Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vùng đông nam bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2000 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRƯƠNG THÙY MINH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÙNG
ĐÔNG NAM BỘ TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
GIAI ĐOẠN 2000-2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
MỞ ĐẦU
Trang
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế …………………………………..

1

1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế …………………………………….

1



1.1.1.1. Cơ cấu kinh tế………………………………………………………………………………………………………………

1

1.1.1.2. Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn……………………………………

3

1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế……………………………………………………

6

1.1.3. Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn………..

10

1.2. Những nội dung cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn 12
1.2.1. Nguồn nhân lực……………………………………………………………….

12

1.2.2. Ngành nghề……………………………………………………........................

14

1.2.3. Nhu cầu xã hội………………………………………………………………...

15


1.2.4. Xu thế quốc tế hóa - tồn cầu hóa……………………………………………..

16

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế………………………

19

1.3.1. Vốn …………………………………………………………………………...

19

1.3.2. Nguồn nhân lực……………………………………………………………….

20

1.3.3. Khoa học và cơng nghệ……………………………………………………….

21


Chương 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ giai đoạn 2000 – 2007
2.1. Toàn cảnh các tỉnh vùng Đông Nam Bộ………………………………………
2.1.1. Điều kiện tự nhiên……………………………………………………………
2.1.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội……………………………………………………

25
25

28

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vùng Đông Nam 32
Bộ giai đoạn 2000 – 2007
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ………………………………………………………

32

2.2.2. Thực trạng nguồn lao động và cơ cấu lao động ……………………………
2.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản

35

vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2000-2007
2.2.3.1. Thực trạng ngành nông nghiệp…………………………………………

36

2.2.3.2. Thực trạng ngành lâm nghiệp…………………………………………….

48

2.2.3.3. Thực trạng ngành thủy sản……………………………………………….

51

2.2.3.4. Thực trạng ngành dịch vụ nông nghiệp…………………………………..

52


2.2.3.5. Thực trạng ngành công nghiệp chế biến trong nông nghiệp, nông thôn.....

53

2.2.4. Vấn đề môi trường……………………………………………………………

55

2. 3. Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm…………………………………………….

58

2.3.1. Nguyên nhân…………………………………………………………………

58

2.3.2. Bài học kinh nghiệm…………………………………………………………

59

Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ đền năm 2015
3.1. Định hướng phát triển vùng, ngành, lĩnh vực ....................................................

62

3.1.1. Định hướng phát triển vùng.............................................................................

62


3.1.2. Định hướng phát triển ngành.....................................................................................

63

3.1.3. Định hướng phát triển lĩnh vực……………………………………………

65


3.2. Các quan điểm cơ bản…………………………………………………………

66

3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải mang lại hiệu quả kinh tế….. ……………..

66

3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế với mục đích tạo cơ cấu kinh tế hợp lý…………

67

3.2.3. Phát triển kinh tế luôn gắn với giải quyết các vấn đề xã hội…………………

67

3.2.4. Phát triển vùng Đông Nam Bộ phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các tỉnh 68
Nam Bộ và cả nước
3.3. Các giải pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
đối với vùng Đông Nam Bộ


68

3.2.1. Quy hoạch và kế hoạch ……………………………………………………..

68

3.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực………………………………………………………

71

3.3.3. Khoa học và công nghệ ………………………………………………………

74

3.3.4. Phaùt trieån ngành nghề …………………………………………………………………………………………………….

76

3.3.5. Phát triển đồng bộ các loại thị trường …………………………………………………………………………

77

3.3.6. Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế…………………………………………………………………………………

81

KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



DANH MC CC T VIT TT
CCKT

cụ caỏu kinh teỏ

CNH,HH Cụng nghip húa, hin i húa
CN-XD

cụng nghip v xõy dng

DV-TM

thng mi v dch v

VT

n v tớnh

ẹNB

ẹoõng Nam Boọ



ng

GDP


tng sn phm quc ni

HA

hecta

KTQT

kinh t quc t

N-L-TS

nụng-lõm-thy sn

NN-LN-TS nụng nghip-lõm nghip-thy sn
NXB

Nh xut bn

QHPTKTXH quy hoch phỏt trin kinh t - xó hi
TP.HCM

Thnh ph H Chớ Minh
DANH MC CC BNG , BIU

BNG
Bng 1: Chuyn dch c cu GDP ca vựng ẹNB giai on 2000 2007
Bng 1.1: T trng úng gúp ca cỏc tnh vo GDP ca vựng NB
Bng 1.2: C cu GDP ca vựng NB theo ngnh giai on 2000-2007
Bng 1.3: GDP bỡnh quõn u ngi ton vựng ụng Nam B v tng tnh

so vi ton vựng giai on 2000 2007
Bng 2: Hin trng s dng t ca vựng ẹNB giai on 2000 2007
Bng 3: C cu s dng t vựng ẹNB nm 2007


