Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở người bệnh sau phẩu thuật và một số yếu tố liên quan tại 4 khoa ngoại bệnh viện đa khoa cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THẾ DUY

THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ Ở NGƢỜI BỆNH
SAU PHẨU THUẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI 4 KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CÀ MAU
NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01


HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THẾ DUY

THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ Ở NGƢỜI BỆNH
SAU PHẨU THUẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI 4 KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU
NĂM 2017


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TÔ MINH NGHỊ

HÀ NỘI – 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập tại trường Đại học Y tế công cộng đến nay tôi đã hoàn
thành chương trình học. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Y tế công cộng
Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập tại trường.
Đảng ủy, Ban Giám đốc, cơ quan đoàn thể nơi tôi công tác đã tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. khoa Ngoại tổng hợp, khoa Ngoại
thần kinh, khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình- bỏng, khoa PTGMHS, khoa Ung
bướu, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng quản lý chất lượng bệnh viện, phòng kế
hoạch tổng hợp Bệnh viện Cà Mau đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận
văn.
Đặc biệt với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới 2 thầy hướng dẫn đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức, theo sát tôi

và cho tôi những lời khuyên quý báu trong thời gian tôi học tập và tiến hành
nghiêncứu, giúp tôi hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, chia sẻ kinh nghiệm quý báu của
các anh chị, đồng nghiệp và bạn bè.

Cà Mau, ngày 22 tháng 11 năm 2017


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i

MỤC LỤC ...................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................vii
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 4
1.1. Nhiễm khuẩn vết mổ ............................................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 4
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ theo CDC .................................... 4
1.1.3. Nguồn tác nhân gây bệnh và cơ chế lây truyền ................................................ 5
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ ................................................... 6
1.1.5. Tiêu chuẩn đánh giá phân loại vết mổ .............................................................. 8

1.1.6. Phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ[31],[32] ....................................................... 8
1.2. Một số nghiên cứu liên quan .............................................................................. 12
1.2.1. Những nghiên cứu về nhiễm khuẩn vết mổ trên thế giới ................................ 12
1.2.2. Những nghiên cứu về nhiễm khuẩn vết mổ tại Việt Nam .............................. 13
1.3. Vài nét về bệnh viện đa khoa Tỉnh Cà Mau[5] .................................................. 14
1.3.1. Bệnh viện đa khoa Tỉnh Cà Mau .................................................................... 14
1.4. Khung lý thuyết .................................................................................................. 15
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 16
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................... 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng ................................................................... 16
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính ...................................................................... 16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 16

2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 16
2.4. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu ........................................................................ 17
2.4.1. Mẫu định lượng .............................................................................................. 17


iii

2.4.2. Mẫu định tính .................................................................................................. 18
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................................. 18
2.5.1. Thu thập thông tin định lượng......................................................................... 18
2.5.2. Thu thập thông tin đinh tính ............................................................................ 19
2.5.3. Điều tra viên và giám sát viên ........................................................................ 19

2.6. Biến số nghiên cứu (phụ lục 7 và phụ lục 8)...................................................... 20
2.7. Các khái niệm, thƣớc đo, phƣơng pháp đánh giá ............................................... 20
2.7.1. Nhiễm khuẩn vết mổ: ...................................................................................... 20
2.7.2. Các trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn vết mỗ. .............................................. 20
2.7.3. Cách tính các chỉ số nghiên cứu ..................................................................... 20
2.7.4 Các phương pháp đánh giá trong nghiên cứu ................................................. 20
2.8. Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................................... 21
2.8.1. Phân tích số liệu định lượng ........................................................................... 21
2.8.2. Phân tích số liệu định tính .............................................................................. 21
2.9. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................... 21
2.10. Sai số và biện pháp hạn chế sai số ................................................................... 22
2.11. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................... 22

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 23
3.1. Đặc điểm chung và đặc điểm về điều trị ngƣời bệnh ......................................... 23
3.1.1 Đặc điểm chung của người bệnh ..................................................................... 23
3.1.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ................................................................................ 24
3.1.3. Đặc điểm của người bệnh trước phẩu thuật ................................................... 25
3.1.5 Đặc điểm về phẫu thuật của ngƣời bệnh .......................................................... 28
3.1.6 Đặc điểm về phẫu thuật của người bệnh ......................................................... 29
3.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ............................................. 30
3.2.1. Mối liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ và đặc điểm chung của người bệnh 30
3.2.2. Mối liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ và đặc điểm của người bệnh trước
phẩu thuật .................................................................................................................. 30
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ............................................................................................ 36

4.1. Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện Đa khoa Cà Mau ...................... 36


iv

4.1.1. Đặc điểm chung của ngƣời bệnh nghiên cứu. ................................................. 36
4.1.2. Đặc điểm chung của ngƣời bệnh phân bố theo khoa điều trị. ......................... 37
4.1.4. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ theo từng khoa. ..................................................... 38
4.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ trong nghiên cứu. ................ 39
Chƣơng 5: KẾT LUẬN ............................................................................................. 43
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 45

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT: .......................................................................................... 45
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 50
Phụ lục 1 : Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ theo CDC .......................... 50
Phụ lục 2: Phiếu điếu tra nhiễm khuẩn vết mổ ........................................................ 52
Phụ lục 3: Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo ......................................................... 53
Phụ lục 4: Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu bác sĩ trƣởng khoa......................................... 55
Phụ lục 5: Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu điều dƣỡng .................................................... 57
Phụ lục 8: nhóm biến định lƣợng thu thập từ thông tin thứ cấp ............................... 61


v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.2: Thang điểm ASA đánh giá tình trạng ngƣời bệnh trƣớc phẫu thuật. ....... 20
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của ngƣời bệnh (n=446) ................................................ 23
Bảng 3.2: Mô tả tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ............................................................... 24
Bảng 3.3: Đặc điểm về tình trạng ngƣời bệnh trƣớc phẫu thuật ............................... 25
Bảng 3.4: loại phẫu thuật và tình trạng bệnh phân bố theo khoa điều trị ................. 27
Bảng 3.5 : Hình thức và phƣơng pháp phẫu thuật phân bố theo khoa ...................... 28
Bảng 3.6 : Thời gian phẫu thuật và sử dụng kháng sinh ........................................... 29
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ và đặc điểm chung của ngƣời
bệnh ........................................................................................................................... 30
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ và đặc điểm của ngƣời bệnh
trƣớc phẩu thuật......................................................................................................... 30

