BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
ĐOÀN THỊ THU HỒNG
KHÓA 2014 – 2016
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
CHO CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Kiến Trúc
Mã số
: 60.58.01.02
LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
KTS.TS. TRẦN THANH BÌNH
Hà Nội – 2016
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
GD-ĐT
Giáo dục – đào tạo
UBND
Ủy ban nhân dân
CĐ
Cộng đồng
GDCĐ
Giáo dục cộng đồng
PTCĐ
Phát triển cộng đồng
GDCQ
Giáo dục chính quy
GDKCQ
Giáo dục không chính quy
GDPCQ
Giáo dục phi chính quy
TTHTCĐ
Trung tâm học tập cộng đồng
GDTX
Giáo dục thường xuyên
TTGDTX
Trung tâm giáo dục thường xuyên
TTNN-TH
Trung tâm ngoại ngữ - tin học
TTĐTTX
Trung tâm đào tạo thường xuyên
ĐH
Đại học
CĐ
Cao đẳng
THCN
Trung học chuyên nghiệp
BTVH
Bổ túc văn hóa
HTSĐ
Học tập suốt đời
XHHT
Xã hội học tập
KTS
CSVC
Kiến trúc sư
Cơ sở vật chất
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình
Tên hình
Hình 1.1
Hệ thống tổ chức cơ sở giáo dục thường xuyên
Hình 1.2
Chức năng của Trung tâm học tập cộng đồng
Hình 1.3
Mô hình Trung tâm học tập cộng đồng
Hình 1.4
Mô hình Trung tâm học tập cộng đồng trên thế giới
Hình 1.5
Xu hướng mở
Hình 1.6
Một số không gian trường học và TTHTCĐ hòa nhập với thiên
nhiên
Hình 1.7
Trường Handmade – Mati - Bangdladesh
Hình 1.8
Trường Esperanza Ecuado
Hình 1.9
Trường Haiti Partners Academy
Hình 1.10
Trường học xanh Bamboo school Bali - Indonesia
Hình 1.11
Trường học xanh Bamboo school Bali - Indonesia
Hình 1.12
Trường học lắp ghép ở Maesot, Tak – Thái Lan
Hình 1.13
Trường học xanh Mianma - Philippin
Hình 1.14
Các điểm trường vùng núi
Hình 1.15
Công trình sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường
Hình 1.16
Hình ảnh nhà Cộng đồng mang tính địa phương
Hình 1.17
Công trình có cấu trúc không gian tổng thể theo lớp
Hình 1.18
Nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh
Hình 1.19
Công trình được lấy ý tưởng thiết kế từ chính ngôi làng
Hình 1.20
Hình ảnh nông thôn làng quê Việt Nam với rừng cau thẳng
đứng
Hình 1.21
Nhà cộng đồng cho dân tộc Dao Đỏ
Hình 1.22
Công trình sử dụng vật liệu có tính thân thiện với môi trường
Hình 1.23
Sơ đồ phân tích năng lượng của công trình
Hình 2.1
Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên
Hình 2.2
Các lớp tiểu học, mầm non tại các điểm trường
Hình 2.3
Các lớp ghép
Hình 2.4
Các lớp bổ túc văn hóa, xóa mù chữ
Hình 2.5
Các lớp tuyên truyền, phổ biến kiến thức
Hình 2.6
Giao lưu văn hóa, sinh hoạt cộng đồng
Hình 2.7
Sơ đồ công nghệ, phân khu chức năng
Hình 2.8
Cơ cấu chức năng Trung tâm học tập cộng đồng
Hình 2.9
Kết cấu mái bằng ngói âm dương
Hình 2.10
Kết cấu mái có tầng không khí lưu thông
Hình 2.11
Lớp ghép, lớp học theo nhóm
Hình 2.12
Các lớp học phổ biến kiến thức
Hình 2.13
Không gian thư viện trong TTHTCĐ
Hình 2.14
Sân tập trung giao lưu văn hoá cộng đồng
Hình 3.1
Cơ cấu chức năng Trung tâm học tập cộng đồng
Hình 3.2
Tổ chức phân khu chức năng dạng tập chung
Hình 3.3
Tổ chức phân khu chức năng dạng phân tán
Hình 3.4
Cơ cấu chức năng và dây truyền hoạt động của TTHTCĐ