Bng 4: C cu lao ng vựng ụng Nam B
Bng 5: C cu lao ng ca c nc
Bng 6: Tỡnh hỡnh chuyn dch c cu ngnh NN-LN-TS ca ụng Nam B
giai on 2000 2007 ( theo giỏ so sỏnh 1994 )
Bng 7: Giỏ tr sn xut nụng nghip ca vựng ụng Nam B giai on
2000- 2007
Bng 8: Giỏ tr sn sn xut nụng nghip ca tng ngnh vựng ẹNB giai
on 2000 2007
Bng 9: Din tớch, nng sut trng lỳa ca ẹNB giai on 2000 2007
Bng 10: Cỏc loi cõy trng vựng ụng Nam B giai on 2000 2007
Bng 10.1: Din tớch, sn lng cõy cụng nghip lõu nm vựng ụng Nam B
giai on 2000 2007
Bng 10.2: Giỏ xut khu nụng sn giai on 2000 2007
Bng 11: S lng gia sỳc, gia cm NB giai on 2000 2007
Bng 12: Din tớch rng hin cú nm 2006, 2007 phõn theo a phng ca
vựng ụng Nam B
Bng 13: Phõn b din tớch rng hin cú vựng ụng Nam B giai on 2000
- 2007
Bng 14: Saỷn lửụùng goó khai thaực phõn theo a phong ca vựng ụng Nam
B giai on 2000 2007
Bng 15: Giỏ tr sn xut, din tớch mt nc nuụi trng thy sn v sn
lng thy sn vựng ụng Nam B giai on 2000 2007
Bng 16: Sn lng thy sn ụng Nam B giai on 2000 2007
Bng 17: S trang tri theo a phng vựng ụng Nam B nm 2007



BIỂU:
Trang
Biểu đồ 1:Cơ cấu GDP các ngành kinh tế vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 30
2000- 2007
Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng đất Đông Nam Bộ năm 2007

32

Biểu đồ 3: Cơ cấu lao động của vùng ĐNB giai đoạn 2000- 2007

33

Biểu đồ 4: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy 36
sản vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2000 – 2007
Biểu đồ 5: Giá trị sản xuất nông nghiệp vùng ÑNB giai đoạn 2000- 2007

37

Biểu đồ 6: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp 38
vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2000 – 2007
Biểu đồ 7: Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây

40

Biểu đồ 8: Số lượng đàn gia súc Đông Nam Bộ giai đoạn 2000- 2007

43

Biểu đồ 9: Soá löôïng gia caàm Đông Nam Bộ giai đoạn 2000- 2007


44

Biểu đồ 10: Phân bố diện tích rừng hiện có của Đông Nam Bộ giai đoạn 49
2000-2007
Biểu đồ 11: Cơ cấu thủy sản khai thác và nuôi trồng vùng Đông Nam Bộ 51
giai đoạn 2000 – 2007


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung,
quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn nói riêng đó là
sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
phân công lại lao động xã hội. Khẳng định tầm quan trọng của nó Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X, chỉ rõ:“ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và
nông dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo
hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị
trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến độ khoa
học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng
và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương. Tăng
nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ;
giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp…”[8,88]
Do vậy, nên nghiên cứu cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đang là vấn đề cần thiết và cấp bách.
Chính sức lôi cuốn thực tiễn ấy của tiềm năng chưa được đánh thức của vùng
Đông Nam Bộ, đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: “ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn vùng Đông Nam Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa từ năm 2000 đến năm 2015” làm luận văn thạc sĩ.

Đây là một dạng đề tài mới, nghiên cứu thực trạng để chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp và nông thôn, phân công lại lao động xã hội trong cả một
vùng rộng lớn. Do thời gian có hạn, với một lượng thông tin rất lớn nên việc
khảo sát điều tra, tiếp cận thông tin, thành tựu mới của khoa học công nghệ, nhất
là khoa học quản lý kinh tế, việc tiếp cận thông tin và xử lý thông tin để chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong luận văn khó tránh khỏi những

