Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Công tác xã hội trong việc trợ giúp phụ nữ đơn thân tìm kiếm việc làm thêm tại xã phụng thượng, huyện phúc thọ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.81 KB, 49 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt
CHXHCNVN
CTXH
NXB

Chữ viết tắt
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
Công tác xã hội
Nhà xuất bản

11


DANH MỤC BẢNG BIỂU

22


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội luôn bắt nguồn từ phạm vi gia
đình và trong suốt cuộc đời của họ thì gia đình là môi trường sống hết sức
quan trọng. mỗi gia đình luôn là một tế bào của xã hội. Vì vậy, mà những
người phụ nữ trong gia đình cũng được ví như những hạt nhân của tế bào
đó. Đồng thời gia đình cũng là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng
cao địa vị của người phụ nữ . Tuy nhiên hiện nay tình trạng bất bình đẳng


giới đang ngày càng diễn ra phổ biến khắc các khu vực quốc gia và các lĩnh
vực. Mà nạn nhân chính của bất bình đẳng giới chủ yếu là phụ nữ, họ phải
gành chịu những định kiến bất công từ xã hội và bị phân biệt đối xử trong
đời sống xã hội. Trong những năm qua Đảng và nhà nước đã thi hành nhiều
chính sách khác nhau để hướng tới giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới,
giải phóng cho phụ nữ. Tuy nhiên xã hội ngày nay hiện có một bộ phận
những người phụ nữ không có những chỗ dựa về vật chất cũng như tinh
thần đó là phụ nữ đơn thân nuôi con. Họ không chỉ chịu gánh nặng về tài
chính- kinh tế về sức khỏe mà họ còn phải đối diện với rất nhiều những khó
khăn, tủi cực trong cuộc sống, nhất là những khó khăn, áp lực về tâm lý,
tinh thần.
Là phụ nữ ai cũng mong rằng sẽ có một gia đình hạnh phúc bên
người mình yêu thương và con cái mình, sẽ có một chốn để nương tựa để
chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống. Song không phải phụ nữ nào cũng
đều được may mắn như vậy. Có những người phụ nữ do mang trong mình
những khuyết điểm nào đó hoặc do những điều kiện khách quan mà họ
không có được một gia đình hoàn hảo như bao người khác, không có chồng
nhưng họ vẫn có quyền được làm mẹ và họ quyết định sẽ có con với một
người đàn ông nào đó để có thể thực hiện mong ước của họ. Nhưng những
người phụ này thì luôn bị xã hội định kiến, mọi người trong xã hội đều cho
đó là những người “ hư hỏng” bị khinh thường và mỉa mai của xã hội.
chính vì vậy mà hơn ai hết họ cần được sự trợ giúp chia sẻ cảm thông từ
mọi người từ gia đình, cộng đồng xã hội.
Hay có những người phụ nữ đơn thân do chồng mất sớm, ly hôn với
nhau và sống cuộc sống độc thân như vậy. Dù họ trở thành một người phụ
nữ đơn thân với lý do như thế nào thì họ đều phải đối mặt với những khó
khăn nhất định trong cuộc sống. nhất là đối với một người phụ nữ họ phải
3



gồng mình để bươn chải lo cho cuộc sống để nuôi bản thân mình và nuôi
con. Không những vậy họ vừa phải là một người mẹ đồng thời cũng là một
người cha người trụ cột trong gia đình, chính vì vậy mà gánh nặng của họ
trở nên càng nặng hơn bao giờ hết. Dù xã hội ngày nay đã có những suy
nghĩ tích cực, không còn quá khắt khe đối với vấn đề này như trước nhưng
để tiếp tục cuộc sống đơn thân nuôi con họ cần phải vượt qua rất nhiều khó
khăn. Và đây chính là đối tượng đang rất cần sự quan tâm, trợ giúp từ cộng
đồng xã hội để vượt qua khó khăn và hòa nhập với cộng đồng. trong đó vấn
đề kinh tế hiện đang là vấn đề cấp bách và họ có nhu cầu giải quyết trước
tiên nên tôi đã lựa chọn đề tài “Công tác xã hội trong việc trợ giúp phụ nữ
đơn thân tìm kiếm việc làm thêm tại xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ,
thành phố Hà Nội “
2. Tổng quan đề tài khóa luận.
2.1. Các nghiên cứu trên thế giới.
The successful single mom - Honoree Corder
Honoree Corder là một huấn luyện viên kinh doanh và người mẹ độc
thân, những người cung cấp các bà mẹ đơn khác các công cụ mà họ sẽ cần
phải di chuyển theo hướng mà họ muốn đi, cho dù thể chất hoặc chuyên
nghiệp trước đây. bà mẹ độc thân cũng sẽ tìm hiểu làm thế nào để tạo ra
một hệ thống hỗ trợ, phát triển tầm nhìn và cải thiện thái độ của họ. Trong
cuốn sách của bà có nói đến việc trợ giúp những phụ nữ đang gặp rồi loạn
trong việc làm một bà mẹ đơn thân. Thông qua đó để họ có thể tự tin hơn
và thành công hơn trong cuộc sống làm một bà mẹ đơn thân. Nghiên cứu
chỉ ra thấy được những khó khăn về cuộc sống của những bà mẹ đơn thân
về các mặt trong cuộc sống và trong cuốn sách cũng đề cập đến việc hỗ trợ
họ để có thể phát triển hơn.
2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu đầu tiên đó là cuốn sách “ Cuộc sống của những người
phụ nữ đơn thân ở Việt Nam” của trung tâm nghiên cứu khoa học về Gia
đình và Phụ nữ. cuốn sách là công trình nghiên cứu của GS Lê Thi về phụ

nữ đơn thân ở Việt Nam. Tác giả đã tập trung làm rõ các vấn đề như: phụ
nứ đơn thân, thực trạng của họ, những khó khăn mà những người phụ nữ
đơn thân phải đương đầu. Nghiên cứu cũng chỉ ra tâm lý và nhu cầu của
người phụ nữ đơn thân. Đặc biệt, nghiên cứu đã đưa ra vai trò của gia đình
, cộng đồng xã hội trong việc hỗ trợ những đối tượng này.
Cuốn sách “ Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng” của trung tâm
4


nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ( XB Năm 1996). Cuốn sách trình bày
những kết quả nghiên cứu của dự án Nghiên cứu những gia đình phụ nữ
thiếu vắng chồng, bắt đầu tiến hành năm 1989, dưới sự tài trợ của tổ chức
SAREC của Thụy Điển. đã trình bày khá chi tiết về cuộc sống của những
gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng ở nông thôn miền Bắc Việt Nam trong
bối cành những năm 80 đầu 90. Theo tác giả thì ở khu vực nông thôn miền
Bắc phần lớn những người được hỏi cho rằng vấn đề khó khăn về kinh tế
ảnh hưởng lớn đến cuộc sống gia đình. Đặc biệt nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng những người phụ nữ thiếu vắng chồng nhận được rất ít sự trợ giúp từ
phía gia đình , họ hàng và xã hội.
Ngoài ra còn có một số bài viết liên quan đến vấn đề này trong tạp
chí như bài viết: “ Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng- một vấn đề xã hội
cần quan tâm” của tác giả Lê Ngọc Lân, trong tạp chí Khoa học và phụ nữ
số 3 xuất bản năm 1991. Nghiên cứu được thực hiện ở một số cơ sở nông
nghiệp như hợp tác xã Can Đình – Vĩnh Phú, hợp tác xã Minh Dân – Hà
Tuyên và lâm nghiệp đội 7 Đoan Hùng và đội Minh Dân lâm trường Hàm
Yên. Trong bài viêt này tác giả đã khái quát về thực trạng đời sống của các
gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng. Các gia đình thiếu vắng chồng mà tác
giả đề cập đó là bao gồm: những người phụ nữ góa chồng, không có chồng
con, những người phụ nữ đã ly hôn, ly thân,… Với bài viết này, tác giả đã
khái quát những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hình thành những gia đình

