BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------
NGUYỄN THỊ LỆ HẰNG
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------NGUYỄN THỊ LỆ HẰNG
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số
: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HỒNG HẢI
TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2008
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tơi nghiên cứu và thực hiện.
Các số liệu và thơng tin sử dụng trong luận văn này đều có nguồn gốc, trung
thực và được phép công bố.
Thành phố Hồ Chí Minh- năm 2008
Nguyễn Thị Lệ Hằng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Phần mở đầu ................................................................................................................. 01
Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ thẻ ngân hàng .................................................. 05
1.1 Những vấn đề cơ bản về dịch vụ thẻ ngân hàng...................................................... 05
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................... 05
1.1.2 Khái niệm thẻ ngân hàng ............................................................................... 06
1.1.3 Hình thức của chiếc thẻ ngân hàng................................................................. 07
1.1.4 Các quy định pháp lý liên quan đến dịch vụ thẻ ngân hàng tại Việt Nam .... 07
1.2 Phân loại thẻ ngân hàng ......................................................................................... 08
1.2.1 Phân loại theo tính chất thanh tốn của thẻ ................................................... 08
1.2.2 Phân loại theo cơng nghệ sản xuất ................................................................. 09
1.2.3 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ .................................................................... 10
1.3 Lợi ích của thẻ ngân hàng ...................................................................................... 11
1.3.1 Đối với người sử dụng thẻ ............................................................................. 11
1.3.2 Đối với ngân hàng phát hành.......................................................................... 12
1.3.3 Đối với đơn vị chấp nhận thẻ.......................................................................... 13
1.3.4 Đối với nền kinh tế ......................................................................................... 13
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển dịch vụ thẻ tại các ngân hàng
thương mại .................................................................................................................... 15
1.4.1 Yếu tố từ phía ngân hàng ............................................................................... 15
1.4.2 Yếu tố từ phía khách hàng .............................................................................. 17
1.4.3 Yếu tố thuộc về sự phát triển kinh tế và cơ chế chính sách ........................... 18
1.4.4 Yếu tố rủi ro.................................................................................................... 18
1.5 Kinh nghiệm phát triển thẻ ngân hàng trên thế giới, bài học kinh nghiệm áp
dụng tại Việt Nam và BIDV.......................................................................................... 21
1.5.1 Kinh nghiệm phát triển thị trường thẻ ngân hàng tại Singapore .................... 21
1.5.2 Kinh nghiệm phát triển của các thương hiệu thẻ nổi tiếng trên thế giới ........ 22
1.5.3 Bài học kinh nghiệm áp dụng tại thị trường thẻ Việt Nam và BIDV............. 24
Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 26
Chương 2: Thực trạng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam .............................................................................................................................. 27
2.1 Nhận định chung về thị trường thẻ tại Việt Nam ................................................... 27
2.2 Sơ lược về BIDV..................................................................................................... 29
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển .................................................................. 29
2.2.2 Một số nét chính về hoạt động kinh doanh của BIDV ................................... 30
2.3 Thực trạng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ................... 32
2.3.1 Quá trình phát triển dịch vụ thẻ BIDV ........................................................... 32
2.3.2 Mơ hình hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV ............................................... 34
2.3.3 Công nghệ thẻ ................................................................................................. 36
2.3.4 Các loại sản phẩm thẻ BIDV .......................................................................... 37
2.3.5 Một số điểm khác biệt của từng sản phẩm thẻ BIDV..................................... 39
2.3.6 Số lượng và doanh số thanh toán thẻ BIDV ................................................... 40
2.3.7 Nghiệp vụ phát hành thẻ tại BIDV ................................................................. 43
2.3.8 Dịch vụ trên ATM .......................................................................................... 44
2.3.9 Dịch vụ trên POS ............................................................................................ 52
2.4 Nhận xét đánh giá về hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam trong thời gian qua ............................................................................... 55
2.4.1 Những kết quả đạt được.................................................................................. 55
2.4.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ......................................................... 58
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 65
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam ............................................................................................................ 66
3.1 Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển dịch vụ thẻ BIDV ................................ 66
3.2 Định hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ tại BIDV ...................................... 70
3.3 Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại BIDV .............................................................. 71
3.3.1 Chú trọng xây dựng và nâng cao ý chí thực hiện chiến lược kinh doanh
dịch vụ thẻ................................................................................................................ 72
3.3.2 Đẩy mạnh và thực hiện đồng bộ các chính sách marketing ........................... 73
3.3.3 Chính sách khách hàng ................................................................................... 80
3.3.4 Giải pháp về công nghệ .................................................................................. 82
3.3.5 Hồn thiện mơ hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ ...................................... 84
3.3.6 Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .............................. 86
3.3.7 Tăng cường công tác phòng chống rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ ............. 87
3.3.8 Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng thương mại khác ......... 88
3.4 Một số kiến nghị..................................................................................................... 89
3.4.1 Đối với Chính phủ .......................................................................................... 89
3.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước......................................................................... 90
3.4.3 Đối với Hội thẻ ngân hàng.............................................................................. 92
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 94
Kết luận ........................................................................................................................ 95
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi thu thập thông tin.
