Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thuyết minh biện pháp thi công nhà xưởng tiền chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.35 KB, 22 trang )

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THI CÔNG DỰ ÁN

BAN LÃNH ĐẠO

CHỈ HUY TRƯỞNG
CÔNG TRƯỜNG

CÁC KỸ SƯ

ĐỘI LẮP DỰNG KẾT CẤU THÉP

NHÀ
MÁY
CHẾ
TẠO



MỤC LỤC
Thuyết minh biện pháp thi công
Phần I : Khái quát chung
Phần II : Các biện pháp thi công tổng thể
II-1 - Tiêu chuẩn xây dựng TCVN
II-2 - Bố trí tổng mặt bằng thi công
II-3 - Tổ chức công trường
II-4 - Hệ thống kiểm tra chất lượng VLXD và chất lượng công trình
II-5 - Các giải pháp thi công chủ yếu và trình tự thi công
Phần III : Biện pháp gia công chế tạo kết cấu thép
III-1 Những quy định chung
III-2 Những bước gia công kết cấu thép
III-3 Vận chuyển kết cấu thép


Phần IV : Biện pháp thi công lắp dựng kết cấu
A - Những quy định chung
B - Biện pháp thi công nhà xưởng chính
C - Chọn giải pháp lớn và trình tự lắp cho cấu kiện kết cấu thép
D - Các bước lắp dựng kết cấu thép
Phần V : Quản lý chất lượng và nghiệm thu
Phần VI: Vệ sinh môi trường và An toàn lao động
Phần VII: Kết luận


PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG
Dự án: Số 3 Lương Yên
Gói thầu: Thi công phần kết cấu thép Nhà mẫu
Đơn vị thi công: Công ty cổ phần kết cấu thép xây dựng Hà Nội
I. GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH
Tên dự án: Số 3 Lương Yên.
Địa chỉ: Số 3 - Lương Yên - Hà Nội.
Diện tích: 36x18.1 = 651.6 m2
Bao gồm các hạng mục sau:
-

Lắp đặt kết cấu cột, kèo, dầm sàn Decking thép tổ hợp.

-

Xà gồ mạ kẽm, thộp SS400

-

Lợp tôn xốp Poshaco dày 0.4mm


-

Lắp dựng hệ cầu thang thép.

- Giải pháp kết cấu thép nhà mẫu:
+ Công trình nhà mẫu rộng dài 36m, chiều cao 9m, khẩu độ kèo 18,1m, độ dốc mái
10,8%, Kèo tiết diện chữ I thép tổ hợp tiết diện thay đổi.
+ Cột cao 7,5m, tiết diện chữ I thép tổ hợp tiết diện không đổi từ móng đến mái.
+ Hệ dầm chính, dầm phụ sàn Decking tầng 2 cốt + 3,9m, tiết diện chữ I không đổi,
thép tổ hợp.
+ Cột kèo dầm liên kết với nhau bằng bản mã, bu lông cấp bền 8.8 mạ kẽm.
+ Xà gồ mạ kẽm, thộp SS40.
+ Hệ giằng mỏi thộp tròn D20
II. ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN & NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI
QUYẾT:
1-1. Thuận lợi:
- Vị trí công lợi. (Như điện thi công, nước, lán trại...)
1-2. Khó khăn và yêu cầu mà biện pháp thi công phải giải quyết:
- Tiến độ thi công gấp, công trình nằm trong nội đô nên việc vận chuyển kết cấu chỉ
được thực hiện vào ban đêm.
- Xung quanh công trình là khu dân cư nên việc thi công ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến
người dân như khói, bụi, tiếng ồn....
- Biện pháp thi công phải đảm bảo an toàn, an ninh trật tự với các đội thi công trên
công trường.


- Do thi công vào thời điểm Có thể có mưa nhiều nên sẽ ảnh hưởng tới tiến độ thi
công.
trình gần nhà máy chế tạo kết cấu thép của Nhà thầu và tuyến giao thông chính nên rất

thuận tiện cho việc cung cấp và vận chuyển vật tư máy móc đến công trình.
- Mặt bằng thi công và cơ sở hạ tầng phía nhà thầu xây dựng đã thi công có trước nên
tạo điều kiện cho nhà thầu phụ được thuận


PHẦN II: CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG TỔNG THỂ
I. Các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu:
Các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mà nhà thầu chúng tôi phải tuân theo:
Tổ chức thi công và nghiệm thu

TCVN-4059-2012

Kết cấu thép - Gia công lắp ráp và nghiệm thu

TCVN 170: 2007

Nghiệm thu chất lượng công trình xây dưng

TCXDVN-371-2006

Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

TCXDVN 530 8:1991

Ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật kể trên, các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu, nhà thầu
chúng tôi có trách nhiệm tuân thủ các Quy định sau đây:
Luật xây dựng Việt Nam
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
Quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành
kèm theo Nghị Định số : 209/2004-NĐ-CP ngày 16/12/2004 của

Thủ tướng Chính phủ. Nghị định số 49/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ
sung nghị định 209/2004-NĐ-CP
II.1. Tổng mặt bằng tổ chức thi công:
1. Các yêu cầu để mở công trường:
- Thi công công trình theo đúng yêu cầu của bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công được
duyệt, đảm bảo thi công đúng tiến độ thi công, đạt chất lượng cao và an toàn.
- Thi công tại công trường không để ảnh hưởng đến hoạt động thi công của các đơn
vị bên. Không được làm hư hỏng các cơ sở hạ tầng chính của Nhà máy.
- Không gây nguy hiểm nổ cháy trong khu vực công trường và khu vực các công
trình lân cận .
- Sử dụng biện pháp thi công hợp lý để đảm bảo vệ sinh môi trường trong công
trường và không ảnh hưởng đến hoạt động của các công trình trong hàng rào nhà máy.
- Đảm bảo thoát nước mưa, nước trong thi công, để cho hiện trường khô ráo,sạch
sẽ.
- Có nội quy an toàn trong thi công, đảm bảo an ninh trong công trường thi công và
trong khu vực.