phụ nữ thiếu vắng chồng. Nghiên cứu này đã chỉ ra những khó khăn chung
của những phụ nữ thiếu vắng chồng.
Bài viết “ Hiện tượng phụ nữ độc thân từ góc độ dân số học” cảu tác
giả Đỗ Thịnh, trong tạp chí Khoa học về phụ nữ số 3 xuất bản năm 1997 đã
có sự so sánh tỷ lệ độc thân của phụ nữ Việt Nam và một số nước trên thế
giới và giữa các vùng đô thị với nông thôn ở Việt Nam.
Phụ nữ đơn thân có rất nhiều loại hình: đơn thân do chồng mất đơn
thân do ly hôn,ly thân đơn thân do bị chồng ruồng bỏ,… đối với mỗi loại
hình người phụ nữ đơn thân lại rơi vào những hoàn cảnh khác nhau. Trong
cuốn sách “Ly hôn – nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội” của trung tâm
nghiên cứu về Gia đình và Phụ nữ ,NXB Khoa học xã hội, năm 2002 đã chỉ
ra hậu quả mà ly hôn để lại ảnh hưởng đến phụ nữ và con cái của họ.
Nghiên cứu cũng đã mô tả thực trạng cuộc sống cũng như tâm lý, nhu cầu,
nguyện vọng của phụ nữ đơn thân nuôi con sau ly hôn qua một số trường
hợp nghiên cứu.
5


TTXVN có bài viết “ LHQ kêu gọi gia tăng quyền lợi cho phụ nữ
vùng nông thôn” (đăng tải ngày 16-12-2102) đã phát động thông điệp
khẳng định việc không ngừng mở rộng quyền và khả năng của phụ nữ nông
thôn. Ngoài ra, thông điệp của ông Banki-moon – Tổng thư kí liên hợp
quốc cũng khẳng định : “ trách nhiệm giải quyết tình trạng phân biệt đối
xử đang thuộc về mọi quốc gia, mọi dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, phải làm
sao để phụ nữ có được tối đa quyền phát triển”, việc này có ý nghĩa đặc
biệt to lớn trong việc xóa bỏ nghèo đói bần cùng và tình trạng phân biệt đối
xử phụ nữ, bất bình đẳng giới cũng có ý nghĩa khi mà hầu hết những phụ
nữ đơn thân nuôi con ở vùng nông thôn đều phải chịu sự phân biệt này.
Quyền của phụ nữ được đề cập đến cả trong Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam”, bên cạnh những điều khoản thể hiện quyền lợi ích

của công dân nói chung, hiến pháp cũng có những quy định cụ thể về việc
đảm bảo quyền và lợi ích của người phụ nữ. Đây là những căn cứ để chúng
ta có thể trợ giúp cho những người phụ nữ đơn thân trong việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ cũng như bảo vệ lợi ích mà họ được hưởng. Cụ thể trong
điều 40 của hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định “ nhà nước, xã
hội và mọi công dân có trách nhiệm bảo vệ chăm sóc cho bà mẹ và trẻ
em” , trong điều 52, chương 5 – Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy
định “ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” . Hay tại điều 63 của
chương này cũng khẳng định : “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau
về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi
hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao
động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động
nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức Nhà nước và
người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau sinh đẻ mà vẫn được
hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật. Nhà nước và xã hội
tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt , không ngừng phát huy
vai trò của mình trong xã hội”
Vấn đề đơn thân còn được đề cập đến như một hậu quả nặng nề của
hai cuộc chiến tranh để lại mà người phụ nữ phải gánh chịu. Trong tập IV,
bộ sách “Việt Nam trong thế kỷ XX” có các bài tham luận giới thiệu một số
vấn đề chung. Đặc biệt có bài đề cập đến tình trạng phụ nữ đơn thân, những
người phụ nữ Trường Sơn, những thanh niên xung phong, những phụ nữ có
chồng hy sinh trong chiến tranh phải chịu cảnh cô đơn, sống đơn thân, kiến
nghị những chính sách hỗ trợ thích đáng để bù đắp những thiệt thòi mà họ
6


đang phải chịu đựng.
Chính sách xã hội được coi như hành lang pháp lý trong việc trợ giúp
cho phụ nữ đơn thân. Cuốn sách “ Chính sách xã hội với phụ nữ nông thôn

– Qúa trình xây dựng và thực hiện” của tác giả Lê Thi, NXB khoa học xã
hội, năm 1998 đã phân tích, lý giải và chỉ ra yêu cầu cần phải có những
chính sách xã hội danh cho đối tượng là phụ nữ đơn thân và khuyến nghị
với các nhà hoạch định chính sách cần phải lưu ý đến các vấn đề như: Chế
độ ưu đãi đối với những thanh niên xung phong đang sống cô đơn; chính
sách ưu tiên, hỗ trọ sản xuất kinh doanh cho phụ nữ góa (chồng đã từng
tham gia phục vụ kháng chiến); kiểm tra, thực thi các điều luật về Hôn
nhân và gia đình để đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ sau ly hôn, ly thân.
Luận văn thạc sỹ của Trần Thị Thu Trang về công tác xã hội cá nhân
với phụ nữ đơn thân trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên cũng đã đưa ra được
những khó khăn mà cuộc sống đơn thân của các bà mẹ, như cầu họ cần có
trong cuộc sống từ đó sẽ hỗ trợ họ để có cuộc sống tốt hơn.
Những đề tài, khía cạnh nghiên cứu về phụ nữ đơn thân của những
người đi trước đã khai thác được những thực trạng và những khó khăn của
phụ nữ đơn thân nuôi con. Cũng như những chính sách của nhà nước đang
được áp dụng đối với họ trên địa bàn sinh sống. các đề tài đã nghiên cứu
khá sâu về đề tài này tuy nhiên còn quá ít những đề tài về những bà mẹ đơn
thân nuôi con trong khi những chính sách đối với họ chưa nhiều. Hơn thế
nhu cầu của họ rất cấp bách để có thể có cuộc sống tốt hơn mà những đề tài
đa số là nghiên cứu mà chưa triển khai các hoạt động trợ giúp, thực hiện
các vai trò của nhân viên xã hội đối với phụ nữ đơn thân nuôi con. Với đề
tài của tôi ngoài việc tìm hiểu những nhu cầu, khó khăn trong cuộc sống
của phụ nữ đơn thân nuôi con còn có vai trò của nhân viên xã hội đối với
đối tượng phụ nữ đơn thân nuôi con: vai trò kết nối các nguồn lực hỗ trợ,
kết nối với các doanh nghiệp tạo việc làm tăng thu nhập cho họ. Hay cung
cấp các thông tin, chính sách ưu đãi của nhà nước đến với họ.
3. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích thực tế cuộc sống của phụ nữ đơn
thân nuôi con trê địa bàn xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà
Nội, đề tài tiến hành nhận định, phân tích, đánh giá, từ đó nêu nổi bật được

thực trạng, những khó khăn mà họ gặp phải, những nguyên nhân dẫn đến
những khó khăn đó, những nhu cầu của phụ nữ đơn thân nuôi con và sự cần
thiết phải có sự trợ giúp dành cho các đối tượng này.
7


