Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp giúp học sinh tham gia bảo vệ môi trường thông qua chương trình Khoa học lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 16 trang )

 1

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Một vài biện pháp giúp học sinh tham gia bảo vệ môi trường thông qua
chương trình Khoa học lớp 5.
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Môi trường là vấn đề rất gần gũi với cuộc sống con người. Môi trường
cung cấp cho con người thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi vui chơi giải
trí,...Môi trường còn cung cấp các tài nguyên thiên nhiên dùng trong sản xuất và
đời sống. Nhưng môi trường là nơi tiếp nhận trực tiếp những chất thải trong sinh
hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người. Có nhiều
lí do khiến môi trường bị ô nhiễm và tàn phá nặng nề , nhưng xét cho cùng nguyên
nhân cơ bản chính là do yếu tố con người. Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ăn ở, nhu
cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp, người dân phải tìm mọi biện pháp để
tăng năng suất cây trồng... Mặt khác công nghệ khoa học kĩ thuật càng ngày càng
phát triển, bên cạnh mặt tích cực cũng còn nhiều hạn chế liên quan đến tác động
xấu đối với môi trường. Chính vì vậy Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách mang
tính toàn cầu. Các tổ chức quốc tế đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo để tìm cách giải
quyết vấn đề này. Tuy nhiên một trong những giải pháp có hiệu quả lâu dài và quan
trọng để Bảo vệ môi trường là giáo dục môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc
biệt là học sinh – người chủ tương lai của đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục môi trường trong thập kỉ phát
triển bền vững. Bộ chính trị và BCHTW đã nhấn mạnh: Cần phải đưa vấn đề bảo
vệ môi trường vào trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Chính vì vậy mà Bộ Giáo dục&Đào tạo biên soạn một chương trình xuyên
suốt từ bậc học Tiểu học cho đến bậc Đại học thông qua môn học Tự nhiên –Xã
hội. Với hệ thống kiến thức được mở rộng và nâng cao giúp cho HS nhận thức
được rằng: Bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cuộc
sống của con người hôm nay và mai sau.
So với môn học khác, môn Khoa học có nhiều tìm năng giáo dục môi
trường. Tuy nhiên, trên thực tế giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua


môn Khoa học có hiệu quả chưa cao. Vì vậy việc tìm kiếm những biện pháp để
khai thác nội dung giáo dục môi trường và giúp học sinh tham gia bảo vệ môi
trường thông qua môn Khoa học nhằm hình thành cho học sinh tri thức về môi
trường, xây dựng ở học sinh thái độ, hành vi cư xử đúng với môi trường là vấn đề
cần thiết.
Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp
giúp học sinh tham gia bảo vệ môi trường thông qua môn Khoa học lớp 5”
chương trình giáo dục hiện hành.


 2

III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Chúng ta đã biết: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta,
những gì có trên Trái đất hoặc những gì tác động lên Trái đất này, trong đó có
những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn vong, phát triển của sự sống.
Con người khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, phát
triển kinh tế như khai thác dầu mỏ, than đá để phục vụ công nghiệp và đời sống.
Con người dùng sức nước để chạy máy phát điện, dùng ánh nắng mặt trời để cung
cấp năng lượng trong sản xuất và sinh hoạt. Hiện nay nhiều nguồn tài nguyên thiên
nhiên đang dần bị cạn kiệt, rừng nguyên sinh bị tàn phá, con người đang đứng
trước nguy cơ thiếu nước, thiếu năng lượng... Nói cách khác: mỗi hoạt động của
con người đều có tác động đến môi trường dù là tốt hay xấu.
Đối với HS, mỗi việc làm của các em trong cuộc sống hàng ngày ít nhiều
cũng liên quan đến môi trường . Chính vì vậy việc giáo dục cho học sinh ý thức
được trước mỗi việc làm của mình không hề đơn giản. Lứa tuổi học sinh Tiểu học
là lứa tuổi rất hiếu động.Vì thế việc lựa chọn những phương pháp vừa giúp HS
nắm được nội dung bài học, vừa thể hiện việc làm, hành vi chuẩn mực đối với cuộc
sống xung quanh là việc làm thường xuyên qua mỗi giờ học trên lớp.
Vì vậy giáo dục môi trường có ý nghĩa quan trọng trong nhà trường Tiểu học.

