Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Những yếu tố nội tại tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------Ngô Thị Thu Hƣơng

NHỮNG YẾU TỐ NỘI TẠI TÁC ĐỘNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP
NIÊM YẾT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------Ngô Thị Thu Hƣơng

NHỮNG YẾU TỐ NỘI TẠI TÁC ĐỘNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP
NIÊM YẾT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRƢƠNG QUANG THÔNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ đề tài “ Những yếu tố nội tại tác động
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm
yết Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, dưới sự hướng
dẫn, trao đổi với giảng viên hướng dẫn, không sao chép trong bất kỳ tài liệu nào.
Các nội dung, số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực, các số liệu, các
nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả luận văn của
mình.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm2014
Tác giả

Ngô Thị Thu Hƣơng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thông tin các ngân hàng hiện đang niêm yết .................................. 21
Bảng 2.2 Tình hình tín dụng năm 2013 của nhóm ngân hàng niêm yết ......... 24
Bảng 2.3 Tình hình huy động năm 2013 của nhóm ngân hàng niêm yết ....... 24
Bảng 2.4 Tình hình nợ xấu năm 2013 ..............................................................26
Bảng 2.5 Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng niêm yết.................. 34
Bảng 2.6 Tóm tắt thống kê mô tả các biến...................................................... 41
Bảng 2.7 Định nghĩa, ký hiệu và kỳ vọng tác động của các biến độc lập đến biến
phụ thuộc ..........................................................................................................46
Bảng 2.8 Kiểm định Hausman .........................................................................47
Bảng 2.9 Kiểm định Likelihood .......................................................................48

Bảng 2.10 Ma trận tương quan cặp giữa các biến độc lập ...............................48
Bảng 2.11 Kết quả hồi quy...............................................................................51


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1 Lợi nhuận sau thuế năm 2013 của nhóm ngân hàng niêm yết .........23
Hình 2.2 Tỷ lệ NIM các ngân hàng niêm yết .................................................. 34
Hình 2.3 Giá trị ROA trung bình của các ngân hàng qua 10 năm ...................40


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
HQHĐKD: Hiệu quả hoạt động kinh doanh
LNTT: Lợi nhuận trước thuế
LNST: Lợi nhuận sau thuế
NIM: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
BIDV: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam
Vietinbank: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Eximbank: Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
MB: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
NVB: Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
SHB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
Sacombank: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín
Vietcombank: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
SIZE: biến quy mô ngân hàng
COST: biến chi phí quản lý
CREDIT_RISK: biến rủi ro tín dụng
LOAN: biến tín dụng

DEP: biến huy động
LIQ: biến tính thanh khoản
CAPITAL: biến tỷ lệ vốn
ROA: biến đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.


Mục lục
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
Danh mục từ viết tắt
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VÀ CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI ẢNH HƢỞNG ĐẾN HQHĐKD CỦA NGÂN HÀNG
TMCP NIÊM YẾT ....................................................................................................5
1.1 Lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại....... ......5
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ............................5
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.................6
1.1.2.1 Lợi nhuận của NHTM .............................................................................6
1.1.2.2 Các chỉ tiêu khác đánh giá khả năng sinh lời của NHTM........................6
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại .................................................8
1.3 Các yếu tố nội tại tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thƣơng mại ..........................................................................................................11
1.3.1 Quy mô ngân hàng .....................................................................................11
1.3.2 Chi phí quản lý ...........................................................................................12
1.3.3 Rủi ro tín dụng ...........................................................................................12
1.3.4 Tính thanh khoản........................................................................................13

1.3.5 Tỷ lệ vốn góp của cổ đông..........................................................................14
1.3.6 Huy động....................................................................................................14


1.3.7 Tín dụng .....................................................................................................15
1.4 Tiêu chuẩn niêm yết ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng chứng khoán ............15
1.5 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ở một số
nƣớc trên thế giới ......................................................................................................16
1.6 Mô hình nghiên cứu các yếu tố nội tại ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các NHTMCP niêm yết Việt Nam ............................................................17
1.6.1 Giới thiệu về dữ liệu bảng ..........................................................................17
1.6.2 Mô hình hồi quy dữ liệu bảng .....................................................................18
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .......................................................................................... 20
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÁC
YẾU TỐ NỘI TẠI ẢNH HƢỞNG ĐẾN HQHĐKD CỦA CÁC NHTMCP NIÊM
YẾT VIỆT NAM ......................................................................................................21
2.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết
Việt Nam hiện nay ....................................................................................................21
2.1.1 Điều kiện niêm yết của các ngân hàng TMCP trên sàn giao dịch chứng khoán
Việt Nam...................................................................................................................21
2.1.2 Tóm tắt hiệu quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của các ngân hàng TMCP
niêm yết Việt Nam ....................................................................................................23
2.1.3 Dự báo năm 2014 .........................................................................................28
2.1.4 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP niêm yết Việt
Nam trong sáu tháng đầu năm 2014 ..........................................................................31
2.2 Các yếu tố nội tại tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
TMCP niêm yết Việt Nam.........................................................................................39
2.2.1 Mô hình và dữ liệu .......................................................................................39
2.2.1.1 Mô hình ...................................................................................................39
2.2.1.2 Dữ liệu ....................................................................................................40