Phụ lục 2: Kết quả tổng hợp thông tin khảo sát ý kiến của khách hàng.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACB
: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Agribank
: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam
BIDV
: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Banknet
: Liên minh thẻ của Công ty Cổ phần tài chính quốc gia VN
ĐVCNT
: Đơn vị chấp nhận thẻ
NH
: Ngân hàng
NHNN
: Ngân hàng Nhà nước
NHTM
: Ngân hàng thương mại
NSNN
: Ngân sách nhà nước
PIN
: Personal Identification Number- mật mã thẻ cá nhân
POS
: Point of sale – điểm chấp nhận thanh toán
Smartlink
: Liên minh thẻ do Vietcombank sáng lập
Techcombank
: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
TMCP
: Thương mại cổ phần
VCB, Vietcombank : Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Vietinbank
: Ngân hàng Công thương Việt Nam
WTO
: Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng thẻ ngân hàng Việt Nam qua các năm ......................................... 27
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tăng trưởng chung BIDV trong 06 năm gần đây................. 30
Bảng 2.3: Thống kê hạn mức rút tiền và chuyển khoản của từng loại thẻ BIDV......... 39
Bảng 2.4: Số lượng thẻ phát hành trên thị trường 2006-2007 ...................................... 41
Bảng 2.5: Doanh số thanh toán thẻ BIDV qua các năm ............................................... 42
Bảng 2.6: Số lượng máy ATM trên thị trường 2006-2007 ........................................... 48
Bảng 2.7: Tỷ lệ máy ATM tại 2 địa bàn trọng điểm của các ngân hàng năm 2007 ..... 49
Bảng 2.8: Số lượng POS năm 2007 của một số ngân hàng ......................................... 54
Bảng 2.9: Thu phí dịch vụ thẻ BIDV 2004-06/2008 .................................................... 55
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát về những hạn chế của dịch vụ thẻ BIDV ....................... 58
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Biểu đồ tăng trưởng huy động và dư nợ cho vay của BIDV ........................ 31
Hình 2.2: Mơ hình hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV.............................................. 34
Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng số lượng thẻ BIDV 2003-6/2008 ................................. 40
Hình 2.4: Biểu đồ thị phần thẻ năm 2007 ................................................................ ....41
Hình 2.5: Biểu đồ số lượng máy ATM của BIDV qua các năm ................................... 48
Hình 2.6: Biểu đồ thị phần máy ATM của các ngân hàng năm 2007........................... 49
Hình 2.7: Sơ đồ vị trí dịch vụ POS của BIDV trên thị trường năm 2007..................... 54
Hình 3.1: Đề xuất mơ hình hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh BIDV................. 85
-1-
PHẦN MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây phát triển với tốc độ cao đã
và đang tạo ra nhiều tầng lớp dân cư có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng rất
lớn. Với dân số khoảng 85 triệu người, tỷ lệ dân số trẻ cao nhưng đến nay mới có
khoảng hơn 6 triệu người có tài khoản ngân hàng chứng tỏ tiềm năng của thị trường
rất lớn.
Nắm bắt được nhu cầu này, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã liên tục
tung ra những sản phẩm dịch vụ mới, gia tăng tiện ích phục vụ khách hàng. Một
trong nỗ lực hiện nay của các ngân hàng là mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ để
nhanh chóng đi trước chiếm lĩnh thị phần trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập
sâu rộng. Vì theo đánh giá của các ngân hàng nước ngồi có uy tín, chiếc thẻ được
xem là phương tiện thu hút người dân sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng một cách
nhanh chóng nhất.
Một thực tế tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay, thói quen thanh toán
bằng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức người dân. Phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ là
một trong những phương thức giúp người dân làm quen với thanh tốn khơng dùng
tiền mặt, đặt nền móng xây dựng một nền “văn minh thanh toán” tại Việt Nam đáp
ứng tiến trình hội nhập. Để thực hiện được việc này vai trò của các ngân hàng
thương mại là hết sức quan trọng. Sản phẩm dịch vụ thẻ đã được các ngân hàng triển
khai ở Việt Nam từ năm 1996 với sự chỉ đạo và hỗ trợ tích cực của Chính phủ. Kết
quả là cho đến nay, sản phẩm dịch vụ thẻ đã có những bước phát triển vượt bậc về
số lượng thẻ phát hành, tiện ích hiện đại, các dịch vụ gia tăng đi kèm và số lượng
các ngân hàng tham gia. Các ngân hàng tiếp tục nỗ lực rất nhiều để đưa chiếc thẻ trở
nên thuận tiện và thông dụng hơn trong đó có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam.
Bắt đầu gia nhập thị trường từ năm 2002, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam được biết là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ thẻ và
hệ thống ATM. BIDV với bề dày lịch sử hoạt động và những bước chuẩn bị tích cực
-2-
về đầu tư công nghệ, hệ thống máy ATM, nhân sự … nhưng sản phẩm dịch vụ thẻ
của BIDV vẫn chưa thực sự phát triển mạnh, chưa tạo được dấu ấn đặc trưng của
thương hiệu thẻ riêng biệt, tiện ích chưa hấp dẫn với chức năng chủ yếu dùng để rút
tiền mặt.
Làm thế nào để BIDV mở rộng và phát triển dịch vụ thẻ trong điều kiện cạnh
tranh ngày càng gay gắt trên thị trường đầy tiềm năng và cũng đầy thách thức? Để
góp phần trả lời câu hỏi trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển dịch vụ thẻ
tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”.
2) Mục tiêu của đề tài:
Đề tài nhằm làm sáng tỏ những vấn đề sau:
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thẻ ngân hàng, một đại diện cho
phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt của xã hội hiện đại với nhiều tiện ích
phù hợp với đời sống và thu nhập ngày càng tăng của người dân.
- Trên cơ sở thu thập phân tích số liệu, đề tài nêu lên được thực trạng dịch vụ
thẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, vị thế của BIDV đang ở đâu trên
thị trường thẻ tại Việt Nam.
