Trang 1
BẢNG PHÂN CÔNG NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT ĐỀ TÀI
1.
Tìm hiểu cơ sở lý luận
Nguyễn Thị Tâm
2.
Tìm hiểu cơ sở thực tiển
Lương Văn Túy
3.
Các biện pháp tiến hành
Nguyễn Thị Tâm
Lương Văn Túy
4.
Kết quả thực hiện
Nguyễn Thị Tâm
Lương Văn Túy
5.
Kết luận
6.
Đề nghị
Nguyễn Thị Tâm
Lương Văn Túy
Trang 2
I. TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG THCS
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Một trong những mục đích chính của thanh tra nội bộ trường học là giúp
cho CB – GV hoàn thành công việc dạy học một cách dễ dàng. Tất cả những
công việc của thanh tra sẽ mang đến cho học sinh một tâm thế học tập tốt đẹp và
thuận lợi nhất.
Muốn được như vậy thanh tra nội bộ cung cấp một hoàn cảnh làm việc
thuận lợi cho CB – GV hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao. Đồng thời
qua kiến nghị, xử lý góp phần củng cố nề nếp kỹ cương của nhà trường, phát huy
những nhân tố tích cực, khắc phục những tồn tại nhất định trong giảng dạy của
giáo viên.
Qua kiểm tra, giáo viên sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc được giao.
Qua kiểm tra sẽ đánh giá đúng từng giáo viên, động viên khen thưởng những
giáo viên có thành tích, tìm hiểu những nguyên nhân của sự tồn tại, hướng dẫn
một số biện pháp giúp giáo viên hoàn thành tốt công việc được giao góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Kiểm tra là biện pháp của quản lý, chức năng của quản lý. Kiểm tra là
phương thức thu nhận thông tin. Đó là một hệ thống quan sát và so sánh xem lao
động sư phạm thực tế có phù hợp với kế hoạch tiêu chuẩn, qui tắc đã dự kiến
trước đây hay không? Vạch rõ kết quả tác động của chủ thể đến khách thể, vạch
rõ những lệch lạc phạm phải. Kiểm tra có tầm quan trọng đối với hoạt động dạy
và học cũng như tất cả các mặt hoạt động của nhà trường. Không kiểm tra nhà
trường sẽ không hoàn thành được kế hoạch đã đề ra từ đầu năm học.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trong những năm qua trường có một số mặt mạnh:
- Trường có nề nếp trong chuyên môn và công tác tổ chức các hoạt động
giáo dục.
- Kế hoạch kiểm tra nội bộ và kiểm tra giờ dạy trên lớp được xây dựng
ngay từ đầu mỗi năm học từ tổ chuyên môn đến Ban giám hiệu.
- Công đoàn nhà trường vững mạnh luôn là chỗ dựa vững chắc của nhà
trường triển khai nhiệm vụ năm học.
- Đa số giáo viên có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, năng nỗ trong công
việc, vững vàng trong chuyên môn.
Trang 3
- Đội TNTPHCM – Đoàn TNCSHCM luôn đạt thành tích xuất sắc trong
những năm học gần đây.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh nhà trường vẫn còn một số mặt cần
khắc phục đó là:
- Cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phương pháp dạy học còn nghèo.
- Việc đổi mới phương pháp giảng dạy có triển khai và thực hiện đều
khắp nhưng chưa thật vững chắc.
- Một số giáo viên dạy môn Mỹ thuật – Công nghệ không đúng với
chuyên môn, ý thức đầu tư cho tiết dạy Mỹ thuật, Công nghệ chưa được coi
trọng ở một số ít giáo viên.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Giới hạn đề tài:
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến kiểm tra nội bộ của
việc dạy học và các bộ phận có liên quan vì thế trong quá trình thực hiện việc
kiểm tra chủ yếu là công tác chuyên môn để tổ chức quản lý tốt các hoạt động
dạy và học.
2. Các biện pháp kiểm tra:
a. Kiểm tra việc thực hiện chương trình ở các môn học:
- Thực hiện đúng, đủ các chương trình của từng môn học, từng khối lớp.
- Đảm bảo truyền thụ đủ, đúng nội dung kiến thức, kỹ năng cơ bản của
từng môn học ở từng khối lớp của từng dạng bài.
- Có hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng môn học của từng khối
lớp.
