Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY NHẠC LÝ VÀ TẬP ĐỌC NHẠC CÁC LỚP THAY SÁCH MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.45 KB, 11 trang )

Trường THCS Trần Phú



Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY NHẠC LÝ VÀ TẬP ĐỌC NHẠC
CÁC LỚP THAY SÁCH MÔN ÂM NHẠC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
I- ĐẶT VẤN ĐỀ.
Ở trường phổ thông hiện nay, môn âm nhạc cũng như các môn học
khác đã được đưa vào chương trình giảng dạy chính thức và được coi
trọng. Tuy nhiên, giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn này rất
mỏng, đa số là giáo viên dạy kiêm nhiệm, dạy thêm cho đủ số tiết quy định
nên ít đươc quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, việc đào tạo chuyên môn
không đảm bảo, vì vậy dẫn đến việc giảng dạy môn âm nhạc còn kém hiệu
quả.
Đối với giáo viên lâu nay giảng dạy về phần môn nhạc lý thường dạy
theo phương pháp giảng giải hoặc thuyết trình. Phương pháp này nặng về
định nghĩa, giải thích, mô tả các khái niệm, ký hiệu... ít xuất phát từ thực
tiễn qua các thí dụ sinh động nhằm để cho học sinh nhận xét và rút ra kết
luận, nắm bắt nội dung cần thiết. Đây chính là cách áp đặt kiến thức cho
học sinh, làm cho học sinh nắm nội dung một cách thô thiển, thụ động.
Bên cạnh đó việc giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc còn ảnh hưởng
nhiều của phương pháp học xướng âm của trường âm nhạc chuyên nghiệp,
vì vậy quá trình lên lớp một tiết Tập đọc nhạc làm cho học sinh nặng nề,
căng thẳng khi học. Một số em “sợ tiết Tập đọc nhạc”, làm cho tiết học
kém hiệu quả, không có tính hấp dẫn, ít có tính thẩm mỹ, không phù hợp
với mục tiêu dạy văn hóa âm nhạc ở trường phổ thông hiện nay.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:


1/ Về phân môn Nhạc lý:
Về nhạc lý, khi giảng dạy tiết học này, người thầy giáo phải nhớ rằng
không nhất thiết dùng các định nghĩa đầy đủ để mô tả khái niệm và ký hiệu
mà phải quán triệt các nguyên tắc sau:
a) Nguyên tắc 1: “Từ thực hành để rút ra lý thuyết”

Trần Đăng Phát

Trang 1


Trường THCS Trần Phú



Sáng kiến kinh nghiệm

Đây là nguyên tắc chung không những ở môn Âm nhạc mà các môn
học khác như Văn, Toán, Lý ... cũng đã tuân thủ. Nguyên tắc này đòi hỏi
giáo viên cho học sinh nắm được nội dung thông qua một số công việc như
nghe, quan sát, cảm nhận, thực hành và cuối cùng rút ra kết luận chính xác.
Ví dụ : Muốn dạy tiết nhạc lý 44 lớp 7 (tiết 5):
Giáo viên cho học sinh nghe một số tác phẩm trong và ngoài sách
giáo khoa về nhịp 44 (đàn, băng đĩa...), cụ thể như bài “Ánh trăng” (TĐN
số 2-lớp 7)
- Sau đó cho các em đọc và gõ phách 1, 2, 3, 4 theo tiết tấu của bài.
Hoặc các em gõ theo đàn do giáo viên điều khiển (hoặc thâu băng, đĩa...)
- Làm như vậy một vài lần, học sinh sẽ nhận ra số phách trong nhịp
4
4 gồm có 4 phách.