2.2.2 Lƣợng hóa các biến ......................................................................................42
2.2.2.1 Biến phụ thuộc.........................................................................................42


2.2.2.2 Quy mô ngân hàng ..................................................................................43
2.2.2.3 Chi phí quản lý ........................................................................................43
2.2.2.4 Rủi ro tín dụng ........................................................................................44
2.2.2.5 Tính thanh khoản .....................................................................................44
2.2.2.6 Tỷ lệ vốn ..................................................................................................45
2.2.2.7 Huy động .................................................................................................45
2.2.2.8 Tín dụng ..................................................................................................45
2.3 Giới thiệu kết quả nghiên cứu ..............................................................................48
2.4 Tác động của các yếu nội tại tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ..
TMCP niêm yết Việt Nam.........................................................................................50
2.4.1 Tỷ lệ vốn góp ...............................................................................................50
2.4.2 Chi phí quản lý .............................................................................................50
2.4.3 Rủi ro tín dụng .............................................................................................51
2.4.4 Tín dụng .......................................................................................................51
2.4.5 Biến không có ý nghĩa thống kê ...................................................................51
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 53
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT VIỆT NAM......................................54
3.1 Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng và đẩy mạnh giải quyết nợ xấu .............. 54
3.1.1 Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng ........................................................54
3.1.2 Giải pháp đẩy mạnh công tác giải quyết nợ xấu ............................................56
3.2 Giải pháp nhằm tiết kiệm, sử dụng hiệu quả chi phí quản lý ngân hàng ...............58
3.3 Giải pháp nhằm đảm bảo tính thanh khoản ..........................................................60
3.4 Giải pháp nhằm tăng tỷ lệ vốn góp ......................................................................62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ..........................................................................................64
KẾT LUẬN............................................................................................................... 65

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


-1-

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng chiếm vai trò đặc biệt
quan trọng. Bởi vậy, việc phát triển hệ thống ngân hàng lành mạnh, bền vững là
tiền đề để kích thích tăng trưởng kinh tế. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến nó là vấn đề mà các nhà đầu tư, nhà
quản trị và các nhà nghiên cứu kinh tế rất quan tâm, nhằm đánh giá đúng thực
trạng hệ thống ngân hàng và qua đó có thể đưa ra các giải pháp, quyết định phù
hợp.
Năm 2012, 2013 là những năm thực sự khó khăn của hệ thống Ngân hàng
Việt Nam. Tổng cầu suy giảm gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, kéo theo
đó là tồn kho lớn, nợ xấu tăng cao. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn chung của
toàn ngành, kết quả kinh doanh của các ngân hàng vẫn có sự phân hóa rõ rệt.
Đến cuối năm 2013, 50% ngân hàng niêm yết có lợi nhuận suy giảm, trong khi
một số ngân hàng thương mại cổ phần đã tạo ra hiện tượng cho năm khi đạt được
kết quả rất đáng chú ý, như Sacombank, ACB,…
Điều gì đã tạo ra sự khác biệt trong kết quả đạt được giữa các ngân hàng
như vậy?
Những nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây đã cho thấy hiệu quả
kinh doanh của ngân hàng chịu tác động của hai nhóm yếu tố chính: nhóm yếu tố
môi trường, mang tính vĩ mô và nhóm yếu tố nội tại từng ngân hàng. Trong đó,
chính những yếu tố nội tại, thể hiện đặc điểm riêng của từng ngân hàng đã tác
động, tạo nên sự khác biệt trong kết quả ngân hàng đó đạt được. Do đó, việc xác
định những yếu tố nội tại và tác động của chúng đến hiệu quả hoạt động kinh

doanh của ngân hàng sẽ phần nào giải thích được sự khác biệt trong kết quả đạt
được của các ngân hàng. Bài nghiên cứu Những yếu tố nội tại tác động đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt
Nam cố gắng giải đáp câu hỏi trên. Qua đó bài nghiên cứu đưa ra các kiến nghị