Đồng thời, đề tài cũng đề xuất xây dựng mô hình CTXH nhằm can
thiệp, hỗ trợ cho phụ nữ đơn thân nuôi con để họ có thể vượt qua những rào
cảm từ xã hội và bản thân, khắc phục khó khăn, vươn lên hòa nhập với
cộng đồng xã hội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu một số khái niệm, lý thuyết liên quan đến đề tài CTXH ,
phụ nữ đơn thân và các khái niệm có liên quan.
Thông qua khảo sát địa bàn, tiến hành tìm hiểu thực tiễn cuộc sống,
hoàn cảnh của các đối tượng phụ nữ đơn thân nuôi con, phân tích những
khó khăn, những vấn đề mà họ gặp phải trong cuộc sống, những rào cản từ
bản thân họ, từ gia đình, cộng đồng và xã hội đối với những nỗ lực của họ,
nguyên nhân của vấn đề đó.
Xây dựng và ứng dụng mô hình CTXH nhằm trợ giúp một cách kịp
thời và có hiệu quả cho một nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn
nghiên cứu.
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu.
Vai trò của Công tác xã hội trong việc trợ giúp phụ nữ đơn thân nuôi
con tìm kiếm việc làm thêm trên địa bàn xã Phụng Thượng, huyện Phúc
Thọ, thành phố Hà Nội.
5.2. Khách thể nghiên cứu.
Các đối tượng là phụ nữ đơn thân đang nuôi con trên địa bàn xã
Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
5.3. Phạm vi nghiên cứu.

- Phạm vi không gian: xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà
Nội.
- Phạm vi thời gian : từ tháng 5/2017 đến tháng 6/ 2017
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Trong quá trình thực tập tôi đã sử dụng phương pháp phân tích tài
liệu để tìm hiểu các chương trình chính sách an ninh xã hội của nhà nước
dành cho nhóm phụ nữ đơn thân, tìm hiểu một số báo cáo của Bộ Lao động
thương binh xã hội, tìm hiểu về một số bài báo khoa học, khóa luận tốt
nghiệp có liên quan, phân tích số liệu từ cơ sở cung cấp. Từ việc phân tích
các tài liệu trên để tìm ra các nguồn lực trợ giúp cho thân chủ.
8


6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu.
Phỏng vấn sâu là một hình thức thu thập, chia sẻ thông tin và thông
tin thu được là câu trả lời của người được phỏng vấn. Mục đích của phỏng
vấn là thu thập thông tin từ thân chủ hay chia sẻ thông tin cho thân chủ.
Phỏng vấn sâu là một cuộc giao tiếp có mục đích cụ thể rõ ràng:
thông tin thu được trong phỏng vấn có giá trị nhất định và có mục đích cụ
thể hay mục đích tổng quát. Mục đích có thể là thu thập thông tin từ thân
chủ hay khảo cứu và đánh giá vấn đề của thân chủ và tình huống liên quan
đưa ra sự giúp đỡ cho thân chủ. Phỏng vấn cần có kế hoạch cụ thể: Do
phỏng vấn là hoạt động nghề nghiệp của nhân viên xã hội, nên không thể
tùy ý mà cần vạch ra khung chương trình và thời gian biểu hợp lý, khoa
học.
Phỏng vấn cần có phương pháp và kỹ năng, bấtk ỳ nghề nghiệp nào
cũng đòi hỏi đến kỹ năng, phương pháp chung và riêng bởi nó thể hiện tính
chuyên nghiệp cũng như phản ánh hiệu quả của công việc phỏng vấn.
Trong vấn đề trợ giúp phụ nữ đơn thân nuôi con tôi có phỏng vấn sâu

6 đối tượng trong đó 5 đối tượng là phụ nữ đơn thân nuôi con, 1 phỏng vấn
sâu là chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ xã Phụng Thượng.
6.3. Phương pháp quan sát.
Quan sát là chú ý đến đặc điểm của người vật hay tình huống và
trong bối cảnh của công tác xã hội. Trong công tác xã hội quan sát là điều
không thể thiếu trong quá trình giao tiếp, khi tiếp xúc với thân chủ nhân
viên xã hội phải quan sát. Vì một trog những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả giao tiếp đó là tâm trạng của thân chủ, tâm trạng ảnh hưởng đến thái
độ, phương pháp truyền đạt, phong cách đối xử, cách phản hồi quan điểm
và cách nhận định vấn đề. Khi tâm trạng của thân chủ không được bình tĩnh
thì dễ xảy ra những hiểu lầm hoặc mâu thuẫn. Vì vậy, trong giao tiếp nhân
viên xã hội phải nắm bắt được tất cả những thông tin, biểu hiện của thân
chủ để có những hành động phù hợp.
Chỉ có thông qua quan sát, nhân viên xã hội mới hiểu được thân chủ
một cách toàn diện vì nhiều khi biểu hiện ngôn ngữ của họ khác xa so với
những gì họ thực chất nghĩ. Khi ta có những thông tin đầy đủ chính xác về
thân chủ qua quan sát ta thêm thấu cảm với họ, giúp họ vượt qua những
khó khăn mà họ gặp phải trong cuộc sống.
Tôi sử dụng phương pháp quan sát để khái quát lại hoàn cảnh và các
mối quan hệ của gia đình thân chủ một cách chính xác và khách quan,
9


không nhận định chủ quan hay đánh giá thân chủ.
6.4. Phương pháp trưng cầu ý kiến.
Là việc lập ra hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các
nguyên tắc: tâm lý, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện
cho người được hỏi thể hiện được quan điểm của mình với những vấn đề
thuộc về đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu thu nhận được các
thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên

cứu. Với đề tài này chúng tôi thực hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với 34
chị em là thuộc đối tượng phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn xã Phụng
Thượng.
Tổng số phụ nữ đơn thân trên địa bàn xã là 34 nên số bảng hỏi phát
ra sẽ là 34 bảng hỏi cho tất cả phụ nữ đơn thân để khảo sát về vấn đề về
những khó khăn, nhu cầu và những chính sách mà họ được hưởng.