- Tiếp theo, muốn cho các em hiểu rõ về tính chất nhịp 44 , giáo viên đàn
(hoặc mở băng, đĩa) và cho các em nghe bài “Quốc ca” đã học lớp 6 (tiết 1)
để các em cảm nhận được tính chất trang nghiêm của bài. Cũng có thể cho
các em nghe đoạn trích bài “Em là bông hồng nhỏ” (Trịnh Công Sơn) hoặc
bài “Mùa xuân về” (Phan Trần Bảng), “Mái trường mến yêu” (Lê Quốc
Thắng)... để các em cảm nhận được tính chất trang nghiêm, trữ tình, trong
sáng trong các bài hát nhịp 44 .
- Cuối cùng giáo viên đứng cùng chiều với học sinh, vừa cho học
sinh nghe đoạn trích, vừa xem cách đánh nhịp 44 của thầy, và theo hình
vẽ.... các em sẽ thực hành đánh nhịp 44 một cách thành thạo ngay tại lớp.
b) Nguyên tắc 2: “Lấy cái biết rồi để dạy cái chưa biết”
Nguyên tắc nói trên yêu cầu giáo viên không cần đưa ra kiến thức
mới hoặc những ví dụ mới làm cho học sinh khó cảm nhận. Khi dạy nhạc
lý, giáo viên nên đưa các ví dụ được trích từ kiến thức cũ. Kiến thức đã học
nhưng có liên quan đến kiến thức đang học. Như vậy giúp các em dễ hiểu
hơn và chúng ta lại làm thêm đươc một việc nữa: khắc sâu kiến thức cho
học sinh.
Ví dụ sau khi đã nắm đươc khái niệm về nhịp 44 , giáo viên cho ví dụ
ngay từ một tiết nhạc nhỏ của bài “Ánh trăng” hoặc “Mái trường mến yêu”

Trần Đăng Phát

Trang 2


Trường THCS Trần Phú



Sáng kiến kinh nghiệm


mà trước đó các em đã được học hát. Đồng thời thể hiện đươc “tích hợp liên
môn” trong dạy nhạc.

Ví dụ 1:

Ví dụ 2

2/ Về Tập đọc nhạc:
a) Tập đọc nhạc ở trường phổ thông là một môn học khó. Dạy Tập
đọc nhạc là nhằm giải mã các ký hiệu ghi chép nhạc thành âm thanh.
Muốn dạy tập đọc nhạc tốt, giáo viên phải dành nhiều thời gian cho học
sinh thực hành, để học sinh đươc nhìn, được nghe và được luyện tập. Vì
vậy giáo viên không nên đặt ra mục tiêu quá cao như ở trường âm nhạc
chuyên nghiệp. Cụ thể là giáo viên không thể đòi hỏi học sinh đọc đúng
thanh mẫu từng âm, mà chỉ cần đúng tương quan cao độ giữa các âm là
đạt yêu cầu. Do đó khi dạy một bài Tập đọc nhạc không thích hợp với tầm
cử giọng của học sinh, giáo viên nên dịch giọng bằng sự thay đổi cao độ
mà vẫn giữ nguyên tên nốt nhạc trên dòng kẻ đó.
Ví dụ 1: Dạy tập đọc nhạc số 1: “Chiếc đèn Ông sao” lớp 8:
+ Nguyên bài là giọng Đô trưởng. Nốt thấp nhất: Mi, nốt cao nhất:


Trần Đăng Phát

Trang 3


Trường THCS Trần Phú




Sáng kiến kinh nghiệm

+ Khi dạy, giáo viên dịch giọng bằng cách - 2 để vừa tầm cữ giọng
học sinh nhưng vẫn giữ nguyên giọng C dur không đổi trong đàn; nhưng
dịch thấp một quãng (Đô  bsi), bài hát sẽ ở giọng Sib trưởng.
Ví dụ 2: Khi dạy TĐN số 8 “Chú chim nhỏ dễ thương” lớp 7.
+ Nguyên bài là giọng C dur (Đô trưởng). Bài có nốt thấp nhất: Sòl,
nốt cao nhất: La
+ Khi dạy, để vừa tầm cữ giọng học sinh, giáo viên nên +3 để thay
đổi từ C trưởng lên 1 quãng 3: Mib trưởng (C  Eb)
b) Khi dạy tập đọc nhạc, giáo viên nhất thiết không được bắt học
sinh phải tự hình dung ra cao độ, tiết tấu, mà dạy TĐN phải thông qua âm
thanh của tiếng đàn làm mẫu và sự hướng dẫn của thầy giáo. Ở đây phải
hiểu rằng: Tập đọc nhạc chính là hát bằng tên nốt nhạc chứ không phải là
“đọc lên nốt nhạc như nói”. Vì vậy một tiết TĐN phải đi theo một tiến
trình dạy học như sau:
- Bài TĐN phải được giáo viên ghi trước ra ở bảng phụ trước khi
dạy. Khi lên lên lớp, giáo viên chỉ giới thiệu ngắn gọn về tác giả, nội dung
và dành thời gian để các em được nhìn, nghe và luyện tập thông qua bảng
phụ, vừa hấp dẫn vừa đỡ tốn thời gian.
- Tiếp theo, giáo viên đưa ra một số câu hỏi giúp học sinh nhận xét
về cao độ, về trường độ và một số ký hiệu khác thường gặp trong bài. Cụ
thể:
+ Nêu tên các nốt nhạc từ thấp đến cao trong bài TĐN (cao độ)
+ Xác định các loại hình nốt trong bài (trường độ)
+ Phát hiện một số ký hiệu có trong bài: dấu lặng, chấm dôi, quay lại,
dấu luyến...
+ Nêu số chỉ nhịp, nhịp lấy đà để gõ đúng tiết tấu.