Những hiểu biết về môi trường, bảo vệ môi trường của học sinh sẽ để lại dấu ấn
sâu sắc trong cuộc sống sau này. Ở lứa tuổi này trẻ thường hiếu động nếu không
được giáo dục sẽ rất dễ dẫn tới những hành động phá hoại môi trường. Vì vậy giáo
dục cho các em những tri thức, những hành vi, thái độ cư xử đúng với môi
trường và biết tham gia bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết đồng thời có ý
nghĩa chiến lược lâu dài.
IV. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
- Để đáp ứng được yêu cầu cần thiết trong việc giáo dục môi trường và bảo
vệ môi trường cho học sinh cũng như việc nâng cao chất lượng của môn học này,
ngoài việc cung cấp kiến thức, nội dung, kĩ năng sống thì ở mỗi bài học, chúng ta
còn phải biết chọn lọc, tích hợp, lồng ghép những nội dung giáo dục môi trường
cho các em, để sau mỗi bài học các em có thể định hướng được việc làm của mình.
Có như vậy việc giáo dục môi trường mới đem lại hiệu quả. Chính vì thế mà việc
nghiên cứu mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp dạy học của môn học này tôi luôn
chú trọng, đặc biệt là về nội dung giáo dục môi trường cho học sinh tôi luôn hướng
tới.
Mục tiêu: Bước đầu trang bị kiến thức về các thành phần trong môi trường,
và quan hệ giữa chúng, quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường, ô
nhiễm và suy thoái môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường. xung quanh.
Hình thành các kĩ năng học tập như điều tra, quan sát thực tế, các kĩ năng
môi trường như: vệ sinh nhà của, trường lớp, xử lí rác thải.


 3

Giáo dục cho học sinh còn yêu quý thiên nhiên, yêu quý gia đình, trường
học, quê hương, đất nước, có ý thức giữ vệ sinh thân thể và vệ sinh môi trường
xung quanh, từ đó có những hành vi hòa hợp thân thiện với môi trường.
Nội dung: Những kiến thức về môi trường và các yếu tố của môi trường: các
yếu tố của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, điều kiện sinh thái của môi

trường, quan hệ giữa các yếu tố của môi trường với đời sống con người. Những tác
động của môi trường đến sinh vật và con người. Những tác động của con người và
của động thực vật đến môi trường.
Phương pháp: Phương pháp điều tra giúp học sinh tìm hiểu được thực trạng
môi trường địa phương vừa phát triển kĩ năng điều tra thực trạng. Phương pháp
thảo luận giúp học sinh có thể huy động trí tuệ của tập thể để tìm hiểu những vấn
đề môi trường mà mình khám phá được, để từ đó cùng nhau đưa ra những việc làm
cụ thể nhằm bảo vệ môi trường. Phương pháp đóng vai giúp học sinh thể hiện
hành động phản ánh một giá trị môi trường nào đó và củng cố tri thức về giáo dục
môi trường. Phương pháp quan sát hình thành kiến thức và chuyển biến hành vi
của học sinh...
Hình thức tổ chức: Chú trọng tổ chức giáo dục môi trường trong và ngoài
lớp. Đối với các bài học có nội dung giáo dục môi trường trùng hợp phần lớn hoặc
trùng hợp hoàn toàn với nội dung bài dạy thì việc tổ chức dạy học ngoài lớp sẽ
mang lại hiệu quả cao hơn. Giáo viên cũng có thể tổ chức các hoạt động thực hành
ngoại khóa ngoài lớp theo các nội dung bài học có liên quan đến giáo dục môi
trường đã được học. Tổ chức dạy học trong lớp đối với các bài học mà điều kiện đi
lại khó khăn thì việc dạy học các nội dung giáo dục môi trường được tiến hành
trong lớp qua các dữ liệu nội dung bài học, tranh ảnh sẽ giúp học sinh cảm nhận
hình dung được nội dung cần thiết truyền đạt.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 5 gồm 4 chương: CON NGƯỜI
VÀ SỨC KHỎE, VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG, THỰC VẬT VÀ ĐỘNG
VẬT, MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. Ở từng chương, đều có
nội dung liên quan đến giáo dục môi trường, nhưng phần lớn tập trung vào chương
cuối, chương kết thúc của môn Khoa học lớp 5, đồng thời cũng kết thúc chương
trình Khoa học ở Tiểu học.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo
dục nhằm giúp các em có được sự hiểu biết về môi trường, kĩ năng sống và làm
việc trong một môi trường sạch đẹp. Giáo dục bảo vệ môi trường là giúp các em

