Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường lê trọng tấn (đoạn từ quang trung đến mậu lương) quận hà đông, thành phố hà nội (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.72 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN NGỌC TÚ

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN TUYẾN ĐƯỜNG LÊ TRỌNG TẤN
(ĐOẠNTỪ QUANG TRUNG ĐẾN MẬU LƯƠNG )
QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN NGỌC TÚ
KHÓA 2015-2017

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN TUYẾN ĐƯỜNG LÊ TRỌNG TẤN
(ĐOẠNTỪ QUANG TRUNG ĐẾN MẬU LƯƠNG )
QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành
Mã số

: Quản lý đô thị và công trình
: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN NGỌC TÚ
KHÓA 2015-2017

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN TUYẾN ĐƯỜNG LÊ TRỌNG TẤN
(ĐOẠNTỪ QUANG TRUNG ĐẾN MẬU LƯƠNG )
QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành
Mã số

: Quản lý đô thị và công trình

: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình, với
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn
tới:
Ts. Nguyễn Thị Lan Phương là người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tác giả trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Khoa Sau Đại Học-Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành tốt khóa học và luận văn Thạc
sĩ.
Phòng quản lý đô thị - UBND Quận Hà Đông, UBND Phường Phú
La,UBND Phường Phú Lương,UBND Phường Kiến Hưng, Viện Kiến trúc
Quy Hoạch và Nông Thôn đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu phục vụ
nghiên cứu để tác giả hoàn thành luận văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công
Trình.
Tuy đã rất cố gắng, nhưng do điều kiện thời gian, kiến thức của bản
thân còn hạn chế nên nội dung luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu
sót, tác giả mong nhận được sự đóng góp những ý kiến quý báu của Hội đồng
khoa học Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội. Đặc biệt mong mỏi được sự

quan tâm sâu sắc của các thầy cô trực tiếp phản biện đối với Luận văn này để
nội dung Luận văn được hoàn thiện hơn, nội dung nghiên cứu của tác giả có
tính thực tiễn cao hơn, góp phần cải thiện công tác quản lý không gian kiến
trúc cảnh quan các khu đô thị mới.
Xin trân trọng cảm ơn !
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Ngọc Tú


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩlà công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Ngọc Tú


MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục hình minh họa
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các sơ đồ, đồ thị
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

* Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................... 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 2
* Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
* Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 4
* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ......................................................... 5
* Các khái niệm . ............................................................................................ 5
* Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 7
NỘI DUNG ................................................................................................... 8
Chương 1: Thực Trạng Công Tác Quản Lý Không Gian Kiến Trúc Cảnh
Quan Tuyến Đường Lê Trọng Tấn (Đoạn Từ Quang Trung Đến Mậu
Lương) – Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội ............................................ 8
1.1.Khái quát về quận Hà Đông................................................................... 8
1.2.Thực trạng công tác quản lý trên địa bàn Quận................................. 14
1.3.Hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Lê Trọng
Tấn(đoạn từ Quang Trung đến Mậu Lương), quận Hà Đông, thành phố
Hà Nội ......................................................................................................... 17


1.3.1.Lịch sử hình thànhtuyến đường ........................................................... 17
1.3.2. Vị trí địa lý ......................................................................................... 17
1.3.3.Hiện trạng sử dụng đất trên tuyến đường Lê Trọng Tấn ...................... 19
1.3.4.Hiện trạng kiến trúc cảnh quan trên tuyến đường Lê Trọng Tấn .......... 22
1.4.Thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Lê
Trọng Tấn , quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. ....................................... 37
1.4.1. Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan. ............. 37
1.4.2. Thực trạng bộ máy quản lý ................................................................. 38
1.5. Những vấn đề cần giải quyết. .............................................................. 42
1.5.1. Đánh giá SWOT. ................................................................................ 42
1.5.2. Những vấn đề cần giải quyết. ............................................................. 44