2. Mặt bằng tổ chức thi công:
Trong khu vực công trường, tổng mặt bằng thi công bố trí các bộ phận sau đây:
a. Văn phòng chỉ huy công trường.
Trong văn, có bố trí chỗ làm việc cho cán bộ quản lý của công trường (chỉ huy
trưởng, kỹ sư giám sát, kỹ sư an toàn... ), y tế công trường, cùng các phương tiện chỉ huy
và liên lạc như bàn, ghế, tủ, máy vi tính, điện thoại...
b. Hàng rào và cổng:
Xung quanh khu vực thi công Nhà thầu làm hàng rào tạm, làm cổng cho công
trường.
c. Điện thi công, chiếu sáng, bảo vệ:
Nhà thầu liên hệ với đại diện chủ đầu tư để xin lắp đặt các thiết bị thi công. Nhà thầu
dùng cáp nhôm kéo từ điểm đấu mà chủ đầu tư cung cấp. Đầu nguồn điện, lắp cầu dao tổng

và công tơ trực tiếp. Đường dây cáp đến công trường được treo trên các cột điện hạ thế tạm
bằng bằng tre gỗ.
e. Nước thi công và cứu hoả:
Nguồn nước sinh hoạt, thi công, cứu hỏa nhà thầu xây bể chứa, lắp đồng hồ đo nước
rồi lấy từ nguồn nước của nhà máy.
f. Thoát nước thi công và thoát nước mưa:
Trên công trường, Nhà thầu bố trí các rãnh thoát nước mưa và nước thải trong thi
công. Tất cả các rãnh thoát nước này đều chảy ra hố ga của công trường rồi thoát ra công
thoát nước mưa của khu vực khu công nghiệp.
g. Đường thi công:
Nhà thầu cho thi công trước 2 vệt bánh xe theo kết cấu móng đường ô tô của Nhà
Máy.
Nhà thầu bố trí một đội công nhân tưới ẩm, dọn dẹp đường công trường, dể hạn chế
thấp nhất lượng bụi phát sinh ở công trường.
h. Bãi tập kết kết cấu thép:
Nhà thầu tiến hành chế tạo gia công kết cấu thép tại Nhà máy kết cấu thép của Công
ty tại Sông Công – Thái Nguyên, rồi vận chuyển đến Công trường để lắp dựng. Các cấu
kiện này được vận chuyển đến chân hạng mục công trình để lắp. Tuy nhiên, vẫn phải bố trí
bãi tập kết trung chuyển kết cấu thép tại mặt bằng công trường.
i. Lán trại công nhân:
Nhà thầu cho làm lán trại tạm cho công nhân nằm ngoài phạm vi công trường.
Nhà thầu cấp thẻ (có ảnh) cho công nhân xây dựng ra vào Công trường để bảo vệ an
ninh được đảm bảo. Những người không có thẻ đeo ngực, hoặc không có quần áo bảo hộ
lao động, thì bảo vệ công trường sẽ không cho vào công trường.
Nhà thầu bố trí công nhân vệ sinh xung quanh công trình sau mỗi ngày làm việc..


II.3 Tổ chức công trường:
Công tác tổ chức bộ máy công trường theo hướng chỉ đạo từ Giám đốc Công ty đến
Chỉ huy trưởng công trường và đến tổ đội sản xuất (Xem sơ đồ tổ chức công trường).

Cấp Công ty cử 1 Phó Giám đốc Công ty làm chủ nhiệm dự án. Đồng thời có cơ
quan Công ty hỗ trợ. Chỉ huy trưởng công trường là kỹ sư xây dựng lâu năm, có kinh
nghiệm thi công nhiều năm.
Giúp việc cho chỉ huy trưởng công trường có các kỹ sư chuyên ngành về kỹ thuật, kế
hoạch, cung ứng vật tư và an toàn lao động. (xem thuyết minh trong hồ sơ thầu)
* Bố trí tổ đội thi công:
Đối với gói thầu này chúng tôi sẽ bố trí các tổ đội như sau :
- Đội lắp ráp kết cấu

= 01 đội

Gồm từ 7 đến 12 người tuỳ tình hình tiến độ thi công, thợ lành nghề làm tổ
trưởng.
II.4 Hệ thống kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng và chất lượng công trình.
a- Kiểm tra tim cốt: Cung cấp và kiểm tra dung sai về tim cốt của móng và của các kết
cấu thép nhà xưởng bằng các máy trắc địa chuẩn và máy toàn đạc DTM 332 Nikon.
b- Tất cả vật liệu xây dựng, thép xây dựng, thép kết cấu và que hàn đưa vào thi công công
trình đều phải có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ, và có chứng chỉ thí nghiệm của cơ quan
kiểm định chất lượng có tư cách pháp nhân (như thí nghiệm thép, thí nghiệm bê tông, thí
nghiệm que hàn, thí nghiệm mối hàn.) Nhà thầu trình chủ đầu tư mẫu vật liệu, nếu được
chủ đầu tư nhất trí thì Nhà Thầu mới đưa vào sử dụng trong công trình.
II-5 Các giải pháp thi công chủ yếu và trình tự thi công:
Căn cứ vào hồ sơ mời thầu, bản vẽ kỹ thuật thi công và mặt bằng thi công thực tế,
Nhà thầu chọn giải pháp thi công song song, cuốn chiếu để thi công công trình.

PHẦN III
BIỆN PHÁP GIA CÔNG KẾT CẤU THÉP
Trong tất cả các hạng mục của gói thầu, các dầm và cột đều có tiết diện chữ I mà chiều
cao của tiết diện chữ I đều không vượt quá 1,5m. Vì vậy tất cả kết cấu chịu lực chủ yếu của
các hạng mục trong gói thầu đều có thể đưa vào dây chuyền sản xuất kết cấu thép tự

động của Công ty chúng tôi.
Dây chuyền sản xuất kết cấu thép tự động này gồm các thiết bị tự động chủ lực sau:
• Máy cắt thép tự động theo lập trình CNC của Viện Công nghệ IMI
• Máy gá hàn đính tự động dầm H loại 1500LZL.


• Máy hàn tự động LZM.
• Máy nắn thẳng dầm H tự động loại LJZ-800.
Việc chế tạo kết cấu thép phải tuân theo các tiêu chuẩn TCVN của Nhà nước ban hành
đã trình bày ở trên. Đồng thời phải tuân theo quy trình công nghệ sản xuất kết cấu thép
Công Ty và Nhà máy đã ban hành. Cụ thể hoá ở nội dung sau đây:
III-I Những quy định chung
1. Nguyên tắc chung
- Kết cấu thép phải được gia công và lắp ráp theo bản vẽ kết cấu và bản vẽ chi tiết
kết cấu.
- Khi gia công, lắp ráp phải dùng phương pháp cơ giới, phù hợp với biện pháp thi
công và sơ đồ công nghệ.
- Trong quá trình thi công, lắp ráp, nghiệm thu phải tiến hành kiểm tra việc thực
hiện các sơ đồ công nghệ và biện pháp thi công. Kết quả kiểm tra phải ghi nhật ký công
trình.
- Vật liệu dùng cho gia công và lắp ráp phải có chất lượng và số hiệu phù hợp với
yêu cầu cuả thiết kế.
- Đối với các cấu kiện thép cụ thể, ngoài các quy định chung của tiêu chuẩn này
còn phải tuân theo các quy định riêng dành cho các cấu kiện thép đó.
2- Yêu cầu về thép và vật liệu hàn
• Tất cả thép phải được kiểm tra đạt các tiêu chuẩn cơ lý tính mà thiết kế đã quy
định. Thép phải được thí nghiệm tại các cơ quan có tư cách pháp nhân. Phải có chứng
chỉ nguồn xuất sứ của thép. Thép phải được nắn thẳng, xếp loại, ghi mác và sắp xếp theo
tiết diện. Trước khi đem sử dụng, thép cần phải làm sạch gỉ, sạch dầu mỡ và các tạp chất
khác.