- Nêu lên một số cơ hội, thách thức đối với BIDV về phát triển dịch vụ thẻ.
Trên cơ sở về thực trạng, cơ hội và thách thức đã phân tích, đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển dịch vụ thẻ của BIDV trong thời gian tới.
3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: dịch vụ thẻ của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề chung về thẻ ngân hàng,
những vấn đề và số liệu liên quan đến dịch vụ thẻ trên toàn hệ thống của BIDV. Tác
giả cũng cố gắng thu thập những số liệu của một số ngân hàng tiêu biểu tại Việt
Nam như Vietcombank. ACB, Đông Á… cũng như số liệu chung về thị trường thẻ
-3-
Việt Nam để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
4) Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện bằng nhiều phương pháp nghiên cứu: tìm hiểu
những kiến thức liên quan đến dịch vụ thẻ thơng qua giáo trình sách vở và văn bản
pháp lý, tiếp cận thực tế làm việc tại BIDV, thu thập thông tin và số liệu từ BIDV,
Ngân hàng Nhà nước, Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, báo chí và mạng Internet. Sử
dụng các phương pháp : thống kê, tổng hợp, so sánh… để xử lý số liệu thu thập
được.
Kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn: vận dụng kiến thức các môn học,
sách vở, kinh nghiệm thực tế qua hơn 6 năm làm việc tại BIDV. Là nhân viên của
BIDV và cũng là một khách hàng sử dụng thẻ, tác giả phần nào nắm bắt thực trạng
dịch vụ thẻ BIDV và tìm hiểu định hướng phát triển dịch vụ này qua đồng nghiệp
cùng với chỉ đạo của lãnh đạo BIDV. Bên cạnh đó trong q trình làm luận văn tác
giả tham khảo, thu thập tài liệu, kinh nghiệm làm việc về thẻ qua bạn bè làm ở các
ngân hàng khác để luận văn mang tính thực tiễn hơn.
Tác giả cũng thực hiện cuộc khảo sát thăm dò ý kiến của 70 người gồm 50
khách hàng cá nhân và 20 cán bộ nhân viên làm việc tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Bắc Sài Gòn. Bảng câu hỏi thu thập thông tin gồm 10 câu với nội
dung khảo sát những vấn đề xung quanh dịch vụ thẻ BIDV để làm nổi bật thực
trạng, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp trong luận văn.
5) Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ thẻ ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam.
-4-
Đề tài nghiên cứu về thẻ hiện nay mang tính thời sự đối với ngành ngân hàng
và thu hút người dân Việt Nam trong xã hội hướng tới thanh toán không dùng tiền
mặt nên trong tương lai sẽ cập nhật nhiều giải pháp khả thi. Mặc dù rất nỗ lực trong
quá trình nghiên cứu nhưng do thời gian, khả năng và lượng thơng tin thu thập có
hạn nên luận văn khơng thể tránh khỏi thiếu sót.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cơ, đồng nghiệp và
những người quan tâm để hoàn thiện hơn nữa những nghiên cứu trong luận văn.
-5-
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THẺ NGÂN HÀNG
1.1 Những vấn đề cơ bản về dịch vụ thẻ ngân hàng
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Con người có nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa từ những năm trước cơng
ngun và các phương thức thanh tốn dần dần xuất hiện với hai hình thức cơ bản là
thanh tốn bằng tiền mặt hoặc khơng dùng tiền mặt. Phương thức thanh tốn khơng
dùng tiền mặt nghe có vẻ mới với người Việt Nam trong những năm gần đây nhưng
đã có từ 3000 năm trước Cơng ngun. Tuy nhiên một đại diện của phương thức này
là chiếc thẻ thanh tốn tính từ lúc nó manh nha dưới dạng gỗ cũng chỉ được 200
năm. Chiếc thẻ thanh toán thật sự là một điều kỳ diệu của lịch sử tiền tệ.
Ngành công nghiệp thẻ ngân hàng mới phát triển thật sự trong 25 năm gần
đây nhưng thẻ lại có lịch sử lâu đời bắt nguồn từ việc các đại lý bán lẻ cung cấp tín
dụng cho khách hàng (mua hàng trước, trả tiền sau). Nhiều đại lý nhỏ không đủ khả
năng cung cấp tín dụng cho các khách hàng của họ và điều này tạo điều kiện cho các
tổ chức tài chính vào cuộc.
Năm 1946, thẻ ngân hàng John Biggins có tên là Charge-it xuất hiện tại Mỹ,
đó là một hệ thống tín dụng cho phép các khách hàng thực hiện các giao dịch nội địa
tại các đại lý bằng các “phiếu” có giá trị do ngân hàng phát hành. Các đại lý nộp các
“phiếu” giao dịch cho ngân hàng Biggins; ngân hàng sẽ thanh tốn các giao dịch đó
cho các đại lý và thu tiền lại từ các khách hàng. Đó là tiền đề cho việc phát hành thẻ
tín dụng đầu tiên của ngân hàng Franklin National NewYork vào năm 1951.
Vào năm 1960, Ngân hàng Bank of America giới thiệu sản phẩm thẻ ngân
hàng riêng của mình, BankAmericard.
Việc phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ ngày càng mở rộng trên toàn bộ
nước Mỹ. Vào năm 1966, 14 ngân hàng Mỹ liên kết thành tổ chức Interbank
(Interbank Card Association-ICA), một tổ chức mới có khả năng trao đổi thơng tin
các giao dịch thẻ tín dụng. Vào năm 1967, bốn ngân hàng California đổi tên từ
California Bankcard Association thành Western States BankCard Association
-6-
(WSBA). WSBA mở rộng mạng lưới thành viên với các tổ chức tài chính khác ở
phía tây nước Mỹ. Sản phẩm thẻ của tổ chức WSBA là MasterCharge.
