Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ NGỌC MƠ

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐỒNG DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
GÂY RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ NGỌC MƠ

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GÂY RA
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành

: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số


: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Thắng

Hà Nội – 2017
ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu,
ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy
định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

LÊ THỊ NGỌC MƠ

i


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
Chương 1: Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây
dựng gây ra ....................................................................................................................... 7

1.1. Khái niệm, bản chất, ý nghĩa và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nhà cửa, công trình xây dựng gây ra ................................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng gây ra ............................................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng
gây ra .............................................................................................................................. 14
1.2. Những nội dung pháp lý chủ yếu của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng gây ra ............................................................................................. 16
1.2.1. Điều kiện của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng
gây ra .............................................................................................................................. 16
1.2.2. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng
gây ra .............................................................................................................................. 19
1.3. Kinh nghiệm của một số nước về quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà
cửa, công trình xây dựng gây ra ..................................................................................... 22
1.3.1. Pháp luật Nhật Bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trin
̀ h
xây dựng gây ra .............................................................................................................. 22
1.3.2. Pháp luật Cộng hòa Pháp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa , công
trình xây dựng gây ra ..................................................................................................... 24
Kết luận Chương 1 ......................................................................................................... 26
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà
cửa, công trình xây dựng gây ra ..................................................................................... 27

ii


2.1. Lược sử quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng gây ra qua các thời kỳ ................................................................... 27
2.1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thời Lê,
Nguyễn ........................................................................................................................... 27

2.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thời kỳ
Pháp thuộc ...................................................................................................................... 29
2.1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra từ sau
Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến Bộ luật dân sự 2005............................................... 31
2.1.4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra theo
pháp luật Việt Nam hiện hành ........................................................................................ 33
2.2. Các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra............................................... 35
2.2.1. Quy định pháp luật hiện hành về điều kiện thiệt hại ............................................ 35
2.2.2. Quy định pháp luật hiện hành về điều kiện mối quan hệ nhân quả giữa tác động
của nhà cửa, công trình xây dựng với thiệt hại xảy ra ................................................... 36
2.2.3. Quy định pháp luật hiện hành về điều kiện lỗi .................................................... 37
2.3. Các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về chủ thể chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra............................................... 38
2.3.1 Các quy định pháp luật hiện hành về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra trong quá trin
̀ h khai thá c, sử du ̣ng ............ 38
2.3.2. Các quy định pháp luật hiện hành về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra khi nhà cửa, công trin
̀ h xây dựng đang
trong quá trình thi công, hoàn thiện. .............................................................................. 47
2.3.3. Các quy định pháp luật hiện hành về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nhà cửa, công trình xây dựng là tài sản của vợ chồng gây ra ............................. 53
2.4. Các quy định pháp luật hiện hành về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại
do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra ......................................................................... 57

iii


2.4.1. Xác định thiệt hại về tài sản ................................................................................. 57

2.4.2. Xác định thiệt hại về sức khỏe ............................................................................. 58
2.4.3. Xác định thiệt hại về tính mạng ........................................................................... 60
2.5. Các quy định pháp luật hiện hành về những trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra............................................... 61
2.5.1. Thiê ̣t ha ̣i xảy ra do lỗi của người bi ̣thiê ̣t ha ̣i ....................................................... 61
2.5.2. Thiê ̣t ha ̣i xảy ra do sự kiê ̣n bấ t khả kháng ........................................................... 62
2.6. Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nhà cửa, công trình
xây dựng gây ra .............................................................................................................. 64
Kết luận Chương 2 ......................................................................................................... 74
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra............................................... 75
3.1. Phương hướng hoàn thiê ̣n quy đi ̣nh pháp luâ ̣t về trách nhiê ̣m bồ i thường thiê ̣t ha ̣i
do nhà cửa, công triǹ h xây dựng gây ra ......................................................................... 75
3.2. Mô ̣t số kiế n nghi ̣nhằ m hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t về trách nhiê ̣m bồ i thường thiê ̣t ha ̣i do
nhà cửa, công triǹ h xây dựng gây ra .............................................................................. 80
Kết luận Chương 3 ......................................................................................................... 87
KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIÊ ̣U THAM KHẢO ....................................................................... 89

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS:

Bộ luật dân sự

BTTH:

Bồi thường thiệt hại


v


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiê ̣n Nghị quyết số 48 - NĐ/TW của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng

và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
và Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến
lươ ̣c cải cách tư pháp đế n năm 2020. Nhà nước đã có những thay đổi về mặt nhận thức
cũng như vận dụng vào thực tiễn , ban hành nhiề u văn bản pháp quy có ý nghiã quan
trọng trong quá trình đưa đất nước mở cửa , hô ̣i nhâ ̣p và phát triể n nề n kinh tế thi ̣
trường đinh
̣ hướng xã hô ̣i chủ nghiã . Góp phần ổn định và hài hòa hóa quan hệ giao
lưu dân sự giữa các bên , đồ ng thời giải quyế t triê ̣t để các tranh chấ p phát sinh trong
quan hê ̣ ấ y.
Có thể thấy, bên ca ̣nh sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, đất nước hội nhập và phát triển nhanh chóng thì đời số ng của con người
cũng ngày càng được cải thiện . Nhiề u nhà cao tầng, khu công nghiệp, nhà máy, các
công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu đô thị hóa, công
nghiệp hóa cũng trở nên phổ biến. Vạn vật tồn tại trên trái đất luôn luôn chuyển động
và phát triển, có những tài sản tự thân chúng gây ra thiệt hại cho những người xung
quanh mà không chịu tác động của các yếu tố khách quan hay hành vi của con người.
Trong quá trình vận hành, sử dụng, quản lý, chúng luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây
thiệt hại cho con người. Gây ra những tai nạn bất ngờ nằm ngoài sự kiểm soát, điều
khiển của con người. Từ đó, làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng gây ra.

