BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
DOÃN VĂN TỈNH
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN TẠI
BQLDA HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
DOÃN VĂN TỈNH
KHOÁ: 2015 - 2017
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN TẠI
BQLDA HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.TRỊNH QUANG VINH
Hà Nội – 2017
1
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các
thầy cô ở khoa Sau Đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Đề hoàn thành luận văn của mình, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới TS. Trịnh Quang Vinh đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình làm luận
văn này.
Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn tới các đồng nghiệp tại cơ quan, các
bạn cùng lớp đã có những đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện luận văn.
Trong khuôn khổ một luận văn Thạc sỹ, chắc chắn chưa đáp ứng được một
cách đầy đủ những vấn đề đã nêu ra, mặt khác do trình độ bản thân còn nhiều
hạn chế. Tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu nghiêm túc những ý kiến đóng
góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Doãn Văn Tỉnh
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Doãn Văn Tỉnh
3
MỤC LỤC:
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 9
Lý do chọn đề tài............................................................................................. 9
Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 10
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 10
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 10
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 10
Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 11
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 12
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG TẠI UBND HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................... 12
1.1. Giới thiệu chung về huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội ........................ 12
1.1.1. Lịch sử thành lập huyện Gia Lâm. ....................................................... 12
1.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. ........................................................... 13
1.2. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng (đầu tư công) tại cấp
Huyện (Quận) tại thành phố Hà Nội .............................................................. 14
1.2.1. Thực trạng quản lý dự án ..................................................................... 14
1.2.2. Các hình thức quản lý dự án đầu tư công theo quy định của nhà nước. 16
1.2.3. Nội dung quản lý dự án đầu tư công. ................................................... 19
4
1.2.4. Những đổi mới trong công tác quản lý dự án đầu tư công. ................... 19
1.2.5. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân. ................................................. 20
1.3. Thực trạng mô hình quản lý dự án đầu tư công tại Ban QLDA huyện Gia
Lâm, Thành phố Hà Nội. ............................................................................... 23
1.3.1. Mô hình quản lý nhà nước các dự án đầu tư công tại Ban QLDA huyện
Gia Lâm. ....................................................................................................... 23
1.3.2. Cơ cấu tổ chức trong mô hình quản lý các dự án đầu tư công tại Ban
QLDA huyện Gia Lâm. ................................................................................. 24
1. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm. ...... 24
2. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm. ............................. 25
1.4. Đánh giá, phân tích thực trạng mô hình quản lý dự án đầu tư công tại Ban
QLDA huyện Gia Lâm. ................................................................................. 39
1.4.1. Một số kết quả đạt được ...................................................................... 39
1.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân. ............................................................ 31
1.4.3. Những vấn đề cần rút ra. ..................................................................... 33
1.5. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm phục vụ công tác quản
lý dự án đầu tư xây dựng. .............................................................................. 33
1.5.1. Các yếu tố thành công của các dự án đầu tư xây dựng. ........................ 33
1.5.2. Các vấn đề vướng mắc của các dự án đầu tư xây dựng. ....................... 36
1.5.3. Những mô hình quản lý dự án tiên tiến. ............................................... 43
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ QUẢN LÝ DỰ ÁN
VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ..................................................................... 47
2.1. Khái niệm quản lý dự án và mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình. ............................................................................................................. 47
2.1.1. Quản lý dự án. ..................................................................................... 47
5
2.1.2. Các mô hình quản lý dự án. ................................................................. 50
2.2. Các yếu tố quyết định đến việc lựa chọn mô hình quản lý dự án đầu tư xây
dựng trong giai đoạn thực hiện. ..................................................................... 54
2.2.1. Quy mô và độ phức tạp của dự án........................................................ 54
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội. ...................................................................... 55
2.2.3. Năng lực của các nhà quản lý dự án và năng lực của thành viên tham gia
dự án. ............................................................................................................ 55
2.2.4. Rủi ro trong dự án. .............................................................................. 56
2.2.5. Năng lực của các bên tham gia dự án. .................................................. 58
2.3. Các yếu tố nền tảng đánh giá hiệu quả mô hình quản lý dự án đầu tư xây
dựng trong giai đoạn thực hiện. ..................................................................... 59
2.3.1. Quản lý thời gian và tiến độ của dự án đầu tư. ..................................... 59
2.3.2. Quản lý chi phí của dự án đầu tư. ........................................................ 60
2.3.3. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư. .................................................. 61
2.4. Hệ thống các văn bản pháp lý hiện hành có liên quan đến hoạt động của
dự án đầu tư xây dựng. .................................................................................. 65
2.4.1. Các văn bản pháp lý liên quan. ............................................................ 65
2.4.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. .................................................... 65
2.4.3. Các văn bản mới được áp dụng............................................................ 67
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH
QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG. ........................................................ 68
3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý dự án đầu tư công.................................. 68
3.1.1. Quan điểm. .......................................................................................... 68
3.1.2. Mục tiêu. ............................................................................................. 69
6
3.2. Đề xuất hoàn thiện mô hình quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Ban
quản lý dự án huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. ......................................... 70
3.2.1. Đề xuất mô hình quản lý nhà nước các dự án đầu tư công. .................. 70
3.2.2. Nội dung áp dụng mô hình. ................................................................ 71
3.3. Một số giải pháp tiến hành thực hiện hoàn thiện mô hình đề xuất tại
UBND huyện Gia Lâm. ................................................................................. 72
3.3.1. Đề xuất hoàn thiện tổ chức cơ cấu Ban quản lý dự án khoa học và phù
hợp với thực tiễn. .......................................................................................... 72
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu, tăng cường công tác
giám sát của cộng đồng. ................................................................................ 74
