng sâu (Sp2) có diện tích 12.292 ha; (iii) Đất phèn hoạt
16


động sâu (Sj2) có diện tích 5.655 ha; và (iv) Đất phèn hoạt động rất sâu (Sj3)
có diện tích 25.676 ha.
Các loại đất phèn tiềm tàng nông, đất phèn tiềm tàng sâu và đất phèn
hoạt động sâu không thể sử dụng cho đa dạng hoá với cây trồng cạn do hoạt
động của tầng pyrite và jarosite trong đất. Riêng đất phèn hoạt động rất sâu có
thể được sử dụng sản xuất cây trồng cạn theo hướng luân canh hợp lý với lúa
theo hướng đa dạng hoá cây trồng.
- Nhóm đất phù sa: có 30.683 ha (chiếm 20,76% diện tích đất tự nhiên)
ven sông Tiền, sông Hậu và khu vực các cù lao thuộc huyện Long Hồ, thị xã
Bình Minh, huyện Bình Tân, huyện Trà Ôn và huyện Vũng Liêm. Người dân
địa phương tận dụng điều kiện đất, kết hợp với khai thác thị trường nông sản
để thực hiện đa dạng hoá cây trồng trên các vùng đất nầy.
- Nhóm đất cát: có diện tích 275 ha, chiếm 0,19% diện tích đất tự
nhiên.Chất lượng đất tương đối cân đối các thành phần NPK, thích hợp cho
phát triển ngành trồng trọt. Vùng đất ngập nước thích hợp cho việc trồng lúa,
vùng đất bãi bồi ở các cù lao thích hợp cho việc phát triển các loại cây ăn quả.
- Nhóm đất sét: có tổng trữ lượng là trên 200 triệu m3 có chất lượng khá
tốt. Trữ lượng có khả năng khai thác là 100 triệu m3. Sét được phân bố dưới
lớp canh tác nông nghiệp với chiều dày tầng sét từ 0,4 – 1,2 m và phân bố ở
hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh. Chất lượng sét thích hợp cho sản xuất
gốm mỹ nghệ xuất khẩu tập trung Tân Mỹ (huyện Trà Ôn), Ngãi Tứ (huyện
Tam Bình), Tân Quới (huyện Bình Tân) chiếm từ 30-40%; và chất lượng sét
thích hợp cho sản xuất gạch ngói - vật liệu xây dựng, tập trung ở rải rác các
huyện trong tỉnh.

Hiện nay, theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2015, tổng diện tích
đất tự nhiên của Vĩnh Long là 152.573,4 ha, trong đó: đất nông nghiệp
120.671,4 ha (chiếm 79,09%, tỉnh không có đất lâm nghiệp); đất chuyên dùng
10.081,1 ha (chiếm 6,61%); đất ở nông thôn 5.367,9 ha (chiếm 3,52%); đất ở
đô thị 560,6 ha (chiếm 0,37%) và đất chưa sử dụng là 24,1 ha (chiếm 0,02%).
Theo Nghị quyết số 87/NQ-CP ngày 21/12/2012 của Chính phủ về quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 20112015 tỉnh Vĩnh Long thì trong giai đoạn đầu 2011-2015 đất sản xuất nông
nghiệp là 113.152 ha, trong đó đất trồng lúa là 67.085 ha, đất trồng cây lâu
năm là 42.363 ha và đất nuôi trồng thủy sản là 1.792 ha. Thực tế hiện nay cho
thấy, đất sản xuất nông nghiệp cũng như đất trồng lúa và đất trồng cây lâu
năm đều đạt mức lớn hơn so với mục tiêu quy hoạch theo hướng mở rộng,
tăng diện tích đất, tương ứng là 6.699,4 ha; 4.675,7 ha và 4.364,8 ha; trong
khi đó đất nuôi trồng thủy sản lại có xu hướng giảm nhanh và không đạt mục
tiêu quy hoạch, giảm so với mục tiêu quy hoạch là 999,7 ha.
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015

17


TỔNG SỐ - TOTAL
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp

Đất ở
Đất ở đô thị
Đất ở nông thôn
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp
Đất quốc phòng, an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng

Năm 2011
Năm 2015
Diện tích
Diện tích
(ha)
%
(ha)
%
150.490,37 100.00 152.573,40 100.00
117.604,97 78,15 120.671,40
79,09
116.568,37 77,46 119.851,40

78,55
71.116,03 47,26 73.123,60
47,93
69.359,41 46,09 71.760,70
47,03
24,31
0,02
0.00
0.00
1.732,31
1,15
1.362,90
0,89
45.452,34 30,20 46.727,80
30,63
989,18
0,66
792,30
0,52
47,42
0,03
27,70
0,02
32.824,21 21,81 31.877,90
20,89
6.304,84
4,19
5.928,50
3,89
613,48

