Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Giải pháp xử lý tài sản thế chấp, giải tỏa nợ đóng băng tại sở giao dịch 2 ngân hàng công thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.98 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

ĐỖ HOÀNG LINH

LUẬNVĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000


CHƯƠNG I :

NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I/ TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG
1.Khái niệm :
Ngân hàng là một ngành kinh tế quan trọng , có liên quan đến nhiều
ngành kinh tế khác . Bất kỳ thời điểm nào , góc độ nào , Ngân hàng cũng là
công cụ sắc bén của Nhà nước trong công cuộc phát triển kinh tế. Ngày nay ai
cũng thừa nhận hoạt động Ngân hàng thông qua các công cụ như chế độ tiền tệ
tín dụng , chính sách lãi suất , thanh toán … đang ngày càng trở nên gắn bó với
thực tế sản xuất kinh doanh của các đơn vò , các ngành , các thành phần kinh tế ,
ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của các hoạt động này , qua đó thúc đẩy kinh tế
phát triển .
Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế .
Ngân hàng là nơi tập trung các nguồn tiết kiệm nhỏ không tập trung thành những
nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển , Ngân hàng làm chức
năng trung gian thanh toán , tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy
nhanh quá trình sản xuất – lưu thông – thanh toán , Ngân hàng còn làm chức


năng tổ chức , điều hành và kiểm soát thò trường tiền tệ , thò trường vốn đồng
thời góp phần thu hút , mở rộng đầu tư trong và ngoài nước và cung cấp các dòch
vụ tài chính khác .

hình :

2. Chức năng , nhiệm vụ :
Theo chức năng nhiệm vụ có thể chia hệ thống Ngân hàng làm hai loại

-

Ngân hàng Trung Ương ( là cơ quan thuộc Chính phủ ) thực hiện
những nhiệm vụ sau :

+ Ngân hàng Trung Ương là Ngân hàng phát hành , thực hiện chức năng
phát hành tiền giấy , tiền kim loại vào lưu thông , điều hoà việc phát hành tiền
theo yêu cầu của nền kinh tế.
+ Ngân hàng Trung Ương thực hiện nghiệp vụ ngân hàng cho Chính phủ
như mở tài khoản , thu – chi tiền , cho Chính phủ vay , ứng tiền cho Chính phủ
……..
Trang 1


+ Ngân hàng Trung Ương lưu giữ và quản lý quý kim , ngoại tệ của Quốc
gia , tập trung và tạo lập dự trữ vàng ngoại tệ. Kiểm soát , điều hòa và cân bằng
tỷ giá ngoại hối .
+ Ngân hàng Trung Ương là ” Ngân hàng của các ngân hàng “ , quản lùý
các đònh chế tài chính trung gian như ngân hàng thương mại , các công ty tài
chính …. về các quy đònh như : Tỷ lệ dự trữ bắt buộc , lãi suất chiết khấu - tái
chiết khấu , cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại , làm chức năng trung

gian thanh toán giữa các ngân hàng . Đồng thời ngân hàng Trung Ương còn thực
hiện chức năng kiểm soát và thanh tra hoạt động của các đònh chế tài chính trung
gian .
- Hệ thống các Ngân hàng thương mại : Là một đònh chế tài chính trung
gian , thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường
xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với nghóa vụ hoàn trả và sử dụng số tiền
đó để cho vay , thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm trung gian thanh toán .
Những chức năng chủ yếu của Ngân hàng thương mại :
+ Ngân hàng thương mại là 1 đònh chế tài chính trung gian , đóng vai trò
cầu nối giữa người có tiền nhàn rỗi và những nơi cần tiền cho nhu cầu phát triển
sản xuất kinh doanh . Chức năng trung gian dòch chuyển các quỹ tiền tệ dư thừa
để tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển là một trong những chức năng quan
trọng nhất của Ngân hàng thương mại , chức năng này thể hiện ở 2 phương diện :
-

Ngân hàng thương mại là trung gian giữa Ngân hàng Trung
Ương và công chúng .

-

Ngân hàng thương mại là trung gian giữa người gửi tiền và
người vay tiền .

+ Ngân hàng là người tạo ra tiền ( Tiền ghi sổ ) . Trong hoạt động của
mình nhờ chức năng nhận tiền gửi mà ngân hàng có nguồn vốn để cho vay .
Khi cho vay ngân hàng lại tạo ra tiền gửi không kỳ hạn ( hay còn gọi là bút tệ –
một bộ phận quan trọng trong khối tiền tệ ) . Khả năng tạo tiền của ngân hàng
thương mại chòu sự kiểm soát của Ngân hàng Trung ương thông qua tỷ lệ dự trữ
bắt buộc từ đó ảnh hưởng đến việc tăng , giảm của khối tiền tệ .
Trang 2



Phân loại Ngân hàng thương mại :
+ Căn cứ vào hình thức sở hữu :
- Ngân hàng TM Quốc doanh
- Ngân hàng TM Cổ phần
- Ngân hàng Liên doanh
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
+ Căn cứ vào đối tượng , ngành kinh doanh :
-

Ngân hàng Công thương
Ngân hàng Ngoại thương
Ngân hàng Nông nghiệp
Ngân hàng Đầu tư – phát triển

+ Căn cứ vào loại hình kinh doanh :
-

Ngân hàng bán buôn
Ngân hàng bán lẻ
Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ

3. Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam
Ngân hàng là lónh vực kinh tế nhạy cảm , phản ánh và phụ thuộc rất lớn
vào năng suất , hiệu quả của các hoạt động kinh tế . Đồng thời lại là yếu tố tác
động trực tiếp vào tăng trưởng và ổn đònh kinh tế . Với vai trò đó hoạt động
ngân hàng phải luôn coi trọng 2 mục tiêu cơ bản là kiểm soát lạm phát, ổn đònh
giá trò đồng tiền và phục vụ có hiệu quả nền kinh tế gắn liền với an toàn hệ
thống . Trong những năm qua ngành Ngân hàng đã có những tiến bộ trong việc

kiểm soát lạm phát , giữ vững sức mua đồng tiền , tăng mức huy động vốn và
cho vay , phục vụ kòp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng
như các chương trình xóa đói giảm nghèo , khắc phục thiên tai … Bằng việc thực
hiện các giải pháp về chế độ tiền tệ tín dụng , chính sách lãi suất , tỷ giá được
điều hành một cách linh hoạt , thận trọng , việc cung ứng tiền được điều chỉnh
kòp thời , bước đầu đã kiểm soát được lạm phát , ổn đònh tiền tệ , tạo ổn đònh vó
mô cho tăng trưởng bền vững .

