Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.31 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

------------

ĐẶNG THỊ NGỌC TRINH

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2008


1
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước do NHPT (trước đây là Quỹ
Hỗ trợ phát triển) thực hiện là một công cụ giúp Chính phủ trong điều hành
kinh tế vĩ mô. Qua 08 năm hoạt động, nguồn vốn tín dụng đầu tư đã góp phần
đáng kể vào việc tăng cường cơ sở vật chất -kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Cùng với các Chi nhánh khác trong hệ thống, Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ
phát triển Bình Dương (nay là Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bình Dương)
được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2000; trong thời
gian qua, hoạt động của Chi nhánh luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh
nhà, từ đó góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đưa Bình Dương trở


thành tỉnh dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh- là điểm sáng trên
bản đồ cả nước về phát triển công nghiệp, cụ thể như: tăng cường cơ sở vật
chất-kỹ thuật, tăng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt nguồn vốn tín dụng đầu tư
đã giúp phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh, làm bàn đạp quan trọng trong thu hút
vốn đầu tư nước ngoài; hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư mới và đầu tư mở
rộng nhà xưởng và máy móc thiết bị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh,
phát triển sản xuất,…
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân
hàng phát triển Bình Dương thời gian qua đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập cần
được bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đầu
tư tại chi nhánh góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương,
đồng thời góp phần vào sự hoàn thiện hoạt động của toàn hệ thống NHPT,
phát huy hơn nữa hiệu quả công cụ tài chính vĩ mô này trong điều kiện hội
nhập kinh tế thế giới. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động
tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bình Dương” là rất

Luận văn thạc sĩ kinh tế


2
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

cần thiết .
2. Mục đích nghiên cứu
_ Làm rõ cơ sở lý luận về tín dụng đầu tư và cơ sở pháp lý cho hoạt
động của hệ thống NHPT trong việc thực hiện chính sách tín dụng đầu tư.
_ Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi
nhánh Ngân hàng Phát triển Bình Dương, từ đó rút ra những thành tựu, những
tồn tại và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy
mạnh hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bình

Dương trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách tín dụng đầu tư bao
gồm cho vay đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư.
Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh
Ngân hàng Phát triển Bình Dương từ ngày 01/01/2001 đến 31/12/2007.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
vận dụng các quan điểm khách quan để đánh giá sự vật, hiện tượng.
Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, đánh giá, tham khảo ý kiến
chuyên gia để rút ra kết luận và đưa ra kiến nghị.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
_ Luận văn phân tích rõ vai trò của tín dụng đầu tư đối với phát triển
kinh tế đất nước.
_ Khái quát thực trạng về hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân
hàng Phát triển Bình Dương, phân tích, đánh giá những mặt đạt được, những
hạn chế thuộc về Chi nhánh, những hạn chế thuộc về cơ chế chính sách trong
hoạt động tín dụng đầu tư của hệ thống Ngân hàng Phát triển. Từ đó đưa ra ý
kiến đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh cũng

Luận văn thạc sĩ kinh tế


3
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

như góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách cho hoạt động tín dụng đầu tư của
hệ thống NHPT theo hướng phù hợp với các thông lệ quốc tế trong quá trình
hội nhập kinh tế thế giới.
6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng số liệu, biểu đồ, danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn được chia thành 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về tín dụng đầu tư
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư của Chi nhánh Ngân
hàng Phát triển Bình Dương thời gian qua
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi
nhánh Ngân hàng Phát triển Bình Dương

Hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc sự
quan tâm, tạo điều kiện của gia đình, Ban lãnh đạo và đồng nghiệp cơ
quan, các thầy cô khoa sau đại học cùng tập thể thầy cô Trường Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS.TS
Nguyễn Ngọc Hùng đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện
luận văn.

Luận văn thạc sĩ kinh tế


4
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
1.1. Khái niệm và vai trò của tín dụng đầu tư:
1.1.1. Khái niệm tín dụng đầu tư:
Tín dụng có nguồn gốc từ tiếng Latinh, từ Credittium, có nghĩa là tin
tưởng, tín nhiệm lẫn nhau, hay nói cách khác là lòng tin. Tín dụng xuất hiện
cùng với sự phân công lao động, xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất,
của cải sản xuất và trao đổi hàng hoá. Quá trình trao đổi hàng hoá hình thành
quan hệ vay nợ lẫn nhau, những quan hệ vay mượn để thanh toán. Mục đích

và tính chất của tín dụng được qui định bởi mục đích và tính chất của nền sản
xuất hàng hoá trong xã hội. Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một
lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn
nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và khi đến hạn người sử dụng
phải hoàn trả cho người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn. Khoản giá trị
dôi ra này được gọi là lợi tức tín dụng.
Quá trình vận động của tín dụng được chia làm ba giai đoạn:
Giai đoạn cho vay vốn tín dụng: Ở giai đoạn này vốn tiền tệ hoặc giá trị
vật tư hàng hoá được chuyển từ người cho vay sang người đi vay. Đây là đặc
điểm cơ bản khác với mua bán hàng hoá thông thường, trong đó người thứ
nhất chuyển nhượng lại giá trị dưới hình thái hàng hoá, người thứ hai chuyển
nhượng lại giá trị dưới hình thái tiền tệ.
Giai đoạn sử dụng vốn tín dụng: sau khi nhận được vốn tín dụng, người
đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thực hiện việc sản xuất kinh doanh
theo kế hoạch hoặc một mục tiêu đã định, nhưng người đi vay không được
quyền sở hữu số vốn đó mà chỉ được quyền sử dụng trong một khoảng thời
gian nhất định.

