Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến đời sống người dân trên địa bàn huyện bến lức tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------

TÔ CÔNG THÀNH

TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ
HÓA ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BẾN LỨC - TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2008


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: ĐÔ THỊ HÓA, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM ..................................................................................................................................1
1.1. Đô thị hoá và phát triển công nghiệp ...........................................................................2
1.1.1. Đất nông nghiệp và xu hướng biến động đất nông nghiệp ....................................2
1.1.2. Tình hình đô thị hoá và phát triển công nghiệp......................................................3
1.1.2.1. Đô thị hoá.......................................................................................................3
1.1.2.2. Phát triển công nghiệp vùng nông thôn .........................................................4
1.2. Lý thuyết sinh kế bền vững của DFID .........................................................................5
1.3. Bài học kinh nghiệm ....................................................................................................9
1.3.1. Đô thị hóa bền vững ở Hàn Quốc: thành tựu và những vấn đề đặt ra....................9
1.3.2. Quá trình đô thị hóa vùng ven đô thành phố Hồ Chí Minh từ sau đổi mới
(1986 – 1996) ......................................................................................................12
1.3.3. Bài học kinh nghiệm được đúc kết.......................................................................14
Tóm tắt chương I .....................................................................................................................15


CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BẾN LỨC – TỈNH LONG AN
..................................................................................................................................................16
2.1. Vị trí địa lý Long An ..................................................................................................17
2.2. Vị trí địa lý huyện Bến Lức .......................................................................................18
2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Bến Lức ..................................................20
2.3.1. Tăng trưởng kinh tế ...............................................................................................20
2.3.2. Cơ cấu kinh tế........................................................................................................21
2.3.3. . Thu nhập dân cư ...................................................................................................21
2.3.4. . Văn hóa xã hội......................................................................................................21
2.3.5. Hệ thống kết cấu hạ tầng ......................................................................................22
2.3.6. Tốc độ tăng dân số và cơ cấu dân số .....................................................................23
2.4. Các điều kiện phát triển...............................................................................................25
2.4.1. Đất đai ..................................................................................................................25
2.4.2. Dân số - Lao động .................................................................................................26
2.4.2.1. Quy mô lực lượng lao động ..........................................................................26
2.4.2.2. Cơ cấu lao động ............................................................................................26


2.5. Tình hình phát triển công nghiệp Bến Lức .................................................................33
2.6. Tình hình sử dụng đất quy hoạch ................................................................................34
2.7. Tình hình bồi thường, giải phóng mặt bằng vá giải quyết khiếu nại đất đai ..............36
Tóm tắt chương II ....................................................................................................................37
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ CÁC PHÂN TÍCH.......................................38
3.1. Mô tả các đặc trưng mẫu ............................................................................................39
3.2. Các đặc điểm về sinh kế của người dân .....................................................................40
3.2.1. Vốn con người .......................................................................................................40
3.2.2. Đất đai (Vốn tự nhiên)...........................................................................................42
3.2.3. Vốn tài chính .........................................................................................................44
3.2.4. Tài sản vật chất......................................................................................................45
3.2.5. Tài sản xã hội (vốn xã hội) ....................................................................................48

3.3. Các khả năng tiếp cận..................................................................................................50
3.3.1. Sử dụng điện..........................................................................................................50
3.3.2. Nước sinh hoạt.......................................................................................................50
3.3.3. Giao thông đi lại ....................................................................................................51
3.3.4. Vệ sinh – Rác thải..................................................................................................52
3.4. Các tác động của phát triển công nghiệp ....................................................................53
3.4.1. Đất đai ...................................................................................................................53
3.4.2. Việc làm.................................................................................................................56
3.4.3. Thu nhập và chi tiêu của hộ...................................................................................57
3.4.3.1. Thu nhập của hộ............................................................................................57
3.4.3.2. Chi tiêu..........................................................................................................59
3.4.4. Môi trường.............................................................................................................61
3.4.5. Tệ nạn xã hội .........................................................................................................62
Tóm tắt chương III...................................................................................................................63
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................64
4.1. Kết luận .......................................................................................................................65
4.2. Kiến nghị .....................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh mức độ đô thị hóa ..............................................................................10
Bảng 2.1: Diện tích, dân số năm 2007 huyện Bến Lức ...................................................24
Bảng 2.2: Mức độ đô thị hóa giữa huyện Bến Lức với toàn tỉnh Long An .....................24
Bảng 2.3: Cơ cấu các loại đất...........................................................................................25
Bảng 2.4: Biến động về các loại đất ở huyện Bến Lức....................................................26
Bảng 2.5: Lực lượng lao động phân theo nhóm tuổi .......................................................26
Bảng 2.6 : Trình độ học vấn của lực lượng lao động giai đoạn 2000-2006 ....................29
Bảng 2.7: Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật theo khu vực ..............30

Bảng 2.8: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở khu vực thành thị chia theo nhóm
tuổi..................................................................................................................32
Bảng 2.9: Số cơ sở công nghiệp chia theo loại hình kinh tế............................................33
Bảng 2.10: Số lao động trong các doanh nghiệp..............................................................34
Bảng 2.11: Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện Bến Lức ..............................34
Bảng 3.1: Các xã tiến hành khảo sát ................................................................................39
Bảng 3.2: Giới tính các chủ hộ tiến hành khảo sát...........................................................39
Bảng 3.3: Số lao động chính trong các hộ khảo sát .........................................................40
Bảng 3.4: Giới tính của chủ lao động thứ 1 trong số hộ khảo sát....................................41
Bảng 3.5: Thống kê độ tuổi chủ hộ và tình trạng giảm đất huyện Bến Lức ....................41
Bảng 3.6: Thống kê độ tuổi lao động huyện Bến Lức .....................................................41
Bảng 3.7: Trình độ học vấn các thành viên trong hộ .......................................................42
Bảng 3.8: Cơ cấu đất sử dụng bình quân hộ ....................................................................43
Bảng 3.9: Diện tích đất thổ cư huyện Bến Lức................................................................43
Bảng 3.10: Số hộ vay vốn ở huyện Bến Lức ...................................................................44
Bảng 3.11: Các hình thức hỗ trợ vốn ở huyện Bến Lức ..................................................44
Bảng 3.12: Tình trạng vay vốn của các hộ sau khi có khu công nghiệp..........................45