Trang 3


Sau hơn 10 năm đổi mới , hệ thống Ngân hàng Việt nam đã có những
bước chuyển biến mạnh mẽ , từng bước hội nhập với thò trường quốc tế , đáp
ứng được nhu cầu chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế Kế hoạch hóa tập trung sang
cơ chế thò trường có sự quản lý của Nhà nước theo đònh hướng Xã hội chủ nghóa
. Từ khi chuyển đổi sang cơ chế thò trường , hoạt động Ngân hàng có nhiều
thay đổi cơ bản . Việc tách biệt chức năng quản lý Nhà nước ( của Ngân hàng
Trung Ương ) và chức năng kinh doanh ( của các Ngân hàng thương mại ) thông
qua 2 Pháp lệnh Ngân hàng :
– Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt nam ban hành theo quyết đònh số
37/HĐNN 8 ngày 24.5.1990 của Chủ tòch Hội Đồng Nhà Nước quy đònh
cơ chế hoạt động của Ngân hàng Nhà nước là Ngân hàng Trung Ương có
chức năng quản lý , giám sát và điều tiết hệ thống tài chính cũng như
việc thực hiện các chính sách tiền tệ.
– Pháp lệnh về Ngân hàng thương mại , các tổ chức tín dụng và công ty tài
chính ban hành theo quyết đònh số 38/ HĐNN 8 ngày 24.5.1990 quy đònh
về hoạt động của các Ngân hàng thương mại , tổ chức tín dụng , công ty
tài chính .
Hai pháp lệnh Ngân hàng đã tạo ra bước khởi đầu mang tính quyết đònh
cho việc hình thành hệ thống Ngân hàng 2 cấp tại Việt nam sau này .

Trong giai đoạn 1990 – 1998 Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam
đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng , mở rộng các mặt nghiệp vụ ,
nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng , đáp ứng nhu cầu phát triển của thời
kỳ mới . Đến nay Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam đã có :
-

-

5 Ngân hàng thương mại quốc doanh ( Ngân hàng Ngoại thương , NH
Công thương , NH Đầu tư phát triển , NH Nông nghiệp và phát triển nông
thôn và NH Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu long ) .
1 Ngân hàng phục vụ người nghèo
51 Ngân hàng TMCP ( 31 Ngân hàng TMCP đô thò , 20 Ngân hàng
TMCP Nông thôn ).
2 Công ty tài chính
28 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài
4 Ngân hàng liên doanh
Trang 4


- 300 Quỹ Tín dụng Nhân dân
- 76 Văn phòng đại diện Ngân hàng nước ngoài
- 1 Công ty cho thuê tài chính
Đồng thời các tổ chức Tài chính ngân hàng quốc tế như WB , IMF, ADB
….. cũng có mặt tại Việt Nam.
Không chỉ tăng nhanh về số lượng , các mặt nghiệp vụ như Huy động vốn
; Đầu tư cho vay , công tác thanh toán , tài trợ XNK , Kinh doanh ngoại hối …
cũng đã có bước phát triển về quy mô và chất lượng phục vụ . Bên cạnh đó các
nghiệp vụ mới đã được đưa vào sử dụng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
khách hàng như dòch vụ thẻ thanh toán , máy rút tiền tự động , các dòch vụ về

bất động sản , dòch vụ cho thuê tủ sắt , két sắt …..
II/ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Trong thời kỳ bao cấp , hoạt động ngân hàng chỉ đơn thuần thực hiện kế
hoạch của Nhà nước , chủ yếu là hoạt động cấp phát , phân phối vốn tín dụng
cho các đơn vò theo kế hoạch từ trước và thanh toán theo chỉ đònh .
Chuyển sang nền kinh tế thò trường , hoạt động Ngân hàng đã có những
chuyển biến cơ bản , đáng kể nhất là việc tách biệt chức năng quản lý (của
Ngân hàng Nhà nước ) và chức năng kinh doanh (của Ngân hàng thương mại) .
Hoạt động ngân hàng trong thời kỳ này trở nên đa dạng và phong phú hơn , gắn
bó với thực tế sản xuất kinh doanh của các đơn vò . Ngoài các nghiệp vụ truyền
thống như :
-

Nghiệp vụ huy động vốn
Nghiệp vụ tín dụng
Nghiệp vụ thanh toán
……….
Các nghiệp vụ , dòch vụ mới đã được ngân hàng đưa vào sử dụng :

-

Thẻ thanh toán
Máy rút tiền tự động
Nghiệp vụ tín dụng thuê mua
Hùn vốn , liên doanh liên kết
Trang 5


-


Các dòch vụ về đòa ốc
Gần đây là việc hình thành các công ty đầu tư – kinh doanh chứng khoán
….

Có thể nói hoạt động ngân hàng được đa dạng hóa , đáp ứng được yêu cầu
ngày càng cao của các Doanh nghiệp , những nhà đầu tư và phần đông dân
chúng .
Những nghiệp vụ chủ yếu của NH thương mại :
Với chức năng là trung tâm thanh toán , Ngân hàng tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng , từ đó
tiết kiệm thời gian và chi phí .
Bên cạnh việc thực hiện nghiệp vụ truyền thống như huy động vốn , trong
đó chủ yếu là nguồn vốn tiết kiệm của các tầng lớp dân cư , thu hút những
nguồn vốn nhỏ , phân tán không tập trung thành những nguồn vốn lớn , tập trung
từ đó ngân hàng có điều kiện mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động , gia tăng
khối lượng đầu tư , tài trợ cho các dự án , đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, Ngân hàng còn mở rộng hoạt
động thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ khác như : Nghiệp vụ kinh doanh
ngoại tệ , thanh toán quốc tế , dòch vụ thẻ tín dụng ….. Cụ thể là :
1. Nghiệp vụ huy động vốn – Nghiệp vụ ngân quỹ
Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng
thương mại , tạo điều kiện để Ngân hàng có nguồn vốn hoạt động . Việc mở
rộng huy động vốn dưới nhiều hình thức góp phần tập trung những nguồn vốn
nhỏ , phân tán thành những nguồn vốn lớn tập trung đáp ứng cho nhu cầu phát
triển . Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thực hiện dưới nhiều hình thức :
-

Tiền gửi thanh toán : Thông qua việc mở tài khoản cho các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế , Ngân hàng vừa giúp các doanh nghiệp bảo
quản vốn và cung cấp các dòch vụ thanh toán nhanh chóng , thuận tiện cho

khách hàng . Ngoài ra Ngân hàng còn tận dụng được nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi trong thanh toán của khách hàng để gia tăng nguồn vốn sử dụng
vào các nghiệp vụ sinh lợi cho ngân hàng .
Trang 6


- Tiền gửi tiết kiệm : Là hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng
dưới các hình thức Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn , tiết kiệm có kỳ hạn.
- Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện huy động vốn dưới các hình thức như
phát hành kỳ phiếu , trái phiếu có kỳ hạn….. để huy động vốn nhàn rỗi
trong dân chúng.
2. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ :
Ngày nay khi hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển , việc giao lưu
buôn bán giữa các quốc gia trở nên phong phú , đa dạng khiến việc sử dụng
ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tăng cao
đã tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động kinh
doanh ngoại hối bao gồm việc Mua – Bán ngoại tệ , đảm bảo số dư trên tài
khoản ngoại tệ tại nước ngoài . Việc kinh doanh này tạo ra lợi nhuận cho ngân
hàng thông qua chênh lệch tỷ giá và lãi suất giữa đồng tiền của các quốc gia
khác nhau .
Ngoài ra nghiệp vụ này còn tạo khả năng cho các doanh nghiệp tránh
được những rủi ro do thay đổi tỷ giá trong thanh toán quốc tế và đảm bảo việc
thanh toán cho khách hàng giữa các quốc gia an toàn và nhanh chóng , trôi chảy
.
Một số nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chủ yếu :
-

Nghiệp vụ Spot : Là nghiệp vụ Mua – bán 1 ngoại tệ này lấy một loại ngoại
tệ khác ngay trong ngày giao dòch ( Hoặc sau 2 ngày nếu có sự thoả thuận
của các bên ).


