Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Các nhân tố tác động đến dự trữ ngoại hối việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

------------

NGUYỄN NGỌC UYÊN PHƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN DỰ TRỮ NGOẠI HỐI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

------------

NGUYỄN NGỌC UYÊN PHƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN DỰ TRỮ NGOẠI HỐI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TẤN HOÀNG



TP. Hồ Chí Minh - năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoạn đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ của
Giảng viên hướng dẫn là TS.Nguyễn Tấn Hoàng
Số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích có nguồn gốc và trích
dẫn rõ ràng, được chính tác giả thu thập và xử lý. Các nội dung và kết quả nghiên
cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Nếu phát hiện bất kì sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.

Tác giả

Nguyễn Ngọc Uyên Phương


MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu

Tóm tắt ......................................................................................................................1
1. Giới thiệu...............................................................................................................3
2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây .......................................................4
2.1.Mức độ linh hoạt của tỷ giá ............................................................................6
2.2. Các nhân tố thương mại và tài chính khác.....................................................9
3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................20
3.1. Phương pháp ................................................................................................20
3.2. Dữ liệu ........................................................................................................26
4. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................32
4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ............................................................................32
4.2. Kiểm định đồng liên kết ..............................................................................33
4.3.Mô hình VECM ............................................................................................37
5. Kết luận ...............................................................................................................49
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................51
Phụ lục .....................................................................................................................54


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADF

Kiểm định Augmented Dickey – Fuller

EIA

Cơ quan Thông tin Năng lượng của Mỹ.

Exstdev

Sự biến động tỷ giá hối đoái lịch sử


FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

IFS

Ấn phẩm Thống kê tài chính quốc tế công bố bởi Quỹ tiền tệ quốc tế

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

IR

Dự trữ ngoại hối

JEDH

The Joint External Debt Hub

Kopen

Sự mở cửa tài chính (Chỉ số Chinn-Ito)

OLS


Kiểm định bình phương nhỏ nhất

Oilex

Tỷ trọng xuất khẩu dầu ròng

Stdebt

Tỷ trọng nợ ngắn hạn

Topen

Sự mở cửa thương mại

USD

Đô la Mỹ

VECM

Mô hình Vectơ hiệu chỉnh sai số

VND

Việt Nam đồng

Xvolatile

Biến động xuất khẩu


WEO

Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Thống kê tóm tắt đối với các biến được dùng trong kiểm định nghiệm đơn
vị (quan sát theo năm)
Bảng 3.2 Thống kê tóm tắt đối với các biến được dùng trong mô hình VECM (quan
sát theo quý)
Bảng 4.1: Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình
Bảng 4.2: Kết quả phương pháp VECM
Hình 3.1. Biến động của các biến: IR, Topen, Oilex, Xvolatile, Kopen, Exstdev,
Stdebt, M2 (2000-6/2013)
Hình 4.1.Dự trữ ngoại hối Việt Nam (trừ vàng) qua các quý (triệu USD)
Hình 4.2. Dự trữ ngoại hối/Nợ ngắn hạn của Việt Nam qua các quý (%)
Hình 4.3. Độ biến động xuất khẩu của Việt Nam qua các quý
Hình 4.3. Tỷ giá hối đoái của Việt Nam qua các tháng


1

TÓM TẮT
Dự trữ ngoại hối đóng vai trò quan trọng việc đánh giá tiềm lực tài chính của
một quốc gia. Hầu hết các quốc gia duy trì và quản lý dự trữ ngoại hối nhằm phục
vụ các mục tiêu cơ bản như thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá, duy trì
tính thanh khoản của thị trường ngoại hối để hạn chế tác động tiêu cực trong trường
hợp xảy ra khủng hoảng tài chính.

Dự trữ ngoại hối giúp duy trì lòng tin về khả năng đảm bảo thanh toán nghĩa
vụ nợ nước ngoài của nền kinh tế, khả năng hỗ trợ giá trị của đồng nội tệ, thể hiện
khả năng đảm bảo tài chính của quốc gia, góp phần thu hút đầu tư trực tiếp và đầu
tư gián tiếp nước ngoài. Đây cũng là nguồn dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp và
thảm họa mang tính quốc gia.
Dự trữ ngoại hối trong một thập kỷ qua căn bản là một công cụ giải quyết
những cú sốc trong thị trường tài chính. Rút ra bài học từ việc Thái Lan và
Indonesia phải phá giá đồng tiền do không đủ dự trữ ngoại hối để chống lại sự tấn
công của các quỹ đầu cơ và việc tháo vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong
khủng hoảng châu Á 1997, nên dự trữ ngoại hối có xu hướng tăng mạnh từ năm
2000. Nguyên nhân của sự gia tăng dự trữ ngoại hối tại các thị trường mới nổi chính
là quá trình toàn cầu hóa mở rộng giao thương giữa các quốc gia và lo ngại sự đảo
chiều đột ngột của dòng vốn. Bởi các nước đang phát triển chủ động xây dựng dự
trữ ngoại hối lớn để thu hút FDI và từ đó nguồn FDI lớn đến lượt nó làm tăng dự trữ
ngoại hối của các nước.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích kiểm định các nhân tố tác
động đến dự trữ ngoại hối Việt Nam bằng cách sử dụng phương pháp chuỗi thời
gian trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 6 năm 2013. Hướng tiếp cận
kiểm định được tiến hành bằng kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng liên kết
và mô hình VECM. Các nhân tố được xem xét bao gồm cả nhân tố thương mại và
nhân tố tài chính. Nhân tố thương mại: sự mở cửa thương mại, xuất khẩu dầu ròng
và biến động xuất khẩu. Nhân tố tài chính: chỉ số mở cửa thị trường vốn của Chinn-


2

Ito, biến động tỷ giá hối đoái, nợ ngắn hạn và cung tiền M2. Biến giải thích được
quan sát theo quý.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến liên quan đến tài chính ảnh hưởng
nhiều đến dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong giai đoạn này. Đề tài xác định được

tầm quan trọng của dự trữ ngoại hối trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra ngày
càng sâu rộng như hiện nay.