Chương 2: Cơ Sở Khoa Học Để Quản Lý Không Gian Kiến Trúc Cảnh
Quan Tuyến Đường Lê Trọng Tấn (Đoạn Từ Quang Trung Đến Mậu
Lương)– Quận Hà Đông, Tp Hà Nội. ........................................................ 45
2.1. Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 45
2.1.1. Hệ thống các văn bản pháp luật và một số quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên
quan ............................................................................................................. 45
2.1.2. Các văn bản pháp lý của địa phương.................................................. 52
2.1.3. Đồ án quy hoạch phân khu S4 . .......................................................... 54
2.2. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................... 56
2.2.1 Một số lý thuyết về kiến trúc cảnh quan .............................................. 56
2.2.2. Nội dung quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị ...................................... 59
2.2.3. Các tiêu chí quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị................................... 64
2.3. Nội dung quản lý nhà nước về quản lý kiến trúc cảnh quan............. 67
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý kiến trúc cảnh quan ...... 68
2.4.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 68
2.4.2. Yếu tố kinh tế - xã hội ....................................................................... 71


2.4.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật .................................................................... 72
2.4.4. Yếu tố môi trường .............................................................................. 72
2.5. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế ................................................... 73
2.5.1. Kinh nghiệm quốc tế........................................................................... 73
2.5.2. Kinh nghiệm trong nước. .................................................................... 74
Chương 3: Giải PhápQuản Lý Không Gian Kiến Trúc Cảnh Quan Tuyến
Đường Lê Trọng Tấn (Đoạn Từ Quang Trung Đến Mậu Lương) – Quận
Hà Đông, Tp Hà Nội ................................................................................... 78
3.1 Quan điểm, nguyên tắc......................................................................... 78
3.1.1 Quan điểm ........................................................................................... 78
3.1.2.Nguyên Tắc ......................................................................................... 78
3.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý kiến trúc cảnh quan ............... 78

3.2.1. Đề xuất thành lập Đội trật tự xây dựng khu vực.................................. 78
3.2.2.Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý đô thị ............ 82
3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách trong quản lý kiến trúc cảnh quan . 83
3.4. Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan .......................... 85
3.4.1. Về công tác quản lý quy hoạch . ......................................................... 85
3.4.2. Giải pháp phân vùng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ............ 87
3.4.3. Về các công trình kiến trúc. ................................................................ 90
3.4.4. Về giải pháp tổ chức cây xanh. ........................................................... 92
3.4.5.Về quản lý biển hiệu quảng cáo ........................................................... 95
3.4.6.Về quản lý màu sắc, chiếu sáng đô thị ................................................. 98
3.4.7.Về quản lý các tiện ích đô thị............................................................... 98
3.4.8.Các giải pháp khác: ........................................................................... 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nội dung viết tắt

viết tắt
BXD
NĐ-CP

Bộ xây dựng
Nghị định chính phủ

QH


Quy hoạch

TP

Thành phố

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA

Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

Hình 1.1

Vị trí quận Hà Đông đối với trung tâm TP.Hà Nội


9

Hình 1.2

Sơ đồ vị trí tuyến đường- Giới hạn nghiên cứu

18

Sơ đồ vị trí, phạm vi nghiên cứu trích các đồ án
Hình 1.3

Quy hoạch phân khu đô thị S4, GS, H2-2, H2-3 được

18

duyệt
Hình 1.4

Vị trí tuyến đường Lê Trọng Tấn (đoạn nghiên cứu)
trên địa bàn Quận Hà Đông

19

Hình 1.5

Thực trạng mật độ xây dựng trên tuyến đường nghiên cứu

22

Hình 1.6


Thực trạng kiến trúc khu nhà ở liền kề trên tuyến đường.

23

Hình thức kiến trúc các công trình nhà ở tại nút giao Lê
Hình 1.7

Hình 1.8

Hình 1.9

Hình 1.10

Hình 1.11

Trọng Tấn – Quang Trung
Hình thức kiến trúc các công trình nhà ở liền kề bị thay
đổi do biển quảng cáo và lồng sắt an toàn
Nhà họp tổ dân phố 3, Phường Phú La, nằm trên tuyến
đường.
Di tích lịch sử quốc gia " Mộ, nhà thờ danh nhân
Hoàng Trình Thanh và Từ chỉ họ Hoàng ba chi "
Biển báo tại nút giao ngã tư trung tâm KĐT Văn Phú
Chưa có đèn tín hiệu giao thông