Bảng 3.13: Thống kê các loại tài sản vật chất chủ yếu ở huyện Bến Lức .......................45
Bảng 3.14: Diện tích nhà ở huyện Bến Lức.....................................................................46
Bảng 3.15: Thống kê mái nhà ở huyện Bến Lức .............................................................47
Bảng 3.16: Thống kê vách nhà ở huyện Bến Lức............................................................47
Bảng 3.17: Thống kê nền nhà ở huyện Bến Lức..............................................................48
Bảng 3.18: Thống kê sự giúp đỡ, hỗ trợ dành cho các hộ huyện Bến Lức......................49
Bảng 3.19: Tình trạng sử dụng điện ở các hộ huyện Bến Lức.........................................50
Bảng 3.20: Tình trạng sử dụng nước ở các hộ huyện Bến Lức .......................................50
Bảng 3.21: Tình trạng sử dụng nước các hộ huyện Bến Lức...........................................51
Bảng 3.22: Khoảng cách từ nhà đến đường chính các hộ huyện Bến Lức ......................51
Bảng 3.23: Các yếu tố chính ảnh hưởng đến cuộc sống các hộ huyện Bến Lức .............52

Bảng 3.24: Tình trạng sử dụng nhà vệ sinh các hộ huyện Bến Lức ................................52
Bảng 3.25: Tình trạng xử lý rác thải các hộ huyện Bến Lức ...........................................53
Bảng 3.26: Số liệu về đất nông nghiệp huyện Bến Lức...................................................54
Bảng 3.27: Tỷ lệ các nguyên nhân giảm đất nông nghiệp ...............................................54
Bảng 3.28: Khoảng cách từ nhà đến đường chính ...........................................................55
Bảng 3.29: Thống kê cách thức sử dụng tiền đền bù ở huyện Bến Lức ..........................55
Bảng 3.30: Tình hình thuê đất dùng canh tác ở huyện Bến Lức......................................56
Bảng 3.31: Nghề nghiệp của hộ trước và sau khi có khu công nghiệp ở huyện Bến Lức ... 57
Bảng 3.32: Cơ cấu nghề nghiệp ở huyện Bến Lức ..........................................................57
Bảng 3.33: Số liệu về thu nhập các hộ huyện Bến Lức ...................................................58
Bảng 3.34: Tình hình thu nhập hộ gia đình huyện Bến Lức............................................58
Bảng 3.35: Các nguồn thu nhập hộ gia đình huyện Bến Lức ..........................................59
Bảng 3.36: Tình hình chi tiêu các hộ huyện Bến Lức......................................................59
Bảng 3.37: Tỷ lệ các khoản chi phí các hộ huyện Bến Lức.............................................60
Bảng 3.38: Tình trạng thiếu ăn các hộ huyện Bến Lức....................................................61


Bảng 3.39: Thời gian thiếu ăn các hộ huyện Bến Lức.....................................................61
Bảng 3.40: Thực trạng ô nhiễm ở huyện Bến Lức...........................................................62
Bảng 3.41: Tình trạng tệ nạn xã hội ở huyện Bến Lức ....................................................62
Bảng 3.42: Nhận xét về tình hình an ninh huyện Bến Lức..............................................63


DANH MỤC BIỂU, HÌNH
Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững ..............................................................................................7
Hình 1.2 : Ngũ giác tài sản ..........................................................................................................8
Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Long An .................................................................................................17
Hình 2.2: Bản đồ huyện Bến Lức ..............................................................................................18
Biểu 2.1: Lực lương lao động phân chia theo ngành, nghề, khu vực năm 2006........................27
Biểu 2.2: Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp học nghề cả tỉnh Long

An và huyện Bến Lức..................................................................................................31
Biểu 2.3: Lực lượng lao động có trình độ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên của huyện Bến
Lức so với cả tỉnh Long An .......................................................................................31


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Xuất phát từ xu hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa ở các địa phương trong cả nước nói
chung và địa bàn huyện Bến Lức (tỉnh Long An) nói riêng, bên cạnh những tác động tích cực
như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo nhiều việc làm, qua đó cải thiện đời
sống của địa phương, còn có những tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội và
đặc biệt là vấn đề sinh kế của người dân mất đất do công nghiệp hóa và đô thị hóa. Trong phạm
vi tham khảo tài liệu của tác giả, các đề tài nghiên cứu về đô thị hóa, công nghiệp hóa chủ yếu
quan tâm đến các kinh nghiệm phát triển công nghiệp, nghiên cứu các ngành công nghiệp chủ
lực, các giải pháp thu hút đầu tư… Đối tượng nghiên cứu chính là các khu công nghiệp và các
doanh nghiệp hiện diện trong đó. Bên cạnh đó là các đề tài nghiên cứu đối tượng nông dân mất
đất do công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nhiều khía cạnh nghiên cứu và trên nhiều địa bàn với
quy mô khác nhau. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Long An và riêng huyện Bến Lức chưa có một
nghiên cứu về tình trạng nên trên. Các nghiên cứu dạng này có vai trò quan trọng trong việc tìm
hiểu hiện trạng và từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực hỗ trợ người dân mất đất một cách hiệu
quả.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm hiểu hiện trạng đời sống của những người dân
mất đất do công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đánh giá các tài sản sinh kế, đánh giá tác động của
quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đến đời sống của các hộ dân. Trên cơ sở phân tích hiện
trạng đề ra các giải pháp hỗ trợ người dân mất đất chuyển đổi nghề nghiệp, xây dựng sinh kế
bền vững.
3. Cách thức thu thập số liệu của đề tài
Dữ liệu thu thập phục nghiên cứu này chia làm 2 loại:
+ Sơ cấp: điều tra khảo sát trực tiếp 281 hộ dân bằng phiếu phỏng vấn. Khảo sát trên địa

bàn huyện Bến Lức được 281 hộ, gồm 4 xã, Mỹ Yên (72 hộ), Long Hiệp (89 hộ), Lương
Bình và thị trấn Bến Lức (50 hộ). Trong đó, 31% số hộ được khảo sát thuộc xã Long
Hiệp tại các ấp Voi Lá, Long Bình và Phước Tỉnh, tại xã Lương Bình chiếm 17,8% số hộ
được khảo sát và tập trung tại hai ấp 3 và 4.


+ Thứ cấp: các báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của Long An nói chung và Bến
Lức nói riêng: Các quy hoạch, định hướng phát triển đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; Số
liệu điều tra nông nghiệp nông thôn 2006. Các đề tài nghiên cứu có liên quan đến lĩnh
vực phát triển công nghiệp trong nước.
4. Phương pháp thực hiện chính
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dùng thống kê mô tả. Đây là phương pháp khá thông
dụng trong nghiên cứu, là cách thức thu thập thông tin, số liệu để kiểm chứng những giả thiết
hoặc để giải quyết những vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài này, chúng
tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích, đánh giá tình hình đời sống, thu nhập và
chi tiêu của hộ gia đình tại địa bàn huyện Bến Lức, một trong 3 huyện phát triển công nghiệp
quan trọng của tỉnh Long An.
Trong phần mô tả, chúng tôi dùng một số chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt đối, số trung
bình, tốc độ phát triển trung bình…cho các chỉ tiêu nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề cơ
bản trên địa bàn nghiên cứu.
5. Điểm mới của đề tài
Trong phạm vi tham khảo tài liệu nghiên cứu của tác giả đã có những nghiên cứu về công
nghiệp hóa, đô thị hoá và mức sống, thu nhập, phân hoá giàu nghèo của các hộ gia đình trong
vùng đô thị hoá và công nghiệp hoá.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nghiên cứu về phát triển công nghiệp, đô thị nhằm tạo việc
làm và nâng cao đời sống người nghèo. Trong nghiên cứu này Bộ KH&ĐT đã phân tích đánh
giá tổng quát tình hình và đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm cải thiện đời sống của người
dân nghèo.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nghiên cứu về công nghiệp hoá, hiện đại
hoá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 2001 – 2010.

Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội đã tổ chức một số hội thảo, nghiên cứu về xu
hướng chuyển đổi nghề nghiệp, nhu cầu lao động việc làm ở một số vùng nhất là những vùng đô
thị và công nghiệp đang phát triển, các vùng kinh tế trọng điểm.


Ngành Thống kê hàng năm và định kỳ 5 năm tổ chức các cuộc điều tra kinh tế - xã hội hộ
gia đình và mức sống dân cư. Gần đây nhất, Tổng Cục Thống kê tổ chức khảo sát mức sống hộ
gia đình năm 2004 và tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006.
Trên lĩnh vực đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều cuộc khảo sát về tình
hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn cả nước, đặc biệt là những vùng có có mức độ
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhanh. Một nghiên cứu gần nhất của Bộ Tài nguyên và Môi
trường cho thấy trên cả nước từ năm 2001 đến năm 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu
hồi là trên 360.000 ha, ảnh hưởng đến đời sống của 600.000 hộ dân, 950.000 lao động và 2,5
triệu người khác. Trung bình, một ha đất bị thu hồi sẽ làm 10 lao động mất việc. Ở một số nơi bị
thu hồi đất đến 67% số hộ vẫn quay lại nghề nông (Mai Ái Trực, 2007) Theo số liệu của Chính
phủ, trong giai đoạn 2001 -2005, đất phi nông nghiệp của cả nước tăng 375.440 ha, trong đó: đất
ở tăng 155.250 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 81.900 ha, trong đó có 51.320
ha đất khu công nghiệp, đất sử dụng vào các mục đích công cộng như giao thông, thuỷ lợi, giáo
dục, y tế… tăng 136.000 ha (Chính phủ, 2006).
Đối với một số tỉnh và thành phố có tốc độ phát triển kinh tế, phát triển đô thị nhanh có
số người bị mất việc làm tăng cao. Từ năm 2001 -2004, Hà Nội có gần 80.000 người (bình quân
2 lao động/hộ) bị mất việc làm, Hà Nam 12.360 người, Hải Phòng 13.274 người, Hải Dương
11.964 người, Tiền Giang 1.459 người, Quảng Ngãi 997 người, Bắc Ninh 2.222 người (Nguyễn
Phúc Thọ và Nguyễn Tấn Nhật, 2007). Về việc làm và thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu
hồi đất, một nghiên cứu ở 2 xã: Long Châu và Phong Khuê – huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh
cho thấy, trước khi bị thu hồi đất các hộ sử dụng 72,3 – 73,4% thời gian lao động trong năm,
thời gian nhàn rỗi 26,6 – 27,7%; trong thời gian làm việc thì có tới 86 – 87% dành cho sản xuất
nông nghiệp, sau khi thu hồi đất giảm xuống còn 54,9 – 55,9%. Dù giảm đất canh tác nhưng thu
nhập bình quân hộ vẫn tăng nhưng không đáng kể (500.000 – 590.000 đ/năm). Nguyên nhân chủ
yếu là do các hộ có thay đổi ngành nghề lao động sau khi bị thu hồi đất (Nguyễn Phúc Thọ và

Trần Tất Nhật, 2007).
Một nghiên cứu khác tại cụm công nghiệp Phú Nghĩa – huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây
cho kết quả về tình hình sử dụng tiền bồi thường đất để mua sắm thiết bị hoặc để xây nhà cửa,
chiếm 73,33%; những hộ đầu tư vào sản xuất để tạo công ăn việc làm và có được nguồn thu
nhập ổn định rất thấp, chiếm 6,6% và 16,57% gởi vào ngân hàng. Cụm công nghiệp giải quyết


việc làm cho 26,66% số hộ bị thu hồi đất; lao động độ tuổi 45- 60 khó chuyển đổi nghề nghiệp
và tìm việc làm ổn định. Đặc biệt, còn 17,82% số hộ không đồng tình với thủ tục đền bù,
36,67% số hộ xin góp vốn bằng quyền sử dụng đất với doanh nghiệp (Nguyễn Bá Long, Nguyễn
Thị Hảo, Cao Đại Nghĩa và Nguyễn Đức Sỹ, 2007).
Những công trình nghiên cứu trên chủ yếu thể hiện luận điểm, luận chứng của các nhà
nghiên cứu, nhà khoa học và các cơ quan quản lý Nhà nước về biến động đất đai, xu hướng
chuyển đổi cơ cấu lao động, xu hướng phát triển đô thị, công nghiệp trong thời gian qua. Một số
nghiên cứu có đi sâu phân tích về mức sống, thu nhập, lao động ở một số vùng, địa phương và
những dự án. Đối với địa bàn tỉnh Long An và huyện Bến Lức cũng có những nghiên cứu tương
tự ở mức độ tổng thể, trong phạm vi các tài liệu mà học viên tiếp cận được thì chưa có để tài
phân tích, đánh giá cụ thể về tình trạng nông dân bị giảm diện tích đất nông nghiệp do đô thị hoá
và phát triển công nghiệp và tác động của tình trạng này đến đời sống của họ. Trên cơ sở kế
thừa, cập nhật và phát triển những nội dung, vấn đề đã được nghiên cứu ở các công trình đi
trước và các tài liệu báo cáo, đề án có sẵn và các kết quả khảo sát thực tế, nghiên cứu này cố
gắng tổng hợp, phân tích nhằm giải quyết tốt nhất những mục tiêu của đề tài.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu cung cấp một số kết quả mới chính yếu sau:
-

Hiện trạng đời sống của người dân mất đất trên địa bàn huyện Bến Lức (tỉnh Long An).

-

Hiện trạng các tài sản sinh kế của các hộ dân mất đất.


-

Tác động của đô thị hoá và công nghiệp hoá đến đời sống của các hộ dân.