Hình 3.5
Giải pháp nan che nắng và tạo bóng
Hình 3.6
Các dạng che nắng nằm ngang cố định
Hình 3.7
Một số công trình sử dụng tre là nguyên liệu XD chính
Hình 3.8
Thu nước mưa theo phương pháp dân gian
Hình 3.9
Thu nước mưa theo phương pháp dân gian
Hình 3.10
Bản đồ vị trí huyện Định Hoá
Hình 3.11
Bản đồ hành chính huyện Định Hoá
Hình 3.12
Mạng lưới TTHTCĐ lại các xã của huyện Định Hoá
Hình 3.13
Hướng tiếp cận công trình
Hình 3.14
Kết hợp sử dụng tối đa điều kiện tự nhiên
Hình 3.15
Thông gió tự nhiên cho công trình
Hình 3.16
Không gian xanh trong công trình
Hình 3.17
Các giải pháp giảm thiểu bức xạ mặt trời
Hình 3.18
Giải pháp thông gió tự nhiên, tiết kiệm năng lượng
Hình 3.19
Mặt bằng tổng thể tầng 1 phương án đề xuất
Hình 3.20
Mặt bằng tổng thể tầng 2 phương án đề xuất
Hình 3.21
Không gian tổ chức lễ hội và TDTT
Hình 3.22
Không gian giao lưu văn hóa sinh hoạt cộng đồng
Hình 3.23
Mặt bằng tổng thể phương án đề xuất
Hình 3.24
Phối cảnh tổng thể phương án đề xuất
Bảng 1.1
Tình hình phát triển của TTHTCĐ cả nước qua một số năm học
Biểu đồ 1.1
Tình hình phát triển của TTHTCĐ cả nước qua một số năm học
1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trung tâm học tập cộng đồng được khẳng định tại Điều 46 (thuộc
mục 5 - Giáo dục thường xuyên) Luật Giáo dục 2005. “Trung tâm học tập
cộng đồng là cơ sở giáo dục thường xuyên, được tổ chức tại xã, phường, thị
trấn” như các bậc học khác tuy nhiên trong thực tiễn các cấp học đều có
trường học tương ứng nhưng Trung tâm học tập cộng đồng chưa được xác
định rõ ràng về mô hình và cấu trúc chức năng.
Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng
tại xã, phường, thị trấn do Bộ GD-ĐT ban hành ngày 14/3/2014, Trung tâm
học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục
quốc dân do UBND cấp xã quản lý trực tiếp và chịu sự chỉ đạo về chuyên
môn, nghiệp vụ của phòng GD-ĐT. Một trong những nhiệm vụ của trung
tâm là điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng, xây dựng nội dung và hình
thức học tập phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhóm người dân...Trung
tâm học tập cộng đồng là tổ chức giáo dục được đưa đến tận những người
dân, đặc biệt là những lao động không có điều kiện tới trường chính quy và
những người nghèo, những người trong các nhóm yếu thế rất ít có cơ hội
học tập. Có thể khẳng định ngay từ đầu rằng, không có các Trung tâm học
tập cộng đồng (và những thiết chế giáo dục thường xuyên) cắm sâu trên địa
bàn xã, phường và thị trấn, bắt rễ vào từng thôn, ấp, bản, làng, …. thì
không thể nói đến việc thực hiện khẩu hiệu “ai cũng học tập”, và không thể
xây dựng thành công xã hội học tập. Nguyên tổng Giám đốc UNESCO khu
vực, ông Victor Ordonez, đánh giá như sau: “Trung tâm học tập cộng đồng
có thể coi là phát minh quan trọng nhất mà bấy lâu nay thế giới đang tìm
kiếm”. Chính vì vậy, UNESCO đang nỗ lực biên soạn nhiều tài liệu tập
huấn nhằm giúp cho các nhà lãnh đạo ở địa phương nâng cao nhận thức về
vai trò, vị trí của Trung tâm học tập cộng đồng, giúp cho họ có năng lực
quản lý và điều hành các Trung tâm.