Vào cuối thập niên 1960, nhiều tổ chức tài chính đã trở thành thành viên của
MasterCharge và đủ sức cạnh tranh với BankAmericard. Vào năm 1968, Interbank
mở rộng thành viên ra khỏi phạm vi nước Mỹ, liên kết với các tổ chức tài chính châu
Âu hình thành thẻ Eurocard. Thành viên đầu tiên của Nhật tham gia vào tổ chức
Interbank vào năm 1968. Năm 1977, BankAmericard trở thành Visa International
(có trên 1,2 tỷ chủ thẻ). Năm 1979, MasterCharge đổi tên thành MasterCard (hiện
nay có khoảng trên 500 triệu chủ thẻ). Sau đó, ngày càng có nhiều các tổ chức tài
chính của các nước tham gia vào chương trình thẻ ngân hàng.
Ngồi ra có các thương hiệu thẻ nổi tiếng khác trên thế giới cũng được hình
thành. Thẻ Diners Club đầu tiên được phát hành vào năm 1949. Amecican Express
(Amex) ra đời năm 1958 và thẻ JCB phát hành tại Nhật bản năm 1961.
Bây giờ thì những cái tên như Visa hay Master Card đã nằm trong danh sách
thương hiệu nổi tiếng nhất hành tinh. Chúng góp phần làm cho các quốc gia gần
nhau hơn. Chỉ với một vài chiếc thẻ trong tay, thế giới loài người dường như đã trở
nên nhỏ bé và thân thiện hơn nhiều khi người ta có thể đi từ châu Âu sang châu Mỹ,
đến lục địa đen về châu Á mà không bận tâm nhiều về nhu cầu tiền mặt.
1.1.2 Khái niệm thẻ ngân hàng
Thẻ Ngân hàng là một loại cơng cụ thanh tốn hiện đại do ngân hàng phát
hành cho khách hàng sử dụng trong thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút
tiền tại các ngân hàng đại lý hay tại các máy rút tiền tự động (ATM).
Theo “Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ
hoạt động thẻ ngân hàng” ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN
của Ngân hàng Nhà nước ngày 15/05/2007 có khái niệm về thẻ ngân hàng như sau:
“Thẻ ngân hàng là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện
giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận”. Tổ chức
phát hành thẻ được giải thích theo Quyết định này tương đối rộng: “Là ngân hàng,
-7-
tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải
là tổ chức tín dụng được phép phát hành thẻ theo quy định tại Điều 9, Quy chế này”.
Thẻ trong Quyết định này (cũng như trong luận văn) không bao gồm các loại
thẻ do các nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát hành để sử dụng trong việc thanh
tốn hàng hóa, dịch vụ cho chính các tổ chức phát hành đó.
1.1.3 Hình thức của chiếc thẻ ngân hàng
Chiếc thẻ nhựa nhỏ gọn như một tấm danh thiếp xinh xắn với kích thước gần
như thống nhất là 84 mm x 54 mm x 0.76 mm. Mặt trước in màu sắc có biểu tượng
của tổ chức thẻ, tên và biểu tượng của ngân hàng phát hành thẻ, số thẻ, ngày hiệu
lực, tên chủ thẻ được in nổi và có thể có thêm ảnh của chủ thẻ. Mặt sau có các đặc
điểm bảo mật, dải băng từ chứa các thơng tin tài chính đã được mã hóa, thêm ơ chữ
ký của chủ thẻ và các quy định ngắn gọn liên quan. Hầu hết các loại thẻ quốc tế
được làm bằng nhựa với kỹ thuật cao, lại được dùng thay thế các hoạt động thanh
toán sử dụng tiền mặt nên chiếc thẻ được gọi là tiền nhựa (plastic money).
1.1.4 Các quy định pháp lý liên quan đến dịch vụ thẻ ngân hàng tại Việt
Nam
Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ ban đầu chỉ là quyết định số 74/QĐ-NH
do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành ngày 10/4/1993, qui định “Thể lệ
tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán”. Việc ứng dụng thẻ ở Việt Nam
vào thời điểm đó cịn bị giới hạn rất nhiều về cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, hạ
tầng kỹ thuật... Trên cơ sở thỏa thuận của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương
mại thí điểm phát hành thẻ tự xây dựng qui chế, hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ,
tức tính pháp lý chỉ dừng ở mức điều chỉnh “nội bộ” giữa ngân hàng phát hành và
chủ thẻ. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ban hành quyết định số
371/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 về “Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán
thẻ ngân hàng”.
Để củng cố cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh thẻ, đáp ứng yêu cầu
phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng, năm 2007,
Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy các hoạt
-8-
động phát hành và thanh toán thẻ như: Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt, Quy
định trả lương qua tài khoản, Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN về việc ban hành
Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ
ngân hàng (thay thế Quyết định số 371 cũ), Quyết định về hạn mức số dư đối với thẻ
trả trước vô danh; Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã Bin (mã của ngân hàng phát
hành thẻ )…
Việc ban hành kịp thời các chính sách trên của Chính phủ và Ngân hàng Nhà
nước đã giúp môi trường kinh doanh thẻ tại Việt Nam từ năm 2007 trở nên thơng
thống hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh thẻ hoạt động, đồng
thời tạo thói quen thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho người dân.