3

1. GIỚI THIỆU
Dự trữ ngoại hối là toàn bộ tài sản bằng ngoại hối sẵn sàng sử dụng để can
thiệp, thể hiện trên bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Dự trữ ngoại
hối là kết quả, là biểu hiện của sức mạnh của tiềm lực kinh tế quốc gia. Dự trữ
ngoại hối được xem như một tấm chắn an toàn giúp cho nền kinh tế đạt được
những mục tiêu kinh tế vĩ mô và chống lại những tác động từ cú sốc bên ngoài,
không lường trước được.
Dự trữ ngoại hối có vai trò vô cùng quan trọng trong việc can thiệp thị
trường ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Việc duy
trì một mức dự trữ ngoại hối vừa đủ là cần thiết nhằm bảo vệ giá trị đồng nội tệ,
hạn chế sự biến động quá mức của tỷ giá hối đoái, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của
nền kinh tế, chống đỡ khủng hoảng kinh tế và tài chính. Do đó, việc hiểu rõ về dự
trữ ngoại hối quốc gia là một điểu hết sức cần thiết.
Dự trữ ngoại hối Nhà nước biểu hiện là tài sản nợ đối với nền kinh tế và
là tài sản chung trên bảng cân đối tài sản của ngân hàng nhà nước. Ở đó ngân
hàng nhà nước được giao sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để tiến hành mua bán
trên thị trường ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Dự trữ ngoại hối được sử dụng nhằm tài trợ cho sự mất cân bằng cán cân
thanh toán hoặc gián tiếp tác động thông qua việc can thiệp trên thị trường
ngoại hối giữ vai trò ngăn ngừa những biến động trong nguồn thu xuất khẩu,
thanh toán nhập khẩu, cũng như chu chuyển quá lớn luồng vốn đối với một quốc
gia.
Dự trữ ngoại hối là một cơ sở cho việc phát hành đảm bảo cho mối tương
quan giữa tiền – hàng trong nước. Nhà nước có thể chủ động sử dụng ngoại hối

như là một lực lượng để can thiệp, điều tiết thị trường tiền tệ theo những mục
tiêu theo kế hoạch.
Đối với những nước mà đồng tiền tự do chuyển đổi, dự trữ ngoại hối là
lực lượng để can thiệp thị trường nhằm duy trì sự ổn định tỷ giá hối đoái của
đồng bản tệ.


4

Đối với những nước mà đồng tiền không được tự do chuyển đổi, dự trữ
ngoại hối là lực lượng để can thiệp, điều tiết thị trường tiền tệ theo những mục
tiêu theo kế hoạch.
Sau khủng hoảng tài chính 1998, một số nước châu Á đã học được
một bài học về quản lý dự trữ ngoại hối. Từ kinh nghiệm đó, các nước đã gia tăng
nhanh chóng mức dự trữ ngoại hối của mình, và Việt Nam cũng không nằm ngoài
xu thế đó.
Dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam trong những năm trước đây đã có
một sự tăng vọt đáng kể. Tuy nhiên, sự gia tăng này chỉ được duy trì trong vài
năm và lại sụt giảm vào thời điểm khoảng hơn một năm sau khủng hoảng tài chính
tài chính toàn cầu. Thêm vào đó, mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ được
xem ở mức chấp nhận được. Chế độ quản lý dự trữ ngoại hối còn tồn tại nhiều mặt
hạn chế nhưng vẫn chưa được quan tâm khắc phục.
Đứng trước sự mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới và tiềm năng phát triển kinh tế ngày một mạnh hơn, đặc biệt là sau giai đoạn
khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đòi hỏi Việt Nam phải có một mức dự trữ
ngoại hối an toàn và tối ưu.
Do đó đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự
trữ ngoại hối Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 6 năm
2013, bằng cách sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng
liên kết và VECM với dữ liệu chuỗi thời gian, để trả lời hai câu hỏi:

(1)

Các nhân tố nào tác động đến dự trữ ngoại hối Việt Nam trong giai

đoạn 2000 - 2013?
(2)

Mức độ biến động của các biến kinh tế vĩ mô đến dự trữ ngoại hối

Việt Nam?
Phần còn lại của đề tài bao gồm các nội dung sau: Phần 2 trình bày tổng quan
các kết quả nghiên cứu trước đây. Phần 3 giới thiệu về phương pháp nghiên cứu
kiểm định nghiệm đơn vị, mô hình đồng liên kết và mô hình VECM đồng thời trình


5

bày cách thu thập dữ liệu để tiến hành kiểm định. Phần 4 nêu những kết quả nghiên
cứu. Và kết luận được trình bày ở nội dung cuối cùng ở phần 5.


6

2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Có rất nhiều nghiên cứu trước đây về nhân tố tác động đến dự trữ ngoại hối ở
một số quốc gia với nhiều khoảng thời gian khác nhau. Các tác giả nghiên cứu
nhiều về nhân tố tỷ giá hối đoái với nhiều bài viết riêng và chuyên sâu. Các nhân tố
thương mại và tài chính khác được xây dựng kết hợp với nhau khi xét đến sự tác
động đến dự trữ ngoại hối của các quốc gia.
2.1.Mức độ linh hoạt của tỷ giá:

Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ.
Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ vừa biểu hiện quan hệ cung cầu của
ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác
động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.
Nội dung chính của chính sách tỷ giá bao gồm:
-Hành vi phá giá nội tệ: tức là những can thiệp của chính phủ để đồng nội tệ
trở nên được định giá thấp hơn. Để đạt được mục đích này, chính phủ có thể sử
dụng dự trữ ngoại hối hấp thụ ngoại tệ trên thị trừơng ngoại hối nhằm làm giảm
cung ngoại tệ đồng thời “bơm” nội tệ ra, động thái này sẽ làm tăng dự trữ ngoại hối.
-Hành vi nâng giá nội tệ, tức là những can thiệp của chính phủ để đồng nội tệ
trờ nên định giá cao hơn. Chính phủ có thể bán ngoại tệ ra thị trường ngoại hối
nhằm tăng cung ngoại tệ, giảm lượng nội tệ, động thái này sẽ làm giảm dự trữ ngoại
hối.
-Hành vi duy trì tỷ giá ở một mức độ nhất định, bao gồm những can thiệp
của chính phủ để duy trì tỷ giá là ổn định không đổi, để có thể duy trì một tỷ giá cố
định, chỉnh phủ không ngừng mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, điều này
làm thay đổi quy mô dự trữ ngoại hối.
-Không can thiệp, để cho tỷ giá biến động tự do theo quan hệ cung cầu thị
trường. Với chính sách này, Nhà nước không cần thiết sử dụng dự trữ ngoại hối để
can thiệp vào tỷ giá chính vì thế dự trữ ngoại hối không bị ảnh hưởng.


7

Tính linh hoạt cao hơn làm giảm nhu cầu dự trữ, bởi vì Ngân hàng nhà
nước không cần lớn hơn một lượng dữ trữ lớn để quản lý tỷ giá cố định. Khi đó, tỷ
giá hối đoái trên thị trường sẽ tự nó điều tiết và quay về trạng thái cân bằng.
Những nước theo đuổi chế độ tỷ giá cố định cần nắm giữ một lượng lớn dự
trữ ngoại hối để duy trì tỷ giá ở mức đã định. Nếu dự trữ ngoại hối quá mỏng, khả
năng ổn định tỷ giá của ngân hàng trung ương trở nên khó khăn và xảy ra nguy cơ

khủng hoảng tài chính tiền tệ như cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997. Những
nước theo đuổi chế độ tỷ giá thả nổi cần một lượng dự trữ ngoại hối ít hơn. Trên
thực tế sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Wood vào đầu những năm 70, một số
nước chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi nhưng dự trữ ngoại hối lại không giảm
mạnh như những người ủng hộ chế độ tỷ giá thả nổi mong đợi. Các kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng khi chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi nhu cầu nắm giữ dự
trữ ngoại hối giảm khoảng 30% đối với các nước công nghiệp, nhưng đối với các
nước đang phát triển, nhu cầu dự trữ khó có thể giảm. Theo họ mặc dù những nước
này theo chế độ tỷ giá thả nổi nhưng thực chất tỷ giá cũng bị kiểm soát khá nhiều,
do vậy ngân hàng trung ương vẫn cần nắm giữ dự trữ ngoại hối. Mặt khác, sự biến
động của tỷ giá danh nghĩa cũng là một nhân tố không thể giảm nhu cầu nắm giữ dự
trữ ngoại hối của những nước này.
Calvo và Reinhart (2001) quan sát thấy rằng các nước đang phát triển dường
như dự trữ ngoại hối biến động nhiều hơn so với biến động tỷ giá hối đoái. Điều này
có nghĩa là một đất nước trải qua biến động tỷ giá, các cơ quan có thẩm quyền sử
dụng dự trữ ngoại hối của họ để can thiệp vào thị trường ngoại hối với mục đích
làm giảm sự biến động tỷ giá hối đoái. Điều này do đó, cho thấy dự trữ ngoại hối và
tỷ giá hối đoái như có một mối quan hệ lâu dài.
Kết quả thực nghiệm gần đây về vấn đề này rất phức tạp. Flood và Marion
(2002) và Aizenman và Marion (2002, 2004) cho thấy rằng sự bất ổn của tỷ giá hối
đoái danh nghĩa có hiệu quả làm giảm đáng kể mức dự trữ, cho thấy rằng sự linh
hoạt tỷ giá lớn làm giảm nắm giữ dự trữ. Mặt khác, Lane và Burke (2001) nghiên
cứu 102 quốc gia trong giai đoạn 1981 - 1995, và tìm thấy không có mối quan hệ


8

đáng kể giữa các chế độ tỷ giá hối đoái và mức độ dự trữ.
Changkyu Choi và Seung-Gwan Baek (2007), “Chế độ tỷ giá hối đoái và dự
trữ quốc tế”. Một trong những vấn đề chưa được giải quyết trong tài chính quốc tế

là chế độ tỷ giá hối đoái và dự trữ quốc tế. Lý thuyết cho thấy rằng các nước với tỷ
giá hối đoái cố định hoặc quản lý nhiều nên tổ chức dự trữ nhiều hơn để bảo vệ
các giá trị tiền tệ của họ hơn so với các nước có chế độ linh hoạt hơn. Tuy nhiên,
lý thuyêt chuẩn này không được hỗ trợ bởi tất cả các kết quả thực nghiệm của các
nghiên cứu trước đó. Hơn nữa, như các nước đã chuyển từ chế độ tỷ giá hối đoái
cố định sang thả nổi và cuộc khủng hoảng tài chính những năm 1990, nắm giữ dự
trữ thế giới đã tiếp tục tăng lên.Trong bài báo này, chúng tôi thực nghiệm kiểm tra
lại mối quan hệ giữa chế độ tỷ giá hối đoái và nắm giữ dự trữ quốc gia với các dữ
liệu cập nhật và sắp xếp mới của tỷ giá hối đoái phát triển bởi Reinhart và Rogoff
(2004).
Tác giả sử dụng cách phân loại mới các thỏa thuận về tỷ giá hối đoái phát
triển bởi Reinhart và Rogoff (2004) để kiểm tra xem sự suy giảm dự trữ với sự
linh hoạt của tỷ giá hối đoái. Sử dụng dữ liệu tổng hợp cho 127 quốc gia trong giai
đoạn 1980-2000, nghiên cứu tìm thấy nhiều kết quả mới. Đầu tiên, mức độ linh
hoạt của tỷ giá hối đoái có một mối quan hệ ngược với nắm giữ dự trữ của đất
nước. Chế độ tỷ giá hối đoái với sự linh hoạt trung gian cần dự trữ nhiều hơn so
với chế độ cực (cố định (peg) và thả nổi tự do). Thứ hai, dự trữ nắm giữ nhỏ đối
với chế độ cố định so với thả nổi, ngụ ý rằng hiện nay các kho dự trữ lớn dự trữ ở
các nước Đông Á có thể được giảm đáng kể nếu họ áp dụng một đồng tiền chung
Nghiên cứu cũng thống kê lại các nghiên cứu của một số tác giả trước về vấn
đề này. Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa chế độ tỷ giá hối đoái và dự
trữ quốc tế nắm giữ tập trung chủ yếu vào việc kiểm tra xem liệu có một sự thay đổi
trong dự trữ hành vi tháng ba năm 1973 khi hệ thống tiền tệ quốc tế chuyển từ một
hệ thống cố định sang một chế độ tỷ giá thả nổi. Williamson (1976) trình bày những
nỗ lực đầu tiên để kiểm tra và không tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ bất kỳ sự khác
biệt giữa việc sử dụng dự trữ quốc gia trong trước và sau-1973. Một số nghiên cứu