Hình 1.12 Xe có tải trọng lớn lưu thông qua tuyến

24


25

26

27

29
29


Hình 1.13 Đường điện gần nút giao Lê Trọng Tấn –Quang Trung

30

Hình 1.14 Hiện trạng hệ thống thoát nước

31

Hình 1.15 Xe rác tập kết tại ngã tư trung tâm KĐT Văn Phú

32

Hình 1.16 Cây xanh đường phố trên tuyến đường

33

Hình 1.17 Cây xanh cảnh quan trên tuyến đường

33


Hình 1.18 Cây xanh sử dụng hạn chế trên tuyến đường

34

Hình 1.19 Hiện trạng sử dụng vỉa hè và gạch lát vỉa hè

35

Hình 1.20 Công viên vui chơi giải trí 90ha - hiện chưa xây dựng

36

Hình 2.1
Hình 2.2

Hình 2.3

Hình 2.4

Hình 2.5

Bản đồ quy hoạch phân khu S4
Minh họa 5 yếu tố chính cấu thành nên hình tượng của
không gian đô thị do Kevin Lynch đề xuất
Biển hiệu đồng bộ trên tuyến “phố kiểu mẫu” Lê Trọng
Tấn ,Q.Thanh Xuân, Tp.Hà Nội
Biển hiệu đồng bộ về màu sắc, cỡ chữ làm thay đổi
“nhận diện” của một số thương hiệu
Biển quảng cáo phụ dần xuất hiện nhằm giúp khách hàng
dễ tìm kiếm cơ sở kinh doanh


54
57

74

75

76

Sự kiện diễn ra trên tuyến đường đi bộ Nguyễn Huệ Hình 2.6

Tp.Hồ Chí Minh và đường đi bộ ven hồ Gươm – TP .Hà

77

Nội
Hình 3.1

Bản đồ phân vùng quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan

88

Đề xuất về cây xanh trên mặt đứng công trình.
Hình 3.2

Hình ảnh minh họa sử dụng vườn treo để tăng diện tích
cây xanh trong đô thị


94


Hình 3.3

Hình 3.4

Hình 3.5

Đề xuất khuyến khích sử dụng dạng biểu tượng trên
biển quảng cáo nhận diện thương hiệu
Minh họa đề xuất biển quảng cáo bổ sung vị trí sát mặt
đường
Một số ví dụ về hình thức tiện nghi đô thị có thiết kế độc
đáo

95

96

99

Ba mẫu thiết kế quảng cáo thông minh của công ty IBM Hình 3.6

Với lời kêu gọi những sáng tạo của cộng đồng làm cho
thành phố của họ trở nên tiện nghi hơn.

100



DANH MỤC CÁC BẢNG,BIỂU
Số hiệu
bảng,

Tên bảng, biểu

Trang

biểu
Bảng 1.1

Bảng 3.1

Bảng tổng hợp số liệu sử dụng đất đai đơn vị ở trong các
ô quy hoạch.
Quân số lực lượng quản lý trật tự xây dựng của các
phường sau khi bổ sung

19

79

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
sơ đồ,

Tên sơ đồ, đồ thị

Trang


đồ thị
Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy quản lý đô thị quận Hà Đông
Sơ đồ 1.2

Sơ đồ sự phân công công tác quản lý kiến trúc
cảnh quan ở địa phương

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức đội trật tự xây dựng khu vực.
Sơ đồ 3.2

40
41
81

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thiết kế bổ sung
và hoàn thiện kiến trúc cảnh quan

87


1

MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài
Quận Hà Đông thuộc TP.Hà Nội (theo nghị quyết số 19/NQ-CP ngày
08/05/2009 của chính phủ) với tiềm năng của một khu vực có vị trí không xa
trung tâm Hà Nội đã tạo nên lợi thế lớn trong phát triển và thu hút đầu tư xây
dựng đô thị. Có thể thấy rõ điều đó qua nhiều đồ án quy hoạch được lập và
phê duyệt để quản lý, nhiều khu đô thị và công trình kiến trúc được xây dựng
mới, nhiều khu dân cư và công trình công cộng được đầu tư chỉnh trang, cải