1.2 Phân loại thẻ ngân hàng
1.2.1 Phân loại theo tính chất thanh tốn của thẻ
1.2.1.1 Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ sử dụng một
hạn mức tín dụng theo thỏa thuận với tổ chức phát hành (thường là ngân hàng) và
chủ thẻ phải thanh toán mức trả nợ tối thiểu vào ngày đến hạn. Đây là loại thẻ được
sử dụng phổ biến nhất, được xem là một cơng cụ tín dụng trong lĩnh vực cho vay
tiêu dùng.
Các ngân hàng hay tổ chức tài chính phát hành thẻ tín dụng dựa trên uy tín và
khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó mỗi đối tượng khách hàng có những hạn
mức tín dụng khác nhau.
Thẻ tín dụng có tại Việt Nam cách đây 10 năm nhưng vẫn khơng phát triển
mạnh được vì các ngân hàng rất hạn chế cấp hạn mức tín chấp cho chủ thẻ, thông
thường chủ thẻ phải ký quỹ hoặc thế chấp tài sản để đảm bảo cho hạn mức tín dụng
được cấp.
1.2.1.1 Thẻ ghi nợ (Debit card): là loại thẻ thanh toán liên kết trực tiếp đến tài
khoản tiền gửi thanh toán giúp chủ thẻ đáp ứng các nhu cầu chi tiêu tiền mặt, rút tiền
mặt hoặc thanh toán. Thường thì thẻ ghi nợ khơng có hạn mức tín dụng vì nó phụ
thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Tuy nhiên, trong thực tế thẻ ghi
nợ vẫn có thể rút tiền ở mức âm, hay rút thấu chi, như một dịch vụ tín dụng giá trị
-9-
gia tăng mà các ngân hàng triển khai cho các chủ tài khoản dựa trên cơ sở có tài sản
thế chấp, có sự tin cậy nhất định, hoặc thực hiện phương thức trả lương qua tài
khoản.
Thẻ ATM là một hình thức đầu tiên của thẻ ghi nợ, cho phép chủ thẻ giao
dịch trực tiếp qua tài khoản từ hệ thống máy rút tiền tự động (ATM). Ngoài giao
dịch rút tiền mặt, chủ thẻ cịn có thể thực hiện nhiều giao dịch tại các ATM như: vấn
tin, chuyển khoản, in sao kê, thanh tốn hóa đơn, gửi tiền… mà khơng cần phải đến
ngân hàng.
1.2.1.3 Thẻ trả trước (prepaid card): Thẻ trả trước là loại cho phép chủ sở
hữu gửi, nạp, rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, sử dụng các dịch vụ
khác trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ. Chủ thẻ trả trước không nhất thiết
phải có mối quan hệ tài khoản với ngân hàng. Có loại thẻ địi hỏi xác định danh tính
chủ thẻ, cũng có loại vơ danh, cho phép dùng một lần hoặc tái nạp (nạp thêm tiền để
tăng số dư).
Trên thế giới, thẻ trả trước do ngân hàng phát hành khá phổ biến, mà một
dạng của nó là CashCard - thẻ tiền mặt. Khách hàng có thẻ mua thẻ với mệnh giá
nhất định và dùng để chi tiêu thay cho tiền mặt.
1.2.2 Phân loại theo công nghệ sản xuất
1.2.2.1 Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi,
tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta khơng cịn sử
dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật q thơ sơ dễ bị giả mạo.
1.2.2.2 Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng
từ chứa thơng tin cơ bản của thẻ và chủ thẻ đằng sau mặt thẻ (ngoại trừ những thông
tin bảo mật). Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20 năm qua, đã bộc lộ một số
nhược điểm: thông tin ghi trên thẻ không tự mã hố được, thẻ chỉ mang thơng tin cố
định, khơng gian chứa dữ liệu ít, khơng áp dụng được kỹ thuật mã hố, bảo mật
thơng tin... Tuy nhiên cho đến nay vẫn là loại thẻ thông dụng nhất là ở các nước có
thị trường thẻ mới phát triển như Việt Nam vì giá thành rẻ.
- 10 -
1.2.2.3 Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh
tốn, thẻ có cấu trúc hồn tồn như một máy vi tính thật sự, sử dụng công nghệ thẻ
chip.
Do con chip gắn trên thẻ ngồi khả năng lưu trữ dữ liệu cịn có thêm một tính
năng quan trọng là xử lý dữ liệu, thẻ ngân hàng sử dụng cơng nghệ chip có những
tính năng vượt trội so với thẻ từ:
- Tăng cường độ bảo mật, chống giả mạo thẻ thông qua cơ chế xác nhận động
và tĩnh (dynamic and static verification).
- Cho phép thực hiện giao dịch theo cơ chế phi trực tuyến (Off-line)
- Có khả năng tương tác với hệ thống quản lý thẻ của ngân hàng.
- Khả năng chạy các trình ứng dụng (applications) trên con chip, ví dụ như
chương trình tự tính điểm thưởng, chương trình giới hạn hạn mức chi tiêu, số lần chi
tiêu…
- Sử dụng tại nhiều thiết bị đọc thẻ: điện thoại cơng cộng, các trạm thu phí
giao thơng, bán vé…
Thẻ chip cịn có khả năng đóng vai trò một tấm thẻ đa chức năng (multipurpose card), vừa đóng vai trị thẻ thanh tốn, vừa là thẻ nhận dạng, thẻ điện thoại,
thẻ ra vào…Đây thực sự là công nghệ thẻ tương lai.