Bảng 3.9: Mối liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ và đặc điểm của ngƣời bệnh
trƣớc phẩu thuật......................................................................................................... 31
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ và tình trạng ngƣời bệnh ....... 33
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ và phƣơng pháp phẫu thuật........ 34
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ và thời gian phẫu thuật ..........35


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVĐK


: Bệnh viện Đa khoa

BV

: Bệnh viện

KNK

: Không nhiễm khuẩn

KSDP


: Kháng sinh dự phòng

KTC

: Khoảng tin cậy

NB

: Ngƣời bệnh

NK


: Nhiễm khuẩn

NKVM

: Nhiễm khuẩn vết mổ

PT

: Phẫu thuật

QTKT


: Qui trình kỹ thuật

THA

: Tăng huyết áp

VM

: Vết mổ

VK


: Vô khuẩn

VPM

: Viêm phúc mạc


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung và nhiễm khuẩn vết mổ nói riêng đang là
vấn đề nóng bỏng đối với sự an toàn của ngƣời bệnh tại các cơ sở y tế. NKBV là chỉ

số chất lƣợng của bệnh viện về công tác Ngoại khoa. Theo khuyến cáo của các
chuyên gia đầu ngành về kiểm soát nhiễm khuẩn của Việt Nam, tại các bệnh viện
hàng năm nên có các giám sát tỷ lệ NKVM để từ đó can thiệp vào công tác kiểm
soát và phòng ngừa NKVM. Y học càng phát triển thì các can thiệp có xâm lấn trên
ngƣời bệnh ngày càng nhiều và tạo ra các nguy cơ cho ngƣời bệnh càng cao. Để có
cái nhìn đúng đắn hơn về tỷ lệ NKVM tại 4 khoa Ngoại tổng hợp,Ngoại ung
bƣớu,Ngoại thần kinh,Ngoại Chấn thƣơng chỉnh hình-bỏng,của bệnh viện Đa khoa
Cà Mau năm 2017.Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu:
(1)Mô tả thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ trên ngƣời bệnh sau phẫu thuật tại 4
khoa Ngoại bệnh viện Đa Khoa Cà Mau năm 2017.
(2)Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại 4
khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau năm 2017

Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân
tích, kết hợp định lƣợng với định tính. Số liệu định lƣợng đƣợc thu thập từ 446 hồ
sơ bệnh án của ngƣời bệnh đƣợc phẫu thuật và có thời gian nằm viện trên 48 giờ tại
4 khoa: Ngoại tổng hợp, Ngoại chấn thƣơng chỉnh hình – bỏng, Ngoại thần kinh,
Ngoại ung bƣớu, số liệu định tính đƣợc thu thập qua phỏng vấn sâu 10 đối tƣợng
đƣợc chọn có chủ đích
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ NKVM chung ở BVĐK Cà Mau là 6,1%. Nhóm
tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 18 đến 59 chiếm 88,1% và thấp nhất là nhóm tuổi 1
đến 17 tuổi chiếm 1,1%, những ngƣời bệnh đƣợc chuẩn bị đầy đủ trƣớc phẫu thuật
chiếm 96,4%, không chuẩn bị đầy đủ chiếm 3,6%, Những yếu tố liên quan đến
NKVM ở ngƣời bệnh sau phẫu thuật: Tỷ lệ NKVM ở ngƣời bệnh bị nhiễm khuẩn
trƣớc phẫu thuật là 88,5%, NKVM ở bệnh nhân không chuẩn bị đầy đủ trƣớc mổ

43,8%,NKVM ở những ngƣời bệnh mắc bệnh mạn tính và nhiễm khuẩn là


viii

23,1%,NKVM ở ngƣời bệnh có điểm ASA ≥2 điểm 37,3%,thời gian phẫu thuật trên
90 phút có tỷ lệ NKVM là 19,9%,
Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị: Điều trị ổn
định trƣớc khi phẫu thuật đối với ngƣời bệnh bị nhiểm khuẩn trƣớc phẫu thuật, đối
với các trƣờng hợp không đƣợc chuẩn bị đầy đủ trƣớc mổ thì cần có biện pháp
phòng ngừa nhiểm khuẩn vết mổ tích cực hơn khi phẫu thuật.



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những nhóm nhiễm khuẩn bệnh viện thƣờng
gặp [31]
Nhiễm khuẩn vết mổ tác động không nhỏ đến tần suất mắc bệnh, khả năng
phục hồi sau phẫu thuật của ngƣời bệnh, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí
điều trị, tăng tỷ lệ tử vong cho ngƣời bệnh. Do đó, việc phát hiện sớm các dấu hiệu
của nhiễm khuẩn vết mổ, can thiệp chăm sóc phù hợp là quan trọng hơn bao giờ hết
trong việc giảm hậu quả do nhiễm khuẩn vết mổ, đặc biệt là trong bối cảnh vi sinh
vật gây bệnh ngày càng kháng kháng sinh.