10


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm cơ bản.
Khái niệm Công tác xã hội
Theo Hiệp hội Công tác xã hội quốc tế và các trường đào tại Công
tác xã hội quốc tế (2011) thống nhất một định nghĩa về Công tác xã hội như
sau: Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào quá trình gải quyết vấn
đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội,
tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất
lượng sống của con người. Công tác xã hội sử dụng các học thuyết về hành
vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của
con người với môi trường sống.
Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên
nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng
lực đáp ứng nhua cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy
môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân,
gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp
phần đảm bảo an sinh xã hội.
Khái niệm phụ nữ.
Phụ nữ thường được dùng để chỉ một người trưởng thành, còn con

gái thường được dùng chỉ đến trẻ gái nhỏ hay mới lớn. Bên cạnh đó từ phụ
nữ, đôi khi dùng để chi đến một con người giống cái, bất kể tuổi tác, như là
trong nhóm “ quyền phụ nữ “.
Trong bài nghiên cứu này tôi sử dụng khái niệm phụ nữ như sau: “
Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được
cho là người trưởng thành về mặt xã hội. nó cho thấy một cái nhìn trung
lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử
dụng. nó đề cập đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất
là không xấu đến những giá trị, đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ
những nữ giới này”
Khái niệm phụ nữ đơn thân nuôi con.
Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã có những định nghĩa khác nhau
về khái niệm phụ nữ làm mẹ đơn thân. Chẳng hạn, theo Gucciardi và cộng
sự, bố/mẹ đơn thân là khái niệm chỉ những người có con nhưng chưa bao
giờ kết hôn, hay đã ly thân, ly dị và hiện không sống với người bạn đời
được thừa nhận về mặt luật pháp, hoặc góa bụa (Gucciardi, Celasun và
11


Stewart, 2004, tr.70). Như vậy, khái niệm phụ nữ làm mẹ đơn thân đề cập
đến ba nhóm phụ nữ: nhóm có con và đã ly hôn, nhóm có con và đã ly thân,
nhóm có con và chưa từng kết hôn hoặc chồng đã qua đời.
Trong cuốn sách “gia đình phụ nữ thiếu vắng chống” của Trung tâm
nghiên cứu Khoa học về Gia đình và Phụ nữ do giáo sư Lê Thi chủ biên
xuất bản năm 1996, tác giả đã dùng khái niệm “gia đình phụ nữ cô đơn” để
nói lên tình cảnh những người phụ nữ không có đàn ông, người chống bên
cạnh để giúp đỡ họ trong cuộc sống gia đình. Họ thiệt thòi về mặt tình cảm,
sống cô quạnh, không biết san sẻ cùng ai những khó khăn của mình. Những
người phụ nữ cô đơn có thể là chưa lấy chồng hay không lấy chồng, không
muốn lấy chồng, sống một mình hay sống với gia đình, họ hàng. Họ có thể

có con (hay con nuôi) hoặc không có con.
Khái niệm “ gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng” để chỉ “ gia đình
gồm người mẹ và con do họ sinh ra(có thể có thêm con nuôi), có mối liên
hệ máu mủ và cộng đồng kinh tế, thưởng là 2 thế hệ, nhưng cũng có trường
hợp là 3 thế hệ sống chung với ông bà già. Đặc điểm của gia đình này là
thiếu người đàn ông với tư cách là người chồng, người bố của những đứa
trẻ sống cùng gia đình do các nguyên nhân đã chết, đã li dị, đã ruồng bỏ vợ
hoặc đi làm xa vắng nhà đã lâu”
Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng chia làm 5 loại:
Phụ nữ có chồng những chồng đã chết; phụ nữ có chồng nhưng
chồng đi làm xa vắng nhà lâu ngày; phụ nữ có chồng nhưng đã li thân,bị
chồng ruổng bỏ; phụ nữ đã li dị với chồng; và phụ nữ chưa kết hôn nhưng
đã có con.
Tóm lại, phụ nữ đơn thân là những người chưa lấy chồng hoặc
không lấy chồng nhưng vẫn có con; và những người có chồng nhưng đã
góa bụa, hoặc ly thân, ly hôn sau đó nuôi con một mình. Đó là những cá
nhân độc lập về kinh tế, tình cảm, có cuộc sống tự do không phụ thuộc vào
người khác. Vậy nên, họ phải tự mình trang trải cuộc sống nuôi chính bản
thân mình và nuôi con cái của họ. Với hoàn cảnh trớ trêu họ vừa là một
người cha vừa phải là một người mẹ, người trụ cột kinh tế trong gia đình, là
chỗ dựa của con cái họ. Điều kiện kinh tế của các hoàn cảnh là mẹ đơn thân
hầu hết đều khó khăn bởi không có người giúp đỡ vừa chăm con vừa kiếm
tiền mà phụ nữ thì rất cần chỗ dựa về mọi mặt.

12


Khái niệm việc làm.
Hoạt động kiếm sống là hoạt động quan trọng nhất của thế giới nói
chung và con người nói riêng. Hoạt động kiếm sống của con người nói

chung là việc làm
Việc làm trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân, xuất phát từ nhu cầu
của bản thân nên tiến hành các hoạt động nhất định. Họ có thể tham gia
công việc nào đó để được trả công hoặc tham gia vào các hoạt động mang
tính chất tự tạo việc làm như dùng các tư liệu sản xuất kinh doanh nhằm
thu lợi nhuận hoặc tự làm những công việc cho hộ gia đình mình.
Ngoài vấn đề cá nhân, việc làm còn là vấn đề của cộng đồng của xã
hội. Sở dĩ có sự phát sinh này là do: con người không sống đơn lẻ và hoạt
động lao động của mỗi cá nhân cũng không cô đơn mà nằm trong tổng thể
các hoạt động sản xuất của xã hội. Hơn nữa, việc làm và thu nhập nhanh
của dân số, mức độ tập trung tư liệu sản xuất ngày càng cao vào tay một số
cá nhân dẫn đến tình trạng xã hội ngày càng có nhiều người không có khả
năng tự tạo việc làm. Trong điều kiện đó, mỗi cá nhân phải huy động mọi
khả năng của bản thân để tự tìm kiếm việc làm cho mình, phải cạnh tranh
để tìm việc làm.
Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã
hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Người lao động
được coi là người có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ
thống sản xuất của xã hội. Nhờ có việc làm mà người lao động mới thực
hiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân.
Nhưng với khái niệm việc làm như trên thì chưa được coi là đầy đủ
vì con người chỉ có thể tồn tại trong gia đình và xã hội,do đó việc làm được
hiểu theo một cách hoàn chỉnh đó là ngoài phần người lao động tạo ra cho
xã hội còn phải có phần cho bản thân và gia đình nhưng điều cốt yếu là
việc làm đó phải được xã hôi thừa nhận (được pháp luật thừa nhận).
Như vậy, một hoạt động được coi là việc làm khi có những đặc điểm
sau: đó là những công việc mà người lao động nhận được tiền công, đó là
những công việc mà người lao động thu lợi nhuận cho bản thân và gia đình,
hoạt động đó phải được pháp luật thừa nhận.
1.2 Các lý thuyết áp dụng

1.2.1 Lý thuyết nhu cầu.
Năm 1943, Nhà tâm lý học Abraham Maslow đã phát triển một trong
13


các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là
lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Trong
lý thuyết này, ôGng sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống
trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì
các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước. Theo lý thuyết
của Maslow thì các nhu cầu cơ bản của chúng ta hình thành trong một hệ
thứ bậc các nhu cầu (needs hierachy) - các nhu cầu bẩm sinh của chúng ta
được xếp trong một chuỗi các giai đoạn từ nguyên thuỷ đến tiến bộ. 5 bậc
thang nhu cầu của Maslow là phát hiện xã hội quan trọng mang tính học
thuật cơ bản có khả năng ứng dụng thực tiễn rất cao, giúp các nhà quản lí
có nhân sinh quan soi sáng vào quan điểm lãnh đạo của mình và hình thành
phương pháp hoàn thiện trình độ quản lí. (Học thuyết Maslow và việc phát
triển kỹ năng khuyến khích nhân viên, 2007)