• Thép phải được xếp thành chồng chắc chắn trong nhà có mái che, trường hợp
phải để ngoài trời thì phải xếp nghiêng cho ráo nước, xếp các tấm thép kê lót phải được
tạo góc lượn tránh tắc, đọng nước. Khi vận chuyển thép phải có bộ gá để thép không bị
biến dạng.
• Que hàn dùng que hàn E42, hoặc có thông số kỹ thuật tương đương. Que hàn,
dây hàn, thuốc hàn phải xếp theo lô, theo số hiệu và phải để nơi khô ráo. Riêng thuốc hàn
phải để trong thùng kín. Trước khi sử dụng, phải kiểm tra chất lượng que hàn, dây hàn và
thuốc hàn tương ứng với quy định trong các tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật. Que hàn,
dây hàn và thuốc hàn phải sấy khô theo chế độ thích hợp cho từng loại. Lượng que hàn và
thuốc hàn đã sấy khô lấy ở tủ sấy ra được dùng trong một ca.
III-2 Công tác gia công chế tạo kết cấu thép
Tất cả các kết cấu chính của khung nhà thép ( cột, dầm kèo… ) của các hạng mục
đều phải qua các công đoạn gia công sau đây:
1- Bước 1 : Công đoạn phóng dạng - đánh dấu - cắt - săng vanh:
- Bước gia công này nhờ máy cắt thép tự động theo lập trình CNC của Viện chuyển
giao công nghệ máy IMI và các máy cắt thép hàn hơi khác. Máy này gồm 3 mỏ cắt hơi cắt
theo lập trình. Thép tấm thông thường có kích thước 1,5mx6m được đưa vào sàn máy.
Máy có bộ phận điều khiển trên máy vi tính để có thể lập trình cắt tự động theo ý muốn .


Sau khi ra khỏi máy, ta có những băng thép chiều rộng tuỳ ý theo chiều rộng của dầm,
chiều dài băng thép 6 mét. Cắt xong các băng thép không có ba via, không bị cong vênh có
thể gá hàn được ngay. Đối với các băng thép dầy trước khi đưa sang công đoạn sau phải
vát mép 45 độ ( Đối với thép tấm dày hơn 10mm ) bằng máy vát mép chuyên dụng.
Chỉ tiêu kỹ thuật trong bước này để kiểm tra :
- Mạch cắt thẳng, nhẵn, đều, độ nhấp nhô không quá 0.2mm
- Chiều rộng chi tiết được cắt đều trên suốt chiều dài, sai số không quá 1mm.
- Sai số cho phép: Chiều rộng ±1 mm với chi tiết không có mối nối.
±0.5 mm với chi tiết có mối nối.
Chiều dài ±1 mm với chi tiết không có mối nối.

±2 mm với chi tiết có mối nối.
2- Bước 2: Công đoạn tổ hợp chi tiết và hàn đính dầm
Trong bước tổ hợp chi tiết và hàn đính dầm được thực hiện bán tự động trên máy hàn
đính dầm I, H - loại 1500 LZL của Thượng Hải TQ sản xuất (xem bản vẽ kèm theo )
Thép dầm I, H là tổ hợp của 3 tấm thép trước khi hàn. Máy lắp ráp thép dầm I, H là
một loại thiết bị đặc biệt có thể đáp ứng đúng với yêu cầu trong việc gá lắp chi tiết, kết hợp
và hàn đính tự động các tổ hợp gá lắp.
Cách thực hiện gá tổ hợp bán tự động trên máy như sau :
+ Gá tổ hợp 1 bản cánh với bản bụng dầm: Đưa băng thép cánh dầm lên sàn gá con
lăn của máy nhờ dầm cầu trục 5T trong nhà xưởng. Các con lăn này tự quay đưa bản cánh
vào cơ cấu gá của máy. Dầm cầu trục trong nhà xưởng sẽ cẩu băng thép bụng dầm lên sàn
máy. Hai pít tông của máy thò ra để giữ tấm bản bụng đúng tim máy cũng là tim của bản
cánh dầm. Sau đó 2 đầu mỏ hàn điện tự động thò ra để hàn đính giao tuyến giữa 2 bản
thép. Mỏ hàn đứng tại chỗ, dầm I di chuyển nhờ ru lô quay. Khi hàn được 1cm thì đầu mỏ
hàn lại tự động rút ra, dầm chuyển dịch được 10cm thì đầu mỏ hàn lại tự động đưa vào để
hàn đính tiếp. Quá trình này cứ lặp lại theo lập trình tuỳ ý cài đặt trước. Khi gá hàn xong ta
được một tổ hợp gá hàn hình T.
+ Gá tổ hợp hàn nốt với bản cánh thứ 2
Cầu trục lại cẩu lật dầm T để gá nốt bản cánh dầm còn lại. Bản cánh thứ 2 được đưa
vào sàn ru lô của máy. Ru lô quay làm bản cánh đưa tới vị trí gá lắp. Dầm T mới được đính
hàn sẽ được cầu trục trong xưởng hạ xuống. Hai pít tông ở 2 bên máy lại tự động thò ra để
giữ bản bụng dầm đúng tim máy và cũng chính là tim dầm. Quá trình hàn đính như trên đã
trình bầy lại tiếp tục lặp lại như cũ. Cuối cùng ta được một tổ hợp gá hàn đính hình H.
Khi chiều cao dầm H thay đổi theo đường thẳng bậc 1 ( như cột thép, dầm vì kèo ),
thì lập trình lại, máy sẽ tự động gá hàn đính tổ hợp theo dầm có độ cao biến đổi bậc 1.
3- Bước 3 : Công đoạn hàn tự động các tổ hợp gá hàn đính dầm H
Sau khi gá hàn đính dầm H tại máy hàn đính dầm H 1500LZL xong, cần trục trong
xưởng đưa tổ hợp sang máy hàn tự động LZM .
Máy LZM này có một khung mang giá trượt lên xuống .Giá trượt mang 2 đầu hàn tự
động trong lớp thuốc hàn, có cả bộ phận thu hồi thuốc hàn thừa sau khi hàn. Khung này lại

có thể di chuyển trên 2 đường ray dài đến 33m . Dầm gá hàn được lật nghiêng trên một giá