Các nghiên cứu của các nƣớc và Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy nhiễm khuẩn
vết mổ là một loại nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến, quan trọng, đứng hàng thứ 2
sau nhiễm khuẩn tiết niệu, chiếm 24,0% nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung và tỷ lệ
tử vong khoảng 1,9% [17]. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chiếm từ 2,0% - 5,0% trong
số 16 triệu ngƣời bệnh phẫu thuật hàng năm [20]
Tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn các nƣớc phát triển chiếm từ
5,0%-10,0% [8]. Một nghiên cứu thực hiện năm 2014 tại bệnh viện đa khoa Đồng
Tháp cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 5,9% [15].
Bệnh viện đa khoa Cà Mau là bệnh viện hạng II , quy mô 700 giƣờng bệnh
nhƣng luôn trong tình trạng quá tải công suất sử dụng giƣờng bệnh luôn ở mức cao(
128% trong năm 2016)[5], lƣu lƣợng ngƣời qua lại hằng ngày rất đông đặc biệt là
khu vực phòng mổ và các khoa ngoại do thân nhân ngƣời bệnh chờ ngƣời thân phẫu

thuật , Những yếu tố này tác động không nhỏ đến tình trạng nhiễm khuẩn trong
bệnh viện.
Trong năm 2015, bệnh viện đã tiến hành khảo sát nhiễm khuẩn vết mổ theo
hƣớng dẫn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, đây chỉ là khảo sát cắt ngang thời gian trong
một tháng với số lƣợng mẫu thấp (năm 2015: 112 mẫu, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là
1,74%) [3] chƣa mang tính đại diện và chƣa phản ánh đƣợc thực trạng nhiễm
`khuẩn vết mổ tại bệnh viện. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này, nhằm
đánh giá thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện Cà Mau hiện nay nhƣ thế
nào? Những yếu tố nào liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ? Từ đó khuyến nghị các


2


giải pháp kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ, nâng cao chất lƣợng chăm sóc và điều trị
ngƣời bệnh phẫu thuật tại bệnh viện. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở người bệnh sau phẫu
thuật và một số yếu tố liên quan tại 4 khoa ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh cà mau
năm 2017”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ trên ngƣời bệnh sau phẫu thuật tại 4

khoa Ngoại bệnh viện Đa Khoa Cà Mau năm 2017
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại 4
khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau năm 2017


4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nhiễm khuẩn vết mổ
1.1.1. Khái niệm
Nhiễm khuẩn vết mổ là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời

gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép và cho tới
một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả (phẫu thuật implant).
NKVM đƣợc chia thành 3 loại: (1) NKVM nông gồm các nhiễm khuẩn ở lớp da
hoặc tổ chức dƣới da tại vị trí rạch da; (2) NKVM sâu gồm các nhiễm khuẩn tại lớp
cân và/hoặc cơ tại vị trí rạch da. NKVM sâu cũng có thể bắt nguồn từ NKVM nông
để đi sâu bên trong tới lớp cân cơ; (3) Nhiễm khuẩn cơ quan/khoang cơ thể [9],[30].
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ theo CDC
Nhiễm khuẩn vết mổ có 3 mức độ, nông, sâu và cơ quan[8],[28]:
1.1.2.1. Nhiễm khuẩn vết mổ nông
Phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày
sau phẫu thuật.Và chỉ xuất hiện ở vùng da hay vùng dƣới da tại đƣờng mổ.Và có ít
nhất một trong các triệu chứng sau Chảy mủ từ vết mổ nông.Phân lập vi khuẩn từ

cấy dịch hay mô đƣợc lấy vô trùng từ vết mổ.Có ít nhất một trong những dấu hiệu
hay triệu chứng sau: đau, sƣng, nóng, đỏ và cần mở bung vết mổ, trừ khi cấy vết mổ
âm tính.
BS chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ nông.
1.1.2.2. Nhiễm khuẩn vết mổ sâu
Phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày
sau phẫu thuật hay 1 năm đối với đặt implant.Và xảy ra ở mô mềm sâu (cân/cơ) của
đƣờng mổ.Và có ít nhất một trong các triệu chứng sau:Chảy mủ từ vết mổ sâu
nhƣng không từ cơ quan hay khoang nơi phẫu thuật.Vết thƣơng hở da sâu tự nhiên
hay do phẫu thuật viên mở vết thƣơng khi bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu
hiệu hay triệu chứng sau: sốt > 380C, đau, sƣng, nóng, đỏ, trừ khi cấy vết mổ âm
tính. Abces hay bằng chứng nhiễm khuẩn vết mổ sâu qua thăm khám, phẫu thuật

lại, Xquang hay giải phẫu bệnh,BS chẩn đoán NKVM sâu.


5

1.1.2.3. Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan/khoang phẫu thuật.
Phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày
sau phẫu thuật hay 1 năm đối với đặt implant. Và xảy ra ở bất kỳ nội tạng, loại trừ
da, cân, cơ, đã xử lý trong phẫu thuật Và có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
Chảy mủ từ dẫn lƣu nội tạng. Phân lập vi khuẩn từ cấy dịch hay mô đƣợc lấy vô
trùng ở cơ quan hay khoang nơi phẫu thuật. Abces hay bằng chứng khác của nhiễm
trùng qua thăm khám, phẫu thuậtlại, Xquang hay giải phẫu bệnh.BS chẩn đoán

nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan/khoang phẫu thuật.
1.1.3. Nguồn tác nhân gây bệnh và cơ chế lây truyền
Có 2 nguồn tác nhân gây NKVM [29]:
Vi sinh vật trên ngƣời bệnh (nội sinh): Là nguồn tác nhân chính gây NKVM,
gồm các vi sinh vật thƣờng trú có ngay trên cơ thể ngƣời bệnh. Các Vi sinh vật này
thƣờng cƣ trú ở tế bào biểu bì da, niêm mạc hoặc trong các khoang/tạng rỗng của cơ
thể nhƣ: khoang miệng, đƣờng tiêu hóa, đƣờng tiết niệu - sinh dục… Một số ít
trƣờng hợp vi sinh vật bắt nguồn từ các ổ nhiễm khuẩn ở xa vết mổ theo đƣờng máu
hoặc bạch mạch xâm nhập vào vết mổ và gây NKVM. Các tác nhân gây bệnh nội
sinh nhiều khi có nguồn gốc từ môi trƣờng bệnh viện và có tính kháng thuốc cao.Vi
sinh vật ngoài môi trƣờng (ngoại sinh): Là các vi sinh vật ở ngoài môi trƣờng xâm
nhập vào vết mổ trong thời gian phẫu thuật hoặc khi chăm sóc vết mổ. Các tác nhân