Trang 1


hạn chế. Xin chân thành cảm sự hướng dẫn tận tình của TS.Nguyễn Hữu Thảo
đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bàn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có nhiều công trình khoa học nghiên
cứu, hội thảo, các bài viết đăng tải trên trên nhiều tạp chí khác nhau như:
“Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM” của viện Kinh tế TP.HCM,
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới” của
các tác giả Nguyễn Thành Độ – Lê Du Phong, “Thực trạng và phương hướng
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn nước ta” của tác giả Nguyễn Thế
Nhã, “Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn trong sự chuyển dịch cơ cấu
nông thôn nước ta” của các tác giả Nguyễn Đình Phan, Nguyễn Văn Phúc, …
Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định trong
việc cung cấp lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Song đối với vùng Đông Nam Bộ chưa có
được công trình nghiên cúu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn của cả vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, tôi chọn đề
tài “ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vùng Đông Nam Bộ
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 2000 dến năm 2015” làm
luận văn thạc sĩ là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
3. Mục đích và nhiệm vụ

3.1. Mục đích
Thông qua việc nghiên cứu về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục
đích của đề tài là vạch rõ những phương hướng, quan điểm và giải pháp chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vùng Đông Nam Bộ trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện mục tiêu: “Dân giàu , nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Trang 2


3.2. Nhiệm vụ
Một là, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản, cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế
nói chung, cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
đối với vùng Đông Nam Bộ nói riêng trong quá trình CNH, HĐH.
Hai là, phân tích thực trạng cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn vùng Đông Nam Bộ thông qua các chỉ số trên các mặt:
đất đai; ngành nghề: nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi,
nguồn nhân lực… Trên cơ sở đó rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ
thực trạng của nó trong thời gian qua.
Ba là, vạch ra phương hướng, những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ
yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vùng Đông Nam Bộ
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, cơ
cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, đây là một lĩnh
vực rất rộng liên quan đến tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân; vì vậy,
trong luận văn này chỉ đi vào những nội dung cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng
Đông Nam Bộ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn vùng Đông Nam Bộ trong quá trình CNH, HĐH từ năm 2000 đến năm
2007 và phương hướng chuyển dịch đến năm 2015.

Trang 3


5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu.
5.1. Cơ sở lý luận
Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam. Các nguyên lý của kinh tế
chính trị Mác - Lênin.
5.2. Nguồn tài liệu tham khảo.
Các tác phẩm kinh điển của Karl Marx, F.Engels, V.I. Lenine về cơ cấu
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh, các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tư liệu của Viện
chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư…
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận cơ bản, chỉ đạo xuyên suốt trong quá
trình nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Vận dụng phương pháp luận chung; phương pháp cụ thể là logic lịch sử, phân
tích và tổng hợp so sánh, thống kê, mô hình hóa.
6. Đóng góp mới của luận văn.
Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vùng ĐNB trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hai là, bằng các số liệu chứng minh, luận văn phân tích và làm sáng tỏ
thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vùng ĐNB trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; qua đó rút ra nguyên nhân và bài học
kinh nghiệm về vấn đề này.
Ba là, vạch ra phương hướng, quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vùng ĐNB nhằm thực hiện
mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Trang 4


Bốn là, cung cấp số liệu thực tế dùng làm tài liệu để triển khai thực hiện
các nhiệm vụ kinh tế xã hội vùng, nhất là các tỉnh, các cơ quan Kế hoạch - Đầu
tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Nông thôn….
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương, 9 tiết, 82 trang.

Trang 5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.1. Khái niệm c ơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.1.1. Cơ cấu kinh tế
Bàn về cơ cấu nói chung, cơ cấu kinh tế nói riêng và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau theo các quan điểm khác nhau.
Tuy nhiên, trước hết cơ cấu có thể hiểu là “cách tổ chức, sắp xếp các thành

phần, bộ phận trong nội bộ nhằm thực hiện một chức năng chung”.[39,464]
Thuật ngữ “cơ cấu”, từ “cơ cấu” tương ứng với từ “structure” hay
“construction”. “Structure” chính xác hơn là tương ứng với thuật ngữ “cấu
trúc” của Việt Nam và “cấu trúc” có ý nghĩa rộng hơn thuật ngữ cơ cấu. Cấu
trúc là khái niệm nói về kết cấu bên trong của một đối tượng nào đó, kể cả số
lượng và chất lượng của các bộ phận cấu thành (như thuật ngữ cơ cấu) và bao
hàm cả mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành đó.
Từ góc độ cơ cấu nói chung, chúng ta có thể hiểu cơ cấu kinh tế là tổng
thể các bộ phận hợp thành cùng với vị trí, tỷ trọng và các mối quan hệ tương
tác giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế. Cơ cấu nền kinh tế quốc dân có
thể được xem xét trên nhiều mặt, trên nhiều lĩnh vực và tùy theo cách tiếp cận
dưới các góc độ khác nhau:
Cơ cấu kinh tế nếu xét theo ngành sản xuất vật chất, có các ngành lớn
nhất như: cơng nghiệp, nơng nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống.
Đây là mặt cơ bản, quan trọng nhất của cơ cấu kinh tế; đóng vai trò quyết
định đối với sự phát triển của một nền kinh tế.