+ Nắm vững và ghi ra âm hình tiết tấu chủ đạo của bài.
Ví dụ: TĐN số 4 (lớp 6)
+ Về cao độ: có các nốt đồ, rê, mi, pha, son, la, si.
+ Về trường độ: các nốt móc đơn liên tiếp: iq iq iq iq
+ Ký hiệu: nốt móc đơn đứng trước lặng đơn tạo thành 1 phách
+ Hình tiết tấu cần ghi nhớ:

Trần Đăng Phát

Trang 4


Trường THCS Trần Phú

Sáng kiến kinh nghiệm



2
4 iq iq iq iq iq iq q e

- Sau đó giáo viên đàn thang âm các nốt trong bài. Tùy nội dung của
bài, giáo viên có thể đàn ra 7 âm, nếu bài mang sắc thái dân tộc thì chỉ đàn
5 âm.
Ví dụ: TĐN số 6 “Xuân về trên bản” (lớp 7), thang 5 âm, giọng la
mol.
- Tiếp theo, cho các em luyện đọc thang âm trên. Khi cho học sinh
luyện đọc, nhất thiết phải đọc theo đàn từ hướng đi lên - đi xuống- đọc
theo gam, trục...
Ví dụ: + La-si-đô-rê-mi-pha-son (la) và ngược lại

+ La-đô-mi - Mi-đô-la - La-đô-mi -sol-la ...
- Sau đó là phần luyện tập tiết tấu. Ở phần này, giáo viên phải đọc
mẫu kèm theo gõ mẫu 2-3 lần, vừa đọc hình nốt, vừa gõ tiết tấu, rồi mới
cho các em gõ tiết tấu chủ đạo của bài. Khi đã hoàn chỉnh, giáo viên mới
cho học sinh đọc bằng âm tiết tấu. Vừa đọc, vừa gõ sẽ gây cho học sinh
hứng khởi học tập và đó là lúc thực hiện công việc “vỡ trường độ của
bài”.
Ví dụ: TĐN số 4 (lớp 7) “Mùa xuân về”
C
+ Miệng đọc:
trắng

q q h q q h q. e q q q q h
đen đen trắng, đen đen trắng, đen dôi đơn đen đen đen đen

+ Tay gõ phách: x
x

x

x

x

x

x

x


x

x

x

x x

x

- Tiếp theo là phần luyện tập. Trong khi luyện tập có thể tập cả lớp,
tập theo tổ,nhóm, cá nhân. Đến khi hoàn chỉnh tiết tấu, giáo viên có thể đổi
sang gõ phách nhịp.
- Sau đó giáo viên đếm bài TĐN 1 lần, không mở tiết tấu, chỉ đàn
giai điệu cho học sinh nghe và các em tự hình dung cao độ, trường độ, sắc
thái ...
- Giáo viên chia bài TĐN thành nhiều tiết nhạc, cho các em đọc và
gõ theo từng tiết nhạc trên.
Ví dụ: TĐN số 4 “Mùa xuân về” (lớp 7).
+ Tiết nhạc 1+2: Boong bính boong.