- Giúp giáo viên nắm vững chương trình của từng môn học của từng khối
lớp mà mình phụ trách.
Để giáo viên thực hiện tốt chương trình chúng tôi đã làm một số công
việc sau đây:
- Phổ biến đầu năm những thay đổi hoặc những vấn đề mới về chương
trình.
- Các tổ trưởng chuyên môn triển khai việc lập kế hoạch thực hiện chương
trình thông qua tổ chuyên môn.
- Có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chương trình thông qua sổ đầu bài
và sổ báo giảng, thống nhất hình thức kiểm tra.
- Dự sinh hoạt tổ xem việc thống nhất nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Xem hồ sơ: Sổ đầu bài, sổ điểm, sổ báo giảng.
- So sánh các hồ sơ.
- Dự giờ - Khảo sát chất lượng.
Trang 4
b. Kiểm tra thư viện, thiết bị hỗ trợ cho việc dạy và học:
- Cơ sở vật chất và kỹ thuật của nhà trường là yếu tố tác động trực tiếp đến
quá trình giáo dục học sinh. Đồ dùng dạy học, sách thư viện có tiềm năng lớn
trong việc nâng cao chất lượng dạy và học đồng thời giảm được cường độ lao
động của thầy và trò.
- Nội dung kiến thức, kỹ năng trong chương trình và sách giáo khoa tự nó
chưa quyết định chất lượng nhận thức. Phương pháp dạy và học quyết định chất
lượng dạy học, như vậy giáo viên và học sinh cùng với thiết bị dạy học quyết
định chất lượng dạy và học. Phương pháp dạy của thầy, học của trò phụ thuộc rất
nhiều vào đồ dùng dạy học.
- Đồ dùng dạy học đầy đủ, đồng bộ và được sử dụng tốt là phương pháp
tối ưu nâng cao chất lượng dạy của thầy và học của trò.
- Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả sẽ là đòn bẩy xoay chuyển việc
dạy học ở bậc THCS . Tạo nền móng vững chắc cho chất lượng dạy học.
- Để sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, một trong những biện pháp tốt nhất
chủa chúng tôi chọn là phải tổ chức kiểm tra.
- Kiểm tra thường xuyên dưới dạng báo cáo kiểm kê của cán bộ thư viện
thiết bị.
- Tranh ảnh, đồ dùng dạy học các môn, giáo viên ký mượn bao nhiêu tiết?
Bao nhiêu lần trong tuần, tháng, học kỳ?
c. Nâng cao chất lượng dạy học ngoài việc kiểm tra giờ trên lớp, kiểm tra
các lực lượng tiến hành hoạt động giáo dục mà còn kiểm tra hoạt động của
các tổ chuyên môn. Ban giám hiệu có kế hoạch kiểm tra và thống nhất
phương pháp kiểm tra:
Nội dung kiểm tra gồm:
Kiểm tra tổ trưởng:
- Nhận thức về vai trò của tổ chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn.
- Nhận định của tổ trưởng về từng tổ viên.
Kiểm tra hồ sơ chuyên môn:
- Các kế hoạch năm học của tổ - cá nhân.
- Các loại sổ biên bản sinh hoạt.
- Các kết quả điều tra cơ bản về học sinh và giáo viên.
- Các bản lưu sáng kiến kinh nghiệm.
Nề nếp sinh hoạt tổ:
- Thông qua bài, khối lượng dự giờ góp ý các tiết dạy thao giảng, dự
giờ.
- Thông qua việc thực hiện chương trình.
Bồi dưỡng nghiệp vụ:
- Thực hiện các chuyên đề của nhà trường.
- Chuyên đề rút kinh nghiệm của tổ.
Trang 5
- Thực tập, thao giảng, hội giảng.
Chỉ đạo phong trào học tập:
- Bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Phụ đạo học sinh yếu, kém.
- Theo dõi học sinh yếu, kém.
- Xây dựng cách học bộ môn.
- Ngoại khóa chuyên môn.
Chất lượng dạy học:
- Dự giờ theo chuyên đề để nắm chắc trình độ của một giáo viên hay
một lớp học nhằm rút kinh nghiệm về một nội dung cần tập trung giải quyết.