Nhận thấy những quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà
cửa, công trình xây dựng gây ra vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tiễn áp dụng các quy định
này vào một số trường hợp cụ thể còn nhiều vướng mắc; các cơ quan có thẩm quyền
gặp khó khăn khi giải quyế t các vu ̣ viê ̣c.

1


Hơn nữa, loại trách nhiệm này ngày càng trở nên phức tạp , vấ n đề xác đinh
̣ chủ
thể chiụ trách nhiê ̣m bồ i thường là ai , trong trường hơ ̣p nào , yếu tố lỗi của các bên chủ
thể xem xét ra sao,…đang là những câu hỏi cầ n phải đươ ̣c làm rõ . Yêu cầ u đă ̣t ra là
phải có s ự giải quyết kịp thời nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của người bị thiệt hại. Đồng
thời, xác định chủ thể chịu trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra.
Đảm bảo sự điều chỉnh của pháp luật nói chung, pháp luật về BTTH do nhà cửa, công
trình xây dựng gây ra nói riêng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam, phù hợp với xu thế hô ̣i nhâ ̣p bạn bè quố c tế .
Vì những lẽ trên , tác giả lựa chọn nghiên cứu “Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra theo pháp luật Việt
Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ Luật học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
BTTH ngoài hợp đồng nói chung, trách nhiệm BTTH do nhà cửa , công trin
̀ h
xây dựng gây ra nói riêng là một trong những chế định dân sự quan trọng trong hệ
thống pháp luật dân sự. Đây là một vấn đề phức tạp và không còn mới mẻ hay xa lạ với
những nhà nghiên cứu, áp dụng pháp luật. Mặc dầu, thời gian qua được nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu ở nhiều phương diện, mức độ khác nhau; Có những công trình
nghiên cứu, luận án tiến sỹ hay các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành Luật.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, chưa có nhiều đề tài hay công trình nghiên cứu
chuyên sâu về trách nhiệm BTTH do nhà cửa , công trình xây dựng gây ra theo pháp

luâ ̣t Viê ̣t Nam.
Hiện nay, một số bài viết đăng trên các tạp chí Luật ho ̣c như : Nguyễn Văn
Cương, Chu Thi ̣Hoa “Bồ i thường thiê ̣t hại ngoài hợp đồ ng” , Nghiên cứu lâ ̣p pháp số
4/2005. Hay bài viế t của Pha ̣m Kim Anh “Trách nhiệm dân sự và chế định bồi thườ ng
thiê ̣t hại ngoài hợp đồ ng trong Bộ luật dân sự

2005, thực trạng và giải pháp hoàn

thiê ̣n” đăng trên ta ̣p chí Khoa ho ̣c pháp lý , số 6/2009. Và “Chế đi ̣nh bồ i thường thiê ̣t

2


hại ngoài hợp đồng – những vấ n đề đặt ra khi sửa đổ i Bộ luật Dân sự năm 2005” đăng
trên Ta ̣p chí Dân chủ và pháp luâ ̣t, số 4, năm 2013.
Ngoài ra, một số sách chuyên khảo, chuyên đề của các giảng viên, học viên, cụ
thể như: PGS.TS Phùng Trung Tập (2009), “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về
tài sản, sức khỏe và tính mạng”, sách chuyên khảo, Nxb. Hà Nội. Hay bài “Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam”, sách
chuyên khảo, Nxb. Chính trị - Hành chính, 2013 do PGS.TS Trần Thị Huệ - Chủ biên.
Trầ n Thi ̣Huê ,̣ Vũ Thị Hải Yến , Vũ Thị Hồng Yến , “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng từ quy định của pháp luật đến thực tiễn” Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
Nội dung của những cuốn sách chuyên khảo này là viết chung về trách nhiệm
BTTH do tài sản gây ra, hay những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do tài sản gây ra.
Đối với trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trin
̀ h xây dựng gây ra đư ợc các tác giả đề
cập một cách khái quát trong tổng thể nội dung cuốn sách chứ không tập trung đi sâu
tìm hiểu chi tiết.
Chuyên đề “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cố i , nhà cửa , công trình
xây dựng gây ra” của tác giả Vũ Thị Hồ ng Yến, Khoa pháp luật dân sự - trường Đại

học Luật Hà Nội, năm 2009.
Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ Luâ ̣t ho ̣c của ho ̣c viên Giang

Văn Thinh
̣ “Trách nhiệm bồi

thường thiê ̣t hại do nhà cửa , công trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật dân sự
Viê ̣t Nam”, Khoa Luâ ̣t – Đa ̣i ho ̣c quố c gia Hà Nô ̣i, năm 2013. Khóa luận tốt nghiệp của
sinh viên Neang Sóc Thônh v ề “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa , công
trình xây dựng gây ra” , Khoa Luâ ̣t - trường Đại học Cần Thơ, năm 2013. Có thể thấy,
các bài viết này mới chỉ nghiên cứu tổng quan về trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công
trình xây dựng gây ra theo quy đ ịnh của Bộ luật dân sự 2005.

