Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

SKKN KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.38 KB, 36 trang )

ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

TÊN SKKN: KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN KĨ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A
PHỦ” CỦA TÔ HOÀI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, xã hội phát triển không ngừng.
Kỹ năng sống là vấn đề vô cùng quan trọng. Nó góp phần quyết định sự thành
công của một đời người. Có thể nói kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con
người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử
thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp. Họ thường
thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính
mình. Ngược lại người thiếu kĩ năng sống thường bị vấp ngã, dễ bị thất bại trong
cuộc sống. Ví dụ: Những người không có kĩ năng giao tiếp sẽ khó khăn trong việc
xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, khó khăn hơn
trong hợp tác làm việc và cùng giải quyết các vấn đề nảy sinh khi giải quyết những
nhiệm vụ chung…Hoặc người không có kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết
vấn đề dễ mắc sai lầm hoặc chậm trễ trong việc đưa ra quyết định và phải trả giá
cho những quyết định sai lầm của mình…
Kĩ năng sống còn thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề
của xã hội và bảo vệ quyền con người. Việc thiếu kĩ năng sống của cá nhân là một
nguyên nhân làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội như: nghiện ma túy, nghiện rượu,
nghiện thuốc lá, mại dâm, cờ bạc, trộm cắp…
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển, đặc biệt là các trang
mạng xã hội ra đời ngày càng nhiều làm cho con người chìm đắm trong thế giới ảo
mà quên mất thế giới thật xung quanh mình dẫn đến hậu quả nặng nề là thiếu kĩ
năng sống. Từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy khác như tình trạng bạo lực học đường, thời
gian gần đây gây bức xúc dư luận, có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó không
thể phủ nhận là do thiếu kĩ năng sống.


“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Các em chính là những chủ nhân tương
lai của đất nước, là người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong tương lai.
Nếu không có kĩ năng sống các em sẽ không thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản
thân, gia đình và xã hội.
Bản thân học sinh, gia đình không chú trọng đến việc học văn, nhiều học sinh
bỏ mặc hoặc học qua loa theo kiểu đối phó. Vì vậy rèn kĩ năng sống cho học sinh
thông qua giờ dạy văn gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, qua 12 năm giảng dạy, bản
thân tôi có tích lũy được một chút ít kinh nghiệm, xin giới thiệu để các đồng
nghiệp xa gần cùng chia sẻ nhằm làm tốt công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 1


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

giáo dục, đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội trong thời kỳ hội nhập và phát triển
kinh tế.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước cần phải có những người lao động mới, phát triển toàn diện và cần phải có kĩ
năng sống.
Kĩ năng sống có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người nhất là xã
hội đang bước vào thời kỳ hội nhập. Người có kĩ năng sống thể hiện ở những cách
ứng xử, giao tiếp và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. Tạo được nhiều mối
quan hệ tốt đẹp với bạn bè, đồng nghiệp đồng thời cũng hạn chế nhiều mâu thuẫn
xã hội giúp con người dễ cảm thông chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống.

Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành nhiều giá trị nhân cách, giàu ước
mơ, thích tìm tòi khám phá, song còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, dụ dỗ
và kích động…Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội phát triển như ngày nay các em
thường xuyên bị tác động bởi nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực. Nếu không được
giáo dục kĩ năng sống, thiếu đi kĩ năng sống thì các em dễ bị lôi kéo vào các hành
vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ phát triển lệch lạc về
nhân cách. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một
bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua như: nghiện hút, bạo lực học
đường, ăn chơi sa đọa…chính là do các em thiếu đi kĩ năng sống cần thiết như: kĩ
năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết mâu
thuẫn và kĩ năng giao tiếp…
Vì vậy giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết giúp các em có
trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Làm thế nào để rèn
luyện kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả tốt nhất. Muốn vậy phải rèn luyện kĩ
năng sống cho học sinh thông qua các môn học một cách linh hoạt. Bản thân là
một giáo viên dạy văn tôi mạnh dạn giới thiệu cách rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh khi dạy tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Hy vọng đem lại hứng thú và bổ ích cho
quý thầy cô trong công tác giảng dạy.
2. Cơ sở thực tiễn
a/ Thuận lợi:
Đất nước ta đang hội nhập, mở cửa và phát triển trong xu hướng toàn cầu. Đất
nước phát triển chủ yếu bằng nền kinh tế tri thức nên khả năng giao tiếp và nắm
bắt cơ hội là rất cần thiết. Trong xã hội cũng có rất nhiều người thành đạt nhờ có kĩ
năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 2


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY

TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

tiếp, kĩ năng ra quyết định…Nếu thiếu kĩ năng sống rất khó để thành công trong
cuộc sống.
Trong những năm gần đây theo chỉ đạo của Bộ giáo dục, các trường phát triển
theo mô hình trường học thân thiện học sinh tích cực, đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương
pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất giáo dục toàn
diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực trẻ phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước.
Xã hội hiện đại công nghệ thông tin phát triển với nhiều trang mạng xã hội,
con người cũng có nhiều thuận lợi trong giao tiếp, gặp gỡ bạn bè, tư vấn tâm lý,
lứa tuổi…được chia sẻ nhiều thông tin kịp thời, mỗi người có nhiều cơ hội để học
tập, tìm kiếm việc làm đã góp phần nâng cao kĩ năng sống ở mỗi người.
Điều kiện kinh tế gia đình phát triển và xã hội có nhiều hoạt động bổ ích như
những chương trình thực tế cho giới trẻ, thông qua đó phần nào giúp rèn luyện kĩ
năng sống như: chương trình mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi…Bên cạnh đó giáo
viên cũng có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích
cực của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, khả năng thực hành,
lòng say mê học tập, ý chí vươn lên, tích hợp kiến thức liên môn, rèn kĩ năng sống
cho học sinh qua phương pháp và qua nội dung bài học.
Với đặc trưng của môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm
vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp
nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn văn còn giúp học sinh có hiểu
biết về xã hội, văn hóa, văn học, lịch sử và đời sống nội tâm của con người. Với
tính chất là môn học công cụ, môn ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để
học tập, giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người. Với tính giáo dục thẩm mĩ,
môn ngữ văn giúp con người bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm
mĩ và hoàn thiện nhân cách. Vì thế ngữ văn là một môn học có khả năng đặc biệt
trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Trong chương trình học có một số tiết học nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho
học sinh như phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, phát biểu tự do, phát biểu theo chủ
đề… cũng góp phần thuận lợi cho việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh như kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng
thể hiện sự tự tin, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm…
b/ Khó khăn:
Bản thân học sinh và gia đình chưa thấy tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ
năng sống, mà chỉ chú trọng học kiến thức đặc biệt là những môn học thời thượng
để chọn nghề nên không chú trọng học văn, có học thì cũng học với hình thức đối
phó, học chay, học vẹt. Cuộc sống thời hiện đại làm cho cha mẹ luôn bận rộn với
công việc nên không có thời gian trò chuyện trao đổi, gần gũi với con cái từ nhỏ
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 3