1

CHƯƠNG I
ĐÔ THỊ HÓA, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM


2
CHƯƠNG I: ĐÔ THỊ HÓA, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM
1.1. Đô thị hoá và phát triển công nghiệp
1.1.1. Đất nông nghiệp và xu hướng biến động đất nông nghiệp
Đất đai là tài sản quý của mỗi quốc gia. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất
vật chất xã hội, không những phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp mà còn phục vụ
cho các ngành khác như xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, khai khoáng, nhà ở, phát triển đô thị.
Với đặc tính có giới hạn về diện tích, đòi hỏi con người phải biết tính toán, đánh giá đầy đủ
về đất đai không chỉ về mặt kỹ thuật mà cả về mặt kinh tế và xã hội của đất đai. Trong lĩnh
vực nông nghiệp, đất nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, được sử dụng vào việc
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Quỹ đất nông nghiệp là tổng thể về diện tích ruộng
đất trên một vùng lãnh thổ theo ranh giới nhất định, nằm trong phạm vi một một đơn vị sản
xuất (hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp) của một địa phương.
Các thay đổi về quỹ đất thường diễn ra theo hai hướng:
-


Thu hẹp do quá trình đô thị hoá, do sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng nông
thôn, do sự hình thành các trung tâm công nghiệp mới làm cho quỹ đất nông nghiệp bị
thu hẹp lại. Xu hướng này đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng. Đây là xu hướng
tất yếu nên vấn đề đặt ra là lựa chọn địa điểm để xây dựng đô thị và khu công nghiệp
cũng như các cơ sở hạ tầng như thế nào cho hiệu quả.

-

Mở rộng do sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu về nông sản ngày càng tăng
trong khi quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, việc khai khẩn đất chưa sử dụng,
đất hoang hoá đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho quỹ đất nông
nghiệp tăng lên.
Cung và cầu về đất đai, xét trên tổng quỹ đất thì cung đất đai là cố định, đường cung

có dạng đường thẳng, tuy nhiên cung của từng loại đất có thể biến động do có sự chuyển đối
mục đích sử dụng qua lại lẫn nhau. Cầu về đất đai là cầu phát sinh do sự tăng lên của nhu cầu
đối với các sản phẩm từ đất đai và các nhu cầu khác của các ngành, của nhu cầu xây dựng
nhà ở. Đối với đất nông nghiệp, mức cung đất nông nghiệp có thể tăng hoặc giảm. Sự tăng
lên của diện tích đất nông nghiệp có thể biểu hiện ở một số khía cạnh như: (i) Chuyển những
diện tích đất hoang hoá thành đất nông nghiệp mới khai phá; (ii) Chuyển một phần đất khác,


3
chủ thể. Tuy biểu hiện sau cùng không làm tăng cung đất nông nghiệp nhưng có vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng thị trường đất nông
nghiệp.
Về cầu đất nông nghiệp, xét về lâu dài do quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá,
tổng lượng cầu về đất nông nghiệp có xu hướng giảm tương đối và sẽ giảm tuyệt đối so với
các loại đất khác. Cơ sở của xu hướng này là sự phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng
cao tạo điều kiện để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp. Ngoài ra còn một

nguyên nhân khá quan trọng gây ra giảm cầu đất nông nghiệp là do xu hướng giảm sút tương
đối tỷ suất lợi nhuận của sản xuất nông nghiệp so với các ngành khác, nguyên nhân này tạo
ra sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác.
1.1.2. Tình hình đô thị hoá và phát triển công nghiệp
1.1.2.1. Đô thị hoá
Quá trình phát triển kinh tế xã hội cho thấy đô thị hoá là xu hướng tất yếu của mọi
quốc gia. Đô thị hoá phát triển trước hết sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phân công sản xuất, đem lại
sự phát triển kinh tế hàng hoá và đẩy nhanh quá trình phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ sản
xuất, kinh doanh và đời sống sinh hoạt của con người. Quá trình đô thị hoá là tổng thể của
nhiều lĩnh vực, trong đó việc tổ chức các khu dân cư, sự hình thành các quy hoạch không
gian lãnh thổ, sự quy hoạch hoá các thể loại kiến trúc gắn liền với những đặc điểm lịch sử, xã
hội và nhân văn của thị dân. Trong đó, theo Lưu Đức Hải (Phó giáo sư, Tiến sĩ - Viện trưởng
Viện qui hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng) : Đô thị hoá nông thôn là một quá trình
phát triển tất yếu của một quốc gia, đặc biệt đối với nước ta đang trong giai đoạn đầu của
công cuộc công nghiệp hoá đất nước. Tốc độ đô thị hoá trong thời gian qua còn diễn ra nhanh
hơn nữa. Đô thị hoá đã, đang và sẽ mang lại các mặt tích cực như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội rõ rệt, đồng thời nó cũng nảy sinh những mặt tiêu cực như thu hẹp đất đai canh tác
nông nghiệp, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường; đồng thời đô thị hoá không bó hẹp ở việc
hình thành các đô thị trong đó có công nghiệp về nông thôn thông qua các xí nghiệp vừa và
nhỏ, thu hút lao động nông thôn, hạn chế sự di động nhân lực từ nông thôn vào thành thị
(Lâm Quang Huyên, 2003).
Như vậy, nội dung của đô thị hoá rất đa dạng và các ảnh hưởng của nó đối với xã hội
cũng rất phong phú; xu hướng và tiến trình đô thị hoá phụ thuộc vào đặc điểm, điều kiện của
từng địa phương, vùng và quốc gia. Tuy nhiên, một số biểu hiện chung của đô thị hoá là sự


4
gia tăng tỷ lệ dân số đô thị, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng nhiều ngành, nghề mới, phát triển các hoạt động dịch vụ, tăng tỷ trọng các ngành
phi nông nghiệp; kết cấu hạ tầng cơ sở, văn hoá - xã hội, môi trường sinh thái thay đổi.
Đối với Việt Nam, quá trình phát triển đô thị có thể chia thành các giai đoạn như sau:

Giai đoạn trước 1954, chính quyền Pháp thiết lập bộ máy quản lý tại Việt Nam, củng cố và
mở rộng các thành phố cũ và phát triển các thành phố mới, đặc trưng là Hải Phòng, Hà Nội,
Sài Gòn. Thời kỳ này công nghiệp phát triển nhưng còn yếu. Giai đoạn từ năm 1954 – 1975
tốc độ đô thị hoá của Việt Nam đã phát triển nhưng còn chậm (Đỗ Quý Trung, 2007). Từ
năm 1975 đến 1990, nền kinh tế Việt Nam trong tình trạng trì trệ, đô thị hoá diễn ra yếu. Giai
đoạn từ 1990 trở lại đây đô thị hoá ở Việt Nam phát triển nhanh, Năm 1990, cả nước có 500
đô thị lớn, nhỏ; đến năm 2000 đã tăng lên 649 đô thị, năm 2003 số đô thị tăng lên 656. Dân
số đô thị tăng từ 11,87 triệu người (năm 1986 chiếm 19,3 % dân số cả nước) lên 13 triệu
người (năm 1990 chiếm 20,75% dân số cả nước); năm 2000 chiếm 25%; năm 2002 chiếm
25,3%; dự báo năm 2010 là 33% và đến năm 2020 sẽ là 45%. Đô thị hoá cũng làm diện tích
đất đô thị tăng dần. Năm 1999, diện tích đất các đô thị chiếm 0,2% trên tổng diện tích tự
nhiên của quốc gia, đã tăng lên 1% vào năm 2003. Các khu công nghiệp cũng phát triển
mạnh, năm 1991 cả nước mới có 1 khu công nghiệp, đến năm 2003 đã lập thêm 82 khu công
nghiệp (Đỗ Quang Quý, 2007).
1.1.2.2. Phát triển công nghiệp vùng nông thôn
Phát triển công nghiệp vùng nông thôn gắn liền với quá trình phát triển đô thị. Trong
xu thế phát triển kinh tế, đô thị dần trở thành các trung tâm giao lưu kinh tế, thương mại, văn
hoá và các dịch vụ xã hội khác; các cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ được chuyển về khu công
nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Năm 1997, cả nước có 688 cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng, trong đó có 195 cơ
sở trên địa bàn nông thôn đã có những đóng góp đáng kể trong nền kinh tế. Hầu hết các cơ sở
chế biến nông lâm sản đều có nguyên liệu sản xuất tại nông thôn, nên có tới 80% cơ sở được
xây dựng ở nông thôn; tốc độ tăng trưởng công nghiệp nông thôn từ 1991 – 1996 tăng liên
tục.
Tỷ lệ hộ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng năm 2001 chiếm 5,8% đến
năm 2006 tăng lên 10%; hộ dịch vụ từ 11,25 tăng lên 14,8%. Sau 5 năm (2001 - 2006), tỷ
trọng các loại hệ phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn đã tăng thêm 8% so với năm 2001


5

(Nguyễn Sinh Cúc, 2007). Công nghiệp nông thôn phát triển làm thay đổi cơ cấu kinh tế,
ngành nghề và lao động nông thôn theo hướng tăng số lượng và tỷ trọng của các nhóm hộ
công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng hộ công nghiệp.
Về mặt tích cực, đô thị hoá và phát triển công nghiệp từng bước hình thành các trung
tâm đô thị, thương mại, du lịch, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thu nhập và đời
sống của người dân về vật chất lẫn tinh thần ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, song song
với quá trình đô thị hoá và phát triển công nghiệp cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề cấp bách
cần giải quyết, trước tiên là một phần đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp chuyển sang mục
đích sử dụng khác, một bộ phận nông dân phải chuyển đổi nghề nghiệp và thu nhập, đời sống
có những chuyển biến nhất định; tình trạng ô nhiễm môi trường, hạ tầng cơ sở phát triển
không đồng bộ, vần để lao động - việc làm, phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội.
1.2. Lý thuyết sinh kế bền vững của DFID
Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết về tiếp cận sinh kế bền vững (SLA) của Uỷ ban
phát triển Quốc tế (DFID).
Định nghĩa sinh kế bền vững
Thuật ngữ sinh kế bền vững được sử dụng lần đầu tiên như một khái niệm phát triển
vào đầu thập niên 90. Chambers và Conway (1991) đã định nghĩa sinh kế bền vững như sau:
“Sinh kế bao gồm con người, những khả năng của họ và phương tiện sinh sống, bao gồm
thức ăn, thu nhập và tài sản. Tài sản hữu hình là tài nguyên và tích luỹ, và tài sản vô hình là
quyền yêu sách và quyền tiếp cận”.
Một sinh kế gồm có những khả năng, những tài sản (bao gồm cả nguồn tài nguyên vật
chất và xã hội) và những hoạt động cần thiết để kiếm sống. Một sinh kế được xem là bền
vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của những áp lực và những cú sốc,
và duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai,
trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Sự bền vững có nhiều khía cạnh, nhưng quan trọng nhất là cách tiếp cận sinh kế bền
vững.
Sinh kế bền vững khi chúng:
• Mau khôi phục khi đối mặt với những cú sốc và những áp lực từ bên ngoài.



6
• Không phụ thuộc vào sự giúp đỡ từ bên ngoài (hoặc nếu có phụ thuộc thì sự giúp đỡ
này cũng chỉ nên là sự giúp đỡ ổn định về kinh tế và thể chế).
• Duy trì năng suất của tài nguyên thiên nhiên trong dài hạn.
• Không làm xói mòn sinh kế, hoặc làm hại đến những lựa chọn sinh kế mở ra với
những người khác.
Cách tiếp cận sinh kế bền vững:
Lấy trung tâm là con người và sinh kế của họ, thứ tự ưu tiên tài sản của họ (tài sản vô
hình và hữu hình), khả năng chống chịu những cú sốc (xem xét khả năng bị tổn thương), và
chính sách và thể chế phản ánh quyền ưu tiên của người nghèo.
Đối tượng của cách tiếp cận sinh kế bền vững
DFID là một trong những người đầu tiên đề xuất tiếp cận sinh kế bền vững. Đối
tượng của cách thức tiếp cận này là:
-

Sự hiểu biết hiện thực hơn về sinh kế của người nghèo và yếu tố hình thành nên
chúng.

-

Xây dựng môi trường chính sách và thể chế hỗ trợ sinh kế của người nghèo.

-

Hỗ trợ phát triển dựa trên thế mạnh của người nghèo và cung cấp cho họ cơ hội để cải
thiện sinh kế.
Khung sinh kế bền vững
Được dùng để cải thiện hiểu biết của chúng ta về sinh kế, cụ thể là sinh kế của người


nghèo. Nó được phát triển bởi Ủy ban cố vấn sinh kế bền vững ở nông thôn, xây dựng trước
đó bởi Viện nghiên cứu phát triển. Nó có thể được sử dụng để lên kế hoạch cho những hoạt
động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động
hiện tại.


7
Hình 1.1 Khung sinh kế bền vững

Nguồn: DFID (Department For International Development), năm 1999, Sustainable
Livelihoods Guidance Sheets, tại Website:www.dfid.gov.uk
Các thành phần của khung sinh kế bền vững:
Hoàn cảnh dễ bị tổn thương
Hoàn cảnh dễ bị tổn thương là môi trường sống bên ngoài của con người. Sinh kế và
tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởng cơ bản bởi những xu hướng chủ yếu, cũng như
bởi những cú sốc và tính thời vụ. Chính những điều này khiến sinh kế và tài sản trở nên bị
giới hạn và không kiểm soát được. Ví dụ:
-

Xu hướng: xu hướng dân số, xu hướng tài nguyên kể cả xung đột, xu hướng kinh tế
quốc gia, quốc tế, những xu hướng cai trị (bao gồm chính sách, những xu hướng kỹ
thuật.

-

Cú sốc: cú sốc về sứ khoẻ con người, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh cây trồng vật
nuôi.