cố định ( không di chuyển ). Giá này có 2 bộ gá cho 2 dầm để có thể hàn tự động được 2
dầm cùng một lúc. Khi đã lắp đặt và điều chỉnh xong thì 2 đầu mỏ hàn tự động thò ra đưa
vào vị trí cần hàn. Khung di chuyển, mỏ hàn làm việc và dầm được tự động hàn trên suốt
cả chiều dài dầm.
+ Cường độ dòng điện hàn của máy là 1600 Ampe
+ Dây hàn tự động có đường kính D=1,2 - 4mm
Máy có thể hàn các dầm dài tới 29 mét với tốc độ 1-2 mét phút.
Nhờ máy này nên năng suất hàn dầm rất cao. Vì hàn tự động trong lớp thuốc hàn,
và hàn với dòng điện lớn tuỳ ý ( đến 1600A ) nên chất lượng hàn rất tốt, mối hàn rất
ngấu và rất đẹp. Cấu kiện kết cấu thép có chất lượng hàn rất cao và đẹp.
Kiểm tra mối hàn:
Mối hàn đối
Bằng mắt 100%
Bằng từ tính 100%
Kiểm tra siêu âm 100% ( theo TCVN 6735:2000 )
Mối hàn góc
Bằng mắt 100%
Bằng dưỡng 100%
Kiểm tra siêu âm 0%
4- Bước 4 : Nắn thẳng dầm H
Dầm H sau khi hàn bao giờ cũng bị cong vênh, biến dạng, ta phải nắn thẳng lại dầm
đúng thiết kế.
Với công nghệ nắn thẳng truyền thống trước đây sau khi dầm H được hàn xong phải
đem nắn thẳng bằng phương pháp gia nhiệt. Nhiệt độ gia nhiệt không vượt qúa quy định
chung, không vượt quá 9000C. và được làm nguội từ từ.
Với công nghệ hiện đại mà Công ty chúng tôi mới đầu tư chiều sâu hiện nay: là nắn
thẳng cánh dầm H trên máy nắn dầm loại LJZ - 800.

Cách thao tác nắn dầm như sau : Dùng cầu trục trong nhà xưởng cẩu dầm H mới được
hàn lên băng máy nắn. Bấm nút điện cho ru lô quay để cho dầm chạy qua lại trên băng máy
được trơn chu, không có gì trục trặc về chuyển động tiến lùi của dầm H. Điều chỉnh cho cơ
cấu nắn của máy hạ dần xuống mặt cánh dưới của dầm H . Bôi mỡ vào mặt cánh dầm. Bấm
nút cho cơ cấu thuỷ lực nắn cánh dầm bắt đầu hoạt động cùng đồng thời với ru lô quay để
mặt dầm luôn luôn được tiếp xúc với cơ cấu nắn dầm. Mỗi lần cho dầm tịnh tiến qua cơ
cấu nắn thì cho tăng lực ép lên. Dầm H qua lại máy một số lần là được một dầm H rất
thẳng, cánh rất phẳng theo thiết kế.
5- Bước 5 : Hàn chi tiết nhỏ, hàn hoàn thiện dầm.
Sau khi nắn thẳng cánh dầm H, cầu trục trong nhà cẩu dầm lên xe goòng và đưa sang
công đoạn hàn hoàn thiện. Tại phân xưởng hàn hoàn thiện, cũng có cầu trục hỗ trợ về cẩu
lật. Tại đây, dầm được hàn thêm tấm đầu dầm, gân tăng sức, con bọ lắp xà gồ, các bản mã
liên kết cho thanh giằng... đồng thời có thể có dầm phải khoan lỗ, đột lỗ...
Trước khi hàn, các chi tiết phải được làm sạch bề mặt ở chỗ sẽ hàn với bề rộng không
nhỏ hơn 20mm. Phải kiểm tra tổ hợp kết cấu trước khi hàn. Chỉ cho phép hàn các lớp tiếp
sau khi đã làm sạch hết các xỉ, bẩn, kim loại bắn toé của lớp trước, những đoạn nứt của lớp
hàn có rỗ khí. Kích thước mối hàn phải tuân theo bản vẽ kết cấu quy định.


Trong phân xưởng hoàn thiện có bố trí cầu trục trong nhà, có các thợ bậc cao tay nghề
cao đã được chứng chỉ hàn quốc tế để hàn bằng tay.
Trong phân xưởng này Công ty chúng tôi đã trang bị những máy hiện đại như: hàn 6
mỏ, hàn trong khí CO2, các máy khoan, máy cắt đột liên hợp hiện đại thực hiện .
Chỉ tiêu kỹ thuật trong bước hàn hoàn thiện này để kiểm tra :
Trong bước hàn hoàn thiện phải đảm bảo các dung sai sau:
Tên gọi các sai lệch
Dung sai cho phép (mm)
Tiêu chuẩn áp dụng
1-) Độ vênh cánh ( tính cho 1 0.005B
TCVN 170-2007

phía ) sau khi hàn hoàn thiện:
B: chiều rộng bản cánh
2-) Độ cúp cánh ( tính cho một 0.005B
TCVN 170-2007
phía ) sau khi hàn hoàn thiện
B: chiều rộng bản cánh
3-) Độ không vuông góc giữa mã ±1/100 ( H: là chiều cao 1 tổ hợp )
FW – SP – 0017
đầu với bản bụng sau khi hàn nhưng không quá 2
hoàn thiện
4-) Độ võng chi tiết sau khi hàn L/1000 nhưng không lớn hơn
hoàn thiện
10mm ( đối với kèo )
L/1000 nhưng không lớn hơn 5mm FW – SP – 0017
( đối với cột, dầm cầu trục ) với L
là chiều dài chi tiết.
5-) Độ xoắn chi tiết sau khi hàn 0.001L nhưng không lớn hơn TCVN 170-2007
hoàn thiện
10mm
6-) Độ cong cục bộ bản bụng
0.003H ( H là chiều rộng bản TCVN 170-2007
bụng tại vị trí đo )
7-) Độ không phẳng tại các bề
TCVN 170-2007
mặt lắp ráp bu lông cường độ <0.3
cao ( mã đầu cột, dầm cầu trục,
đế kèo )
8-) Dung sai chiều dài chi tiết ±0.3
FW – SP – 0017
sau khi hoàn thiện

Khi khoan lỗ lắp bu lông phải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật về dung sai lỗ như sau:
Đường kính lỗ khoan D (mm)
Sai lệch cho phép ( mm )
>12 ÷ 18
±0.25
>18 ÷ 30
±0.30
>30 ÷ 40
±0.35
>40 ÷ 60
±0.50
III-2 Công tác xử lý bề mặt kết cấu thép trước khi sơn và hoàn thiện
- Các dầm H sau khi được hàn hoàn thiện và kiểm tra đảm bảo tiêu chuẩn, phải được
đưa sang công đoạn làm sạch bằng phương pháp phun cát, lau sạch bề mặt cấu kiện.
Trước khi sơn lót phải làm sạch các vết bẩn, dầu mỡ trên kết cấu. Trước khi sơn phủ phải
kiểm tra chất lượng sơn lót. Xe goòng đưa KCT đã làm sạch sang công đoạn sơn. Kết cấu