Luận văn thạc sĩ kinh tế


5
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng: đây là giai đoạn kết thúc một vòng
tuần hoàn vốn tín dụng. Sau khi vốn tín dụng trở về hình thái tiền tệ thì người
đi vay hoàn trả cho người cho vay. Sự hoàn trả này luôn được bảo toàn về mặt
giá trị và phải hoàn trả cả phần giá trị tăng thêm dưới hình thức lợi tức.
Căn cứ vào chủ thể tín dụng và bản chất của các khoản vay tín dụng, có
thể chia ra làm 03 loại: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng và tín dụng

nhà nước.
_ Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp,
được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá. Cơ sở pháp lý xác định
quan hệ nợ nần của tín dụng thương mại là kỳ phiếu thương mại hay gọi tắt là
thương phiếu.
_ Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức
tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. Khác với tín dụng thương
mại được cung cấp dưới hình thức hàng hoá, tín dụng ngân hàng được cung
cấp dưới hình thức tiền tệ, bao gồm tiền mặt và bút tệ.
_ Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng mà trong đó nhà nước là
người đi vay để bảo đảm các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước, đồng
thời là người cho vay để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước
trong quản lý kinh tế-xã hội và phát triển quan hệ đối ngoại.
Khác với các loại hình tín dụng khác, tín dụng nhà nước không phục vụ
các mục tiêu kinh tế đơn thuần mà nhằm vào các mục tiêu rộng hơn, vừa có
tính kinh tế, vừa có tính xã hội, thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước
trong từng thời kỳ nhất định.
Tín dụng nhà nước có các đặc điểm chủ yếu sau:
_ Thứ nhất, về phương diện tài chính, tín dụng Nhà nước có chức năng
phân phối và phân bổ các nguồn lực tài chính cho sự phát triển kinh tế- xã hội

Luận văn thạc sĩ kinh tế


6
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

của đất nước.
_ Thứ hai, về phương diện tiền tệ, tín dụng Nhà nước có chức năng tín
dụng, có vay, có trả, có sinh lời biểu hiện qua lợi tức.

_ Thứ ba, nguồn vốn tín dụng Nhà nước được huy động từ các cá nhân,
tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo kế hoạch của Nhà nước.
_ Thứ tư, mục tiêu của tín dụng Nhà nước phục vụ cho nhu cầu quản lý,
điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
_ Thứ năm, đối tượng vay vốn tín dụng Nhà nước là các đối tượng thụ
hưởng thuộc các chương trình mục tiêu của Nhà nước, các chương trình này
nằm trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước, chủ yếu
tập trung vào các lĩnh vực then chốt, cần thiết, có tác động đến tăng trưởng
kinh tế hoặc các đối tượng xã hội cần có sự đầu tư của Nhà nước để thực hiện
các chính sách xã hội.
_ Thứ sáu, lãi suất cho vay của tín dụng Nhà nước là lãi suất ưu đãi do
Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ và thấp hơn lãi suất cho vay thương
mại cùng thời kỳ. Tín dụng Nhà nước không lấy lãi suất cho vay cao làm mục
tiêu mà thông qua lãi suất cho vay thấp để kích thích đầu tư, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng Nhà nước đã đề ra.
Tín dụng đầu tư là một loại hình của tín dụng nhà nước. Đây là tín dụng
ưu đãi của Nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật , phát triển sản xuất kinh doanh theo chính
sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước.
Tín dụng đầu tư thể hiện quan hệ vay mượn giữa bên cung cấp vốn là
Nhà nước và bên nhận vốn là các pháp nhân hoạt động trong nền kinh tế phục
vụ cho mục đích là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh
tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác

Luận văn thạc sĩ kinh tế


7
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương


động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển kinh tế bền vững. Với mục đích như trên, nên tín dụng đầu tư có những
điểm khác biệt so với tín dụng ngân hàng, thể hiện ở những điểm sau:
_ Thứ nhất, là loại hình tín dụng trung và dài hạn, đầu tư nhằm hướng
đến việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cho nền kinh tế.
_ Thứ hai, là công cụ tài chính góp phần điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà
nước nên tổ chức làm nhiệm vụ là cơ quan chuyên môn của Nhà nước, được
cấp vốn pháp định, cấp bù lãi suất, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà
nhằm hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư theo chiến lược phát triển kinh tếxã hội của Nhà nước. Khác với tín dụng đầu tư của Nhà nước, hoạt động cho
vay đầu tư của các ngân hàng thương mại là quan hệ tín dụng trên cơ sở hai
bên cùng có lợi, lợi nhuận thu được sau hoạt động đầu tư cũng phân phối lại
cho Ngân hàng thông qua lãi suất cho vay. Tuỳ theo mức độ tín nhiệm, khả
năng rủi ro của dự án, của chủ đầu tư do Ngân hàng đánh giá mà Ngân hàng
quyết định cho vay với mức lãi suất, mức vốn vay, mức bảo đảm tiền vay và
thời hạn vay khác nhau.
_ Thứ ba, tính ưu đãi của tín dụng đầu tư thể hiện ở một số mặt như: lãi
suất cho vay thấp hơn lãi suất ngân hàng, thời hạn cho vay dài hơn, mức vốn
tài trợ cao hơn, điều kiện đảm bảo nợ vay thoáng hơn,…
_ Thứ tư, nguồn vốn cho vay đầu tư phát triển là nguồn vốn tín dụng
Nhà nước được Chính phủ cân đối giao kế hoạch. Hàng năm, căn cứ vào nhu
cầu đầu tư, định hướng phát triển kinh tế-xã hội, Nhà nước huy động một số
vốn nhất định cho hoạt động đầu tư phát triển.
_ Thứ năm, lãi suất cho vay do Chính phủ qui định trong từng thời kỳ
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của đất nước.