0,41
560,60
0,37
5.691,36
3,78
5.367,90
3,52
10.518,40
6,99 10.081,10
6,61

Biến động
tăng (+),
giảm (-)
Diện tích
(ha)
2.083,03
3.066,43
3.283,03
2.007,57
2.401,29
-24,31
-369,41
1.275,46
-196,88
-19,72
-946,31
-376,34
-52,88
-323,46

-437,30

201,64
348,66

0,13
0,23

176,20
350,10

0,12
0,23

-25,44
1,44

1.442,18
8.525,92
167,45
544,44

0,96
5,67
0,11
0,36

1.077,50
8.477,30
209,60

432,40

0,71
5,56
0,14
0,28

-364,68
-48,62
42,15
-112,04

15.279,02
10,06
61,19
61,19

10,15
0,01
0,04
0,04

15.211,90
14,40
24,10
24,10

9,97
0,01
0,02

0,02

-67,12
4,34
-37,09
-37,09

Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Long 2015

Trong khi đất nông nghiệp có xu hướng tăng mạnh, tăng hơn 3.000 ha
thì đất phi nông nghiệp lại có xu hướng giảm nhẹ, chủ yếu là đất ở; đất nghĩa
trang, nghĩa địa và đất có mục đích công cộng. Đất chưa sử dụng đã được tích
cực khai thác qua các năm và hiện nay quỹ đất này chỉ còn 0,02% tổng diện
tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long.

18


Bảng 2: So sánh tỷ trọng các loại đất giữa Vĩnh Long với vùng ĐBSCL và
cả nước (Tính đến 01/01/2014)
Đất tự nhiên
1. Đất nông nghiệp
2. Đất lâm nghiệp
3. Đất chuyên dùng
4. Đất ở (nông thôn+đô thị)

Vĩnh Long
100.0
77.6
0.0

7.0
4.1

ĐBSCL
100.0
64.3
7.4
6.5
3.1

Cả nước
100.0
30.9
47.9
5.8
2.1

Nguồn: Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2015

Nếu so sánh với vùng ĐBSCL và cả nước thì Vĩnh Long có tỷ lệ đất
nông nghiệp cao hơn trung bình của vùng và gấp 2,5 lần mức trung bình cả
nước.Nhìn chung, tài nguyên đất của Vĩnh Long khá đa dạng và màu mỡ, phù
hợp cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay quỹ đất dành cho sản xuất
nông nghiệp của tỉnh lại có xu hướng tăng nhanh, vượt định mức quy hoạch
đã đề ra (vượt trên mức 5,9%). Bên cạnh đó, quỹ đất chưa khai thác, sử dụng
còn rất ít và chủ yếu là đất bồi, đất nằm rải rác.
I.5. Tài nguyên khoáng sản
Vĩnh Long là tỉnh đồng bằng, có trầm tích Đệ tứ bề dày lớn, thành phần
đơn điệu, nghèo các loại khoáng sản. Về cấu trúc địa chất thì nằm trong đới
sụt lún Cửu Long xảy ra trong thời kỳ Kainozoi. Tham gia vào cấu trúc có các

thành tạo địa chất tuổi từ Neogen đến Đệ tứ. Vì vậy tài nguyên khoáng
sảnVĩnh Long chủ yếu thuộc nhóm vật liệu xây dựng thông thường như cát
sông, đất sét và than bùn.
Vĩnh Long có lượng cát sông và sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào.
Cát sông chủ yếu phân bổ trên các sông Cổ Chiên, sông Tiền, sông Pang Tra,
sông Hậu và sông Hậu nhánh Trà Ôn với tổng trữ lượng 129,8 triệu m3
(không kể những vùng cấm, tạm cấm và dự trữ sau năm 2010).
Đất sét là nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm sứ có tổng trữ lượng
khoảng 200 triệu m3, chất lượng khá tốt. Sét thường nằm dưới lớp đất canh
tác nông nghiệp với chiều dầy 0,4-1,2 m và phân bổ ở hầu hết các huyện,
thành phố.
Theo định hướng phát triển chung của tỉnh, Vĩnh Long luôn xác định tài
nguyên cát sông là một trong những nguồn tài nguyên chiến lược cần được
bảo vệ chặt chẽ, khai thác hợp lý và có hiệu quả để phục vụ sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.
II. Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long (theo Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày
16/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ)
Những thay đổi về bối cảnh và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của
quốc tế, khu vực và cả nước nói chung, cũng như của vùng ĐBSCL và tỉnh
19


