Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tổ chức không gian kiến trúc khu tái định cư cho đồng bào các dân tộc vùng lòng hồ thủy điện bản chát tỉnh lai châu (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.48 KB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
__________________________

VŨ MINH ĐỨC

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHU TÁI ĐỊNH
CƯ CHO ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC VÙNG LÒNG HỒ
THỦY ĐIỆN BẢN CHÁT TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

VŨ MINH ĐỨC
KHÓA: 2015-2017

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHU TÁI ĐỊNH CƯ
CHO ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC VÙNG LÒNG HỒ THỦY
ĐIỆN BẢN CHÁT TỈNH LAI CHÂU



Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LƯƠNG BÁ CHẤN

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới PGS.TS.Lương Bá Chấn
người thầy trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo, dạy dỗ tác
giả trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin trân trọng cảm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Minh Đức


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học

độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Minh Đức


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mụclục
Danh mục các chữ viết tắt
Danhmục các bảng, biểu, sơ đồ
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
PHẦN MỞ ĐẦU


Lý do chọn đề tài: ..................................................................................................... 1



Mục đích nghiên cứu:............................................................................................... 3



Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................................... 3




Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 3



Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: .............................................................. 4



Cấu trúc luận văn: .................................................................................................... 4

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CÁC KHU TÁI ĐỊNH CƯ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC VÙNG LÒNG HỒ
THỦY ĐIỆN BẢN CHÁT TỈNH LAI CHÂU ........................................................
1.1. Tổng quan về TĐC ....................................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm về tái định cư .......................................................................................... 6
1.1.2.Các loại hình khu tái định cư................................................................................. 7
1.1.3. Các hình thức di dân tái đinh cư để xây dựng thủy điện .................................. 7
1.2. Vị trí địa lý , điều kiện tự nhiên, khí hậu, dân cư tỉnh Lai Châu ............................. 8
1.2.1. Vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên, khí hậu tỉnh Lai Châu............................................. 8
1.2.2. Đặc điểm dân cư tỉnh Lai Châu ............................................................................. 11
1.3. Tiền năng, tình hình xây dựng thủy điện tỉnh Lai Châu ........................................ 16
1.3.1. Tình hình xây dựng thủy điện của tỉnh Lai Châu .................................................. 16


1.3.2. Tiềm năng xây dựng thủy điện tỉnh Lai Châu ....................................................... 18
1.4. Thực trạng các khu tái định cư cho đồng bào các dân tộc vùng lòng hồ thủy điện
Bản Chát - tỉnh Lai Châu ................................................................................................. 20
1.4.1. Vị trí vùng ảnh hưởng lòng hồ nhà máy thủy điện Bản Chát ................................ 20
1.4.2. Thực trạng các địa điểm di dân tái định cư ............................................................ 21

1.4.3. Thực trạng khu tái định cư Nậm Sáng, xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai
Châu ................................................................................................................................ 27
1.5. Những hiệu quả đạt được và những tồn tại trong việc tổ chức không gian

kiến trúc khu TĐC Nậm Sáng, xã Phúc Than, huyệnThan Uyên ...................... 30

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC KHU TÁI CƯ ĐỊNH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC VÙNG
LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN BẢN CHÁT, TỈNH LAI CHÂU
2.1. Cơ sở pháp lý............................................................................................................... 36
2.1.1. Quyết định của nhà nước về xây dựng nhà máy thủy điện Bản Chát tỉnh Lai Châu
.......................................................................................................................................... 36
2.1.2. Hệ thống luật và các tiêu chuẩn quy phạm về xây dựng các điểm dân cư khu nhà ở
của nhà nước ................................................................................................................... 36
2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian khu TĐC tập trung cho