Luận văn thạc sĩ kinh tế


8
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương


_ Thứ sáu, đối tượng cho vay: theo qui định của Chính phủ, hạn chế
hơn so với các ngân hàng thương mại, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực then
chốt, các ngành mà tư nhân không muốn hoặc không có khả năng đầu tư do
hiệu quả đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn dài, vốn đầu tư lớn,…về nguyên
tắc, chỉ cho vay các dự án đầu tư theo định hướng phát triển và nằm trong kế
hoạch đầu tư bằng vốn tín dụng đầu tư hàng năm của Nhà nước.
_ Thứ bảy, hình thức hỗ trợ không dừng lại ở hoạt động cho vay đầu tư
mà còn thực hiện ở các hoạt động khác là hoạt động hỗ trợ sau đầu tư và bảo
lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi.
Như vậy, bản chất của tín dụng đầu tư là một dạng tín dụng ưu đãi của
Nhà nước, là một cộng cụ tài chính quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu
chính trị, kinh tế, xã hội.
1.1.2. Vai trò của tín dụng đầu tư:
_ Thứ nhất, thực hiện chủ trương của Đảng về xoá dần bao cấp trong
đầu tư phát triển; phát huy nội lực trong công cuộc xây dựng đất nước.
+ Vốn tín dụng đầu tư làm giảm đáng kể việc cấp phát trực tiếp của
Nhà nước đối với những lĩnh vực đầu tư có khả năng thu hồi vốn, giảm áp lực
cho ngân sách nhà nước. Trước đây vốn đầu tư của Nhà nước chủ yếu là cấp
phát không hoàn lại kể cả những dự án có khả năng thu hồi vốn. Ngày nay,
theo xu thế phát triển hội nhập đòi hỏi nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
đồng thời các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh
tranh. Trong điều kiện ngân sách eo hẹp không thể bao biện toàn bộ vốn dưới
hình thức cấp phát cho tất cả các dự án. Với chính sách tín dụng đầu tư, các
chủ đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư phải cân nhắc, tính toán kỹ hiệu quả
kinh tế của dự án nhằm có khả năng thu hồi vốn đảm bảo nguyên tắc hoàn trả
vốn vay cả gốc và lãi. Nhờ đó, làm giảm áp lực về nguồn vốn đầu tư đối với
ngân sách Nhà nước.

Luận văn thạc sĩ kinh tế



9
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

+ Vốn tín dụng đầu tư làm tăng tính năng động sáng tạo của doanh
nghiệp trong đầu tư, kinh doanh. Nguyên tắc hoàn trả nợ vay trong sử dụng
vốn tín dụng làm cho các doanh nghiệp phải luôn tư duy và có trách nhiệm
cao với việc sử dụng vốn nhằm bảo đảm mang lại hiệu quả tối ưu, hạn chế,
phòng tránh tối đa việc đầu tư thua lỗ nhằm hoàn trả được vốn vay. Đây là
yếu tố quan trọng góp phần vào việc phát huy nội lực trong công cuộc xây
dựng đất nước.
_ Thứ hai, tín dụng đầu tư giúp Nhà nước trong điều hành nền kinh tế
vĩ mô, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
Thông qua chính sách tín dụng đầu tư, Nhà nước thực hiện việc khuyến
khích phát triển kinh tế các vùng, miền, các ngành kinh tế theo chủ trương,
định hướng đã hoạch định. Bên cạnh các công cụ kinh tế, tài chính khác như
chính sách tiền tệ, chính sách thuế,…tín dụng đầu tư là công cụ rất đắc lực
giúp Chính phủ điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Việc cấp tín dụng ưu đãi cho
những vùng miền, những ngành cần ưu tiên phát triển đã góp phần làm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
_ Thứ ba, tín dụng đầu tư không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng
kinh tế mà còn thực hiện mục tiêu phát triển xã hội.
Việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư cho mục tiêu
khuyến khích các vùng biên giới, hải đảo, vùng kinh tế khó khăn, các chương
trình quốc gia về giải quyết việc làm, phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ,…góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế.