- Ban giám hiệu đã thống nhất những việc cần làm khi dự giờ được
tiến hành theo một qui trình như sau:
Chuẩn bị
Dự giờ
Phân tích trao đổi
Đánh giá
Kiến nghị
* Chuẩn bị:
- Lập kế hoạch dự giờ, xác định vị trí bài học trong chương trình,
mục đích của bài giảng và dự kiến hoạt động của thầy và trò.
* Dự giờ:
- Quan sát diễn biến thực tế của bài trên lớp – Thu thập thông tin
phục vụ cho mục đích dự giờ.
Quá trình quan sát này thực hiện theo tiến trình các tình huống dạy và
học theo các hoạt động của thầy – trò. Thiết bị dạy học và phản ánh các sự kiện
chính của quá trình lên lớp cùng những nhận xét về quá trình giảng dạy của tiết
học đó.
* Phân tích trao đổi:
- Phân tích giờ học không đơn giản là sắp xếp lại các nhận xét vụn
vặt về giờ học mà phải khái quát hóa sư phạm nâng những nhận xét này thành
nhận định tổng quát hơn và nêu lên những lý lẽ của những nhận định đó bằng
cách xác định tất cả các mối quan hệ của những hiện tượng quan sát được với
các căn cứ khoa học.
- Công tác tổ chức giờ học còn phải xem việc chuẩn bị, nề nếp lớp,
không khí sư phạm, phân phối thời gian.
+ Nội dung của giờ học: Tính khoa học, tính giáo dục, trọng tâm
của bài học.
+ Phương pháp dạy học: Có phù hợp với nội dung dạy học và
phương pháp dạy học. Việc phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học
sinh.
+ Đánh giá kết quả dự giờ: Mức độ đạt được so với mục tiêu bài
học và chỉ ra đặc điểm hoạt động của thầy và hướng dẫn học tập của trò. Trình
độ kiến thức, khả năng giảng dạy, tinh thần trách nhiệm của giáo viên cũng như
lao động, học tập của học sinh.
Trang 6
Trong mỗi năm học cần phải kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra theo chuyên
đề ít nhất một lần/một giáo viên. Đối với giáo viên mới ra trường cần phải kiểm
tra giờ trên lớp nhiều hơn. Khi kiểm tra Ban giám hiệu phải nói rõ được mục
đích của việc dự kiểm tra và người được kiểm tra. Đồng thời khi kiểm tra người
cán bộ quản lý cần có thái độ đúng mức. Sau khi kiểm tra có nhận xét đánh giá
và giúp giáo viên khắc phục những tồn tại.
+ Ban giám hiệu trực: Phải kiểm tra việc thực hiện chương trình,
thời khóa biểu của giáo viên bằng hình thức quan sát bảng và hoạt động của giáo
viên – học sinh trên lớp.
+ Dự các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn: Phân công để ít nhất trong
một tháng sinh hoạt tổ chuyên môn có một người trong Ban giám hiệu vào dự,
cùng xây dựng và giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong tổ.
Kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp:
Để quản lý tốt việc soạn bài chuẩn bị giờ trên lớp của giáo viên.
Ban giám hiệu đã chọn các hình thức kiểm tra:
- Kiểm tra đột xuất.
- Kiểm tra trước giờ lên lớp.
- Kiểm tra sau dự giờ.
- Kiểm tra định kỳ cùng với tổ trưởng chuyên môn.
- Kiểm tra chéo trong buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Kiểm tra việc chuẩn bị giờ trên lớp.
- Đồ dùng trực quan cho giờ dạy.
Mọi mặt của quá trình dạy học được phản ánh trong giờ lên lớp.
Từ một giờ lên lớp chúng tôi phát hiện ra nhiều mối liên hệ đến vấn đề học
tập của học sinh. Kinh nghiệm dạy học của giáo viên. Tình hình quản lý và sử
dụng thiết bị dạy học.
Qua kiểm tra giờ trên lớp của giáo viên, Ban giám hiệu nắm được khả
năng tổ chức điều khiển học sinh học tập truyền thụ kiến thức, phương pháp dạy
học phù hợp với từng đối tượng của lớp. Việc đổi mới phương pháp dạy học –
việc rèn kỹ năng và hướng dẫn học sinh phương pháp học tập bộ môn, cách học
ở lớp, cách học ở nhà của từng giáo viên, từng lớp.