-2-

giải pháp nhằm đóng góp một phần vào việc cải thiện kết quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại cổ phần – vấn đề quan trọng và có ý nghĩa thực
tiễn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu như sau:
- Trong cùng bối cảnh môi trường, điều kiện vĩ mô, kết quả kinh doanh của các
ngân hàng lại khác nhau. Những yếu tố nội tại nào của các ngân hàng đã tạo ra
sự khác biệt này?
- Đo lường mức độ tác động của các yếu tố nội tại đến hiệu quả kinh doanh của
ngân hàng.
- Tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Bài nghiên cứu xem xét tác động của những yếu tố nội tại đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP đang niêm yết trên thị trường
chứng khoán hiện nay, bao gồm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam(CTG), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (EIB), Ngân hàng TMCP Quân Đội
(MBB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NVB).
Thời gian nghiên cứu : từ năm 2004 đến năm 2013.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu, Dữ liệu nghiên cứu:
Bài nghiên cứu được thực hiện qua các bước:
- Thu thập các nghiên cứu trước đây liên quan đến việc nghiên cứu các yếu tố tác
động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó xác định được cơ
sở lý luận, các yếu tố nội tại tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của


-3-

ngân hàng. Tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên các yếu tố đã xác
định được.
- Thu thập số liệu thông qua các báo cáo tài chính của các ngân hàng đang niêm
yết trên thị trường chứng khoán hiện nay. Sử dụng phần mềm Eviews để kiểm
định, xử lý dữ liệu nhằm xác định các yếu tố nội tại và đo lường mức độ tác
động của các yếu tố này đến lợi nhuận của nhóm ngân hàng nghiên cứu.
Dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng TMCP được niêm
yết từ năm 2004 đến năm 2013.
5. Ý nghĩa của đề tài:
Trong thời gian gần đây, nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói
riêng đã gặp nhiều khó khăn, biến động bất lợi. Đặc biệt, kết quả đạt được của
ngành ngân hàng trong những năm qua giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân
một phần do tác động chung của nền kinh tế, nhưng phần yếu tố nội tại, đặc
điểm riêng của các ngân hàng cũng là yếu tố quan trọng, tạo ra sự khác biệt trong
kết quả đạt được của các ngân hàng.
Bài nghiên cứu sẽ góp phần xác định những yếu tố nội tại và đo lường tác
động của chúng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó, có thể
giúp các nhà quản trị ngân hàng trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh,
đưa ra các giải pháp, chính sách phù hợp nhằm vượt qua khó khăn, nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
6. Kết cấu của luận văn

Lời mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, các mục tiêu nghiên cứu, phạm
vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.
Chƣơng 1:
Trình bày cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh và các yếu tố
tác động đến HQHĐKD của ngân hàng.
Phần tiếp theo là tổng lược các nghiên cứu liên quan đã được thực hiện
trên thế giới và trong nước.


-4-

Trình bày về mô hình lựa chọn để thực hiện nghiên cứu thực nghiệm.
Chƣơng 2:
Trình bày tình hình kết quả hoạt động kinh doanh hiện nay của các ngân
hàng TMCP Việt Nam đang niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thiết kế nghiên cứu: mô hình, mô tả dữ liệu, phương pháp thu thập, xử lý
và phân tích dữ liệu.
Phân tích dữ liệu, kiểm định các giả thuyết và mô hình. Trình bày kết quả
nghiên cứu thực nghiệm.
Chƣơng 3:
Đề xuất giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu.
Kết luận: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các đóng góp và hạn chế của
nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Tài liệu tham khảo.


-5-

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ

CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI ẢNH HƢỞNG ĐẾN HQHĐKD CỦA NGÂN
HÀNG TMCP NIÊM YẾT
1.1 Lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại:
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng
mại:
Ngân hàng thương mại là tổ chức được thành lập theo quy định của Pháp
luật, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền
gửi dưới nhiều hình thức khác nhau và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung
ứng dịch vụ thanh toán cho các chủ thể trong nền kinh tế, nhằm mục tiêu lợi
nhuận (Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường ĐH Kinh tế
TP.HCM, 2013). Do đó, có thể nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thương mại như của một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực tiền tệ.
Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng cần có chi phí và sẽ đạt được
một số kết quả nhất định. Mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra
được gọi là hiệu quả.
Qua đó, có thể thấy, xét về mặt kinh tế, hiệu quả hoạt động kinh doanh
của NHTM là đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa từ các hoạt động tín dụng, dịch
vụ thanh toán… với chi phí tối thiểu (bao gồm chi phí phải trả cho người gửi tiền
và các chi phí hoạt động khác).
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại quyết định trực
tiếp đến vấn đề tồn tại và phát triển của ngân hàng. Ngân hàng đạt hiệu quả hoạt
động kinh doanh cao sẽ thuận lợi trong công tác huy động vốn nhờ uy tín của
ngân hàng tăng lên, khách hàng tin tưởng vào ngân hàng. Ngân hàng có khả
năng mở rộng quy mô hoạt động, tạo ra lợi nhuận ngày càng cao, tích lũy nhiều
hơn và tiếp tục tạo ra hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng tăng.