Ở nước ta trong thời gian qua, mạng lưới trung tâm học tập cộng
đồng đã tiếp tục phát triển mạnh và rộng khắp trong cả nước, giúp cho hàng
chục triệu lượt người được học tập tại các trung tâm với hàng trăm chuyên
đề khác nhau về tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội,... cải
thiện chất lượng cuộc sống của người dân tại các địa phương và đóng góp
vai trò tích cực trong việc xây dựng môi trường học tập từ cơ sở. Tuy
nhiên, trên thực tế loại hình công trình này chưa đuợc chú trọng và xây
dựng một cách hiệu quả do chưa được xác định rõ về mô hình cấu trúc
chức năng.
Đề tài luận văn “Tổ chức không gian kiến trúc Trung tâm học tập
cộng đồng cho các huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên” nhằm nghiên cứu
xây dựng mô hình, cấu chúc chức năng, quy hoạch mạng lưới của
TTHTCĐ, từ đó đưa ra các giải pháp thiết kế hợp lý đáp ứng nhu học tập,
sinh hoạt của cộng đồng góp phần phát triển văn hóa tinh thần của bà con
nhân dân các huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên, mà lại thân thiện với môi
trường thiên nhiên và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Mục tiêu nghiên cứu
-
Đánh giá thực trạng các Trung tâm học tập cộng đồng hiện nay.
-
Xác định mô hình, các yếu tố tác động.
-
Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng và các căn cứ pháp lý và khoa
học đề ra các giải pháp tổ chức cho các Trung tâm học tập cộng đồng tại các
huyện miền núi.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-
Đối tượng nghiên cứu: Trung tâm học tập cộng đồng.
-
Phạm vi nghiên cứu: Tại các huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên.
3
Phương pháp nghiên cứu
-
Tổng hợp số liệu nghiên cứu từ nhiều nguồn: internet, sách báo…
-
Các văn bản pháp lý liên quan.
-
Thống kê, so sánh và phân tích một số giải pháp thiết kế trong việc thiết
kế các Trung tâm học tập cộng đồng tại Việt Nam và thế giới, đồng thời
đánh giá khả năng ứng dụng tại Việt Nam.
Ý nghĩa của luận văn
-
Có một cái nhìn toàn cảnh về Trung tâm học tập cộng đồng.
-
Đề xuất một số giải pháp kiến trúc cho hệ thống Trung tâm học tập cộng
đồng áp dụng cho các huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên.
-
Đánh giá tính khả thi và phạm vi áp dụng của các giải pháp thiết kế
Trung tâm học tập cộng đồng.
Cơ sở khoa học và thực tiễn
-
Đánh giá thực trạng giáo dục cộng đồng và nhu cầu học tập tại các địa
phương.
-
Hệ thống hoá và hoàn thiện cơ sở lý thuyết thiết kế kiến trúc không gian
học tập cộng đồng và để xuất giải pháp mô hình Trung tâm giáo dục cộng
đồng tại các huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên.