được đưa vào 1 phòng riêng để sơn bằng các súng phun, Phần kết cấu thép mạ kẽm được
tập kết vào kho bãi và dùng xe chuyên dụng vận chuyển đến nhà máy mạ kẽm.
III-3 Công tác sơn mạ kẽm kết cấu thép
1. Công tác sơn kết cấu thép
Sơn phun 1 lớp sơn chống gỉ, và 2 lớp sơn mầu . Chú ý khi sơn : Nhiệt độ môi
trường trong phòng phải từ 50 C đến 380C độ ẩm <= 85%.
- Thiết bị trong công đoạn này như sau :
+ Máy nén khí BOGE ( của Đức )
+ Hệ thống phun cát Singapore
+ Máy phun sơn chân không GRACO (của Mỹ)
2. Công tác mạ kẽm kết cấu thép



7- Bước7 - Nghiệm thu xuất xưởng : Bộ phận OTK của phân xưởng và của nhà máy
đo đạc kiểm tra và đóng dấu OTK với những KCT đạt tiêu chuẩn kiểm tra.
Nghiệm thu xuất Nội dung
Gía trị
xưởng
khi của dung sai
Dung sai
hoàn thiện sản
phẩm phải theo
dung sai kỹ
thuật cho phép
sauKiểm
tra
thông số
1-) Độ biến dạng của -Đô vênh của cánh ∆
∆=0.005B
kết cấu cho
B – chiều rộng cánh nôi lắp
phép
ghép
-Đô vênh cánh ở các vị trí khác ∆
∆=0.01B
-Độ cong vênh bản bụng khi có sườn 0.006h
gia cường:
h là chiều cao tiết diện
-Độ cong vênh bản bụng khi không 0.003h
có sườn gia cường:
h là chiều cao tiết diện
-Độ không phẳng ( gãy ) cánh, độ ∆=0.005 ÷ 0,01B

không vuông góc giữa mặt B – chiều rộng cánh nôi lắp
đầu với cánh ( hoặc bụng )
ghép
2-) Độ sai lệch về kích -Kích thước bản mã
1÷ 2mm
thước cho phép
của kết cấu
-Chiều dài kèo
Không quá 5mm
-Chiều cao cột
Không quá 5mm
-Chiều dài dầm cầu trục
Không quá 2mm
-Chiều cao mã đầu dầm cầu trục
Không quá 1mm
III-3 Biện pháp vận chuyển đến công trường
Các cấu kiện thép lớn nhất và nặng nhất của các hạng mục trong gói thầu này như sau:
Nhà thầu chọn phương án dùng xe sơ mi để vận chuyển kết cấu dài và nặng, còn lại
chở bằng xe giải phóng 12Ttất cả các cấu kiện kết cấu thép đến Công trường là có thể
được.
Vận chuyền kết cấu thép phải tránh giờ cao điểm và tránh ùn tắc giao thông trên dọc
đường. Xe vận chuyển còn phải chằng buộc cẩn thận bằng dây thép 6- và 8 . Tại nhà
máy kết cấu thép lên xe bằng cầu trục trong nhà xưởng. Tại bãi tập kết kết cấu trên công
trừơng, kết cấu thép được hạ xuống bằng cẩu nhỏ 5T và kết cấu thép được kê trên các đệm
gỗ, không xếp chồng đống làm cong vênh kết cấu thép. Tại đây, kết cấu được rửa những
vết bùn bắn vào và còn phải sơn lại nước sơn phủ tại những chỗ bị sước sơn.


PHẦN IV
BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP DỰNG KẾT CẤU

A- Những quy định chung
• Lắp dựng kết cấu thép phải tuân theo đúng bản vẽ thiết kế.
• Công việc thi công lắp ráp tiếp theo chỉ được phép tiến hành sau khi đã làm xong
mọi việc tổ hợp hàn và lắp bu lông khuếch đại tại hiện trường.
• Trong quá trình thi công phải ghi nhật ký lắp ráp, hàn và lắp bu lông.


Chỉ được phép thi công lắp ráp sau khi đã chuẩn bị xong mặt bằng và vị trí các gối

tựa kết cấu thép của toàn công trình hay từng phần kết cấu riêng biệt theo biện pháp thi
công đã được duyệt.

Trong quá trình thi công lắp ráp phải đảm bảo sự ổn định cho kết cấu bằng cách
thực hiện đúng trình tự lắp ráp các phần tử đứng, ngang, lắp giằng cố định hoặc tạm thời
theo theo yêu cầu trong bản vẽ hoặc theo phương án lắp kết cấu thép.
B- Chọn các giải pháp lớn và trình tự lắp cho các cấu kiện kết cấu thép
Nhà thầu chọn các giải pháp cho công tác lắp dựng kết cấu như sau :
• Nhà thầu chúng tôi chọn giải pháp lắp khung kết cấu thép là phương pháp lắp
tuần tự, cuốn chiếu. Giải pháp tuần tự và cuốn chiếu như sau: Trước hết lắp ráp đồng
bộ các cấu kiện thép trong một khoang ở gian hồi đầu (gồm cột, dầm cầu trục, dầm kèo,
giằng cột, giằng mái, 5-6 xà gồ mái…) làm chuẩn, làm vách cứng để lắp tuần tự các cấu
kiện thép tiếp theo. Cách lắp dựng như vậy mới tạo ra sự ổn định và an toàn cho việc lắp
toàn bộ các khung tiếp sau.
• Kết hợp chặt chẽ giữa khâu gia công chế tạo và khâu lắp ghép tại hiện trường
sao cho việc thi công ở công trường được nhịp nhàng, đúng tiến độ. Muốn vậy Nhà
Thầu chúng tôi phải lập kế hoạch chế tạo chi tiết cho nhà máy gia công chế tạo, cung cấp
cấu kiện thép cho công trường đồng bộ, đúng chủng loại, đúng thiết kế, đủ số lượng, đúng
tiến độ lắp của công trường. Đồng thời phải tăng cường điều độ giữa các phòng ban liên
quan.
• Việc lắp kết cấu thép tại công trường phải theo trình tự kỹ thuật quy định,

đồng thời phải linh hoạt theo tình hình cụ thể ở công trường.
• Trình tự kỹ thuật lắp dựng kết cấu thép nhà xưởng như sau:
- Chuẩn bị mặt bằng.
- Lắp cột, giằng đầu cột, giằng chéo cột.
- Lắp vì kèo và giằng mái.
- Lắp hoàn chỉnh xà gồ mái.
- Công tác hoàn thiện lắp dựng kết cấu.
C- Các bước lắp dựng kết cấu thép các hạng mục trong hồ sơ mời thầu:
1- Bước 1 : Chuẩn bị mặt bằng
• Dùng máy thuỷ bình để kiểm tra lại cốt của từng mặt móng. Dùng máy kinh vĩ
để kiểm tra lại tim móng theo 2 phương(Phương dọc nhà và phương vuông góc nhà).