Trần Đăng Phát

Trang 5


Trường THCS Trần Phú




Sáng kiến kinh nghiệm

+ Tiết nhạc 2+3: Binh bùng binh.
+ Tiết nhạc 3+4+5: Chiêng trống đang hòa vang lừng vang
- Khi đọc phải theo lối móc xích. Đọc đúng, đạt tiết tấu nhạc 1 đến 2,
3,... Nếu xong một câu nhạc có thể cho các em đọc lại vài lần cho thuộc
trước khi sang câu kế tiếp.
Ví dụ:

- 1+2+3
- 3+4+5
- 1+2+3+4+5 (3-5 lần)

sau đó tiếp 5+6
6+7
7+8+9...

trở lại 1 và toàn bài nhạc.

- Chú ý khi đọc nhạc, không đọc suông mà phải như tập hát, nghĩa là
phải đúng trường độ và đúng cao độ. Tránh đọc bằng bằng, không lên
không xuống (không có cao độ)
- Nếu tiết nhạc sau giống tiết nhạc trước về tiết tấu, giai điệu thì nên
để học sinh đọc trước, giáo viên chỉnh lý, tránh dạy lặp lại mất thời gian
và sẽ không phát huy được tính tích cực học tập của các em.
Ví dụ: Tiết nhạc 9+10+11 bài TĐN “Mùa xuân về” lớp 7 hoàn toàn
giống tiết nhạc 3+4+5 ở trước. Vì vậy nên cho học sinh đọc, sau đó giáo
viên bổ sung và cho học sinh đọc tiếp cả bài.
- Để nâng cao tập đọc nhạc, khi đã đọc xong cả bài, giáo viên nên
cho học sinh vừa đọc vừa gõ theo phách, sau đó vừa đọc vừa đánh nhịp

bằng tay.
- Khi đã hoàn chỉnh mới cho các em ghép lời ca vào giai điệu bài
TĐN. Lúc này giáo viên đánh đàn giai điệu, học sinh vừa hát lời, vừa đánh
nhịp.
- Sau khi các em đã đọc hoàn chỉnh về âm hình tiết tấu lời ca, giai
điệu, đồng thời với việc gõ theo phách, đánh nhịp..., giáo viên tiến hành
cho các em luyện tập củng cố. Đây là giai đoạn rèn luyện kỹ năng, giúp
cho học sinh có thể thuộc bài TĐN ngay tại lớp. Cách tiến hành các bước
rèn luyện kỹ năng như sau:
+ Rèn luyện theo nhóm, theo tổ, theo bàn, theo cặp, cá nhân...

Trần Đăng Phát

Trang 6


Trường THCS Trần Phú

Sáng kiến kinh nghiệm



+ Có thể chia lớp thành 2 nhóm: mỗi bên một nhóm. Sau đó cho 1
nhóm đọc nhạc, 1 nhóm đồng thời hát lời (hoặc hát sau khi đọc mẫu tiết
nhạc). Và tiếp theo đổi lại nhóm 1 hát lời, nhóm 2 đọc nhạc.
Ví dụ : TĐN số 3 lớp 6 “Thật là hay”
2
4
Đồng thời


e e q e e q e e e e h

+ Nhóm 1 đọc: đơn đơn đen đơn đơn đen, đơn đơn đơn đơn trắng
+ Nhóm 2 đọc: Nghe véo von trong vòm cây họa mi với chim oanh

hoặc: + Nhóm 1: sol

la sol, sol

mi sol, đồ mi la sol sol

+ Nhóm 2: Nghe véo von trong vòm cây họa mi với chim oanh
* Đọc hát đuổi nhau: Nhóm 1 hát y như bài, nhóm 2 vào sau 1-2 nhịp
Ví dụ: TĐN số 6 “Xuân về trên bản” lớp 7
Đồng thời

+ Nhóm 1: Nhịp nhàng cành hoa gió đưa lời ca ...
+ Nhóm 2: x

x

x

nhịp nhàng cành hoa gió .........