3.3.3. Giải pháp Quản lý tiến độ, chi phí đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng.
...................................................................................................................... 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 89
Kết luận: .............................................................................................................. 89
Kiến nghị: ............................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................
7
DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
BQLDA
Ban Quản lý dự án
BVTC - TDT
Bản vẽ thi công – Tổng dự
toán
CĐT
Chủ đầu tư
CLCTXD
Chất lượng công trình xây
dựng
GPMB
Giải phóng mặt bằng
HSMT
Hồ sơ mời thầu
HTKT
Hạ tầng kỹ thuật
KT-KT
Kinh tế - kỹ thuật
NVH
Nhà văn hóa
QLDA
Quản lý dự án
TH
Tiểu học
THCS
TVGS
Trung học cơ sở
Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự
toán
Tư vấn giám sát
XD
Xây dựng
XDCBTT
Xây dựng cơ bản tập trung
XDDD
Xây dựng dân dụng
TKKT-TDT
8
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng,
biểu
Tên bảng, biểu
Bảng 1.1
Bảng các dự án đang thực hiện và kế hoạch thực hiện 2017
Bảng 1.2
Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến vượt chi phí và chậm tiến độ
Bảng 1.3
Các nhóm thành tố bằng phương pháp quay trực giao Varimax
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình
Tên
hình
Hình 1.1
Sơ đồ Mô hình Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Hình 1.2
Sơ đồ Mô hình Ban quản lý dự án
Hình 1.3
Sơ đồ Mô hình tổ chức của UBND huyện Gia Lâm
Hình 1.4
Sơ đồ Mô hình tổ chức bộ máy của BQLDA huyện Gia Lâm n
Hình 1.5
Sơ đồ Mô hình tổ chức quản lý hàng dọc
Hình 1.6 Sơ đồ Mô hình tổ chức quản lý hàng ngang
Hình 1.7 Sơ đồ Mô hình tổ chức quản lý tổng hợp
Hình 2.1
Sơ đồ Mô hình chủ đầu tư tự thực hiện dự án
Hình 2.2
Sơ đồ Mô hình thuê tư vấn quản lý dự án
Hình 2.3
Sơ đồ Mô hình trọn gói thiết kế - thi công
Hình 2.3
Sơ đồ Mô hình ban quản lý dự án
Sơ đồ quản lý Nhà nước đối với dự án ĐTXD công trình
Hình 2.4
Hinh 3.1 Sơ đồ quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện
Hình 3.2
Đề xuất mô hình quản lý nhà nước các dự án đầu tư công
do UBND huyện Gia Lâm làm chủ đầu tư
Hình 3.3 Đề xuất cơ cấu tổ chức Ban QLDA huyện Gia Lâm
Hình 3.4 Sơ đồ quá trình quản lý chi phí xây dựng
9
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Phía Bắc của Huyện
là quận Long Biên; phía Tây Nam có địa giới là dòng sông Hồng, bên kia bờ là
huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai; phía Đông Bắc và Đông giáp với các huyện
Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp với huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên. Trên địa bàn Huyện có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và
các trung tâm thương mại được hình thành; nhiều làng nghề nổi tiếng, thu hút đông
khách thập phương trong và ngoài nước như làng gốm sứ Bát Tràng, dát vàng, may
da Kiêu Kỵ, chế biến thuốc bắc Ninh Giang. Đây chính là những động lực và tiềm
năng to lớn để phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ giao thông, giao lưu
hàng hoá hiện nay và và trong tương lai.
Huyện Gia Lâm có tốc độ đô thị hóa nhanh, mạnh, các dự án xây dựng ngày
một gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô. Được sự phân công nhiệm vụ của Ủy ban
nhân dân huyện Gia Lâm, Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm thực hiện nhiệm vụ
chủ đầu tư các dự án: Trường học công lập, nhà hội họp và một số tuyến đường chủ
yếu là các dự án nhóm C, nhóm B.
Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện
nay còn bộc lộ một số yếu điểm cần chấn chỉnh, khắc phục, cải thiện trong thời gian
tới, trong đó có liên quan đến mô hình quản lý dự án tại UBND huyện Gia Lâm
chưa phù hợp. Do sự không phù hợp mô hình, dẫn đến một số vấn đề như: công tác
giải phóng mặt bằng chậm, thời gian hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án
kéo dài làm chậm tiến độ dự án, tăng tổng mức đầu tư, chất lượng công trình chưa
đảm bảo, công tác quản lý sau đầu tư chưa được chú trọng đúng mức làm một số
công trình xuống cấp nhanh sau khi đưa vào sử dụng…
Do vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện mô hình quản lý các dự
án đầu tư công tại Ban Quản lý dự án huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội" là cần
10
thiết, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng (đầu tư công) tại
huyện Gia Lâm.
Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng mô hình quản lý dự án tại UBND huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp Hoàn thiện mô hình quản lý các dự án đầu tư công
tại Ban Quản lý dự án huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, thành phố Hà Nội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mô hình quản lý dự án tại cấp huyện (quận).
- Phạm vi nghiên cứu: Các dự án Đầu tư xây dựng công trình (Đầu tư công)
do UBND huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội quyết định đầu tư.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu các tài liệu khoa học và
pháp lý liên quan đến công tác quản lý dự án, mô hình quản lý dự án làm luận cứ lý
thuyết cho luận điểm nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát các dự án đã và đang
triển khai do Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm làm đơn vị đại diện chủ đầu tư để
đưa ra quan điểm và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý dự án.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề xuất mô hình quản lý dự án phù hợp với các công
trình đầu tư xây dựng của huyện Gia Lâm và các quận, huyện có điều kiện tương tự.
- Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng mô hình quản lý dự án phù hợp tại UBND
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội nhằm góp phần xây dựng Gia Lâm trở thành một
huyện có cơ sở hạ tầng hiện đại, văn minh theo định hướng chung về phát triển của
Thủ đô Hà Nội.
11
Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có ba
chương:
- Chương 1. Thực trạng mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng tại UBND
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Chương 2. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về quản lý dự án và mô hình
quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Chương 3. Đề xuất một số giải pháp Hoàn thiện mô hình quản lý các dự
án đầu tư công tại Ban Quản lý dự án huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, thành phố
Hà Nội.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Trong những năm qua, nguồn vốn ngân sách nhà nước huy động cho đầu tư
ở huyện Gia Lâm đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đời sống
kinh tế, chính trị, văn hóa trên địa bàn không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên,
trong công tác quản lý các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa
bàn vẫn còn nhiều bất cập.
Trong phạm vi cho phép, đề tài luận văn “Hoàn thiện mô hình quản lý các
dự án đầu tư công tại Ban Quản lý dự án huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” đã đạt
được một số kết quả sau:
1. Đánh giá được thực trạng, những ưu điểm và hạn chế của mô hình quản lý
dự án đầu tư xây dựng (đầu tư công) tại UBND huyện Gia Lâm, thành phố Hà Hội:
Công tác quản lý các DAĐTXD trên địa bàn huyện Gia Lâm đã thu được một số kết
quả đáng khích lệ, góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của Thủ đô và của huyện Gia Lâm thể hiện qua sự thay đổi nhanh chóng của bộ
mặt đô thị và cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại, đồng bộ. Tuy nhiên, do công tác quy
hoạch đầu tư chưa được thực hiện tốt do yếu tố lịch sử, hệ thống văn bản pháp quy
chuyên ngành chưa đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo, mâu thuẫn hoặc thiếu, năng
lực cán bộ chưa đáp ứng tốt yêu cầu công việc cũng như nhiều địa phương khác,
công tác quản lý các DAĐTXD trên địa bàn huyện Gia Lâm vẫn còn một số bất cập
cần giải quyết, tháo gỡ hoặc đổi mới.
2. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp đồng bộ để Hoàn thiện mô hình đề
xuất quản lý dự án tại UBND huyện Gia Lâm,bao gồm: Hoàn thiện tổ chức cơ cấu
Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm khoa học và phù hợp với thực tiễn; Các giải pháp
hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy đề xuất của Ban quản lý dự án huyện như: giải
pháp cơ chế quản lý, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, giải pháp quản lý chất
lượng, giải pháp quản lý tiến độ dự án, giải pháp quản lý tiến độ thi công, giải pháp
quản lý chi phí dự án; Bố trí nhân lực hợp lý theo mô hình đề xuất; Xây dựng chức
năng và nhiệm vụ của các tổ, bộ phận trong ban quản lý dự án hợp lý; Phối hợp
công việc giữa các bộ phận của ban quản lý dự án và ban quản lý với các phòng của
UBND huyện Gia Lâm; Trang bị kỹ thuật, công nghệ cho công tác thực hiện quản
lý dự án.