gây bệnh ngoại sinh thƣờng bắt nguồn từ: Môi trƣờng khu phẫu thuật: Bề mặt
phƣơng tiện, thiết bị, không khí buồng phẫu thuật, nƣớc và phƣơng tiện vệ sinh tay
ngoại khoa…Dụng cụ, vật liệu cầm máu, đồ vải phẫu thuật bị ô nhiễm. Nhân viên
kíp phẫu thuật: Từ bàn tay, trên da, từ đƣờng hô hấp...Vi sinh vật cũng có thể xâm
nhập vào vết mổ khi chăm sóc vết mổ không tuân thủ đúng nguyên tắc vô khuẩn.
Tuy nhiên, vi sinh vật xâm nhập vào vết mổ theo đƣờng này thƣờng gây NKVM
nông, ít gây hậu quả nghiêm trọng.
Các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào vết mổ chủ yếu trong thời gian phẫu
thuật theo cơ chế trực tiếp, tại chỗ. Hầu hết các tác nhân gây NKVM là các vi sinh
vật định cƣ trên da vùng rạch da, ở các mô/tổ chức vùng phẫu thuật hoặc từ môi



6

trƣờng bên ngoài xâm nhập vào vết mổ qua các tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp, đặc
biệt là các tiếp xúc qua bàn tay kíp phẫu thuật.
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ
Có 4 nhóm yếu tố nguy cơ gây NKVM gồm: ngƣời bệnh, môi trƣờng, phẫu
thuật và tác nhân gây bệnh [11],[30].
*Yếu tố ngƣời bệnh: Những yếu tố ngƣời bệnh dƣới đây làm tăng nguy cơ
mắc NKVM:
Ngƣời bệnh phẫu thuật đang mắc nhiễm khuẩn tại vùng phẫu thuật hoặc tại
vị trí khác ở xa vị trí rạch da nhƣ ở phổi, ở tai mũi họng, đƣờng tiết niệu hay trên
da,ngƣời bệnh đa chấn thƣơng, vết thƣơng giập nát.

Ngƣời bệnh tiểu đƣờng: Do lƣợng đƣờng cao trong máu tạo thuận lợi để vi
khuẩn phát triển khi xâm nhập vào vết mổ.
Ngƣời nghiện thuốc lá: Làm tăng nguy cơ NKVM do co mạch và thiểu
dƣỡng tại chỗ.
Ngƣời bệnh bị suy giảm miễn dịch, ngƣời bệnh đang sử dụng các thuốc ức
chế miễn dịch.
Ngƣời bệnh béo phì hoặc suy dinh dƣỡng.
Ngƣời bệnh nằm lâu trong bệnh viện trƣớc mổ làm tăng lƣợng vi sinh vật
định cƣ trên ngƣời bệnh.
Tình trạng ngƣời bệnh trƣớc phẫu thuật càng nặng thì nguy cơ NKVM càng
cao. Theo phân loại của Hội Gây mê Hoa Kỳ (Bảng 1.2), ngƣời bệnh phẫu thuật có
điểm ASA (American Society of Anesthegiologists) 4 điểm và 5 điểm có tỷ lệ

NKVM cao nhất.
*Yếu tố môi trƣờng: Những yếu tố môi trƣờng dƣới đây làm tăng nguy cơ
mắc NKVM:
Vệ sinh tay ngoại khoa không đủ thời gian hoặc không đúng kỹ thuật, không
dùng hoá chất khử khuẩn, đặc biệt là không dùng chế phẩm vệ sinh tay chứa cồn.
Chuẩn bị ngƣời bệnh trƣớc mổ không tốt: Ngƣời bệnh không đƣợc tắm hoặc
không đƣợc tắm bằng xà phòng khử khuẩn, vệ sinh khử khuẩn vùng rạch da không


7

đúng quy trình, cạo lông không đúng chỉ định, thời điểm và kỹ thuật thiết kế buồng

phẫu thuật không bảo đảm nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn.
Điều kiện khu phẫu thuật không đảm bảo vô khuẩn: Không khí, nƣớc cho vệ
sinh tay ngoại khoa, bề mặt thiết bị, bề mặt môi trƣờng buồng phẫu thuật bị ô nhiễm
hoặc không đƣợc kiểm soát chất lƣợng định kỳ. Dụng cụ y tế: Không đảm bảo vô
khuẩn do chất lƣợng tiệt khuẩn, khử khuẩn hoặc lƣu giữ, sử dụng dụng cụ không
đúng nguyên tắc vô khuẩn.
Nhân viên tham gia phẫu thuật không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong
buồng phẫu thuật làm tăng lƣợng vi sinh vật ô nhiễm: Ra vào buồng phẫu thuật
không đúng quy định, không mang hoặc mang phƣơng tiện che chắn cá nhân không
đúng quy định, không vệ sinh tay/không thay găng sau mỗi khi tay đụng chạm vào
bề mặt môi trƣờng…
*Yếu tố phẫu thuật

Thời gian phẫu thuật: Thời gian phẫu thuật càng dài thì nguy cơ NKVM càng
cao.
Loại phẫu thuật: Phẫu thuật cấp cứu, phẫu thuật nhiễm và bẩn có nguy cơ
NKVM cao hơn các loại phẫu thuật khác.
Thao tác phẫu thuật: Phẫu thuật làm tổn thƣơng, bầm giập nhiều mô tổ chức,
mất máu nhiều, vi phạm nguyên tắc vô khuẩn trong phẫu thuật làm tăng nguy cơ
mắc NKVM. Một số nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy các yếu tố nguy cơ gây
NKVM liên quan tới phẫu thuật gồm: Phẫu thuật sạch – nhiễm, phẫu thuật nhiễm và
phẫu thuật bẩn, các phẫu thuật kéo dài > 2 giờ, các phẫu thuật ruột non, đại tràng.
*Yếu tố vi sinh vật
Mức độ ô nhiễm, độc lực và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn càng cao
xảy ra ở ngƣời bệnh đƣợc phẫu thuật có sức đề kháng càng yếu thì nguy cơ mắc