đồng bào dân tộc vùng lòng hồ thủy điện Bản Chát tỉnh Lai Châu ................... 37
2.2.1.Sự phát triển kinh tế các làng bản các dân tộc tỉnh Lai Châu ......................... 37
2.2.2.Sự phát triển cơ sở hạ tầng các làng bản các dân tộc tỉnh Lai Châu .............. 39
2.2.3. Sự quan tâm của đảng và nhà nước đối với các làng bản các dân tộc tỉnh Lai

Châu đặc biệt là các khu TĐC ......................................................................................... 41
2.2.4. Đặc điểm về quy hoạch, kiến trúc làng bản các dân tộc tỉnh Lai Châu ........ 43
2.2.5. Lý thuyết về xây dựng nông thôn mới .............................................................. 47
2.3.Đặc điểm bản làng của người dân tộc vùng lòng hồ thủy điện Bản Chát,

tỉnh Lai Châu ................................................................................................................... 49


2.3.1. Đặc điểm dân cư của người dân tộc vùng lòng hồ thủy điện Bản Chát, tỉnh Lai

Châu ................................................................................................................................. 49
2.3.2. Đặc điểm bản làng dân tộc Thái vùng lòng hồ thủy điện BảnChát .............. 50
2.4. Kinh nghiệm thực tế xây dụng không gian kiến trúc các khu tái định cư vùng
lòng hồ thủy điện trong nước ........................................................................................... 58

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
KHUTÁI ĐỊNH CƯ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC VÙNG LÒNG HỒ
THỦY ĐIỆN BẢN CHÁT TỈNH LAI CHÂU.
3.1. Luận cứ về tổ chức không gian khu TĐC cho đồng bào dân tộc vùng lòng

hồ thủy điện Bản Chát – tỉnh Lai Châu..................................................................... 70
3.1.1. Quan điểm thiết kế tổ chức không gian khu TĐC cho đồng bào dân tộc

vùng lòng hồ thủy điện Bản Chát – Lai Châu ........................................................... 70
3.1.2. Những nguyên tắc cơ bản về tổ chức không gian khu TĐC cho đồng bào
dân tộc vùng lòng hồ thủy điện Bản Chát – Lai Châu ..........................................70
3.2. Tiêu chí xây dựng khutái định cưcho đồng bào dân tộc vùng lòng hồ thủy

điện Bản Chát – Lai Châu ............................................................................................ 73
3.2.1. Tiêu chí về lựa chọn địa điểm ............................................................................ 73
3.2.2. Tiêuchívềquyhoạch ............................................................................................. 74
3.2.3. Tiêu chí về kiến trúc ............................................................................................... 75
3.2.4. Tiêu chí về vật liệu ................................................................................................. 77
3.2.5. Tiêu chí về giaothông, hạ tầng kỹ thuật ............................................................ 78
3.3. Các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc khu TĐC vung lòng hồ thủy điện
Bản Chát tỉnh Lai Châu.................................................................................................... 79
3.3.1. Quy mô và thành phần các công trình cần bố trí trong khu TĐC.......................... 79
3.3.2. Phân khu chức năng khu TĐC............................................................................... 81
3.3.3. Tổ chức không gian kiến trúc nhà TĐC cho đồng bào dân tộc Thái..................... 82
3.3.4. Các giải pháp về các công trình hạ tầng, giao thông khu TĐC ............................. 89



3.3.5. Thiết kế minh họa khu TĐC Nậm Sáng, xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh
Lai Châu ........................................................................................................................... 91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận .............................................................................................................................. 98
Kiến nghị ............................................................................................................................ 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữviếttắt

Tênđầyđủ

TĐC

Táiđịnhcư

KTS

Kiếntrúcsư

NXB

Nhàxuấtbản


XH

Xãhội

GTVT

Giaothôngvậntải

TKNL

Tiếtkiệmnănglượng

ĐHKK

Điềuhòakhôngkhí

BTCT

Bêtôngcốtthép


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Sốhiệuhình

Tênhình

Trang

Hình 1.1


Nhà máy thủy điện Bản Chát, tỉnh Lai Châu

20

Hình 1.2

Đường vào khu tái định cư Nậm Khao,

22

CôngtrìnhnướctạixãMường Kim, huyện Than
Uyêntuycònmớinhưngkhôngthểsửdụng
Hình 1.3