Kiến nghị:
1. Đối với UBND huyện Gia Lâm: UBND huyện Gia Lâm cần nhanh chóng
ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về quản lý các DAĐTXD phù
hợp với pháp luật hiện hành và thực tế và định hướng phát triển của quận và của
Thành phố Hà Nội, trong đó cần tăng cường tính chủ động của BQLDA huyện Gia
Lâm; Giao cho BQLDA huyện Gia Lâm là đại diện Chủ đầu tư các dự án trên địa
bàn của Huyện. Theo đó, BQLDA được tự quyết định các vấn đề phát sinh tăng,
giảm khối lượng của dự án đầu tư nhưng không vượt quá tổng mức đầu tư đã được
UBND huyện phê duyệt.
Theo Luật Xây dựng 2014, Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm mang đầy đủ
tính chất của một ban quản lý dự án khu vực. Vì vậy, ngoài việc cần phải tăng
cường quyền hạn và trách nhiệm của Ban Quản lý dự án, UBND huyện Gia Lâm
cũng cần có quy chế và cơ chế kiểm soát của chính quyền và người quyết định
thành lập để không có hiện tượng lạm dụng chức vụ, quyền hạn của một Ban QLDA
khu vực.
2. Ban QLDA là cơ quan tham mưu quan trọng nhất cho UBND huyện Gia
Lâm về lĩnh vực quản lý các DAĐTXD trên địa bàn huyện. Với tình hình thực tế
như hiện nay, để làm tốt công tác tham mưu và công tác chuyên môn được giao,
Ban QLDA cần có sự đổi mới về cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, đặc biệt chú ý chất lượng tuyển dụng đầu vào phải công khai, minh bạch qua thi
tuyển nghiêm túc, đầu tư trang thiết bị và phần mềm quản lý hiện đại. Bên cạnh đó,
để đáp ứng được khối lượng công việc ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp,
Ban QLDA cần phải đa dạng các hình thức quản lý như: chủ đầu tư trực tiếp
QLDA; Ban QLDA chuyên ngành; thuê tổ chức tư vấn QLDA đầu tư xây dựng
công trình… để tận dụng tối đa chất xám của cộng đồng nghề nghiệp, giảm tải cho
chính Ban QLDA mà không làm giảm chất lượng quản lý. Ban phải tăng cường
quản lý sau đầu tư, làm rõ trách nhiệm của các chủ thể khi xây dựng và sau khi đưa
công trình vào sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Quản lý dự án huyện Gia Lâm (2016), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm
vụ năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017.
2. Ban Quản lý dự án huyện Gia Lâm (2016), Báo cáo công tác quản lý các dự
án năm 2016.
3. Bộ Xây dựng (2015;2016), Hướng dẫn xác định và công bố chỉ số giá xây
dựng, quy định mới nhất về quyết toán dự án , quản lý chi phí dự án, chi phí đầu tư,
quy đổi chi phí đầu tư xây dựng, NXB Lao động, Hà Nội.
4. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015, Quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
5. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015, Quản lý
chi phí đầu tư xây dựng.
6. Chính phủ (2015), Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015, Hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công.
7. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 18/6/2015, Quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình.
8. Trần Chủng (2013), “Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình”, Chuyên đề 1, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án, Viện KHCNXD Hà Nội
2013.
9. Công ty TNHH Công nghệ điện tử - phần mềm và viễn thông Life Tek:
10. Cổng thông tin điện tử huyện Gia Lâm:
11. Lê Anh Dũng (2013), Giáo trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
đô thị.
12. Lê Anh Dũng - Đinh Tuấn Hải (2014), phân tích các mô hình quản lý trong
xây dựng.
13. Bùi Mạnh Hùng (2006), Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, NXB
Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
14. Nguyễn Duy Long và Lưu Trường Văn, Các vấn đề vướng mắc của các dự
án ở TP.HCM.
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2015), Luật Ngân
sách Nhà nước.
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2014), Luật Xây dựng.
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2014), Luật Đấu thầu.
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2014), Luật Đầu tư
công.
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2015), Luật Tổ chức
chính quyền địa phương.
20. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội: www.hapi.gov.vn
21. Sở Xây dựng Hà Nội : www.soxaydung.hanoi.gov.vn
22. Trịnh Quốc Thắng (2007), Quản lý dự án xây dựng, NXB Khoa học Kỹ
thuật, Hà Nội.
23. UBND Thành phố Hà Nội (2011), Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
24. UBND thành phố Hà Nội: www.hanoi.gov.vn
25. Website: www.vi.wikipedia.org và một số website khác.