-


Tính thời vụ: biến động giá cả, sản xuất, sức khoẻ, những cơ hội làm việc.
Những nhân tố cấu thành hoàn cảnh dễ bị tổn thương quan trọng vì chúng có tác động

trực tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà với chúng sẽ mở ra cơ
hội để họ theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi.


8
Những tài sản sinh kế
Các tài sản sinh kế bao gồm: Vốn con người (H), Vốn xã hội (S), Vốn tự nhiên (N),
Vốn vật chất hữu hình (P), Vốn tài chính

Hình 1.2 Ngũ giác tài sản

(F). Hình dạng của ngũ giác diễn tả khả
năng tiếp cận của người dân với các loại tài
sản. Tâm điểm ngũ giác là nơi không tiếp
cận được với loại tài sản nào. Các điểm nằm
trên chu vi tiếp cận tối đa với các loại tài
sản. Những hình dạng ngũ giác khác nhau
có thể được phác thảo cho những cộng đồng
khác nhau hoặc những nhóm xã hội bên
trong những cộng đồng.

Nguồn: DFID

Đặc điểm của ngũ giác tài sản:
-

Hình dạng của ngũ giác diễn tả khả năng tiếp cận của người dân với các loại tài sản.

Tâm điểm là nơi không tiếp cận được với loại tài sản nào. Các điểm nằm trên chu vi là
tiếp cận tối đa với các loại tài sản.

-

Những ngũ giác có hình dạng khác nhau có thể được vẽ cho những cộng đồng khác
nhau hoặc cho những nhóm xã hội khác nhau trong cộng đồng đó.

-

Một tài sản riêng lẻ có thể tạo ra nhiều lợi ích. Nếu một người có thể tiếp cận chắc
chắn với đất đai (tài sản tự nhiên) họ cũng có thể có được nguồn tài chính vì họ có thể
sử dụng đất đai không chỉ cho những hoạt động sản xuất trực tiếp mà còn cho thuê.

-

Phẩm chất của tài sản thay đổi thường xuyên vì vậy ngũ giác cũng thay đổi liên tục
theo thời gian.
Qua hình này, ta có thể so sánh mức độ tiếp cận tài sản của các nhóm xã hội khác

nhau. từ đó xác định nhu cầu của từng nhóm đảm bảo sự cân bằng giữa các loại tài sản.
Mối quan hệ giữa các loại tài sản:
Các loại tài sản liên kết với nhau theo nhiều cách để sinh ra kết quả thu nhập thực. Hai
cách kết hợp thông dụng nhất là:
• Sự tuần tự: người ta bắt đầu thoát nghèo bằng những kết hợp tài sản nào? Tiếp cận
một hay một vài tài sản cụ thể nào đó là cần và đủ để thoát nghèo? Nếu như vậy, nó có


9
thể cung cấp những chỉ dẫn quan trọng về nơi mà những hỗ trợ sinh kế sẽ đặt trọng

tâm, ít nhất là lúc bắt đầu. Ví dụ: người dân dùng tiền (nguồn vốn tài chính) để mua
sắm vật dụng sản xuất và tiêu dùng (nguồn vốn vật thể).
• Sự thay thế: Liệu một loại tài sản có thể thay thế cho một loại khác? Ví dụ tăng tài sản
con người có thể bù đắp thiếu hụt vốn tài chính trong hoàn cảnh cụ thể không? Từ đó
mở rộng các lựa chọn để hỗ trợ.
1.3. Bài học kinh nghiệm
1.3.1. Đô thị hóa bền vững ở Hàn Quốc: thành tựu và những vấn đề đặt ra
Là một trong những quốc gia được đánh giá có tốc độ đô thị hóa cao nhất ở châu Á,
Hàn Quốc đã gặt hái được nhiều thành tựu cũng như nhìn ra được những mặt trái của quá
trình đô thị hóa. Đây là những bài học kinh nghiệm đối với các quốc gia đang phát triển,
trong đó có Việt Nam.
Những thành tựu đạt được
Ngay từ những năm 70, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chính sách điều chỉnh nhanh
chóng chiến lược phát triển đô thị bằng cách mở rộng vùng đô thị, nâng cấp mở rộng các đô
thị đã có. Một loạt các thành phố vệ tinh mới có quy mô vừa và nhỏ lần lượt được xây dựng.
Các thành phố mới đều là các trung tâm công nghiệp lớn, tạo thành hành lang đô thị nối từ
thành phố trung tâm thông ra các cảng biển nằm ở miền Nam của Hàn Quốc.
Những thành phố này có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Chẳng hạn như thành phố Unxan vào năm 1960 còn là một làng chài nhỏ bé với vài ngàn dân, nhưng sau 20 năm (đến năm
1980) đã trở thành thành phố lớn thứ 7 của Hàn Quốc, nơi có công ty Hun-đai và tổ lọc dầu
lớn nhất Hàn Quốc. Việc xây dựng các đô thị vừa và nhỏ một cách kịp thời đã khiến Hàn
Quốc tránh khỏi những đổ vỡ lớn mà các quốc gia khác gặp phải trong tiến trình đô thị hoá
nhanh như ở châu Á và châu Phi.
Đô thị hóa ở Hàn Quốc gắn liền với quá trình công nghiệp hoá và là hệ quả trực tiếp
của quá trình này. Sau 5 năm đầu thực hiện đô thị hóa nhanh chóng, các thành phố lớn như
Xơ-un, Pu-san của Hàn Quốc đã trở thành “khối nam châm” khổng lồ thu hút nguồn tài
nguyên và lao động từ các vùng miền khác nhau trên cả nước. Chỉ trong vòng 15 năm (19751990), các thành phố vệ tinh của Xơ-un đã tăng từ 4 (Kung-nam, Ư-giông-bu, An-yang, Buchon) với số dân là 7.514 người lên 11 thành phố (thêm các thành phố Koan-mi-ung, Koa-


10
che-on, Ku-ri, Si-hung, Kun-po, I-oan, Ha-nam) với dân số là 13.431 người. Đây là một kỳ

tích mà chưa quốc gia châu Á nào đạt được. Các thành phố vệ tinh của Xơ-un nằm cách
trung tâm 40km, được nối bằng hệ thống tàu điện ngầm và đường cao tốc. Cho đến năm
1990, 45% dân số của Hàn Quốc tập trung sống ở vùng đô thị Xơ-un. Những khu định cư
mới dành cho tầng lớp trung lưu được hình thành xung quanh Xơ-un từ sau năm 1980 như
vùng Bun-dang, I-li-xan, Py-ung-chon, hình thành nên một khuynh hướng mới trong việc sử
dụng các chung cư cao tầng.
Bảng 1.1: So sánh mức độ đô thị hóa
Khu vực