-

Nghiệp vụ Forward : Thực hiện việc Mua – bán ngoại tệ , trong đó giá cả
được xác đònh vào ngày giao dòch nhưng thanh toán vào 1 ngày xác đònh cụ
thể trong tương lai .

-

Nghiệp vụ Swap : Là giao dòch trong đó 1 đồng tiền dược Mua - bán đồng
thời và được tiến hành với 2 ngày thanh toán khác nhau .
Ngoài ra các nghiệp vụ khác như Quyền Mua – bán ngoại tệ lựa chọn ,
nghiệp vụ Arbittrage cũng được các ngân hàng sử dụng

-

3. Nghiệp vụ Đầu tư – Liên Doanh – Liên Kết
Trang 7


Ngoài những nghiệp vụ truyền thống , trong những năm gần đây hoạt
động ngân hàng còn mở rộng ra nhiều lónh vực như :
-

Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp dưới hình thức mua cổ phiếu trái phiếu do
các doanh nghiệp này phát hành .

-

Đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp mới


-

Liên doanh , liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước hình thành các
doanh nghiệp hoạt động trong lónh vực tài chính – ngân hàng như các ngân
hàng liên doanh , công ty thuê mua …….

4. Các nghiệp vụ , dòch vụ ngân hàng khác như :
-

Máy rút tiền tự động
Dòch vụ phát hành , đại lý thanh toán thẻ tín dụng
Dòch vụ cho thuê tủ sắt – két sắt
Dòch vụ tài trợ mua hàng trả góp
Các dòch vụ liên quan đến bất động sản

5. Nghiệp vụ tín dụng :
Trong các nghiệp vụ của một Ngân hàng thương mại , nghiệp vụ tín dụng
là một trong những nghiệp vụ quan trọng và đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho
ngân hàng .
Theo khái niệm , Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng
một lượng tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng sau một thời gian phải
hoàn trả với một lượng lớn hơn . Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh
tế , khái niệm cấp tín dụng cũng được mở rộng thêm . Ngoài ý nghóa thông
thường là cho vay , nó còn xuất hiện thêm các nghiệp vụ mới như chiết khấu
chứng từ có giá , Bảo lãnh ( bao gồm bảo lãnh thực hiện hợp đồng , bảo lãnh dự
thầu ….. )
Các hình thức cụ thể
5.1 Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn :
Trang 8



Các ngân hàng thương mại cho vay vốn ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động
còn thiếu cho các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh .
Nguyên tắc tín dụng :
-

Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam
kết
Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích , có hiệu quả kinh tế
Vốn vay phải được đảm bảo bằng giá trò vật tư , hàng hóa tương đương

Điều kiện vay vốn :
-

-

Phải có đủ tư cách pháp nhân , hoạt động SXKD theo đúng pháp luật Việt
Nam
Hoạt động SXKD có lãi
Có vốn tự có tham gia vào phương án xin vay
Phải thế chấp tài sản hoặc được sự bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba có
thẩm quyền ( Trừ những trường hợp cho vay tín chấp theo quy đònh của
Ngân hàng )
Chấp hành đúng thể lệ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và các quy đònh cụ
thể do ngân hàng thương mại quy đònh .

Phương pháp cho vay
-


Phương pháp cho vay theo hạn mức ( Hay cho vay theo số dư , cho vay
luân chuyển ) được áp dụng cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn
thường xuyên , có tình hình sản xuất kinh doanh ổn đònh , Vòng quay vốn lưu
động , vòng quay vốn tín dụng cao theo đúng quy đònh của ngân hàng .
Phương pháp cho vay này chỉ được áp dụng đối với các khách hàng có quan
hệ lâu năm , uy tín và có tình hình sản xuất kinh doanh ổn đònh , có hiệu quả
và có quá trình vay trả sòng phẳng đúng hạn .

-

Phương pháp cho vay thông thường : Việc cho vay , giải ngân theo từng
phương án vay cụ thể . Từng lần vay khách hàng phải gửi hoá đơn , chứng từ
có liên quan phương án kinh doanh và hoàn trả nợ vay cùng hồ sơ thế chấp
để đảm bảo nợ vay đến ngân hàng. Sau khi đồng ý cho vay , ngân hàng và
khách hàng sẽ ký hợp đồng tín dụng với các điều khoản cụ thể về số tiền
cho vay , lãi suất , thời hạn trả nợ , thế chấp ….Phương pháp này áp dụng cho
Trang 9


các khách hàng có nhu cầu vay không thường xuyên hoặc chưa đáp ứng được
yêu cầu để vay luân chuyển .
Hồ sơ vay vốn ( Đối với pháp nhân ) : Quyết đònh thành lập , phương án
vay vốn – hoàn trả nợ , đơn đề nghò vay vốn , các hợp kinh tế liên quan , báo cáo
tài chính và hồ sơ thế chấp .
5.2 Nghiệp vụ chiết khấu :
Ngân hàng thương mại nhận chiết khấu các chứng từ có giá như trái phiếu
kho bạc , kỳ phiếu , trái phiếu , sổ tiết kiệm do các ngân hàng thương mại phát
hành , bộ chứng từ thanh toán bằng thư tín dụng L/C không huỷ ngang .
Hiện nay nghiệp vụ chiết khấu chứng từ có giá , đặc biệt là đối với bộ
chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu là một trong những nghiệp vụ sinh lợi cao

của các Ngân hàng thương mại . Nghiệp vụ này vừa tạo điều kiện để các doanh
nghiệp quay nhanh vòng vốn , có nguồn vốn kòp thời nhu cầu vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh , đồng thời cũng giúp ngân hàng cũng mở rộng tín
dụng an toàn , nâng cao khả năng sinh lợi cho Ngân hàng.
5.3 Nghiệp vụ cho vay trung – dài hạn :
Là nghiệp vụ cho vay để các doanh nghiệp cải tạo , mở rộng sản xuất ,
đổi mới thiết bò công nghệ , cải tiến kỹ thuật hoặc xây dựng cơ bản mới nhằm
nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế .
Các nguyên tắc , điều kiện , hồ sơ tín dụng tương tự như cho vay ngắn hạn .
III/TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ
MINH TRONG THỜI GIAN QUA – NHỮNG KẾT QUẢ VÀ KHÓ KHĂN ,
TỒN TẠI
1. Hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế thò trường
Sau đại hội 6 của Đảng , nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển sang thời kỳ
mới , đó là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần , đa dạng hóa các hình thức
sở hữu nhằm phát huy mọi tiềm năng vật chất và lao động sáng tạo của toàn xã
hội thực hiện mục tiêu Dân giàu – Nước mạnh – Xã hội công bằng văn minh .
Trang 10


Nền kinh tế nước nhà đã có những tín hiệu đáng mừng , đó là :Tốc độ tăng
trưởng kinh tế tăng nhanh qua các thời kỳ , Giai đoạn 1986 – 1990 tốc độ tăng
trưởng bình quân 4,4% / năm , Giai đoạn 1990 – 1995 là 7,5% /năm. Chúng ta
đã ngăn chặn được đà giảm sút kinh tế .
Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế , Hệ thống ngân hàng Việt nam cũng
đã có những chuyển biến tích cực , đã có sự phân đònh rõ chức năng quản lý
của Ngân hàng nhà nước và chức năng kinh doanh của Ngân hàng thương mại
đã tạo điều kiện để hoạt động ngân hàng tiếp cận được với hoạt động của nền
kinh tế thò trường .