Luận văn thạc sĩ kinh tế


10
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

1.2. Khái quát sự ra đời và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam:
1.2.1. Sự ra đời của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
NHPT được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo
quyết định 108/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
19/05/2006. Tên giao dịch quốc tế là The Vietnam Development Bank, tên
viết tắt là VBD. Trụ sở chính của NHPT đặt tại Thủ đô Hà Nội, 02 Sở giao
dịch, 01 Văn phòng đại diện và 60 Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
NHPT được tổ chức và hoạt động theo điều lệ ban hành kèm theo
Quyết định số 110/2006/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
19/05/2006. NHPT là một đơn vị cho vay chính sách phi lợi nhuận, với số vốn
điều lệ lên tới 10 nghìn tỷ đồng. Cùng với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt
Nam, NHPT có mục tiêu đóng góp vào quá trình xoá đói giảm nghèo thông
qua các khoản vay cho các công trình xây dựng thuỷ lợi và giao thông nông
thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh
tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất khẩu.
So với hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển, NHPT hiện nay sẽ được
tăng quyền chủ động, tăng tính trách nhiệm trong đánh giá, thẩm định cho vay
các dự án và có quyền từ chối cho vay đối với những dự án kém hiệu quả.
So với các ngân hàng thương mại khác, NHPT có sự khác biệt là tổ
chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, không nhận tiền gửi từ dân
cư. Do hoạt động của NHPT không vì mục đích lợi nhuận nên được hưởng
một số ưu đãi đặc biệt như không phải dự trữ bắt buộc, không phải tham gia

bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn
nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, NHPT vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ chức tín dụng, do vậy

Luận văn thạc sĩ kinh tế


11
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính
sách tín dụng, quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
_ Được huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước
để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của nhà nước
theo quy định của Chính phủ.
_ Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển như cho vay đầu tư
phát triển, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.
_ Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu như cho vay xuất khẩu, bảo
lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng
xuất khẩu.
_ Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại;
nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ
chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa NHPT với
các tổ chức uỷ thác.
_ Cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ
thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPT
theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Kết quả hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam

Từ năm 2007, hoạt động tín dụng đầu tư của NHPT được qui định bởi
Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín
dụng xuất khẩu của Nhà nước, trước đó hoạt động tín dụng đầu tư theo Nghị
định số 106/2004/NĐ-CP ngày 10/04/2004, 43/1999/NĐ-CP

ngày

29/06/1999 của Chính phủ và Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày
10/09/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng xuất khẩu.

Luận văn thạc sĩ kinh tế


12
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

1.2.3.1.Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư
Tín dụng đầu tư được điều chỉnh bởi Nghị định số 151/2006/NĐ-CP
ngày 20/12/2006 của Chính phủ bao gồm các hình thức sau:
- Cho vay đầu tư
- Bảo lãnh tín dụng đầu tư
- Hỗ trợ sau đầu tư
Nguyên tắc tín dụng đầu tư
- Cho vay, bảo lãnh các dự án đầu tư có thu hồi vốn trực tiếp.
- Một dự án đầu tư chỉ được áp dụng một hình thức của tín dụng đầu tư
nếu hội đủ các điều kiện theo qui định.
- Dự án đầu tư khi vay vốn hoặc bảo lãnh phải được NHPT thẩm định
phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay.
- Chủ đầu tư vay vốn hoặc được bảo lãnh, hỗ trợ sau đầu tư phải sử
dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi vay theo hợp đồng tín dụng đã

ký; thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng bảo lãnh, hỗ trợ sau đầu tư
và các qui định tại Nghị định 151/2006/ NĐ-CP ngày 20/12/2006.
- Danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư do Chính phủ qui định.
a) Cho vay đầu tư:
Cho vay đầu tư là việc NHPT cho các chủ đầu tư vay vốn để thực hiện
dự án đầu tư.
* Đối tượng cho vay
Là các dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư
được ban hành theo Nghị định 151/NĐ-CP ngày 20/12/2006 (Chi tiết tại phụ
lục).
* Điều kiện cho vay
- Thuộc đối tượng cho vay
- Thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.

Luận văn thạc sĩ kinh tế


13
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

- Chủ đầu tư có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Chủ đầu tư có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trả
được nợ; được NHPT thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và
chấp thuận cho vay.
- Chủ đầu tư phải bảo đảm đủ nguồn vốn để thực hiện dự án và các
điều kiện tài chính cụ thể của phần vốn đầu tư ngoài phần vốn vay tín dụng
đầu tư của Nhà nước.
- Chủ đầu tư thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định.
- Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt
động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối

tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn.
* Mức vốn cho vay
- Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn
đầu tư của dự án đó (không bao gồm vốn lưu động).
- Trường hợp đặc biệt, dự án nhất thiết phải vay với mức cao hơn 70%
tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động) mới đủ điều
kiện để thực hiện, thì NHPT đề nghị Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính
phủ xem xét, quyết định.
* Thời hạn cho vay
- Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án
và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh
của dự án nhưng không quá 12 năm.
- Một số dự án đặc thù (dự án Nhóm A, trồng cây thông, cây cao su)
cần có thời gian vay vốn trên 12 năm mới đủ điều kiện thực hiện thì thời hạn
cho vay tối đa là 15 năm.
* Đồng tiền và lãi suất cho vay
- Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam. Việc cho vay bằng ngoại tệ

Luận văn thạc sĩ kinh tế


14
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với một số dự án có nhu
cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị mà chủ đầu tư có khả năng cân đối ngoại tệ
trả nợ.
- Lãi suất cho vay đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu
Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%/năm.
- Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; dự án

phát triển nông nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc
Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc Chương trình 135 và các xã biên
giới thuộc Chương trình 120, các xã vùng bãi ngang, lãi suất cho vay bằng
đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm.
- Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, giao Bộ Tài chính
quyết định theo nguyên tắc có ưu đãi trên cơ sở lãi suất Sibor 6 tháng cộng
thêm tỷ lệ %.
- Lãi suất cho vay được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần
đầu tiên và không thay đổi cho cả thời hạn vay vốn.
- Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong
hợp đồng tín dụng.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố lãi suất cho vay đầu tư để NHPT
thực hiện. Số lần công bố lãi suất hàng năm tối đa là 2 lần.