Dùng sơn đỏ vạch dấu tim móng theo 2 phương lên từng móng. Dùng thước thép kiểm tra
khoảng cách các trục định vị của công trình.
Tất cả dung sai về tim và cốt của từng móng được ghi vào bản vẽ mặt bằng móng
để kỹ sư giám sát kỹ thuật có biện pháp sử lý kỹ thuật khi lắp cột.
• Kiểm tra đường kính bu lông, độ nhô cao của bu lông móng, khoảng cách giữa
các bu lông móng, khoảng cách từ bu lông tới các trục định vị có đúng thiết kế không?
• Làm công tác vệ sinh mặt móng, chỗ nào cao phải đục rồi mài nhẵn. Phải bôi
trơn dầu mỡ vào các bu lông móng, vặn các êcu móng được dễ dàng
Tất cả các công việc trên tạo cho bước lắp ráp kết cấu thép của toàn công trình
được chính xác và nhanh chóng.
1- Bước 1 - Lắp cột và giằng cột
+ Trọng lượng cẩu lắp: Qy/c= 4.3T+ 0,1T = 4.4T (Kể cả trọng lượng treo buộc =0,1T)
+ Độ cao cẩu lắp : Hy/c= 20 m (kể cả độ cao an toàn = 1m, và độ treo cao dây cáp buộc
của cẩu là 4 mét)
Nhà thầu chọn cẩu Kato-NK450 (Thiết bị của nhà thầu) cùng đồng thời để lắp vì
kèo . Cẩu này có tính năng:
Sức nâng lớn nhất của cẩu Kato NK-450 là 4.7 tấn, tầm với Lc=35.5m

* Cách lắp dựng mỗi cột như sau:
• Trên thân cột trước khi lắp phải vạch đường tim cột bằng dấu sơn theo 2
phương. Dùng 2 máy kinh vĩ đứng theo 2 phương vuông góc để chỉnh cột. Ngoài ra còn
dùng máy kinh vĩ để kiểm tra độ thẳng tuyến của tất cả các cột trong hàng cột.
• Cột được lắp theo phương pháp quay kết hợp phương pháp nhấc bổng. Dây cáp
thép D16 được treo vào đỉnh cột. Vì sức cẩu lớn nên có thể nhấc bổng cột lên để đưa vào
mặt móng. Tại đó người thợ lắp ráp chỉnh lỗ cột trùng với cụm bu lông móng và cho phép
cẩu hạ cột xuống, rồi xiết lỏng bu lông. Dùng dây gió buộc vào đầu cột để chỉnh cột theo
phương thẳng đứng. Khi đã chỉnh cột chính xác theo 2 phương rồi thì xiết chặt bu lông
néo. Lắp cột đầu tiên còn phải néo cột theo 3 phía cho ổn định.
• Hướng lắp cột xem bản vẽ kèm theo trong hồ sơ thầu.


Lắp xong cột thứ 2 thì lắp luôn giằng đầu cột là thanh chống dọc . Đến các

khoang có giằng chéo thì cũng lắp luôn giằng để tạo độ ổn định cho cột . Cách 3 hoặc 4
khoang vẫn phải dùng dây gió để neo cột về các phía nhằm ổn định cho cả tuyến cột đang
lắp dở dang.
2- Bước 2: Lắp dầm vì kèo và giằng mái
- Dùng cẩu Kato NK-450 ( theo tính toán ở mục 2 phù hợp với thiết bị của nhà
thầu)
• Khi lắp xong dầm vì kèo trục 1 và trục 2 sau gian đầu hồi thì lắp luôn giằng
mái và một số xà gồ, nhằm tạo nên một vách cứng ổn định và an toàn, làm chỗ dựa để lắp
tiếp các dầm kèo tiếp theo. Đây là điểm bắt buộc trong quy trình lắp dựng khung nhà thép.
• Người thợ lắp ráp đứng sẵn trên dàn giáo ống ở 2 đầu cột dùng dụng cụ đuôi
chuột để chỉnh lỗ bu lông của kèo và của cột được chính xác. Khi lỗ đã trùng khít thì nhét
bu lông rồi xiết chặt.





Biện pháp khử dung sai về tim và cốt, bên nhà thầu phải lập trước và được bên

A chấp nhận.
• Khi lắp kèo thứ nhất xong thì phải dùng dây gió để giữ kèo khỏi lật. Sau khi
lắp xong kèo trục 2 thì Nhà thầu cho lắp luôn các giằng mái, nhằm tạo một khung cứng,
ổn định và chính xác để làm điểm tựa cho việc lắp ráp hệ mái tiếp sau được dễ dàng và ổn
định. Khi lắp xong một kèo bao giờ cũng phải neo vào khối ổn định đã lắp bằng cách lắp
từ 3 đến 4 xà gồ mái. Đó cũng là điểm bắt buộc trong quy trình lắp dựng khung nhà kết
cấu thép.
3 - Bước 3 : Lắp hoàn chỉnh xà gồ mái :
• Trong bước lắp dầm mái đã phải lắp tạm một số xà gồ để giữ ổn định dầm kèo .
Trong bước này phải lắp hoàn chỉnh toàn bộ xà gồ và giằng xà gồ.
• Xà gồ mái là C150*50*20*2.5 cán nguội, nặng khoảng 57KG/cái. Căn cứ vào
đó , Nhà thầu chọn phương pháp thủ công để lắp xà gồ. Người công nhân ngồi trên kèo,
buộc dây an toàn vào kèo cho an toàn. Dùng ròng rọc để kéo xà gồ lên, 2 người thợ lắp
ráp ngồi ở 2 bên kèo đỡ lấy và chỉnh chính xác rồi xiết bu lông lắp xà gồ.
• Nhà thầu làm các sàn di động trên mái để lắp giằng mái ở khoảng giữa xà gồ.
Sàn di động này làm bằng gỗ có vấu ở 2 đầu để sàn gối lên 2 thanh xà gồ kề nhau, dễ
dàng di chuyển bằng thủ công khi lắp giằng xà gồ ( xem bản vẽ xà gồ mái ). Sàn di động
trên mái này còn dùng trong bước lợp mái.
• Khi lắp xà gồ, ngoài việc buộc dây an toàn vào kèo cho chắc chắn, nhà thầu còn
phải dùng lưới an toàn đỡ dưới, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thợ lắp ráp.
4 - Bước 4 : Công tác hoàn thiện lắp kết cấu thép
• Trong quá trình thi công bố trí một đội quân luôn làm vệ sinh trên công trường,
từ cổng vào công trình. Quét dọn hàng ngày, tưới nước ẩm chống bụi.
• Sau khi lắp xong kết cấu thì phải sơn bổ xung cùng mầu cho kết cấu ở những
chỗ xây sước, hoặc những mối hàn tại hiện trường thì phải cạo sỉ hàn sạch sẽ rồi sơn
chống gỉ, và sơn mầu đồng đều cho kết cấu.
Chỉ tiêu kỹ thuật của công tác lắp dựng kết cấu thép :