-6-


Hoạt động kinh doanh của NHTM càng có hiệu quả cho thấy việc sử dụng
hợp lý các nguồn lực để cung ứng các dịch vụ với chi phí càng thấp nhưng chất
lượng cao. Điều này góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng,
góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Nền kinh tế phát triển sẽ có tác động
ngược trở lại, làm cho NHTM hoạt động có hiệu quả hơn.
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thƣơng mại:
Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, thường sử dụng
một số chỉ tiêu cơ bản là lợi nhuận và các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của
NHTM. Đây là thước đo hiệu quả có được từ các hoạt động kinh doanh của ngân
hàng như hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và các hoạt động khác.
1.1.2.1 Lợi nhuận của ngân hàng thương mại:
Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả hoạt
động kinh doanh của NHTM, được xác định qua các chỉ tiêu như sau:
(1) Lợi nhuận trước thuế: là chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi
phí.
LNTT= Tổng thu nhập –Tổng chi phí
(2) Lợi nhuận sau thuế: là phần chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và
thuế thu nhập doanh nghiệp.
LNST= LNTT – Thuế thu nhập doanh nghiệp
(3) Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giữa kỳ này so với kỳ trước hay giữa
thực tế so với kế hoạch.
1.1.2.2 Các chỉ tiêu khác đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng thương
mại:
Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đo lường khả năng sinh lời của
NHTM gồm: tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ
sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận
biên (NNIM), thu nhập trên cổ phiếu (EPS),..



-7-

(1) Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA): thể hiện hiệu quả quản lý
và sử dụng tài sản của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. ROA cao thể hiện hoạt
động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý.
Ngược lại, ROA thấp thể hiện chính sách đầu tư không hiệu quả hay chi phí hoạt
động của ngân hàng quá cao. Tuy nhiên, giá trị ROA quá cao cũng có thể là dấu
hiệu cho thấy ngân hàng đang đối diện với nhiều rủi ro do lợi nhuận kỳ vọng quá
cao, ngân hàng đang thực hiện các đầu tư mạo hiểm.

ROA =

Lợi nhuận sau thuế
Bình quân tổng tài sản

(2) Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE): thể hiện hiệu quả sử
dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập của
các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng.
ROE =

Lợi nhuận sau thuế
Tổng giá trị vốn chủ sở hữu

(3) Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): đo lường mức chênh lệch giữa
thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động
kiểm soát chặt chẽ các tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp
nhất.
NIM=

Tổng thu nhập từ lãi – tổng chi phí trả lãi

Tổng tài sản có sinh lời bình quân

(4) Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM): đo lường mức chênh
lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (chủ yếu là từ nguồn thu phí của các dịch vụ) với
các chi phí ngoài lãi ngân hàng phải chịu.
NNIM=

Tổng thu nhập ngoài lãi – tổng chi phí ngoài lãi
Tổng tài sản có sinh lời bình quân


-8-

(5) Thu nhập trên mỗi cổ phiếu: đo lường thu nhập của các cổ đông
ngân hàng tính trên mỗi cổ phiếu hiện hành.
EPS=

Lợi nhuận sau thuế - LNST cổ phiếu ưu đãi được hưởng
Tổng số cổ phiếu thường hiện hành