b) Hỗ trợ sau đầu tư:
Hỗ trợ sau đầu tư là việc Nhà nước hỗ trợ một phần lãi suất cho chủ
đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án, sau khi dự án đã
hoàn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ vay.
* Đối tượng được hỗ trợ sau đầu tư

Luận văn thạc sĩ kinh tế


15
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

Đối tượng được hỗ trợ sau đầu tư là các chủ đầu tư có dự án trong Danh
mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư, gồm:
- Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Các dự án đầu tư tại: địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,
đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập
trung, các xã thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc chương trình
120, các xã vùng bãi ngang.
* Điều kiện hỗ trợ sau đầu tư
- Dự án thuộc đối tượng hỗ trợ sau đầu tư theo qui định.
- Được NHPT thẩm định và ký kết hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư.
- Dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đã trả được nợ vay.
* Mức hỗ trợ sau đầu tư
- Mức hỗ trợ sau đầu tư bằng chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư
của các tổ chức tín dụng và 90% lãi suất vay vốn đầu tư của Nhà nước .
- NHPT cấp hỗ trợ sau đầu tư theo kết quả trả nợ của chủ đầu tư.
c) Bảo lãnh tín dụng đầu tư:
Bảo lãnh tín dụng đầu tư là cam kết của NHPT với tổ chức cho vay vốn
về việc sẽ trả nợ thay cho chủ đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư, nhà xuất
khẩu không trả hoặc trả nợ không đủ cho bên nhận bảo lãnh.
* Đối tượng được bảo lãnh
Chủ đầu tư có dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư theo quy
định tại và có nhu cầu được bảo lãnh để vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác.
* Điều kiện bảo lãnh
Các dự án thuộc đối tượng bảo lãnh tín dụng đầu tư theo quy định
đồng thời hội đủ các điều kiện sau:
- Thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.

Luận văn thạc sĩ kinh tế


16
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương


- Chủ đầu tư có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Chủ đầu tư có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trả
được nợ; được NHPT thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ vay.
- Chủ đầu tư thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của NHPT.
- Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt
động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối
tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn.
* Thời hạn bảo lãnh
Được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn theo hợp đồng tín dụng
giữa chủ đầu tư với tổ chức tín dụng.
* Mức bảo lãnh và phí bảo lãnh
- Mức bảo lãnh tương ứng với mức vốn vay, nhưng không vượt quá
tổng mức đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động).
- Chủ đầu tư được bảo lãnh không phải trả phí.
* Trách nhiệm tài chính khi chủ đầu tư không trả được nợ
Trường hợp chủ đầu tư không trả được nợ vay theo đúng hợp đồng tín
dụng đã ký thì:
- Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày khoản vay đến hạn, chủ đầu tư không
trả được nợ, tổ chức tín dụng có yêu cầu bằng văn bản gửi NHPT trả nợ thay.
- NHPT có trách nhiệm trả nợ cho tổ chức tín dụng thay chủ đầu tư
phần vốn vay quá hạn đã nhận bảo lãnh khi nhận được yêu cầu trả nợ thay.
- Chủ đầu tư phải nhận nợ bắt buộc và có trách nhiệm trả nợ cho NHPT
về số tiền trả nợ thay với lãi suất phạt bằng 150% lãi suất vay vốn của tổ chức
tín dụng.

Luận văn thạc sĩ kinh tế


17

Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

1.2.3.2. Kết quả hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam
Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là NHPT) chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 01/01/2000. Trải qua hơn 8 năm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, với
vai trò là công cụ của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách tín dụng đầu tư,
tín dụng xuất khẩu của nhà nước đối với những ngành, nghề, lĩnh vực cần
khuyến khích đầu tư, góp phần làm bật dậy tiềm năng to lớn của đất nước,
NHPT đã đạt được những kết quả nhất định. Sự thành công của NHPT trong
việc thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước đã góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế như sau:
_ Tín dụng đầu tư góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thực
hiện mục tiêu công bằng xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tăng trưởng cao (năm 2007
so với 2006 là 48%, năm 2006 so với 2005 là 26%) và chiếm tỷ trọng đáng kể
trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (khoảng 13%-14%). Đến 31/12/2007, dư nợ
tín dụng đầu tư (bao gồm cả ODA) chiếm khoảng 10,7 tổng dư nợ của hệ
thống ngân hàng. Số vốn này được tập trung vào các ngành công nghiệp, xây
dựng: 64%, nông nghiệp và phát triển nông thôn: 14%, giao thông vận tải:
19% và các ngành khác 3%. Riêng đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn
chiếm khoảng 30% doanh số cho vay.
Đến cuối năm 2007, vốn tín dụng đầu tư đã tham gia trên 7.125 dự án,
với tổng số vốn vay theo Hợp đồng tín dụng đã ký khoảng 250.000 tỷ đồng,
đã giải ngân khoảng 150.000 tỷ đồng, dư nợ 53.163 tỷ đồng (trong đó có 90
dự án nhóm A, chiếm 34% dư nợ). Đã có trên 3.400 dự án, trong đó có 38 dự
án nhóm A hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần tăng thêm năng lực sản