HiệntrạngbảnGiathuộcxã Ta Gia, huyện Than Uyên, tỉnh

22

Lai Châu
Hình 1.4

BảnKhá,xãTàMung, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

23

Hình 1.5

Điểmbảntáiđịnhcư ở xãKhoen On, huyện Than Uyên

25


Hình 1.6

CụmtáiđịnhcưThânThuộc ,huyệnTânUyên, Lai Châu

25

Hình 1.7

NhàdânBảnChít 1, xãPhúc Than, huyện Than Uyên

26

Hình 1.8

Hiệntrạngkhutiếpgiápđất TĐC NậmSáng , huyện Than

28

Uyên, tỉnh Lai Châu
Hình 1.9

Tổngthểkhu TĐC NậmSáng 1+2 , huyện Than Uyên, tỉnh

29

Lai Châu
Hình 1.10

Ảnhhiệntrạngkhutrườngmầm non vànhàvănhóaNậmSáng,


29

huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu
Hình 1.11

Vịtríchỗ ở cũvàchỗ ở mớikhu TĐC NậmSáng, huyện Than

30

Uyên, tỉnh Lai Châu
Hình 1.12

Bìnhđồhiệntrạng 1/500 khuđất TĐC NậmSáng, huyện Than

32

Uyên, tỉnh Lai Châu.
Hình 1.13

Ảnhhiệntrạngkhu TĐC NậmSáng, huyện Than Uyên, tỉnh

33


Lai Châu
Hình 1.14

Mặtbằngmặtđứngnhàdânkhu TĐC NậmSáng, huyện Than


34

Uyên, tỉnh Lai Châu.
Hình 1.15

Ảnhhiệntrạngkhu TĐC NậmSáng, huyện Than Uyên, tỉnh

35

Lai Châu.
Hình 2.1

MộtgócbảncủaNgườiThái, Lai Châu

43

Hình 2.2

NgôinhàdântộcHàNhì, nhàdântộcTày, Lai Châu

45

Hình 2.3

Kiếntrúctruyềnthốngnhà ở dântộcThái – tỉnh Lai Châu

52

Hình 2.4


VậtliệuxâydựngnhàsànngườidântộcThái – tỉnh Lai Châu

54

Hình 2.5

KhaucútnhàsànngườidântộcThái – tỉnh Lai Châu

55

Hình 2.6

Nhà ở truyềnthốngdântộcTháiTrắng Lai Châu

56

Hình 2.7

Nhà ở truyềnthốngdântộcTháiĐen, tỉnh Lai Châu

57

Hình 2.8

Khutáiđịnhcưtạitiểukhu Pa Hía,

62

thịtrấnnôngtrườnghuyệnMộcChâu (tỉnhSơn La)
Hình 2.9


KhutáiđịnhcưMường Lay – Lai ChâuthủyđiệnSơn La

63

Hình 2.10

KhutáiđịnhcưcủathuỷđiệnSơn La tạixãTânLập, MộcChâu,

64

Sơn La
Hình 2.11

KhutáiđịnhcưbảnMườngMô, huyệnNậmNhùn, tỉnh Lai

67

Châu.
Hình 2.12

KhutáiđịnhcưxãMườngTè

68

Hình 3.1

Giảiphápquyhoạchđất ở phíatrước, đấtvườnphíasau

82


Hình 3.2

Giảiphápquyhoạchđất ở bêncạnhđấtvườn.

83


Hình 3.3

Giảipháptổchứckhuônviênlôđấtcóvườnsau.

84

Hình 3.4

Giảipháptổchứckhuônviênlôđấtcóvườnbên.

85

Hình 3.5

Giảipháptổchứckhuônviênlôđấtcókếthợpdịchvụ.