Hình 1.1.2: Tháp nhu cầu của A. Maslow
Thứ nhất là: Nhu cầu cơ bản (basic needs): Nhu cầu này còn được
gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological
needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ,
14


không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…đây
là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người.
Thứ hai là: Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs): Khi

con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không
còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo?
Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu
an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.Con người
mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm.
Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn
cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,….
Thứ ba là: Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được
gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó
(belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love).
Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn,
tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi
chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm.
Thứ tư là: Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs): Nhu cầu
này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2
cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành
quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh
tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân.. Nhu
cầu này được xếp sau nhu cầu “thuộc về một tổ chức”, nhu cầu xã hội phía
trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn
được mọi người trong nhóm nể trọng mình, lắng nghe ý kiến của mình.
Thứ năm là: Nhu cầu thể hiện mình khi được tôn trọng là đã cho con
người ở đúng vị trí “Người” nhất của mình. Do vậy, cần có trách nhiệm
buộc phải sống và hành xử đúng đắn với sự tôn trọng đó.” Nhu cầu được
thể hiện mình (self-actualizing needs): Khi nghe về nhu cầu này: “thể hiện
mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu
nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. “Thể hiện mình”
không đơn giản có nghĩa là nhuộm tóc lòe lẹt, hút thuốc,…
*Áp dụng lý thuyết vào trường hợp nghiên cứu.
Nhu cầu của mỗi người là khác nhau do vậy phải xét xem nhu cầu

của các đối tượng ra sao để có được những thông tin và lên kế hoạch hành
động trợ giúp được. Qua khảo sát ban đầu thì vấn đề kinh tế đang là vấn đề
cần thiết và hầu hết đều được họ quan tâm bởi vì, một mình họ làm kinh tế,
15


trụ cột gia đình là việc thật sự khó khăn. Ngoài vấn đề về kinh tế họ muốn
được như bao người khác đó là được mọi người quan tâm, không miệt thị,
coi thường họ vì không phải ai cũng có cuộc sống bằng phẳng có người số
phận trớ trêu nên phải chấp nhận. Những nhu cầu của họ đã được xác định
dựa vào đó để đánh giá xem nhau cầu chính, cấp bách nhất đối với họ là
vấn đề gì? Để lên kế hoạch phối hợp với các tổ chức hỗ trợ họ để giải quyết
được vấn đề.
1.2.2 Lý thuyết hệ thống.
Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác
động qua lại nhau một cách có qui luật để tạo thành một chỉnh thể, từ đó
làm xuất hiện những thuộc tính mới gọi là ”tính trồi”, đảm bảo thực hiện
những chức năng nhất định. Các đặc trưng, căn cứ để xác định một hệ
thống - Trong một hệ thống có nhiều bộ phận và nhiều phẩn tử hợp thành.
Giữa các bộ phận và các phần tử đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác
động qua lại nhau một cách có qui luật. - Bất kỳ sự thay đổi nào về lượng
cũng như về chất của một phần tử đều có thể làm ảnh hưởng đến phần tử
khác và toàn bộ hệ thống và ngược lại, nếu có sự thay đổi về lượng cũng
như về chất của hệ thống đều có thể làm ảnh hưởng đến các phần tử của hệ
thống. Các phần tử hợp thành một thể thống nhất, tạo ra tính chất ưu việt
hơn hẳn từng phần tử tồn tại riêng lẻ không có, đây là tính trồi của hệ thống
nhằm thực hiện những chức năng hay mục tiêu nhất định.
Có 3 hệ thống cơ bản mà con người thường tham gia:
Hệ thống chính thức: tổ chức, công đoàn, cộng đồng.
Hệ thống phi chính thức: gia đình, bạn bè…

Hệ thống xã hội: bệnh viện, gia đình,…
Đối với phụ nữ đơn thân nuôi con họ cũng mong muốn được sống
như những người khác , hòa thuận trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè
và xã hội. Được tham gia vào các hoạt động để không bị tách biệt ra khỏi
cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề phụ nữ đơn thân nuôi con vẫn là
vấn đề mà nhiều người chưa chấp nhận được, nhất là ở những vùng nông
thôn. Nên thái độ, cách ứng xử của họ đối với những người làm mẹ đơn
thân nuôi con đang gặp khó khăn trong vấn đề hòa nhập với xã hội, cộng
đồng. Hơn thế vấn đề tìm kiếm việc làm thêm để nâng cao thu nhập cần tới
sự hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp, cộng đồng rát nhiều để có thể trợ giúp
được cho đối tượng.
16


Tiểu kết: Đối tượng phụ nữ đơn thân nuôi con hiện là vấn đề không
mới mẻ ở nước ta ũng như trên thế gới. Nhưng đối với miền quê, nông thôn
thì đó vẫn là vấn đề chưa được chấp nhận nên những khó khăn của họ ngày
càng vất vả hơn, khó khăn hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. Một mình họ
phải đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống: gia đình, hàng xóm, nuôi
con, kinh tế, tâm lý,… mà không phải đó là hoàn cảnh mà họ mong muốn
có những người làm mẹ đơn thân là do di thân, ly dị với chồng, những
người quá lứa lỡ thì không có người yêu thương nhưng họ mong muốn
được làm thiên chức người mẹ để có chỗ dựa về sau nên họ quyết định làm
mẹ đơn thân,…. Với những vấn đề đó mình họ không thể giải quyết được
do không có ai chia sẻ những khó khăn, động viên, chăm sóc lúc ốm đau.
Hơn thế là những lời dị nghị của láng giềng, hàng xóm, con cái họ lớn lên
cũng bị ám ảnh bởi một đứa trẻ không có bố, con hoang,… tâm lý của
người mẹ cũng như đứa trẻ đều bị ảnh hưởng rất lớn. Hiện nay, những định
kiến về vấn đề này đã hạn chế hơn nhiều, có những gia đình đã chấp nhận
để con cái họ làm mẹ đơn thân hoặc người dân đã có sự thông cảm hơn thì

những bà mẹ đơn thân này lại gặp những khó khăn mới đó là vấn đề kinh
tế, việc làm, chăm sóc con cái ngày càng khó khăn hơn đối với họ.
1.3 Chính sách của nhà nước Việt Nam đối với phụ nữ đơn thân.
Hiện tượng phụ nữ làm mẹ đơn thân xuất hiện từ lâu trong xã hội
Việt Nam, từ thời phong kiến người ta đã xem những người phụ nữ này là
những người yếu thế cần được trợ giúp. Trong lịch sử thời nhà Lê đã có
chính sách cấp ruộng cho phụ nữ là cô nhi, quả phụ.
Luật hôn nhân và gia đình cũng có 3 điều ( Điều 30,31,32) đảm bảo
vấn đề phụ nữ và con ngoài giá thú. Trong luật Công đoàn cũng có những
quy định về chế độ cho phụ nữ và con ngoài giá thú.
Trong số những phụ nữ đơn thân có người đóng góp cho đất nước và
xã hội trong những năm tháng chiến tranh. Vì vậy, Nhà nước ta đã có một
số chính sách quan tâm , hỗ trợ cho nhóm phụ nữ này như:
Nghị định số 67/2007/NĐ – CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về
chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội quy định: người đơn thân
thuộc hộ nghèo đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi
học văn hóa, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi. thuộc đối tượng của
trợ giúp thường xuyên với mức trợ cấp xã hội hàng tháng là 120.000 đồng
(hệ số 1); khi mức sống tối thiểu của cư dân thay đổi thì mức chuẩn của trợ
cấp xã hội cũng được điều chỉnh theo cho phù hợp ( Điểm 1, điều 7, Nghị
17


