Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM
----------------------

ĐỖ DƯƠNG THANH THỦY

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA –
VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM
----------------------

ĐỖ DƯƠNG THANH THỦY

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA –
VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số:

60.31.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN QUỐC KHANH


Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2008


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC ĐỒ THỊ
DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 2
5. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu............................................................ 2
6. Kết cấu của luận văn................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI........................ 4
1.1 Một số khái niệm về du lịch.................................................................................. 4
1.1.1 Du lịch....................................................................................................... 4
1.1.2 Khách du lịch............................................................................................ 4
1.1.2.1 Khách quốc tế................................................................................. 5
1.1.2.2 Khách nội địa.................................................................................. 5

1.1.3 Loại hình du lịch....................................................................................... 5
1.1.3.1 Khái niệm........................................................................................5
1.1.3.2 Các loại hình du lịch....................................................................... 6
1.2 Các tác động về kinh tế xã hội của hoạt động du lịch........................................... 7
1.2.1. Tác động về mặt kinh tế của hoạt động du lịch........................................8
1.2.1.1 Tác động về mặt kinh tế của hoạt động du lịch nội địa.................. 8
1.2.1.2 Tác động về mặt kinh tế của hoạt động du lịch quốc tế..................9
1.2.1.3 Tác động khác về mặt kinh tế của hoạt động du lịch nói chung... 10


1.2.2 Tác động về mặt xã hội của hoạt động du lịch........................................11
1.2.3 Một số tác động tiêu cực của hoạt động du lịch.....................................12
1.3 Khung phân tích.................................................................................................. 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH
BÀ RỊA –VŨNG TÀU...................................................................... 16
2.1 Giới thiệu tổng quan tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu......................................................16
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu...................................... 16
2.1.1.1 Vị trí địa lý.................................................................................... 16
2.1.1.2 Khí hậu..........................................................................................16
2.1.2 Điều kiện xã hội...................................................................................... 17
2.1.3 Một số tài nguyên du lịch của tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu........................... 17
2.1.3.1 Tài nguyên biển.............................................................................17
2.1.3.2 Tài nguyên rừng............................................................................ 18
2.1.3.3 Tài nguyên nhân văn.....................................................................20
2.1.4 Một số cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu................................................................................. 21
2.1.4.1 Về quy hoạch tổng thể ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.....21
2.1.4.2 Khách sạn và các doanh nghiệp có chức năng du lịch..................23
2.1.4.3 Nguồn nhân lực ............................................................................25
2.1.4.4 Hạ tầng giao thông........................................................................ 27

2.1.4.5 Thông tin liên lạc và các dịch vụ khác..........................................27
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu........................................ 28
2.2.1 Hiện trạng khách du lịch đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu............................ 28
2.2.1.1 Khách du lịch quốc tế................................................................... 28
2.2.1.2 Khách du lịch nội địa.................................................................... 30
2.2.2 Các hình thức tổ chức du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu........................... 31
2.2.3 Ngày khách..............................................................................................31
2.2.4 Doanh thu của ngành du lịch...................................................................32
2.2.5 Lợi nhuận của ngành du lịch................................................................... 33


2.2.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch............34
2.2.7 Nhận xét chung về hiện trạng du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu............... 35
2.3 Tác động của hoạt động du lịch đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Bà Rịa –Vũng Tàu.............................................................................................37
2.3.1 Đóng góp của ngành du lịch vào GDP.................................................... 37
2.3.2 Đóng góp của ngành du lịch vào nguồn thu ngân sách........................... 38
2.3.3 Đóng góp của ngành du lịch vào việc tạo ra việc làm cho người
lao động.................................................................................................. 38
2.3.4 Đóng góp của ngành du lịch vào việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.... 39
2.3.5 Một số tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến phát triển
kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu................................................... 40
2.4 Kết quả thu được của mẫu điều tra......................................................................40
2.4.1 Những đặc điểm của mẫu điều tra...........................................................41
2.4.1.1 Mô tả cách lấy mẫu....................................................................... 41
2.4.1.1 Những thông tin chung về mẫu.....................................................41
2.4.2 Số lần du lịch trong năm của khách du lịch............................................ 42
2.4.3 Thời điểm du lịch trong năm của du khách.............................................43
2.4.4 Mục đích đi du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu của khách du lịch..................... 43
2.4.5 Thời gian và địa điểm lưu trú của khách du lịch.....................................45