định hình nhân cách, biết yêu thiên nhiên, thân thiện với môi trường ngay từ lúc
còn nhỏ và có được các kiến thức, sự hiểu biết, thói quen... để từ đó có những hành
động hướng đến mục tiêu tiết kiệm nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi rất hiếu động.Vì thế việc lựa chọn
những phương pháp vừa giúp HS nắm được nội dung bài học, vừa thể hiện việc
làm, hành vi chuẩn mực đối với cuộc sống xung quanh là việc làm thường xuyên


 4

nhưng phải có định hướng cụ thể, phù hợp với mục đích yêu cầu trong mỗi bài học,
có như vậy mới mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, việc làm đầu tiên của tôi là phân loại bài học
theo nội dung chương trình để nghiên cứu xây dựng kế hoạch bài giảng sao cho
phù hợp. Đối với những bài học mà nội dung giáo dục môi trường không trùng
hợp với nội dung bài học thì việc dạy học được tổ chức trong lớp là chủ yếu. Với
loại bài học này phần lớn tôi luôn tổ chức cho các em tự trao đổi để tìm hiểu, khám
phá nội dung kiến thức của bài học bằng nhiều phương pháp, trong đó phương
pháp thảo luận nhóm là chính. Các em không những thảo luận những câu hỏi có
trong Sách giáo khoa mà còn thảo luận những vấn đề mà GV đặt ra.Vì đây là
phương pháp dạy học tích cực, học sinh được bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của
mình và lắng nghe ý kiến của người khác về các vấn đề môi trường có liên quan
đến nội dung bài học, có thái độ hành vi đúng với môi trường.
Ví dụ: Khi dạy bài “Phòng bệnh sốt rét” (Sách Khoa học lớp 5 trang 26.)
ngoài việc học sinh thảo luận nhóm để tìm hiểu tác nhân gây ra bệnh sốt rét, tác hại
của bệnh sốt rét và cách phòng bệnh sốt rét, giáo viên còn đưa ra cho các em một
vài câu hỏi liên quan đến môi trường như sau để các em thảo luận nhóm:
- Hãy nêu cảm giác của em khi nhìn thấy một lu nước để lâu ngày có nhiều bọ
gậy sinh sống?
Em hãy tưởng tượng điều gì xảy ra khi lu nước đó không được kì cọ sạch và

vẫn còn rất nhiều bọ gậy trong đó?
- Bọ gậy có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hay không? Bằng cách nào?
Cuối cùng, giáo viên kết luận: Bọ gậy sản sinh ra muỗi, trong đó có muỗi anô-phen. Đó là con vật trung gian truyền bệnh sốt rét từ người bệnh sang người
lành. Chúng ta cần phải diệt muỗi, diệt bọ gậy. Từ đó HS sẽ có ý thức ngay là
không để ao tù nước đọng xung quanh nhà cửa, trường học nơi các em sinh sống
và học tập để giữ gìn sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh.
Ngoài ra, đối với loại bài này, ngoài phương pháp thảo luận nhóm, GV còn sử
dụng nhiều phương pháp dạy học khác kết hợp với nhau để học sinh dễ dàng chiếm
lĩnh kiến thức nhanh chóng và có thái độ hành vi đúng với môi trường. Một trong
những phương pháp hết sức cần thiết đó là phương pháp quan sát. Quan sát tranh
ảnh và thực tế môi trường xung quanh dưới sự hướng dẫn của GV, HS sẽ lĩnh hội
những tri thức cần thiết về môi trường. Khi hướng dẫn quan sát cần xác định mục
tiêu quan sát, lựa chọn đối tượng quan sát, tổ chức hướng dẫn học sinh quan sát,
trình bày kết quả.
Ví dụ: Khi dạy bài : Sử dụng năng lượng chất đốt ( Sách Khoa học lớp 5 trang
88) GV có thể lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên qua việc giáo dục học sinh biết được việc làm nào đúng, việc làm nào sai
trong việc sử dụng các loại chất đốt của con người trong sinh hoạt và cuộc sống
hàng ngày bằng cách cho HS quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa hay những
hình ảnh mà GV sưu tầm được trình chiếu trên màn hình powerpoint, nêu ý kiến