* Đọc, hát kết hợp gõ theo phách, gõ theo nhịp.
* Để khắc sâu kiến thức và tạo hứng thú trong học TĐN, giáo viên
cần tổ chức nhiều loại hình trò chơi âm nhạc phong phú, cụ thể như:
- Giáo viên đàn bất kỳ 1 tiết nhạc nào trong bài TĐN mà các em đã
học, học sinh lắng nghe và lặp lại bằng cách đọc nhạc hoặc hát lời ca.

- Có thể chia lớp thành tổ, nhóm và cho các tổ, nhóm thi hát đối đáp
nhau.
Ví dụ: Nhóm 1: Hát nốt nhạc tiết nhạc 1, 2, 3
Nhóm 2: Hát tiếp tiết nhạc 4, 5, 6
Hoặc nhóm 1 hát nốt nhạc, nhóm 2 hát lời ca...
- Về cá nhân, giáo viên có thể tổ chức cho các em tập ghi âm tiết tấu.
Cụ thể: giáo viên gõ phách từng tiết tấu từ ngắn đến dài, học sinh
lắng nghe và ghi tiết tấu ra giấy hoặc bảng con.
* Chú ý: Giáo viên chỉ đưa ra những tiết nhạc trong cái bài đã học trong
chương trình, không đưa ra bài khó, lạ, làm cho học sinh khó nhận ra và
chăm học, sau
đó giáo viên sửa ngay tại chỗ.

Trần Đăng Phát

Trang 7


Trường THCS Trần Phú



Sáng kiến kinh nghiệm

- Ngoài ra, còn có thể tập luyện cao độ trên khuông: thủ pháp này đòi
hỏi học sinh cùng một lúc thực hiện 2 kỹ năng: nhận biết nốt nhạc và đọc
đúng các cao độ. Việc làm như sau:
+ Giáo viên chọn âm sol làm âm trung bình, từ đó cho học sinh đọc
kỹ các âm trụ (ổn định) bậc I, III, V... Sau đó giáo viên đàn một số âm để
học sinh nhận ra và đọc lại.


(âm ổn định Sol) âm liền bậc: sol la

(âm ổn định Sol) âm cách bậc: sol đô

son pha

son rê

son đồ

- Tiếp theo giáo viên cho học sinh ghi âm cao độ (hay gọi là ký âm).
Đây là phương pháp tốt nhất để luyện tai nghe cho học sinh và hỗ trợ đắc
lực cho việc TĐN. Cách làm: giáo viên đàn một vài nốt nhạc, học sinh
nghe và ghi âm (từ ít đến nhiều, đơn giản đến phức tạp)
Ví dụ: cho ghi 1, 2 âm, rồi 3-5 âm, ghi âm liền bậc, rồi ghi âm cách
bậc.
- Cuối cùng là phần hướng dẫn hoàn chỉnh bài TĐN.
Để đọc đươc bài TĐN, học sinh cùng một lúc phải thể hiện 3 kỹ
năng: nhận biết nốt trên khuông, đọc cao độ, đọc trường độ (tiết tấu).
Người thầy phải gợi ý, dẫn dắt cho học sinh giải quyết từng kỹ năng một
trước khi phối hợp 3 kỹ năng. Từ đó giáo viên dạy từ thực hành rút ra lý
thuyết có liên quan đến bài. Đây là yếu tố quan trọng và quyết định trong
việc đổi mới phương pháp TĐN. Khi học sinh đã đọc được bài, giáo viên
hướng dẫn cho học sinh thể hiện đúng tính chất, sắc thái của bài (có sử
dụng đàn phím hợp lý)
Ngoài ra đối với bài TĐN được trích từ nước ngoài, giáo viên hướng
dẫn cho các em về nhà tự đặt lời mới theo chủ đề tự chọn để kích thích
khả năng sáng tạo văn học nghệ thuật của tuổi thơ.
Một điều cần lưu ý: Khi dạy, giáo viên không nhất thiết kiểm tra cho

điểm vào đầu giờ mà có thể cho điểm đan xen trong giờ học. Nên cho điểm
học sinh trong bước tổng kết, củng cố bài. Làm như vậy là bắt buộc học