1


Cơ cấu xét theo trình độ khoa học - kỹ thuật, quy mô và loại hình sản
xuất kinh doanh gọi là cơ cấu trình độ công nghệ;
Cơ cấu xét theo phạm vi lãnh thổ, cơ cấu vùng, miền: vùng Đông Nam
Bộ, vùng Tây Nam Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ…
Cơ cấu xét theo cấp quản lý: cấp trung ương, cấp địa phương;
Cơ cấu xét theo trình độ phát triển phân công, hiệp tác, liên kết trong
nước và với nước ngoài;
Cơ cấu xét theo các thành phần kinh tế xã hội: Kinh tế nhà nước, kinh
tế tập thể, kinh tế tư nhân….cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
“Cơ cấu kinh tế là phản ánh quan hệ giữa người sản xuất với giới tự

nhiên, là sự tác động qua lại của mối quan hệ đó. Sự phát triển của sức sản
xuất và quá trình tăng trưởng kinh tế không chỉ biểu hiện ở mức tăng khối
lượng tài sản của xã hội mà còn biểu hiện ở sự thay đổi cơ cấu kinh tế, trong
đó sự thay đổi cơ cấu ngành là quan trọng nhất.”[22,80]
Theo lý thuyết hệ thống, cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi
nhiều yêu tố của nền kinh tế quốc dân, có mối liên hệ hữu cơ tương tác qua lại
về số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế xã hội
cụ thể nhằm vào những mục tiêu nhất định. Cơ cấu kinh tế là nền tảng của cơ
cấu xã hội và chế độ xã hội.
Cơ cấu kinh tế không chỉ là quy định về số lượng và tỷ lệ giữa các yếu
tố cấu thành, biểu hiện về số lượng- sự tăng trưởng của hệ thống, mà là
nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố biểu hiện về chất - sự phát
triển của hệ thống. Nền kinh tế chỉ có thể ổn định và tăng trưởng bền vững khi
nó có cơ cấu cân đối, hợp lý.
Từ những khái niệm cơ cấu kinh tế trên đây chúng ta có thể hiểu cơ cấu
kinh tế như sau: Cơ cấu kinh tế là tổng thể những mối quan hệ chủ yếu cả về
chất và lượng giữa các bộ phận hợp thành (cả kinh tế- kỹ thuật và kinh tế- xã

2


hội). Những bộ phận đó nhất thiết phải gắn bó hữu cơ với nhau, tác động phụ
thuộc lẫn nhau, làm điều kiện cho nhau trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất hay
gián tiếp trong khâu lưu thông.
Nghiên cứu cơ cấu kinh tế nhằm phát hiện xu hướng vận động của nền
kinh tế theo từng thời kỳ để có những tác động cần thiết, thúc đẩy các xu
hướng vận động tích cực, hạn chế những tiêu cực, nhằm đạt tới các mục tiêu
đã định trước. Nghiên cứu cơ cấu kinh tế có ý nghĩa đối với thực tiễn là phải
xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý cho từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, của mỗi địa phương trong từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử.

Từ cách tiếp cận trên đây, trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là quan trọng nhất. Dưới góc độ: “Cơ
cấu ngành của nền kinh tế là tổ hợp các ngành, hợp thành các tương quan tỷ
lệ, biểu thị mối quan hệ giữa các ngành đó của nền kinh tế quốc dân”[4,149].
Định nghĩa về cơ cấu ngành cũng có thể được tiếp cận theo nhiều góc độ, tùy
theo tính chất của từng ngành hẹp hay rộng. Trong luận văn này chỉ đề cập cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vùng Đông Nam Bộ.
1.1.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vừa là cơ cấu kinh tế ngành
nhưng đồng thời vừa là cơ cấu kinh tế vùng. Bởi lẽ đối với nông nghiệp, nông
thôn nói chung cũng như vùng ĐNB nói riêng theo lịch sử là những vùng
rộng lớn, dân cư tập trung đông đúc và phát triển theo nhiều ngành nghề khác
nhau. Vì vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa nông
nghiệp, nông thôn, cần phải tính đến yếu tố quan trọng này, hình thành các
khu dân cư đảm bảo tính truyền thông dân tộc, truyền thống văn hóa, dòng họ,
truyền thống bản sắc dân tộc.