Cấu trúc luận văn:
4
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỞ ĐẦU
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ
TỔ CHỨC KHÔNG
GIAN KIẾN TRÚC
TRUNG TÂM HỌC
TẬP CỘNG ĐỒNG
TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
TRUNG TÂM HỌC TẬP - MỘT THIẾT CHẾ GIÁO DỤC
CỦA CỘNG ĐỒNG
CÁC XU HƯỚNG VÀ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ TRUNG
TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TRÊN THẾ GIỚI
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ KINH NGHIỆM ÁP
DỤNG MÔ HÌNH TTHTCĐ TẠI CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ
TRẤN Ở VIỆT NAM
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ CƠ SỞ PHÁP LÝ
PHẦN NỘI DUNG
CHO CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRUNG TÂM HOC TẬP CỘNG ĐỒNG
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
CHƯƠNG II: CƠ
SỞ KHOA HỌC ĐỂ
NGHIÊN CỨU
THIẾT KẾ KIẾN
TRÚC TRUNG
TÂM HỌC TẬP
CỘNG ĐỒNG TẠI
CÁC HUYỆN MIỀN
NÚI TỈNH THÁI
NGUYÊN
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - VĂN HÓA – XÃ HỘI
TỈNH THÁI NGUYÊN
CÁC YÊU CẦU VỀ CÔNG NĂNG (CƠ CẤU CHỨC NĂNG)
CÁC YÊU CẦU VỀ QUY HOẠCH
CÁC YÊU CẦU VỀ KIẾN TRÚC
CÁC YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT
YÊU CẦU CHUNG TRONG VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG
GIAN TTHTCĐ
NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ
CHƯƠNG III: ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP
QUY HOẠCH KIẾN
TRÚC CHO TRUNG
TÂM HỌC TẬP
CỘNG ĐỒNG TẠI
CÁC HUYỆN MIỀN
NÚI TỈNH THÁI
NGUYÊN
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VẬT LIỆU - KỸ THUẬT
ÁP DỤNG CHO HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
94
KẾT LUẬN
1. Kết Luận :
Các huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên điều kiện kinh tế còn thấp,
nhiều khó khăn. Việc đầu tư xây dựng các công trình lợi ích xã hội còn
nhiều thách thức. Đầu tư vào giáo dục là vô cùng cần thiết và cấp bách để
phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Hơn thế nữa, cơ sở vật chất các
Trung tâm học tập cộng đồng hiện nay còn rất thiếu và không đồng bộ, do
đó cần có những nghiên cứu, thí điểm để có thể áp dụng xây dựng hiệu quả
các Trung tâm học tập cộng đồng, cũng như đưa ra những nghiên cứu với
chiến lược bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và thích ứng tối đa
với điều kiện địa phương.
Tổ chức không gian kiến trúc Trung tâm học tập cộng đồng cần những
nghiên cứu cụ thể, bám sát những điều kiện của địa phương, tận dụng tối đa
sức mạnh của cộng đồng. Trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp, tác giả muốn
thông qua luận văn đề xuất một nghiên cứu để lấy làm gợi ý, đề xuất, hướng
tiếp cận mới :
- Đề xuất giải pháp quy hoạch tổng thể
- Đề xuất các giải pháp kiến trúc
- Đề xuất giải pháp vật liệu – kỹ thuật, các giải pháp sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, tái sử dụng nước mưa nhằm
đưa ra một mô hình Trung tâm học tập cộng đồng bền vững.
2. Kiến Nghị
a.
Với quản lý nhà nước:
Cần có sự quan tâm hơn với hệ thống giáo dục cộng đồng, điểm
trường. Đáp ứng đủ nhu cầu học tập, sinh hoạt của cộng đồng.
Nên có chính sách ưu đãi về thuế, vốn…trong việc xây dựng các công
trình phục vụ giáo dục và cộng đồng để thu hút các tổ chức, doanh nghiệp,
cá nhân cùng tham gia đầu tư xây dựng.
95
Đưa ra những yêu cầu hướng dẫn về việc áp dụng thiết kế theo sinh
khí hậu và xu hướng kiến trúc xanh theo từng địa phương riêng. Ngân sách
đầu tư cho cộng đồng cần phải được chú trọng hơn nữa. Tăng cường đầu tư
về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên phục vụ hoạt động các
Trung tâm.
b.
Đối với tư vấn thiết kế xây dựng:
Cần lựa chọn phương án thiết kế xây dựng phù hợp với đặc điểm địa
hình và điều kiện tự nhiên khí hậu của vùng núi tỉnh Thái Nguyên
Áp dụng các giải pháp thiết kế sinh khí hậu trong xây dựng vào nghiên
cứu thiết kế Trung tâm học tập cộng đồng cụ thể
Nghiên cứu phong tục tập quán, bản sắc địa phương thật kỹ, lấy làm cơ
sở phát huy áp dụng vào trong thiết kế xây dựng
Tận dụng tối đa nguyên vật liệu và nhân công địa phương trong công
trình xây dựng
Nghiên cứu thiết kế công trình theo hướng kiến trúc xanh – sử dụng
vật liệu thân thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thanh Bình (2014), Nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn (TCVN 2013)
“Nghiên cứu đề xuất mô hình trường học xanh tại Việt Nam và các căn cứ
cho việc xây dựng bộ tiêu chuẩn Quốc gia về trường học xanh”, Viện
NCTK Trường học.