Trần Đăng Phát

Trang 8


Trường THCS Trần Phú



Sáng kiến kinh nghiệm

sinh phải tập trung tư tưởng, chú ý theo dõi, làm việc liên tục trong suốt
giờ học. Tiết học lúc nào cũng phải hấp dẫn học sinh bằng nhiều biện pháp
tích cực, luôn luôn lấy học sinh làm trung tâm và lôi cuốn nhiều học sinh
cùng nỗ lực làm việc.
III. CHUYỂN BIẾN VÀ KẾT QUẢ:
Để đạt được kết quả mong muốn thật không đơn giản. Ngay từ ban
đầu, khi chưa quen, các em thực hiện rất khó. Kinh nghiệm cho thấy, muốn
các em làm tốt, giáo viên phải biết dựa vào một số học sinh giỏi, khá làm
nòng cốt và phát huy hết mức tối đa để các em trên dìu dắt các em còn yếu
kém, dẫn đến lớp học sẽ đạt hiệu quả hơn.
Với kinh nghiệm đó, năm đầu tiên số lượng học sinh giỏi, khá chỉ đạt
40%, còn lại là mức Đạt. Bước sang năm thứ hai, năm thực hiện thay sách
lớp 7, năm thứ ba thay sách lớp 8 và cho đến nay đã đươc tiến triển vượt
bậc. Số học sinh giỏi, khá chiếm tỷ lệ trên 60%, số lượng chưa đạt không
còn. Việc học nhạc lý và TĐN không còn là nặng nề, khô cứng đối với các
em nữa. Giờ học gây giờ không còn sợ sệt khi các em học TĐN mà trái lại

các em thích thú, hăng hái, mong chờ cho đến tiết học âm nhạc. Từ lớp 6
đến lớp 9, hễ đến tiết học nhạc là vang lên tiếng gõ thanh phách, tiếng đọc
nhạc, tiếng đàn phím điện tử, những tràng vỗ tay, những động tác múa phụ
họa... thật là vui tươi, khí thế, xua tan mọi mệt nhọc, âu lo trên gương mặt
các em học sinh.
IV- BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Tóm lại, muốn một tiết nhạc lý, tập đọc nhạc đạt hiệu quả, học sinh
hứng thú học tập, cần phải chú ý các yêu cầu tối thiểu sau:
- Lấy phương châm: Dẫn dắt các em đi từ cái dễ đến cái khó, từ thực
hành để rút ra lý thuyết, lấy cái biết rồi để dạy cái chưa biết.
- Giáo viên phải lấy học sinh làm trung tâm, lôi cuốn nhiều học sinh
vào hoạt động xây dựng bài bằng nhiều phương pháp nghệ thuật sinh động,
hấp dẫn. Tổ chức nhiều hình thức thi đua: cá nhân, nhóm, tổ, đôi bạn... để
làm cho học sinh tích cực hoạt động trong suốt giờ học.
- Không nhất thiết đi đúng tuần tự 5 bước lên lớp như các môn học
khác, mà phải làm sao các bước hoạt động cần phải nhịp nhàng, uyển
chuyển, học sinh chủ động hào hứng học tập là được.

Trần Đăng Phát

Trang 9


Trường THCS Trần Phú



Sáng kiến kinh nghiệm

- Tuyệt đối không được dạy chay, đọc chép tràn lan, biến giờ âm

nhạc thành giờ dạy chính tả nhạt nhẽo, khô cứng, thiếu tác dụng thẩm mỹ.
- Cuối cùng là phần chuẩn bị chu đáo các phương tiện dạy học như
đàn, thanh phách, bảng phụ, băng đĩa, tranh ảnh, tài liệu ... Ngoài ra, người
thầy dạy âm nhạc lúc nào cũng trang bị đầy đủ kiến thức âm nhạc và có ý
thức luôn tìm tòi, học hỏi, sưu tầm tài liệu... để nâng cao năng lực giảng
dạy và luôn trau dồi tay nghề mỗi ngày càng thêm vững vàng hầu đem lại
cho học sinh niềm tin và giá trị tinh thần to lớn của chính mình về thiên
chức mà cấp trên đã giao phó.

Trần Đăng Phát

Trang 10


Trường THCS Trần Phú

Trần Đăng Phát



Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 11



×