định số 67/2007/NĐ-CP). Quy định trên được hướng dẫn cụ thể tại khoản 1
Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội: “Người đơn thân đang nuôi con” quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị
định 67/2007/NĐ-CP là: “người không có chồng hoặc vợ; chồng hoặc vợ
đã chết; chồng hoặc vợ mất tích theo quy định tại Điều 78 Bộ luật Dân sự,
đang nuôi con đẻ, con nuôi hợp pháp”. Tuy nhiên trên thực tế, các thủ tục
xin xác nhận là hộ nghèo cũng khá phức tạp, nhiều bất cập nên những

người mẹ đơn thân còn gặp nhiều khó khăn trong việc nhận hỗ trợ, mức hỗ
trợ chỉ trong khoảng 200.000 - 300.000 đồng/người/tháng cho các trường
hợp này là quá ít.
Ngày 27/7, thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 40/2011/QĐTTg quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành
nhiệm vụ trong kháng chiến. Theo quy định này, mức trợ cấp cũng như
quyền lợi của các cựu thanh niên xung phong sẽ được nâng cao hơn trước
đây.
Theo quy định, đối tượng được hưởng chính sách là những thanh
niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến trong thời gian từ
15/7/1950 đến 30/4/1975, đã hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương mà
không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ
bệnh binh, chế độ thương bin, người hưởng chính sách như thuông binh,
chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Các đối tượng trên sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần, tính theo số năm
thực tế trực tiếp tham gia kháng chiến. Cụ thể, từ đủ 2 năm trở xuống
hưởng mức lương trợ cấp bằng 2,5 triệu đồng/ người. Như vậy, so với
quyết định 104/QĐ- TTg thì mức trợ cấp một lần đã tăng 1 triệu
đồng( trước đây là 1,5 triệu đồng). Nếu trên 2 năm thì từ năm thứ 3 trở đi
mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.
Khi tính thời gian thực hiện chế độ trợ cấp 1 lần, nếu có tháng lẻ thì
đủ 6 tháng trở lên tính tròn 1 năm, dưới 6 tháng được tính nửa năm.
Trường hợp thanh niên xung phong đã từ trần thì vợ hoặc chồng, bố
mẹ đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần được
hưởng trợ cấp 1 lần bằng 3,6 triệu đồng.
Về chế độ trợ cấp hàng tháng, quy định nêu rõ: trường hợp thanh
niên xung phong không con khả năng lao động, sống cô đơn không nơi
nương tựa thì được xét trợ cấp hàng tháng với mức 360.000 đồng và được
điều chỉnh mức trợ cấp tăng thêm khi Chính phủ điều chỉnh mức lương
18



hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.
Ngoài ra còn có hàng loạt các mô hình trợ giúp cho nhóm đối
tượng.Về các khu nhà tạm trú, ở Việt Nam, từ những năm 1990 cho đến
nay, đã bắt đầu xuất hiện các khu nhà tạm trú dành cho người mẹ đơn thân,
tập trung chủ yếu ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh và vùng lân cận. Những căn
nhà tạm trú này cũng có ý nghĩa như mô hình nhà tạm chú của Hàn Quốc
tuy nhiên hiệu quả thì ở nước ta do điều kiện kinh tế chưa phát triển nên
hiệu quả từ các mô hình chưa cao.
 Về sự hỗ trợ xã hội, ở Việt Nam hiện nay, chính sách phúc lợi dành cho
người mẹ đơn thân cùng con cái của họ chưa nhiều. Ở Việt Nam, mới chỉ
có các hoạt động hỗ trợ đơn lẻ, hạn chế ở một vài khoản chi phí nhất định,
giúp đỡ người mẹ đơn thân thu nhập thấp. Cũng có một vài khu nhà tạm trú
dành cho họ, đặt dưới sự quản lý và hỗ trợ của các tổ chức tôn giáo. Ngoài
ra, cũng có một số chương trình hỗ trợ người mẹ đơn thân được tổ chức
nhỏ lẻ nằm trong chương trình hỗ trợ phụ nữ nghèo nói chung của Hội Liên
hiệp phụ nữ địa phương, hoặc của một địa phương nhất định. Hơn thế mức
trợ cấp xã hội vẫn còn thấp so với các nước nên vẫn chưa phát huy được
hiệu quả của các chính sách.
1.4 Các chính sách, hoạt động trợ giúp của Xã Phụng Thượng đối với
nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con .
Qua việc thu thập thông tin qua các tài liệu tại Hội Liên hiệp phụ nữ
xã Phụng Thượng tôi đã thu thập được các thông tin về những dự án,
chương trình hỗ trợ cho phụ nữ đơn thân nuôi con mà hội phụ nữ đang thực
hiện. Qua đó các chương trình, dự án mà Hội liên hiệp phụ nữ xã Phụng
Thượng phát động triển khai đó là:
Thứ nhất là dự án “ Mái nhà tình thương” đã được triển khai. Dự án
này có nguồn vốn từ ngân hàng chính sách huyện Phúc Thọ, thành phố Hà
Nội. Theo dự án thì mỗi năm hội liên hiệp phụ nữ sẽ xem xét hoàn cảnh
của các hộ phụ nữ đơn thân nuôi con xem hội viên nào khó khăn về nhà ở

chọn ra 1 số hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và sẽ hỗ trợ kinh phí để xây
nhà cho các hộ xây mới nhà là 20 triệu đồng, còn sửa chữa nhà ở là 10 triệu
đồng. Số tiền này là hỗ trợ nên các hộ này không phải hoàn trả.
Thứ hai, dự án “ Nước sạch” theo dự án này những gia đình, hộ
nghèo, phụ nữ đơn thân có nhu cầu vay vốn với lãi xuất ưu đãi với mức
0.6. Mỗi hộ sẽ được vay với 16 triệu/ lần từ ngân hàng chính sách. Dựa án
được hội liên hiệp phụ nữ xã phổ biến cho người dân những hộ trong diện
19