 5

việc làm nào đúng, việc làm nào sai. Sau khi tổ chức quan sát, HS có nhận thức và
hành vi đúng đắn, chắc chắn các em sẽ hiểu ra rằng: chặt cây bừa bãi để lấy củi đốt
than sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường. Than đá, dầu mỏ, khí tự
nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Hiện nay, các nguồn
năng lượng này có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người. Con người
đang tìm cách khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời, nước chảy... Từ đó các em

sẽ hiểu được nội dung từng tranh ảnh và biết được những vịêc làm đúng sai của
con người.
Sau đây là một số hình ảnh HS quan sát để nhận thức việc làm đúng sai:


 6

Bên cạnh những việc làm trên, trong mỗi tiết học, GV luôn tổ chức cho HS
chơi trò chơi. Đối với HS Tiểu học, sử dụng các trò chơi trong môn Khoa học và
giáo dục bảo vệ môi trường có ý nghĩa quan trọng. Trò chơi gây hứng thú học tập
cho HS giúp các em lĩnh hội kiến thức về khoa học và môi trường nhẹ nhàng, tự
nhiên, hiệu quả. Tùy nội dung từng bài, GV có thể tổ chức trò chơi cho phù hợp.
GV cũng có thể tổ chức trò chơi đóng vai để giáo dục bảo vệ môi trường. Trò chơi


 7

đóng vai giúp HS thể hiện nhận thức, thái độ của mình trong các tình huống cụ thể
và thể hiện cách ứng xử phù hợp với tình huống.
Ví dụ: Khi dạy bài: Sự sinh sản và nuôi con của chim (Sách Khoa học lớp 5
trang 118) có thể cho các em đóng vai tình huống sau: có một nhóm HS trông
thấy một tổ chim ở trên bụi cây trên đường đi học về, các em chạy đến và tranh
nhau lấy cho bằng được tổ chim vì trong tổ có những con chim non rất dễ
thương đang chờ chim bố và mẹ tha mồi về. Một HS khác trông thấy và HS này
xử lí như thế nào?
Khi chơi đóng vai, các em thể hiện nhận thức, hành vi, thái độ của mình qua
vai chơi. Từ đó, GV có thể điều chỉnh, bổ sung cho HS về nhận thức, hành vi
không săn bắt các loài chim vì nó là sinh vật quý hiểm trong hệ sinh thái, cần được
bảo vệ, gìn giữ.
Ngoài ra, khi kết thúc một chương, hay một số bài tôi còn tổ chức cho các em