3


Đối với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ có nhiều dân tộc anh em cùng
chung sống, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ nâng cao tính hiện đại,
tính đoàn kết giữa các dân tộc anh em mà còn phải giữ gìn bản sắc văn hóa
của mỗi dân tộc, phát huy truyền thống dân tộc. Đây là những vấn đề đặt ra
trong công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển vừa từng bước nâng cao đời
sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân vừa nâng cao đời sống vật chất cho mỗi
thành viên trong xã hội.
Cơ cấu nông nghiệp, nông thôn còn là cơ cấu kinh tế ngành. Như chúng
ta đều biết mỗi một dân tộc, mỗi vùng nông thôn đều có các ngành nghề

truyền thống lâu đời tạo ra những của cải vật chất nhất định đảm bảo cho sự
tồn tại và phát triển của mỗi thành viên, mỗi dân tộc và toàn xã hội. Quá trình
“công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến
và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các
thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị,
kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp, nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng
hóa trên thị trường” [7,94]
Như vậy, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn tạo ra các ngành
nghề mới, chuyển dần lao động trong các ngành nông nghiệp sang các ngành
công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên để thực hiện vấn đề này có hai nhiệm vụ đặt
ra: thứ nhất là cần phải tạo ra các tư liệu lao động và đối tượng lao động mới
và gọi chung là tư liệu sản xuất. Với đặc trưng trong nông nghiệp đất đai vừa
là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động, nó là tư liệu sản xuất đặc biệt.
Do vậy giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải vừa tận dụng một cách có hiệu quả
tối ưu diện tích đất đai đã có, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Thứ hai là có
kế hoạch trong việc đào tạo đội ngũ lao động nông nghiệp, nông thôn để kết

4


hợp tốt với tư liệu sản xuất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm
tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao.
Cơ cấu nông nghiệp, nông thôn còn là cơ cấu kinh tế ngành, bởi trong
nông nghiệp, nông thôn có nghiều ngành nghề khác nhau ngay trong lĩnh vực
nông nghiệp đã có hàng trăm ngành nghề. Nếu chỉ tính các ngành chính đó là:
trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và tiểu thủ công nghiệp. Trong trồng trọt có:
cây lương thực, cây công nghiệp, trồng rừng, cây ăn quả, đồng cỏ chăn nuôi
gia súc...chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải tính đến hiệu quả các loại cây

trồng vừa đảm bảo những nhu cầu thiết yếu vừa đảm bảo phát triển cho các
ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong chăn nuôi: gia cầm, gia súc, thủy hải sản, vừa phải bảo vệ và
phát triển các loài động vật quí hiếm, vừa phải phát triển và chế biến các loại
sản phẩm từ chăn nuôi tạo ra. Trong những thập niên gần đây nhu cầu “phần
mềm” ngày càng tăng lên, “phần cứng” ngày càng giảm. Trước tình trạng lạm
phát, tăng giá như hiện nay, nhu cầu ở các trung tâm thành phố về sản phẩm
qua chế biến tăng nhanh, bởi nó không chỉ tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi
phí trong phạm vi từng gia đình mà còn thuận lợi cho một xã hội công nghiệp.
Việc nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản cũng là một trong những nội
dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm gần đây khi nguồn
thủy sản ngày càng cạn kiệt, đánh bắt gần bờ không mang lại hiệu quả phải
đánh bắt xa bờ là một tất yếu. Đối với vùng Đông Nam Bộ một lợi thế tuyệt
đối đối với các tỉnh này là dọc duyên hải miền Trung, cơ hội thuận lợi cho
việc phát triển nuôi trồng thủy sản.
Một đặc trưng nổi bật của vùng Đông Nam Bộ là diện tích rừng chiếm
tỷ trọng lớn; do vậy cơ cấu nông lâm nghiệp chế biến là cơ cấu ngành quan
trọng đối với một số tỉnh ở khu vực này. Phát triển ngành lâm nghiệp là vừa

5


khai thác chế biến vừa phải bảo vệ rừng, phát triển trồng rừng mới, phát triển
các cây công nghiệp như cao su, bông, cà phê, ca cao...
Kinh tế nông thôn là tổng thể các mối quan hệ kinh tế - xã hội diễn ra
trên địa bàn nông thôn, bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ;
trong đó nông nghiệp đang giữ vai trò quan trọng nhất. Do đó, cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn là tổng thể các mối quan hệ kinh tế - xã hội biểu hiện
qua tỷ lệ giữa các ngành, các thành phần, các vùng có quan hệ hữu cơ với
nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề cho sự phát triển trong điều kiện