1.2.3 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
1.2.3.1 Thẻ nội địa: Là thẻ chỉ được sử dụng trong phạm vi một quốc gia, do
đó đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó. Giới hạn này dẫn đến đa số
khách hàng thẻ nội địa là người dân trong nước và chỉ có những đơn vị cung ứng
hàng hóa dịch vụ trong nước mới chấp nhận thanh tốn loại thẻ này. Thẻ này lại có
ưu điểm thuận tiện cho người sử dụng trong nước và dễ dàng nhận biết tại các điểm
thanh toán trong nước.
1.2.3.2 Thẻ quốc tế: Đây là thẻ được sử dụng trên phạm vi toàn cầu, được
phép giao dịch những ngoại tệ mạnh. Mạng lưới chấp nhận thanh toán của loại thẻ
này được phủ khắp nhiều quốc gia trên thế giới, rất thích hợp với các doanh nhân và
- 11 -
khách du lịch. Thẻ quốc tế có nhiều tính năng của thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ tiền
mặt và được sử dụng công nghệ hiện đại.
1.3 Lợi ích của thẻ ngân hàng
Với tính linh hoạt và các tiện ích mang lại cho mọi chủ thể liên quan, thẻ
ngân hàng đã và đang thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng và ngày càng
khẳng định vị trí trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và nhất là đem lại nhiều lợi
ích cho nền kinh tế.
1.3.1 Đối với người sử dụng thẻ
- Đem lại tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho chủ thẻ
Chiếc thẻ ngân hàng nhỏ nhưng vô cùng linh hoạt và tiện lợi, giống như chứa
đựng một phép màu huyền bí bên trong dành cho chủ thẻ. Muốn mua sắm, ăn uống
cùng bạn bè người thân trên khắp thế giới, chỉ sở hữu vài chiếc thẻ trên tay người
chủ thẻ có thể thực hiện ngay ý muốn. Chủ thẻ có thể ngồi tại nhà sử dụng các dịch
vụ Internet banking, phone banking để thanh toán các loại phí dịch vụ, mua hàng
trực tuyến...
Tiết kiệm thời gian trong thời đại công nghiệp hiện nay là lý do chính đáng
để người ta sử dụng thẻ thanh tốn. Chiếc thẻ đã giúp chủ thẻ đỡ mất thời gian đến
ngân hàng để giao dịch, rút tiền và tránh thời gian ngồi chờ kiểm đếm khi thanh toán
số tiền quá lớn hay mất thời gian chờ người bán hàng trả lại cho bạn một mớ tiền lẻ
nhàu nát.
- Đem lại sự an toàn trong chi tiêu
Chiếc thẻ nhỏ gọn đem lại sự an tâm cho khách hàng khi không phải mang
theo một số lượng tiền mặt lớn. Như vậy chủ thẻ không phải đối diện với rủi ro bị
cướp giật tiền mặt, khơng cịn tạo động cơ cho kẻ gian rình rập số tiền lớn như trước
đây. Cơng nghệ hiện đại của chiếc thẻ bảo vệ chủ thẻ không bị thiệt hại khi bị mất
thẻ nếu thực hiện đúng các quy định về an toàn và bảo mật. Mất thẻ khơng có nghĩa
là mất tiền. Người nhặt được thẻ hoặc kẻ gian khó sử dụng chiếc thẻ khơng phải là
của mình.
- Được hỗ trợ tín dụng và cung cấp hàng hóa chất lượng
- 12 -
Các khoản tín dụng qua thẻ thường là ngắn hạn nên thủ tục đơn giản, chủ thẻ
có thể được phục vụ nhu cầu chi tiêu của mình trước khi có tiền thanh tốn. Hơn nữa
trong q trình mua hàng tại các cơ sở chấp nhận thẻ, nếu hàng đã mua không đạt
chất lượng, bị lỗi kỹ thuật, dịch vụ cung cấp khơng đạt u cầu, chủ thẻ có thể yêu
cầu ngân hàng phát hành thẻ can thiệp.
1.3.2 Đối với ngân hàng phát hành
- Góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng
Nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ phi tín dụng là nguồn thu
chắc chắn với mức độ rủi ro rất thấp. Thu phí dịch vụ liên quan đến hoạt động thẻ là
nguồn thu đang được nhiều ngân hàng quan tâm. Có nhiều loại phí dịch vụ liên quan
mà các thương hiệu thẻ có tiếng trên thế giới đã áp dụng như: thu phí phát hành thẻ,
phí thường niên khi sử dụng dịch vụ thẻ, phí cấp lại thẻ, phí sử dụng thấu chi, phí rút
tiền mặt bằng thẻ tại các máy ATM… Trong những năm gần đây, tất cả các khoản
thu từ nghiệp vụ kinh doanh thẻ đem lại một tỷ suất sinh lời lên đến 20%/năm cho
ngân hàng; cho nên lĩnh vực kinh doanh thẻ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của
các ngân hàng.
- Giảm chi phí huy động vốn, tăng nguồn vốn cho ngân hàng
Lợi ích thiết thực nhất mà thẻ mang lại cho ngân hàng là việc tiết giảm chi
phí huy động vốn vì lãi suất trả cho số dư tiền gửi của tài khoản thẻ thường rất thấp.
Đây là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng khi triển khai sản phẩm thẻ, thậm chí các
ngân hàng sẵn sàng miễn phí phát hành thẻ để tận dụng nguồn vốn huy động giá rẻ
này. Các đơn vị chấp nhận thẻ tại ngân hàng cũng mở tài khoản tạo cho nguồn vốn
của ngân hàng tăng thêm. Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động này đưa vào các
hoạt động kinh doanh khác có khả năng sinh lời cao.