chơi giải ô chữ. Việc giải ô chữ giúp các em vừa ôn lại kiến thức đã được học,
đồng thời một lần nữa các em sẽ nhận thức lại được hành vi, thái độ việc làm của
mình trong việc bảo vệ môi trường thông qua mỗi câu hỏi có trong ô chữ. Việc làm
này tạo nên sự hứng thú vui tươi, tiết học trở nên sôi nổi nhưng cũng rất nhẹ nhàng
mà lại đạt hiệu quả cao.
Riêng đối với bài học có nội dung bảo vệ môi trường trùng hợp với nội dung
bài học, ngoài việc tổ chức hình thức dạy học trong lớp, GV còn tổ chức báo cáo
ngoại khóa cho các em, bởi vì báo cáo ngoại khóa cũng là một hoạt động dạy học
ngoài giờ lên lớp nhưng không được qui định bởi chương trình nội khóa. Nội dung
báo cáo ngoại khóa liên quan với nội dung học tập trong chương trình, phù hợp với
hoàn cảnh địa phương và đặc điểm của HS tham gia hoạt động. Trong giáo dục bảo
vệ môi trường cho HS Tiểu học, báo cáo ngoại khóa là con đường có hiệu quả để
cập nhật đầy đủ các kiến thức về môi trường cho HS. Thông qua tổ chức báo cáo
ngoại khóa ( thực chất đối với HS Tiểu học chỉ trình bày ngắn gọn và sát thực
những vấn đề quan tâm) HS được mở rộng các kiến thức về thực trạng môi trường
của địa phương, của đất nước.
Một số chủ đề báo cáo ngoại khóa về giáo dục môi trường ở Tiểu học mà tôi
quan tâm đó là: Tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên nước, động vật
hoang dã, thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương , dân số- môi trường- chất
lượng sống,... Bởi vì những nội dung này các em đã được học trong chương : Môi
trường và tài nguyên thiên nhiên – chương cuối của môn Khoa học lớp năm.
Qui trình tổ chức được tôi tiến hành như sau:
- Bước 1: Xác định nội dung báo cáo phù hợp với đối tượng HS, phù hợp với nội
dung đã học, tránh việc xác định nội dung vượt cao hơn các mục tiêu nội dung các
bài học mà HS đã được học.
- Bước 2: Chuẩn bị nội dung báo cáo, nội dung phải phong phú, thiết thực, gần gũi
với HS, bởi vì khi trình bày sẽ được các em quan tâm, chia xẻ.


 8


- Bước 3: Xác định phương tiện, điều kiện báo cáo: Nội dung có sẵn trong sách
giáo khoa tôi chọn lọc, hoặc sưu tầm tài liệu kết hợp với máy chiếu để trình chiếu
một số hình ảnh liên quan đến phần trình bày. HS Tiểu học rất thích xem những
hình ảnh, những vấn đề mà GV đã trình chiếu. Hơn nữa, sự đa dạng, phong phú,
màu sắc đẹp sẽ thu hút các em hơn, giúp các em chăm chú lắng nghe và thảo luận
vấn đề sôi nổi.
- Bước 4: Tiến hành báo cáo : Thời gian để tiến hành báo cáo chỉ bằng thời gian
một tiết học trên lớp bởi vì đối với HS Tiểu học không nên báo cáo quá dài tránh
gây mệt mỏi mà chủ yếu là vừa báo cáo vừa cho các em quan sát những hình ảnh
trên máy chiếu nhiều hơn, có như vậy các em mới có thêm phần thích thú.
- Bước 5: Tổng kết và đánh giá hiệu quả báo cáo, làm thế nào để các em có thể kể
lại được cho các bạn khác cùng nghe.
Sau đây tôi xin trình bày một nội dung mà tôi đã thực hiện được trong báo
cáo ngoại khóa, và qua tiết học này tôi nhận thấy rằng HS rất yêu thích, tự hào và
có nhiều ước mơ góp phần vào việc bảo vệ cảnh quang ngày một tươi đẹp trên quê
hương mình.
Nội dung báo cáo: Giới thiệu khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh.
1.Về vị trí địa lí: Khu du lịch Phú Ninh là điểm du lịch hấp dẫn, cách thành
phố Tam Kì 7 km về phía tây. ( Đối với HS lớp tôi có một thuận lợi là Hồ Phú Ninh
nằm cách xã không xa, và có nhiều em đã từng tham quan cảnh đẹp này).
2. Về cảnh đẹp thiên nhiên,tầm quan trọng và giá trị kinh tế: Đây là hồ nước
nhân tạo, với diện tích tổng thể 23,4 ha, diện tích mặt hồ 3,43 ha cùng 30 đảo nhỏ
xinh đẹp bao quanh lòng hồ là những núi non, suối thơ mộng.Những rừng phi lao,
bạch đàn, thông tươi tốt và bất tận. Có hệ thống động thực vật vô cùng phong phú,
đa dạng, có cảnh quang thiên nhiên đẹp mắt, không khí trong lành giúp du khách
thảnh thơi.
Công trình hồ Phú Ninh được hình thành vào năm 1986, đáp ứng nhu cầu
tưới tiêu, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, hạn chế lũ lụt hằng năm ở thị
xã Tam Kì và một số địa phương lân cận.Ngoài ra, nguồn thủy năng của nhà máy