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

hoặc quá cưng chiều không cho con ra ngoài giao tiếp, trải nghiệm đã làm hạn chế
các kĩ năng sống của con như thiếu đi kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin,
kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kĩ năng ra quyết định…
Trường học ở vùng sâu vùng xa, cơ sở vật chất còn khó khăn. Học sinh ít có
điều kiện tham gia các hoạt động xã hội. Bản thân học sinh chưa tích cực thể hiện
mình…
Trong tiết học văn do không chú trọng nên học sinh không đầu tư thời gian vào
môn văn. Đến lớp không soạn bài, học bài và không phát biểu ý kiến xây dựng bài,
từ đó khó tích hợp rèn kĩ năng sống cho học sinh. Do học sinh thụ động nên giáo
viên không thể dùng các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh mà phải
dùng các phương pháp truyền thống. Điều này gây nhiều khó khăn trong việc rèn

kĩ năng sống cho học sinh trong giờ dạy văn.
Trong chương trình THPT số tiết phân phối chương trình cho môn văn khá hạn
chế mà kiến thức bài học và kiến thức liên môn nhiều nên thời gian để tích hợp kỹ
năng sống rất ít. Vì vậy rèn kĩ năng sống cho học sinh trong giờ dạy văn còn gặp
nhiều khó khăn.
Mạng xã hội phát triển. Học sinh thích lối sống ảo hơn là trao đổi với bạn bè,
cha mẹ, người thân ngoài cuộc sống, ít quan tâm đến những vấn đề trong xã hội,
các em đã thiếu đi những kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử với
người khác và xã hội, kĩ năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc
sống, kĩ năng thể hiện sự tự tin…
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Các giải pháp:
Đổi mới phương pháp đã được Bộ giáo dục chỉ đạo từ nhiều năm nay. Không
phương pháp nào có hiệu quả tuyệt đối. Giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp
trong giờ dạy văn. Để rèn luyên kĩ năng sống cho học sinh trong giờ dạy văn cần
chú ý lựa chọn phương pháp thích hợp.
Lựa chọn phương pháp dạy học có tác dụng rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh trong giờ dạy tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài như các phương pháp
sau:
a/ Phương pháp vấn đáp:
Giáo viên hỏi, học sinh trả lời là phương pháp truyền thống nhưng lại có tác
dụng lớn trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Trong quá trình giáo viên
hỏi học sinh trả lời sẽ rèn luyện kĩ năng giao tiếp của học sinh, kĩ năng tư duy sáng
tạo trong quá trình độc lập suy nghĩa để giải thích, trả lời câu hỏi trực tiếp linh hoạt
và phù hợp. Kĩ năng lắng nghe tích cực từ phía giáo viên và bạn bè để có câu trả
lời chính xác nhất, kĩ năng quản lý thời gian giáo viên có thể đặt câu hỏi, mỗi học
sinh chỉ có 1 phút để trình bày, kĩ năng kiên định…
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 4



ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

Giáo viên đặt câu hỏi: Hỏi em hãy nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm,
hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Gọi học sinh trả lời nếu chưa đủ thì gọi học sinh
khác bổ sung. Trong quá trình hỏi và trả lời giữa giáo viên và học sinh giúp rèn kĩ
năng lắng nghe tích cực, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tư duy sáng tạo…
Ví dụ: Giáo viên có thể đặt câu hỏi sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị biểu
hiện như thế nào trong đêm tình mùa xuân? Chi tiết nào có vai trò quyết định đến
sự hồi sinh? Phân tích ý nghĩa? Gọi học sinh trả lời những em khác lắng nghe và
bổ sung để hoàn thiện câu hỏi. Cuối cùng giáo viên chốt lại câu hỏi.
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tư
duy sáng tạo…
Giáo viên tiếp tục dùng phương pháp vấn đáp. Hỏi: Em hãy trình bày ý nghĩa
văn bản?
Giáo viên có thể gọi học sinh khác bổ sung nếu học sinh trước trình bày chưa
đầy đủ.
Phương pháp này giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng sống cụ thể như kĩ
năng kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng
lắng nghe tích cực…
b/ Phương pháp thảo luận:
Cách thức học theo nhóm (Giáo viên có thể vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn) sẽ
giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng: kĩ năng giao tiếp với bạn bè khi xây dựng
nội dung bài học, kĩ năng xử lý tình huống, xử lý những thông tin ý kiến có thể trái
chiều nhau, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin mạnh dạn bày tỏ suy
nghĩ và ý kiến của mình, kĩ năng lắng nghe tích cực giúp cho việc thảo luận nhóm
đạt hiệu quả cao, kĩ năng hợp tác, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng quản lý
thời gian…Phương pháp này giúp cho các em biết giao tiếp một cách hiệu quả, tôn

trọng đoàn kết, cảm thông, chia sẻ, lắng nghe, tự tin chủ động sẽ tạo được một
không khí hợp tác tích cực và xây dựng trong nhóm, giúp giải quyết vấn đề đạt
được mục tiêu chung của cả nhóm, đồng thời tạo sự thỏa mãn thăng tiến cho mỗi
thành viên. Phương pháp thảo luận nhóm có nhiều hình thức: Các nhóm cùng thảo
luận một câu hỏi. Ví dụ: “Tại sao làm dâu trong nhà thống lí Pá Tra giàu có nhưng
Mị lúc nào mặt cũng buồn rười rượi?” hoặc “Tại sao Mị lại cắt dây trói cho A Phủ,
hành động đó có ý nghĩa gì?” học sinh sẽ có nhiều điều kiện để tranh luận, phản
biện hơn. Hoặc mỗi nhóm thảo luận một nội dung. Ví dụ:
Nhóm 1: Cảm nhận về nhân vật Mị lúc ở nhà
Nhóm 2: Cảm nhận về nhân vật Mị lúc làm dâu nhà thống lí Pá Tra
Nhóm 3: Cảm nhận về nhân vật Mị vào đêm tình mùa xuân
Nhóm 4: Cảm nhận về nhân vật Mị lúc cởi trói cho A Phủ
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 5


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

Thông qua các câu thảo luận nhóm, Sau khi học sinh trả lời học sinh khác bổ
sung, giáo viên tổng hợp để rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Mời nhóm 1 trình bày, bổ sung cho hoàn thiện sau đó giáo viên có thể chốt lại
nội dung: Mị là một cô gái dân tộc Mông xinh đẹp nhưng bất hạnh, mồ côi mẹ
sớm, cha già yếu bệnh tật. Bản thân bị bắt làm dâu gạt nợ vì cha mẹ thiếu tiền nhà
thống lí Pá Tra. Từ nội dung đó giáo viên có thể nêu vấn đề sau đó giảng để học
sinh thấy mặc dù bất hạnh nhưng Mị luôn ý thức bản thân, biết xác định được giá
trị, kĩ năng thương lượng, kĩ năng ra quyết định… “Con nay đã biết cuốc nương
làm ngô, con phải làm nương ngô trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà
giàu”. Đó chính là kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng khẳng

định mình, kĩ năng thể sự tự tin. Đây cũng là một trong những kĩ năng cần thiết
trong cuộc sống. Trong cuộc sống, chúng ta cần có kĩ năng để giải quyết tốt nhất
những vấn đề gặp phải.
Nhóm 2: Mị làm dâu nhà thống lí Pá Tra lúc nào “mặt cũng buồn rười rượi…
lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa…”. Sống lâu trong cái nghèo cái khổ thành
quen tâm hồn Mị chai sạn không còn ý thức phản kháng. Giáo viên thông qua đó
giáo dục cho học sinh. Trong những trường hợp như vậy chúng ta phải có những kĩ
năng: kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thương lượng, kĩ năng
giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định…
Nhóm 3: Vào những đêm tình mùa xuân sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy.
Mị lén uống rượu, có ý thức làm đẹp, muốn được đi chơi… Cho thấy sức sống
trong Mị đã hồi sinh. Rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho học sinh như: kĩ năng
kiểm soát cảm xúc, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng thương lượng, kĩ năng
thể hiện sự cảm thông…
Giáo viên gọi nhóm 4 trình bày bổ sung cho đầy đủ. Giáo viên giảng chốt lại
nội dung giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng cần thiết khi thuyết trình về nội
dung Mị cắt dây trói và chạy theo A Phủ. Đó là kĩ năng thể hiện sự cảm thông một
con người tưởng chừng như vô cảm, tâm hồn chai sạn như Mị nhưng khi nhìn thấy
“Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại…Mị chợt nhớ
lại đêm năm trước A Sử trói Mị…” đó là dựa trên kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác
định giá trị, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng giải quyết
vấn đề. Chính nhờ có những kĩ năng đó Mị đã có hành động cắt dây trói cho A Phủ
và chạy theo. Giáo viên rèn kĩ năng cho học sinh như: kĩ năng thể hiện sự cảm
thông, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng ra
quyết định…
- Đó chính là kĩ năng ra quyết định. Trong cuộc sống hàng ngày con người
luôn phải đối mặt với những tình huống, những vấn đề cần giải quyết buộc chúng
ta phải lựa chọn và đưa ra quyết định.

GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG


Trang 6


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

- Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn
phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống trong cuộc sống một cách
kịp thời và linh hoạt.
- Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân, không nên trông chờ,
phụ thuộc vào người khác, mặc dù có thể tham khảo ý kiến.
- Kĩ năng ra quyết định rất cần thiết đối với mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh
lớp 12 đang đứng trước những quyết định quan trọng của tương lai đó là chọn nghề
chọn trường cần có kĩ năng trong việc ra quyết định.
c/ Phương pháp nêu vấn đề:
Giáo viên đặt ra các tình huống có vấn đề để học sinh tìm cách giải quyết,
khao khát trình bày thể hiện mình. Có nhiều loại tình huống có vấn đề như: tình
huống có vấn đề bất ngờ, tình huống có vấn đề giả định, tình huống mâu thuẫn
tương phản.
Ví dụ: Vì sao Mị là một cô gái xinh đẹp yêu đời, ý thức về bản thân mà lại
chấp nhận làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, bị chồng đánh đập tồi tệ, sống
lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Đặt vào tình huống như thế em sẽ giải quyết
như thế nào? Học sinh đa số sẽ bức xúc phản ứng không cam chịu mà phản kháng
hoặc bỏ trốn. Giáo viên sẽ đặt các em vào một tình huống mới. Vậy cha của Mị sẽ
ra sao nếu Mị bỏ trốn? Ông có được sống yên ổn khi con gái bỏ trốn không? Mị có
thể trốn thoát nhưng lương tâm cô sẽ bị dằn vặt và sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh
phúc. Như vậy cách ứng xử của Mị chẳng có gì đáng ca ngợi và tác phẩm sẽ không
còn giá trị nhân văn. Tuy vậy nếu học sinh nêu cách ứng xử hợp lý như sẽ chấp
nhận làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra nhưng đến khi cha mất sẽ tìm cách

trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra để tìm một cuộc sống mới tốt đẹp hơn hoặc hai cha
con tìm cách bỏ trốn đến vùng khác làm ăn sinh sống thì giáo viên cũng phải ghi
nhận. Tuy vậy cũng giúp học sinh thấy chủ đề không còn nổi bật, không tạo được
ấn tượng cho người đọc.
Phương pháp này giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng sống cụ thể như kĩ
năng tự nhận thức biết nhìn nhận đánh giá về bản thân, kĩ năng xác định giá trị, kĩ
năng thương lượng, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề…
Khi nêu vấn đề giáo viên cần chú ý dựa trên những kiến thức của học sinh,
những vấn đề đặt ra phải gây được sự hứng thú và vừa sức của học sinh.Trong quá
trình học sinh tư duy để trả lời những vấn đề mà giáo viên đặt ra sẽ rèn luyện cho
học sinh một số kĩ năng cần thiết: kĩ năng tư duy, khả năng tưởng tượng phong phú
…Khi nghe giáo viên lập luận so sánh học sinh sẽ nhận thức thêm nội dung sâu sắc
của bài học.
d/ Phương pháp thuyết trình:
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 7


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

Giáo viên yêu cầu học sinh thuyết trình một vấn đề nào đó của bài, những đề
tài khó giáo viên cần giao trước vấn đề đó để học sinh về nhà chuẩn bị nội dung, tư
liệu, hình ảnh (nếu cần thiết). Giáo viên có thể yêu cầu học sinh thuyết trình về
phần tác giả, tóm tắt tác phẩm.
Thuyết trình về nhân vật A Phủ. Thông qua những nét tính cách của A Phủ,
giáo viên có thể tích hợp để rèn luyện một số kĩ năng.
- Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp A Phủ

nghèo nhưng không mặc cảm luôn yêu đời, chăm chỉ lao động, được nhiều cô mê,
nhiều người nói “Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà,
chẳng mấy lúc mà giàu”
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng giải quyết vấn
đề. Khi làm mất bò A Phủ chạy về nhà lấy súng bắn chết hổ để đền bò nhưng bị
thống lí Pá Tra trói đứng vào cột nhà.
- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng tìm thể hiện sự cảm thông... A Phủ bị trói
chính giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức tâm hồn chai sạn của Mị giúp Mị có
hành động cắt dây trói cho A Phủ. Đây cũng là một trong những kĩ năng cần thiết
của cuộc sống khi chúng ta gặp khó khăn phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của người
khác.
Giáo viên dùng phương pháp thuyết trình, trình bày 1 phút.
Hỏi: Trình bày cảm nhận ấn tượng sâu sắc của bản thân về giá trị nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp thuyết trình sẽ giúp học sinh rèn luyện được kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng thể hiện sự tự tin trước tập thể, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng đảm nhận
trách nhiệm, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin... Giáo viên sẽ cho điểm đánh giá
sẽ tạo được hứng thú hơn cho học sinh.
e/ Phương pháp bình giảng:
Ở phương pháp này khi vận dụng cần linh hoạt. Giáo viên nên để cho học sinh
cảm thụ trước, cho các bạn bổ sung. Sau đó nếu thiếu ý giáo viên mới bình giảng
bổ sung.
Ví dụ:
- Phân tích vai trò của tiếng sáo trong việc khắc họa diễn biến tâm lý của nhân
vật Mị.
- Phân tích diễn biến tâm lý của Mị lúc cởi trói cho A Phủ? Tại sao dòng nước
mắt của A Phủ lại có tác động mạnh đến tâm hồn Mị? Ý nghĩa của hành động đó?
Học sinh bình giảng sẽ giúp rèn luyện kĩ năng diễn đạt, kĩ năng tư duy sáng
tạo, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp…
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG


Trang 8


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

Giáo viên bình giảng sẽ giúp học sinh cảm thụ sâu hơn nội dung, nghệ thuật,
tích lũy vốn kiến thức văn học, vốn sống phong phú hơn.
Tóm lại: Rèn kĩ năng sống cho học sinh khi dạy tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
có nhiều giải pháp nhưng trong phạm vi một tác phẩm khó thực hiện được đầy đủ,
tôi chỉ xin giới thiệu cách tiếp cận từ phương pháp.

2. THIẾT KẾ MINH HỌA GIÁO ÁN MẪU:
Sau đây là phần thiết kế cho một tác phẩm nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho
học sinh khi dạy tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy được cuộc sống cực nhục, tối tăm và quá trình vùng lên tự giải phóng
của đồng bào các dân tộc Tây Bắc.
- Hiểu được những nét đặc sắc của tác phẩm.
- Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng biết lắng
nghe, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin…
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn
phong kiến và thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình
vùng lên tự giải phóng của đồng bào miền cao.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực; miêu tả và phân tích nhân
vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn.
2. Kĩ năng:

- Tự nhận thức, tích lũy tri thức, giao tiếp, lắng nghe tranh luận...
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1-Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Tô Hoài
2-Lời vào bài:
Phương pháp giảng dạy Mức độ cần đạt

GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Nội dung bài học

Trang 9


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Gọi học sinh thuyết - Rèn luyện kĩ
trình phần chuẩn bị bài năng giao tiếp, kĩ
ở nhà về tác giả.
năng thể hiện sự
- Cho học sinh khác tự tin diễn đạt lưu
thuyết trình bổ sung loát trước tập thể.

- Tên khai sinh là Nguyễn Sen
(1920-2014) quê Hà Đông .

- Là nhà văn lớn của văn học hiện
đại Việt Nam, có hai giai đoạn sáng

tác trước và sau cách mạng. Có số
nếu học sinh trước - Kĩ năng tích lũy lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn
cung cấp chưa đủ ý.
tri thức về tác giả học hiện đại Việt Nam.
Tô Hoài.
- Phong cách: hóm hỉnh, sinh động.
- Sở trường: viết về sự thật đời
thường, bình dân, phong tục.
- Năm 1996 được tặng giải thưởng
Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật.
- Tác phẩm chính: Dế Mèn phiêu
lưu kí (1941), O chuột (1942),
Truyện Tây Bắc (1953)…
2. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ:
a/ Xuất xứ:
- Giáo viên tiếp tục - Rèn luyện kĩ
dùng phương pháp vấn năng nhận thức,
tích lũy tri thức,
đáp:
Hỏi: Em hãy nêu xuất kĩ năng tư duy
tìm tòi khám phá.
xứ của tác phẩm?

- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
(1952) in trong tập truyện Tây Bắc.
- Truyện được tặng giải nhất - Giải
thưởng Hội văn nghệ Việt Nam
1954-1955.


- Giáo viên: gọi học - Kĩ năng lắng - Truyện có hai phần đoạn trích
thuộc phần đầu của tác phẩm.
sinh trả lời nếu thấy nghe tích cực.
chưa đủ gọi học sinh - Kĩ năng thể hiện b/ Tóm tắt đoạn trích:
sự tự tin.
khác bổ sung.
- Mị cô gái H-Mông xinh đẹp, hiếu
thảo, yêu đời bị bắt làm dâu gạt nợ
cho nhà thống lí Pá Tra.
- Dùng phương pháp sơ
đồ chi tiết. Dựa vào
những chi tiết gợi ý em
hãy tóm tắt tác phẩm.
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

- Rèn kĩ năng tích
lũy tri thức về
những tập tục lạc
hậu của dân tộc
vùng cao Tây

- Lúc đầu có ý định tự tử nhưng vì
thương cha nên không đành, lâu
ngày thành quen tâm hồn chai sạn,
tê liệt, câm lặng nhưng vẫn tiềm
tàng sức sống.
Trang 10


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY

TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

- Cho học sinh đóng
vai Mị khi về gặp bố và
có ý định ăn lá ngón tự
tử, nhưng vì thương
cha nên không đành
phải tiếp tục sống cuộc
sống nô lệ ở nhà thống
lí Pá Tra.

Bắc, về những
phẩm chất tốt đẹp
của người dân
miền núi.

- A Phủ chàng trai mồ côi nghèo vì
bất bình, cương trực dám đánh con
quan nên bị bắt làm nô lệ cho nhà
thống lí Pá Tra.

- Rèn luyện kĩ
năng giao tiếp, kĩ
năng thể hiện sự
tự tin, kĩ năng tái
hiện tri thức, kĩ
năng ứng xử tình
huống diễn tả nội
tâm, kĩ năng thể
hiện

sự
cảm
thông.

- Vì vô ý để mất bò bị Pá Tra trói
đứng đến gần chết được Mị cắt dây
trói.
- Họ cùng chạy trốn sang Phiềng
Sa thành vợ chồng.

II. Đọc hiểu:
1. Nhân vật Mị:

1.1 Trước lúc làm dâu:
- Rèn luyện kĩ
- Giáo viên có thể dùng năng tư duy sáng - Là cô gái H-Mông xinh đẹp, hiếu
phương pháp nêu vấn tạo để đưa ra ý thảo, chăm làm, tài hoa được nhiều
đề, Mị là một cô gái kiến bản thân.
chàng trai mê.
xinh đẹp yêu đời, ý
- Mẹ mất sớm, cha già yếu, bệnh
thức về bản thân mà lại - Rèn luyện kĩ
tật.
chấp nhận làm dâu gạt năng tự nhận
nợ cho nhà thống lí Pá thức, kĩ năng xác - Nhà nghèo thiếu nợ thống lí Pá
Tra nên bị bắt làm con dâu gạt nợ.
Tra, bị chồng đánh đập định giá trị.
tồi tệ, sống lầm lũi như - Rèn luyện kĩ
con rùa nuôi trong xó năng giao tiếp, lý
cửa. Em có đồng với giải, chứng minh,

cách sống của Mị thuyết phục người
không? Nếu không thì nghe đồng tình
nêu cách giải quyết của với ý kiến của
mình?
mình.
- Rèn luyện kĩ 1.2 Lúc làm dâu:
- Giáo viên có cho học năng lắng nghe, a/ Cuộc sống tủi nhục:
sinh thảo luận nhóm:
trao đổi, từ đó thể
- Không có tự do, tình yêu và hạnh
Nhóm 1: Cảm nhận về hiện sự đồng tình phúc.
hay bác bỏ.
nhân vật Mị lúc ở nhà
- Làm vợ A Sử, làm dâu nhà thống
- Rèn luyện kĩ
lí Pá Tra nhưng thực chất là làm nô
năng
thương
lệ.
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 11


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

lượng, kĩ năng
hợp tác, tìm kiếm
và xử lí thông tin,

Nhóm 2: Cảm nhận về kĩ năng giải quyết
nhân vật Mị lúc làm mâu thuẫn kĩ
dâu nhà thống lí Pá Tra năng lắng nghe,
tranh luận nhóm.

- Bị bóc lột sức lao động, làm việc
quần quật cả ngày lẫn đêm.
- Bị áp chế về tinh thần: nhốt vào
buồng tối, trói, đánh đập, tập tục
trình ma làm tê liệt ý thức phản
kháng.

- Lúc đầu Mị phản đối quyết liệt:
- Rèn luyện kĩ hàng mấy tháng trời, đêm nào cũng
năng giao tiếp.
khóc, định ăn lá ngón tự tử, thương
- Rèn luyện kĩ cha, cam chịu, lâu ngày tâm hồn
năng tích lũy tri trở nên chai sạn, vô cảm “lùi lũi
thức về vốn văn như con rùa nuôi trong xó cửa”
hóa đặc sắc của b/ Sức sống tiềm tàng và khát
các dân tộc vùng vọng tự do của Mị:
cao Tây Bắc.
* Ngày mới bị bắt về nhà thống
- Rèn luyện kĩ lí Pa Tra:
năng tái hiện kiến
thức, khái quát - Mị có ý thức phản kháng ngay từ
chi tiết thành luận khi bị bắt về nhà thống lí: “Có đến
mấy tháng, đêm nào Mị cũng
điểm.
khóc”. Mị đã chốn về nhà định

- Rèn luyện kĩ chào vĩnh biệt cha để “đi
năng giao tiếp, chết”.Hành động tự tử của Mị dẫu
thể hiện sự tự tin không phải là một con đường giải
khi nói, diễn đạt thoát tích cực nhưng nó đã biểu
trình bày, chọn hiện sâu sắc của khát vọng tự do.
dẫn chứng thuyết
- Nhưng vì thương bố, Mị không
phục.
nỡ chết. “ở lâu trong cái khổ, Mị
quen khổ rồi”. Mị không còn nghĩ
đến cái chết có nghĩa là Mị không
còn ý thức về sự sống. Tâm hồn
người con gái ấy đã trở nên chai
sạn và câm nín như “tảng đá trước
cửa, cạnh tàu ngựa” nhưng vẫn
tiềm tàng một sức sống.
* Đêm tình mùa xuân:

- Rèn luyện kĩ - Sức sống trong Mị được thổi
Nhóm 3: Cảm nhận về năng thể hiện sự bùng lên vào những đêm tình mùa
nhân vật Mị vào đêm cảm thông với số xuân về.
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 12


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

tình mùa xuân


phận bất hạnh của
nhân vật giúp học
sinh có tư tưởng
tình cảm phong
phú, biết sống
nhân hậu và yêu
thương.
- Rèn luyện kĩ
năng diễn đạt, kĩ
năng tư duy sáng
tạo, kĩ năng thể
hiện sự tự tin…
- Rèn luyện kĩ
năng giao tiếp, kĩ
năng thể hiện sự
cảm thông, kĩ
năng tư duy phê
phán, kĩ năng ra
quyết định.

- Mị uống rượu “ừng ực từng bát”,
kỷ niệm cũ hiện về.
- Tiếng sáo và hương rượu đã làm
thức tỉnh tâm hồn Mị.
- Mị thấy phơi phới trở lại, thấy
mình còn trẻ, muốn đi chơi. Mị
khao khát cuộc sống tự do.
- Muốn tự tử cho thấy sức sống bắt
đầu hồi sinh.