NKVM càng lớn. Sử dụng rộng rãi các kháng sinh phổ rộng ở ngƣời bệnh phẫu
thuật là yếu tố quan trọng làm tăng tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, qua đó làm
tăng nguy cơ mắc NKVM


8

1.1.5. Tiêu chuẩn đánh giá phân loại vết mổ
Phân loại của Altemeies[30]
Vết mổ sạch:
Vết mổ không dẫn lƣu, không chấn thƣơng, không viêm, không có lỗi về mổ,
kỹ thuật vô khuẩn tốt, không mổ vào các đƣờng hô hấp, sinh dục, tiêu hoá, đƣờng

mật.
Vết mổ sạch nhiễm:
Có mổ vào đƣờng tiết niệu – sinh dục, đƣờng hô hấp, đƣờng tiêu hoá, đƣờng
mật nhƣng mật không bị nhiễm khuẩn.
Vết mổ lây nhiễm:
Vết thƣơng do chấn thƣơng dƣới 4 giờ, mở vào đƣờng mật, tiết niệu - sinh
dục, thủng dạ dày, thủng ruột, vết mổ trên ngƣời bệnh có tổ chức viêm cấp nhƣng
chƣa hoá mủ.
Vết mổ bẩn và nhiễm :
Vết thƣơng bẩn xử lý chậm sau 4 giờ, có tổ chức hoại tử, viêm nhiễm có mủ,
vết thƣơng có dị vật, vỡ tạng rỗng, nhiễm phân.
1.1.6. Phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ[31],[32]

1.1.6.1. Nguyên tắc chung
Các cơ sở khám, chữa bệnh khi tiếp nhận và điều trị ngƣời bệnh ngoại khoa
cần đảm bảo các nguyên tắc phòng ngừa NKVM sau: Mọi nhân viên y tế, ngƣời
bệnh, ngƣời nhà của ngƣời bệnh phải tuân thủ quy định, quy trình phòng ngừa
NKVM trƣớc, trong và sau phẫu thuật. Sử dụng kháng sinh dự phòng phù hợp với
tác nhân gây bệnh, đúng liều lƣợng, thời điểm và đƣờng dùng. Thƣờng xuyên và
định kỳ giám sát phát hiện NKVM ở ngƣời bệnh phẫu thuật, giám sát tuân thủ thực
hành phòng ngừa NKVM ở nhân viên y tế và thông tin kịp thời các kết quả giám sát
cho các đối tƣợng liên quan. Luôn có sẵn các điều kiện, phƣơng tiện, thiết bị, vật tƣ
tiêu hao và hóa chất thiết yếu cho thực hành vô khuẩn trong chăm sóc và điều trị
ngƣời bệnh ngoại khoa.



9

1.1.6.2. Các biện pháp phòng ngừa [8]
Chuẩn bị ngƣời bệnh trƣớc phẫu thuật Xét nghiệm định lƣợng Glucose máu
trƣớc mọi phẫu thuật. Duy trì lƣợng Glucose máu ở ngƣỡng sinh lý(6mmol/L) trong
suốt thời gian phẫu thuật cho tới 48 giờ sau phẫu thuật),Xét nghiệm định lƣợng
albumin huyết thanh cho mọi ngƣời bệnh mổ phiên. Những ngƣời bệnh mổ phiên
suy dinh dƣỡng nặng cần xem xét trì hoãn phẫu thuật và cần bồi dƣỡng nâng cao thể
trạng trƣớc phẫu thuật. Phát hiện và điều trị mọi ổ nhiễm khuẩn ở ngoài vị trí phẫu
thuật hoặc ổ nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trƣớc mổ đối với các phẫu thuật có
chuẩn bị.Rút ngắn thời gian nằm viện trƣớc mổ đối với phẫu thuật có chuẩn

bị,Ngƣời bệnh mổ phiên phải đƣợc tắm bằng dung dịch xà phòng khử khuẩn chứa
iodine hoặc Chlorhexidine vào tối trƣớc ngày phẫu thuật và/ hoặc vào sáng ngày
phẫu thuật. Ngƣời bệnh có thể tắm khô theo cách lau khử khuẩn toàn bộ vùng da
của cơ thể, đặc biệt là da vùng phẫu thuật bằng khăn tẩm dung dịch chlohexidine
2% từ 1-2 lần/ngày trong suốt thời gian nằm viện trƣớc phẫu thuật, Không loại bỏ
lông trƣớc phẫu thuật trừ ngƣời bệnh phẫu thuật sọ não hoặc ngƣời bệnh có lông tại
vị trí rạch da gây ảnh hƣởng tới các thao tác trong quá trình phẫu thuật. Với những
ngƣời bệnh có chỉ định loại bỏ lông, cần loại bỏ lông tại khu phẫu thuật, do nhân
viên y tế thực hiện trong vòng 1 giờ trƣớc phẫu thuật. Sử dụng kéo cắt hoặc máy
cạo râu để loại bỏ lông, không sử dụng dao cạo. Sử dụng kháng sinh dự phòng trong
phẫu thuật
Sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) với các phẫu thuật sạch – nhiễm.

KSDP cần dùng liều ngắn ngày ngay trƣớc phẫu thuật nhằm diệt các vi khuẩn xâm
nhập vào vết mổ trong thời gian phẫu thuật. Để đạt hiệu quả phòng ngừa cao,sử
dụng KSDP cần tuân theo 4 nguyên tắc sau:
Lựa chọn loại kháng sinh nhạy cảm với các tác nhân gây NKVM thƣờng gặp
nhất tại bệnh viện và đối với loại phẫu thuật đƣợc thực hiện.Tiêm KSDP trong vòng
30 phút trƣớc rạch da. Không tiêm kháng sinh sớm hơn 1 giờ trƣớc khi rạch da. Đối
với ngƣời bệnh đang điều trị kháng sinh, vào ngày phẫu thuật cần điều chỉnh thời
điểm đƣa kháng sinh vào cơ thể sao chogần cuộc mổ nhất có thể.Duy trì nồng độ
diệt khuẩn trong suốt cuộc mổ cho đến vài giờ sau khi kết thúc cuộc mổ. Có thể cân