tạo kiến trúc cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật đô thị… Tất cả đã tạo nên một
diện mạo đô thị mới cho quận Hà Đông, xứng đáng là một quận của thủ đô.
Tuyến đường Lê Trọng Tấnđược xác định theo quy hoạch chung là một
trong các trục đường kết nối các tuyến "hướng tâm" là đường Quốc lộ 6, Lê
Văn Lương - Tố Hữu, Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Longnhằm liên kết khu
vực phía Tây với phía Nam của Quận Hà Đông, góp phần giảm tải cho giao
thông tại đường vành đai 3.
Tuy nhiên, do tuyến đường kéo dài qua địa phận hành chính của các
phường Phú La, Phú Lương, Kiến Hưng dẫn tới khó khăn trong công tác quản
lý đô thị. Ngoài ra dọc tuyến đường Lê Trọng Tấn là nhiều dự án khu đô thị
mới như Văn Phú, Phú Lương, Kiến Hưng…các khu vực đô thị này hiện vẫn
còn trong giai đoạn xây dựng và khai thác, nhiều công trình nhà ở mặc dù đã
có thiết kế đồng bộ nhưng do thiếu kiểm soát dẫn đến bộ mặt đô thị thiếu mỹ
quan, lộn xộn và chưa đồng bộ… dẫn tới sự lộn xộn trong hình thức kiến trúc,
gây ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan của tuyến đường.Bên cạnh đó việc
ban hành luật thủ đô cũng như quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch của thủ đô
cũng cần được thực hiện và làm rõ trong việc quản lý các tuyến đường nhằm
đảm bảo không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Hà Nội được kiểm soát chặt


2

chẽ, tạo lập bộ mặt đô thị của thủ đô nói chung cho khu vực đô thị thuộc quận
Hà Đông ở phía Tây Hà Nội nói riêng.
Với những yêu cầu nêu trên, việc nghiên cứu quản lý kiến trúc cảnh
quan tuyến đường Lê Trọng Tấn đã và đang là yêu cầu bức thiết chung của
thành phố Hà Nội với yêu cầu quản lý hiệu quả có kế thừa, đổi mới và tuân
thủ định hướng của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và
yêu cầu về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan, xây dựng đô thị được xác
định trong luật Thủ đô có hiệu lực từ 1/7/2013.

Do vậy, đề tài nghiên cứu quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai
bên tuyến đường Lê Trọng Tấn (đoạn từ Quang Trung đến Mậu Lương) quận
Hà Đông, thành phố Hà Nộiđể giải quyết yêu cầu nêu trên.
*Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan hai bên tuyến đường bảo đảm, giữ gìn không gian kiến trúc cảnh quan
đặc trưng của Thủ đô, phù hợp Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nộivà
đồ án Quy hoạch phân khu đô thị S4, đáp ứng là tuyến đường quan trọng của
Thành phố, góp phần hình thành diện mạo đô thị hiện đại của khu vực phía
Tây trung tâm Hà Nội.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan hai bên tuyến đường Lê Trọng Tấn (đoạn từ Quang Trung đến Mậu
Lương) quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Trục đường giao thông và các công trình xây
dựng, các dự án đầu tư đã được cấp thẩm quyền chấp thuận. Quản lý không
gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường Lê Trọng Tấn (đoạn từ Quang
Trung đến Mậu Lương ) quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.Cụ thể:


3

+ Sơ đồ vị trí tuy
tuyến đường:

Sơ đồ
ồ vị trí tuyến đườngđ
Giới hạn nghiên cứu
+ Địa điểm: Các phường
phư

Phú La, Phú Lương, Kiếnn Hưng, qu
quận Hà
Đông, Thành phố Hà N
Nội.
+ Quy mô nghiên ccứu:
Chiều dài trụcc đường
đư
khoảng 2,8km (tính từ đường
ng Quang Trung đến
đ
đường trục Nam Hà Nộ
ội).Tổng diện tích nghiên cứu khoảng 41,1
41,1ha.
Theo bản
n quy ho
hoạch phân khu S4,Tuyến đường nghiên cứ
ứu trải dài qua
6 ô quy hoạch 11-3, 12--1, 12-2, 13-1, 13-2,14-1. Giới hạnn nghiên ccứu dựa trên
các công trình trên mặặt đường Lê Trọng Tấn ( từ 20-50m
50m tính từ
t chỉ giới
đường đỏ)[30].