- Xắn mỡ bỏ vào đèn thắp sáng
cuộc đời tăm tối của Mị.
- Mị quấn lại tóc, với tay lấy váy
hoa mặc đi chơi, muốn làm đẹp,
khao khát tự do hạnh phúc
- Mị không được đi chơi vì A Sử đã
trói đứng Mị một cách tàn nhẫn
nhưng không dập tắt được sức sống
trong Mị. Vẫn dõi theo tiếng sáo,
chân vùng bước đi, bị dây trói kéo
về với thực tại, đau đớn nhận ra
kiếp sống tủi nhục “không bằng
con ngựa”. Mị rơi vào bi kịch giữa
khát vọng và hiện thực phũ phàng.

- Rèn luyện kĩ
năng cảm thụ sâu
hơn nội dung,
nghệ thuật, tích
lũy vốn kiến thức
văn học, vốn sống
* Lúc cắt dây trói cho A Phủ:
phong phú hơn.
- Lúc đầu vô cảm vẫn “thản nhiên
thổi lửa, hơ tay”.
Nhóm 4: Cảm nhận về - Rèn luyện kĩ
- Sau đó “Mị lé mắt trông sang …
nhân vật Mị lúc cởi trói năng tự nhận
thức, kĩ năng thể một dòng nước mắt lấp lánh bò
cho A Phủ.

hiện sự tự tin, kĩ xuống hai hõm má đã xám đen
- Giáo viên chỉ định năng giao tiếp
lại…”
học sinh mỗi nhóm
- Mị nhớ lại đêm năm trước bị A
trình bày. Chú ý nên - Rèn luyện kĩ
Sử trói, đồng cảm thương xót A
chọn học sinh ít phát năng hệ thống
Phủ, thấy cái chết sắp tới với A Phủ
biểu, nhút nhát, cho kiến thức.
là vô lí, oan ức. Mị nhận thức ra kẻ
học sinh khác bổ sung. - Rèn luyện kĩ
thù tàn ác, lòng nhân đạo giúp Mị
năng
thể
hiện
sự
- Giáo viên đánh giá
chiến thắng nỗi sợ hãi, biến Mị
cảm
thông,

tổng hợp ý từ phần
thành người dũng cảm, cắt dây trói
năng
ra
quyết
trình bày của học sinh
cứu A Phủ.
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG


Trang 13


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

- Giáo viên dùng định…
phương pháp bình - Rèn luyện kĩ
giảng, goị học sinh năng tái hiện kiến
bình giảng.
thức, khái quát
Hỏi: Phân tích diễn chi tiết thành luận
biến tâm lý của Mị lúc điểm.
cởi trói cho A Phủ? Tại - Rèn luyện kĩ
sao dòng nước mắt của năng tự nhận
A Phủ lại có tác động thức, kĩ năng thể
mạnh đến tâm hồn Mị? hiện sự tự tin, kĩ
Ý nghĩa của hành động năng giao tiếp, Kĩ
đó?
năng kiểm soát

- Hành động của Mị dù mang tính
tự phát đơn độc, liều lĩnh nhưng
thể hiện lương tri, lương năng tự
thức trong tâm hồn nhân vật. Ngay
sau đó, Mị đứng lặng trong bóng
tối với bao giằng xé trong lòng,
nhưng khát vọng sống trỗi dậy thật
mãnh liệt, Mị vụt chạy theo A Phủ

đến với tự do “A Phủ cho tôi đi…ở
đây thì chết mất”.

Tóm lại: Mị điển hình cho số
phận tủi nhục của người phụ nữ
- Giáo viên bình giảng cảm xúc, giải miền núi và quá trình tự vùng lên
sẽ giúp học sinh cảm quyết mâu thuẫn. của họ dưới chế độ cũ.
thụ sâu hơn nội dung, - Rèn luyện kĩ 2. Nhân vật A Phủ:
nghệ thuật, tích lũy vốn năng tìm kiếm sự a/ Quá khứ:
kiến thức văn học, vốn hỗ trợ, kĩ năng
- Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, bị bán từ
sống phong phú hơn.
xác định giá trị.
làng này sang làng khác. Lớn lên
làm thuê. Cả đời nghèo khổ, không
- Giáo viên tiếp tục
tiền cưới vợ.
dùng phương pháp vấn - Giúp học sinh tự b/ Tính cách:
đáp, thuyết trình về nhận thức về cách
- Mạnh mẽ, chăm chỉ, yêu đời,
nhân vật A Phủ.
tiếp cận và thể nghèo mà không mặc cảm. Xuân
Hỏi: Trình bày những hiện khát vọng về không có áo mới chỉ có vòng
hiểu biết của em về giải thoát của bạc vẫn đi chơi tết, được nhiều cô
nhân vật A Phủ: số những con người mê.
phận, tâm hồn, trong bị chà đạp, qua đó
xác định được - Nhiều người nói “Đứa nào được
lao động.
những giá trị A Phủ cũng bằng được con trâu tốt
trong cuộc sống trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”

mà mọi người cần c/ Hiện thực tủi nhục và sức sống
hướng tới.
mãnh liệt:

- Giáo viên dùng
phương pháp thuyết - Rèn luyện kĩ
trình.
năng tư duy sáng
Hỏi: Trình bày về hiện tạo: phân tích,
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

- Vì bất bình nên đã đánh A Sử, A
Phủ phải ở trừ nợ cho nhà thống lí
Pá Tra.
- Khi làm mất bò A Phủ chạy về
nhà lấy súng đi bắn chết hổ để đền
bò nhưng bị thống lí Pá Tra trói
đứng vào cột nhà đến gần chết.
Trang 14


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

thực tủi nhục và sức bình luận về cá
sống mãnh liệt của A tính sắc nét, về
Phủ.
nghệ thuật tả cảnh
- Giáo viên có thể gọi tả tình, cách kể
học sinh khác bổ sung chuyện tự nhiên,

nếu học sinh trước về vẻ đẹp nhân
trình bày chưa đầy đủ. vật Mị, A Phủ
trong tác phẩm.
- Giáo viên nhận xét,
đánh giá từ phần trình
bày của học sinh.

- Được Mị cắt dây trói, sức sống
mãnh liệt đã trỗi dậy, A Phủ đã
chạy trốn bằng tất cả sức lực của
mình.
Tóm lại: A Phủ là thanh niên tiêu
biểu cho người dân miền núi, có
cuộc đời tủi nhục, biết vùng lên
thoát khỏi cuộc đời nô lệ.
3. Giá trị tư tưởng của tác phẩm:
a/ Giá trị hiện thực:
- Miêu tả chân thực số phận cực
khổ của người dân miền núi dưới
chế độ thực dân - phong kiến.

- Giáo viên dùng
phương pháp vấn đáp. - Rèn luyện kĩ
Hỏi: em hãy suy nghĩ năng tự tin trong
và nêu ý kiến về cách giao tiếp, - Rèn
tiếp cận và thể hiện luyện kĩ năng
hiện thực trong tác lắng nghe tích
cực…
phẩm.
- Giáo viên có thể gọi

học sinh khác bổ sung
nếu học sinh trước
trình bày chưa đầy đủ.

- Rèn luyện kĩ
năng nhận thức,
tích lũy tri thức,
kĩ năng tư duy
tìm tòi khám phá.

- Tố cáo bản chất tàn bạo của giai
cấp thống trị ở miền núi.
b/ Giá trị nhân đạo:
- Thể hiện tình yêu thương, sự cảm
thông sâu sắc với thân phận đau
khổ của người dân miền núi trước
cách mạng.
- Tố cáo, lên án phơi bày bản chất
xấu xa tàn bạo của giai cấp thống
trị miền núi.

- Trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp tâm
- Kĩ năng lắng hồn, sức sống mãnh liệt và khả
năng cách mạng của nhân dân Tây
nghe tích cực.
Bắc.
- Kĩ năng thể hiện
- Ca ngợi thiên nhiên thơ mộng,
sự tự tin.
những nét văn hóa đặc sắc của các

dân tộc vùng cao.
4. Nghệ thuật:
- Miêu tả đặc sắc.
- Xây dựng những nhân vật điển
hình: tính cách phức tạp, nội tâm
- Giáo viên dùng - Rèn luyện kĩ sâu sắc.
phương pháp thuyết năng nhận thức,
- Phân tích diễn biến tâm lí nhân
trình, trình bày 1 phút. tích lũy tri thức,
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 15


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

Hỏi: Trình bày cảm
nhận ấn tượng sâu sắc
của bản thân về giá trị
nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm.

kĩ năng tư duy vật tài tình, điêu luyện.
tìm tòi khám phá. - Ngôn ngữ đậm màu sắc vùng cao.
- Kĩ năng lắng - Cách kể chuyện tự nhiên, linh
nghe tích cực.
hoạt không theo trình tự thời gian
- Kĩ năng thể hiện tạo sự hấp dẫn lôi cuốn.
sự tự tin.

- Giọng văn mềm mại trau truốt…

- Giáo viên tiếp tục - Rèn luyện kĩ
dùng phương pháp vấn năng nhận thức,
đáp.
tích lũy tri thức,
Hỏi: Em hãy trình bày kĩ năng tư duy
ý nghĩa văn bản?
tìm tòi khám phá.

III. Ý nghĩa văn bản:

Tố cáo tội ác của bọn phong kiến
- thực dân. Thể hiện số phận đau
khổ của người dân lao động miền
núi trước cách mạng. Phản ánh con
đường đứng lên tự giải phóng và ca
- Giáo viên có thể gọi - Kĩ năng lắng ngợi vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng,
học sinh khác bổ sung nghe tích cực.
mãnh liệt của họ.
nếu học sinh trước - Kĩ năng thể hiện
trình bày chưa đầy đủ. sự tự tin.
IV. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài đã được giới thiệu, triển khai trong tổ, được các giáo viên của tổ đánh
giá cao. Qua tiết dạy, giáo viên phản hồi tích cực, đa số học sinh hứng thú, giờ học
sôi nổi, phát huy được tính tích cực, tự tin mạnh dạn hơn trong giao tiếp với bạn
bè, thầy cô…
Riêng bản thân, sau bốn năm ứng dụng đã thu được kết quả như sau:
Lĩnh vực ứng dụng


Kết quả đạt được

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp

Trên mức bình quân của sở

Bồi dưỡng học sinh giỏi

- Năm 2011 - 2012 Đạt 3 giải học sinh
giỏi cấp tỉnh, trong đó 2 giải ba, 1 giải
khuyến khích.
- Năm 2014 - 2015 Đạt 7 giải học sinh
giỏi cấp cấp tỉnh, trong đó 2 giải nhì, 2
giải ba, 3 giải khuyến khích.
- Năm 2016 - 2017 Đạt giải học sinh
giỏi cấp cấp tỉnh, trong đó 1 giải nhì, 3
giải ba, 2 giải khuyến khích.

V. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 16


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Chúng ta muốn khẳng định
mình, muốn thành công trong công việc và cuộc sống cần phải có kĩ năng sống.
Tuy vậy muốn có những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, cần phải rèn luyện

trong quá trình không phải một sớm một chiều. Để có những kĩ năng đó con người
cần phải rèn luyện nhiều mặt ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Môn văn là một
môn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Giáo
viên dạy văn phải chú ý không chỉ bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn mà còn phải rèn
luyện kĩ năng sống cho học sinh nhằm đáp ứng nguồn lực cho xã hội.
Muốn đạt được mục đích cần có sự nỗ lực từ nhiều phía: Về phía học sinh, gia
đình cần phải thấy tầm quan trọng của vấn đề rèn luyện kĩ năng sống. Giáo viên
dạy văn phải có lòng nhiệt tình đầu tư vào giờ dạy học phải đa dạng các phương
pháp - phát huy tính tích cực của học sinh - Rèn luyện kĩ năng sống thường xuyên.
Về phía nhà trường cần phải tổ chức nhiều sân chơi bổ ích giúp rèn luyện kĩ
năng sống tốt nhất.
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy chia sẻ cùng đồng
nghiệp. Nếu có gì thiếu sót, rất mong các Thầy cô góp ý và bỏ qua.
Cuối cùng xin chúc Quý Thầy cô dồi dào sức khỏe, luôn tràn đầy nhiệt huyết
vì sự nghiệp giáo dục và luôn thành công trong cuộc sống./.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
Lê Minh Châu - Nguyễn Thúy Hồng - TRần Thị Tố Loan - Phạm Thị
Thu Phương - Lưu Thu Thủy - Nguyễn Thị Hồng Vân - Đào Vân Vi - Nguyễn Huệ
Yên. Giáo dục kĩ năng sống trong môn ngữ văn ở trường Trung học phổ thông. Bộ
giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2.
Bộ giáo dục và đào tạo (2014). Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập theo định hướng phát năng lực học sinh.
3.

PGS.TS Nguyễn Thanh Bình (2015) Giáo dục kĩ năng sống.

4. Viện ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển tiếng Việt
NGƯỜI THỰC HIỆN


Mai Thị Ngọc Hằng

GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 17


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

Hết

GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 18


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

TÊN SKKN: KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN KĨ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A
PHỦ” CỦA TÔ HOÀI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, xã hội phát triển không ngừng.
Kỹ năng sống là vấn đề vô cùng quan trọng. Nó góp phần quyết định sự thành
công của một đời người. Có thể nói kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con
người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử

thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp. Họ thường
thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính
mình. Ngược lại người thiếu kĩ năng sống thường bị vấp ngã, dễ bị thất bại trong
cuộc sống. Ví dụ: Những người không có kĩ năng giao tiếp sẽ khó khăn trong việc
xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, khó khăn hơn
trong hợp tác làm việc và cùng giải quyết các vấn đề nảy sinh khi giải quyết những
nhiệm vụ chung…Hoặc người không có kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết
vấn đề dễ mắc sai lầm hoặc chậm trễ trong việc đưa ra quyết định và phải trả giá
cho những quyết định sai lầm của mình…
Kĩ năng sống còn thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề
của xã hội và bảo vệ quyền con người. Việc thiếu kĩ năng sống của cá nhân là một
nguyên nhân làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội như: nghiện ma túy, nghiện rượu,
nghiện thuốc lá, mại dâm, cờ bạc, trộm cắp…
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển, đặc biệt là các trang
mạng xã hội ra đời ngày càng nhiều làm cho con người chìm đắm trong thế giới ảo
mà quên mất thế giới thật xung quanh mình dẫn đến hậu quả nặng nề là thiếu kĩ
năng sống. Từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy khác như tình trạng bạo lực học đường, thời
gian gần đây gây bức xúc dư luận, có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó không
thể phủ nhận là do thiếu kĩ năng sống.
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Các em chính là những chủ nhân tương
lai của đất nước, là người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong tương lai.
Nếu không có kĩ năng sống các em sẽ không thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản
thân, gia đình và xã hội.
Bản thân học sinh, gia đình không chú trọng đến việc học văn, nhiều học sinh
bỏ mặc hoặc học qua loa theo kiểu đối phó. Vì vậy rèn kĩ năng sống cho học sinh
thông qua giờ dạy văn gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, qua 12 năm giảng dạy, bản
thân tôi có tích lũy được một chút ít kinh nghiệm, xin giới thiệu để các đồng
nghiệp xa gần cùng chia sẻ nhằm làm tốt công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG


Trang 19


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

giáo dục, đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội trong thời kỳ hội nhập và phát triển
kinh tế.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
3. Cơ sở lý luận của vấn đề
Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước cần phải có những người lao động mới, phát triển toàn diện và cần phải có kĩ
năng sống.
Kĩ năng sống có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người nhất là xã
hội đang bước vào thời kỳ hội nhập. Người có kĩ năng sống thể hiện ở những cách
ứng xử, giao tiếp và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. Tạo được nhiều mối
quan hệ tốt đẹp với bạn bè, đồng nghiệp đồng thời cũng hạn chế nhiều mâu thuẫn
xã hội giúp con người dễ cảm thông chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành nhiều giá trị nhân cách, giàu ước
mơ, thích tìm tòi khám phá, song còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, dụ dỗ
và kích động…Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội phát triển như ngày nay các em
thường xuyên bị tác động bởi nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực. Nếu không được
giáo dục kĩ năng sống, thiếu đi kĩ năng sống thì các em dễ bị lôi kéo vào các hành
vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ phát triển lệch lạc về
nhân cách. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một
bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua như: nghiện hút, bạo lực học
đường, ăn chơi sa đọa…chính là do các em thiếu đi kĩ năng sống cần thiết như: kĩ
năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết mâu
thuẫn và kĩ năng giao tiếp…