Luận văn thạc sĩ kinh tế



18
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

xuất cho các ngành then chốt, khai thác tiềm năng kinh tế các vùng, miền của
đất nước.
Cùng với việc đầu tư thực hiện các dự án hạ tầng , sản xuất theo chỉ đạo
của Thủ tướng Chính Phủ, nguồn vốn tín dụng đầu tư còn tham gia làm mới
27.000km kênh mương nội đồng, 15.000km đường giao thông nông thôn
được bêtông hoá, hoàn thành tôn nền 720 cụm tuyến dân cư đồng bằng sông
Cửu Long góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn và ổn định cuộc sống người
dân.
Bên cạnh hình thức cho vay đầu tư, hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
cũng được đẩy mạnh. Đến cuối năm 2007, đã có 2.784 dự án được hỗ trợ sau
đầu tư với tổng số vốn hỗ trợ theo hợp đồng khoảng 3.533 tỷ đồng, góp phần
thúc đẩy và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn tự có và vay
vốn các ngân hàng thương mại để thực hiện dự án.
_ Tín dụng đầu tư của nhà nước góp phần khai thác nguồn lực tài chính
và phát triển thị trường tài chính.
Từ nguồn vốn điều lệ ban đầu 5.000 tỷ đồng do ngân sách nhà nước
cấp, đến nay NHPT đã có vốn điều lệ là 10.000 tỷ đồng, đồng thời huy động
thêm được 82.339 tỷ đồng, huy động từ phát hành trái phiếu đạt 31.290 tỷ
đồng, chiếm 38%. Tỷ trọng vốn huy động từ thị trường ngày càng tăng từ
7,3% năm 2000 lên 80% năm 2007, đáp ứng kịp thời nhu cầu giải ngân các dự
án đầu tư và hợp đồng xuất khẩu.
Thông qua việc huy động vốn để thực hiện nhiệm vụ cho vay đầu tư,
trên thị trường Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện công cụ tài chính là trái phiếu
Chính phủ do NHPT phát hành có thời hạn 10-15 năm, góp phần tăng thêm
một lượng hàng hoá đáng kể cho thị trường chứng khoán, bước đầu hình

thành một kênh huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển.

Luận văn thạc sĩ kinh tế


19
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

1.3. Kinh nghiệm một số quốc gia trong việc thành lập các tổ chức tài
chính của Nhà nước
1.3.1. Kinh nghiệm Nhật Bản
Nhật Bản thành lập Ngân hàng tài trợ tái thiết vào 1947 nhằm tái thiết
nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II. Nguồn vốn hoạt động
được Chính phủ cấp và phát hành trái phiếu. Sau thời gian hoạt động cũng
góp phần phát triển nền kinh tế Nhật. Tuy nhiên, nền kinh tế ngày càng phát
triển đòi hỏi một chính sách tài chính phù hợp hơn, trong khi đó mô hình hoạt
động của Ngân hàng tái thiết bộc lộ khuyết điểm: quyết định cho vay phức tạp
và phụ thuộc bên ngoài, trách nhiệm không rõ ràng, ràng buộc về chính trị và
xì căng đan về hối lộ. Do đó, đòi hỏi tái cơ cấu và cho ra đời Ngân hàng phát
triển Nhật Bản (JDB) vào năm 1951. Với cơ cấu tổ chức mới này Chính phủ
quyết định về chính sách chung và kế hoạch hoạt động cơ bản, Ngân hàng
phát triển Nhật Bản được độc lập quyết định cho vay, chỉ cho vay dài hạn và
mở rộng phạm vi hỗ trợ sang khu vực tư nhân, chỉ cho vay các dự án có khả
năng thu hồi vốn, vốn vẫn được cấp nhưng việc phát hành trái phiếu trong
nước bị cấm.
Đến những năm 1980-1990, Nhật Bản có những cải cách chính quyền ,
do đó tổ chức lại Ngân hàng Phát triển Nhật bản lần thứ 2 vào tháng 10/1999
với chức năng là cung cấp vốn dài hạn và hỗ trợ dự án với mục tiêu là hồi
phục nền kinh tế và phát triển bền vững; nâng cao đời sống nhân dân và tạo
lập các vùng kinh tế trọng điểm. Khung pháp lý cho hoạt động của Ngân hàng

phát triển Nhật Bản rõ ràng và chặt chẽ hơn bằng luật Ngân hàng phát triển
Nhật Bản, tự chủ về tài chính, từ đó tình hình tài chính của tổ chức này ngày
càng lành mạnh và minh bạch hơn.

Luận văn thạc sĩ kinh tế


20
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

1.3.2. Kinh nghiệm Đức
Ngân hàng tái thiết Đức (viết tắt là KFW) được thành lập vào năm
1948, vốn điều lệ do nhà nước cấp 100%, huy động vốn cách phát hành trái
phiếu và vay của các tổ chức tài chính, ngân hàng , không được nhận tiền gửi,
thực hiện dịch vụ thanh toán và mở tài khoản vãng lai. Nhiệm vụ chủ yếu của
Ngân hàng tái thiết Đức:
- Cho vay trung và dài hạn hỗ trợ phát triển theo chính sách của nhà
nước Liên bang cho các lĩnh vực: Hỗ trợ thành lập và hỗ trợ vốn cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ, phát triển nhà, đầu tư mạo hiểm, bảo vệ môi trường, cơ sở
hạ tầng, phát triển và cải tổ công nghệ, các chương trình hỗ trợ phát triển theo
cam kết quốc tế, nhiệm vụ phát triển khác do Chính phủ Liên bang giao.
- Cho vay hoặc tài trợ theo các hình thức khác đối với chính quyền các
bang và các địa phương thực hiện các dự án phát triển hạ tầng.
- Cho vay đối với các chương trình thuần tuý xã hội như phát triển giáo
dục
- Tài trợ các dự án có lợi ích của Đức và Liên minh Châu Âu thông qua
các hình thức: đồng tài trợ, cho vay hợp vốn với các ngân hàng ; tín dụng xuất
khẩu; tài trợ phát triển cho các quốc gia khác.
* Đối với hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ: Ngân hàng tái
thiết Đức xây dựng một thương hiệu riêng là KFW Mittelstandbank để thực