- Nâng cao thương hiệu, hình ảnh ngân hàng tại thị trường trong nước và quốc
tế, góp phần hiện đại hóa ngân hàng.
Ngồi những lợi ích cụ thể, sản phẩm thẻ còn đem lại những lợi ích vơ hình
cho ngân hàng: nâng cao vị thế của ngân hàng, quảng bá hình ảnh thương hiệu và
kéo khách hàng đến với ngân hàng.
- 13 -
Với việc sở hữu những chiếc thẻ ngân hàng nhỏ gọn trong ví ln mang theo
người, hình ảnh của ngân hàng đã gần gũi hơn với sinh hoạt thường nhật của cuộc
sống cộng đồng trong nước và trên thế giới. Cùng với việc phát triển hoạt động kinh
doanh thẻ, năng lực công nghệ của ngân hàng ngày càng được nâng cao là tiền đề
cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng các nghiệp vụ, sản phẩm và dịch vụ ngân
hàng khác.
- Thúc đẩy các dịch vụ khác phát triển
Thị trường thẻ ngân hàng phát triển tạo điều kiện cho NHTM mở rộng hoạt
động thanh toán và hơn nữa cịn góp phần mở rộng huy động vốn, tăng cường các
hoạt động tín dụng, chi hộ lương qua tài khoản thẻ…
1.3.3 Đối với đơn vị chấp nhận thẻ
Với tư cách là một chủ thể quan trọng tham gia vào cơ chế phát hành và thanh
toán thẻ, các đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) thu được nhiều lợi ích từ sản phẩm dịch
vụ này:
- Thứ nhất, việc chấp nhận thẻ mang lại lợi ích cho các ĐVCNT như một biện
pháp để mở rộng thị trường và doanh số. Thẻ tín dụng là một cách thức mở rộng khả
năng tài chính của chủ thẻ, giúp chủ thẻ chi tiêu vượt quá khả năng tài chính ngắn hạn
của mình, làm tăng sức mua, kích cầu.
- Thứ hai, ĐVCNT được hưởng lợi ích từ chính sách khách hàng của ngân
hàng. Ngồi việc cung cấp đầy đủ các máy móc, thiết bị cần thiết cho việc thanh tốn,
các ngân hàng cịn gắn các ưu đãi về tín dụng, về dịch vụ thanh tốn với “Hợp đồng
chấp nhận thanh tốn thẻ” như một chính sách khép kín.
- Thứ ba, khi thanh tốn bằng thẻ, các ĐVCNT có thể tránh được hiện tượng
khách hàng sử dụng tiền giả; đồng thời giảm chi phí giao dịch, và đẩy nhanh vịng
quay đồng vốn vì tiền thu của sẽ được hạch toán tức thời từ tài khoản của chủ thẻ sang
tài khoản của ĐVCNT.
1.3.4 Đối với nền kinh tế:
Trên hết, dịch vụ thẻ ngân hàng đã đem những lợi ích vơ cùng to lớn cho nền
kinh tế, góp phần phát triển nền văn minh xã hội:
- 14 -
- Đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Là một phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt, thẻ ngân hàng làm giảm
khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Ở các nước phát triển trên thế giới, việc thanh
toán nhu cầu mua sắm tiêu dùng bằng thẻ chiếm tỷ trọng rất cao, do đó khối lượng
cũng như áp lực trong lưu thơng tiền mặt giảm đáng kể.
- Góp phần tăng trưởng kinh tế
Khi đăng ký thẻ, khách hàng sẽ gửi tiền vào ngân hàng, và cũng chính là một
động lực cho tăng trưởng kinh tế vì ngân hàng sẽ sử dụng khoản tiền gửi đó cho vay,
góp phần đem lại những khoản đầu tư mới và tạo thêm việc làm mới. Chiếc thẻ với
những tiện lợi trong chi tiêu đã đẩy mạnh doanh số mua sắm tiêu dùng nhiều hơn,
góp phần kích cầu cho nền kinh tế.
- Nâng cao tính minh bạch của nền kinh tế, giảm nạn tham nhũng
Việc thanh toán bằng tiền mặt trao tay với nhau tạo kẽ hở cho những hành vi
gian lận, trốn thuế, tham nhũng. Thanh toán bằng thẻ qua ngân hàng đã góp phần
minh bạch hóa mọi giao dịch, kiểm sốt được thu nhập của cá nhân làm giảm động
cơ tham nhũng, trốn thuế vì các giao dịch hầu như đều được theo dõi. Với công nghệ
hiện đại, mọi giao dịch đều nằm trong khả năng kiểm soát của ngân hàng, tạo nền
tảng cho công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
- Giảm được nhiều chi phí do việc thanh tốn bằng tiền mặt đem lại
Đây là một giải pháp hữu hiệu để giảm chi phí lưu thơng tồn xã hội, giảm chi
phí vận chuyển, kiểm đếm, in ấn, bảo quản tiền mặt.
- Đẩy nhanh quá trình chu chuyển vốn
Hầu hết mọi giao dịch thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều được thực
hiện và thanh toán trực tuyến, mọi thông tin về giao dịch thẻ được xử lý qua hệ
thống máy tính điện tử thuận tiện, nhanh chóng, chính xác, tốc độ thanh tốn nhanh,
góp phần tăng tốc độ chu chuyển vốn.