Vì vậy giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết giúp các em có
trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Làm thế nào để rèn
luyện kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả tốt nhất. Muốn vậy phải rèn luyện kĩ
năng sống cho học sinh thông qua các môn học một cách linh hoạt. Bản thân là
một giáo viên dạy văn tôi mạnh dạn giới thiệu cách rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh khi dạy tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Hy vọng đem lại hứng thú và bổ ích cho
quý thầy cô trong công tác giảng dạy.
4. Cơ sở thực tiễn
a/ Thuận lợi:
Đất nước ta đang hội nhập, mở cửa và phát triển trong xu hướng toàn cầu. Đất
nước phát triển chủ yếu bằng nền kinh tế tri thức nên khả năng giao tiếp và nắm
bắt cơ hội là rất cần thiết. Trong xã hội cũng có rất nhiều người thành đạt nhờ có kĩ
năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 20


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

tiếp, kĩ năng ra quyết định…Nếu thiếu kĩ năng sống rất khó để thành công trong
cuộc sống.
Trong những năm gần đây theo chỉ đạo của Bộ giáo dục, các trường phát triển
theo mô hình trường học thân thiện học sinh tích cực, đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương
pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất giáo dục toàn
diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực trẻ phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước.
Xã hội hiện đại công nghệ thông tin phát triển với nhiều trang mạng xã hội,

con người cũng có nhiều thuận lợi trong giao tiếp, gặp gỡ bạn bè, tư vấn tâm lý,
lứa tuổi…được chia sẻ nhiều thông tin kịp thời, mỗi người có nhiều cơ hội để học
tập, tìm kiếm việc làm đã góp phần nâng cao kĩ năng sống ở mỗi người.
Điều kiện kinh tế gia đình phát triển và xã hội có nhiều hoạt động bổ ích như
những chương trình thực tế cho giới trẻ, thông qua đó phần nào giúp rèn luyện kĩ
năng sống như: chương trình mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi…Bên cạnh đó giáo
viên cũng có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích
cực của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, khả năng thực hành,
lòng say mê học tập, ý chí vươn lên, tích hợp kiến thức liên môn, rèn kĩ năng sống
cho học sinh qua phương pháp và qua nội dung bài học.
Với đặc trưng của môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm
vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp
nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn văn còn giúp học sinh có hiểu
biết về xã hội, văn hóa, văn học, lịch sử và đời sống nội tâm của con người. Với
tính chất là môn học công cụ, môn ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để
học tập, giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người. Với tính giáo dục thẩm mĩ,
môn ngữ văn giúp con người bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm
mĩ và hoàn thiện nhân cách. Vì thế ngữ văn là một môn học có khả năng đặc biệt
trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Trong chương trình học có một số tiết học nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho
học sinh như phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, phát biểu tự do, phát biểu theo chủ
đề… cũng góp phần thuận lợi cho việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh như kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng
thể hiện sự tự tin, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm…
b/ Khó khăn:
Bản thân học sinh và gia đình chưa thấy tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ
năng sống, mà chỉ chú trọng học kiến thức đặc biệt là những môn học thời thượng
để chọn nghề nên không chú trọng học văn, có học thì cũng học với hình thức đối
phó, học chay, học vẹt. Cuộc sống thời hiện đại làm cho cha mẹ luôn bận rộn với
công việc nên không có thời gian trò chuyện trao đổi, gần gũi với con cái từ nhỏ

GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 21


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

hoặc quá cưng chiều không cho con ra ngoài giao tiếp, trải nghiệm đã làm hạn chế
các kĩ năng sống của con như thiếu đi kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin,
kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kĩ năng ra quyết định…
Trường học ở vùng sâu vùng xa, cơ sở vật chất còn khó khăn. Học sinh ít có
điều kiện tham gia các hoạt động xã hội. Bản thân học sinh chưa tích cực thể hiện
mình…
Trong tiết học văn do không chú trọng nên học sinh không đầu tư thời gian vào
môn văn. Đến lớp không soạn bài, học bài và không phát biểu ý kiến xây dựng bài,
từ đó khó tích hợp rèn kĩ năng sống cho học sinh. Do học sinh thụ động nên giáo
viên không thể dùng các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh mà phải
dùng các phương pháp truyền thống. Điều này gây nhiều khó khăn trong việc rèn
kĩ năng sống cho học sinh trong giờ dạy văn.
Trong chương trình THPT số tiết phân phối chương trình cho môn văn khá hạn
chế mà kiến thức bài học và kiến thức liên môn nhiều nên thời gian để tích hợp kỹ
năng sống rất ít. Vì vậy rèn kĩ năng sống cho học sinh trong giờ dạy văn còn gặp
nhiều khó khăn.
Mạng xã hội phát triển. Học sinh thích lối sống ảo hơn là trao đổi với bạn bè,
cha mẹ, người thân ngoài cuộc sống, ít quan tâm đến những vấn đề trong xã hội,
các em đã thiếu đi những kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử với
người khác và xã hội, kĩ năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc
sống, kĩ năng thể hiện sự tự tin…
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

1. Các giải pháp:
Đổi mới phương pháp đã được Bộ giáo dục chỉ đạo từ nhiều năm nay. Không
phương pháp nào có hiệu quả tuyệt đối. Giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp
trong giờ dạy văn. Để rèn luyên kĩ năng sống cho học sinh trong giờ dạy văn cần
chú ý lựa chọn phương pháp thích hợp.
Lựa chọn phương pháp dạy học có tác dụng rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh trong giờ dạy tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài như các phương pháp
sau:
a/ Phương pháp vấn đáp:
Giáo viên hỏi, học sinh trả lời là phương pháp truyền thống nhưng lại có tác
dụng lớn trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Trong quá trình giáo viên
hỏi học sinh trả lời sẽ rèn luyện kĩ năng giao tiếp của học sinh, kĩ năng tư duy sáng
tạo trong quá trình độc lập suy nghĩa để giải thích, trả lời câu hỏi trực tiếp linh hoạt
và phù hợp. Kĩ năng lắng nghe tích cực từ phía giáo viên và bạn bè để có câu trả
lời chính xác nhất, kĩ năng quản lý thời gian giáo viên có thể đặt câu hỏi, mỗi học
sinh chỉ có 1 phút để trình bày, kĩ năng kiên định…
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 22


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

Giáo viên đặt câu hỏi: Hỏi em hãy nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm,
hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Gọi học sinh trả lời nếu chưa đủ thì gọi học sinh
khác bổ sung. Trong quá trình hỏi và trả lời giữa giáo viên và học sinh giúp rèn kĩ
năng lắng nghe tích cực, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tư duy sáng tạo…
Ví dụ: Giáo viên có thể đặt câu hỏi sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị biểu
hiện như thế nào trong đêm tình mùa xuân? Chi tiết nào có vai trò quyết định đến