Ban giám hiệu đã vận dụng nhiều hình thức dự giờ khác nhau:
+ Dự giờ các giáo viên khác nhau để kiểm tra chất lượng giảng dạy, học
tập của từng giáo viên cụ thể.
+ Dự giờ các giáo viên cùng một bộ môn ở các lớp khác nhau để so sánh
trình độ của học sinh rút ra ưu khuyết điểm chính của mỗi người, phát hiện ra
những vấn đề cần điều chỉnh trong phương pháp dạy và học môn đó.
+ Phân công rõ trách nhiệm: Mỗi tháng kiểm tra cán bộ phụ trách đồ
dùng dạy học một lần xem việc bố trí sắp xếp đò dùng đã khoa học chưa, cái nào
Trang 7
dùng rồi, cái nào chưa dùng, theo dõi số lượng sử dụng của từng bộ môn, từng
giáo viên,…
Cuối tháng có nhận xét trong buổi họp Hội đồng sư phạm và đánh giá
khen ngợi những cá nhân giáo viên thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
- Do tổ chức kiểm tra nội bộ thường xuyên nên nhà trường luôn thực hiện đầy
đủ và đúng chương trình từng môn học do Bộ qui định.
- Những năm trước đây giáo viên ít sử dụng đồ dùng dạy học và đến nay có
sử dụng thường xuyên có nề nếp.
- Giáo viên lên lớp 100% có giáo án. Soạn đúng đủ qui định, nhiều giáo án
đã thể hiện được sự đầu tư của giáo viên.
- Nhà trường đã đổi mới phương pháp dạy học theo chuyên đề từng năm ở
từng môn học.
- Sinh hoạt tổ chuyên môn được tiến hành thường xuyên đi vào chiều sâu và
có nề nếp, đạt hiệu quả cao.
- Do thường xuyên dự giờ trên lớp và đặc biệt đối với giáo viên mới nên trình
độ chuyên môn của giáo viên được nâng lên rõ rệt.
- Đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên về chất lượng. Bên cạnh việc dự
giờ trên lớp, nhà trường tổ chức nghiêm túc các đợt khảo sát chất lượng định kỳ,
coi thi đúng qui chế. Qua đó đánh giá đúng chất lượng của học sinh và kết quả
giảng dạy của giáo viên.
- Sau kiểm tra có nhận xét trong Hội đồng sư phạm nhà trường. Vì vậy giáo
viên nào cũng có ý thức vươn lên dạy tốt.
Qua các đợt kiểm tra đột xuất và báo trước các tiết học đa số đều được đánh
giá tốt.
Phong trào mũi nhọn của nhà trường ngày càng được khẳng định đi lên.
Qua kế hoạch kiểm tra nội bộ của trường (Phụ lục kèm theo). Kết quả được
tổng kết như sau:
- Đối với tổ chuyên môn:
+ Kiểm tra toàn diện: 3 tổ: Tốt 3 tổ
+ Kiểm tra chuyên đề: 3 tổ: Tốt 3 tổ
- Đối với cá nhân:
+ Kiểm tra toàn diện: 21 đồng chí: Tốt 20 đồng chí;
Khá: 1 đồng chí.
+ Kiểm tra chuyên đề: 36 đồng chí: Tốt 36 đồng chí.
* Năm học 2007 – 2008: Được đón tiếp đoàn thanh tra của Phòng Giáo dục
huyện Phú Ninh, kết quả kiểm tra được đoàn tổng kết như sau:
- Kiểm tra toàn diện: 11 đồng chí, xếp loại Tốt: 11, tỉ lệ 100%.
- Kiểm tra chuyên đề: 5 đồng chí, xếp loại Tốt: 5, tỉ lệ 100%.
Trang 8
Đoàn kiểm tra dự giờ trong toàn Hội đồng sư phạm.
- Tổng số tiết dự giờ: 27 tiết, xếp loại Tốt 26 tiết; Khá 1 tiết. Kiểm tra hồ sơ
sổ sách giáo viên đủ 100%.
- Kế hoạch năm, tháng, tuần của tổ chuyên môn và cá nhân đầy đủ. Khảo sát
chất lượng học sinh các môn đều đạt từ 80% trở lên.
- Năm học 2007 – 2008: Phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng vững
bước đi lên với những thành tích đã đạt:
+ Học sinh giỏi khối 9 đạt giải ba toàn đoàn.