+ Lắp ráp theo đúng bản vẽ thiết kế, sau khi lắp dựng xong công trình phải đảm
bảo.
+ Độ cao đầu cột khung chính: ±10mm nhưng phải đảm bảo tăng dần hoặc giảm
dần.
+ Độ cao đầu cột ( hặc vai cột ) đỡ dầm cầu trục ( dầm chạy ) ±5mm nhưng phải
đảm bảo tăng hoặc giảm dần.
+ Độ nghiêng cột *) Với khung chính : 1,5mm/1000mm
+ Khẩu độ: *) Với khung chính: ±15mm
*) Với dầm cầu trục: Không quá 10mm
+ Độ cao mặt trên dầm cầu chạy không quá 5mm như phải tăng ( hoặc giảm) đều
+ Khe hở giữa các bản mã: không quá 1mm.
+ Độ võng xà gồ : ≤1/200L ( L là chiều dài xà gồ ).
+ Bu lông lắp đủ, đúng, xiết chặt.


PHẦN V
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ NGHIỆM THU
V-1. Quản lý chất lượng chế tạo và lắp ráp
* Nhà thầu sẽ thực hiện quản lý chất lượng xây lắp theo điều lệ quản lý XDCB của
Bộ Xây dựng và chịu trách nhiệm chất lượng trước Chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng
công trình theo quyết định số 18/BXD-QĐ ngày 27/6/2003 của Bộ Xây dựng; nghị định số
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ và nghị định số 49/2008/NĐCP sửa đổi bổ sung nghị định 209/2004/NĐ-CP.
* Áp dụng các tiêu chuẩn sau trong công tác quản lý chất lượng:
- TCVN 4055 - 2012: Tổ chức thi công
- TCXDVN 371-2006 : Nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng
- TCVN 170-2007 : Kết cấu thép – Gia công, lắp ráp và nghiệm thu
* Tổ chức hệ thống cán bộ quản lý kỹ thuật và cán bộ thi công đầy đủ, liên tục
trong suốt quá trình thi công
* Bố trí lực lượng công nhân có tay nghề cao và chuyên nghiệp để gia công kết cấu
thép và lắp ráp kết cấu. Trong công tác gia công kết cấu, thực hiện khâu 3 kiểm : Công

nhân kiểm; Cán bộ kỹ thuật kiểm; và KCS kiểm. Trong công tác lắp ráp tại công trình,
phải đo đạc kiểm tra dung sai trong từng bước lắp ráp. Có sổ ghi nhật ký công trình, có
biện pháp thi công lắp ráp được A duyệt, có biện pháp xử lý kỹ thuật tại hiện trường được
bên A chấp nhận.
* Thi công đúng bản vẽ thiết kế, đúng biện pháp thi công, khi gặp vướng mắc báo
Chủ đầu tư biết để giải quyết kịp thời.
* Chịu sự giám sát và kiểm tra chất lượng của chủ đầu tư, cơ quan thiết kế và cơ
quan giám định chất lượng về chất lượng công trình.
Thực hiện đầy đủ công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng, thép, que hàn..., lập đủ hồ
sơ thí nghiệm.
* Lập sổ nhật ký công trình, ghi chép nhật ký công trình đầy đủ theo mẫu của TCVN5637-91
V-2. Công tác nghiệm thu:
A, Nhà thầu tham gia cùng Chủ đầu tư và các tổ chức chức năng khác trong công
tác nghiệm thu theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Thủ


tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm chất lượng trước Chủ đầu tư và pháp luật về
chất lượng công trình.
Thực hiện đầy đủ công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng nói chung, phải lập đủ
hồ sơ thí nghiệm, vật liệu phải có nguồn gốc xuất sứ.
Cụ thể phải thực hiện một số điểm sau:
Đối với vật liệu thép :
1. Có phiếu nhập nguồn thép. Trên thanh thép tròn đưa vào sử dụng phải có
Logo của nhà máy đó. Thép hình, thép tấm có nguồn xuất sứ tại nước sản
xuất.
2. Có phiếu thí nghiệm cường độ kéo nén của thép theo quy định từ số lượng các
lô hàng mà hồ sơ thầu đã đề ra.
Đối với cấu kiện kết cấu thép:
1. Tất cả cấu kiện kết cấu thép đưa vào công trình phải qua OTK của Nhà máy
sản xuất kết cấu thép và được các bên ký biên bản nghiệm thu.

2. Tổ chức thí nghiệm kiểm tra cường độ kéo mối hàn điện của kết cấu.
3. Tổ chức kiểm tra siêu âm xác xuất mối hàn ở vị trí sung yếu của kết cấu thép
4. Kiểm tra chất lượng sơn chống gỉ và sơn màu cho kết cấu thép


PHẦN VI
BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG,
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
A. Phần chung:
• Lực lượng tham gia thi công có đủ các tiêu chuẩn về độ tuổi, sức khoẻ, tay nghề
và đều được huấn luyện về an toàn lao động trước khi vào thi công. Thợ lắp ráp trên cao
phải được kiểm tra sức khoẻ, có chứng chỉ của bác sĩ mới được leo cao.
• Người tham gia thi công được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện, bảo hộ lao
động theo nghề nghiệp của mình.
• Cán bộ phụ trách về an toàn lao động có mặt thường xuyên trong suốt quá trình
thi công, giám sát để kịp thời báo cáo, sử lý nhằm hạn chế tai nạn xảy ra.
• Trên công trưòng bố trí các áp phích, panô, biểu ngữ, băng nội quy ... để tuyên
truyền về kỹ thuật an toàn đến từng người tham gia thi công.
• Phổ biến và hướng dẫn các biện pháp thi công, biện pháp kỹ thuật an toàn đến
tất cả mọi người tham gia thi công và giám sát thực hiện.
• Có sổ nhật ký an toàn lao động để ghi chép quá trình thi công, Thực hiện đầy đủ
chế độ thống kê báo cáo.
B. Kỹ thuật an toàn cụ thể cho từng công tác:
1. An toàn trong công tác sử dụng xe máy thiết bị, cẩu lắp:
+ Xe máy thiết bị đều phải có đủ hồ sơ kỹ thuật trong đó nêu rõ các thông số kỹ
thuật, hướng dẫn lắp đặt, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và sửa chữa. Có sổ theo dõi tình
trạng, sổ giao ca.
+ Niêm yết tại vị trí thiết bị bảng nội quy sử dụng thiết bị đó. Băng nội dung kẻ to,
rõ ràng.
+ Người điều khiển xe máy thiết bị phải là người được đào tạo, có chứng chỉ nghề