2.4.6 Số người đi trong đoàn............................................................................ 46
2.4.7 Quan hệ giữa các thành viên trong đoàn khách du lịch...........................47
2.4.8 Phương tiện giao thông........................................................................... 47
2.4.8.1 Phương tiện giao thông đến Bà Rịa - Vũng Tàu...........................47
2.4.8.2 Phương tiện đi lại trong thời gian lưu trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu. 48
2.4.9 Hành vi chi tiêu của du khách................................................................. 49
2.4.10 Mức độ hài lòng của du khách về du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.............. 49
2.4.11 Kết luận về hành vi của khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu............ 53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH
BÀ RỊA – VŨNG TÀU..................................................................... 55
3.1 Phân tích SWOT cho du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu................................................55


3.1.1 Điểm mạnh............................................................................................. 55
3.1.1.1 Về tự nhiên....................................................................................55
3.1.1.2 Về văn hóa, lịch sử........................................................................55
3.1.1.3 Về giao thông................................................................................56
3.1.2 Điểm yếu................................................................................................. 56
3.1.2.1 Về quy hoạch................................................................................ 56
3.1.2.2 Về nhân lực phục vụ và năng lực quản lý trong ngành du lịch.....57
3.1.2.3 Về môi trường............................................................................... 58
3.1.2.4 Về giao thông ...............................................................................58
3.1.2.5 Về tính thời vụ và hiệu quả hoạt động của ngành du lịch ............59
3.1.3 Cơ hội...................................................................................................... 60
3.1.4 Thách thức...............................................................................................61
3.2 Một số giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu......................62
3.2.1 Chiến lược theo đuổi những cơ hội bên ngoài để hỗ trợ tốt những
điểm mạnh bên trong (S-O).....................................................................63
3.2.2 Chiến lược khắc phục những yếu điểm bên trong để theo đuổi cơ hội
bên ngoài (W-O)................................................................................... 66

3.2.3 Chiến lược tận dụng những điểm mạnh bên trong để vượt qua
những bất trắc đang đe dọa từ bên ngoài (S-T)......................................70
3.2.4 Chiến lược giảm thiểu những điểm yếu bên trong và cũng tránh
được những mối đe dọa từ bên ngoài. (W-T)..........................................71
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

2. TW

Trung Ương

3. Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

4. DT

Doanh thu

5. DT dịch vụ DL

Doanh thu dịch vụ du lịch


6. DT th.mại DL

Doanh thu thương mại du lịch

7. LN

Lợi nhuận

8. BR – VT

Bà Rịa – Vũng Tàu


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1- Bảng phân tích tài nguyên rừng Bà Rịa - Vũng Tàu ................................18
Bảng 2.2- Bảng số liệu phân tích số khách sạn tại Bà Rịa - Vũng Tàu ....................23
Bảng 2.3- Bảng số liệu phân tích số lượng và cơ cấu doanh nghiệp kinh doanh
du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu ................................................................. 24
Bảng 2.4- Bảng số liệu nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu 26
Bảng 2.5- Bảng số liệu khách du lịch đến Bà Rịa–Vũng Tàu ................................... 28
Bảng 2.6- Bảng số liệu khách du lịch quốc tế ........................................................... 29
Bảng 2.7- Bảng số liệu khách du lịch nội địa đến Bà Rịa - Vũng Tàu ......................31
Bảng 2.8- Bảng số liệu số ngày khách lưu trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu ...................... 31
Bảng 2.9- Bảng số liệu doanh thu ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ....................... 33
Bảng 2.10-Bảng số liệu lợi nhuận ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ....................... 33
Bảng 2.11- Bảng số liệu phân tích chỉ số lợi nhuận/doanh thu dịch vụ du lịch tại
Bà Rịa - Vũng Tàu .................................................................................. 34
Bảng 2.12- Bảng số liệu phân tích chỉ số Nộp ngân sách/doanh thu dịch vụ du lịch tại
Bà Rịa - Vũng Tàu .................................................................................. 34

Bảng 2.13- Bảng số liệu về cơ cấu GDP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ............................ 37


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 2.1- Đồ thị phân tích khách du lịch quốc tế....................................................30
Đồ thị 2.2 - Đồ thị phân tích số ngày khách / Lượt khách lưu trú..............................32
Đồ thị 2.3 - Đồ thị so sánh GDP ngành thủy sản và ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
38
Đồ thị 2.4 - Đồ thị phân tích cơ cấu khách du lịch theo thu nhập.............................. 42
Đồ thị 2.5 - Đồ thị phân tích số lần đi du lịch trung bình/năm...................................42
Đồ thị 2.6 - Đồ thị phân tích tính thời vụ của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trong năm 43
Đồ thị 2.7 - Đồ thị phân tích về mục đích đi du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu...................44
Đồ thị 2.8 - Đồ thị phân tích thời gian lưu trú của du khách tại Bà Rịa - Vũng Tàu. 45
Đồ thị 2.9 - Đồ thị phân tích địa điểm lưu trú của du khách tại Bà Rịa - Vũng Tàu..45
Đồ thị 2.10 - Đồ thị phân tích số người đi trong đòan................................................46
Đồ thị 2.11 - Đồ thị biểu thị về mối quan hệ giữa những người đi trong đoàn.......... 47
Đồ thị 2.12 - Đồ thị phân tích các phương tiện giao thông được sử dụng khi
du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu.............................................................47
Đồ thị 2.13 - Đồ thị phân tích các phương tiện giao thông được sử dụng khi đi lại ở
Bà Rịa - Vũng Tàu................................................................................48