3


Nhìn chung, những đề tài trên được các tác giả nghiên cứu ở góc độ khái quát về
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, do hành vi của con người hoặc do tài sản gây ra.
Đối với những nghiên cứu về trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây
ra mới chỉ đang dừng lại ở một khía cạnh nào đó của chế định này theo quy định tại Bộ
luật dân sự năm 2005. Thiết nghĩ, việc nghiên cứu quy định về “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra the o pháp
luật Viê ̣t Nam” là cần thiết và tất yếu.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ các quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành về trách nhiệm BTTH gây ra bởi nhà cửa và công trình xây dựng. Trên
cơ sở đó, đưa ra các kiến nghị mang tính thực tiễn và hoàn thiện pháp luật. Bên cạnh
đó, tác giả thông qua những vấn đề lý luận cơ bản về BTTH nói chung cũng như BTTH
do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra để đánh giá và làm sáng tỏ thực trạng pháp luật
Việt Nam liên quan.

Luận văn có nhiệm vụ chủ yếu là tập trung trình bày và phân tích những quy
định về trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra theo pháp luật Việt
Nam. Từ đó, có cách nhìn tổng quan và đánh giá tình hình áp dụng quy định pháp luật
vào thực tiễn hiện nay còn tồn tại những hạn chế gì? Vướng mắc ở đâu? Làm tiền đề
giúp tác giả mạnh dạn đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về
trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra phù hơ ̣p với quan điể m của
Đảng và Nhà nước , phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế của đất nước thời kỳ đổi
mới.
4. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

4


Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là các quy định pháp luật hiện hành
về trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra và việc áp dụng các quy
định đó trong thực tiễn tư pháp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của luận văn là các quy định của Bộ luật Dân sự
năm 2015 và các quy định pháp luật trước đó của Việt Nam về trách nhiệm BTTH do
nhà cửa, công trình gây ra. Luận văn không mở rộng nghiên cứu toàn bộ cơ sở lý luận
cũng như mô hình thi hành và áp dụng pháp luật.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như áp dụng các quan điểm của
Đảng, Nhà nước về pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp
cụ thể như: lịch sử, so sánh, bình luận, phân tích, chứng minh, tổng hợp,…để làm rõ
nội dung luận văn.
6. Kết cấu của luâ ̣n văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 03 Chương:
Chương 1: Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công
trình xây dựng gây ra
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra

5


Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra

6


Chƣơng 1: Khái quát về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nhà cửa, công

trình xây dựng gây ra
1.1. Khái niệm, bản chất, ý nghĩa và đặc điểm của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
1.1.1. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà
cửa, công trình xây dựng gây ra
Trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra thuộc chế định trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một trong những chế định quan trọng của BLDS nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại. Trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một chế định pháp lý tương đố i rô ̣ng và khá phức ta ̣p .
Trước khi đi sâu nghiên cứu nô ̣i dung chính về trá ch nhiê ̣m BTTH do nhà cửa , công
trình xây dựng gây ra thì viê ̣c tim
̀ hiể u khái niệm và một số đặc điểm cơ bản của trách

nhiê ̣m BTTH ngoài h ợp đồng là r ất cầ n thi ết để thấy cái chung được bao hàm trong
trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra.
Trong xã hô ̣i , con người không thể xem nhẹ và có hành vi xâm pha ̣m đế n
quyề n , lơ ̣i ić h chính đáng của những người khác khi thực hiện các quyền và lợi ích
của mình. Ở Việt Nam, BTTH được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự theo đó
người có hành vi gây ra thiệt hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà
mình gây ra [38]. Vì vậy, người nào có hành vi vi phạm , gây tổ n thấ t cho người khác
thì pháp luật buộc người đó phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà họ đã gây ra.
Như vậy, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm phát sinh khi có
hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người khác về tài sản, sức khỏe, tính
mạng mà trước đó giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có quan hệ
hợp đồng hoặc không có giao kết hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc
hành vi vi phạm hợp đồng.

7


Nhà ở và các công trình kiến trúc dân sinh hay nghề nghiệp luôn là nhu cầu thiết
yếu của con người trong xã hội. Bước sang thời kỳ đổi mới với quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa nhanh chóng, tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp. Đặc
biệt ở các thành phố lớn, việc đầu tư xây dựng nhà ở, các công trình xây dựng rất được
quan tâm. Có thể thấy, nhà ở hay các công trình xây dựng đều là những tài sản có giá
trị, mang lại cho con người những lợi ích sử dụng thiết thực, nhưng cũng là một trong
những nguồn nguy hiểm có khả năng gây ra thiệt hại cho chính người sử dụng và
những người xung quanh.
Có nhiều khái niệm về nhà ở dựa vào từng góc độ nghiên cứu khác nhau. Ở góc
độ xây dựng, nhà ở là sản phẩm của hoạt động xây dựng, không gian bên trong có kết
cấu, tổ chức ngăn cách với không gian bên ngoài nhằm phục vụ nhu cầu ở cũng như
sinh hoạt hàng ngày của con người. Ở góc độ quản lý kinh tế, nhà ở là tài sản có giá trị
đặc biệt đối với đời sống con người, bảo vệ con người khỏi những hiện tượng tự nhiên,

những sự cố bất thường như sóng thần, bão táp, mưa gió, lũ lụt,…Vì vậy, Điều 29,
Luật xây dựng năm 2013 đưa ra khái niệm “Nhà ở riêng lẻ là công trình xây dựng
trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định
của pháp luật”. Cho nên, nhà ở là một tài sản có giá trị, được xây dựng trên đất, gắn
liền với đất và không di dời hay dịch chuyển được.
Đối với công trình xây dựng, Điều 10, Luật xây dựng năm 2013 quy định:
“Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người,
vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể
bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt
nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm: công trình dân
dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công
trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác” [28].