- Tạo ra một môi trường thương mại văn minh, hiện đại
Bạn đãi bạn bè một bữa tiệc, khung cảnh lúc thanh tốn bạn móc bóp tiền ra
và đếm đếm trơng có vẻ thủ cơng và tính tốn phải khơng nhỉ? Thay vì thế bạn gửi
- 15 -
chiếc thẻ cho nhà hàng để thực hiện hành vi thanh toán, rõ ràng lịch sự và sành điệu
hơn nhiều. Khách du lịch và các nhà đầu tư nước ngồi cũng mong muốn được đến
một mơi trường văn minh hiện đại trong giao dịch thanh toán mà vai trò chiếc thẻ là
rất cần thiết.
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển dịch vụ thẻ tại các ngân
hàng thương mại
1.4.1 Yếu tố từ phía ngân hàng
1.4.1.1 Tiện ích và cơng nghệ của thẻ
Dịch vụ thẻ của ngân hàng có tiện ích càng nhiều càng dễ thu hút khách hàng.
Thẻ ngân hàng ngồi những tiện ích thơng thường như rút tiền, chuyển tiền, in sao
kê … còn có những tiện ích cao hơn như thanh tốn hóa đơn tiền điện tiền nước,
thanh tốn mua sắm hàng hóa dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ, nhận kiều hối…
Ngồi ra chiếc thẻ cịn được sử dụng như thẻ sinh viên, thẻ VIP tại các điểm mua
sắm.
Cơng nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với chất lượng dịch vụ thẻ.
Ngân hàng nào có đầu tư cơng nghệ nhiều thì dịch vụ thẻ mới có thể phát triển. Có
thể thấy liên quan đến chiếc thẻ là hệ thống máy móc thiết bị cơng nghệ thơng tin:
hệ thống máy chủ thanh toán, máy ATM, thiết bị đọc thẻ, máy cà thẻ, công nghệ kết
nối … Nếu một trong những loại máy móc thiết bị này xảy ra trục trặc sẽ làm đình
trệ hoạt động của dịch vụ thẻ. Việc ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động thẻ
trong những năm vừa qua thực sự đã đem lại những bước phát triển nhảy vọt của các
sản phẩm thẻ trên tồn thế giới.
1.4.1.2 Chính sách dịch vụ thẻ của ngân hàng
Ngân hàng muốn có một chỗ đứng trên thị trường thẻ cần xây dựng chính
sách sản phẩm dịch vụ thẻ một cách hợp lý và có đặc thù riêng. Đó là công tác xây
dựng thương hiệu thẻ, phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ, chính sách khuyến mãi,
quảng cáo, chăm sóc khách hàng …Để thực hiện chính sách dịch vụ thẻ ngân hàng
cần hoạch định nguồn vốn cần thiết hiệu quả và mang tính đột phá vì đây là một
dịch vụ có hàm lượng cơng nghệ cao. Trong q trình thực hiện chính sách dịch vụ
- 16 -
thẻ cần có những đánh giá kết quả đạt được, điều chỉnh bổ sung để chính sách thực
thi được mục tiêu phát triển thị phần thẻ ngân hàng và thu được nguồn phí đáng kể
trong tỷ trọng thu dịch vụ rịng.
Ngân hàng cần áp dụng chính sách dịch vụ thẻ cho từng đối tượng khách
hàng khác nhau. Chẳng hạn khách hàng là sinh viên cần có mức phí giao dịch ưu
đãi, khách hàng là tầng lớp có thu nhập cao thì các tiện ích phục vụ như thế nào. Các
chính sách của Ngân hàng dành cho các cơ sở chấp nhận thẻ, hoa hồng dành cho nhà
môi giới phát hành thẻ, cán bộ cơng nhân viên có đóng góp cho hoạt động kinh
doanh thẻ…cũng có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của dịch vụ thẻ.
1.4.1.3 Số lượng khách hàng hiện có
Để tiếp thị một lượng khách hàng mới sử dụng thẻ thanh tốn của ngân hàng
khơng phải là điều đơn giản trong thời buổi cạnh tranh hiện nay. Với một nền khách
hàng hiện có chẳng hạn khách hàng tín dụng có tiềm năng sử dụng thẻ của ngân
hàng đang quan hệ giao dịch rất cao. Những khách hàng truyền thống của ngân hàng
dễ dàng tin tưởng vào dịch vụ thẻ của ngân hàng hơn là những khách hàng mới. Đặc
biệt là khách hàng doanh nghiệp có số lượng cán bộ nhân viên đông sẽ đem lại cho
ngân hàng một lượng thẻ đáng kể với doanh số giao dịch cao và thường xuyên. Do
đó các ngân hàng đã hoạt động lâu đời sẽ có điều kiện phát triển dịch vụ thẻ thanh
tốn nhanh hơn.
1.4.1.4 Mơ hình quản lý và trình độ nguồn nhân lực
Xây dựng một mơ hình quản lý phù hợp có tác động tích cực đến sự phát
triển dịch vụ thẻ. Mơ hình quản lý có thể thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển
dịch vụ thẻ ngân hàng.Có thể kể đến những mơ hình quản lý hiện nay như Phịng,
Trung Tâm Thẻ, Cơng ty …tại Hội sở chính phối hợp với từng tổ hoặc phòng thẻ tại
các Chi nhánh. Hầu hết các ngân hàng trên lớn thế giới với năng lực tài chính mạnh
có xu hướng thành lập hẳn một cơng ty con quản lý hoàn toàn hoạt động kinh doanh
thẻ. Tại Việt Nam, dịch vụ thẻ cũng mới phát triển trong vòng hơn 10 năm qua nên
các ngân hàng tổ chức mô hình quản lý theo hình thức tổ hay phịng hoặc Trung tâm
thẻ trực thuộc Hội sở chính.