hiện nhiệm vụ tài trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng tái thiết Đức
không trực tiếp cho vay đến các khách hàng mà thông qua ngân hàng thương
mại và ngân hàng địa phương với vai trò là ngân hàng bán lẻ của KFW. Do
vậy, việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, duyệt vay và giải ngân do ngân hàng bán
lẻ thực hiện. KFW chỉ thực hiện thẩm tra lại hồ sơ duyệt vay trước khi chấp
nhận tài trợ. Ngân hàng bán lẻ phải ký hợp đồng với KFW và trả nợ cho KFW.
Do vậy rủi ro tín dụng do ngân hàng bán lẻ chịu. Các hình thức cho vay: cho

Luận văn thạc sĩ kinh tế


21
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

vay thành lập doanh nghiệp, cho vay hỗn hợp dưới dạng vốn cổ phần và vốn
đầu tư dự án cho doanh nghiệp. Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất thương
mại.
Đối với hình thức tài trợ này, KFW không chỉ thực hiện tài trợ cho
doanh nghiệp Đức mà còn thực hiện tài trợ cho các doanh nghiệp thuộc các
quốc gia khác theo các chương trình của EU như chương trình tài trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ cho các nước Tây, trung và Đông Âu. Đối tác của KFW
trong các chương trình tài trợ này là Ngân hàng phát triển Châu Âu và Quỹ
Phát triển Châu Âu.
* Đối với hoạt động tín dụng xuất khẩu:
KFW cũng xây dựng thương hiệu riêng là KFW IPEX Bank
(International Project anh Export Financing Bank). Các sản phẩm tài trợ của
IPEX : tài trợ xuất khẩu, tài trợ các dự án quốc tế, tài trợ thương mại, bảo lãnh
dự thầu, thực hiện hợp đồng,... Đối với các loại hình tài trợ nêu trên, điều kiện
được tài trợ là phục vụ cho lợi ích của nước Đức và liên minh Châu Âu, phạm
vi hoạt động của nghiệp vụ này là trên phạm vi toàn cầu.

Tuy nhiên khác với các nghiệp vụ khác của KFW, thương hiệu IPEX
Bank là một mảng nghiệp vụ cạnh tranh với tất cả các ngân hàng trong nước
cũng như nước ngoài trên thị trường. IPEX Bank có rất nhiều lợi thế do đây là
một tổ chức của Chính phủ nhưng hoạt động thương mại nên IPEX gần như
không có đối thủ cạnh tranh. Cũng do tính chất này, nên bắt đầu từ 2004, dưới
sức ép từ phía các ngân hàng và EU, KFW đã bắt đầu lộ trình là tách dần
IPEX ra khỏi KFW để trở thành một ngân hàng có tư cách pháp nhân độc lập.
Sau khi thực hiện xong giai đoạn chuyển đổi, IPEX sẽ có các đặc điểm khác
so với KFW như sau:
- Không nhận nhiệm vụ trực tiếp từ Chính Phủ

Luận văn thạc sĩ kinh tế


22
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

- Huy động vốn toàn cầu theo cơ chế thị trường với hệ số tín nhiệm
độc lập;
- Hoạt động theo Giấy phép ngân hàng và chịu sự điều chỉnh của Luật
Ngân hàng Liên bang Đức;
- Có nghĩa vụ nộp thuế.
Hoạt động tài trợ của IPEX là cạnh tranh với tất cả các ngân hàng khác
nên đối tượng cho vay của IPEX rất rộng bao gồm các ngành công nghiệp,
thương mại, truyền thông, tàu thuỷ, hàng không, đường bộ, đường sắt, sân
bay, cảng biển. Với đối tượng như vậy nên khách hàng của IPEX chủ yếu là
các công ty lớn hoạt động trên phạm vi quốc tế và các doanh nghiệp vừa.
Hiện nay, IPEX hoạt động chủ yếu trên địa bàn Liên minh Châu Âu và Đức.
Phạm vi hoạt động của KFW ngày càng mở rộng không chỉ hỗ trợ cho
Đức trong từng giai đoạn phát triển mà còn hỗ trợ phát triển với các nước

đang phát triển thông qua hình thức cho vay ODA.
1.3.3. Kinh nghiệm Trung Quốc
Ngân hàng phát triển Trung Quốc (CDB) là tổ chức tài chính nhà nước
cấp ngang bộ được thành lập vào năm 1994, có chức năng huy động vốn theo
chính sách của nhà nước Trung Quốc và đầu tư, hỗ trợ vốn cho các lĩnh vực
Chính phủ quan tâm, thực hiện các mục tiêu của Chính phủ nhưng phải có lãi.
Nguồn vốn hoạt động của CDB từ Chính phủ cấp và huy động trái phiếu.
Sự phát triển của CDB được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1, từ 1994-1997: đây là giai đoạn tài chính hỗ trợ phát triển,
tài chính chính sách (cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ) không vì mục đích
lợi nhuận mà nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách, bảo đảm vốn và nhu cầu
vốn cho các chương trình của Chính phủ. Trong giai đoạn này hoạt động của
CDB chưa tốt, tỷ lệ nợ xấu rất cao (42%).