1.2 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về các yếu tố tác động đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại:
Trước đây, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về những yếu tố tác
động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một số trong các
nghiên cứu được thực hiện ở phạm vi nhiều quốc gia như nghiên cứu của Short
(1979), Bourke (1989), Molyneux và Thornton (1992). Một số nghiên cứu khác
đã thực hiện ở một quốc gia cụ thể như nghiên cứu của Athanasoglou và các
cộng sự (2005), Deger Alper và Adem Anbar (2011), Naceur và Goaied
(2001),… Các nghiên cứu đều đã xem xét tác động của các yếu tố nội tại và các
yếu tố vĩ mô, môi trường tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân

hàng.
Nghiên cứu của Athanasoglou, Brissimis và Delis (2005) đã thực hiện tại
Hy Lạp trong giai đoạn 1985-2001. Các tác giả sử dụng biến ROA và ROE để
đại diện cho lợi nhuận của ngân hàng và tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tác
động của nhóm các yếu tố tài chính của ngân hàng, nhóm yếu tố ngành và các
yếu tố vĩ mô lên ROA, ROE. Các yếu tố tài chính của ngân hàng như vốn ngân
hàng, rủi ro tín dụng, tăng trưởng năng suất, chi phí hoạt động, quy mô ngân
hàng. Yếu tố ngành gồm có quyền sở hữu và sự tập trung. Các yếu tố vĩ mô gồm
chỉ số lạm phát và chỉ số chu kỳ sản lượng (cyclical output). Kết quả nghiên cứu
cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa vốn ngân hàng, tăng trưởng năng suất với
lợi nhuận. Rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động có tác động nghịch chiều đến lợi
nhuận ngân hàng. Trong khi đó, quy mô ngân hàng không có ảnh hưởng quan
trọng và tác đông của nhóm chỉ số ngành là quyền sở hữu và sự tập trung đến lợi
nhuận không có ý nghĩa thống kê.


-9-

Năm 2006, nhóm các tác giả Athanasoglou, Delis và Staikouras đã thực
hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của 522 ngân hàng từ 07 quốc
gia, tại khu vực Đông Nam Châu Âu, trong giai đoạn 1998-2002. Để xem xét
mối quan hệ giữa lợi nhuận ngân hàng và các biến độc lập, các tác giả ước lượng
mô hình hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng. Các tác giả đã sử dụng cả hai biến
ROA và ROE để lượng hóa yếu tố lợi nhuận. Các biến độc lập gồm có các yếu tố
nội tại là tính thanh khoản, rủi ro tín dụng, vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động,
quy mô ngân hàng, sở hữu của nước ngoài và thị phần của ngân hàng, các yếu tố
ngành là sự cải tiến hệ thống ngân hàng, sự tập trung và các yếu tố vĩ mô là lạm
phát và hoạt động kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lợi nhuận của ngân hàng
chịu tác động bởi yếu tố rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng và lạm phát.
Deger Alper và Adem Anbar (2011) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các

yếu tố nội tại ngân hàng, các yếu tố vĩ mô với lợi nhuận của 10 ngân hàng giao
dịch trên sàn chứng khoán Istanbul Exchange của Thổ Nhĩ Kỳ, giai đoạn 20022010. Biến phụ thuộc được sử dụng nghiên cứu là ROA và ROE. Các biến độc
lập liên quan đến yếu tố nội tại của ngân hàng là quy mô, vốn chủ sở hữu, dư nợ
cho vay khách hàng, tiền gửi của khách hàng, tính thanh khoản và cấu trúc thu
nhập – chi phí. Biến độc lập đại diện cho yếu tố vĩ mô gồm có tốc độ tăng trưởng
tổng sản phẩm quốc dân thực tế hàng năm, lạm phát và lãi suất thực. Các tác giả
sử dụng dữ liệu bảng được ước lượng bằng mô hình các ảnh hưởng cố định
(Fixed Effects Model, FEM). Kết quả cho thấy quy mô ngân hàng có tác động
cùng chiều tới ROA và ROE. Ngoài ra, ROA có quan hệ cùng chiều với chỉ số
thu nhập ngoài lãi vay và có quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ cho vay/tài sản, ROE
có quan hệ nghịch chiều với lãi suất thực.
Tại Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã có một số nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Nghiên cứu của Phan Thị Hằng Nga về Yếu tố quyết định đến lợi nhuận
các ngân hàng niêm yết đăng trên Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 68, tháng


- 10 -

11/2011. Tác giả tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng
niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam thông qua ước lượng mô
hình hồi quy. Biến phụ thuộc là ROA và ROE, các biến độc lập gồm quy mô
vốn, quy mô tiền gửi, quy mô dư nợ cho vay, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng,
mức độ rủi ro của ngân hàng. Dữ liệu được thu thập từ sáu ngân hàng niêm yết
trong giai đoạn 2005-2010. Kết quả cho thấy các yếu tố quy mô tiền gửi của
khách hàng, mức độ rủi ro và dư nợ cho vay có tác động đến lợi nhuận của ngân
hàng.
Nghiên cứu thực nghiệm về hiệu năng của các ngân hàng thương mại nhà
nước tại thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn 1999-2009 của Trương Quang
Thông đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu năng của nhóm các ngân