4

Sơ đồ vị trí, phạm
ạm vi nghiên
nghi cứu
ứu trích các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị

S4, GS, H2
H2-2, H2-3 được duyệt.[30]
* Phương pháp nghiên ccứu
- Phương pháp điều
u tra, kh
khảo sát, nghiên cứu thực địa;
- Phương pháp phân tích xxử lý, đánh giá tổng hợp;
- Phương pháp tiếp cận
nh
hệ thống thu thập tài liệu;
- Phương pháp kế thừa;;
- Phương pháp chuyên gia.
gia
* Nội dung nghiên cứu
u
- Khảo sát, điều
u tra, đánh giá không gian kiến
ki trúc cảnh
nh quan 2 bên tuy
tuyến
đường: loại hình kiến
n trúc, công trình, khoảng
kho
lùi xây dựng, không gian công
cộng, hạ tầng kỹ thuật...
t...
- Thu thập thông tin vềề các dự án đầu tư đã triểnn khai trong khu vvực và các tài
liệu, các kết quả công b
bố liên quan đến nội dung đề tài luậnn văn.
- Đánh giá thực trạng

ng công tác qu
quản lý không gian kiến trúc cảnh
nh qua
quan.


5

- Đề xuất giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường.

* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận:
+ Góp phần nâng cao hiệu lực quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
tuyến đường, góp phần hoàn thiện lý luận về quản lý kiến trúc cảnh quanquản lý đô thị nói chung.
+ Là tài liệu tham khảo cho công tác thiết kế đô thị trên toàn tuyến
đường Lê Trọng Tấn và tuyến đường khác của Thủ đô nói chung.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đề xuất các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến
đường góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cho tuyến đường Lê Trọng Tấnvà
tham khảo cho các trục đường tương tự trên địa bàn Thành phố.
+ Làm cơ sở tham khảo để quản lý các dự án đầu tư, quản lý xây dựng
không gian kiến trúc cảnh quan trên tuyến đường Lê Trọng Tấntheo quy chế
quản lý quy hoạch kiến trúc.

* Các khái niệm.
- Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây
xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.[22]
- Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình
kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng
của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.[22]



6

- Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô
thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè,
đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất,
đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh,
rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.[22]
- Kiến trúc cảnh quan là hoạt động định hướng của con người tác động vào
môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ giữa các yếu tố thiên nhiên
và nhân tạo,tạo nên sự tổng hòa giữa chúng.[18]
- Quản lý đô thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của nhiều
khoa học chuyên ngành, bao gồm hệ thống các chính sách, cơ chế,biện pháp
và phương tiện được chính quyền Nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện
và kiểm soát quá trình tăng trưởng, phát triển đô thị, nhằm thực hiện một cách
có hiệu quả các mục tiêu dự kiến.[19]
- Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị là một trong những nội dung của công
tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, nó góp phần tạo lập hình ảnh cấu trúc
không gian của đô thị, kết hợp hài hòa giữa các thành phần thiên nhiên và
nhân tạo của kiến trúc cảnh quan nhằm xác lập trật tự đô thị và nâng cao chất
lượng đô thị.[22]


7

*Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 phần và 3 chương
Phần mở đầu
Phần nội dung

Chương 1:Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến
đường Lê Trọng Tấn (đoạn từ Quang Trung đến Mậu Lương).
Chương 2 :Cơ sở khoa học để quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến
đường Lê Trọng Tấn (đoạn từ Quang Trung đến Mậu Lương).
Chương 3:Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Lê Trọng Tấn (đoạn từ Quang Trung đến Mậu Lương).
Phần kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


103

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết Luận
Các nghiên cứu từ hiện trạng chỉ ra tình hình kiến trúc và cảnh quan
trên tuyến phố Lê Trọng Tấn (Đoạn Từ Quang Trung Đến Mậu Lương) diễn
biến rất phức tạp do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan từ những vấn đề
nảy sinh khi đi vào sử dụng của các khu đô thị mới nằm ven tuyến, cũng phải

kể đến những vi phạm do thiếu sự quản lý. Từ những phát sinh hiện nay cho
thấy sự cần thiết của phương án quản lý kiến trúc, cảnh quan để theo kịp với
sự phát triển, phù hợp với thời đại mới.
Từ công tác phân tích và đánh giá hiện trạng cho thấy kiến trúc, cảnh
quan trên tuyến phố Lê Trọng Tấn tương đối đồng bộ do đa phần là các khu
đô thị mới. Tuy nhiên tổng quan từ nghiên cứu hiện trạng cũng chỉ ra sự đồng
bộ ấy dần bị biến mất do các yếu tố: xuống cấp, yêu cầu của người dân khi
công trình đi vào sử dụng…
Để giải quyết các vấn đề, đồng thời nghiên cứu chiến lược phát triển,
định hướng, thu thập các kinh nghiệm trong và ngoài nước đề từ đó làm cơ sở
xây dựng và hoàn thiện các phương án quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan trên tuyến phố.
Việc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trên tuyến đường Lê
Trọng Tấn cho thấy các vấn đề trong quản lý những khu đô thị mới, những
tuyến phố mới như vậy cần có cách quản lý riêng để không làm mất đi sự
đồng bộ;Để làm tốt công tác quản lý những tuyến phố như vậy cần kế thừa,
đưa ra yêu cầu cao hơn, khung pháp lý chặt chẽ hơn… nhằm kiểm soát tốt sự
phát triển từng ngày trên mỗi tuyến phố.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, để quản lý tốt và hiệu quả không gian kiến trúc
cảnh quantuyến đường Lê Trọng Tấn cần có một bộ máy chính quyền có năng
lực mạnh về nhiều khía cạnh, có định hướng đúng đắn và tầm nhìn xa. Nâng