8


Ngoài ra, Điều 8, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và Điều 5 Luật xây dựng năm 2014 quy định
về phân cấp và phân loại công trình được xác định theo công năng sử dụng của tài sản,
gồm [10], [28]:
(i) Công trình dân dụng: bao gồm nhà ở (nhà chung cư, nhà ở tập thể, nhà ở
riêng lẻ,…và công trình công cộng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cho
cộng đồng dân cư như: công trình giáo dục, công trình y tế, thể thao, công tình văn
hóa,…
(ii) Công trình công nghiệp: Là những công trình gắn liền với ngành công
nghiệp như công trình sản xuất vật liệu xây dựng, công trình luyện kim và cơ khí chế
tạo, công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công trình dầu khí, công trình
năng lượng, công trình hóa chất…
(iii) Công trình giao thông: Bao gồm công trình đường bộ, công trình thủy nội
địa, công trình hàng hải và công trình hàng không.

(iv) Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Bao gồm công trình thủy
lợi, công trình đê điều.
(v) Công trình hạ tầng kỹ thuật: Gồm công trình cấp nước, thoát nước, công
trình xử lý chất thải rắn, công trình thông tin, truyền thông, bãi đỗ xe ô tô, xe máy,
công cáp, hào và tuy nen kỹ thuật.
Cấp công trình được xác định theo từng loại công trình căn cứ vào quy mô, mục
đích, tầm quan trọng, thời hạn sử dụng, vật liệu xây dựng và yêu cầu kỹ thuật xây dựng
công trình, bao gồm: cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và các cấp khác theo
quy định của Chính Phủ.
Theo tác giả, khái niệm công trình xây dựng còn mang tính chất thuật ngữ và
chưa làm rõ được bản chất của công trình xây dựng là gì. Đối với trường hợp dàn
khoan, nhà hàng nổi, container cố định hoặc di động có được xem là công trình xây

9


dựng hay không? Bản chất của các công trình này có kết cấu nhất định, có bánh xe và
các bộ phận liên kết với nhau tạo thành một khối thống nhất, gắn liền với mặt đất hoặc
mặt nước. Trường hợp, các công trình trên gây ra sự cố và gây thiệt hại cho con người
liệu có phát sinh trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra. Hiện nay,
pháp luật dân sự chưa đề cập đến những loại công trình trên là một thiếu sót.
Pháp luật nước ta luôn đề cao , tôn tro ̣ng và bảo vê ̣ quyề n sở hữu , sử du ̣ng, đinh
̣
đoa ̣t tài sản của mo ̣i công dân trong xã hội mà trong đó nhà ở, công trình xây dựng là
một loại tài sản thiết yếu có vị trí quan trọng. Bởi thế, Điề u 32, Hiế n pháp nước Cô ̣ng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi nhâ ̣n : “Mọi người có quyền sở hữu về
thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần
vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác” [27]. Tuy nhiên, để
bảo vệ cộng đồng và người thứ ba, pháp luật xác định trách nhiệm bồi thường khi
người nào hoă ̣c tài sản của họ gây mô ṭ thiê ̣t ha ̣i nhấ t đinh

̣ cho người khác.
Trong thực tiễn , không phải mo ̣i thiê ̣t ha ̣i xảy ra đều do hành vi hay do lỗi của
con người, mà bản thân tài sản tự gây ra thiê ̣t ha ̣i cho những người xung quanh . Nói
mô ̣t cách khác , xuấ t phát từ đă ̣c tính , cấ u ta ̣o của tài sản đó mà

trong quá trình hoạt

động, khai thác tự thân chúng gây ra những tai na ̣n, tổ n thấ t bấ t ngờ vươ ̣t tầm kiểm soát
của con người như sụt lún , đỗ sâ ̣p , cây cố i đỗ gã y, súc vật cắn , húc…Vì vâ ̣y, ngoài
trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra , pháp luật cũng quy đinh
̣ trách
nhiê ̣m BTTH do tài sản gây ra . Tuy nhiên, trong các BLDS trước đó như BLDS năm
2005 chưa đưa ra bấ t kỳ mô ̣t khái niê ̣m hay quy đ ịnh cụ thể nà o về trách n hiê ̣m BTTH
do tài sản gây ra , mà mới chỉ dừng la ̣i ở viê ̣c đưa ra mô ̣t cách khái quát về trách nhiê ̣m
BTTH trong mô ̣t số trường hơ ̣p cu ̣ thể , nhấ t đinh.
̣
Từ những quy đinh
̣ về trách nhiê ̣m

BTTH ngoài hợp đồng , đố i chiế u với các

trường hơ ̣p cu ̣ thể mà tài sản gây ra thiê ̣t ha ̣i , có thể hiểu : “Trách nhiê ̣m BTTH do tài
sản gây ra là một loại trách nhiệm pháp lý mà theo đó , chủ sở hữu , người chiế m hữu ,

10


sử dụng để tài sản của mình gây ra t hiê ̣t hại; xâm phạm đế n quyề n và lợi ích hợp pháp
của người khác được pháp luật bảo vệ thì phải chịu trách nhiệm