Vĩnh Long nói riêng đã có những tác động không nhỏ tới việc thực hiện các
mục tiêu tăng trưởng kinh tế-xã hội đã được đề ra theo Quyết định số
195/QĐ-TTg ngày 16/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (sau
đây gọi tắt là QH 2012) và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long
(sau đây viết tắt là NQ 2011-2015). Dưới đây đánh giá thực trạng các chỉ tiêu
kinh tế-xã hội đạt được đến năm 2015 so với mục tiêu kế hoạch đặt ra trong

Quy hoạch 2012 và đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Vĩnh
Long trên một số chỉ tiêu chủ yếu.
II.1. Đánh giá chung về tình hình thực hiện QH 2012 và NQ 20112015
Theo số liệu Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2015 và Kế
hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2015 của Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long
(dựa trên Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến
năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012. Để so sánh các
chỉ tiêu kinh tế - xã hội thực hiện với QH 2012 và NQ 2011-2015, ta đưa các
số liệu thống kê về cùng một hệ quy chiếu (tức là theo giá so sánh năm 2010.
Các chỉ tiêu kinh tế-xã hội thực hiện năm 2015 và năm 2016 được tổng hợp
theo bảng 3.
Bảng 3: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thực hiện so với KH 2011-2015
(theo QH 2012 và NQ 2011-2015)
Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015
Thực
hiện

QH
2012/N
Q 11-15


6,95

13

3,16

Trên 5%

I. Chỉ tiêu kinh tế
1. GRDP (giá
SS.2010, tỷ đ)
- Tăng hàng năm
(%)
a - Nông lâm ngư
nghiệp
- Tăng hàng năm
(%)
b- CN- xây dựng
- Tăng hàng năm
(%)
c- Dịch vụ
- Tăng hàng năm
(%)
d- Thuế SP trừ trợ
cấp SP
- Tăng hàng năm
(%)
2. GRDP (giá HH.
tỷ đ)


23.333

24.827

26.457

28.227

30.131

8,35

6,40

6,57

6,69

6,75

8.494

8.756

8.892

9.150

9.344


6,16
4.148

3,09
4.624

1,56
5.098

2,89
5.831

2,13
6.468

8,77
9.584

11,46
10.332

10,26
11.313

14,38
11.905

9,92


7,81

9,50

5,22

7,98

1.106

1.115

1.152

1.342

1.463

110,45

100,79

103,38

116,42

109,09

27.787


29.502

32.679

36.413

39.551

20

10,92 11,16
12.855
8,09

24

13,5


- Nông lâm ngư
nghiệp
- Công nghiệp- xây
dựng
- Dịch vụ
- Thuế SP trừ trợ
cấp SP
Cơ cấu kinh tế
(%)
- Nông, lâm, ngư
nghiệp

- Công nghiệp, xây
dựng
- Dịch vụ
3. GRDP/người
(USD)
GRDP/người
(trđ/người)
5. VĐT toàn XH
(giá HH, tỷ đ)
- Tăng hàng năm
(%)
- Tỷ lệ VĐT/GRDP
(%)
6. Tổng thu NS (tỷ
đ)
- Tăng hàng năm
(%)
- TĐ: Thu NS nội
địa
- TL thu NS nội
địa/Tổng thu NS
(%)
7. Kim ngạch
XNK h.hóa
- Giá trịHH XK
(tr.USD)
- Giá trị HH NK
(tr.USD)
II. Chỉ tiêu XH MT
1. Dân số

(103người)
TL tăng DS tự
nhiên (%)
2. Lao động
LĐ đang làm việc
(103người)
TL LĐ có trình độ
chuyên môn kỹ
thuật (%)