được vay nếu có nhu cầu vay để phát triển kinh tế.
Thứ ba, tại Thôn Đông, có quỹ để giúp đỡ những gia đình khó khăn,
những phụ nữ đơn thân đang nuôi con gặp khó khăn về kinh tế. Mỗi gia
đình sẽ đóng góp 500.000 đồng thành lập quỹ. Tổng số tiền là 20 triệu với
số tiền ấy sẽ cho những gia đình nghèo, phụ nữ đơn thân nuôi con có hoàn
cảnh khó khăn vay với lãi xuất thấp đó là 0.4 để họ có thể nuôi con và trang
trải cho cuộc sống.
Và hội phụ nữ xã cũng có quỹ mỗi hội viên sẽ góp tiền lại và số tiền
đó sẽ hỗ trợ, vay vốn không lãi xuất cho chị em đơn thân nuôi con nhỏ. Số
tiền đó sẽ phải trả trong vòng 2 năm. Không lãi xuất, hội phụ nữ mong rằng
có thể giúp đỡ chị em từ chính các hội viên. Với một người có thể là nhiều
nên tất cả các thành viên cùng tham gia sẽ giúp đỡ được nhiều hơn.
Một hoạt động rất tích cực sẽ được triển khai trong thời gian sắp tới
đó là hội phụ nữ xã sẽ giới thiệu những chị em có hoàn cảnh khó khăn, đơn
thân nuôi con đi học nghề: may, thêu,… tại các xưởng để có thể có nghề
phụ làm lúc nông nhàn kiếm thêm thu nhập và ổn định cuộc sống. Đó cũng
là việc mà rất nhiều phụ nữ đơn thân nuôi con đang trăn trở và mong ước
có được công việc phù hợp để nâng cao thu nhập.
 Các chương trình cũng như dự án trên đã mang lại những hiệu quả nhất
định, trợ giúp được cho các đối tượng là phụ nữ đơn thân có hoàn cảnh khó

khăn. Tạo ra mái ấm cho những người được xây nhà mới có sự hỗ trợ từ
các cấp chính quyền. tất cả những chính sách về cơ bản rất phù hợp đối với
đối tượng trợ giúp. Tuy nhiên, quá trình thủ tục hành chính vẫn rườm rà
mất nhiều thời gian. Ví dụ như chương trình “Mái ấm tình thương” thay vì
hỗ trợ lúc ban đầu người dân xây dựng xong mới có người đến thẩm định,
nghiệm thu và làm thủ tục trợ giúp, xuất tiền. Trong khi những người dân,
phụ nữ đơn thân vốn đã không có tiền phải đi vay để xây dựng xong để
hưởng trợ cấp. Mà lâu sau mới có người đến thăm nhà và làm thủ tục cho
các gia đình. Và những dự án, chương trình cần đẩy mạnh hơn nữa, triển
khai từ những xóm làng thôn bản để những đối tượng ở bất cứ đâu cũng
được sự trợ giúp.
Qua khảo sát đối tượng là phụ nữ đơn thân về các chính sách của địa
phương cũng như nhà nước dành cho họ thì tất cả đều trả lời rằng họ đều
nhận được những chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước cũng như địa
phương. Những chính sác đó là về chính sách nhà ở, chính sách ưu đãi tín
dụng, chính sách hỗ trợ sản xuất, bảo hiểm y tế,… tất cả các chính sách ưu
20


đãi của nhà nước dành cho các đối tượng xã hội trong đó có nhóm đối
tượng là phụ nữ đơn thân nuôi con. Đối với những gia đình có con nhỏ
dưới 18 tuổi mỗi tháng sẽ được trợ cấp 350.000/ tháng. Đối với những gia
đình thuộc diện hộ nghèo sẽ được miễn giảm học phí cho con cái của họ.
Nhà nước cũng đã rất quan tâm đến đời sống của những đối tượng xã hội
và những chính sách đó đã kịp thời hỗ trợ được cho họ trong các lĩnh vựa.
Như chính sách nhà ở, nhà nước sẽ hỗ trợ cho các đối tượng không có nhà
ở hoặc có nhà nhưng không đủ chống trọi với thời tiết, dột, nát như sau:
những hộ có nhu cầu sửa lại nhà, không phải làm lại thì sẽ được hỗ trợ
10.000.000đ để sửa sang lại nhà cửa. Sau khi hoàn thiện sẽ có đoàn thanh
tra về thăm nhà và làm giấy tờ để hỗ trợ cho hộ đó. Còn đối với những hộ

gia đình có nhu cầu làm lại hoặc làm mới nhà sẽ được hỗ trợ 20.000.000đ
quy trình cũng giống với việc sửa lại nhà cũng sau khi hoàn thành sẽ có
đoàn về nghiệm thu và sau đó sẽ được hỗ trợ tiền.
Mặc dù những chính sách của nước ta chưa đầy đủ và trợ giúp được
nhiều nhưng đối với các đối tượng xã hội nhất là những người phụ nữ đơn
thân nuôi con thì đó cũng là những hỗ trợ có ý nghĩa nhất định. Một chị có
chia sẻ về chính sách mà chị nhận được và đánh giá về những chính sách
đó.
“Cũng có em ạ mỗi tháng chị được 350.000 đồng trợ cấp cho trẻ nhở
dưới 18 tuổi cho con chị, được cấp thẻ bảo hiểm y tế rồi thì những đợt lễ
tết thì cũng đều có quà cho gia đình đấy chứ. Cũng có đỡ hơn em ạ, cũng
đủ đóng tiền ăn hàng tháng cho con trên lớp học vì buổi trưa trẻ sẽ ở lại
nhà trường ăn ngủ trên đó. Hàng năm được cấp thẻ bảo hiểm y tế đi khám
cũng đỡ được 1 khoản đấy. Tuy không lớn nhưng cũng phần nào giúp đỡ
được chút ít”(PVS, Nữ, 26 tuổi).
Về cách liên hệ, tiếp cận với chính sách xã hội của những phụ nữ
đơn thân nuôi con chủ yếu thông qua hội liên hiệp phụ nữ thôn, xã. Sau đó
sẽ là cán bộ lao động thương binh xã hội xã và cuối cùng là hội nông dân.
Đó là 3 kênh thông tin chính mà họ cho rằng có thể kiêm tìm thông tin về
những chính sách và quyền lợi của họ được hưởng. Bởi vì họ đều là thành
viên của hội phụ nữ thôn, xã nên họ thông qua hội phụ nữ sẽ dễ dàng hơn,
những để biết các chính sách của nhà nước đang được triển khai như thế
nào thì cần gặp cán bộ lao động thương binh xã hội sẽ được giải đáp rõ
nhất. Và những chính sách chủ yếu thông qua cán bộ lao động xã hội dể
đến với người dân. Tuy nhiên không phải vấn đề gì cũng được truyền đạt
21


lại tới họ mà họ phải tự tìm, tự hỏi thì mới nắm được những thông tin đó.
Nên nhận thấy rằng việc tiếp cận với những thông tin, chính sách thủ tục

của họ vẫn còn hạn chế nên với vai trò là nhân viên xã hội thì sẽ phải cung
cấp những thông tin truyền đạt lại cho họ, những thủ tục vay vốn chính
sách, ưu đãi đối với các đối tượng cũng như những chính sách và quyền lợi
mà họ được hưởng.
Tiểu kết: Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có những chương
trình, chính sách dành cho đối tượng phụ nữ đơn thân nuôi con trên đất
nước mình. Những chính sách ấy đã phần nào trợ giúp được đối tượng
chồng trọi với những khó khăn trong cuộc sống. Song, những vấn đề của
họ thì ngày càng nhiều hơn và những nhu cầu cũng không ngừng được phát
triển chính vì vậy mà những chính sách vẫn chưa có thể đáp ứng được nhu
cầu của họ. Ở Việt Nam có những chính sách nhưng không có chính sách
riêng nào dành cho đối tượng phụ nữ đơn thân nuôi con. Để thực hiện được
những chính sách đến tận nơi đối với đối tượng thì cần triển khai từ cấp
trên xuống cấp cơ sở, thủ tục hành chính nhanh gọn để có thể trợ giúp kịp
thời mang lại hiệu quả tốt nhất. Khuyến khích những tổ chức, cá nhân có
những suy nghĩ và hành động tích cực trong việc trợ giúp, hỗ trợ nhóm đối
tượng.