yếu :

Có thể chia hoạt động Ngân hàng trong thời kỳ này làm 3 giai đoạn chủ

-

Giai đoạn 1986 – 1992 là giai đoạn nền kinh tế bắt đầu chuyển đổi , Các
doanh nghiệp đang trong thời kỳ sắp xếp , củng cố lại nên tốc độ tăng trưởng
kinh tế không cao . Hoạt động ngân hàng trong thời kỳ này bắt đầu đổi mới
theo yêu cầu của kinh tế thò trường . Đây cũng là thời kỳ 2 pháp lệnh ngân
hàng ra đời , tách biệt chức năng quản lý và chức năng kinh doanh cuả ngân
hàng thương mại . Các cơ chế , chính sách , chế độ tiền tệ – tín dụng , chính
sách lãi suất , tỷ giá từng bước được điều chỉnh phù hợp quy luật phát triển
của nền kinh tế .

-

Giai đoạn 1993 – 1996 : Tình hình kinh tế xã hội phát triển ổn đònh , tốc độ
tăng trưởng cao bình quân 7,5% /năm . Hoạt động ngân hàng trong giai đoạn
này phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng phục vụ với việc
đa dạng hóa các sản phẩm , dòch vụ ngân hàng .

-

Giai đoạn 1997 – 2000 : Trong giai đoạn này nền kinh tế chòu ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á , tốc độ tăng trưởng chậm lại ,
những yếu kém của hệ thống ngân hàng thương mại bắt đầu lộ rõ , tỷ lệ nợ
quá hạn tăng nhanh đã vượt quá giới hạn cho phép .Bên cạnh đó những vụ
việc có liên quan đến ngân hàng được các cơ quan chức năng xử lý đã làm
cho niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng phần nào giảm sút .

Tháng 12/1997 Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng được
Quốc hội thông qua . Luật Ngân hàng nhà nước đã tạo vò thế quản lý Nhà
nước có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung Ương xuống đòa phương , Vai trò
Trang 11


quản lý nhà nước của các Chi nhánh ngân hàng nhà nước tại đòa phương
được quy đònh cụ thể , nâng cao hơn trước . Bên cạnh đó Luật các Tổ chức
tín dụng đã tạo những điều kiện tiền đề cần thiết giúp các ngân hàng thương
mại nâng cao quyền tự chủ trong kinh doanh .
Mặc dù trong 2 năm gần đây , nền kinh tế Việt nam xuất hiện những dấu
hiệu bất lợi , kinh tế có biểu hiện suy giảm , khả năng hấp thụ vốn kém , hiệu
quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp yếu , sản xuất và tiêu thụ hàng
hóa gặp nhiều khó khăn , đầu tư nước ngoài tiếp tục giảm sút . Bên cạnh đó
thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra đã đặt ra những thử thách vô cùng to lớn . Tuy
nhiên về tổng thể Việt nam vẫn đạt được mức tăng trưởng dương ( Năm 1999
mức tăng trưởng là 4,8% ) , đây là tỷ lệ tăng trưởng tích cực trong bối cảnh các
nền kinh tế trong khu vực khủng hoảng .
Năm 1999 cũng là năm hoạt động ngân hàng tiếp tục được đổi mới và
hoàn thiện . các chính sách tiền tệ như : Điều hòa cung ứng tiền , cơ chế lãi suất
, tỷ giá và quản lý ngoại hối đều được đổi mới . Đó là việc áp dụng cơ chế điều
hành tỷ giá mới qua đó bãi bỏ việc công bố tỷ giá cố đònh , thay vào đó là việc
công bố tỷ giá bình quân trên thò trường liên ngân hàng của ngày hôm trước với
biên độ cho phép là 0,1% . Cơ chế lãi suất bước đầu tiến tới tự do hóa bằng việc
Ngân hàng nhà nước điều hành lãi suất thông qua cơ chế lãi suất trần được điều
chỉnh linh hoạt theo các diễn biến kinh tế và quan hệ cung cầu vốn trên thò
trường . Trong năm 1999 , ngân hàng nhà nước đã 5 lần điều chỉnh lãi suất trần
cho thấy lãi suất đang được tự do hoá , theo sát những diễn biến của thò trường .
Ngày 2/8/2000 vừa qua , Ngân hàng nhà nước thực hiện cơ chế điều hành lãi
suất theo quan hệ cung cầu qua việc bỏ lãi suất trần và công bố lãi suất cơ bản .

Trước đây các ngân hàng thương mại không được cho vay quá mức lãi suất trần
do ngân hàng nhà nước công bố . Đây là cơ chế điều hành lãi suất mang tính
hành chính mệnh lệnh không còn phù hợp với cơ chế thò trường , gây nhiều khó
khăn cho cả ngân hàng và khách hàng vay tiền . Hiện nay ngân hàng nhà nước
công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo lãi suất của nhóm 9 ngân hàng
thương mại do ngân hàng nhà nước lựa chọn với biên độ 0,3% đối với cho vay
ngắn hạn và 0,5% đối với cho vay trung dài hạn . Biên độ này thể hiện sự quản
lý của nhà nước . Với lãi suất cơ bản, các ngân hàng có quyền chủ động cho
vay trong biên độ cho phép . Đây là bước tiến mới trong cơ chế điều hành lãi
suất , tiến tới cơ chế lãi suất tự do .

Trang 12


Việc triển khai quá trình cơ cấu lại Hệ thống Ngân hàng thương mại cũng
là một trọng tâm trong chương trình cải tổ ngành tài chính Việt nam . Với mục
tiêu xây dựng một hệ thống ngân hàng thương mại vững mạnh , hoạt động lành
mạnh và hiệu quả , Chính phủ đã cho phép thực hiện các giải pháp như : sát
nhập các ngân hàng thương mại cổ phần , tăng vốn cho các Ngân hàng , xem
xét giải pháp thành lập công ty quản lý tài sản , lành mạnh hóa dư nợ tín dụng
…. Đã tạo môi trường thuận lợi hơn cho hoạt động ngân hàng trong tình hình mới
.
2 . Hoạt động ngân hàng trên đòa bàn TP Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế , tài chính lớn của cả
nước , nơi tập trung rất nhiều các tổ chức tín dụng và là nơi hoạt động kinh
doanh tiền tệ – tín dụng diễn ra vô cùng sôi động . Hiện nay trên đòa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh đã có 97 Tổ chức tín dụng bao gồm 35 Ngân hàng thương
mại quốc doanh , Ngân hàng phục vụ người nghèo , Ngân hàng phát triển nhà
đồng bằng sông Cửu long , 17 Ngân hàng thương mại cổ phần có hội sở tại TP
Hồ Chí Minh , 6 Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần có hội sở ngoài điạ

bàn thành phố , 4 Ngân hàng liên doanh , 17 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ,
4 Công ty tài chính cổ phần , 3 Công ty cho thuê tài chính , 9 Quỹ tín dụng nhân
dân . Hoạt động ngân hàng đã góp phần kiềm chế lạm phát , ổn đònh tỷ giá ,
thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển với nhòp độ cao
Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội thành phố năm 1999 :
-