9


khác đã lưu ý rằng các quốc gia không thể hành xử theo cùng một cách với nhu cầu
của họ để dự trữ ngay cả dưới một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định. Edwards (1983)
chia 41 quốc gia phát triển thành hai nhóm: thứ nhất là duy trì một tỷ giá hối đoái cố
định trong thời gian 1964 – 1972, và lần thứ hai có phá giá ít nhất 10% trong thời
gian này. Các kết quả tính toán chứng minh rằng các quốc gia có mức độ giảm giá
trung bình dự trữ ít hơn so với các nước có lãi suất cố định, cho thấy rằng các nước
với chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt yêu cầu dự trữ nhỏ hơn.
2.2.Các nhân tố thương mại và tài chính khác:
Mức độ mở cửa của nền kinh tế
Các nhà phân tích kinh tế cho rằng, một nền kinh tế càng mở cửa càng cần
lượng dự trữ ngoại hối lớn hơn. Đúng như vậy, trong bối cảnh hiện nay khi mà quan
hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, một quốc gia không thể phát triển nếu như chỉ
bó hẹp hoạt động của mình trong phạm vi quốc gia mà phải thiết lập các mối quan
hệ song phương với các nước khác trên thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xă hội. Ngoại hối là một phương tiện thiết yếu trong các quan hệ quốc tế đó, đặc
biệt là quan hệ kinh tế. Chính bởi vậy, các quốc gia đều phải có dự trữ ngoại hối để
đảm bảo thực hiện các quan hệ quốc tế. Trên thực tế người ta tính dự trữ ngoại hối
của một nước dựa trên quy mô thương mại quốc tế của nước đó.
Mức độ tự do hóa thương mại và tự do hóa chu chuyển
Tự do hóa thương mại càng cao càng đòi hỏi dự trữ ngoại hối càng lớn, bởi
vì khi môi trường kinh tế bên ngoài thay đổi sẽ dễ gây ra những mất cân đối lớn
trong cán cân thương mại. Nhưng khi những kiểm soát về xuất nhập khẩu bị dỡ bỏ,
các nước cần phải duy trì một lượng dự trữ ngoại hối nhằm mục đích dự phòng.
Ảnh hưởng của việc tự do hóa luồng vốn sẽ không rõ ràng bởi vì một mặt, tự do
hóa chu chuyển vốn có thể tăng khả năng tài trợ mất cân đối của cán cân vãng lai
của khu vực tư nhân và do vậy sẽ giảm nhu cầu tài trợ cán cân vãng lai của khu vực
chính phủ, do đó giảm nhu cầu nắm giữ dự trữ ngoại hối. Mặt khác, khi tự do hóa
chu chuyển vốn, các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào trong nước và các nhà
đầu tư trong nước có thể chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong điều kiện này,



10

việc ổn định luồng vốn là việc khó khăn, ngân hang trung ương có thể phải nắm giữ
một lượng dự trữ ngoại hối lớn hơn để can thiệp khi cần thiết trong ngắn hạn.
Tỷ lệ giữa nợ ngắn hạn và dự trữ ngoại hối
Tỷ số của dự trữ trên nợ nước ngoài ngắn hạn đo lường khả năng của một
nước trong việc trả các khoản nợ nước ngoài vào những năm sắp tới, nếu những
điều kiện tài trợ nước ngoài giảm đi một cách đột ngột. Nghĩa là dự trữ ngoại hối
cho phép một quốc gia tồn tại một cách thoải mái trong điều kiện không có khoản
vai mượn nước ngoài đến 1 năm. Theo quy tắc của Greenspan- Guidotti, phần tử
số biểu thị một nước nắm giữ mức dự trữ thích hợp để đối mặc với rủi ro tài chính,
trong khi phần mẫu số cho thấy một tài khoản vốn vốn dễ bị tổn thương
(Greenspan,1999 và BIS 2000). Nếu dự trữ ngoại hối vượt quá nợ ngắn hạn thu
vào năm sắp đến một nước có thể đủ khả năng trả các món nợ nước ngoài tới hạn.
Thêm vào đó, tiêu chí này cũng có thể cho thấy khả năng đối phó của quốc gia
khi có hiện tượng tấn công ngoại tệ hoặc rút tiền ra nước ngoài.
Nếu như tỷ lệ giữa tổng nợ ngắn hạn và dự trữ ngoại hối quá thấp thấp trong
trường hợp xảy ra khủng hoảng về vốn, các ngân hàng không thiện chí cho gia hạn
nợ ngắn hạn, dự trữ ngoại hối sẽ không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn chứ
không nói là trả được các khoản nợ lãi và gốc đến hạn của các khoản vay trung và
dài hạn trong kỳ đó. Do vậy, vấn đề quan trọng là phải duy trì dự trữ ngoại hối ở
mức phù hợp trong mối liên hệ với nợ nước ngoài ngắn hạn. Điển hình như trong
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 cho thấy đây là cuộc khủng
hoảng cán cân vốn chứ không phải khủng hoảng cán cân vãng lai. Thái Lan đã thu
hút một lượng vốn nược ngoài để tài trợ thâm hụt cán cân vãng lai nhưng cơ cấu tài
trợ tỏ ra không hợp lý, vốn ngắn hạn chiếm khoảng trên 30% tổng luồng vốn vào và
ra vì vậy rủi ro của việc rút vốn đột ngột đã đặt ngân hàng trung ương Thái Lan
trong tình thế phải dùng dự trữ để ổn định tỷ giá hối đoái. Nhưng do dự trữ ngoại
hối quá mỏng nên không đủ để thanh toán.