BTTH do tài sản đó

gây ra”.
Nhà cửa, công triǹ h xây dựng là bấ t đô ̣ng sản , có giá trị lớn. Hiê ̣n nay, diê ̣n tích
đấ t ở các khu kinh tế tro ̣ng điể m chủ yế u đã chuyể n sang đấ t xây dựng các khu công
nghiê ̣p, đô thi ̣và xây d ựng cơ sở hạ tầng . Thời gian qua Đảng , Nhà nước đã quan tâm
và ban hành nhiều văn bản pháp luật cũng như các vă n bản hướng dẫn nhằ m nâng cao
hiê ̣u quả quản lý các công triǹ h nhà ở , đảm bảo các công trin
̀ h xây dựng đươ ̣c thực
hiê ̣n đúng và đầ y đủ theo quy chuẩ n đươ ̣c đề ra . Chủ đầu tư , ban dự án cũng như các
cơ quan chức năng luôn đặt chất lượng các công trình xây dựng lên hàng đầu. Công tác
thanh tra, kiể m tra và xử lý nghiêm các trường hơ ̣p vi pha ̣m

được tăng cường. Về cơ

bản đáp ứng được phần nào yêu cầu đặ t ra trong liñ h vực thi ết kế, thi công nhà ở, công
trình xây dựng. Tuy nhiên, trong quá trin
̀ h thi công hay trong quá trin
̀ h sử du ̣ng , khai
thác tính năng, nhà ở, công trin
̀ h xây dựng luôn tiề m ẩ n nguy cơ gây ra những sự cố bấ t
ngờ không ai kiể m soát hay nhìn thấ y trước đươ ̣c hâ ̣u quả . Ảnh hưởng đế n sự an toàn
của các ngôi nhà xung quanh, những công trin
̀ h xây dựng liề n kề . Hơn thế nữa, gây
nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người. Nhiề u ngôi nhà của hàng xóm bi ̣
nghiêng, tường nhà nứt nẻ , nề n nhà su ̣p lún, thâ ̣m chí là đổ sâ ̣p . Sự an toàn về tài sản ,
tính mạng, sức khỏe của nhiề u người dân đang bị đe dọa nghiêm trọng b ởi hiê ̣n tượng
này vẫn luôn tồn tại và có xu hướng tăng lên.
Điề u 605, BLDS năm 2015 quy đinh
̣ :“Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người

được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt
hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác” [30].
BLDS năm 2015 chưa đưa ra đươ ̣c khái niê ̣m như thế nào là trách nhiê ̣m BTTH do nhà
cửa, công triǹ h xây dựng gây ra . Bộ luật vẫn đang dừng la ̣i ở viê ̣c liê ̣t kê các chủ thể
chịu trách nhiệm bồi thường khi tài sản gây thiê ̣t ha ̣i . Đây có thể xem là mô ̣t trong

11


những ha ̣n chế mà BLDS năm 2015 còn tồn tại , chưa rút ra kinh ngh iê ̣m từ các BLDS
trước đó để khắ c phu ̣c.
Từ những khái niê ̣m nói chung về trách nhiê ̣m BTTH do tài sản gây ra và quy
đinh
̣ của pháp luâ ̣t ta ̣i Đ iề u 605, BLDS năm 2015, khái niệm về trách nhiệm BTTH do
nhà cửa , công trình xây dựng gây ra có thể được định nghĩa như sau: “Trách nhiệm
BTTH do nhà cửa , công trình xây dựng gây ra là trách nhiệm phát sinh khi nhà cửa ,
công trình xây dựng gây ra thiê ̣t hại về tài sản , sức khỏe , tính mạng cho người k hác”.
Khái niệm cho thấy bản chất và một số đặc điểm của trách nhiệm BTTH nói chung và
trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra nói riêng. Đó là trách nhiệm
phát sinh khi nhà cửa, công trình xây dựng gây ra một thiệt hại xác định cho những
người thứ ba. Và thiệt hại đó có thể là thiệt hại về tài sản, tính mạng hay sức khỏe của
người bị thiệt hại.
Thực tế có nhiề u nhà ở, công trin
̀ h xây dựng đươ ̣c thi công, đưa vào khai thác và
sử du ̣ng. Nhiề u trường hơ ̣p thiê ̣t ha ̣i do nhà cửa , công trình xây dựng gây ra mà con
người không lường trước, đồ ng thời các nhà làm luâ ̣t cũng chưa thể dự liê ̣u hế t đươ ̣c tấ t
cả các tình huống có thể xảy ra như thế nào . Nên trong quá trình áp du ̣ng pháp luâ ̣t , các
cơ quan nhà n ước có thẩm quyền đã gặp không ít khó khăn và trở ngại . Viê ̣c xác đinh
̣
trách nhiệm của chủ sở hữu , người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà

cửa, công trình xây dựng gây ra thiê ̣t ha ̣i cho người khác có vai trò và ý ngh ĩa hết sức
quan tro ̣ng. Các quy định của pháp luật về trách nhiệm BTTH do nhà cử a, công trin
̀ h
xây dựng gây ra là cơ sở pháp lý cơ bản , cần thiết để giải quyết tranh chấp liên quan
đến thiệt hại do nhà cửa , công trin
̀ h xây dựng g ây ra. Viê ̣c thi hành và áp du ̣ng các quy
đinh
̣ của pháp luâ ̣t về trách nhiê ̣m BTTH do nhà cửa , công trin
̀ h xây dựng gây ra đã
phát huy vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội .
Nhà cửa, công trình xây dựng gây thiê ̣t ha ̣i là những sự kiê ̣n pháp lý phát sinh
trong đời số ng hàng ngày . Đây là mô ̣t vấ n đề cầ n đươ ̣c giải quyế t kip̣ thời nhằ m bảo vê ̣