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Phiếu câu hỏi
Phụ lục 2 Danh mục tài nguyên du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra giai đoạn II
năm 2008
Phụ lục 3 Danh mục các di tích được xếp hạng
Phụ lục 4 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Phụ lục 5 Bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm

2010 và định hướng đến năm 2020
Phụ lục 6 Bản đồ tuyến điểm du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Phụ lục 7 Bản đồ quy hoạch tổng thể các khu du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến
năm 2020
Phụ lục 8 Một số hình ảnh cảnh quan du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế dịch vụ, du lịch có
đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho
người dân địa phương. Xét về góc độ kinh tế, du lịch là ngành công nghiệp không
khói, tác động vào việc phân phối lại thu nhập giữa các vùng. Nhiều chuyên gia
kinh tế đánh giá, ngành du lịch đứng đầu thế giới về thu nhập từ xuất khẩu, trước
cả các sản phẩm như ôtô, hoá chất, xăng dầu và lương thực, du lịch là một trong
năm ngành xuất khẩu thu ngoại tệ lớn nhất ở đa số các quốc gia; nguồn thu nhập
chính từ trao đổi ngoại tệ cho ít nhất 38% các quốc gia. Theo dự báo, các đóng
góp trực tiếp, gián tiếp và thuế cá nhân của ngành du lịch trên toàn cầu đến năm
2016 đạt khoảng 1.600 tỷ USD; tăng trưởng toàn cầu đạt 12.118 tỷ USD và giải
quyết được khoảng 279 triệu việc làm, chiếm 9% tổng việc làm.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng du lịch khá đa dạng và phong phú.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995- 2010 được
Chính phủ phê duyệt đã xác định Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong 7 khu vực trọng
điểm ưu tiên phát triển du lịch của cả nước, là một địa bàn du lịch có vị trí quan
trọng trong hệ thống tuyến điểm du lịch Nam Trung Bộ - Nam Bộ nói riêng và cả
nước nói chung. Trong những năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã giữ vai trò là
một trung tâm nghỉ dưỡng lớn nhất vùng Đông Nam Bộ, hàng năm thu hút trên
4,5 triệu lượt khách nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,

ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
và những lợi thế vượt trội của mình, chưa đóng góp được tỷ trọng lớn trong cơ
cấu GDP của tỉnh, tốc độ tăng lượng khách du lịch tới Bà Rịa –Vũng Tàu đang
giảm đi.
Trước tầm quan trọng của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội
và tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, với mong muốn đẩy
mạnh phát triển ngành du lịch nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà
Rịa –Vũng Tàu, bài nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá thực trạng hoạt


2

động du lịch và đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển ngành du lịch đến Bà
Rịa –Vũng Tàu trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Để có thể giải quyết vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, đề tài cần tìm câu trả
lời cho những câu hỏi nghiên cứu đặt ra như sau:
-

Tác động của ngành du lịch đến sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà
Rịa –Vũng Tàu.

-

Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch và việc thu hút khách du lịch đến Bà
Rịa –Vũng Tàu.

-

Các chính sách cần thực hiện để thu hút khách du lịch đến Bà Rịa –

Vũng Tàu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Khách du lịch là yếu tố chính để giúp du lịch tỉnh
Bà Rịa– Vũng Tàu phát triển. Như vậy đối tượng nghiên cứu sẽ là các sở thích và
nhu cầu đi du lịch của du khách, tìm ra những điểm mạnh và những vấn đề còn
tồn tại về du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu để từ đó đề ra các chính sách cần thực hiện
để thu hút khách du lịch và góp phần phát triển du lịch Bà Rịa –Vũng Tàu .
Phạm vi nghiên cứu: là các du khách đã du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hầu hết các du khách này đến từ Tp.HCM, các tỉnh miền Đông Nam bộ, có một
số ít du khách từ các tỉnh miền Tây Nam bộ.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở số liệu điều tra của người thực hiện đề tài, đề tài sẽ xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu bằng phương pháp
thống kê mô tả.
5. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu:
Dựa vào kết quả phân tích, đề xuất giải pháp, chính sách để thu hút lượng
khách du lịch nhằm góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu và
qua đó phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong tương lai.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài này được trình bày thành các
chương như sau:


3

Chương 1: Trình bày một số khái niệm về du lịch như khách du lịch, loại
hình du lịch, vòng đời của điểm du lịch và những tác động về
kinh tế xã hội của hoạt động du lịch.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các điều kiện

tự nhiên, điều kiện xã hội, các tài nguyên du lịch và một số cơ
sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch Bà Rịa Vũng Tàu. Chương này cũng trình bày về thực trạng hoạt
động du lịch, những tác động của hoạt động du lịch đến phát
triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu. Cuối chương có
đề cập đến kết quả của cuộc điều tra về hành vi của khách du
lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chương 3: Trên cơ sở những điều kiện, đặc điểm của ngành du lịch Bà
Rịa - Vũng Tàu và kết quả của cuộc điều tra về hành vi của
khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu được trình bày trong
Chương 2, chương này phân tích ma trận SWOT và đề ra một
số giải pháp góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.


4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI
1.1 Một số khái niệm về du lịch
1.1.1 Du lịch
Về khái niệm “du lịch”, trên thế giới nhiều học giả đã đưa ra các định
nghĩa khác nhau, chia thành hai nhóm: nhóm thứ nhất gồm các định nghĩa xem
xét sâu về khái niệm “khách du lịch” và nhóm thứ hai gồm các định nghĩa xem
xét sâu về khái niệm “du lịch”.
Ông Kun- học giả người Thụy Sĩ - định nghĩa du lịch từ góc độ khách du
lịch: “Du lịch là hiện tượng những người chỗ khác đi đến nơi không phải thường
xuyên cư trú của họ bằng phương tiện vận tải và dùng các dịch vụ du lịch”.
Giáo sư - tiến sĩ Hunziker và giáo sư – tiến sĩ Krapf, hai người được coi là

nền móng cho lý thuyết về cung du lịch đưa ra định nghĩa sau: “Du lịch là tập
hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu
trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành lưu trú
thường xuyên và không liên quan tới hoạt động kiếm lời”.
Trong Pháp lệnh du lịch Việt Nam, tại Điều 10 thuật ngữ “ Du lịch” được
hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
1.1.2 Khách du lịch
Theo tổ chức du lịch thế giới: “Khách du lịch là người đi từ quốc gia này
tới một quốc gia khác với một lý do nào đó, có thể là kinh doanh, thăm viếng
hoặc làm một việc gì khác (ngoại trừ hành nghề hay lĩnh lương)”. Định nghĩa này
áp dụng cho cả khách du lịch trong nước.
Theo cách định nghĩa này, khách du lịch được chia thành du khách và
khách tham quan.
“Du khách là khách du lịch lưu trú tại một quốc gia trên 24 giờ đồng hồ và
ngủ qua đêm ở đó với lý do kinh doanh, thăm viếng hay làm một việc gì khác”.


5

“Khách tham quan là khách du lịch đến viếng thăm một nơi nào đó dưới
24 giờ đồng hồ và không ở lại qua đêm với lý do thăm viếng hay làm một việc gì
khác.
Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam ban hành năm 1999 có những qui định
như sau về khách du lịch:
Tại điểm 2, Điều 10, Chương I: “ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc
kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu
nhập ở nơi đến”.
1.1.2.1 Khách quốc tế


Theo Định nghĩa của Liên hiệp các quốc gia – League of Nations năm
1937 thì: “Bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của
mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ”.
Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam, tại Điều 20, Chương IV: “Khách du lịch
quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt
Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra
nước ngoài du lịch ”.
1.1.2.2

Khách nội địa
Theo tổ chức Du lịch thế giới: “ Khách du lịch nội địa là công dân một

nước (không kể quốc tịch) hành trình đến một nơi trong đất nước đó, khác nơi cư
trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ, hay 1 đêm
với mọi mục đích trừ mục đích hoạt động để được trả thù lao tại nơi đến”.
Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam, tại Điều 20, Chương IV: “Khách du lịch
nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch
trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.
1.1.3 Loại hình du lịch
1.1.3.1

Khái niệm
Loại hình du lịch là tập hợp các sản phẩm du lịch của một vùng, một quốc

gia có liên hệ mật thiết với nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn cùng một động cơ du
lịch, cùng diễn ra một loại điểm đến, được bán cho cùng một giới khách hàng,
được hình thành trên cơ sở cùng sử dụng chung một loại hình dịch vụ riêng lẻ,
hoặc được đến khách du lịch theo một định nghĩa như nhau.