Luận văn thạc sĩ kinh tế


23
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

Giai đoạn 2, từ 1998 đến nay: mục tiêu vẫn là hỗ trợ phát triển nhưng
phải tuân thủ nguyên tắc thị trường, thúc đẩy phát triển thị trường, xây dựng
chế độ, hoàn thiện cơ chế, các qui định về hỗ trợ phát triển, tỷ lệ nợ xấu giảm
xuống còn 0,8%.
CDB thành công trong việc xử lý nợ xấu là nhờ sự phối hợp chặt chẽ
giữa CDB và chính quyền địa phương là nơi quản lý tài chính các cấp, quản lý
công tác tổ chức, quản lý qui hoạch phát triển, có thế mạnh điều phối các mặt
hoạt động trên địa bàn để khai thác và phát huy tài nguyên, CBD có thế mạnh
về vốn. Kết hợp lợi thế mỗi bên góp phần thúc đẩy phát triển cũng như thúc
đẩy việc xử lý nợ xấu cho CDB.

CDB cũng mở rộng chi nhánh trên toàn quốc. CDB có trách nhiệm
thẩm định và quyết định cho vay, CDB cũng thực hiện phân cấp cho các chi
nhánh nhưng ở mức độ thấp. Việc giải ngân vốn vay phần lớn thông qua ngân
hàng thương mại. Đối tượng cho vay chủ yếu hiện nay của CDB là các dự án
đầu tư lớn thuộc các lĩnh vực năng lượng, hạ tầng giao thông, thuỷ lợi và hạ
tầng đô thị. Tính đến tháng 06/2006, tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực hạ tầng
là 30%, đầu tư cho lĩnh vực năng lượng là 20%; đầu tư phát triển vùng kinh tế
khó khăn: miền đông là 50%, miền trung 25% và khu vực phía tây là 25%.
Chiến lược hoạt động của CDB trong thời gian tới là xây dựng cơ sở hạ tầng,
đầu tư xây dựng vùng khó khăn, thúc đẩy phát triển hệ thống tiền tệ Trung
Quốc, mở rộng quan hệ quốc tế.
1.3.4. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng trong điều kiện Việt Nam
Hầu như mỗi quốc gia trên thế giới đều có tổ chức tài chính chính sách
phù hợp như là công cụ của Chính phủ trong điều hành nền kinh tế vĩ mô, phù
hợp với chiến lược phát triển kinh tế của từng nước. Việt Nam có thể học tập
kinh nghiệm của các nước nhưng phải phù hợp với mục tiêu và điều kiện của
nền kinh tế nhằm hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những

Luận văn thạc sĩ kinh tế


24
Hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bình Dương

điểm chung rút ra từ kinh nghiệm các nước và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam như sau:
_ Việc thành lập các tổ chức tài chính nhà nước có tiềm lực về tài chính
và hành lang pháp lý ổn định là một tất yếu nhằm hỗ trợ hiệu quả cho chiến
lược phát triển kinh tế đất nước. Tuỳ theo điều kiện nền kinh tế của từng nước
mà tên gọi, nội dung, cơ chế hoạt động của các tổ chức này có thể khác nhau

nhưng đều là công cụ của Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát
triển của Chính phủ. Do vậy, sự ra đời của NHPT là hoàn toàn phù hợp với xu
thế phát triển của đất nước. Tuy nhiên, hành lang pháp lý cho hoạt động của
NHPT chưa ổn định, cần hoàn thiện và nâng thành luật cho tổ chức và hoạt
động của NHPT (gọi là luật NHPT).
_ Chức năng hoạt động của các tổ chức này chủ yếu là tập trung hỗ trợ
các ngành then chốt, các vùng kinh tế trọng điểm và hỗ trợ phát triển các vùng
khó khăn nhằm phát triển đồng đều giữa các vùng miền. Mục tiêu và chiến
lược hoạt động của các tổ chức này do Chính phủ qui định trong từng thời kỳ.
Thời gian qua, NHPT đã làm tốt chức năng của mình, tuy nhiên cần phải tăng
cường hơn nữa nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các vùng kinh
tế khó khăn.
_ Chính phủ đảm bảo nguồn hoạt động và khả năng thanh toán. Trong
quá trình hoạt động, các tổ chức này có thể huy động thêm vốn từ nhiều
nguồn khác như phát hành trái phiếu (được Chính phủ bảo lãnh), khai thác
nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, quỹ tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm
xã hội,...NHPT đã thành công trong việc huy động vốn bằng phát hành trái
phiếu và thu hút vốn nhàn rỗi. Tuy nhiên, hình thức và lãi suất huy động còn
chưa hấp dẫn, đặc biệt là huy động vốn nhàn rỗi trong nước.
_ Các tổ chức này trong thời gian đầu hoạt động được sự hỗ trợ và chỉ
đạo của Chính phủ để cho vay các dự án đầu tư theo định hướng của Chính

Luận văn thạc sĩ kinh tế


×