12


quyề n và lơ ̣i ích hơ ̣p pháp , chính đáng của những người bị thiệt hại . Đồng thời xác
đinh
̣ trách nhiê ̣m đố i với những người có hành vi vi pha ̣m , trực tiế p hoă ̣c gián tiế p gây
ra thiê ̣t ha ̣i . Quy đinh
̣ về trách nhiê ̣m BTTH do nhà cửa , công trình xây dựn g gây ra
một lần nữa khẳ ng đinh
̣ : Pháp luật luôn tuân thủ , bảo đảm thực hiê ̣n nguyên tắ c công
bằ ng, tôn tro ̣ng và bảo vê ̣ quyề n , lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp , chính đáng của các chủ thể trong
quan hệ pháp luật đó. Hơn nữa, các quy đinh
̣ này còn là chuẩn mực pháp lý để các chủ
thể có cách nhìn nhận và thể hiện cách ứng xử phù hợp khi tham gia vào các quan hệ
xã hội cũng như về trách nhiệm BTTH do nhà cửa , công trin
̀ h xây dựng gây ra . Góp
phầ n tuyên truyề n , phổ biế n , giáo dục và răn đe đố i với những cá nhân , tổ chức trong

xã hội. Nhắc nhở họ phải có ý thức, trách nhiệm tự bảo vệ tài sản của mình , đồng thời
biế t bảo vê ̣ và không gây phương ha ̣i đế n tài sản của người khác . Mă ̣c dù pháp luâ ̣t
luôn bảo vê ̣ quyề n , lơ ̣i ić h chin
́ h đáng cho ho ̣ nhưng bên ca ̣n h đó ho ̣ phải thực hiê ̣n
nghĩa vụ, tuân thủ những quy đi ̣nh mà pháp luâ ̣t cấ m . Khi các chủ thể gây thiê ̣t ha ̣i cho
những ngườ i xung quanh tấ t yế u ngư ời đó phải gánh nhận những hậu quả bất lợi và
chịu sự trừng phạt nghiêm min h từ pháp luật . Do đó, bản thân luôn luôn ý thức đươ ̣c
mình nên làm gì , đươ ̣c làm gì và không nên làm gì . Có tinh thần phòng ngừa thiệt hại
xảy ra nhằm hạn chế tối đa mức tổn thất .
Đối với chủ sở hữu , người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà
cửa, công trình xây dựng sẽ hiể u biế t đươ ̣c những nghiã vu ̣ min
̀ h phải thực hiê ̣n . Đó là
trông coi, quản lý và sử du ̣ng đúng mục đích, đúng tính năng của tài sản. Có phương
án sửa chữa nhà cửa, công triǹ h xây dựn g khi có hiện tượng xuống cấp hoặc hư hỏng,
tránh gây thiê ̣t ha ̣i cho người khác . Ngay từ lúc b ắt đầu tiến hành thi công , xây dựng
nhà cửa , công trình xây dựng , chủ sở hữu cần phải tính toán , xem xét kỹ lưỡng các
thông số , khảo sá t hiê ̣n tra ̣ng của các khu nhà liề n kề có kế t cấ u như thế nào
gạch chịu lự c hay kế t cấ u móng nhà có đô ̣ sâu ra sao để có đường lố i xây dựng
công trình xây dựng phù hợp , cân đố i mà không ảnh hưởng đế n những nhà

13

, tường
nhà ở,
liề n kề ,


những công trình xây dựng xung quanh . Tránh trường hợp chủ quan, không tuân thủ
quy đinh
̣ về an toàn , quy chuẩ n trong xây dựng . Không những vâ ̣y , khi phát hiê ̣n nhà

cửa, công trình xây dựng đang sử dụng, khai thác tính năn g có nguy cơ gây ra thiệt hại
thì phải kịp thời kiểm tra , báo cáo với cơ quan chức năng và có những biện pháp khắc
phục, hạn chế thiệt hại xảy ra.
1.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây
dựng gây ra
Đối với trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra, có một số
câu hỏi pháp lý được đặt ra là: (1) Xác định thiệt hại như thế nào ? (2) Những đố i tươ ̣ng
nào chịu sự tác động của nhà ở, công trin
̀ h xây dựng khi nó gây th iê ̣t ha ̣i?... Các câu hỏi
này chỉ có thể có câu trả lời một phần khi tìm hiểu kỹ về các đặc điểm pháp lý của chế
định trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra.
Trách nhiệm BTTH do nhà cửa , công trin
̀ h xây dựng gây ra cũng là mô ̣t loa ̣