hàng này, từ đó đưa ra những gợi ý chính sách phù hợp. Tác giả kiểm định mối
quan hệ giữa hiệu năng ROA với các chỉ tiêu kỳ vọng. Kết quả nhóm các chỉ tiêu
tác động lên ROA có ý nghĩa thống kê gồm có thị phần huy động vốn, dự trữ
thanh khoản/ tổng tài sản, tiền gửi không kỳ hạn/ tiền gửi có kỳ hạn, cho vay/
huy động, cho vay bằng ngoại tệ/ tổng cho vay, tài sản nợ ngoại tệ/ tổng nguồn
vốn.
Tóm lại, kết quả các nghiên cứu trước đây có thể khác nhau do việc chọn
mẫu và môi trường nghiên cứu khác nhau, nhưng qua đó có thể nhận định, phân
loại các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng, gồm 02 nhóm yếu tố là các
yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài.
Các yếu tố nội tại của ngân hàng được xem xét gồm quy mô ngân hàng,
chi phí quản lý, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, các yếu tố liên quan đến vấn đề rủi ro như
rủi ro tín dụng, tính thanh khoản, dư nợ cho vay, mức huy động từ khách
hàng,…
Các yếu tố mang tính vĩ mô, bên ngoài như GDP, lạm phát, tỷ giá hối
đoái,…


- 11 -

1.3 Các yếu tố nội tại tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thƣơng mại:
Qua tổng hợp các nghiên cứu trước đây cho thấy, hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thường được đo lường bằng lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Các chỉ số này chịu tác động
của hai nhóm yếu tố chính là nhóm yếu tố vĩ mô, bên ngoài và nhóm yếu tố nội
tại. Trong phạm vi của luận văn, tác giả xem xét các yếu tố nội tại tác động đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng gồm có: quy mô ngân hàng, chi
phí quản lý, tính thanh khoản, rủi ro tín dụng, tỷ lệ vốn góp của cổ đông, dư nợ
cho vay và mức huy động từ khách hàng.

1.3.1 Quy mô ngân hàng:
Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố nội tại quyết định đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quy mô được thể hiện qua giá trị sổ
sách của tổng tài sản hay thị phần của ngân hàng.
Một ngân hàng lớn có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhờ lợi thế
kinh tế theo quy mô. Theo kết quả nghiên cứu của Bourke (1989) tại 12 nước ở
Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc hay nghiên cứu về nhóm các ngân hàng Châu Âu của
Molyneux và Thornton (1992), quy mô tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng thông qua lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Nếu ngân hàng có
quy mô, thị phần lớn thông thường sẽ có ưu thế trong cạnh tranh.
Tuy nhiên sự tác động cùng chiều của quy mô đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh có thể chỉ diễn ra trong một giới hạn. Khi quy mô tăng lên đến một
mức nào đó thì nó sẽ không có tác động đáng kể và thậm chí có thể tác động
nghịch chiều đến hiệu quả kinh doanh. Việc tăng quy mô ngân hàng làm phát
sinh thêm nhiều chi phí như chi phí quản lý, trong khi đó mức tăng doanh thu
thấp hơn dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm. Điều này đã được thể hiện trong
nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2005) tại Hy Lạp, Eichengreen và


- 12 -

Gibson (2001), V.Flamini (2009). Hơn nữa, theo họ mối quan hệ giữa quy mô và
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại là mối quan hệ phi tuyến tính.
1.3.2 Chi phí quản lý:
Chi phí quản lý là yếu tố nội tại đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nó thể hiện hiệu quả của công tác quản lý
ngân hàng. Chi phí quản lý bao gồm chi phí lương, trợ cấp cho người lao động
và các chi phí khác của ngân hàng.
Chi phí quản lý là phần ngân hàng tiêu hao nhằm duy trì và phát triển hoạt
động kinh doanh. Bởi vậy, đây là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt

động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên yếu tố này tác động cùng chiều hay
nghịch chiều tới hiệu quả kinh doanh tùy thuộc vào hiệu quả quản lý của ngân
hàng. Việc sử dụng chi phí quản lý hiệu quả sẽ giúp đem lại hiệu quả kinh doanh
cao cho ngân hàng.
Theo nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992), giữa tỷ lệ chi phí
nhân viên trên tổng tài sản và tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản có mối
quan hệ cùng chiều. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự gia tăng chi
phí để đầu tư vào nguồn nhân lực sẽ làm tăng lợi nhuận. Trong khi đó, theo kết
quả hai nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự ở Châu Âu (2006) và ở Hy Lạp
(2005), chi phí quản lý lại có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả kinh doanh
của ngân hàng. Do yếu tố cạnh tranh, các ngân hàng phải cắt giảm chi phí quản
lý để có thể tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.3.3 Rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngân hàng phải chịu do
khách hàng không thanh toán, thanh toán trễ hạn hoặc không thanh toán đầy đủ
nợ vay.
Do hoạt động cho vay là hoạt động chính đem lại thu nhập cho các NHTM
nên rủi ro tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh của ngân hàng.