-

Giá trò tổng sản phẩm GDP ( theo giá thực tế ) là 70.208 tỷ đồng , tăng
6,16% so với năm 1998
Giá trò sản xuất công nghiệp trên đòa bàn năm 1999 đạt 48.866 tỷ đồng
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa năm 1999 đạt 135.077 tỷ đồng , tăng 2,1 %
so với năm 1998
Chỉ số hàng tiêu dùng tăng 1,56 %
Kim ngạch xuất khẩu trên đòa bàn đạt mức 4.599 triệu USD tăng 23,7 % so
với năm 1998. Hai nhóm hàng có mức tăng cao nhất là hàng công nghiệp
xuất khẩu và hàng thuỷ sản
Tổng kim ngạch nhập khẩu giảm 6,9 % đạt mức 3.367 triệu USD
Đầu tư nước ngoài năm 1999 có 98 dự án được cấp giấy phép với tổng số
vốn hoạt động là 471 triệu USD. So với năm 1998 tăng 20 dự án nhưng về
số tuyệt đối giảm , chỉ bằng 97,5 % so với tổng vốn đầu tư năm 1998. Như
Trang 13


vậy từ năm 1988 đến nay , Tp Hồ Chí Minh hiện có 808 dự án đầu tư nước
ngoài còn hiệu lực hoạt động với tổng vốn đầu tư 10.261 triệu USD.
Hoạt động ngân hàng trên đòa bàn đã ngày càng trở nên gắn bó với thực
tế sản xuất kinh doanh bằng việc đa dạng hóa các sản phẩm , dòch vụ cung cấp
cho khách hàng . Trong đó hoạt động tín dụng đã có những bước phát triển với

mức tăng trưởng tín dụng cao , đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của nền
kinh tế . Nếu như năm 1990 tổng mức dư nợ tín dụng trên đòa bàn thành phố là
1.395 tỷ đồng thì đến nay mức dư nợ đã đạt 44.428 tỷ đồng , tăng gấp 31,8 lần ,
mức tăng trưởng hàng năm bình quân 48% . Hầu hết các doanh nghiệp và cá
nhân được cung ứng vốn đều hoạt động có hiệu quả . Sự tăng trưởng tín dụng
từng năm tuy có khác nhau nhưng phù hợp với sự tăng trưởng chung của nền
kinh tế và chỉ số lạm phát . Dư nợ tín dụng đã góp phần đẩy nhanh nhòp độ phát
triển kinh tế của thành phố , gia tăng khối lượng sản phẩm – hàng hóa – dòch vụ
, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật , cơ sở hạ tầng , nâng cao năng suất lao động
và hạ giá thành sản phẩm .
Trong hoạt động tín dụng , Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh
luôn chiếm ưu thế , đến cuối năm 1999 thò phần vốn huy động của hệ thống
ngân hàng thương mại quốc doanh trên đòa bàn thành phố là 52,1% , trong đó :
-

Thò phần khối Ngân hàng ngoại thương là 19,6%
Thò phần khối Ngân hàng công thương là 17,8%
Thò phần khối Ngân hàng đầu tư phát triển là 8,2%
Thò phần khối Ngân hàng nông nghiệp là 6,7%
Thò phần Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu long là 0,1%

Nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh đã tạo điều kiện cho các ngân
hàng thương mại mở rộng tín dụng , đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế . Đến
cuốn năm 1999 , thò phần cho vay của các ngân hàng quốc doanh là 45,9%,
trong đó :
-

Thò phần khối Ngân hàng ngoại thương là 7,6%
Thò phần khối Ngân hàng công thương là 29,6%
Thò phần khối Ngân hàng đầu tư phát triển là 9,2%

Thò phần khối Ngân hàng nông nghiệp là 4,0%
Thò phần Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu long là 0,5%
Trang 14


Cụ thể , một số chỉ tiêu về huy động vốn và sử dụng vốn của các ngân
hàng thương mại trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau :
ĐVT : Tỷ đồng VN
TĂNG GiẢM
TỶ
LỆ
CHỈ TIÊU
31/12/1998 31/12/1999
31/12/1998
SO VỚI

I/Nguồn vốn
1.Vốn tự có
2.Vốn huy động
3.Vốn vay TCTD #
4.Vốn vay NHNN
5.Tài sản nợ khác
II/ Sử dụng vốn
1.Tiền dự trữ
2.Dư nợ cho vay
3. Hùn vốn liên
doanh
4.Tài sản có khác

63.631

5.609
36.433
2.856
254
18.479
63.631
2.708
38.203
276

71.334
5.734
40.836
1.037
792
22.935
71.334
3.828
43.445
215

Số Tiền
+ 7.703
+ 125
+ 4.403
- 1.819
+ 538
+ 4.456
+ 7.703
+ 1.120

+ 5.242
- 61

22.444

23.846

+ 1.402

Tỷ lệ %
+ 12,1
+ 2,2
+ 12,1
- 63,7
+ 211,8
+ 24,1
+ 12,1
+ 41,6
+ 13,7
- 22,1
+ 6,2

Qua bảng số liệu trên ta thấy : Tổng mức vốn huy động đến cuối năm
1999 là 40.836 tỷ đồng – chiếm tỷ trọng 28 % trong tổng vốn huy động của cả
nước , tăng 4.403 tỷ đồng , tỷ lệ tăng 12,1 % . Ưu thế về huy động vốn thuộc về
các Ngân hàng thương mại quốc doanh trong nước với thò phần 52,1 % , Ngân
hàng thương mại cổ phần 26,7 % , Ngân hàng nước ngoài 17,3 % và Ngân hàng
liên doanh là 3,9 % do bò hạn chế bởi quy đònh vốn huy động không được vượt
quá 25 % vốn tự có ( gần đây nhất là quy đònh ngân hàng nước ngoài không
được nhận tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt nam và ngoại tệ ) .

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển chậm lại , tình trạng giảm phát
kéo dài , lãi suất huy động vốn của ngân hàng liên tục giảm thì tổng vốn huy
động tăng lên đã tạo điều kiện để các ngân hàng mở rộng tín dụng . Theo số
liệu thống kê của Ngân hàng nhà nước Tp Hồ Chí Minh thì tình hình hoạt động
tín dụng trên đòa bàn cụ thể như sau :

Trang 15


CHỈ TIÊU

31/12/1998 31/12/1999

TỶ
SO

ĐVT : Tỷ đồng VN
LỆ TĂNG GiẢM
VỚI 31/12/1998

Tổng dư nợ

38.203

43.445

Số Tiền
+ 5.242

1.Dư nợ cho vay ngắn

hạn

28,136

31.836

+ 3.700

+ 13,2

- Dư nợ luân chuyển

22.773

26.322

+ 3.549

+ 15,6

Trong đó Nợ quá hạn

1.585

5.671

+ 4.086

+ 257,8


Nợ đọng

5.363

5.514

+ 151

+ 2,8

. Nợ chờ xử lý

4.753

4.869

+ 116

+ 2,4

610

645

+ 35

+ 5,7

2. Dư nợ trung dài
hạn


10.067

11.609

+ 1542

+ 15,5

Nợ luân chuyển

10.000

11.543

+ 1.1543

+ 15,4

429

337

- 92

- 21,4

67

66


-1

- 1,5

. Nợ khoanh

Trong đó nợ quá hạn
Nợ đọng

Trang 16

Tỷ lệ %
+ 13,7


Trong đó phân tích theo hệ thống ngân hàng như sau :