+ Hội thi kể chuyện Tiếng Anh giải nhất cấp Huyện.
+ Hội thi thuyết trình Văn Học giải nhất cấp Huyện, Khuyến khích cấp
Tỉnh.
+ Hội Khỏe Phù Đổng đạt giải ba toàn đoàn cấp Huyện, cấp Tỉnh đạt 1
huy chương Bạc, 2 huy chương Đồng.
+ Hội thi kể chuyện về Bác đạt giải nhì cấp Huyện và giải Khuyến
khích cấp Tỉnh.
+ Hội thi ĐDDH cấp Huyện năm học 2007 – 2008: đạt giải nhất toàn
đoàn.
VII. KẾT LUẬN:
Sau nhiều năm các đồng chí trong Ban giám hiệu đã kiên trì, vận dụng
những lý luận vào thực tiễn trường THCS Nguyễn Văn Trỗi chúng tôi đã đạt
được một số kết quả đáng phấn khởi như đã nêu ở trên. Chúng tôi nhận thấy
muốn thực hiện một kế hoạch kiểm tra nội bộ thì Ban giám hiệu cần phải tiến
hành một số công tác trọng tâm sau:
1. Xây dựng cụ thể lịch kiểm tra:
- Thời gian
- Đối tượng
- Nội dung
- Các lực lượng kiểm tra
2. Phải sử dụng cả hai hình thức kiểm tra:
- Kiểm tra định kỳ: Đánh giá được năng lực cao nhất mà giáo viên sau khi đã
có đủ điều kiện chuẩn bị thể hiện công việc của mình.
- Kiểm tra đột xuất: Xác định rõ người giáo viên đã chuẩn bị như thế nào, lớp
học hoạt động ra sao trong hoàn cảnh bình thường.
3. Sau khi kiểm tra phải có đánh giá công khai và khách quan trong Hội
đồng sư phạm
4. Ban giám hiệu nhất là đồng chí Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm
về toàn bộ hoạt động của nhà trường cũng như hoạt động kiểm tra, là người
thể hiện tính cao nhất, tinh thần thái độ và tôn trọng những nguyên tắc kiểm
Trang 9
tra cần tạo điều kiện và khuyến khích tất cả những thành viên tham giua vào
hoạt động kiểm tra đạt kế hoạch, đạt hiệu quả và mục đích yêu cầu.
5. Là người quản lý phải luôn tự rèn luyện bản thân, phẩm chất, năng lực
của mình, phải tự nghiên cứu học tập để nắm vững chương trình, nội dung
các môn học để có thể tham gia vào tất cả quá trình kiểm tra nội bộ và đồng
thời phải biết linh động trong việc vận dụng phương pháp kiểm tra.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài mặc dù có nhiều cố gắng.
Song chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự quan tâm chỉ
dẫn và gúp đỡ của các cấp lãnh đạo và góp ý kiến của quí đồng nghiệp.
VIII. ĐỀ NGHỊ:
- Phòng GD&ĐT tập huấn công tác thanh tra cho CB – GV cốt cán ở các
trường.
IX. PHỤ LỤC:
Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2007 – 2008
(Phôtô kèm theo)
Trang 10
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Đề cương bài giảng: Một số vấn đề về lý luận thanh tra Giáo dục và kiểm tra nội
bộ trường học của Tiến sĩ: “Huỳnh Quyến” – Giảng viên trường CBQLTW II
(Phần định nghĩa 2 trong khái niệm kiểm tra – thanh tra).
Trang 11
XI. MỤC LỤC:
BẢNG PHÂN CÔNG NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT ĐỀ TÀI .................... Trang 1
I. TÊN ĐỀ TÀI........................................................................................ Trang 2
II. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................... Trang 2
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................. Trang 2
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN......................................................................... Trang 2
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................... Trang 3
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... Trang 7
VII. KẾT LUẬN...................................................................................... Trang 8
VIII. ĐỀ NGHỊ........................................................................................ Trang 9
IX. PHỤ LỤC.......................................................................................... Trang 9
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. Trang 10
XI. MỤC LỤC......................................................................................... Trang 11
PHỤ LỤC KÈM THEO: KÉ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG THCS
NGUYỄN VĂN TRỖI.
Trang 12
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2007 – 2008
(Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN)
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Trường : THCS Nguyễn Văn trỗi
. Đề tài: Một số biện pháp xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ
trường THCS Nguyễn Văn Trỗi.