tự nhiên - kinh tế - xã hội trong một thời gian nhất định ở nông thôn. Cơ cấu
kinh tế đó được thể hiện cả về mặt chất và mặt lượng.
Cơ cấu kinh tế nông thôn có vai trò to lớn, ảnh höôûng chi phối đến đời
sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông thôn
hợp lý sẽ tạo cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, gắn với việc khai thác
và sử dụng có hiệu quả tối ưu nguồn tài nguyên hiện có; quyết định tốc độ
phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn, chuyển kinh tế nông thôn từ tự cấp,
tự túc sang kinh tế hàng hóa; quyết định khả năng xã hội hóa sản xuất và lao
động, chuyển người nông dân thuần nông sang người nông dân thích nghi tốt
với cơ cấu kinh tế mới là một nội dung quan trọng và cần thiết trong quá trình
CNH, HĐH ở Việt Nam.
1.1.2. Chuyeån dòch cô caáu kinh teá
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực chất là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế
từ trạng thái này sang trạng thái khác sao cho phù hợp với môi trường phát
triển, thông qua quá trình tác động của con người làm thay đổi các bộ phận
cấu thành tổng thể và mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành so với
tổng thể.
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi cấu trúc và mối
liên hệ của một nền kinh tế theo một chủ đích và phương hướng nhất

6


Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, không chỉ đơn thuần phát
triển công nghiệp, mà còn làm thay đổi cơ cấu trong nội bộ từng ngành, từng
lĩnh vực, từng vùng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghệ
hiện đại; không chỉ đi tuần tự qua các bước cơ giới hóa, tự động hóa, mà còn
kết hợp đồng thời các thành tựu khoa học - công nghệ trên nhiều lĩnh vực, và
có những mũi nhọn đi tắt, đón đầu; không chỉ áp dụng những công nghệ tiên
tiến mà còn phải tận dụng và hiện đại hóa công nghệ truyền thống.

Ngay tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa
VII) đã xác định, trong những năm trước mắt, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nước ta cần phải theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp và kinh tế nông
thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến
nông - lâm - thủy sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Mở
rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn, đẩy mạnh
kinh tế đối ngoại. Cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng
làm cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Ngày nay, phát triển được xem như chuyển đổi thành công cơ cấu của
một nền kinh tế. Các quá trình tạo nên sự chuyển đổi đó bao gồm nhiều sự
thay đổi trên mọi lĩnh vực kinh tế: sự gia tăng năng lực sản xuất, sự chuyển
dịch các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất, các quá trình phát triển
kinh tế -xã hội như: phân phối thu nhập, đô thị hóa, di dân... Vì vậy phạm vi

7


Trong lịch sử, xu hướng chung là khi thực hiện CNH, HĐH để đưa
năng suất lao động tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng lên dẫn đến sự
dịch chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp; tỷ trọng của
khu vực nông nghiệp trong cơ cấu GDP sụt giảm trong khi tỷ trọng của khu
vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Chính vì vậy, sự tái phân bổ các nhân tố
sản xuất giữa các ngành, khu vực với sự tập trung ngày càng nhiều các nhân
tố sản xuất vào khu vực công nghiệp và dịch vụ, trong khi đó nhân tố sản xuất
trong khu vực nông nghiệp giảm đi tương ứng. Sự chuyển dịch cơ cấu này
nhằm tạo sự phát triển cân đối giữa các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc
dân, từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ đặc biệt sự phát triển các
ngành dịch vụ du lịch trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chuyển dịch cơ cấu không những liên quan đến sự thay đổi giữa các
khu vực kinh tế, giữa các ngành sự dịch chuyển giữa ngành này sang ngành

kia, mà ngay trong nội bộ ngành cũng có sự thay đổi, chẳng hạn như trong
nông nghiệp cũng có sự dịch chuyển giữa trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ cho
nông nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp chế biến.
Khi phân tích về sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong lý thuyết tái sản
xuất xã hội của Karl Marx (về sau Lênin đã phát triển tiếp nguyên lý này),
Karl Marx đã chia “ toàn bộ sản xuất xã hội thành hai khu vực lớn: I.Tư liệu
sản xuất, tức là những hàng hóa có một hình thái khiến cho chúng ta phải hay ít ra cũng có thể - đi vào tiêu dùng sản xuất. II. Vật phẩm tiêu dùng, tức là
những hàng hóa có một hình thái khiến cho chúng ta đi vào tiêu dùng cá nhân.
Trong mỗi khu vực ấy, tất cả những ngành sản xuất khác nhau thuộc khu vực
đó đều hợp thành một ngành sản xuất lớn duy nhất - một ngành thì sản xuất ra