85

Hình 3.6

Giải pháp vật liệu vật liệu mái, cột bê tông giả gỗ, cửa gỗ


88

Tường xây gạch, sàn nhà, che nắng hiên.
Hình 3.7

Mặtcắtđườnggiaothôngchínhcủakhu

89

Hình 3.8

Cấutạorãnhthoátnước 600x800mm.

90

Hình 3.9

Tổngmặtbằngcáckhuchứcnăng

93

Hình 3.10

Thiếtkế minh họa

94

Hình 3.11

Thiếtkế minh họa


95

Hình 3.12

Ý tưởngthiếtkếnhàsinhhoạtcộngđồng

96

Hình 3.13

Mặtbằngnhàsinhhoạtcộngđồng.

96

Hình 3.14

Phốicảnhnhàsinhhoạtcộngđồng

97

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sốhiệus
ơđồ,
đồthị

Tênsơđồ, đồthị

Tra
ng


Sơđồ

Bốtrínhà ở theođịahình

72

Sơđồ

CácthànhphầnchứcnăngtrongkhuônviênhộgiađìnhdântộcTháiTrắ

80

3.2

ngvùnglònghồthủyđiệnBảnChát, tỉnh Lai Châu

3.1


Sơđồ

Mốiliênhệcáckhônggianchứcnăngtrongnhà TĐC

3.3

ngườidântộcTháiTrắng

Sơđồ


Sơđồhệthốngcấpnướctựchảy

3.4

86

90


1

PHẦN MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài:
Trong những năm vừa qua, nhiều nhà máy thủy điện đã được xây dựng ở Việt
Nam, đóng góp to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Công trình nhà máy thủy điện Bản Chát nằm trên sông Nậm Mu thuộc địa
phận huyện Than Uyên và Tân Uyên của tỉnh Lai Châu. Nhà máy thủy điện Bản
Chát cung cấp điện lên lưới điện Quốc gia với tổng công suất là 220MW
(2x110MW), sản lượng điện trung bình hàng năm là 769,7 triệu kWh (chưa kể sản
lượng điện tăng thêm cho thủy điện Sơn La và Thủy điện Hòa Bình là 388,4 triệu
kWh). Diện tích chiếm đất: 8.231 ha bao gồm diện tích đất thu hồi và vùng ngập

lòng hồ. Dung tích hồ chứa: 2,1 tỷ m3, trong đó dung tích hữu ích là 1,7 tỷ m3). Đập
dâng thủy điện Bản Chát có chiều cao 132m (một trong các đập cao nhất tại Việt
Nam)
Việc di chuyển tái định cư trong các dự án thủy điện rất khác với các dự án giải
phóng mặt bằng ở miền xuôi, bởi con người di dời sẽ kéo theo cả bản sắc văn hóa,
tạo nhiều biến động đến đời sống của người dân di dời và cộng đồng vùng chịu ảnh
hưởng. Đòi hỏi có những quan tâm chính sách đặc biệt nhằm giảm thiểu tác động.
Nhiều vùng trong lòng hồ, người dân phải di dời và tái định cư trên những địa bàn

mới, thiếu đất canh tác, thiếu nguồn nước để sản xuất và sinh hoạt. Việc di dời, tái
định cư trong các công trình thủy điện sẽ dẫn đến những thay đổi lớn về tập quán
canh tác, nguồn sinh kế và lối sống. Việc di chuyển, tái định cư trong các dự án
thủy điện cũng rất khác với các dự án giải phóng mặt bằng ở miền xuôi, đòi hỏi có
những quan tâm chính sách đặc biệt nhằm giảm thiểu tác động.
Theo Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Bản Chát đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng số dân tái định cư là 2.664 hộ với
15.017 khẩu. Tổng số khu, điểm tái định cư tập trung nông thôn của dự án là 10