nghiệp, có kinh nghiệm chuyên môn và có đủ sức khoẻ.
+ Những xe máy có dẫn điện động phải được:
- Bọc cách điện hoặc che kín phần mang điện.
- Nối đất bảo vệ phần kim loại không mang điện của xe máy.
+ Kiểm tra thiết bị xe máy và dây cáp buộc vật cẩu trước khi thi công. Có rào chắn tạm
không cho người không có nhiệm vụ vào khu vực đang cẩu lắp. Khi cẩu lắp phải tuân theo
hiệu lệnh của người chỉ huy (hiệu lệnh bằng còi, cờ hiệu, bộ đàm...). Thợ lắp ráp cũng như
công nhân bên sản xuất không được đứng dưới cẩu, dưới vật cẩu khi máy đang cẩu lắp.
2- An toàn trong khi thi công trên cao:
• Người tham gia thi công trên cao có giấy chứng nhận đủ sức khỏe, được trang bị
dây an toàn ( có chất lượng tốt ) và túi đồ nghề.
• Khu vực có thi công trên cao thì có đặt biển báo, rào chắn hoặc có mái che
chống vật liệu văng rơi. Những lỗ hổng trên mái cũng phải che chắn.


• Khi chuẩn bị thi công trên mái, nhất thiết phải lắp xong lưới an toàn dưới khu
vực công trình thi công, Công nhân phải đứng trên sàn công tác di động để lợp Phải buộc
dây an toàn vào những vật kiến trúc vững chắc khi thao tác trên cao.
3. An toàn trong công tác lắp dựng:
• Lắp dựng đà giáo theo hồ sơ hướng dẫn của nhà chế tạo và lắp dựng theo thiết kế thi công
đã được duyệt.
• Đà giáo được lắp đủ thanh giằng, chân đế và các phụ kiện khác, được neo giữ vào kết cấu
cố định của công trình, chống lật đổ.
• Có hệ thống tiếp đất, dẫn sét.
• Khi có mưa gió từ cấp 5 trở nên, ngừng thi công lắp dựng cũng như sử dụng đà giáo.
• Không sử dụng đà giáo có biến dạng, nứt vỡ... không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
• Khi thi công lắp dựng, tháo dỡ đà giáo, cần có tấm che hay biển báo cấm đi lại ở bên
dưới.
4. An toàn trong sử dụng điện thi công:
+ Công nhân điện, công nhân vận hành thiết bị điện đều phải có tay nghề và được

học tập an toàn về điện, công nhân phụ trách điện trên công trường là người có kinh
nghiệm quản lý điện thi công.
- Điện trên công trường được chia làm 2 hệ thống động lực và chiếu sáng riêng, có
cầu dao tổng và các cầu dao phân nhánh.
+ Trên công trường có niêm yết sơ đồ lưới điện; công nhân điện phải nắm vững sơ
đồ lưới điện. Chỉ có công nhân điện - người được trực tiếp phân công mới được sửa chữa,
đấu, ngắt nguồn điện.
+ Dây tải điện động lực bằng cáp bọc cao su cách điện, dây tải điện chiếu sáng
được bọc PVC. Chỗ nối cáp thực hiện theo phương pháp hàn rồi bọc cách điện; Nối dây
bọc PVC bằng kép hoặc xoắn phải bọc cách điện mối nối.
+ Thực hiện nối đất, nối không cho phần vỏ kim loại của các thiết bị điện và cho
dàn giáo khi lên cao
C- Vệ sinh môi trường, an ninh khu vực công trường
1- Lập thiết kế mặt bằng thi công rõ ràng trước khi tiến hành thi công.
2- Hoàn thành che chắn và làm biển báo:
- Có rào che để ngăn giữa các khu vực thi công.
- Có biển báo công trường và báo nguy hiểm.
3- Đảm bảo vệ sinh môi trường:
* Vệ sinh, an toàn giao thông:
- Các phương tiện vận chuyển vật liệu, phế thải đều được che bạt tránh rơi đổ vật
liệu phế thải ra đường.
* Chống bụi và vật rơi từ trên cao:
-Tưới nước ẩm rồi xúc lên xe ô tô, che bạt cho ô tô rồi chở đi đổ đến nơi quy định.
- Bố trí 1 đội quân gom phế thải, dọn dẹp công trường trong suốt thời gian thi công.
- Luôn luôn tưới ẩm đường ô tô và khu vực thi công.
* Chống ồn và rung động quá mức.


- Lựa chọn phương án thi công cơ giới thích hợp nhằm gây ồn ít nhất.
* Phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công:

- Thực hiện các biện pháp an toàn sử dụng điện khi thi công.
- Có thiết bị chống cháy: Nước cứu hoả và bình bọt chống cháy.
4- Bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật và cây xanh:
* Trong khi thi công đơn vị thi công có biện pháp bảo vệ công trình kỹ thuật hạ
tầng, đảm bảo duy trì sự hoạt động bình thường của hệ thống này.
* Đơn vị thi công có trách nhiệm bảo vệ tất cả các cây xanh
Việc chặt hạ cây xanh phải được phép của cơ quan bên A..
5- Kết thúc công trường:
Đơn vị thi công tiến hành thu dọn mặt bằng, chuyển hết phế liệu, vật liệu thừa, dỡ
công trình tạm.
D - Phòng chống bão lũ
- Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để kịp thời phòng chống.
- Khi có mưa và bão từ cấp 5 trở nên thì ngừng thi công toàn bộ.
- Tránh sét khi mưa bão: Đà giáo và kết cấu thép trên mái phải có dây dẫn sét tạm
nối xuống hệ tiếp đất thi công của công trình.
- Chống úng lụt : Trên mặt bằng thi công có bố trí các rãnh thu nước mặt .
- Neo giữ đà giáo thi công vào kết cấu của công trình ngừa lật đổ khi có gió bão lụt.
PHẦN VII
KẾT LUẬN
Trong quá trình thi công nhà thầu coi trọng việc áp dụng công nghệ tiên tiến,
khuyến khích và phát huy công tác sáng kiến và cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất
lượng, đảm bảo an toàn và đúng tiến độ thi công công trình.
Nhà thầu sẽ tiến hành lập tiến độ thi công chi tiết .
Mọi nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ do chủ quan sẽ được khắc phục bằng các
biện pháp phù hợp :
- Điều thêm xe máy, thiết bị.
- Điều thêm nhân lực.
- Huy động làm thêm giờ.v.v.
Trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng thì nhà thầu sẽ cùng chủ đầu tư bàn bạc
để đi đến chọn giải pháp tối ưu.

Nhà thầu bảo hành công trình là 12 tháng kể từ ngày nghiệm thu đưa công trình
xây dựng vào sử dụng.
Nguyện vọng của Nhà thầu chúng tôi là được nhận thầu thi công Gói thầu: Đầu tư
xây dựng công trình mở rộng của chủ đâu tư trong thời gian tiếp theo .
Xin trân trọng cảm ơn.



×