8


Các nhà kinh điển cho rằng khi thu nhập của các hộ gia đình tăng lên
thì tỷ trọng ngân sách chi cho nhu cầu lương thực giảm xuống. Nhu cầu sản
phẩm nơng nghiệp sẽ khơng tăng nhanh bằng nhu cầu sản phẩm cơng nghiệp
và dịch vụ, vì vậy tỷ trọng của nơng nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội
phải giảm xuống. Sự dịch chuyển này khơng chỉ đúng trong lý luận của Karl
Marx ở thế kỷ XIX mà ngay cả thế kỷ XXI lại càng sáng tỏ hơn khi kinh tế
dịch vụ ngày càng gia tăng.
Đặc trưng nổi bật của cơng nghiệp hóa là trang bị cơ sở vật chất kỹ
thuật cho tồn bộ nền kinh tế quốc dân trong đó có nơng nghiệp. Chính vì lẽ
đó trong q trình cơng nghiệp hóa khơng chỉ tăng việc sử dụng các tư liệu
lao động hiện đại làm cho năng suất lao động tăng lên của cải tạo ra nhiều
hơn mà còn giảm bớt lao động trong nơng nghiệp. “Ở Mỹ một lao động trong
lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp có thể sản xuất một khối lượng lương thực đủ
để ni sống 70 – 80 người khác. Do vậy, ngày nay ở Mỹ chỉ có khoảng 3%
lực lượng lao động làm việc trong khu vực nơng nghiệp”.[35,40]
Với một nguồn lao động nhất định, khi số lượng lao động trong nơng

nghiệp, nơng thơn giảm thì điều đó cũng có nghĩa là lao động trong cơng
nghiệp gia tăng. Tỷ trọng gia tăng của cơng nghiệp đã giải thích tại sao khi
thu nhập tăng thì tỷ lệ dân sinh sống ở thành thị cũng ngày càng tăng lên. Sự
chuyển dịch giữa các ngành trong nền kinh tế đòi hỏi tất yếu dẫn đến sự
chuyển dịch trong nội bộ ngành. Nhất là nơng nghiệp, nơng thơn đối với
những nước đang phát triển như Việt Nam thì các yếu tố sản xuất như đất đai,
tài ngun, lực lượng lao động còn dồi dào, chưa được khai thác để sử dụng
mang lại hiệu quả.

9


Một lý do khác có thể giải thích cho sự giảm sút nhanh chóng tỷ trọng
của khu vực nông nghiệp trong cơ cấu GDP là “khi một quốc gia càng phát
triển thì lợi thế tương đối cũng dần mất đi, nhất là những lĩnh vực nông
nghiệp cần nhiều lao động giản đơn với chi phí thấp”[17,337].
Mặc dù tỷ trọng của khu vực công nghiệp ngày càng tăng và tỷ trọng
của khu vực nông nghiệp ngày càng giảm trong cơ cấu GDP là một tính quy
luật chung của tất cả các quốc gia trong tiến trình phát triển, song tỷ lệ chuyển
dịch và tốc độ chuyển dịch, chuyển đổi hay tác động cơ cấu kinh tế trong từng
giai đoạn ở mỗi nước, mỗi vùng có thể khác nhau.
1.1.3. Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Với đặc trưng chủ yếu của Việt Nam nói chung và ĐNB nói riêng là
một nước nông nghiệp, năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều
khó khăn. Khắc phục thực trạng trên cần phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
quá trình đó không chỉ là quá trình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật mà còn là
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội. Song
muốn phát triển công nghiệp, muốn tiến hành công nghiệp hóa lại phải có
những điều kiện tiên quyết như lương thực, thực phẩm, lao động…mà những
điều kiện đó phụ thuộc vào sự phát triển nông nghiệp. V.I. Lênin chỉ rõ:

“…không thể nói rằng, tích lũy “không phụ thuộc” vào sản xuất vật phẩm tiêu
dùng, chỉ bởi một lẽ là muốn mở rộng sản xuất thì cần phải có tư bản khả biến
mới, và do đó cần phải có vật phẩm tiêu dùng”[13,95]. Ở Việt Nam, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nói một cách đơn giản và dễ hiểu rằng: “Vì nước ta là một
nước nông nghiệp, mọi việc đều phải dựa vào nông nghiệp” cho nên “Các cơ
quan Nhà nước phải quan tâm hơn nữa đến nông nghiệp, phát huy nhiều hơn
nữa tác dụng của ngành mình trong sản xuất nông nghiệp” [14,145].
Cơ cấu nông nghiệp - nông thôn trước hết là một bộ phận của cơ cấu
kinh tế, là một ngành lớn, một tổng thể hữu cơ của nhiều ngành nhỏ, với