sự hồi sinh? Phân tích ý nghĩa? Gọi học sinh trả lời những em khác lắng nghe và
bổ sung để hoàn thiện câu hỏi. Cuối cùng giáo viên chốt lại câu hỏi.
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tư
duy sáng tạo…
Giáo viên tiếp tục dùng phương pháp vấn đáp. Hỏi: Em hãy trình bày ý nghĩa
văn bản?
Giáo viên có thể gọi học sinh khác bổ sung nếu học sinh trước trình bày chưa
đầy đủ.
Phương pháp này giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng sống cụ thể như kĩ
năng kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng
lắng nghe tích cực…
b/ Phương pháp thảo luận:
Cách thức học theo nhóm (Giáo viên có thể vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn) sẽ
giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng: kĩ năng giao tiếp với bạn bè khi xây dựng
nội dung bài học, kĩ năng xử lý tình huống, xử lý những thông tin ý kiến có thể trái
chiều nhau, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng thể hiện sự tự tin mạnh dạn bày tỏ suy
nghĩ và ý kiến của mình, kĩ năng lắng nghe tích cực giúp cho việc thảo luận nhóm
đạt hiệu quả cao, kĩ năng hợp tác, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng quản lý
thời gian…Phương pháp này giúp cho các em biết giao tiếp một cách hiệu quả, tôn
trọng đoàn kết, cảm thông, chia sẻ, lắng nghe, tự tin chủ động sẽ tạo được một
không khí hợp tác tích cực và xây dựng trong nhóm, giúp giải quyết vấn đề đạt
được mục tiêu chung của cả nhóm, đồng thời tạo sự thỏa mãn thăng tiến cho mỗi
thành viên. Phương pháp thảo luận nhóm có nhiều hình thức: Các nhóm cùng thảo
luận một câu hỏi. Ví dụ: “Tại sao làm dâu trong nhà thống lí Pá Tra giàu có nhưng
Mị lúc nào mặt cũng buồn rười rượi?” hoặc “Tại sao Mị lại cắt dây trói cho A Phủ,
hành động đó có ý nghĩa gì?” học sinh sẽ có nhiều điều kiện để tranh luận, phản
biện hơn. Hoặc mỗi nhóm thảo luận một nội dung. Ví dụ:
Nhóm 1: Cảm nhận về nhân vật Mị lúc ở nhà
Nhóm 2: Cảm nhận về nhân vật Mị lúc làm dâu nhà thống lí Pá Tra
Nhóm 3: Cảm nhận về nhân vật Mị vào đêm tình mùa xuân

Nhóm 4: Cảm nhận về nhân vật Mị lúc cởi trói cho A Phủ
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 23


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

Thông qua các câu thảo luận nhóm, Sau khi học sinh trả lời học sinh khác bổ
sung, giáo viên tổng hợp để rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Mời nhóm 1 trình bày, bổ sung cho hoàn thiện sau đó giáo viên có thể chốt lại
nội dung: Mị là một cô gái dân tộc Mông xinh đẹp nhưng bất hạnh, mồ côi mẹ
sớm, cha già yếu bệnh tật. Bản thân bị bắt làm dâu gạt nợ vì cha mẹ thiếu tiền nhà
thống lí Pá Tra. Từ nội dung đó giáo viên có thể nêu vấn đề sau đó giảng để học
sinh thấy mặc dù bất hạnh nhưng Mị luôn ý thức bản thân, biết xác định được giá
trị, kĩ năng thương lượng, kĩ năng ra quyết định… “Con nay đã biết cuốc nương
làm ngô, con phải làm nương ngô trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà
giàu”. Đó chính là kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng khẳng
định mình, kĩ năng thể sự tự tin. Đây cũng là một trong những kĩ năng cần thiết
trong cuộc sống. Trong cuộc sống, chúng ta cần có kĩ năng để giải quyết tốt nhất
những vấn đề gặp phải.
Nhóm 2: Mị làm dâu nhà thống lí Pá Tra lúc nào “mặt cũng buồn rười rượi…
lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa…”. Sống lâu trong cái nghèo cái khổ thành
quen tâm hồn Mị chai sạn không còn ý thức phản kháng. Giáo viên thông qua đó
giáo dục cho học sinh. Trong những trường hợp như vậy chúng ta phải có những kĩ
năng: kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thương lượng, kĩ năng
giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định…
Nhóm 3: Vào những đêm tình mùa xuân sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy.
Mị lén uống rượu, có ý thức làm đẹp, muốn được đi chơi… Cho thấy sức sống

trong Mị đã hồi sinh. Rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho học sinh như: kĩ năng
kiểm soát cảm xúc, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng thương lượng, kĩ năng
thể hiện sự cảm thông…
Giáo viên gọi nhóm 4 trình bày bổ sung cho đầy đủ. Giáo viên giảng chốt lại
nội dung giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng cần thiết khi thuyết trình về nội
dung Mị cắt dây trói và chạy theo A Phủ. Đó là kĩ năng thể hiện sự cảm thông một
con người tưởng chừng như vô cảm, tâm hồn chai sạn như Mị nhưng khi nhìn thấy
“Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại…Mị chợt nhớ
lại đêm năm trước A Sử trói Mị…” đó là dựa trên kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác
định giá trị, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng giải quyết
vấn đề. Chính nhờ có những kĩ năng đó Mị đã có hành động cắt dây trói cho A Phủ
và chạy theo. Giáo viên rèn kĩ năng cho học sinh như: kĩ năng thể hiện sự cảm
thông, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng ra
quyết định…
- Đó chính là kĩ năng ra quyết định. Trong cuộc sống hàng ngày con người
luôn phải đối mặt với những tình huống, những vấn đề cần giải quyết buộc chúng
ta phải lựa chọn và đưa ra quyết định.

GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 24


ĐỀ TÀI: KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHI DẠY
TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI

- Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn
phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống trong cuộc sống một cách
kịp thời và linh hoạt.
- Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân, không nên trông chờ,

phụ thuộc vào người khác, mặc dù có thể tham khảo ý kiến.
- Kĩ năng ra quyết định rất cần thiết đối với mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh
lớp 12 đang đứng trước những quyết định quan trọng của tương lai đó là chọn nghề
chọn trường cần có kĩ năng trong việc ra quyết định.
c/ Phương pháp nêu vấn đề:
Giáo viên đặt ra các tình huống có vấn đề để học sinh tìm cách giải quyết,
khao khát trình bày thể hiện mình. Có nhiều loại tình huống có vấn đề như: tình
huống có vấn đề bất ngờ, tình huống có vấn đề giả định, tình huống mâu thuẫn
tương phản.
Ví dụ: Vì sao Mị là một cô gái xinh đẹp yêu đời, ý thức về bản thân mà lại
chấp nhận làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, bị chồng đánh đập tồi tệ, sống
lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Đặt vào tình huống như thế em sẽ giải quyết
như thế nào? Học sinh đa số sẽ bức xúc phản ứng không cam chịu mà phản kháng
hoặc bỏ trốn. Giáo viên sẽ đặt các em vào một tình huống mới. Vậy cha của Mị sẽ
ra sao nếu Mị bỏ trốn? Ông có được sống yên ổn khi con gái bỏ trốn không? Mị có
thể trốn thoát nhưng lương tâm cô sẽ bị dằn vặt và sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh
phúc. Như vậy cách ứng xử của Mị chẳng có gì đáng ca ngợi và tác phẩm sẽ không
còn giá trị nhân văn. Tuy vậy nếu học sinh nêu cách ứng xử hợp lý như sẽ chấp
nhận làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra nhưng đến khi cha mất sẽ tìm cách
trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra để tìm một cuộc sống mới tốt đẹp hơn hoặc hai cha
con tìm cách bỏ trốn đến vùng khác làm ăn sinh sống thì giáo viên cũng phải ghi
nhận. Tuy vậy cũng giúp học sinh thấy chủ đề không còn nổi bật, không tạo được
ấn tượng cho người đọc.
Phương pháp này giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng sống cụ thể như kĩ
năng tự nhận thức biết nhìn nhận đánh giá về bản thân, kĩ năng xác định giá trị, kĩ
năng thương lượng, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề…
Khi nêu vấn đề giáo viên cần chú ý dựa trên những kiến thức của học sinh,
những vấn đề đặt ra phải gây được sự hứng thú và vừa sức của học sinh.Trong quá
trình học sinh tư duy để trả lời những vấn đề mà giáo viên đặt ra sẽ rèn luyện cho

học sinh một số kĩ năng cần thiết: kĩ năng tư duy, khả năng tưởng tượng phong phú
…Khi nghe giáo viên lập luận so sánh học sinh sẽ nhận thức thêm nội dung sâu sắc
của bài học.
d/ Phương pháp thuyết trình:
GVTH: MAI THỊ NGỌC HẰNG

Trang 25


×