thủy điện Phú Ninh đạt hàng năm khoảng 1,5 triệu kwh đến 3 triệu kwh. Mỗi năm
còn thu hoạch hơn hàng chục nghìn tấn cá các loại. Đặc biệt tại đây, hồ còn có mỏ
nước khoáng tự nhiên với nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng tốt cho sức khỏe
con người.
Đến với Phú Ninh vào những ngày nắng du khách sẽ thấy lòng dịu lại bởi
màu xanh mượt của xóm làng. Phú Ninh đẹp và ấn tượng nhất là khu du lịch cách
cổng chính vào hồ khoảng 5 km là khu nhà nghỉ tiện nghi, nhà hàng ăn uống, giải
khát, đội thuyền du lịch sinh thái và thuyền đạp phục vụ du khách những điểm câu
cá tuyệt vời.
Khu du lịch Phú Ninh hôm nay không chỉ là một kì tích lao động của người
dân Quảng Nam – Đà Nẵng xưa và nó còn lại với bảo tồn hàng trăm loài dược
liệu quý giá cùng nhiều loài thú quí hiếm như khỉ mặt đỏ, gấu, sơn dương,...


 9

Một số hình ảnh về hồ Phú Ninh.

BÌNH YÊN MẶT HỒ
MẶT HỒ KHI MẶT NƯƠC
THẤP VÀO MÙA KHÔ

RỪNG PHONG HỘ PHÚ NINH

MỘT GÓC HỒ

CẢNH ĐẬP TRÀN

BÌNH MINH TRÊN HỒ


Sau khi báo cáo xong tôi cho HS thực hiện nội dung trên phiếu học tập mà tôi
đã chuẩn bị sẵn để HS tự đánh giá lại phần nhận thức của mình. Những câu hỏi
trong phiếu bài tập thường là những câu hỏi trắc nghiệm, ngắn gọn giúp HS dễ
thực hiện nhưng lại mang tính giáo dục cao.


 10 

Từ những việc làm trên đem lại cho các em sự hiểu biết rất nhiều. Không những
các em được nghe, được xem tranh ảnh mà còn muốn được tận mắt nhìn thấy cảnh
đẹp của Hồ. Các em càng thấy tự hào hơn về mảnh đất, con người mà mình đang
sống.
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Việc lồng ghép giáo dục cho HS ý thức và tham gia bảo vệ môi trường bằng
nhiều hình thức dạy học khác nhau đã làm thay đổi nhận thức của các em rất
nhiều. Các em biết tự giác và ý thức hơn trong mọi việc làm của mình. Đến với
trường Tiểu học Kim Đồng hôm nay chúng ta sẽ thấy một ngôi trường xanh, sạch,
đep. Sự gương mẫu của HS lớp 5 đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng
trường lớp nề nếp, khang trang. Không những thế, các em còn tham gia công tác vệ
sinh đường làng một cách tích cực, Cùng với gia đình các em biết chăm lo sức
khỏe bản thân, cộng đồng, biết bảo vệ động vật quí hiếm, biết chăm sóc cây trồng,
biết gìn giữ danh lam thắng cảnh, biết yêu quí con người và thân thiện với môi
trường hơn. Không những thế , chất lượng của môn học này đạt kết quả rất cao so
với môn học khác. Qua kiểm tra thực tế của nhà trường cũng như việc kiểm tra
đánh giá định kì của môn học, tỉ lệ học sinh đạt điểm 9, 10 đến 80 – 90%, hầu như
không có em nào đạt điểm trung bình. Điều đó chứng tỏ rằng thái độ học tập, ý
thức hành vi của các em được đánh giá đúng mức.
VII. KẾT LUẬN:
Từ thực tế giảng dạy phân môn Khoa học trên lớp, thông qua môn học này
làm thế nào để giúp HS có ý thức và biết tự giác tham gia bảo vệ môi trường, bản