Tổng
Dư nợ

31 /

12

1998

Nợ
trong
hạn


Nợ
quá
hạn

Nợ
chờ xử


Nợ
khoanh

ĐVT : Tỷ đồng VN

31 /

12

1999

Tổng
dư nợ

Nợ
trong
hạn

Nợ
quá
hạn


Nợ
chờ xử


Nợ
khoanh

NHQD

17.646

12.654

415

3.926

651

19.941

11.655

3.839

3.782

665


NHCP

9.308

7.720

1.243

820

25

10.196

7.287

1.993

871

45

NHLD

1.180

955

218


7

1.059

819

24

216

NH
NNg

10.069

9.930

138

1

12.249

12.096

152

Cộng

38.203


30.759

2.014

677

43.445

31.857

6.008

677

1

4.896

Dư nợ tín dụng cuối năm 1999 là 43.445 tỷ đồng , tăng 5.242 tỷ đồng với
tốc độ tăng 13,7 % so với năm 1998 . Dư nợ tín dụng trên đòa bàn Thành phố
chiếm tỷ trọng 31,4 % / Tổng dư nợ cho vay cả nước. Mặc dù tốc độ tăng trưởng
tín dụng không đạt chỉ tiêu đề ra đầu năm là phải tăng từ 18 đến 20 % , nhưng
mức tăng trưởng tín dụng 13,7% phù hợp với thực trạng của nền kinh tế tăng
trưởng chậm , tình trạng giảm phát kéo dài sức mua giảm sút , hàng hóa ứ đọng
chậm luân chuyển . Một khó khăn lớn trong hoạt động ngân hàng là mặc dù
Ngân hàng nhà nước nhiều lần điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm dần nhưng
vốn huy động vẫn liên tục tăng cao , trong khi đó hướng đầu tư cho vay của ngân
hàng bò hạn chế bởi các nguyên nhân như :
-


-

Tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế , tốc độ tăng trưởng chậm , hàng
tồn kho nhiều , sức mua giảm thấp , thò trường bò thu hẹp , sản xuất kinh
doanh nhiều khó khăn làm nhu cầu vốn tín dụng không tăng
Chưa có dự án khả thi
Tâm lý e ngại của cả khách hàng và ngân hàng khi đầu tư
Các doanh nghiệp nhà nước còn lúng túng , chưa tìm được thò trường chưa
mạnh dạn vay vốn để đầu tư hoặc chưa chọn đúng hướng để đầu tư có hiệu
quả .

Trang 17

711


-

-

-

Tình hình thực hiện thuế VAT khiến doanh nghiệp chưa thích ứng kòp , bước
đầu gặp khó khăn nhất là các doang nghiệp sản xuất từ nguyên liệu nhập
khẩu , từ đó ảnh hưởng đến nhập khẩu => nhu cầu vay vốn giảm thấp.
Các dự án kích cầu , Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chậm được triển
khai . Tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ chậm , nhu cầu vốn trung dài hạn
không tăng .
Mặc dù lãi suất giảm liên tục nhằm kích cầu tín dụng nhưng tác động vẫn rất

chậm đã cho thấy tín dụng tăng trưởng chậm không hoàn toàn do lãi suất mà
do nền kinh tế tăng trưởng chậm , nhu cầu vốn không cao.

Số liệu thống kê cho thấy , Thò phần cho vay với ưu thế thuộc về ngân
hàng quốc doanh với 45,9 % ; ngân hàng nước ngoài với thò phần là 28,2 % ;
ngân hàng thương mại cổ phần là 23,5 % ; ngân hàng liên doanh 2,4 % . Trong
đó đáng chú ý là trong năm 1999 trong khi thò phần của các ngân hàng khác như
ngân hàng quốc doanh , ngân hàng cổ phần , ngân hàng liên doanh đều giảm thì
thò phần cho vay của các ngân hàng nước ngoài lại tăng 1,8 % so với năm 1998
mặc dù bò hạn chế về vốn huy động ( không được nhận tiền gửi có kỳ hạn ) và
cho vay ( không được nhậnthế chấp bất động sản , quyền sử dụng đất ) .
Về chất lượng tín dụng : Mặc dù có những cố gắng nâng cao chất lượng
tín dụng , tập trung thu hồi các khoản nợ quá hạn cũ , hạn chế không để phát
sinh các khoản nợ quá hạn mới nhưng chất lượng tín dụng trên đòa bàn thể hiện
qua chỉ tiêu Nợ quá hạn / Tổng dư nợ là vấn đề cần được tập trung xem xét .
Tổng số nợ quá hạn , nợ đọng đến 31/12/1999 là 11.588 tỷ đồng chiếm tỷ lệ
26,6 % trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế , đây là tỷ lệ rất cao trong hoạt
động tín dụng trong đó :
-

Nợ đọng ( Nợ liên quan đến vụ án chờ xử lý , nợ khoanh ) là 5.580 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng 12,8 % - khoản nợ này không thu được lãi

-

Nợ quá hạn còn luân chuyển : 6.008 tỷ đồng .

Dư nợ quá hạn , nợ đọng cao đã gây khó khăn cho các ngân hàng thương
mại ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh vì trong khi vẫn phải trả lãi tiển
gửi huy động thì các khoản nợ đọng không thu được lãi đã tạo áp lực xấu đến

kết quả tài chính của ngân hàng .

Trang 18


CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG TỒN TẠI KHI XỬ LÝ
TÀI SẢN THẾ CHẤP TẠI SỞ GIAO DỊCH 2 – NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
I . Vài nét về Ngân hàng công thương Việt Nam và Sở Giao Dòch 2
Thời gian qua với những nỗ lực của ngành Ngân hàng trong quá trình đổi
mới hoạt động , thích ứng với cơ chế thò trường như cải tiến chế độ tiền tệ tín
dụng , chính sách lãi suất , thanh toán …. đã thu được những kết quả quan trọng .
Việc đổi mới hoạt động ngân hàng , cụ thể nhất là việc triển khai thực hiện 2
pháp lệnh ngân hàng ( gần đây là 2 bộ luật ngân hàng ) đã tạo ra những chuyển
biến tốt về cơ cấu tổ chức , các mặt hoạt động , trình độ nghiệp vụ của các ngân
hàng thương mại.
Hoạt động ngân hàng đã nhanh chóng chuyển mình theo kòp yêu cầu phát
triển của nền kinh tế thò trường , đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế , kiềm
chế và đẩy lùi lạm phát , ổn đònh giá trò đồng tiền , góp phần khuyến khích và
thu hút vốn đấu tư trong và ngoài nước.
Ngoài các ngân hàng quốc doanh , các ngân hàng cổ phần , ngân hàng
liên doanh , chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp phép thành lập và mở
rộng hoạt động tại khắp các đòa phương trong cả nước với nội dung dần dần
được đổi mới theo hướng hiện đại hóa , từng bước đổi mới công nghệ , phong
cách phục vụ … theo kòp hoạt động ngân hàng tại các nước phát triển .