6
1.1.3.2

Các loại hình du lịch
Một số loại hình du lịch thường được nhắc đến ở nước ta là:
- Du lịch cảnh quan sinh thái:
Du lịch cảnh quan sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên với mức độ

giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi
trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng tại
địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn.
Ví dụ: du lịch tham quan vườn Quốc gia Côn Đảo tại tỉnh Bà Rịa–Vũng
Tàu.
- Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần:
Loại hình du lịch này xuất phát từ nhu cầu giải tỏa bớt căng thẳng sau
những giờ phút lao động vất vả để phục hồi sức khỏe.
Ví dụ: du lịch tắm biển tại Bà Rịa–Vũng Tàu.
- Du lịch văn hóa:
Là loại du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu cảm nhận văn hóa của khách du
lịch. Du khách đến tham quan tìm hiểu nền văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán
của một vùng đất, một quốc gia mà nơi đó có nét văn hóa, tiến trình lịch sử là một
điều hết sức mới lại đối với họ hoặc tham gia các cuộc thi hoa hậu, âm nhạc.
Ví dụ: Tham quan chùa chiền, các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử,
tham gia các lễ hội văn hóa, các cuộc thi hoa hậu, âm nhạc,.
- Du lịch thể thao:
Đó là chuyến du lịch gắn liền với mục đích tham gia một môn thể thao nào
đó như lướt sóng, leo núi,... hoặc tham gia các lễ hội thể thao, một kỳ thế vận hội
với tư cách là vận động viên, nhà tổ chức, huấn luyện viên, cổ động viên...
- Du lịch chữa bệnh:

Do nhu cầu giải tỏa bớt căng thẳng sau những giờ phút lao động vất vả do
thể trạng sức khỏe, đòi hỏi một phương pháp chữa bệnh đặc biệt gắn liền với điều
kiện địa giới, khí hậu, môi trường ... loại hình du lịch nghỉ ngơi chữa bệnh và cả
điều trị được thiết lập nhằm phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu.
Ví dụ: loại hình du lịch tắm suối khoáng nóng tại tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu,
tắm bùn ở Nha Trang.


7

- Du lịch MICE:
MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự
kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE - viết tắt
của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo)
và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference
Event. Bởi vậy các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặc
biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường (do Ban tổ chức các hội nghị
quốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4 - 5 sao, dịch vụ cao, tour
sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu…). MICE hiện là loại hình du
lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở các nước.
Đối với Việt Nam loại hình du lịch này đã được các công ty trong ngành
du lịch khai thác từ nhiều năm nay, bước đầu đã có kết quả khả quan. Khai thác
thị trường MICE là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du
lịch Việt Nam.
1.2

Các tác động về kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch
Để phân tích một cách đầy đủ về tác động kinh tế - xã hội của hoạt động

du lịch, cần thấy rõ những nét đặc trưng của hoạt động du lịch. Đó là:

- Nhu cầu tiêu dùng du lịch là nhu cầu đặc biệt.
- Nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hóa, lịch sử, nhu cầu vãn cảnh thiên
nhiên, bơi và tắm biển, hồ, sông...
- Tiêu dùng dịch vụ du lịch thỏa mãn các nhu cầu về hàng hóa (thức ăn,
hàng hóa mua sắm, hàng lưu niệm v.v...) và đặc biệt chủ yếu là các nhu cầu về
dịch vụ (lưu trú, vận chuyển hành khách, thông tin v.v...).
- Việc tiêu dùng du lịch chỉ thỏa mãn nhu cầu thứ yếu, những nhu cầu
không thiết yếu của con người (với ngoại lệ ở thể loại du lịch chữa bệnh, khi đó
du lịch có ý nghĩa sống còn đối với người bệnh). Tuy nhiên thức ăn, chỗ ngủ,
quần áo ... cũng là nhu cầu thiết yếu đối với con người song chúng không đóng
vai trò quyết định cho một chuyến du lịch.
- Việc tiêu dùng các dịch vụ du lịch và hàng hóa (chủ yếu là thức ăn) xảy
ra trong cùng một thời gian và tại cùng một thời điểm với việc sản xuất ra chúng.