104

cao công tác phối hợp giữa các ban ngành, giữa các đơn vị hành chính cùng
quản lý tuyến đường. Ngoài ra cần phải có hệ thống văn bản pháp luật chặt
chẽ, cập nhật cách xử lý những vấn đề phát sinh, đảm bảo theo đúng định
hướng của nhà nước, được nhân dân ủng hộ.
Từ đó nghiên cứu đã đưa ra những đề xuất về các giải pháp quản lý

không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Lê Trọng Tấn, từ các giải pháp
tổng thể đến các giải pháp cụ thể có tính ứng dụng cao trong thực tế. Các giải
pháp đã nêu ra như: Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý kiến trúc cảnh quan;
Giải pháp về cơ chế chính sách trong quản lý kiến trúc cảnh quan; Giải pháp
quản lý không gian kiến trúc cảnh quan.
Cùng với mong muốn góp phần xây dựng một diện mạo thủ đô đẹp,
thân thiện, với những tuyến phố mới gọn gàng, trong luận văn này tác giả xin
đưa ra một hướng nghiên cứu về Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan cho
tuyến đường Lê Trọng Tấn. Một tuyến phố mới với những vấn đề mới,từ đó
làm cơ sở để áp dụng cho các tuyến phố mới trên địa bàn Tp. Hà Nội, góp
phần từng bước hình thành quy định về quản lý không gian và kiến trúc cảnh
quan trên các tuyến phố mới.
Kiến nghị
 Các cơ quan có thẩm quyền cần sớm xây dựng quy hoạch chi tiết và
định hướng mục tiêu phát triển cho các tuyến phố mới.
 Xây dựng quy chế quản lý không gian kiến trúc cảnh quan cho các
tuyến phố. Nghiên cứu chi tiết, cụ thể hóa các quy định về kiến trúc cảnh
quan làm cơ sở để quản lý.
 Sử dụng các phương án áp dụng thí điểm, tổng hợp và đánh giá những
kết quả thu được, điều chỉnh các chế tài và nhân rộng ra áp dụng trên các
tuyến phố.


105

 Xây dựng bản hướng dẫn thiết kế các tuyến phố và công bố rộng rãi, để
làm cơ sở cho công tác thi ý tưởng, thi thiết kế các tuyến phố sau này.
 Cần có những chế tài thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong quản lý
kiến trúc cảnh quan khu phố.
 Tiếp tục tiến hành nghiên cứu chuyên sâu cho từng tuyến phố để xác

định được đặc thù, đặc trưng của từng tuyến phố để định hướng quản lý theo
những đặc trưng này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Bộ Xây dựng (2000), Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4449:1987, NXB Xây dựng;
2. Bộ xây dựng (2008), QCXDVN 01 :2008 Quy chuẩn xây dựng Việt
Nam về quy hoạch xây dựng, Nxb Xây Dựng,Hà Nội.
3. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 15/2010/TT-BXD ngày 27/8/2010
quy định cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị;
4. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010
hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
5. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016
quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng,
quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
6. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016
hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng;
7. Chính phủ (2009), Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 về
quản lý chiếu sáng đô thị;
8. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 08/05/2009 về Việc
xác lập địa giới hành chính xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai; các
xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Thạch Thất; huyện
Mê Linh thuộc thành phố Hà Nội; thành lập Quận Hà Đông và các
phường trực thuộc; chuyển thành phố Sơn Tây thành Thị xã Sơn Tây
thuộc thành phố Hà Nội.
9. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 Về
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
10. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về

quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị.


×