2

khu, 44 điểm; đảm bảo bố trí 2.277hộ với 12.712 khẩu phải di chuyển trên địa bàn
huyện Than Uyên và huyện Tân Uyên và tái định cư tự nguyện 387 hộ với 2.305
khẩu. Điều kiện kinh tế của hầu hết các đồng bào dân tộc sinh sống tại đây còn
tương đối khó khan, không đủ khả năng tự xây dựng lại nhà ở mới cho mình nên
nhà nước phải đứng ra xây dựng lại đồng loạt các khu tái định cư tập trung để sớm
di dân nhằm ổn định cuộc sống và đảm cho nhà máy hoạt động.
Tái định cư nhằm ổn định cuộc sống cho đồng bào bị ảnh hưởng của công
trình thủy điện là một việc hết sức phức tạp nhưng vô cùng cần thiết và được chuẩn
bị kĩ càng. Hiện nay công trình nhà máy thủy điện Bản Chát đã và đang được đưa
và hoạt động và dần hoàn thiện các hạng mục phụ trợ tuy vậy việc di dân tái định
cư diễn ra còn nhiều bất cập. Người dân nơi đây chủ yếu là đồng bào các dân tộc
thiểu số như người Thái, người Mông, người Dao … Nhưng một số địa bàn đã tổ
chức tái định cư do không được chuẩn bị thấu đáo trước lúc đón dân, việc quy
hoạch làng bản và kiến trúc nhà ở không phù hợp với tập quán sinh hoạt và sản xuất
của đồng bào dân tộc nơi đây. Người dân phải di dời và tái định cư trên những địa
bàn mới, thiếu đất canh tác, thiếu nguồn nước để sản xuất và sinh hoạt. Việc di dời,
tái định cư trong công trình thủy điện sẽ dẫn đến những thay đổi lớn về tập quán
canh tác, nguồn sinh kế và lối sống. Điều này đã dẫn đến việc đồng bào nơi đây đã

quay trở về nơi ở cũ hoặc bỏ hẳn đi nơi khác kiếm sống, phát sinh nhiều vấn đề tiêu
cực trong xã hội. Vì vậyviệc di chuyển, tái định cư trong các dự án thủy điện đòi hỏi
có những quan tâm chính sách đặc biệt nhằm giảm thiểu tác động.
Để khắc phục hạn chế trên, việc xây dựng bản làng tái định cư cần phải được
nghiên cứu kỹ, bởi vì việc di dân tái định cư là một công việc phức tạp ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống kinh tế vốn đã rất khó khă của đồng bào dân tộc nới đây.
Ngoài ra còn có tác động tiêu cực đến phong tục tập quán lâu đời, đến đời sống văn
hóa trước mắt cũng như lâu dài của bà con dân tộc nơi đây. Bởi vậy, cần phải có
những giải pháp cụ thể định hướng cho vấn đề thiết kế quy hoạch và kiến trúc các


3

điểm tái định cư nhằm giải quyết đồng bộ về sản xuất, về đời sống vật chất và tinh
thần của người dân nơi đây với mục tiêu ổn định lâu dài và có điều kiện tăng trưởng
kinh tế của dân bản khi di dời đến nơi ở mới. Chính vì vậy luận văn chọn đề tài “Tổ
chức không gian kiến trúc bản tái định cư tập trung cho đồng bào các dân tộc khu
vực lòng hồ thủy điện Bản Chát – tỉnh Lai Châu” để nghiên cứu nhằm nâng cang
hiệu quả .
Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng chất lượng thiết kế và xây dựng chất lượng quy hoạch,
kiến trúc về tổ chức không gian sống tại các khu tái định cư thuộc lòng hồ nhà máy
thủy điện Bản Chát.
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tổ chức không gian kiến trúc nhằm
nâng cao chất lượng sống tại các khu tái định cư thuộc lòng hồ nhà máy thủy điện
Bản Chát.
 Đối tượng vàphạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Các điểm tái định cư đã và đang xây dựng.
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: nghiên cứu khu tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Bản
Chát, trong đó tập trung nghiên cứu một số giải tổ chức không gian kiến trúc để
nâng cao chất lượng sống tại khu tái định cư Nậm Sáng – Huyện Than Uyên thuộc
một trong 9 khu tái định cư phục vụ cho công trình thủy điện Bản Chát – tỉnh Lai
Châu.
+ Phạm vi thời gian: nghiên cứu đến năm 2030.