Ngân hàng công thương Việt nam là một trong 5 ngân hàng thương mại
quốc doanh được thành lập năm 1988 , ngoài hội sở chính tại Hà nội , Ngân hàng
công thương Việt nam còn có mạng lưới chi nhánh tại tất cả các tỉnh thành trong
cả nước , các khu công nghiệp , khu chế xuất với mạng lưới kinh doanh rộng

khắp , sản phẩm và dòch vụ đa dạng có chất lượng cao công nghệ ngân hàng tiên
tiến . Đến nay hệ thống Ngân hàng công thương Việt nam gồm Hôò sở chính tại
Hà nội , 2 Sở Giao Dòch ( Sở Giao Dòch 1 tại Hà Nội ; Sở Giao Dòch 2 tại TP Hồ
Chí Minh , 91 Chi nhánh , 153 Phòng giao dòch , 378 Quỹ tiết kiệm và 86 Cửa
hàng vàng bạc với đội ngũ nhân viên hơn 12.000 người . Là một trong những
ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu tại Việt nam , Ngân hàng công
thương thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại thực hiện
Trang 19


kinh doanh ngoại hối và đã gia nhập hệ thống thanh toán SWIFT để thuận lợi
trong hoạt động thanh toán quốc tế . Có thể nói thành tựu quan trọng trong hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng công thương trong hơn 10 năm vừa qua là đã
kòp thời thay đổi tư duy kinh tế , tập quán kinh doanh cũ để tiếp cận với hoạt
động kinh doanh theo cơ chế thò trường có sự quản lý của Nhà nước . Từ một
ngân hàng chiếm thế độc quyền về giao dòch nội tệ tại Việt nam , sau cuộc cải
cách ngân hàng năm 1988 Ngân hàng công thương đã mất dần thế độc quyền
trong kinh doanh nội tệ , nhưng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ được mở ra
để thích nghi với thời kỳ mới.
Ngoài các chi nhánh và phòng giao dòch , Ngân hàng công thương còn góp
vốn thành lập Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt nam ( Indovina Bank ) ,
là sáng lập viên của Sài gòn công thương ngân hàng cũng như tham gia vào
các dự án liên doanh khác . Ngân hàng công thương cũng đã liên doanh với
Công ty tài chính quốc tế , Công ty thuê mua tài chính công nghiệp Hàn quốc ,
Ngân hàng Nippon Credit Nhật bản và Ngân hàng ngoại thương Pháp BFCE để
thành lập công ty cho thuê tài chính đầu tiên tại Việt nam.
Là một Ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt nam , Ngân hàng công
thương còn là thành viên chính thức của Hiệp hội các ngân hàng Châu Á từ năm
1994 , có quan hệ đối ngoại rộng khắp với các ngân hàng trên thế giới với hơn
450 ngân hàng có quan hệ đại lý tại hơn 50 nước và khu vực . Với phương châm

tăng cường quan hệ hợp tác với các ngân hàng trên thế giới , mở rộng hoạt động
kinh doanh đối ngoại , Ngân hàng công thương đã thường xuyên thu thập , nắm
bắt diễn biến của thò trường tài chính thế giới , theo dõi sự biến động của các
ngân hàng đại lý , đặc biệt là những biến động xấu tại thò trường Châu Á sau
cuộc khủng hoảng để có biện pháp phòng tránh rủi ro . Phân tích đánh giá hoạt
động của các ngân hàng đại lý trên cơ sở đó phát triển mối quan hệ , tận dụng
thế mạnh từng ngân hàng để phát triển mối quan hệ , tận dụng thế mạnh từng
ngân hàng để phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế . Phát triển nghiệp vụ
ngân hàng quốc tế gắn liền với việc mở ra các nghiệp vụ ngân hàng mới . Năm
1999 Ngân hàng công thương đã gia nhập Hội thanh toán thẻ Việt nam , mở ra
nghiệp vụ thanh toán thẻ nhằm khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền
mặt trong nền kinh tế , nhằm từng bước tiếp cận với công nghệ ngân hàng tiên
tiến , hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.
Trong suốt quá trình hoạt động , Ngân hàng công thương luôn đạt tốc độ
tăng trưởng cao và bền vững , Tổng nguồn vốn huy động luôn đứng đầu trong hệ
Trang 20


thống Ngân hàng Việt nam với thò phần khoảng 25% , Tổng dư nợ cho vay và
đầu tư của ngân hàng tăng mạnh qua các năm và chiếm gần 20 % thò phần tín
dụng .
Năm 1999 với nhiều biện pháp chủ động tích cực , Ngân hàng công
thương đã duy trì được tốc độ phát triển chung và đạt được những thành tựu nhất
đònh góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Một số kết quả hoạt động kinh
doanh năm 1999 như sau :
+ Tổng nguồn vốn huy động : 35.848 tỷ tăng 7.190 tỷ đồng – tốc độ tăng
25% so với đầu năm , chiếm tỷ trọng 22 % /Tổng nguồn vốn huy động toàn hệ
thống Ngân hàng thương mại .
Trong đó : - Vốn huy động VND : 28.547 tỷ tăng 24 %
- Vốn huy động ngoại tệ : 7.301 tỷ ( quy ra VND ) tăng 28,7 %

+ Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt : 27.645 tỷ đồng tăng 3.447 tỷ , tốc
độ tăng 14,2 % so với đầu năm , chiếm tỷ trọng 20% /Tổng dư nợ của toàn bộ hệ
thống Ngân hàng thương mại .
Trong đó : - Dư nợ cho vay VND : 22.135 tỷ , tăng 15,2 %
- Dư nợ cho vay ngoai tệ ( Quy ra VND ) : 5.510 tỷ tăng 10,5 %
+ Kết quả kinh doanh : Năm 1999 toàn bộ hệ thống đạt mức lợi nhuận
105,4 tỷ đồng bằng 102,6% so với chỉ tiêu kế hoạch liên bộ giao . Trong đó :
- Tổng thu nhập : 2.666 tỷ – tăng 9,5 % so với năm 1998
- Tổng chi phí : 2.578 tỷ - tăng 10,7% so với năm 1998
- Lợi nhuận
: 105,4 tỷ - tăng 0,19% so với năm 1998
Có thể nói năm 1999 ,Ngân hàng công thương một mặt vừa chấn chỉnh
những yếu kém vừa mạnh dạn tháo gỡ khó khăn , duy trì và phát triển trên các
mặt nghiệp vụ , kết quả kinh doanh đạt mức lợi nhuận 105,4 tỷ là kết quả đáng
trân trọng phản ánh quyết tâm của gần 12.000 cán bộ công nhân viên Ngân hàng
công thương .
Sở giao dòch 2 – Ngân hàng công thương Việt nam là một chi nhánh của
Ngân hàng Công thương Việt nam , được thành lập theo Quyết đònh số 53/QĐNHCT ngày 16.9.1997 của Hội đồng quản trò Ngân hàng công thương Việt nam
trên cơ sở sát nhập Chi nhánh ngân hàng công thương Tp hồ Chí Minh vào Sở
Giao Dòch 2 ( trước đây chỉ làm công tác quản lý các đòa phương phía nam) .
Nhằm mục tiêu củng cố và tăng cường hiệu quả kinh doanh , Sở Giao Dòch 2
Trang 21


thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng và dòch vụ ngân hàng bằng đồng Việt nam
và ngoại tệ , làm đầu mối cho các chi nhánh ngân hàng công thương trên đòa bàn
thành phố quan hệ với các Cơ quan chính quyền thành phố , đồng thời Sở Giao
Dòch 2 còn thực hiện chức năng kiểm tra việc chấp hành chế độ , thể lệ ,
nghiệp vụ , theo dõi các hoạt động kinh doanh của các chi nhánh ngân hàng
công thương các tỉnh phía nam.