2. Trần Thanh Bình, Trương Huyền Chi. Tổng hợp về xu hướng thiết kế
trường học cho tương lai ở Anh và Hoa Kỳ. Kỷ yếu Hội thảo khoa học
“Kiến trúc trường học và hội nhập” Viện NCTK Trường học 2012.
3. Phạm Tất Dong (2012), Xây dựng mô hình xã hội học tập ở Việt Nam,
NXB Dân trí, Hà Nội.
4. Thái Xuân Đào (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về XHHT, Tạp chí Giáo
dục, số 87.
5. Lê Thị Phương Hồng (2015), Phát triển TTHTCĐ vùng Đồng bằng
sông hồng trong những năm đầu xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam,
Thư viện Quốc Gia.
6. Phạm Đức Nguyên (2012), Kiến trúc sinh khí hậu, Nhà xuất bản Xây
Dựng Hà Nội.
7. Phạm Đức Nguyên (Chủ biên), Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt
Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật 2006.
8. Trần Trung Phương (1993), Cộng đồng hóa giáo dục và giáo dục hóa
cộng đồng, Thông tin khoa học giáo dục, số 36.
9. Võ Tấn Quang (1993), Giáo dục cộng đồng – suy nghĩ từ quan điểm xã
hội hóa, Thông tin khoa học giáo dục, số 36.
10.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày
24 tháng 3 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành Quy chế tổ
chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị
trấn.
11.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn bản hợp nhất Quyết định số
09/2008/QĐ-BGDĐT và Thông tư số 40/2010/TT – BGDĐT của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động
của trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn.
12.
Bộ Xây dựng – Bộ Khoa học và Công nghệ, Tiêu chuẩn Quốc gia
TCVN 3907:2011 Trường Mầm non – Yêu cầu thiết kế; Tiêu chuẩn Quốc
gia TCVN 8793:2011 Trường Tiểu học – Yêu cầu thiết kế; Tiêu chuẩn
Quốc gia TCVN 8794:2011 Trường Trung học – Yêu cầu thiết kế.
13.
Văn phòng 1+1>2 (2014), Những dự án kiến trúc xã hội, Công ty
cổ phần kiến trúc quốc tế.
14.
Viện nghiên cứu Kiến Trúc (2004), Dự án điều tra, đánh giá thực
trạng cơ sở vật chất các trường mầm non và phổ thông để xây dựng bộ
tiêu chuẩn thiết kế trường, lớp học – Báo cáo kết quả thực hiện dự án, Bộ
Xây dựng.
15.
Viện nghiên cứu quy hoạch đô thị và nông thôn, Khai thác và sử
dụng vật liệu trong công trình xây dựng, Hội thảo khoa học (năm 2009).
16.
Viện ngôn ngữ (2003), Từ điển Tiếng việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
17.
Dudek, Mark. 2002 (2000), Architecture of Schools: The New
Learning Environment. Oxford, UK: Architectural Press.
18.
National Clearinghouse for Educational Facilities.2003.School as
Centers of Community: A Citizen’s Guide for Planning and Design.
Washington D.C.
19.
20.
/>
21.