4

 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin, điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng:
+ Thu thập các kết quả nghiên cứu, mẫu thiết kế, điều tra, khảo sát hiện trạng
và các tài liệu có liên quan tới khu tái định cư vùng lòng hồ thủy điện áp dụng cho
thủy điện Bản Chát
+ Thu thập các tài liệu lý thuyết, sách báo đã xuất bản về tái định cư cho lòng
hồ thủy điện.
- Phương pháp tổng hợp:
+ Phân tích đánh giá các đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng.
+ Tổng hợp, hệ thống hóa các thông tin, dữ liệu.
+ Phân tích và tổng hợp các thông tin, dữ liệu có liên quan để đề xuất các giải
pháp chuyên môn.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học:Về mặt học thuật, chưa có đề tài nào nghiên cứu tổ chức
không gian kiến trúc các khu tái định cư cho đồng bào dân tộc tại khu vực lòng hồ
thủy điện Bản Chát tỉnh Lai Châu, do đó luận văn này sẽ cung cấp cơ sở cho các
nhà chuyên môn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có khả năng xây dựng một
số định hướng cho những mô hình tổ chức không gian kiến trúc các khu nhà ở tái
định cư cho đồng bào dân tộc các vùng lòng hồ thủy điện cả nước nói chung và

thủy điện Bản Chát nói riêng.
 Cấu trúc luận văn:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: gồm 3 chương:


5

+ Chương 1: Tổng quan về tổ chức không gian kiến trúc các khu tái định cư
cho đồng bào dân tộc vùng lòng hồ thủy điện Bản Chát tỉnh Lai Châu.
+ Chương 2: Cơ sở khoa cho việc tổ chức không gian kiến trúc các khu tái
định cư cho đồng bào dân tộc vùng lòng hồ thủy điện Bản Chát tỉnh Lai Châu.
+ Chương 3: Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc khu tái định cư
cho đồng bào dân tộc vùng lòng hồ thủy điện Bản Chát tỉnh Lai Châu (lấy điểm tái
định cư – Nậm Sáng - huyện Than Uyên làm ví dụ nghiên Cứu).
- Kết luận và kiến nghị
- Danh mục tài liệu tham khảo


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



100

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tổ chức không gian kiến trúc cho khu tái định cư là một công việc hết sức phức tạp,
khác với xây dựng mới các khu ở thông thường. Đối tượng cư dân bị chuyển đến
nơi ở mới nằm ngoài ý muốn của họ, tâm lý di dân rất phức tạp. Việc chuyển cư từ
nơi ở cũ đến nơi ở mới là một bước chuyển quan trọng liên quan trực tiếp đến đời
sống và sản xuất của đồng bào.
Việc thiết kế không gian kiến trúc khu tái định cư phải xem xét trong mối tương
quan rất nhiều mặt về xã hội, kinh tế, dân số, tổ chức lao động, những đặc điểm về
cư trú, đời sống cộng đồng dân tộc. Những tính chất đặc thù của thiên nhiên, địa
hình, địa chất thủy văn khu vực tái định cư cũng là điều hết sức lưu ý.
Bằng một số điều tra thực địa những địa điểm tái định cư đã được thực hiện và thu
thập thông tin từ những dự án chuẩn bị đầu tư tại khu tái định cư Nậm Sáng phục
vụ công trình thủy điện Bản Chát, luận văn đã phân tích những hiệu quả đạt được
và những hạn chế thiếu sót còn tồn tại của việc tổ chức không gian kiến trúc cho
khu tái định cư này.
Từ đánh giá tổng quan khu vực tái định cư, căn cứ vào những cơ sở khoa học cho tổ
chức không gian kiến trúc khu tái định cư, nhận diện những tiềm năng của khu tái
định cư và những khả năng về tổ chức không gian kiến trúc nhằm nâng cao chất
lượng ở cho khu tái định cư, kết hợp với những yêu cầu có tính nguyên tắc, luận
văn đã đề xuất một số giải pháp quy hoạch, kiến trúc nhằm khắc phục những hạn
chế thiếu sót, xây dựng mô hình không gian kiến trúc nâng cao chất lượng sống cho
người dân, ổn định sản xuất. Những giải pháp này tạo điều kiện cho việc thiết kế
hiệu chỉnh các làng bản tái định cư được hiện đại, đa dạng phong phú, tạo môi
trường không gian ở phù hợp với lối sống của người dân và góp phần định hướng
cho đồng bào dân tộc lối sống mới theo khoa học. Những giải pháp được đề xuất là:



101

- Bố trí lại đất ở và đất vườn phù hợp với tập quán canh tác của người dân,
san nền ít nhất và giảm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Bố trí khuôn viên lô đất với đầy đủ các thành phần chức năng như: nhà ở,
vệ sinh, chuồng trại, sân, vườn, hàng rào. Tùy theo vị trí từng khu đất, nhà ở được
bố trí có hướng thuận lợi nhất.
- Kiến trúc nhà ở được hiệu chỉnh để nâng cao chất lượng ở cho người dân.
Cụ thể là: không gian sử dụng được tổ chức lại cho phù hợp với tập quán sinh hoạt
người dân; bếp được tách ra khỏi các không gian sinh hoạt khác để đảm bảo vệ
sinh; phần tầng trệt của nhà sàn được nâng cao và xây bao che một phần để tạo
thành kho để các dụng cụ sản xuất hoặc để xe; đóng trần tận dụng phần không gian
áp mái để chứa thóc giống và các vật dụng sinh hoạt và thay đổi một số chi tiết kiến
trúc khác.
- Hoàn thiện hệ thống thoát nước sinh hoạt cho khu dân cư. Xây kè chống
xói lở đất giữa các cos san nền, giữ ổn định cho công trình.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, địa bàn lựa chọn để nghiên cứu tại thực địa
còn hạn hẹp, vì vậy những giải pháp mà luận án đề xuất còn nhiều khía cạnh cần bổ
sung, trong đó những kết quả phản hồi từ thực tiễn xây dựng tái định cư cho công
trình thủy điện Bản Chát và các công trình thủy điện khác sẽ là những đóng góp
sinh động và có giá trị nhất.
2. Kiến nghị
Kinh nghiệm từ việc di dân tái định cư các công trình thủy điện ở nước ta
cho thấy: thời gian triển khai dự án tái định cư chậm hoặc kéo dài, khi tổ chức thực
hiện thì có một số khó khăn do các nguyên nhân như: tình trạng di dân tự do, việc
giao đất, chiếm đất tùy tiện hoặc do các hộ tái định cư thấy không phù hợp nên đã
bỏ đi nơi khác. Các vấn đề nêu trên cần được chú trọng quan tâm và có chính sách
quản lý chặt chẽ để đảm bảo khả năng tổ chức tái định cư trong quá trình thực hiện.