11

Mức cung tiền rộng
Một chỉ báo thông thường được sử dụng là tỷ số của dự trữ ngoại hối trên
mức cung tiền rộng (M2). Phạm vi thông thường cho tỷ số này là từ 5-20%. Lý do
căn bản cho tỷ số này là tiền rộng phản ánh rủi ro của một quốc gia khi rút tài sản
từ nguồn trong nước vào dự trữ ngoại hối (Calvo, 1996; De Beaufort-Wijnholds and
Kapteyn, 2001). Một nhu cầu tiền không ổn định hay một hệ thống tài chính
nghèo nàn cho thấy một cơ hội lớn hơn cho việc đào thoát vốn. Trong trường hợp
này, tỷ số dự trữ trên mức cung tiền rộng là một chỉ tiêu thích hợp. Tỷ lệ thấp hay
sụt giảm được xem như một cảnh báo sớm cho khủng hoảng tiền tệ. Tiêu chí này
còn cho thấy khả năng can thiệp tỷ giá hối đoái của ngân hàng trung ương. Tỷ lệ từ
10% đến 20% được coi là đủ dự trữ ngoại hối. Các tỷ số được trình bày ở đây chỉ
có thể được dùng để đánh giá tính thích hợp của mức dự trữ ngoại hối tại một
nước. Chúng không cung cấp một mức dự trữ ngoại hối tối ưu đối với đặc điểm
của từng quốc gia. Do đó, cần có những quan sát và phương pháp nhất định để tìm
ra các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối và từ đó xác định được mức
dự trữ ngoại hối cần thiết cho quốc gia.
Nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố
Aizenman, J., và Marion, N. (2004) “Nắm giữ dự trữ ngoại hối với rủi ro
chủ quyền và thuế”. Những tác động của nợ nước ngoài và dòng vốn vào việc tổ
chức dự trữ quốc tế đã nhận được sự chú ý đáng kể sau cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á. Trong khi dòng vốn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách bổ sung
tiết kiệm trong nước hoặc trung gian tài chính và nâng cao hiệu quả của các thị
trường tài chính trong nước, vốn đột ngột đảo chiều dòng chảy có thể tàn phá nền
kinh tế, gây ra một cuộc khủng hoảng, và gây thiệt hại đáng kể sản lượng. Nói
chung, phát triển nền kinh tế với các ngành dòng vốn tài chính không hiệu quả và
chưa “trưởng thành” dễ bị tác động khi đảo chiều vốn. Do đó, hình thành các nền

kinh tế có trình độ cao tiếp xúc với tài chính bên ngoài, dù là nợ, FDI, hoặc dòng
danh mục đầu tư, nên giữ một mức độ cao về dự trữ quốc tế để giảm thiểu rủi ro của


12

mình trong cuộc khủng hoảng tài chính và thúc đẩy sự tự tin bằng các đồng tiền của
chính họ.
Ana Maria Romero (2005) “Nghiên cứu so sánh: Các yếu tố ảnh hưởng đến
dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc và Ấn Độ”. Bài nghiên cứu thực nghiệm sự tích lũy
dự trữ ngoại hối của Trung Quốc và Ấn Độ. Đặc biệt, tập trung vào các yếu tố quyết
định của chính sách dự trữ ngoại hối từ năm 1980 đến năm 2003, số liệu thực hiện
kiểm định được thu thập theo quý. Sự tích lũy dự trữ ngoại hối ở Ấn Độ được giải
thích tốt nhất là biến động tỷ giá và mức độ mở của nền kinh tế. Tác động của các
cú sốc sau một thời gian, chẳng hạn như phá giá đồng tiền, và các cú sốc về cơ cấu,
chẳng hạn như tự do hóa thương mại, được kiểm định trong phương trình. Biến độc
lập thay thế cũng được thử nghiệm. Các yếu tố thúc đẩy tích lũy dự trữ ngoại hối tại
Trung Quốc vẫn là một câu đố.
Yin-Wong Cheung và Hiro Ito (2007) “Phân tích thực nghiệm dự trữ ngoại
hối ở một số quốc gia”. Sử dụng dữ liệu từ hơn 100 nền kinh tế trong giai đoạn
1975-2004, nhóm tác giả tiến hành phân tích thực nghiệm các yếu tố quyết định
nắm giữ dự trữ quốc tế. Bốn nhóm yếu tố quyết định, cụ thể là, các biến vĩ mô
truyền thống, các biến tài chính, các biến thể chế, và các biến giả kiểm soát những
đặc điểm nền kinh tế của từng quốc gia được xem xét. Tác giả thấy rằng mối quan
hệ giữa dự trữ quốc tế và các yếu tố của họ là khác nhau giữa các nền kinh tế phát
triển và đang phát triển và không ổn định theo thời gian. Kết quả ước lượng cho
thấy, đặc biệt là trong thời gian gần đây, một nền kinh tế phát triển có xu hướng giữ
một mức độ thấp hơn so với dự trữ quốc tế của nền kinh tế đang phát triển. Hơn
nữa, có bằng chứng các nền kinh tế Đông Á bao gồm cả Trung Quốc và Nhật Bản
đang tích trữ một số tiền quá nhiều dự trữ quốc tế.