8

Trong du lịch, nhà kinh doanh không phải vận chuyển dịch vụ và hàng hóa đến
cho khách hàng mà ngược lại, tự khách du lịch phải đi đến nơi có hàng hóa.
- Tiêu dùng du lịch xảy ra thông thường theo thời vụ.
Với những đặc điểm trên, các mối quan hệ trong tiêu dùng du lịch được
phân làm 2 loại:
- Các mối quan hệ vật chất nảy sinh khi khách đến nơi du lịch và mua dịch
vụ, hàng hóa ở đó bằng tiền tệ.
- Các mối quan hệ phi vật chất nảy sinh khi khách tiếp xúc với con người,
văn hóa, phong tục tập quán của dân địa phương.
1.2.1.

Tác động về mặt kinh tế của hoạt động du lịch


1.2.1.1 Tác động về mặt kinh tế của hoạt động du lịch nội địa
Du lịch nội địa tạo ra sự di chuyển, trao đổi giữa các vùng miền để tiêu thụ
sản phẩm, dịch vụ và hàng hóa du lịch của ngành du lịch và toàn xã hội. Nói cách
khác, hoạt động du lịch nội địa có tác động tích cực đến sự phát triển của nhiều
ngành kinh tế khác như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, nông
nghiệp, công nghiệp gỗ, dệt, thủy sản, thủ công mỹ nghệ… nhằm tạo ra cơ sở vật
chất và hàng hóa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng của khách du lịch. Đây
cũng là một cách để quảng bá những sản phẩm, những thế mạnh của địa phương.
Ngoài ra du lịch phát triển còn tác động đến sự phát triển của y tế, văn hoá,
thương mại, ngân hàng, giao thông vận tải… góp phần tăng thu nhập quốc dân.
Thông qua việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của khách du lịch, du lịch nội
địa góp phần làm khởi sắc kinh tế ở nơi du lịch, tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ bộ
mặt kinh tế xã hội ở địa phương đó. Đấy cũng là điều kiện tốt để kích thích nguồn
vốn nhàn rỗi trong nhân dân chảy vào quá trình chu chuyển kinh tế. Đến lúc này,
sự mở rộng đầu tư, tiêu dùng du lịch một lần nữa sẽ tác động tích cực đến phát
triển kinh tế và tạo nên một hiệu ứng dây chuyền một cách liên tục.
Tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân (sản xuất đồ
lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật v.v...) làm
tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội.
Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các
vùng. Nói cách khác là du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc thu


9

nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng: thường thì các vùng phát triển mạnh
du lịch là các vùng kém sản xuất ra của cải vật chất dẫn đến thu nhập của những
người dân vùng đó từ sản xuất là rất thấp.
Du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch
quốc tế được hợp lý hơn. Vào trước và sau mùa vụ du lịch, khi khách quốc tế

vắng có thể sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật ấy vào phục vụ khách du lịch nội địa.
Theo cách đó vừa có tác động thúc đẩy sự phát triển của du lịch nội địa, vừa tận
dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật.
1.2.1.2 Tác động về mặt kinh tế của hoạt động du lịch quốc tế
Tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu
ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Cùng với hàng không dân dụng, kiều hối, cung ứng tàu biển, bưu điện
quốc tế, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ thu ngoại tệ khác, du lịch quốc tế
hàng năm đem lại cho các quốc gia nhiều ngoại tệ. Đây là tác động trực tiếp nhất
của du lịch đối với nền kinh tế. Đã có nhiều nước trong khu vực và trên thế giới
thu hàng tỷ USD mỗi năm thông qua việc phát triển du lịch.
Du lịch quốc tế là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao. Tính hiệu quả
trong hoạt động du lịch quốc tế thể hiện trước nhất ở chỗ: đây là ngành xuất khẩu
tại chỗ những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ
phục chế nông lâm sản,... theo giá bán lẻ cao hơn (nếu như bán qua xuất khẩu
thông thường sẽ theo giá bán buôn). Được trao đổi thông qua con đường du lịch,
các hàng hóa được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch
quốc tế.
Du lịch quốc tế không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chỗ” mà còn là ngành
“xuất khẩu vô hình” hàng hóa du lịch. Đó là các cảnh quan thiên nhiên, khí hậu
và ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, những giá trị của những di tích lịch sử - văn
hóa, tính độc đáo trong truyền thống dân tộc, phong tục tập quán v.v... mà không
bị mất đi qua mỗi lần bán, thậm chí giá trị và uy tín của nó còn tăng lên qua mỗi
lần đưa ra thị trường, nếu như chất lượng du lịch cao. Sở dĩ có hiện tượng trên là
do chúng ta cho khách không phải bản thân tài nguyên du lịch, mà chỉ là các giá