22


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHỤ NỮ ĐƠN THÂN NUÔI CON
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHỤNG THƯỢNG, HUYỆN PHÚC THỌ, TP
HÀ NỘI
2.1. Mô tả địa bàn nghiên cứu (xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, TP
Hà Nội)
2.1.1. Vị trí địa lý :
- Xã Phụng Thượng hiện nay thuộc huyện Phúc Thọ thành phố Hà
Nội . Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 là làng phụng Thượng - huyện
Phúc Thọ - Tỉnh Sơn Tây .

- Nằm giữa trục đường quốc lộ 30 ki-lô-mét về phía tây , cách thị xã
Sơn Tây 10 ki-lô-mét về phía đông.
- về địa giới :
+ Phía Đông giáp xã Ngọc Tảo.
+ Phía Bắc giáp xã Long Xuyên
+ Phía Tây giáp xã Đại Đồng.
+ Phía Nam giáp 2 xã Hương Ngải , Phú Kim
- Nằm ở vị trí địa bàn như vậy xã phụng Thượng có điều kiện giao
lưu thuận lợi với các trung tâm chính trị , kinh tế quan trọng trong thành
phố Hà Nội. Đó là một lợi thế trong điều kiện hoà bình xây dựng phát triển
kinh tế.
- Diện tích:
+ Xã có tổng diện tích mặt bằng là : 616 ha
+ Trong đó đất canh tác là : 437,5 ha
Mặc dù diện tích đất canh tác không nhiều, dân số lại đông bình quân
đầu người trước CM tháng tám 1945 là 3 sào/1 người hiện nay chỉ có trên 1
sào/ 1 người
2.1.2. Tình hình Kinh tế - Xã hội :
Dân số:
14188 khẩu/ 3340 hộ, dân cư được chia làm 3 thôn /13 cụm dân cư.
Dân cư đa số chủ yếu đều là dân tộc kinh .
Kinh tế:
- Phụng Thượng là một xã miền đồng của huyện Phúc Thọ, có tổng
diện tích 615,99 ha, là một xã đông dân cư, trước kia chủ yếu sống về nông
23


nghiệp nhưng hiện nay đang phát triển mạnh về tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ, nhân dân trong xã cần cù chịu khó, mọi người, mọi nhà vươn lên
phát triển kinh tế..

- Nằm ở vị trí địa bàn khá thuận lợi do đó phụng Thượng có điều
kiện giao lưu thuận lợi với các trung tâm chính trị , kinh tế quan trọng trong
tỉnh và thủ đô Hà Nội . Đó là một lợi thế trong điều kiện hoà bình xây dựng
phát triển kinh tế.
- Ngày nay trong công cuộc xây dựng đất nước CNH – HĐH, xã
Phụng Thượng có chuyển biến tích cực, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
các cây – con giống có năng xuất cao vào sản xuất, chăn nuôi…Đời sống
nhân dân ngày được nâng lên, thu nhập ngày một phát triển, thu nhập bình
quân đầu người đạt 24,5 triệu đồng/năm. Góp phần từng bước đưa quê
hương Phụng Thượng ngày một giàu đẹp và phát triển.
=> Thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới, là một trong những
xã trọng điểm về xây dựng Nông thôn mới của huyện. Công tác xây dựng
Nông thôn mới của xã đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Toàn Đảng bộ
và nhân dân xã quyết tâm đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nông thôn mới của
xã và nhằm xây dựng xã Phụng Thượng trở thành xã hoàn thành chương
trình xây dựng Nông thôn mới trong giai đoạn sắp tới.
2.1.3 Tình hình chính trị
Được sự quan tâm chỉ đạo lãnh đạo của HĐND, UBND Huyện
Phúc Thọ, các ban ngành chức năng của huyện, cũng như toàn TP Hà Nội,
tình hình chính trị của xã Phụng Thượng đã được đảm bảo, khắc phục được
những khó khăn, đoàn kết, sáng tạo, tích cực đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động.
Vừa qua, Ban chấp hành Đoàn xã đã chú trọng xây dựng chương
trình và chỉ đạo các chi đoàn đẩy mạnh việc tuyên truyền các chỉ thị, Nghị
quyết của Đảng, của Đoàn cho cán bộ và ĐVTN.BCH Đoàn xã xây dựng
kế hoạch và chỉ đạo các chi đoàn thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị
tư tưởng, nhằm giáo dục cho ĐVTN sống có lý tưởng, niềm tin, tự nguyện
phấn đấu theo con đường xã hội chủ nghĩa, thu hút được đông đảo đoàn
thanh niên tham gia. Tổ chức tốt các đợt học tập Nghị quyết của Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ

XI, Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ xã Phụng Thượng lần thứ XVIII…..

24


2.1.4 Văn hóa:
- Nhân dân Phụng Thượng có truyền thống hiếu học, nội dung bia
Văn Chỉ đã ghi lại những bậc tiền nhân có nhiều người đã đỗ đạt khoa
bảng: Tú tài, Tú Tài Khép, Thám Hoa…Có người được triều đình ban tước:
Quận Công, Vương Phi, Cửu Phẩm…phát huy truyền thống của cha ông
ngày nay, trong xã hàng năm đã có hàng trăm các cháu đỗ Đại học, Cao
Đẳng.
Sau hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, xã Phụng
Thượng đã có 11 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 171 liệt sỹ, có trên 1500 quân
nhân đã hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội về phục viên, xuất ngũ và
nghỉ hưu, có 83 Thương Binh và Bệnh Binh, có 450 Cựu Chiến Binh và 90
Thanh Niên xung phong.
- Đảng bộ và nhân dân xã Phụng Thượng đã vinh dự được tổng bí
thư Lê Duẩn về thăm, được Đảng và nhà nước được nhiều danh hiệu huân
huy chương các loại.
- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, xã
Phụng Thượng đã xây dựng thành công mô hình HTX Công – Nông –
Thương - Tín với quy mô toàn xã. Kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân
dân được nâng lên.
- Ghi nhận những thành tích đã đạt được của quê hương Phụng
Thượng Đảng bộ và nhân dân xã Phụng Thượng được Đảng và nhà nước
tặng danh hiệu “Hợp tác xã anh hùng” vào thời kỳ đổi mới năm 1986,
“Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” năm 2004.
2.1.5 Công tác Thương binh xã hội :
- Thực hiện tốt đầy đủ các chính sách xã hội như cấp phát tiền lương,

phụ cấp hàng tháng cho các đối tượng gia đình chính sách đảm bảo đúng
thời gian an toàn và chính xác.
- Tổ chức tặng quà trong dịp tết nguyên Đán đầy đủ, chính xác và
đúng đối tượng.
- UBND trợ cấp cho các gia đình có hoàn cảnh gia đình khó khăn
trong dịp tết nguyên đán: 186 xuất = 19.050.000đ.
- Cấp thẻ BHYT tham gia tự nguyện cho 645 trường hợp
- Chi trả tiền hỗ trợ hỏa táng cho 22 hộ gia đình = 132 triệu đồng
- Triển khai thực hiện công tác tổng rà soát các đối tượng chính sách
người có công theo kế hoạch hướng dẫn của cấp trên là: 330 trường hợp
25


×