10


nhắc tiêm thêm 1 liều KSDP trong các trƣờng hợp (1) Phẫu thuật kéo dài >4 giờ; (2)
Phẫu thuật mất máu nhiều; (3) Phẫu thuật ở ngƣời bệnh béo phì. Với phẫu thuật đại,
trực tràng ngoài mũi tiêm tĩnh mạch trên, ngƣời bệnh cần đƣợc rửa ruột và uống
kháng sinh không hấp thụ qua đƣờng ruột (nhóm metronidazole) vào ngày trƣớc
phẫu thuật và ngày phẫu thuật. Không dùng KSDP kéo dài quá 24 giờ sau phẫu
thuật. Riêng với phẫu thuật mổ tim hở có thể dùng KSDP tới 48 giờ sau phẫu thuật.
Các biện pháp phòng ngừa trong phẫu thuật cửa buồng phẫu thuật phải luôn đóng
kín trong suốt thời gian phẫu thuật trừ khi phải vận chuyển thiết bị, dụng cụ hoặc
khi ra vào buồng phẫu thuật.Hạn chế số lƣợt nhân viên y tế vào khu vực vô khuẩn
của khu phẫu thuật và buồng phẫu thuật. Những ngƣời không có nhiệm vụ
khôngđƣợc vào khu vực này. Mọi nhân viên y tế khi vào khu vực vô khuẩn của khu

phẫu thuật phải mang đầy đủ, đúng quy trình các phƣơng tiện phòng hộ trong phẫu
thuật: (1)Quần áo dành riêng cho khu phẫu thuật; (2) Mũ trùm kín tóc sử dụng 1
lần;(3) Khẩu trang y tế che kín mũi miệng; (4) Dép dành riêng cho khu phẫuthuật.
Ngoài mang các phƣơng tiện che chắn trên còn phải: (1) Vệ sinh tay ngoại khoa; (2)
Mặc quần áo phẫu thuật dài tay, bằng vải sợi bông đã đƣợc hấp tiệt khuẩn hoặc
bằng áo giấy vô khuẩn sử dụng 1 lần; (3) Mang găng tay vô khuẩn. Kíp phẫu thuật
cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa chuẩn khi phẫu thuật: Các thành viên trực
tiếp tham gia phẫu thuật phải vệ sinh tay bằng dung dịch khử khuẩn. Tùy theo điều
kiện của từng bệnh viện, có thể chọn một trong hai phƣơng pháp: Sát khuẩn tay
bằng dung dịch khử khuẩn có chứa Chlohexidine 4% hoặc Sát khuẩn tay bằng dung
dịch có chứa cồn dành cho phẫu thuật (dung dịch đạt hiệu quả vi sinh chuẩn dành
cho chế phẩm vệ sinh tay phẫu thuật). Các thành viên không trực tiếp tham gia phẫu

thuật phải vệ sinh tay bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn theo quy định vệ sinh tay
thƣờng quy trƣớc khi vào khu vực vô khuẩn của khu phẫu thuật. Chỉ mang găng tay
khi thực hiện thủ thuật trên ngƣời bệnh. Sau khi thực hiện thủ thuật xong phải tháo
găng ngay. Cần vệ sinh tay bằng cồn trƣớc khi mang găng và sau khi tháo bỏ găng,
sau khi đụng chạm vào bất kỳ bề mặt nào trong buồng phẫu thuật. Mọi ngƣời khi đã
vào trong buồng phẫu thuật cần hạn chế đi lại hoặc ra ngoài buồng phẫu thuật và
hạn chế tiếp xúc tay với bề mặt môi trƣờng trong buồng phẫu thuật. Trƣờng hợp bắt


11

buộc phải ra ngoài khu phẫu thuật (ra khu hành chính, khu hồi tỉnh) phải cởi bỏ mũ,

khẩu trang, dép/ ủng, quần áo dành riêng cho khu vực vô khuẩn của khu phẫu thuật
và loại bỏ vào đúng nơi quy định, sau đó rửa tay hoặc khử khuẩn tay bằng
cồn.Chuẩn bị da vùng phẫu thuật: Cần đƣợc tiến hành theo 2 bƣớc:Làm sạch da
vùng phẫu thuật bằng xà phòng khử khuẩn và che phủ bằng săng vô khuẩn. Bƣớc
này cần đƣợc thực hiện ở buồng chuẩn bị ngƣời bệnh phẫu thuật, do điều dƣỡng
khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức thực hiện.Sát khuẩn vùng dự kiến rạch da bằng
dung dịch Chlorhexidine 2%, dung dịch chlorhexidine 0.5% pha trong cồn 70%
hoặc dung dịch cồn Iodine/iodophors. Để tránh tác dụng triệt tiêu do hoạt chất tích
điện trái dấu nên sử dụng cùng một loại hóa chất trong toàn bộ quá trình. Thực hiện
sát khuẩn vùng rạch da theo đƣờng thẳng từ trên xuống dƣới, từ nơi dự kiến rạch da
ra hai bên hoặc theo vòng tròn từ trong ra ngoài. Vùng sát khuẩn da phải đủ rộng để
có thể mở rộng vết mổ, tạo vết mổ mới hoặc đặt ống dẫn lƣu khi cần. Với những

phẫu thuật có chuẩn bị, sau khi sát khuẩn vùng rạch da, có thể băng vùng rạch da
bằng băng vô khuẩn không hoặc chứa chất khử khuẩn nhằm hạn chế ô nhiễm vết
mổ khi phẫu thuật. Cần sát khuẩn vùng dự kiến rạch da ngay trong buồng phẫu
thuật trƣớc khi rạch da, do kíp phẫu thuật thực hiện. Kỹ thuật mổ Khi phẫu thuật
cần thao tác nhẹ nhàng, duy trì cầm máu tốt, tránh làm đụng giập, thiểu dƣỡng
mô/tổ chức. Cần loại bỏ hết tổ chức chết, chất ngoại lai và các khoang chết trƣớc
khi đóng vết mổ. Áp dụng đóng vết mổ kỳ đầu muộn hoặc đóng kỳ hai ở phẫu thuật
bị ô nhiễm nặng. Có thể sử dụng chỉ phẫu thuật kháng khuẩn để đóng da. Nếu phải
dẫn lƣu, cần sử dụng hệ thống dẫn lƣu kín, không đặt ống dẫn lƣu qua vết mổ.
Trƣớc khi đóng vết mổ phải kiểm tra và đếm kiểm dụng cụ, gạc đã sử dụng để đảm
bảo không bị sót.
Giám sát phát hiện nhiễm khuẩn vết mổ:

Tổ chức giám sát phát hiện NKVM ở ngƣời bệnh đƣợc phẫu thuật. Tùy điều
kiện nguồn lực của từng bệnh viện, có thể giám sát một loại phẫu thuật sạch, sạch
nhiễm hoặc mọi loại phẫu thuật. Sử dụng phƣơng pháp giám sát chủ động tiến cứu,
trực tiếp (xem vết mổ mỗi khi thay băng kết hợp xem hồ sơ bệnh án). Sử dụng định
nghĩa của trung tâm phòng ngừa bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho giám sát NKVM.


12

Trƣớc phẫu thuật, ê kíp gây mê cần phân loại và ghi vào bệnh án tình trạng
ngƣời bệnh trƣớc mổ theo thang điểm ASA của Hội gây mê Hoa Kỳ, 1992. Ngay
sau cuộc mổ, một thành viên kíp phẫu thuật phải ghi vào bệnh án thời gian phẫu

thuật và loại vết mổ sử dụng phiếu giám sát NKVM thống nhất trong các đợt giám
sát. Nhóm giám sát cần tính tỷ lệ NKVM theo từng loại phẫu thuật và theo các biến
số xác định yếu tố nguy cơ gây NKVM để báo cáo hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn
và lãnh đạo bệnh viện. Kết quả giám sát sau khi đƣợc lãnh đạo bệnh viện phê duyệt
cần đƣợc thông báo cho các phẫu thuật viên các thành viên liên quan và mạng lƣới
kiểm soát nhiễm khuẩn. Không thông báo tỷ lệ NKVM của mỗi phẫu thuật viên.
Khoa/tổ kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm phối hợp với các khoa, phòng liên
quan xây dựng kế hoạch can thiệp, trình lãnh đạo bệnh viện phê duyệt và tổ chức
triển khai, cải thiện những điểm tồn tại thu đƣợc từ hoạt động giám sát.Kiểm tra
giám sát tuân thủ quy trình vô khuẩn ở nhân viên y tế Định kỳ hàng quý tổ chức các
đợt giám sát tuân thủ quy định/quy trình phòng ngừa NKVM của nhân viên ngoại
khoa.Kết quả giám sát sau khi đƣợc giám đốc bệnh viện phê duyệt cần đƣợc thông

báo cho các phẫu thuật viên, các thành viên liên quan và mạng lƣới kiểm soát nhiễm
khuẩn.Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn cần đề xuất kế hoạch trình phê duyệt và tổ chức
triển khai cải thiện những điểm tồn tại thu đƣợc từ hoạt động giám sát.
1.2. Một số nghiên cứu liên quan
1.2.1. Những nghiên cứu về nhiễm khuẩn vết mổ trên thế giới
Nhiễm khuẩn vết mổ là hậu quả không mong muốn thƣờng gặp nhất và là
nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở ngƣời bệnh đƣợc phẫu thuật trên toàn thế
giới. Tại Hoa Kỳ, NKVM đứng hàng thứ 2 sau nhiễm khuẩn tiết niệu, chiếm 24%
nhiễm trùng bệnh viện[40]. Cũng tại Mỹ, tỷ lệ NKVM chiếm từ 2% đến 5% trong
số 16 triệu bệnh nhân phẫu thuật hàng năm [33]. Một thống kê về tỷ lệ NKVM của
các bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Meriter (Anh) cũng cho thấy tỷ lệ
NKVM từ năm 2003 – 2006 là 2,25 – 1,77% .

Nhƣ vậy, nhìn chung các điều tra ở Châu Âu và Hoa Kỳ cho tỷ lệ NKVM
dao động từ 1,5 – 6% [41],[42].


13

Tại các nƣớc đang phát triển, tỷ lệ NKVM cao hơn hẳn, Patir và cộng sự ghi
nhận NKVM sau phẫu thuật thần kinh tại New Dehi (Ấn Độ) là 15% và trong một
nghiên cứu khác cũng tiến hành tại Ấn Độ cho thấy NKVM sau phẫu thuật tim
mạch là 18,8% [43]. Hàng năm, số ngƣời bệnh mắc NKVM ƣớc tính khoảng 2 triệu
ngƣời. Ở một số bệnh viện khu vực châu Á nhƣ Ấn Độ, Thái Lan cũng nhƣ tại một
số nƣớc châu Phi, NKVM gặp ở 8,8% - 24% ngƣời bệnh sau phẫu thuật [1].

Nhiễm khuẩn vết mổ để lại hậu quả nặng nề cho ngƣời bệnh do kéo dài thời
gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị. Tại Hoa Kỳ, số ngày nằm
viện gia tăng trung bình do NKVM là 7,4 ngày, chi phí phát sinh do NKVM hàng
năm khoảng 130 triệu USD. NKVM chiếm 89% nguyên nhân tử vong ở ngƣời bệnh
mắc NKVM sâu [43]. Với một số loại phẫu thuật đặc biệt nhƣ phẫu thuật cấy ghép,
NKVM có chi phí cao nhất so với các biến chứng ngoại khoa nguy hiểm khác và
làm tăng thời gian nằm viện trung bình hơn 30 ngày [1].
1.2.2. Những nghiên cứu về nhiễm khuẩn vết mổ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tình trạng NKVM cũng có nhiều điểm giống nhƣ ở các nƣớc
đang phát triển khác, nhƣng có những điểm riêng khác do đặc điểm môi sinh và
những khó khăn về kinh tế, NKVM xảy ra ở 5% – 10% trong số khoảng 2 triệu
ngƣời bệnh đƣợc phẫu thuật hàng năm [20]. NKVM là loại nhiễm khuẩn thƣờng