10

trị, các khả năng thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của khách du lịch được chứa đựng

trong tài nguyên du lịch.
Với hai hình thức xuất khẩu trên cho thấy hàng hóa và dịch vụ bán thông
qua du lịch quốc tế đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn do tiết kiệm được đáng kể
các chi phí đóng gói bao bì, bảo quản và thuế xuất nhập khẩu, có khả năng thu
hồi vốn nhanh và lợi nhuận cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp có khả
năng thanh toán.
Du lịch quốc tế khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Du lịch quốc tế góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế
quốc tế, cụ thể thông qua các mặt sau:
- Các tổ chức quốc tế mang tính chính phủ và phi chính phủ về du lịch tác
động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
- Du lịch quốc tế như một đầu mối “xuất – nhập khẩu” ngoại tệ, góp phần
làm phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế.
Tại Việt Nam, du lịch quốc tế là cầu nối giao lưu kinh tế có quan hệ chặt
chẽ với chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong kinh doanh du lịch quốc tế
khách du lịch có thể là thương nhân. Mở rộng du lịch quốc tế gắn liền với tăng
lượng khách phục vụ, trong đó sự đi lại tìm hiểu thị trường của khách thương
nhân được chú trọng. Từ đó du lịch thúc đẩy đầu tư, buôn bán quốc tế v.v...
Trong điều kiện lạc hậu nghèo nàn, thiếu vốn đầu tư, sự cần thiết hiện đại hóa
nền kinh tế Việt Nam là điều hết sức quan trọng để thúc đẩy kinh tế đất nước phát
triển. Bản thân hoạt động kinh doanh du lịch cũng phát triển theo hướng quốc tế
hóa, vì khách du lịch thường đến nhiều nước trong một chuyến đi du lịch dài
ngày. Hình thức liên doanh, liên kết ở phạm vi quốc tế trong kinh doanh du lịch
là phương thức kinh doanh đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Hoạt động kinh doanh
du lịch với lợi nhuận kinh tế cao, đến lượt nó kích thích đầu tư nước ngoài vào du
lịch và tăng cường chính sách mở cửa. Thực tiễn phát triển kinh tế ở Thái Lan,
Malaysia, Singapore v.v... đã chọn du lịch là một hướng mở cửa nền kinh tế.
1.2.1.3 Tác động khác về mặt kinh tế của hoạt động du lịch nói chung
Du lịch làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát triển du
lịch.



11

Hoạt động du lịch phát triển, tạo nguồn thu ngân sách cho các địa phương
từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực
tiếp của địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch
kinh doanh trên địa bàn.
Du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Hoạt
động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành, yêu cầu về sự hỗ trợ liên
ngành là sự hỗ trợ của các ngành khác như giao thông vận tải, tài chính, bưu điện,
hải quan v.v... Đối với nền sản xuất xã hội thì du lịch mở ra một thị trường tiêu
thụ hàng hóa. Mặc khác, sự phát triển du lịch tạo ra các điều kiện để khách du
lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận
dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật ở các ngành kinh tế khác.
Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng
lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đại
chúng v.v...
Nếu xét về mặt hiệu quả của đồng vốn thì du lịch là một lĩnh vực hấp dẫn
so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch đem lại suất lợi nhuận cao, vì vốn đầu tư
vào du lịch tương đối ít so với một số ngành như ngành công nghiệp nặng, giao
thông vận tải.... mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp. Đặc
biệt trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bổ sung thì nhu cầu về vốn đầu tư lại càng
ít hơn so với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ cơ bản mà lại thu hút lao động nhiều
hơn, thu hồi vốn nhanh hơn.
Về mặt kinh tế, du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu
cho hàng hóa nội địa ra nước ngoài thông qua du khách.
1.2.2 Tác động về mặt xã hội của hoạt động du lịch
Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Theo như
thống kê năm 2000 của thế giới, du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng. Số lao

động trong các hoạt động liên quan đến du lịch chiếm 10,7% tổng số lao động
toàn cầu. Cứ 2,5 triệu giây, du lịch tạo ra được một việc làm mới. Theo dự báo
của WHO, năm 2010 ngành du lịch sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu việc làm, chủ
yếu tập trung ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.