i

trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung , nên ngoài những đă ̣c điể m vố n có của
trách nhiệm BTTH, bản thân nó cũng mang một số đặc điể m riêng biê ̣t, cụ thể:
Thứ nhấ t, đặc điểm về đố i tươ ̣ng bi ̣xâm pha ̣m
Nế u như trách nhiê ̣m BTTH ngoài hợp đồng nói chung c ó đối tượng bị xâm
phạm là tài sản, sức khỏe , tính mạng, danh dự, nhân phẩ m, uy tín , thì đối tượng bị xâm
phạm của trách nhiệm BTTH do nhà cửa , công trin
̀ h xây dựng gây ra mang pha ̣m vi
hẹp hơn, chỉ gồm tài sản, sức khỏe và tính mạng của người bị thiệt hại. Bởi le,̃ danh dự,
nhân phẩ m và uy tiń là những pha ̣m trù thuô ̣c về giá tri ̣nhân thân cơ bản , gắ n liề n với
mỗi cá nhân, tổ chức cu ̣ thể , là một quyền tuyệt đố i đươ ̣c pháp luâ ̣t tôn tro ̣ng và bảo vê .̣
Các giá trị nhân thân trên bị xâm phạm thường thông qua những hành vi cụ thể của con
người dưới da ̣ng hành đô ̣ng nhấ t đinh
̣ nào đó . Còn thiệt hại do nhà cửa , công trin
̀ h xây


14


dựng gây ra là thiê ̣t ha ̣i mà bản thân tài sản đó gây ra tổ n thấ t , hâ ̣u quả cho người khác .
Không gắ n liề n với hành vi hành đô ̣ng của con nguời nên đố i tươ ̣ng bi ̣ xâm pha ̣m của
nó chỉ bao gồm thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tin
́ h ma ̣ng.
Thứ hai, đặc điểm về phạm vi tác động của nhà ở, công trin
̀ h xây dựng
Hoạt động xây dựng những công trình cao tầng, những ngôi nhà chọc trời còn
được gọi là “thành phố theo chiều đứng” trở nên phổ biế n . Do bản thân công trình xây
dựng chịu ảnh hưởng từ những phản ứng b ởi kế t cấ u của nó hay bi ̣tác đô ̣ng bởi các
yế u tố tự nhiên như đô ̣ng đấ t , bão, gió,…gây ra những thiê ̣t ha ̣i cho các công trin
̀ h nhà
ở, công trình xây dựng liề n kề . Đó đề u là những vâ ̣t vô tri vô giác , không di chuyể n
hay xê dich
̣ đươ ̣c. Hơn nữa, phạm vi tác động của nó là những ngôi nhà , công trin
̀ h xây
dựng liề n kề . Có thể thấy, sức ảnh hưởng của chúng là rất đa dạng và vô kể . Phần lớn
nhà đều xây dựng sát nhau, vì vậy sự cố về xây dựng như làm lún, nứt nhà hàng xóm,
công trình kế cận xảy ra là chuyện thường gặp. Sự cân bằng hiện có của ngôi nhà bị
phá vỡ, cộng thêm tác động từ lực bên ngoài có thể xảy ra hiện tượng như nén đất, biến
dạng cấu trúc, hạ mức nước ngầm dẫn đến nghiêng , thấ m, dô ̣t, sụt lún, sâ ̣p đổ nhà ở,
công trình xây dựng đó và những công trình xây dựng liền kề,…Tạo tâm lý hoang
mang, lo lắ ng cho người dân và cũng chính là nguyên nhân n ảy sinh ra việc tranh chấp,
khiếu kiện.
Thứ ba, đặc điểm về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Theo nguyên tắ c chung , người nào có lỗi để cho nhà cửa , công trin
̀ h xây dựng

gây thiê ̣t ha ̣i thì người đó phải chiụ trách nhiê ̣m bồ i thường

. Điề u 605, BLDS năm

2015 quy đinh
̣ :“Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà
cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây
dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác” [30]. Như vâ ̣y, chủ sở hữu là chủ thể được
liê ̣t kê trước tiên phải chịu trách nhiệm bồ i thường khi nhà cửa , công trin
̀ h xây dựng

15


gây thiê ̣t ha ̣i . Tuy nhiên, điề u luâ ̣t này mới chỉ dừng la ̣i ở cách liê ̣t kê các chủ thể chiụ
trách nhiệm bồi thường nên không tránh được thiếu sót . Ở đây, chúng ta có thể chia ra
hai trường hơ ̣p . 1) Đối với trường hơ ̣p nhà cửa, công trình xây dựng đã đươ ̣c đưa vào
sử du ̣ng, khai thác tính năng thì chủ sở hữu , người chiếm hữu, người được chủ sở hữu
nhà cửa, công triǹ h xây dựng giao quản lý, sử dụng phải chịu trách nhiệm BTTH. 2)
Trường hơ ̣p nhà cửa , công trình xây dựng đang trong quá trì nh thi công , hoàn thiện ,
ngoài chủ sở hữu công triǹ h nhà cửa, công trin
̀ h xây dựng đó phải chiụ trách nhiê ̣m còn
mô ̣t số chủ thể khác chưa đươ ̣c pháp luâ ̣t quy đinh
̣ và điề u chỉnh như bên thi công , bên
thiế t kế công trình , người giám sát thi công , ban quản lý dự án hay cơ quan nhà nước
có thẩm quyền có lỗi trong lộ trình xem xét , đánh giá , phê chuẩ n , cấ p phép , kiể m đinh
̣
chất lượng thi công nhà cửa, công trình xây dựng.
1.2. Những nội dung pháp lý chủ yếu của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nhà
cửa, công trình xây dựng gây ra