Từ khi thành lập đến nay , Sở Giao Dòch 2 đã nhanh chóng ổn đònh tổ chức
, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ , giữ vững và phát triển thò trường
mới trong hoạt động kinh doanh .
II . Một số khó khăn thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của Sở Giao Dòch
2
Với ưu thế là một Chi nhánh lớn nhất trong Hệ thống ngân hàng công
thương Việt nam xét cả về quy mô huy động vốn và dư nợ cho vay nền kinh tế
cũng như sự đa dạng về các nghiệp vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế – kinh
doanh ngoại tệ - nghiệp vụ ngân quỹ - nghiệp vụ thanh toán – tài trợ xuất nhập
khẩu – nghiệp vụ thẻ tín dụng – các nghiệp vụ cho thuê tủ sắt , két sắt cũng
như các dòch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước .
-

Sở Giao Dòch 2 có đội ngũ nhân viên có trình độ , kinh nghiệm , tận tâm với
khách hàng với phương châm “ Hợp tác để cùng phát triển “

-

Sở Giao Dòch 2 có vò trí thuận lợi trong kinh doanh , nằm ngay trung tâm tài
chính tiền tệ của thành phố .

-

Có số lượng khách hàng truyền thống lớn

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên , Sở Giao Dòch đang đứng trước những
thử thách đó là :
-

Hoạt động kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động , tốc độ

tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chậm lại .

-

Hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Trang 22


-

Do những tồn tại cũ của chi nhánh để lại , hoạt động của Sở Giao Dòch 2
gặp rất nhiều khó khăn do mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn , nợ
quá hạn , nợ bảo lãnh trả thay quá lớn vẫn chưa có biện pháp tháo gỡ . Khó
khăn này luôn là một áp lực nặng nề ảnh hưởng xấu đến kết quả tài chính .
Tình trạng nợ quá hạn lớn nêu trên do một số khách hàng lớn của ngân hàng
công thương bò phá sản , vi phạm pháp luật dẫn đến không trả được một
lượng vốn vay cho ngân hàng , nhất là một số vụ án kinh tế gần đây đã
khiến uy tín trong giao dòch đối nội và đối ngoại của Sở Giao Dòch 2 bò ảnh
hưởng .

-

Tâm lý e ngại không những của các doanh nghiệp mà cả của ngân hàng khi
đầu tư vốn , khả năng mở rộng tín dụng bò hạn chế .

Trước những khó khăn trên , với vai trò là một ngân hàng vùng Sở Giao
Dòch 2 xác đònh mục tiêu là giữ vững sự ổn đònh trên các mặt hoạt động , nâng
cao chất lượng phục vụ , xây dựng chiến lược tiếp thò thu hút khách hàng mới …
Trong đó xác đònh mục tiêu trọng tâm trong hoạt động kinh doanh là :

-

Đẩy mạnh công tác xử lý các khoản nợ tồn đọng , nợ khó đòi , trong đó chủ
yếu là khai thác , xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ . Đồng thời tăng
cường công tác thẩm đònh , kiểm soát sau để hạn chế nợ xấu phát sinh .

-

Tập trung lựa chọn các dự án , phương án có hiệu quả của các doanh nghiệp
có tiềm lực tài chính mạnh , các doanh nghiệp thuộc tổng công ty 90 ,91 và
các đơn vò thành viên , các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc
những ngành kinh tế mũi nhọn. Tận dụng lợi thế về nguồn vốn VNĐ , về
hạn mức cho vay đối với một doanh nghiệp để từ đó đáp ứng kòp thời nhu
cầu vốn cho các doanh nghiệp lớn trên đòa bàn trên cơ sở nâng cao chất
lượng phục vụ , áp dụng nhiều hình thức ưu đãi để thu hút khách hành giao
dòch , quan hệ tín dụng .

-

Đẩy mạnh cho vay tài trợ xuất khẩu , mở rộng và áp dụng công nghệ mới
trong hoạt động thanh toán quốc tế , kinh doanh ngoại tệ , phát triển dòch vụ
kiều hối.

-

Đổi mới mạnh mẽ cơ cấu tín dụng theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay
trung dài hạn , phấn đấu đưa mức dư nợ trung dài hạn lên mức 30 %/ Tổng
dư nợ lành mạnh . Để thực hiện mục tiêu này cần đẩy mạnh công tác tiếp
Trang 23



cận , tìm hiểu nhu cầu đổi mới trang thiết bò , giới thiệu các điều kiện cho
vay trung dài hạn, tham gia tư vấn xây dựng dự án cùng doanh nghiệp để từ
đó chọn lựa các dự án có hiệu quả để đầu tư vốn nhất là khi UBND TP Hồ
Chí Minh có chủ trương kích cầu đầu tư vốn với 119 dự án đã được duyệt với
mức vốn là 4.042 tỷ đồng . Bên cạnh đó mở rộng việc cho vay hợp vốn với
các ngân hàng khác trên đòa bàn để đầu tư cho các công trình trọng điểm mà
thành phố đã duyệt. Cụ thể là đã ký hợp đồng cho vay hợp vốn thực hiện dự
án đường Điện Biên Phủ và dự án đường Liên tỉnh lộ 15 với số vốn Sở Giao
Dòch 2 tham gia là 50 tỷ đồng .
Một số kết quả trong hoạt động kinh doanh năm 1999
1. Nghiệp vụ huy động vốn :
Tổng nguồn vốn huy động của Sở Giao Dòch 2 đến 31/12/1999 là 3.124 tỷ
đồng đạt 107 % kế hoạch đề ra , tăng 384 tỷ đồng tương ứng tăng 14% so với
đầu năm . Tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp là 1.587 tỷ đồng – tăng 467
tỷ tương ứng tăng 42 % so với đầu năm , tiền gửi dân cư là 1.265 tỷ đồng – giảm
85 tỷ tương ứng giảm 7% do những thay đổi về lãi suất . Bên cạnh đó Sở Giao
Dòch 2 bước đầu đã thu hút tiền gửi kho bạc nhà nước ( 34 tỷ đồng ) và nhận
vốn điều hoà của Ngân hàng công thương 6.121 tỷ đồng , vốn cho vay đồng tài
trợ do Ngân hàng công thương Việt nam chuyển về là 64 tỷ đồng .
2. Nghiệp vụ tín dụng :
Nguồn vốn huy động tăng đã tạo điều kiện tăng dư nợ tín dụng . Dư nợ tín
dụng tăng đều và ổn đònh với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng chung của các ngân
hàng thương mại trên đòa bàn , nâng cao thò phần của Sở Giao Dòch 2 trong thò
trường tín dụng tại TP Hồ Chí Minh cụ thể : ( Chỉ tính dư nợ lành mạnh , đơn vò
tính tỷ đồng VN )
Quý 1/98
Dư nợ :
1.115
Thò Phần : 3,27 %


Quý 4/98
1.102
3,54%

Quý 1/99
1.200
3,86 %

Trang 24

Quý 4/99
1.781
4,90 %


×