Việc nắm giữ dự trữ ngoại hối hiện nay là ngày càng nhạy cảm với các giao
dịch tài khoản vốn do toàn cầu hóa tài chính tiếp tục diễn ra trong các thị trường
vốn quốc tế. Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây cũng biểu thị tầm quan trọng của
kỳ vọng, uy tín chính sách và cơ cấu thể chế trong việc xác định mức độ phù hợp
của dự trữ ngoại hối. Một trong những tính năng độc đáo của cuộc khủng hoảng tài


13

chính châu Á là một số nền kinh tế trong khu vực đã được tích lũy dự trữ quốc tế
với tốc độ đáng kinh ngạc sau những hậu quả của sự kiện này. Những năm đầu của
thế kỷ 21 đã chứng kiến sự tăng trưởng chưa từng có dự trữ ngoại hối toàn cầu một tốc độ tăng trưởng hơn 89,2% từ năm 2000 đến năm 2004, được thúc đẩy bởi
một số ít các nền kinh tế. Trong giai đoạn này, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Malaysia và Đài Loan đã tăng nắm giữ dự trữ quốc tế của họ bằng 262 %, 133%,
107%, 124% và 126%.
Trong nghiên cứu này, tác gỉả sắp xếp các nền kinh tế thành hai nhóm, các
nền kinh tế phát triển và đang phát triển, và nghiên cứu các yếu tố quyết định nhu
cầu dự trữ quốc tế.
Có bằng chứng rằng các mô hình nắm giữ dự trữ quốc tế đã bị ảnh hưởng bởi
sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng nợ trong những năm 1980, và cuộc khủng hoảng
Tequila và cuộc khủng hoảng châu Á trong những năm 1990.
Trong số các yếu tố quyết định dự trữ ngoại hối, tác giả nhận thấy xu hướng
nhập khẩu, đại diện cho mở cửa thương mại, là yếu tố duy nhất đó là quan trọng
trong hầu hết các thông số kỹ thuật và các mẫu được xem xét. Tuy nhiên, độ giải
thích của nó giảm dần theo thời gian cho cả nền kinh tế phát triển và đang phát
triển. Mặt khác, khả năng giải thích của các biến tài chính (như cung tiền M2), đặc
biệt là những liên quan đến tài chính bên ngoài, đã được gia tăng theo thời gian.
Aizenman và Yi Sun (2010) “Khủng hoảng tài chính và sự suy giảm lớn
nguồn dự trữ ngoại hối: Từ nỗi lo về tỷ giá hối đoái thả nối đến nỗi lo sợ mất nguồn
dự trữ ngoại hối”. Nghiên cứu mức độ mà các thị trường mới nổi (EMs) tự điều

chỉnh trong cuộc khủng hoảng thanh khoản toàn cầu bằng cách hạ thấp dự trữ ngoại
hối. Mẫu gồm 22 quốc gia thị trường mới nổi trong cuộc khủng hoảng 2008 -2009,
với các nhân tố được xem xét sự mở cửa thương mại, xuất khẩu sản phẩm sơ cấp,
xuất khẩu dầu ròng, biến động xuất khẩu, chỉ số mở cửa tài chính, biến động tỷ giá
và nợ ngắn hạn. Phương pháp sử dụng hồi quy dữ liệu chéo OLS, Robust OLS và
hồi quy dữ liệu bảng OLS, Fix và Random Effect. Nhìn chung, tác giả tìm thấy một


14

bức tranh hỗn hợp và phức tạp. Chỉ có khoảng một nửa các nước cắt giảm dự trữ
của họ như là một phần của cơ chế điều chỉnh.
Các yếu tố liên quan đến thương mại (như mở cửa thương mại, tỷ số xuất
khẩu hàng hóa sơ cấp, đặc biệt là xuất khẩu dầu) dường như đóng một vai trò quan
trọng trong việc giải thích cho mức dự trữ ngoại hối trước khủng hoảng của các
nước đã trải qua một sự suy giảm đáng kể dự trữ trong giai đoạn đầu tiên của cuộc
khủng hoảng.
Ngoài ra nghiên cứu còn nhận thấy rằng mức dự trữ ngoại hối lớn trong
khoảng thời gian trước khủng hoảng liên quan tới sự sụt giảm dự trữ lớn trong suốt
thời kỳ khủng hoảng. Mức dự trữ ngoại hối trước khủng hoảng cao khuyến khích
các quốc gia chi sử dụng nhiều dự trữ trong khủng hoảng để hấp thụ các cú sốc bên
ngoài (và các quốc gia đối diện với những mất mát dự trữ lớn trong quá trình kiểm
soát khủng hoảng, có lẻ đưa ra một giả thuyết để tích lũy nhiều dự trữ hơn sau
khủng hoảng)
Tác giả tiếp tục phân mẫu này thành 2 nhóm: những quốc gia mất dự trữ
ngoại hối nhiều và nhóm các quốc gia không mất hoặc nhanh chóng phục hồi mất
mát dự trữ. Tác giả định nghĩa nhóm đầu tiên là những quốc gia mất ít nhất 10% dự
trữ trong khủng hoảng. Những kết quả chỉ ra rằng cả những nhân tố tài chính và
nhân tố thương mại đều quan trọng trong việc giải thích cho sự tích lũy dự trữ trước
khủng hoảng. Tuy nhiên những yếu tố này có mức ảnh hưởng khác nhau giữa 2

nhóm. Với những quốc gia trải qua sự sụt giảm dự trữ ngoại hối nhiều, nhân tố
thương mại thể hiện những tín hiệu mong đợi phù hợp với kết quả hồi quy. Các
quốc gia với những khu vực thương mại tương đối rộng lớn hơn, những quốc gia
chỉ số xuất khẩu sản phẩm sơ cấp lớn, và những quốc gia đã đối mặt với những cú
sốc thương mại lớn thì tích lũy nhiều dự trữ ngoại hối hơn. Mặt khác, các nhân tố
tài chính, có ý nghĩa nhiều hơn cho nhóm 2 - những quốc gia không mất nhiều dự
trữ ngoại hối.
Một giải thích khả thi là các quốc gia hấp thụ nguy cơ lớn từ những cú sốc
thương mại trước cuộc khủng hoảng hiện tại đã chọn lựa việc cắt giảm tương đối