1.2.1. Điều kiện của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây
dựng gây ra
Trên cơ sở khoa ho ̣c pháp lý và kinh nghiê ̣m từ thực tiễn áp du ̣ng pháp luâ ̣t để
xét xử các vụ án, khi xác đinh
̣ trách nhiê ̣m BTTH do nhà cửa, công trin
̀ h xây dựng gây
ra đề u phải căn cứ vào những điề u k iê ̣n phát sinh trách nhiê ̣m đó . Theo nguyên tắc,
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây: 6
1) Có hành vi vi phạm; 2) có thiệt hại xảy ra; 3) có mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi vi phạm và thiệt hại; 4) có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại. Đây
được xem là những điều kiện chung nhất để xác định một người phải chịu trách nhiệm
BTTH khi gây ra thiệt hại cho người khác.
Tuy nhiên, trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra chỉ phát
sinh khi và chỉ khi có 3 điều kiện, đó là: 1) Có thiệt hại xảy ra; 2) Có mối quan hệ nhân
quả giữa sự tác động của nhà cửa, công trình xây dựng đối với thiệt hại xảy ra; 3) Có

16


lỗi. Các yếu tố hay điều kiện xác định trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây
dựng gây ra là những nội dung chủ yếu của chế định pháp luật này được trình bày dưới
đây.
1.2.1.1. Điều kiện về thiệt hại
Thiệt hại là yếu tố tiên quyết để nhận định xem đó có phải là quan hệ pháp luật
về BTTH hay không. Xác định thiệt hại là một trong những yếu tố quan trọng trong
quá trình giải quyết, xác định chủ thể chịu trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình
xây dựng gây ra. Thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra là những thiệt hại về
tài sản, sức khỏe, tính mạng của người bị thiệt hại. Hơn nữa, đó là những thiệt hại đụng
chạm trực tiếp hay gián tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người bị
thiệt hại. Đó là những thiệt hại thực tế, tồn tại, được xác định và thừa nhận một cách

khách quan. Dựa vào thiệt hại cụ thể đó, các nhà áp dụng pháp luật xác định được mức
bồi thường. Làm sao để cân xứng với tổn thất mà người bị thiệt hại phải chịu đựng.
Đồng thời, ấn định mức BTTH cho người gây thiệt hại phù hợp, khách quan.
1.2.1.2. Điều kiều về mối quan hệ nhân quả giữa sự tác động của nhà cửa, công trình
xây dựng đối với thiệt hại xảy ra
Theo triết học, nguyên nhân và kết quả là một trong số những cặp phạm trù của
phép biện chứng duy vật chủ nghĩa Mác-Lênin phản ánh mối liên hệ hình thành giữa
các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Thật vậy, mọi sự vật luôn vận động
và phát triển. Trong quá trình đó, nguyên nhân luôn là cái có trước để hình thành một
kết quả nhất định và kết quả là cái có sau. Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản
thân sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết
hay không biết, thì các sự vật, hiện tượng vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất
yếu gây nên những biến đổi nhất định. Có thể, nhà cửa, công trình xây dựng có sự ảnh
hưởng, tác động với các yếu tố bên ngoài hay chính bản thân nội tại tài sản tự tác động,
tự diễn biến gây ra thiệt hại cho những người xung quanh và cho chủ sở hữu nhà cửa,
công trình xây dựng như sự chênh lệch hoặc bị xáo trô ̣n về địa tầng và sự khác nhau rõ

17


rệt giữa tải trọng tác dụng lên mỗi công trình làm cho nhà cửa, công trình bị sụp lún, đỗ
sập, nghiêng,…Đó là nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan dẫn đến thiệt hại cho
những người xung quanh. Đặc biệt là những nhà cửa, công trình xây dựng liền kề.
Cho nên, để xác định trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra
cần quan tâm đến mối quan hệ nhân quả giữa sự tác động của nhà cửa, công trình xây
dựng đối với thiệt hại xảy ra trên thực tế. Sự tác động đó có phải là nguyên nhân gây ra
thiệt hại hay không? Đây là điều kiện để xác định thiệt hại xảy ra do nhà cửa, công
trình xây dựng gây ra, làm cơ sở để xác định chủ thể chịu trách nhiệm BTTH. Tuy
nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa tác động của nhà cửa, công trình xây
dựng và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn và phức tạp. Do vậy, cơ

quan có thẩm quyền giải quyết cần phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện
liên quan một cách cẩn trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới rút ra được kết luận
chính xác về nguyên nhân gây ra thiệt hại và xác định đúng trách nhiệm BTTH cũng
như mức bồi thường đúng đắn.
1.2.1.3. Điều kiện về lỗi
Từ trước đến nay, yếu tố lỗi luôn là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu,
nhiều luật gia quan tâm, tìm hiểu và đưa ra những nhận định ở các góc độ khác nhau.
Có nhiều quan điểm về lỗi trong pháp luật dân sự. Theo đó, lỗi được hiểu là yếu tố chủ
quan, phản ánh thái độ tâm lý của con người. Nếu pháp luật hình sự coi yếu tố lỗi là
dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm, xác định tội danh thì trong pháp luật dân sự
lỗi là một trong số những điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Có quan điểm cho rằng: Đối với BTTH ngoài hợp đồng do tài sản gây ra nói
chung hay BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra nói riêng không xem xét đến
yếu tố lỗi. Bởi lỗi là yếu tố phản ánh trạng thái, thái độ tâm lý của một chủ thể cụ thể
tồn tại trong thế giới khách quan. Rõ ràng nhà cửa, công trình xây dựng là những tài
sản nên việc xác định lỗi đối với tài sản khi chúng gây ra thiệt hại cho con người và tài
sản khác là điều hoàn toàn không phù hợp. Tuy nhiên, có quan điểm khác lại giải thích

18


×