12

Thông thường tài nguyên du lịch thiên nhiên thường có nhiều ở những
vùng núi xa xôi, vùng ven biển hay nhiều vùng hẻo lánh khác. Việc khai thác đưa
những tài nguyên này vào sử dụng đòi hỏi phải có đầu tư về mọi mặt: giao thông,
bưu điện, v.v... Do vậy, việc phát triển du lịch ở những khu vực này làm thay đổi
bộ mặt kinh tế - xã hội ở những vùng đó, và cũng vì vậy mà góp phần làm giảm
sự tập trung dân cư ở những vùng trung tâm.
Về mặt xã hội, du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo hữu hiệu cho
các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giới thiệu về con người, phong
tục tập quán v.v... cho nước chủ nhà.
Du lịch làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân thông
qua người của địa phương khác, khách nước ngoài.
Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của
nhân dân giữa các vùng với nhau và của nhân dân ở các quốc gia với nhau.
Du lịch đánh thức các làng nghề cổ truyền của các dân tộc bởi các lý do
sau:
- Khách du lịch thường rất thích mua các đồ lưu niệm mang tính dân
tộc, đó là các sản phẩm của các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền.
- Khách du lịch văn hóa ngày càng đông, họ thường đi các danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa dân tộc. Do vậy, việc tôn tạo và
bảo dưỡng các di tích đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Nghề
thủ công mỹ nghệ cổ truyền dân tộc phục vụ cho các mục đích có
điều kiện phục hồi và phát triển hơn như: nghề khảm, khắc, sơn mài,

đẽo, tạc tượng, làm tranh lụa, tranh thêu v.v...
1.2.3 Một số tác động tiêu cực của hoạt động du lịch
Việc phát triển du lịch ồ ạt, thiếu quy hoạch tạo ra lợi nhuận trong thời
gian ngắn nhưng về lâu dài, du lịch có thể làm tổn hại đến các di sản văn hóa và
lịch sử, là giảm giá trị của các di sản đó.
Công tác quản lý yếu kém của chính quyền địa phương đối với hoạt động
du lịch đôi khi gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh, tạo ra những thói quen mua
bán thiếu tính chuyên nghiệp làm mất thiện cảm nơi du khách và để lại những suy
nghĩ về những hình ảnh không tốt đẹp về địa phương và con người ở đó.


13

Du lịch có tác động mạnh mẽ đến cảnh quan và môi trường thiên nhiên tại
địa phương:
- Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công
nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu
cầu nước sinh hoạt của địa phương.
- Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách
sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân
cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường
ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh
quan và nuôi trồng thủy sản.
- Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Ðây
là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng
đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
- Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói",
nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy
và tàu thuyền, đặc biệt là ở các khu vực trọng điểm và trục giao thông chính, gây
hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê

tông.
- Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu
quả và lãng phí.
- Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách
có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật
hoang dại.
- Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do
khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp,
bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất
là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các
công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là
một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.
- Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm
soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe


14

doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng,
thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản
trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san
hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...
Việc thu hút du lịch có thể kéo theo hàng loạt các vấn đề xã hội nổi lên ở địa
phương như: tình trạng mại dâm trá hình, ma túy, vấn đề tội phạm, an ninh trật
tự...
1.3. Khung phân tích:
Phần tiếp theo của đề tài trình bày các yếu tố tác động đến ngành du lịch
Bà Rịa-Vũng Tàu. Đó là, những ưu điểm về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, khí
hậu), điều kiện xã hội, các tài nguyên du lịch (tài nguyên biển, rừng, tài nguyên
nhân văn). Cùng với những yếu tố này, việc trình bày cơ sở vật chất phục vụ cho

ngành du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu trên cơ sở số liệu thu thập được từ Sở Du lịch Bà
Rịa-Vũng Tàu như: nguồn nhân lực, khách sạn, hệ thống hạ tầng giao thông và
các dịch vụ tiện ích khác sẽ giúp thấy được tổng thể nguồn lực nội tại của ngành
du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong đó, nguồn nhân lực trong ngành du lịch được xét
đến cả chất lượng và số lượng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến
ngành du lịch của tỉnh.
Tuy nhiên, liệu ngành du lịch tỉnh đã phát triển tương xứng với tiềm năng
hiện có hay chưa? Vai trò và tác động của ngành du lịch đến sự phát triển kinh tế
xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như thế nào ? Việc đánh giá hiệu quả của hoạt
động kinh doanh du lịch là việc làm hết sức cần thiết nhằm làm cơ sở để từ đó
các cơ quan chủ quản đưa ra các chính sách phù hợp. Các chỉ tiêu hiệu quả chủ
yếu sẽ được xem xét phân tích gồm: doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận/doanh thu
và nộp ngân sách/doanh thu. Các tác động của hoạt động du lịch đến phát triển
kinh tế xã hội tỉnh được phân tích bao gồm tác động tích cực và tác động tiêu
cực. Tác động tích cực thể hiện ở các chỉ số: tỷ trọng GDP ngành dầu khí/GDP
toàn tỉnh, tỷ trọng nộp ngân sách/doanh thu dịch vụ du lịch, khả năng tạo ra việc
làm cho người lao động và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.


×