102

Nhà nước cần có chính sách gần lợi ích và trách nhiệm người dân tái định cư
trong quá trình xây dựng khu tái định cư. Sự tham gia của người dân vào việc xây
dựng và thực hiện chương trình tái định cư rất quan trọng. Điều này hoàn toàn phù
hợp với chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Sự tham gia của người dân
làm cho chương trình tái định cư mang tính hiện thực và khả thi cao hơn, có tác
dụng rất lớn tới độ bền và sự phát triển của các khu dân cư sau này.
Đối việc xây dựng nhà ở tái định cư cho những vùng địa hình đồi núi, chỉ
nên sử dụng nhà sàn để kinh tế hơn, giảm khối lượng san nền mặt bằng và có thể sử
dụng được gầm sàn, thuận tiện cho người sử dụng.
Để việc thực hiện tái định cư được thuận lợi và tránh những sai sót lệch lạc
trong khi triển khai, cần phải có những kết quả điều tra xã hội học cụ thể về tất cả
mọi mặt liên quan đến đời sống người dân tái định cư, để những giải pháp đặt ra
phải thực sự giúp cho người dân có cuộc sống ổn định và tốt hơn ở nơi ở mới. Qua
đó, rút kinh nghiệm để áp dụng cho các khu tái định cư khác ./.


103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Thế Bá (2009), Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, Nhà xuất bản
xây dựng.
2. Bộ xây dựng, Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020, tháng
1/2000.
3. Ma Ngọc Dung (2004), Nhà sàn truyền thống của người Tày ở Đông Bắc Việt
Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội.
4. Trần Xuân Đỉnh, Thiết kế nhà ở, Nhà xuất bản xây dựng.
5. Mỵ Duy Hà (2015), Tổ chức không gian nhà ở nông thôn mới theo xu hướng bền

vững, luận văn thạc sĩ Kiến trúc, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
6. Thái Minh Hải Hà (2010), Bảo tồn bản truyền thống của dân tộc Thái khu vực
miền núi tỉnh Điện Biên phục vụ mục đích du lịch văn hóa, luận văn thạc sĩ Kiến
trúc, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Thùy Linh (2006), Một số giải pháp tổ chức không gian kiến trúc
nhằm nâng cao chất lượng ở tại khu di dân tái định cư công trình thủy lợi – thủy
điện Quảng Trị, luận văn thạc sĩ Kiến trúc, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
8. Vũ Thái Lộc (1987), Mối quan hệ giữa kích thước cơ bản trong ngôi nhà sàn
dân tộc Thái với các bộ phận cơ thể của ông chủ nhà, Tạp chí kiến trúc số 4 -1987.
9. Đặng Thái Oanh (2004), Cầu thang nhà sàn người Thái ở Điện Biên, Nhà xuất
bản khoa học xã hội Hà Nội.
10. Nguyễn Sĩ Quế (2009), Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
11. Ngô Huy Quỳnh (1998), Lịch sử kiến trúc cổ Việt Nam, Nhà xuất bản văn hóa
thông tin.


12. Nguyễn Đức Thiềm (2007), Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở, Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật.
13. Nguyễn Hồng Thụ (2014), Kế thừa và phát huy tính hiệu quả trong việc khai
thác cách ứng xử cân bằng và bền vững của kiến trúc với điều kiện tự nhiên, bài
giảng cao học kiến trúc, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
14. Nguyễn Khắc Tụng (1994), Nhà ở cổ truyền dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản
xây dựng.
15. Nguyễn Khắc Tụng (1994), Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam (với sự hợp
tác của Hội khoa học lịch sử Việt Nam), Trung tâm nghiên cứu kiến trúc, Đại học
Kiến trúc Hà Nội.
16. Tuyển tập kiến trúc nhà ở nông thôn Việt Nam (2015), Hội kiến trúc sư Việt
Nam.
Cổng thông tin điện tử

[17] />[18] />[19] />[20] />[21] />[22] />[23] />uy%C3%AAn++lai+ch%C3%A2u+vi%E1%BB%87t+nam/@21.8835798,103.68


71735,52146m/data=!3m1!1e3
[24] />[25] />[26] />[27] />[28] />[29] />%E1%BB%99ngNewsactivities/Tint%E1%BB%A9cs%E1%BB%B1ki%E1%BB
%87nNews/tabid/63/Page/3/Default.aspx
[30] />[31] />C0


×