Họ và tên tác giả :
- Nguyễn Thị Tâm
- Lương Văn Túy
Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi
Điểm cụ thể:
Phần
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Nhận xét của người đánh giá
xếp loại đề tài
Tên để tài
Đặt vấn đề
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiển
Nội dung nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Đề nghị
Phụ lục
10. Tài liệu tham khảo
11. Mục lục
12 .Phiếu đánh giá xếp
loại
Thể thức văn bản, chính tả
Tổng cộng
Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại:
Người đánh giá xếp loại đề tài
Điểm
tối đa
1
1
2
9
3
1
1
1
1
20 đ
Điểm
đạt
được
Trang 13
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2007 – 2008
I . Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường : THCS Nguyễn Văn Trỗi
1. Đề tài : Một số biện pháp xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ
trường THCS Nguyễn Văn Trỗi.
2. Họ và tên tác giả :
3 .Chức vụ :
- Nguyễn Thị Tâm
- Phó hiệu trưởng
- Lương Văn Túy
- Hiệu trưởng
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a. Ưu điểm:.............................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
b. Hạn chế:..............................................................................................................
................................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại :
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên,HĐKH Trường: THCS
Nguyễn Văn Trỗi thống nhất xếp loại:…………………..
Những người thẩm định:
Chủ tịch HĐKH
(ký, ghi rõ họ tên)
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
………………………………..
………………………………
II .Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT………………………
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT……………
……………………….…. thống nhất xếp loại…………….
Những người thẩm định:
Chủ tịch HĐKH
(ký, ghi rõ họ tên)
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
………………………………..
………………………………..
………………………………..
III .Đánh giá, xếp loại của HĐKH sở GD&ĐT Quảng Nam
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD & ĐT Quảng Nam
thống nhất xếp loại……………….
Những người thẩm định:
Chủ tịch HĐKH
(ký, ghi rõ họ tên)
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
………………………………
Trang 14
PHÒNG GD HUYỆN PHÚ NINH
NAM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI
Số: 02/KH–THCS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tam Dân, ngày
tháng 9 năm 2007.
KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ
Năm học 2007 – 2008
Trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi
- Căn cứ chỉ thị số 39/BGD&ĐT ngày 31/7/2007 về nhiệm vụ trọng
tâm năm học 2007 - 2008;
- Căn cứ Công văn số 444/PGD&ĐT ngày 6/9/2007 về hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ năm học 2007 - 2008
- Căn cứ tình hình thực tế của trường đề ra kế hoạch kiểm tra nội bộ
của trường năm học 2007 - 2008 như sau :
I.
Mục đích yêu cầu:
Đánh giá đúng tình hình thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và bộ phận một
cách toàn diện theo qui định của ngành, của Nhà nước. Từ đó có giải
pháp hữu hiệu hơn trong công tác quản lý để duy trì, giữ vững nề nếp, kỷ
cương trong giảng dạy, trong sinh hoạt ,trong quản lý tài chính, tài sản,
dạy thêm học thêm,...
- Với tinh thần vô tư, khách quan, phân tích những mặt ưu, khuyết
điểm phát hiện được trong quá trình kiểm tra để có biện pháp thiết
thực giúp cán bộ , giáo viên, nhân viên hoàn thành công tác được
giao.
- Căn cứ kết quả kiểm tra để đè ra kế hoạch bồi dưỡng và là căn cứ
để đánh giá, xếp loại thi đua.
II.Củng cố, kiện toàn tổ chức và lực lượng kiểm tra viên :
- Chọn đội ngũ kiểm tra có năng lực, phẩm chất chính trị tốt, có
kinh nghiệm trong chuyên môn đáp ứng yêu cầu công tác.
- Khi xây dựng chương trình kế hoạch công tác kiểm tra cần rút ra
những kinh nghiệm từ năm qua.
- Tổ chức học tập nghiệp vụ công tác kiểm tra.
II. Hoạt động của tổ kiểm tra :
Trên cơ sở năng lực, uy tín của từng thành viên mà phân công cụ thể cụ
thể nhằm đạt hiệu quả cao.
Trang 15
Để động viên CB-GV-NV tham gia công tác kiểm tra, nhà trường
tham mưu với Hội PHHS hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng và khen thưởng.