1950

1975

2000

Các nước kém phát triển

16,5%

26,68%

40,67%

Các nước tư bản phát triển

28,2%

37,73%

47,52%


34,62%

37,68%

48,04%

86,22%

Châu Á
Hàn Quốc

18,4%

(Nguồn : Phát triển và xã hội – trường đại học Xơ-un, tập 27, 6-1998, tr 100)
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Hàn Quốc đã có những tác động tích cực
đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, đến quá trình đô thị hóa nông thôn và tỷ lệ
dân cư đô thị, đánh dấu trình độ văn minh hóa của đất nước. Kinh tế đô thị phát triển đã góp
phần vào tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và nông thôn ven đô của các đô thị lớn. Cơ cấu
kinh tế nông thôn được chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ và các ngành phi
nông nghiệp. Điều này góp phần điều chỉnh cơ cấu các ngành kinh tế của các đô thị lớn theo
hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng
khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ trong giá trị tổng sản phẩm quốc nội. Các đô thị là
đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, thúc đẩy tỷ trọng GDP ngày càng tăng. Chỉ tính riêng
một số vùng đô thị lớn như Xơ-un, Pu-san và Kung-nam đã cung cấp 66% vào GDP chung
của cả nước.
Sau hơn 35 năm đô thị hóa (1970 - 2007), Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu
đáng kể: xây dựng và phát triển những khu đô thị lớn, trung tâm công nghiệp khổng lồ với
hơn 88% dân số sống ở đô thị.
Đi cùng với tốc độ đô thị hóa ở Hàn Quốc là sự gia tăng dân số tại các thành phố lớn

như Xơ-un (năm 1960 tăng 2.445 người, đến năm 1990 tăng 10.613 người), Pu-san (những


11
con số tương ứng là 1.163 người, và 3.798 người), Ti-gu (là 676 người, và 2.229 người); các
thành phố còn lại có tốc độ tăng dân số đô thị từ 3 đến 5 lần kể từ năm 1970.
Đô thị hóa bền vững góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, gia tăng xã hội hóa
giáo dục, dịch vụ y tế và văn hoá xã hội, mở rộng quy mô và chất lượng của hệ thống cơ sở
hạ tầng ở nông thôn. Hàn Quốc đạt được những thành công nhất định như vậy, trước hết
phải kể đến vai trò chỉ đạo của chính phủ trong việc tập hợp mọi nguồn lực trong nước cho
công cuộc đô thị hóa đất nước. Thứ hai là những chiến lược phát triển cụ thể được vạch định
phù hợp với khả năng của từng địa phương, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng kinh tế, lấy
mục tiêu tăng trưởng và xuất khẩu làm nhiệm vụ trọng tâm của mọi kế hoạch kinh tế. Thứ
ba là vai trò quan trọng của văn hóa truyền thống đã tạo nên một đội ngũ lao động giỏi, tính
kỷ luật cao, một nền công nghiệp đồ sộ có cơ cấu quản lý chuyên biệt.
Những hạn chế
Theo các chuyên gia nghiên cứu quy hoạch đô thị, hệ thống đô thị Hàn Quốc bắt đầu
bộc lộ những hạn chế sau:
Một là, sự mất cân đối nghiêm trọng giữa đô thị và nông thôn. Quá trình công nghiệp
hoá và đô thị hoá đã dẫn đến tình trạng di dân từ nông thôn lên thành thị. Vào năm 1960,
78% lao động Hàn Quốc là ở nông thôn, đến năm 1990 còn 19,5% và năm 2000 chỉ còn
10%. Việc mất đất canh tác, thiếu lao động nông nghiệp là khó tránh khỏi. Đây là những trở
ngại khiến Hàn Quốc gặp khó khăn trong vấn đề “an toàn lương thực”, cân đối lực lượng lao
động khi có biến động ở khu vực công nghiệp và đô thị.
Dân số ở các vùng đô thị tăng từ 28% (năm 1960) lên 74,4% (năm 1990), tập trung
chủ yếu ở hai thành phố lớn Xơ-un và Pu-san. Mức độ đô thị hoá ngày một nhanh đã làm nảy
sinh một số vấn đề về nhà ở, giao thông, dịch vụ và sự cân bằng trong phát triển kinh tế theo
lãnh thổ; xuất hiện sự chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Vào đầu những năm
1990, thu nhập trung bình của nông trại chỉ bằng 81% thu nhập của một hộ gia đình công
nhân trên thành thị. Sự chênh lệch này còn thể hiện ở chất lượng giáo dục, cơ hội nâng cao

thu nhập gia đình, chất lượng các phúc lợi xã hội và các dịch vụ công cộng khác giữa vùng
nông thôn và thành thị. Các yếu tố này đã giải thích vì sao chỉ trong vòng 5 năm (19851990), Hàn Quốc đã có tới 1,2 triệu lao động nông thôn đổ ra thành phố tìm việc làm.
Hai là, sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước đã dẫn đến mức độ đô thị hoá nhanh chóng, dẫn theo quy mô và vị trí của ngành


12
nông nghiệp trong nền kinh tế bị giảm dần. Do không chú trọng đúng mức đến phát triển
nông nghiệp, khu vực nông thôn Hàn Quốc đã gặp phải các vấn đề như ô nhiễm môi trường
sinh thái do chất thải công nghiệp và phân hoá học, năng suất nông nghiệp thấp do đất đai bị
ô nhiễm, mức sống của nông dân không được nâng cao. Chính sách cơ giới hoá nông nghiệp
đã khiến nông dân lâm vào cảnh nợ nần do gánh nặng về vốn nông nghiệp, chi phí thuê lao
động do thiếu nhân công ở vùng nông thôn, cùng các chi phí sinh hoạt...
Ngoài ra, đô thị hoá còn làm nảy sinh sự phân hoá xã hội giữa thành thị và nông thôn.
Mặc dù chính phủ Hàn Quốc đã cố gắng thực hiện công bằng xã hội trong tăng trưởng kinh
tế, nhưng hiện tượng phân hoá xã hội ngày càng tăng đã trở thành nguy cơ lớn, đòi hỏi phải
giải quyết kịp thời và nhất quán.
Ba là, nhiều thành phố không phát huy tác dụng. Từ sau năm 1980, sự phát triển đô
thị và việc xây dựng các thành phố mới diễn ra như một cơn sốt. Bất kỳ tỉnh hay vùng nào
cũng quy hoạch, vay tiền để xây dựng các đô thị mới với kỳ vọng các thành phố này sẽ trở
thành đòn bẩy kinh tế của tỉnh. Nhưng thực tế là không phải thành phố nào cũng thu hút được
đầu tư. Do đó đã xảy ra tình trạng mà các chuyên gia gọi là các thành phố “bong bóng”
(bubble cities). Nhiều thành phố không tăng dân số mà chững lại và bị giảm dần khi không
còn khả năng phát triển (như thành phố Chun-chon, Un-du, Ku-ăng-du, Xun-chon).
1.3.2. Quá trình đô thị hóa vùng ven đô thành phố Hồ Chí Minh từ sau đổi mới
(1986 - 1996)
Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư đô thị. Đồng thời đó là quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng.
Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian đô thị mở rộng.
Từ năm 1986, khi Đảng và Nhà nước chủ trương đổi mới, khuyến khích các thành