15

lớn dự trữ ngoại hối ban đầu trong suốt giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng. Ngược
lại, các quốc gia không cân nhắc đến các nhân tố thương mại khi tích lũy dự trữ
ngoại hối trước khủng hoảng thì kiềm lại mức sử dụng dự trữ ngoại hối của họ.
Điều này có thể vì nỗi e ngại sự suy giảm dự trữ ngoại hối có thể tạo ra dấu hiệu về
tính dễ bị tổn thương và dẫn đến thất thoát dự trữ ngoại hối nặng nề.
Cuối cùng tiến hành một số kiểm tra củng cố. Chạy mô hình hồi qui bao gồm
một biến giả “các nước thuộc châu Á”, được thêm vào để xác minh liệu là có độ
nghiêng bắt nguồn từ thực tế là nước nhiều thị trường mới nổi là từ châu Á. Nhìn
chung, việc thêm biến giả này không ảnh hưởng đến kết quả liên quan đến vai trò
của các yếu tố thương mại. Tuy nhiên, bởi vì nhiều nước châu Á tiến hành kiểm
soát vốn nghiêm ngặt, đặc biệt là trong số các quốc gia mà không bị mất dự trữ
ngoại hối, nên tác giả không thể kết luận kết quả của nghiên cứu có bị tác động bởi
biến giả hay bởi các nhân tố tài chính hay không.

Những phát hiện của tác giả cho rằng các quốc gia hấp thụ nguy cơ lớn từ
những cú sốc thương mại trước cuộc khủng hoảng, sử dụng dự trữ ngoại hối của họ
như một dự trữ bình ổn trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng.

Tổng quát, tác giả tìm thấy các quốc gia với xuất khẩu sản phẩm có quy mô
lớn đã trải qua việc tổn thất dự trữ ngoại hối lớn trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài
chính quốc tế. Còn các quốc gia với sự mở cửa tài chính ở mức trung bình và tỷ lệ
nợ ngắn hạn tương đối lớn cũng đã đánh mất ở mức bình quân một lượng lớn dự trữ
ngoại hối ban đầu.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng hiện tại cho thấy rằng để biện pháp tự bảo vệ
này có hiệu quả, một quốc gia cần có mức IR tương đương với tổng rủi ro tài chính
từ bên ngoài.
Changkyu Choi và Seung-Gwan Baek (2007), “Chế độ tỷ giá hối đoái và dự
trữ quốc tế”. Để phân tích tác động của hệ thống tỷ giá hối đoái trên nắm giữ dự trữ
quốc tế, tác giả thiết lập một phương trình ước lượng như sau:


16

Với RES là dự trữ ngoại hối thực tế
PGDP là GDP bình quân đầu
GDP là tổng sản phẩm trong nước.
TOPEN là mở cửa thương mại đo bằng tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu so với
GDP.
Fopen là công khai tài chính, định nghĩa là tỷ lệ tổng vốn tư nhân chảy vào
so với GDP.
Interest có nghĩa là lãi suất cho vay được sử dụng như là một chi phí cơ hội
của việc nắm giữ dự trữ.
Volatility là biến động xuất khẩu
Liên quan đến các biến kiểm soát truyền thống, đầu tiên, hệ số ước tính GDP
bình quân đầu người là tích cực nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, các hệ số của
GDP, mở cửa thương mại và công khai tài chính tích cực và có ý nghĩa ở mức 1%.
Nước lớn giữ dự trữ nhiều hơn. Các nước có độ mở cửa thương mại và tài chính cao
có cơ hội lớn hơn phải đối mặt với những cú sốc bên ngoài và do đó yêu cầu dự trữ

quốc tế lớn hơn.
Các hệ số của các biến cơ hội chi phí và biến động xuất khẩu tác động không
đáng kể. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đã không thể tìm thấy một tác động
đáng kể chi phí cơ hội
Cheung Y. W. and X. Qian. (2009), “Tích trữ dự trữ ngoại hối: Mrs
Machlup’s Wardrobe and the Joneses”. Năm 1997 cuộc khủng hoảng tài chính ở
Đông Á nhấn mạnh tầm quan trọng của biến đổi tài khoản vốn và vai trò của sự đảo
ngược dòng chảy trên gây ra một cuộc khủng hoảng. Các nền kinh tế trong khu vực
khủng hoảng gây ra dường như đã điều chỉnh hành vi của chính sách của họ và đã
tăng mạnh dự trữ quốc tế của họ do hậu quả của cuộc khủng hoảng. Ví dụ, Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Đài Loan, các nền kinh tế khác… tích tụ
bất thường và khó hiểu của dự trữ quốc tế trong thiên niên kỷ mới. Nghiên cứu xây
dựng một chuỗi các phương trình để minh họa cho nhu cầu dự trữ ngoại hối với các
biến GDP, xu hướng nhập khẩu trung bình, sự biến động tỷ giá hối đoái, sự biến