- 13 -

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy rủi ro tín dụng là một biến số quan
trọng trong việc giải thích biến động của hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM. Theo nhiều nghiên cứu, rủi ro tín dụng có tác động nghịch chiều đến
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Các nghiên cứu của Miller và Noulas ở Mỹ
(1997), Athanasoglou và cộng sự ở Châu Âu (2006) và ở Hy Lạp (2005) đã cho
thấy mối quan hệ nghịch chiều này. Nếu danh mục cho vay của ngân hàng rủi ro
cao, ngân hàng sẽ phải trích dự phòng rủi ro nhiều, điều này làm ảnh hưởng đến

mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của
V.Flamini (2009) tại 41 quốc gia ở vùng Châu Phi hạ Sahara trong giai đoạn
năm 1998-2006, rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ cho vay trên số dư tiền
gửi và vốn ngắn hạn lại có tác động cùng chiều đến mức lợi nhuận ngân hàng đạt
được.
1.3.4 Tính thanh khoản:
Tính thanh khoản cùng với yếu tố rủi ro tín dụng là hai yếu tố thuộc về
vấn đề rủi ro của ngân hàng, có liên quan mật thiết đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Tính thanh khoản của ngân hàng đại diện cho khả năng thực hiện tất
cả các nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản là yếu tố quan
trọng đối với các tổ chức kinh tế, đặc biệt là đối với các ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, tính thanh khoản còn là yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng
đối với ngân hàng thương mại.
Theo kết quả các nghiên cứu trước đây, tính thanh khoản có thể có tác
động cùng chiều hay tác động nghịch chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Trong nghiên cứu của Bourke (1989) tại 12 quốc gia trong giai
đoạn từ 1972-1981, tính thanh khoản có tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng. Trong khi đó, nghiên cứu của Molyneux và Thornton
(1992) từ năm 1986 đến năm 1989 lại cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa
tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.3.5 Tỷ lệ vốn góp của cổ đông:


- 14 -

Vốn góp của cổ đông là thành phần của vốn chủ sở hữu- một trong những
chỉ tiêu thể hiện sức mạnh về vốn, khả năng tự tài trợ của ngân hàng. Vốn chủ sở
hữu là nguồn vốn tự có của ngân hàng do các cổ đông đóng góp và được bổ sung
trong quá trình kinh doanh. Do đó, các ngân hàng có tỷ lệ vốn góp của cổ đông
cao được coi là tương đối an toàn hơn so với các ngân hàng có tỷ lệ vốn thấp.

Về lý thuyết, tỷ lệ vốn góp của cổ đông/tổng tài sản có thể ảnh hưởng
cùng chiều hay ngược chiều tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Ngân hàng có tỷ lệ này cao có thể đạt được lợi nhuận cao nhờ chi phí sử dụng
vốn thấp. Tuy nhiên, ngân hàng cũng có thể có được lợi ích đòn bẩy tài chính khi
vay nợ.
Theo kết quả nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây như nghiên cứu của
Short (1979), Bourke (1989), Molyneux và Thorton (1992), tỷ lệ vốn có quan hệ
cùng chiều với hiệu quả kinh doanh ngân hàng đạt được. Bourke (1989) đã cho
thấy rằng ngân hàng quản trị vốn tốt có thể tiếp cận được nguồn vốn rẻ vì các
ngân hàng này có ít rủi ro hơn.
1.3.6 Huy động:
Huy động vốn là một trong những hoạt động chính của ngân hàng và
lượng tiền gửi của khách hàng là nguồn tiền để ngân hàng sử dụng cho vay, đầu
tư.
Mức huy động của ngân hàng cao hay thấp ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Mức tiền huy động tăng cao, ngân hàng sẽ có lượng tiền
nhiều để đầu tư, cho vay. Điều này mang lại khả năng sinh lợi cao cho ngân
hàng. Tuy nhiên mức huy động quá cao đồng thời với mức chi phí lãi phải trả
cho người gửi tiền cao. Nếu ngân hàng không thực hiện đầu tư, cho vay hợp lý
sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Theo các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Naceur và Goaied
(2001) tại Tunisia giai đoạn từ 1980-1995, nghiên cứu Yếu tố quyết định đến lợi
nhuận các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2005-2010 của Phan Thị


- 15 -

Hằng Nga cho thấy tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản là một trong
những yếu tố quyết định và nó có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.