10.972

10.398

10.983

11.982

12.440

4.819
10.679

5.581
12.198

6.267
14.007

7.395

15.308

8.353
16.845

1.318

1.325

1.422

1.727

1.913

41,45

36,90

35,14

34,54

33,05

36

18,20
40,34


19,81
43,29

20,05
44,81

21,32
44,13

22,19
44,76

26
38

1.294

1.364

1.504

1.661

1.743

1.900

27

28,52


31,49

34,96

37,85

39,5

8.280

8.864

10.159

10.806

11.193

12.000

10,11

7,05

14,61

6,37

3,58


29,79

30,05

31,09

29,68

28,30

4.716

4.695

5.980

6.423

8.163

4,57

-0,44

27,36

7,42

27,09


1.552

1.764

1.954

2.394

2.741

0.33

0.38

0.33

0.37

0.34

401

412

348

314

299


134

136

132

118

153

8,34

20

13,2

13,3

460

1.029,1 1.034,5 1.037,8 1.041,5 1.045,0
0,74

0,92

0,82

0,74


0,71

608,35

609,46

612,23

615,21

615,97

41,89
26,41

45,04
29,34
21

50,05
32,13

55,16 55,16
35,12

1 - 1,1%

55



TĐ: qua ĐT
nghề
3. TL hộ nghèo
(%)
4. Y tế
- Số giường
bệnh/vạn dân
- Số bác sỹ/vạn dân
- TL T.E <5 tuổi
SDD (%)
- TL xã đạt chuẩn
QG về YT (%)
- TL người dân
tham gia BHYT
(%)
5. Giáo dục
TL đi học đúng
tuổi
- Tiểu học (%)
- Trung học cơ sở
(%)
- Trung học PT (%)
TL trường đạt
CQG (%)
6. Tỷ lệ hộ SD
nước hợp VS
TĐ: Thành thị (%)
Nông thôn (%)
7. TL hộ dùng
điện (%)

8. Tỷ lệ đô thị hóa
(%)
9. TL xử lý chất
thải rắn y tế (%)

7,91

5,89

4,57

3,54

6,26

17,93
5,17

17,83
5,29

19,65
5,32

21,48
5,8

24,36
6,1


16,9

16,2

15,3

14,1

14,0

21,48
7,0
Dưới
15%

39,45

78,90

95,40

98,0

80

56,3

59,1

64,0


68,1

99,09

99,15

99,80

86,68
64,06

83,14
60,07

88,45
55,99

99,20

71,0

71

99,85

98,81

100


93,82
56,24

89,94
62,55

98
63

32,03

40

96
60

100
60

99,40

99,50

15,48

15,57

16,76

16,82


16,87

100

100

100

100

100

100

Nguồn: Niêm giám thống kê Vĩnh Long 2015

II.1.1. Nhóm các chỉ tiêu kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trong 5 năm 2011-2015 đạt bình
quân 6,95 %/năm (theo QH 2012 và NQ 2011-2015 là 13%); trong đó: khu
vực I tăng 3,16 %/năm (theo QH 2012 là trên 5% và NQ 2011-2015 là 4,55%), khu vực II tăng 11,16 %/năm (theo QH 2012 và NQ 2011-2015 là 2224%) và khu vực III tăng 8,09 %/năm (theo QH 2012 và NQ 2011-2015 là
13-14%). Như vậy, các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng đã không đạt kế hoạch
đề ra.
- GRDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 1.661 USD, năm 2015 đạt
1.743 USD (cao gấp 1,29 lần năm 2011 và bằng 82,8% mức trung bình của cả
nước)và ước năm 2016 đạt 1.890 USD. Như vậy, năm 2015 chỉ số GRDP
22


bình quân đầu người chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (theo QH 2012 và NQ

2011-2015 là 1.900 USD).
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên tốc
độ chuyển dịch vẫn còn tương đối chậm1. Năm 2015, nếu không tính thuế sản
phẩm trừ trợ cấp sản phầm thì tỷ trọng nhóm ngành khu vực I là 33,05% (năm
2011 chiếm 41,45% và chỉ tiêu đề ra theo QH 2012 và NQ 2011-2015 là
36%), nhóm ngành khu vực II là 22,19% (năm 2011 chiếm 18,20% và chỉ tiêu
đề ra theo QH 2012 và NQ 2011-2015 là 26%) và nhóm ngành khu vực III là
44,76% (năm 2011 chiếm 40,35% và chỉ tiêu đề ra theo QH 2012 và NQ
2011-2015 là 38%). Như vậy, nhóm ngành dịch vụ có tỷ trọng ngày càng tăng
trong cơ cấu kinh tế của Vĩnh Long và vượt so với mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015 đạt 50.459 tỷ
đồng (gấp 1,83 lần so với giai đoạn 2006-2010), chỉ đạt khoảng 73,77% kế
hoạch đề ra (theo QH 2012 và NQ 2011-2015 là 68.400 tỷ đồng), chiếm bình
quân hàng năm 29,8% GRDP (không đạt so với chỉ tiêu đề ra là 33-34%).
- Thu ngân sách trên địa bàn 5 năm giai đoạn 2011-2015 đạt 29.977 tỷ
đồng, tỷ lệ thu ngân sách/tổng GRDP giảm dần từ 16,97% năm 2011 xuống
còn 15,78 % năm 2015. Trong đó thu nội địa trong giai đoạn 2011-2015 đạt
10.405 tỷ đồng, chiếm 34,71% tổng thu và chỉ chiếm bình quân 6,27%
GRDP.
Chi đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2011-2015 đạt 5.663 tỷ đồng,
chiếm 13,03% so với tổng chi ngân sách địa phương.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 299 triệu USD, thấp hơn
nhiều so với kế hoạch đề ra (theo QH 2012 và NQ 2011-2015 là 460 triệu
USD) và kim ngạch xuất khẩu chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong giai đoạn
2011-2015 với mức giảm bình quân 6,83%/năm. Ước năm 2016 đạt 330 triệu
USD, tăng so với năm 2015 là 10,37%, thấp hơn so với kế hoạch đề ra (theo
QH 2012 và NQ 2011-2015 là 19-20%/năm).
II.1.2. Nhóm các chỉ tiêu xã hội và môi trường
II.1.2.1. Đối với chỉ tiêu dân số và lao động
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ mức 0,74% năm 2011 xuống còn 0,71%