/>
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 2
Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
Ý nghĩa của luận văn ............................................................................ 3
Cơ sở khoa học và thực tiễn ................................................................. 3
Cấu trúc luận văn: ................................................................................ 3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................... 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM5
1.1. Một số khái niệm ................................................................................... 5
1.1.1.Khái niệm về Cộng đồng ....................................................................... 5
1.1.2.Khái niệm về Giáo dục cộng đồng ......................................................... 5
1.1.3.Khái niệm về Trung tâm học tập cộng đồng .......................................... 6
1.2. Trung tâm học tập cộng đồng – Một thiết chế giáo dục của cộng đồng .. 7
1.2.1.Mục đích của trung tâm học tập cộng đồng ........................................... 7
1.2.2.Vị trí của trung tâm học tập cộng đồng .................................................. 7
1.2.3.Chức năng của trung tâm học tập cộng đồng ......................................... 9
1.3. Các xu hướng và kinh nghiệm thiết kế Trung tâm học tập cộng đồng
trên thế giới .................................................................................................. 11
1.3.1.Xu hướng trường học như một trung tâm học tập cộng đồng. .............. 12
1.3.2.Xu hướng mở [1] ................................................................................. 14
1.3.3.Xu hướng kiến trúc xanh – sử dụng vật liệu thân thiện [1]................... 15
1.4. Thực trạng phát triển và kinh nghiệm áp dụng mô hình Trung tâm học
tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn ở Việt Nam. ................................ 22
1.4.1. Khái quát về phát triển Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã phường,
thị trấn ở Việt Nam. ..................................................................................... 23
1.4.2. ... Thực tiễn thiết kế xây dựng mô hình Trung tâm học tập cộng đồng tại
các xã phường, thị trấn ở Việt Nam. ............................................................. 25
1.5. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu .................................................... 34
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ KIẾN
TRÚC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC HUYỆN MIỀN
NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................................................ 36
2.1. Một số cơ sở pháp lý ............................................................................. 36
2.1.1. Văn bản pháp quy ............................................................................... 36
2.1.2. Xây dựng chương trình phát triển hệ thống TTHTCĐ ở Việt Nam ..... 38
2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnh Thái Nguyên nói
chung [20] .................................................................................................... 39
2.3. Các yêu cầu về công năng (Cơ cấu chức năng) .................................... 42
2.4. Các yêu cầu về Quy hoạch................................................................... 47
2.5. Các yêu cầu về Kiến trúc ..................................................................... 48
2.6. Các yêu cầu về Kỹ thuật ...................................................................... 49
2.7. Yêu cầu chung trong việc tổ chức không gian Trung tâm học tập cộng
đồng ............................................................................................................ 51
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KIẾN TRÚC CHO
TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI
TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................................ 58
3.1. Nguyên tắc thiết kế .............................................................................. 58
3.1.1. Định hướng xây dựng mô hình tổ chức hoạt động giáo dục môi trường
vì phát triển bền vững cho trung tâm học tập cộng đồng .............................. 58
3.1.2. Xác định mô hình chức năng .............................................................. 58
3.2. Đề xuất các giải pháp quy hoạch ......................................................... 60
3.2.1. Lựa chọn vị trí .................................................................................... 60
3.2.2. Chọn hướng và phân khu chức năng ................................................... 60
3.3. Đề xuất các giải pháp kiến trúc ............................................................ 66
3.3.1. Giải pháp thiết kế mặt bằng kiến trúc ................................................. 66
3.3.2. Giải pháp thiết kế mặt đứng kiến trúc ................................................. 67
3.3.3. Bố cục hình khối, không gian kiến trúc............................................... 70
3.4. Đề xuất giải pháp vật liệu – kỹ thuật.................................................... 71
3.4.1. Giải pháp về vật liệu xây dựng ........................................................... 71
3.4.2. Giải pháp tiết kiệm năng lượng ........................................................... 75
3.5. Áp dụng cho huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên ................................. 78
3.5.1. Đặc điểm tự nhiên [20] ....................................................................... 78
3.5.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội ..................................................... 80
3.5.3. Đề xuất mô hình TTHTCĐ ................................................................. 81
KẾT LUẬN .................................................................................................. 94
1.
Kết Luận :............................................................................................ 94
2.
Kiến Nghị ............................................................................................ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kiến
trúc và khoa Sau đại học trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình dạy
dỗ và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em trong suốt hai năm học
vừa qua.
Em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cám ơn chân thành
đến KTS.TS. Trần Thanh Bình, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã
tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực
tế, tìm kiếm tài liệu, giải quyết vấn đề… nhờ đó em mới có thể hoàn thành
luận văn cao học của mình. Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện đề tài em còn nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý
báu của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Em xin bày tỏ
lòng biết ơn đến các thầy cô giáo của trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, và
các thầy cô giáo phản biện đã hướng dẫn đóng góp cho luận văn của em
trong suốt quá trình viết và hoành thành luận văn.
Xin kính chúc thầy cô giáo và gia đình sức khỏe, hạnh phúc và thành
công!
Đoàn Thị Thu Hồng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 20 tháng 6 năm 2016
Học viên
Đoàn Thị Thu Hồng