1.3.7 Tín dụng:
Ngân hàng sử dụng nguồn tiền có được để đầu tư, cấp tín dụng, và các
khoản cho vay này mang lại thu nhập cao cho ngân hàng thông qua tiền lãi. Bởi
vậy, mức cho vay nhiều có thể mang lại tỷ lệ sinh lợi cao. Tuy nhiên đối với các
khoản cho vay phát sinh nợ xấu, khách hàng không có khả năng thanh toán nợ
đúng hạn và đầy đủ thì đây là khoản thiệt hại ngân hàng phải gánh chịu.
Yếu tố tín dụng có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng, tuy nhiên tác động này là cùng chiều hay ngược chiều còn tùy thuộc vào
chất lượng tín dụng. Dư nợ cho vay tăng nhưng chất lượng tín dụng không đảm
bảo sẽ gây ra khoản thiệt hại, làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Theo nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011), tỷ suất sinh lợi
trên tổng tài sản của ngân hàng (ROA) có quan hệ nghịch chiều với yếu tố này.
1.4 Tiêu chuẩn niêm yết ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng chứng
khoán:
Các ngân hàng thương mại cũng như những doanh nghiệp hoạt động trong
các lĩnh vực khác, để được niêm yết trên thị trường chứng khoán, cần đạt được
các tiêu chuẩn, điều kiện niêm yết.
Tiêu chuẩn niêm yết thông thường do Sở chứng khoán của mỗi quốc gia
quy định, bao gồm các điều kiện về tài chính, chính sách khuyến khích hay hạn
chế niêm yết. Tiêu chuẩn này gồm tiêu chuẩn định lượng và tiêu chuẩn định tính.
Tiêu chuẩn định lượng gồm tiêu chuẩn về thời gian hoạt động của ngân
hàng, quy mô, mức sinh lợi trên vốn đầu tư từ cổ phiếu, các chỉ số thể hiện tình
hình tài chính của ngân hàng,…
Ngân hàng được niêm yết phải có nền tảng kinh doanh hiệu quả và thời
gian hoạt động liên tục trong một số năm nhất định tính đến thời điểm xin niêm


- 16 -

yết. Quy mô của ngân hàng phải đủ lớn để chứng khoán của ngân hàng có được

tính thanh khoản tối thiểu. Ngân hàng niêm yết phải duy trì tình hình tài chính
lành mạnh,…
Tiêu chuẩn định tính gồm triển vọng phát triển, việc tổ chức công bố
thông tin, cơ cấu tổ chức,…
Thông qua thị trường chứng khoán, các ngân hàng có khả năng tăng vốn
nhanh chóng, tạo cho cổ phiếu của mình tính thanh khoản cao và giảm thiểu rủi
ro.
Ngoài ra, khi niêm yết, các ngân hàng sẽ phải tự hoàn thiện hơn. Việc thỏa
mãn các điều kiện để được niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng thể hiện
được điểm mạnh của các ngân hàng và là điều thuận lợi để được người gửi tiền
tin tưởng hơn.
1.5 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ở
một số nƣớc trên thế giới:
Việc nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm từ các ngân hàng ở một số nước
trên thế giới rất quan trọng để các nhà lãnh đạo của các ngân hàng thương mại
Việt Nam có thể đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng.
Một số ngân hàng trên thế giới đã thành công trong việc nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh. Qua đó, tác giả rút ra một số nội dung về kinh nghiệm
của các ngân hàng trên thế giới như sau:
Thực hiện sáp nhập, mua lại ngân hàng để trở thành ngân hàng lớn hơn và
có chỗ đứng vững chắc trên thị trường: Mitsubishi Tokyo Financial Group sáp
nhập UFJ Holdings để thành Mitsubishi UFJ Financial Group là một trong
những tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới. Tháng 09/2000, ngân hàng
Chase Manhattan (Mỹ) mua lại JP Morgan và đổi tên thành JP Morgan Chase &
Co. Sau sáp nhập, tài sản của ngân hàng hợp nhất lên tới 2.000 tỷ USD, trở thành
định chế tài chính lớn nhất tại Mỹ tính theo giá trị thị trường và cũng là quỹ đầu



×