17

động của dự trữ ngoại hối và biến công khai tài chính được đưa ra bởi tổng của các
giá trị tuyệt đối của dòng vốn và dòng chảy chia cho GDP trong khoảng thời gian từ
1980-2004. Các nhân tố đều có ý nghĩa ảnh hưởng đến nhu cầu dự trữ trừ xu hướng
nhập khẩu trung bình.
Gergely Baksay, Ferenc Karvalits và Zsolt Kuti (2011), “Tác động của nợ
công trên dự trữ ngoại hối và lợi nhuận của ngân hàng trung ương”. Bài viết này
tập trung vào sự tương tác giữa chính sách nợ công và quản lý dự trữ ngoại hối.
Chúng tôi thấy rằng , mặc dù phát hành nợ ngoại tệ có thể đóng góp đáng kể vào sự
tăng trưởng của dự trữ ngoại hối, nó có thể gây khó khăn nghiêm trọng trong việc
đánh giá dự trữ đầy đủ, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng. Hơn nữa, nó ảnh
hưởng đến lãi – lỗ của ngân hàng trung ương . Mặt khác, sự tích lũy dự trữ ngoại
hối có thể ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách và cũng như nợ. Chúng tôi cho rằng,

nếu các ngân hàng trung ương muốn tăng cường năng lực để can thiệp trong một
cuộc khủng hoảng, cần tìm cách xác định và sử dụng các nguồn thanh khoản ngoại
hối.
Kathryn M. E. Dominguez (2011), “Dự trữ ngoại hối trong khủng hoảng tài
chính toàn cầu”. Bài viết này xem xét cách thức các nước quản lý dự trữ ngoại tệ
của họ khủng hoảng tài chính. Phân tích trong báo cáo này cho thấy dự trữ đóng vai
trò trong quản lý khủng hoảng kinh tế vĩ mô trong thời gian khủng hoảng kinh tế
toàn cầu. Mặc dù cổ phiếu dự trữ cho nhiều nước vẫn ổn định trong thời gian khủng
hoảng, khi chúng ta loại bỏ những thay đổi thụ động do thu nhập lãi và thay đổi giá
trị, chúng tôi thấy rằng nhiều nền kinh tế mới nổi chủ động sụt giảm dự trữ. Hơn
nữa, dữ liệu cho thấy các quốc gia có dự trữ trước khủng hoảng đã vượt quá những
gì có thể được giải thích bằng mô hình tiêu chuẩn của tích lũy dự trữ nhiều khả
năng sử dụng dự trữ của họ trong cuộc khủng hoảng (phòng ngừa và ổn định tỷ giá
hối đoái).
Để hiểu được hành vi dự phòng trong thời gian khủng hoảng, điều quan
trọng là đầu tiên kiểm tra những gì mô hình tiêu chuẩn có thể cho chúng tôi biết lý
do tại sao các quốc gia xây dựng dự trữ ngoại tệ trong thời gian không khủng


18

hoảng. Các biến giải thích trong mô hình bao gồm: GDP, tăng trưởng tỷ giá hối
đoái, tăng trưởng xuất khẩu, xuất khẩu sản phẩm chính, tỷ lệ nợ ngắn hạn (từ
JEDH), các tài khoản hiện tại tỷ lệ GDP, chênh lệch lãi suất giữa tiền gửi trong
nước và nước Mỹ, tỷ lệ M2 so với GDP, một cuộc khủng hoảng biến giả dựa trên
Reinhart (2010). Có bằng chứng cho thấy nền kinh tế đang nổi lên với tỷ lệ nợ ngắn
hạn cao hơn tích lũy dự trữ nhiều hơn, cũng như nước có tăng trưởng xuất khẩu cao
hơn. Một khác biệt giữa lãi suất cao hơn (chỉ chi phí bán tài chính cao hơn cổ phần
dự trữ) dẫn đến tích lũy thấp hơn và M2 cao hơn so với GDP (trong đó đo lường
mức độ lưu hành tiền tệ trong hệ thống ngân hàng của nước này) dẫn đến tích lũy

cao hơn.
Puah Chin-Hong, Jais Mohama, Arip Mohammad Affendy và Liew Oi-Khim
(2011) “Yếu tố quyết định dự trữ quốc tế ở Malaysia”. Nghiên cứu này kiểm tra
thực nghiệm các yếu tố quyết định dự trữ quốc tế ở Malaysia. Mối quan hệ giữa dự
trữ quốc tế và các yếu tố của nó, cụ thể là quy mô kinh tế, tỷ giá, cán cân thanh toán
và chi phí cơ hội của dự trữ giữ đã được kiểm tra. Dữ liệu chuỗi hàng năm từ 19752007 đã được sử dụng trong nghiên cứu. Tất cả các dữ liệu có thể được lấy từ Thống
kê tài chính quốc tế được công bố bởi IMF và Bản tin thống kê hàng tháng được
công bố bởi Ngân hàng Negara Malaysia.
Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF cho thấy rằng các biến đều dừng tại
sai phân bậc 1. Kết quả đồng liên kết cho thấy dự trữ quốc tế và các yếu tố quyết
định có mối quan hệ.
Tìm kiếm từ các kiểm định đồng liên kết có nghĩa là có một sự tồn tại của
một lâu dài mối quan hệ cân bằng ổn định giữa dự trữ quốc tế và các yếu tố quyết
định với mức ý nghĩa 5%. Bằng cách bình thường vector cointegrating với khía
cạnh để dự trữ quốc tế, tác giả có được các thông số cho thấy mối quan hệ giữa các
yếu tố quyết định tương ứng và dự trữ quốc tế. Tất cả các yếu tố quyết định được
tìm thấy là ý nghĩa thống kê trong mô hình. Đặc biệt, quy mô kinh tế và tỷ giá thực
có ảnh hưởng tích cực liên quan đến dự trữ quốc tế, trong khi cán cân thanh toán và
chi phí cơ hội của tổ chức dự trữ có tác động tiêu cực về dự trữ quốc tế.


19

Nhóm tác giả gợi ý dự trữ quốc tế cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các biến nền
kinh tế quan trọng khác, nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét bao gồm cả các
biến như tự do thương mại, tự do hóa thị trường tài chính, dòng vốn… để cung cấp
một kết quả toàn diện hơn.



×