phần kinh tế phát triển, Sài Gòn với ưu thế là một thành phố trẻ có tiềm năng về khoa học kỹ
thuật, về quan hệ buôn bàn với nước ngoài và tiềm ẩn nền kinh tế đa thành phần đã nhanh
chóng trở thành trung tâm công nghiệp – thương mại – du lịch - dịch vụ và quan hệ quốc tế.
Đây cũng là thành phố dẫn đầu cả nước về tốc độ đô thị hoá ở thành phố Hồ Chí Minh đã
diễn ra trong không gian rộng lớn cả nội ô và vùng ven đô thành phố Hồ Chí Minh.
Ven đô thành phố Hồ Chí Minh là một vùng rộng lớn bao gồm các quận ven nội và
các huyện cửa ngõ của thành phố như: Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức,


13
Nhà Bè, Bình Chánh…vùng ven đô là nơi trực tiếp chịu sự tác động của làn sóng di dân nông
thôn – thành thị. Nơi đây cũng đã xảy ra quá trình đô thị hoá khá mạnh mẽ.
Trong quá trình đô thị hoá, vấn đề di dân nông thôn – thành thị xảy ra với hầu hết các
nước trên thế giới và trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippin… Ở Việt Nam, công
cuộc đổi mới của đất nước đã làm cho quan hệ sản xuất được cải thiện, năng lực sản xuất
được giải phóng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được đẩy mạnh đã thu hút lao động
từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm. Vì vậy, sau đổi mới Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,
thành phố Hồ Chí Minh đều có sự gia tăng dân số đột ngột, đặc biệt là thành phố Hồ Chí
Minh. Theo điều tra của các nhà xã hội học, mỗi ngày có hàng trăm người đủ các thành phần
trí thức đến công nhân, nông dân đủ mọi lứa tuổi từ cụ già đến em nhỏ khắp các địa phương
trong nước đổ về thành phố với ước muốn khác nhau: Tìm kiếm công ăn việc làm, thăng
quan tiến chức, tìm đất dụng võ… Do đó đã làm cho sự gia tăng dân số cơ học của thành phố
Hồ Chí Minh vượt trội so với các thành phố khác.
Ngoài bộ phận dân nhập cư từ nông thôn đến, ven đô còn là nơi giãn dân của nội
thành. Với chính sách chỉnh trang đô thị, giải phóng nhà ổ chuột, nhà trên kênh rạch của
thành phố, ven đô đã tiếp nhận thêm một bộ phận dân cư từ các quận nội thành chuyển ra.
Sau đó là những người dân giàu có từ các quận trung tâm cũng tìm đến ven đô để tậu đất, tậu
nhà xây dựng biệt thực làm nơi thư giãn cuối tuần hoặc vào các ngày tết, lễ. Hơn nữa, cùng
với sự xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở công nghiệp, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài
ở ven càng nhiều. Chủ yếu là dân di cư từ nông thôn ra thành thị làm các nghề thợ hồ, may

mặc, dệt da, chế biến lương thực, thực phẩm. Tất cả những yếu tố trên đã góp phần làm cho
dân số ven đô tăng lên nhanh chóng
Có thể nói rằng áp lực về dân số ngoài yếu tố tích cực là cung cấp lực lượng lao động
dồi dào cho thành phố Hồ Chí Minh, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề bức xúc mà quân ven cần
phải xem xét giải quyết như vấn đề lao động - việc làm, nhà ở, tệ nạn xã hội…
Nét nổi bậc trong quá trình đô thị hoá của ven đô thành phố Hồ Chí Minh là sự
chuyển dịch về cơ cấu kinh tế.
Về sản xuất nông nghiệp, diện tích sản xuất nông nghiệp ở các quận ven giảm do
nhiều nguyên nhân. Trước hết là do tốc độ đô thị hoá nhanh, đất nông nghiệp đã bị sử dụng
vào mục đích khác như: xây cất nhà máy xí nghiệp, xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi. Một
số là do những cư dân giàu có mua bán sang nhượng chiếm giữ đất lưu thông khá nhiều, và


14
vì sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp, bấp bênh làm cho nhiều hộ nông dân chuyển sang
kinh doanh bằng nghề khác.
Ngoài những thành tựu cơ bản nêu trên, quá trình đô thị hóa đã để lại một số tồn
tại:
-Vấn đề di dân nông thôn – thành thị và gia tăng dân số cơ học.
Gia tăng dân số trong quá trình đô thị hoá ven đô thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra
những vấn đề nan giải về giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã
hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp.
- Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo.
Trong quá trình đô thị hoá hội nhập và phát triển, người dân đô thị cần có trình độ văn
hoá tay nghề cao để tiếp cận với khoa học kỹ thuật – công nghệ và đáp ứng với nhu cầu
tuyển dụng lao động. Song thực tế cho thấy ven đô thành phố còn nhiều người thất học. Vì
vậy, khu chế xuất Tân Thuận đóng trên địa bàn Nhà Bè rất cần tuyển công nhân nhưng thực
tế số người dân Nhà Bè được tuyển vào rất ít. Thất học, thất nghiệp, đói nghèo sẽ dẫn đến
phân tầng xã hội và phân hoá giai cấp. Đây là sự bất ổn đối với mong muốn phát triển một xã
hội đô thị công bằng, ổn định và văn minh của nhân dân ta.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường:
Tại các quận, huyện ven việc chiếm dụng đất công, san lấp mặt bằng, kênh rạch lấn
chiếm lòng đề đường để làm nhà và xậy dựng trái phép đang diễn ra hàng ngày làm cản trở
đến việc tiêu, thoát đô thị.
Ô nhiễm môi trường còn do lượng người nhập cư quá đông, trình độ học vấn có hạn,
quen với lối sống tiểu nông, tuỳ tiện vứt xác động vật, vứt rác ra đường, ra các mảnh đất lưu
thông xen lẫn trong khu dân cư. Mức sống cao cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường. Rác
thải trong mỗi gia đình, khu phố ngày càng nhiều nếu không được xử lý tốt, vi trùng sẽ sinh
sôi nảy nở, bệnh tật sẽ dễ dàng lây lan…
1.3.3. Bài học kinh nghiệm được đúc kết
Qua nghiên cứu các bài học trên của nước ngoài và Việt Nam (thành phố Hồ Chí
Minh) người viết rút ra một số nhận xét sau để hạn chế những yếu tố tiêu cực trong quá trình
đô thị hóa còn nhiều vấn đề cần giải quyết, trước mắt cần xem xét một số mặt sau:


×