10


Cơ cấu nông nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các điều kiện tự
nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, nguồn nước và các điều kiện kinh tế- xã hội
như nhu cầu, thị trường, thị hiếu, sức mua của dân cư...Các điều kiện này
khác biệt tùy theo không gian và thời gian, quy định sự hình thành, vận động
biến đổi của cơ cấu nông nghiệp.
Xuất phát từ đặc trưng sản xuất nông nghiệp phát triển không ngừng,
cơ cấu các ngành trong nông nghiệp cũng vận động biến đổi. Nhờ tác động
của công nghiệp, nông nghiệp được công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bổ sung
thêm các ngành như: ngành chế biến lương thực, thực phẩm, dịch vụ nông
nghiệp... mang tính chuyên môn hóa rõ rệt. Khi chuyển sang xã hội hậu công
nghiệp, cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ có những ngành mới như công nghệ
sinh học, tin học nông nghiệp...
Sự chuyển dịch cơ cấu của một nước phải thể hiện trên vùng lãnh thổ.
Sự phân công lao động xã hội theo ngành và diễn ra trên từng vùng, muốn
vùng phát triển lớn thì phải chuyển dịch cơ cấu. Điều này có ý nghĩa đặc biệt
đối với ngành nông nghiệp, bởi nông nghiệp nước ta mang đặc trưng manh
mún, phân tán, xé lẻ cản trở đối với quá trình phát triển kinh tế. Do đó, việc

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở từng vùng, từng địa
phương trở thành xu thế tất yếu.

11


1.2. Nội dung cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn có nhiều nhân tố tác
động về điều kiện tự nhiên, xã hội, lực lượng lao động, ngành nghề, xu hướng vận
động và phát triển, nhu cầu xã hội…Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện phạm vi,
biện pháp thay đổi cơ cấu kinh tế, có thể sử dụng những thuật ngữ khác nhau phản
ánh nội dung này. Trong thực tiễn các nước, tùy theo thời gian và hiệu ứng mà họ
dùng các khái niệm cải tổ cơ cấu, điều chỉnh cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu. Tuy
nhiên, tùy theo từng trường hợp cụ thể, trong từng giai đoạn lịch sử, gắn với mỗi
địa phương để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế hay xây
dựng cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội. Trong Luận văn chúng tôi đề
cập một số các nhân tố liên quan ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế với ý
nghĩa là những nhân tố cấu thành nội dung cơ bản của cơ cấu kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH.
1.2.1. Nguoàn nhaân löïc
Nhân tố liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là nguồn nhân lực,
bởi đây là một trong hai yếu tố của quá trình sản xuất: tư liệu sản xuất, sức lao
động. Với đặc trưng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là 58% nhưng năng suất lao động thấp,
hiệu quả kinh tế không cao. Vì vậy nội dung quan trọng cần phải chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp, nông thôn đó là nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực xã hội bao gồm những người trong độ tuổi lao động,
có khả năng lao động và mong muốn có việc làm. Như vậy theo quan điểm
này thì những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng
không muốn có việc làm thì không được xếp vào nguồn nhân lực xã hội.

Sở dĩ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cần phải
chuyển dịch cơ cấu đội ngũ nguồn nhân lực là do sự phát triển của cách mạng
khoa học công nghệ, sự phát triển của công nghệ thông tin, sự phát triển của

12


Hơn thế, bên cạnh chất lượng nguồn nhân lực thay đổi thì số lượng
nguồn nhân lực cũng thay đổi, sự thay đổi này cùng với sự tăng lên của tỷ
suất sinh, sự tăng lên của dân số, của độ tuổi lao động hàng năm; đòi hỏi cần
phaûi tăng thêm các yếu tố sản xuất đầu vào tương ứng. Cơ cấu nguồn nhân
lực cũng thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của các ngành kinh tế trong quá
trình CNH, HĐH gắn với xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa; đa dạng hóa sản
phẩm, đa dạng hóa lao động cụ thể, đa dạng hóa nguồn lao động.
Sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân
lực không chỉ về chất lượng và số lượng mà còn phải có một cơ cấu đồng bộ.
Nguồn nhân lực được coi là vấn đề trung tâm của sự phát triển. Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “nguồn lực con người - yếu
tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [6,108]
“con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [6,201]. Nguồn lực con người là
điểm cốt yếu nhất của nguồn nội lực, do đó phải bằng mọi cách phát huy yếu
tố con người và nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là do
sự phát triển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ, yêu cầu khoa học của tính đồng bộ trong tiến trình
phát triển. Đối với Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
chất lượng nguồn nhân lực tăng lên không chỉ có ý nghĩa để sử dụng các
thành tựu mới của khoa học công nghệ mà còn có điều kiện để sáng tạo ra các


13


×