thân tôi rút ra một số kết luận sau:
1- Đối với GV :
- Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình của môn học, hệ thống theo từng
chương,từng bài để tìm biện pháp thích hợp nhất đưa vào bài học nội dung giáo
dục môi trường cho các em.
- Tổ chức giảng dạy một cách hệ thống, chặt chẽ, tiết dạy nhẹ nhàng, sinh
động nhưng mang tính chất giáo dục cao.
- Tìm tòi những tư liệu, tranh ảnh những vấn đề liên quan đến môi trường để
đưa vào bài giảng sinh động, góp phần làm tăng sự hiểu biết của các em.
- Thường xuyên nhắc nhở HS trong từng việc làm ở mọi nơi mọi lúc.
2- Đối với HS:
- Kích thích sự tập trung hứng thú trong giờ học, có tinh thần tự giác, có ý
thức tổ chức kỉ luật, có nhận thức đúng đắn trong việc làm của mình, đặc biệt có ý
thức nhắc nhở nhau trong việc làm sạch vệ sinh môi trường.
- Ban cán sự lớp phải thực sự gương mẫu, đi đầu trong mọi việc theo sự
phân công của GV và nhà trường.


 11 

Điều tất nhiên là GV phải miệt mài, tận tình, gần gũi HS trong học tập cũng như
trong sinh hoạt vui chơi để phát hiện kịp thời và uốn nắn hành vi sai trái cho các
em.
VIII. ĐỀ NGHỊ
Trên đây là một số biện pháp giúp HS có ý thức và biết tham gia bảo vệ môi
trường thông qua môn Khoa học lớp 5-chương trình Tiểu học hiện hành mà bản
thân tôi đã áp dụng từ đầu năm học đến nay chắc chắn còn nhiều hạn chế. Đề nghị
ban lãnh đạo, quý thầy cô nhiệt tình ủng hộ và đóng góp thêm để bản thân tôi kết
hợp tốt hơn nữa trong việc giáo dục HS bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường ngày
càng trong sạch. Đây cũng là một vấn đề xã hội đang quan tâm. Hơn nữa để góp

phần nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của các em sau này.

1.
2.
3.
4.
5.

I X. TÀI LIỆU THAM KHẢO
SGK và SGV môn Khoa học lớp 5-Bộ GD và ĐT (Chương trình Tiểu học
mới).
Dạy và học ngày nay-Tạp chí của Trung ương Hội khuyến học Việt Nam.
Đổi mới việc dạy môn TN & XH ở Tiểu học-Bộ GD & ĐT.
Giáo trình Khoa học môi trường-Tác giả Nguyễn Khoa Lân.
Tạp chí giáo dục ( Tạp chí lí luận- khoa hoc giáo dục – Bộ GD&ĐT).


 12 

X. MỤC LỤC
1- Tên đề tài .................................................. Trang 1.
2- Đặt vấn đề ............................................... Trang 1.
3- Cơ sở thực tiễn .......................................... Trang 2.
4- Cơ sở lý luận ........................................... Trang 2, 3.
5- Nội dung nghiên cứu ................................. Trang 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
6- Kết quả nghiên cứu .................................. Trang 9.
7- Kết luận ..................................................... Trang 9, 10.
8- Đề nghị ..................................................... Trang 10.
9- Tài liệu tham khảo ......................................Trang 11.
10- Mục lục ..................................................... Trang 12.



 13 

PHIẾU NHẬN XÉT
Tên đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HS THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC LỚP NĂM.
Người thục hiện :
NGUYỄN THỊ BA
Đơn vị
: Trường Tiểu học Kim Đồng
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG NCKH CƠ SỞ:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
Xếp loại:…………….
Tam Thái, ngày……tháng……năm 2012


 14 

Chủ tịch HĐNCKH cơ sở
(ký tên)

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG NCKH PHÒNG GIÁO DỤC
HUYỆN PHÚ NINH:
…………………………………………….……………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
Xếp loại:……………
Phú Ninh, ngày…….tháng…….năm 2012
Chủ tịch HĐNCKH
(Ký tên)


 15 

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG NCKH SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
Xếp loại:………….
Tam Kỳ, ngày…….tháng……..năm 2012
Chủ tịch HĐNCKH
(Ký tên)


 16 



×