Kế hoạch cụ thể như sau :
- Đối với tổ chuyên môn : kiểm tra 1 lần/ tổ/năm học
- Cơ sở vật chất : kiểm kê 3 lần/ năm học.
- Kiểm tra nề nếp dạy học : 2 lần / năm học.
- Kiểm tra tài chính, tài sản : 2 lần / năm học.
- Kiểm tra các bộ phận khác : 2 lần /năm học.
- Kiểm tra cá nhân : Tổng số CB-GV-NV: 57
+ Kiểm tra toàn diện : Học kỳ I 8 giáo viên, học kỳ II 12 giáo
viên.
+ Kiểm tra chuyên đề :Học kỳ I 12 giáo viên, học kỳ II 13 giáo
viên.
*Công tác kiểm tra đảm bảo đúng yêu cầu, nội dung và qui định
của ngành.
* Về hồ sơ kiểm tra : thiết lập đầy đủ và lưu trữ ngăn nắp, khoa học.
* Thực hiện đầy đủ , đúng , kịp thời chế độ báo cáo về công tác kiểm
tra.
* Sau mỗi đợt kiểm tra đều có sơ kết rút kinh nghiệm nhằm đạt được
yêu cầu đề ra
* Thường xuyên đôn đốc và kiểm tra lại việc thực hiện của
CBGVCNV về việc thực hiện các kiến nghị nhằm bảo đảm tính hiệu quả.
TỔNG SỐ KIỂM TRA
I. Tổ chuyên môn:
Toàn diện: 3 tổ
Chuyên đề: 3 tổ, 1 tổ văn phòng
II. Cá nhân:
Kiểm tra toàn diện HK I: 8 đồng chí
HKII: 12 đồng chí
Tổng số toàn diện: 20 đồng chí
Kiểm tra chuyên đề HK I: 12
HK II: 13
Tổng số: 25
A. Nội dung kiểm tra toàn diện các nhân:
Kiểm tra toàn diện bao gồm 4 nội dung sau:
1. Nội dung 1:
Tình độ nghiệp vụ (dự giờ từ 2 - 3 tiết)
2. Nội dung 2: Thực hiện quy chế chuyên môn
Trang 16
3. Nội dung 3: Khảo sát chất lượng
4. Nội dung 4: Thực hiện công tác khác (Kiêm nhiệm)
B. Nội dung kiểm tra chuyên đề:
Kiểm tra 1 trong 5 chuyên đề sau:
1. Kiểm tra hồ sơ giáo viên và học sinh
2. Kiểm tra quản lý của Tổ trưởng chuyên môn.
3. Thực hiện quy chế chuyên môn.
4. Quản lý việc dạy thêm, học thêm.
5. Trình độ nghiệp vụ ( dự giờ từ 1 - 2 tiết).
C.PHÂN TÍCH SỐ NGƯỜI KIỂM TRA Ở TỪNG NỘI DUNG
I. Kiểm tra toàn diện: 20
II. Kiểm tra chuyên đề: 25.
Trong đó:
1. Trình độ nghiệp vụ: 8 đồng chí.
2. Thực hiện quy chế chuyên môn: 8 đồng chí.
3. Kiểm tra hồ sơ - kết quả giảng dạy: 5 đồng chí.
4. Kiểm tra việc thực hiện công tác khác: 4 đồng chí
D. NỘI DUNG KIỂM TRA TOÀN DIỆN TỔ:
1. Hồ sơ tổ:
2. Thực hiện kế hoạch tổ và các thành viên
3. Dự giờ khảo sát chất lượng.
NỘI DUNG KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ TỔ: Một trong ba nội dung trên.
Tam Dân. Ngày 14 tháng 9 năm 2007.