năm 2015, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra (theo QH 2012 và NQ 20112015 là từ 1 đến 1,1%) và ước 0,9% năm 2016. Dân số toàn tỉnh năm 2015 là
1.045.037 người và năm 2016 đạt 1.048.630 người.
- Số lao động có việc làm tăng thêm khoảng 26.820 người, vượt so với
kế hoạch đề ra (theo QH 2012 và NQ 2011-2015 là 26.500 người); tỷ lệ lao
động qua đào tạo năm 2015 đạt 35% (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo
được cấp chứng chỉ đạt 14,2%), đạt kế hoạch so với mục tiêu đề ra (theo QH
2012 và NQ 2011-2015 là 35%).
1

Năm 2010, cơ cấu kinh tế nhóm ngành khu vực I, khu vực II và khu vực III (không tính thuế sản phẩm trừ
trợ cấp sản phẩm) lần lượt là: 38,97; 18,57; và 42,46.

23


II.1.2.2. Đối với chỉ tiêu giáo dục - đào tạo
- Tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia năm 2015 là 32,03%,
thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra (theo QH 2012 và NQ 2011-2015 là 40%). Năm
2016, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia là 40,5% (theo QH 2012 và NQ
2011-2015 là 50-60%).
- Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi mẫu giáo đến trường tăng từ
83% (năm 2011) lên 87,4% (năm 2015) và đạt 91,11% (năm 2016), vượt mức
đạt kế hoạch đề ra (theo QH 2012 và NQ 2011-2015 là 80%).
- Tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học năm 2015 đạt 98,81%, thấp hơn so
với mục tiêu đề ra là 100%.
- Tỷ lệ học sinh đến trường trong độ tuổi trung học cơ sở năm 2015 đạt
89,94%, không đạt so với mục tiêu đề ra là 98%.
- Tỷ lệ học sinh đến trường trong độ tuổi trung học phổ thông năm
2015 đạt 62,55%, gần đạt so với mục tiêu đề ra là 63%.
- Đào tạo nghề trong 5 năm 2011-2015 đạt 173.669 người (bình quân

34.733 người/năm), nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề bằng các hình
thức từ 26,41% (năm 2012) lên 35,12% (năm 2015).
I.1.2.3. Đối với chỉ tiêu y tế
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2015 là 14 %, thấp hơn
so với chỉ tiêu đề ra là 15% (theo QH 2012 và NQ 2011-2015). Năm 2016, tỷ
lệ này là 13,5%.
I.1.2.4. Đối với chỉ tiêu điều kiện sống
- Tỷ lệ hộ dân đô thị sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ hệ thống
máy nước năm 2015 đạt 96%, thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra là 100% (theo
QH 2012 và NQ 2011-2015). Năm 2016, tỷ lệ này là 98%.
- Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch sinh hoạt từ hệ thống cấp
nước tập trung năm 2015 là 60%, đạt so với chỉ tiêu đề ra là 60% (theo QH
2012 và NQ 2011-2015). Năm 2016, tỷ lệ này là 66%.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,91% năm 2011 xuống còn 6,26% năm 2015
và còn 5,26% năm 2016. Trong giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm
bình quân mỗi năm là 1,65%, không đạt so với chỉ tiêu đề ra (theo QH 2012
và NQ 2011-2015 là 2%).
- Xây dựng xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đến năm 2015 là 21 xã và
năm 2016 là 2 xã. So với chỉ tiêu đề ra theo QH 2012 và NQ 2011-2015, chỉ
tiêu xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đạt kế hoạch.
- Tỷ lệ khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung tiêu
chuẩn năm 2015 đạt 100%.
- Tỷ lệ chất thải, nước thải y tế được thu gom và xử lý năm 2015 đạt
100%.
24


×