HIỆU TRƯỞNG
Trang 17
DANH SÁCH TỔ THANH TRA NĂM 2007 – 2008
( Theo QĐ số: 09 – TT)
TT
Họ và tên
Chức vụ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Lương Văn Túy
Nguyễn Thị Tâm
Huỳnh Thị Nhất
Ninh Văn Tường
Huỳnh Thị Hồng
Nguyễn Thị Thanh Hồng
Nguyễn Thị Bích Trâm
Nguyễn Đức
Phan Văn Liêm
Trịnh Ngọc Anh
Võ Thị Thùy Chinh
Ninh Văn Thới
Nguyễn Thị Hòa
Nguyễn Thị Tú
Trương Thị Minh Tuyết
Đỗ Thị Thu Huệ
Lê Văn Thảo
Nguyễn Thị Minh Phụng
Lê Văn Chức
Phan Thanh Việt
Nguyễn Thị Mỹ Lan
Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
CT Công đoàn
TT Sử Địa
TT Ngữ Văn
TP Ngữ văn
TT Toán Lý
TBTT
Giáo viên
TT Ngoại ngữ
TT TD – HĐNG
Thư ký HĐ
TT Hóa Sinh
Giáo viên
Kế toán
TTVP
TPT
TP Sử Địa
TP Ngoại ngữ
TP HĐNG
Nhiệm vụ tổ
thanh tra
Tổ trưởng
Tổ phó
Tổ phó
Tổ phó
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Tổ viên
Ghi chú
Tam Dân, ngày 14 tháng 9 năm 2007.
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
NGUYỄN THỊ TÂM
Trang 18
LỊCH KIỂM TRA NỘI BỘ
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi
Năm học: 2007 – 2008
Thanh tra
Môn
Tháng STT
Học và tên
Chuyên Toàn
dạy
đề
diện
I
Tổ TD – HĐNG
X
1 Nguyễn Thị Thanh Đ – KT
X
Vân
2 Nguyễn Thị Lệ
Toán
X
3 Ninh Quang Trí
Lý
X
10/2007
4 Đỗ Thị Hưởng
KT
X
5 Nguyễn Thị Hiên
T. Dục
X
6 Nguyễn Minh Anh N. Văn
X
7 Trương Thị Cầu
N. Văn
X
II Tổ TOÁN LÝ –
X
VĂN PHÒNG
1 Lê Văn Chức
Địa
X
2 Ca Văn Luận
Toán
X
11/2007
3 Nguyễn Thị Đáng Sinh
X
4 Võ Thị Thùy Chinh Anh
X
5 Nguyễn Thị Thanh Văn
X
Hồng
6 Đinh Thị Khiểm
Văn
X
III Tổ NGỮ VĂN
X
1 Võ Thị Minh
Địa
X
2 Nguyễn Tấn Tốt
Toán
X
3 Nguyễn Đức
Lý
X
12/2007
4 Phạm Viết Lộc
Sinh
X
5 Huyỳn Thị Khánh C. Dân
X
6 Huỳnh Thị Thúy
N. Văn
X
7 Nguyễn THị Bích N. Văn
X
Trâm
IV Tổ NGOẠI NGỮ
X
1 Nguyễn Thị Phú
Sử
X
2 Bùi Thị Lệ Thủy
Toán
X
01/2008
3 Nguyễn Văn Tầm
Lý
X
4 Nguyễn Thị Thu
Hóa
X
5 Phan Thanh Việt
Sinh
X
Xếp
loại
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
Ghi
chú
Trang 19
02/2008
V
1
2
3
4
5
6
VI
1
2
03/2008
04/2008
3
4
5
6
VII
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tổ HÓA SINH
Phan Thị D. Trang
Nguyễn Thị Bản
Trần Công Diễn
Trương Thị Minh
Tuyết
Nguyễn Thị Anh
Thư
Nguyễn Văn Đồng
Tổ SỬ ĐỊA
Đặng Thị Thu Tình
Nguyễn Thị Thúy
Vy
Trịnh Ngọc Anh
Phan Thị Ngọc Lan
Nguyễn Thị T. Vân
Nguyễn Thị Hòa
Tổ VĂN PHÒNG
Huỳnh Thị Hồng
Phan Văn Liêm
Đỗ Tấn Thanh
Nguyễn Thị Tú
Hồ Thức Tiến
Nguyễn Thị M.
Lan
Ninh Văn Thới
Ung Thị Hương
Phạm Thị Sen
Địa
Toán
Tin
Hóa
X
X
X
X
T
T
T
T
T
Anh
X
T
N. Văn
X
X
T
T
T
T
Sử
Lý
Toán
Sinh
Anh
N. Văn
Sử
Tóan
Toán
Sinh
Anh
Nhạc
T. Dục
T. Dục
N. Văn
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
T
Tam Dân, ngày 14 tháng 9 năm 2007.
HIỆU TRƯỞNG