gặp nhất, với số lƣợng lớn nhất trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Khoảng trên
90% NKVM thuộc loại nông và sâu [7].
Một nghiên cứu về thực trạng và căn nguyên gây nhiễm khuẩn vết mổ từ
11/2006 đến 10/2007 trên 456 ngƣời bệnh mổ tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh
Nam Định cho thấy: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung là 10.1%. Nhiễm khuẩn trong
mổ phiên là 6,0%, Nhiễm khuẩn trong mổ cấp cứu là 11,2 % [34].
Tác giả Nguyễn Quốc Anh, nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ NKVM trên
3446 bệnh nhân phẫu thuật ngoại khoa tại bệnh viện Bạch Mai, từ 1/8/200530/11/2006 cho thấy tỷ lệ bị NKVM là 4,2%, nguyên nhân chủ yếu do trực khuẩn
Gram âm [23]
Tại các tỉnh phía Nam, tình hình NKVM cũng diễn ra khá phức tạp, một
khảo sát diễn ra tại khoa ngoại tiêu hóa bệnh viện Nhân dân Gia Định (1998) kết



14

quả cho thấy trong 18/33 bệnh nhân đƣợc khảo sát bị NKVM [31] Một nghiên cứu
khác tại bệnh viện Từ Dũ (1998) cũng ghi nhận tỷ lệ NKVM sau phẫu thuật là
14,2% [44]. Theo báo cáo về công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện Bình
Dân có tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ phiên là 2,1% và sau mổ cấp cứu là 3,4% Tỷ lệ
này có thể thấp hơn so với thực tế vì một số bệnh nhân đƣợc xuất viện sớm, sau đó
thay băng hoặc cắt chỉ ở phòng khám hoặc y tế địa phƣơng nên không theo dõi
đƣợc.
Tại bệnh viện Chợ Rẫy, một nghiên cứu tiến hành điều tra trong 1 ngày năm
2000 cho thấy trong số 391 bệnh nhân phẫu thuật có 56 bệnh nhân có NKVM chiếm

14,3% [16]. Một nghiên cứu cắt ngang năm 2001 của Lê Thị Anh Thƣ tại bệnh viện
Chợ Rẫy trên bệnh nhân đƣợc phẫu thuật tại khoa CTCH có 45/312 bệnh nhân có
NKVM chiếm 14,5% [17],[18].Theo kết quả giám sát ở 11 bệnh viện trong toàn
quốc năm 2001 do Bộ Y tế chủ trì cho thấy NKVM chiếm 17,6% trong số các
NKBV [35]. Một vài nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy NKVM làm tăng gấp 2 lần
thời gian nằm viện và chi phí điều trị trực tiếp [36],[37],[15],[30],[38].
1.3. Vài nét về bệnh viện đa khoa Tỉnh Cà Mau[5]
1.3.1. Bệnh viện đa khoa Tỉnh Cà Mau
Vị trí: nằm ở trung tâm thành phố Cà Mau, là bệnh viện hạng II, là tuyến
điều trị cao nhất của tỉnh về điều trị, chăm sóc sức khỏe cho ngƣời bệnh với quy mô
700 giƣờng bệnh, với tổng số 891 cán bộ công nhân viên (bao gồm cả nhân viên
hợp đồng); Có 40 khoa phòng, trong đó có 08 phòng chức năng, 25 khoa lâm sàng,

07 khoa cận lâm sàng và Tỷ lệ CBCNV/giƣờng bệnh đạt 1,26 (so với TTLT 08 là
1,25-1,40). Trong năm 2016 bệnh viện đã khám cho 420.769 lƣợt bệnh nhân và điều
trị nội trú 50.134 lƣợt
Mặc dù trên thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về NKVM
nhƣng tại Cà Mau chƣa có nghiên cứu nào đánh giá về vấn đề này. Đây là nghiên
cứu đầu tiên đƣợc tiến hành tại bệnh viện đa khoa tỉnh, hy vọng nghiên cứu này sẽ
giúp cho các nhà quản lý có những giải pháp để phòng ngừa NKVM nói riêng và
nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung.


15


1.4. Khung lý thuyết
Các yếu tố liên quan đến thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện đa
khoa Cà Mau. Do nguồn lực giới hạn, trong nghiên này chỉ tiến hành tập trung
nghiên cứu 03 yếu tố chính: Yếu tố về phía ngƣời bệnh, Yếu tố môi trƣờng và Yếu
tố phẫu thuật , về Yếu tố vi sinh tại bệnh viện chƣa thể thực hiện đƣợcvào các chữ
tô đậm và in nghiêng của khung lý thuyết.
Yếu tố nội sinh ngƣời bệnh:

Yếu tố môi trƣờng:

- Tuổi, giới tính


- NVYT: vệ sinh tay không đúng quy
định, không tuân thủ các nguyên tắc vô
khuẩn trong phòng mổ

- Bệnh mạn tính
- Nhiễm khuẩn trƣớc phẫu thuật
- Chấn thƣơng, Bỏng

- Chuẩn bị ngƣời bệnh trƣớc mổ không
tốt

- Tổng trạng ngƣời bệnh: gầy yếu, suy

kiệt, suy giảm miễn dịch

- Thiết kế và điều kiện khu phẫu thuật
không đảm bảo vô khuẩn

-Tình trạng ngƣời bệnh trƣớc phẫu thuật
(theo thang điểm ASA)

- Dụng cụ y tế không đảm bảo vô khuẩn

Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện
- Tỷ lệ mắc NKVM chung và theo từng khoa

- Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ

Các yếu tố vi sinh vật:

Yếu tố phẫu thuật:

- Mức độ ô nhiễm, độc lực của vi khuẩn

- Thời gian phẫu thuật

- Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn


- Loại phẫu thuật, hình thức phẫu thuật
- Phƣơng pháp phẫu thuật
- Sử dụng kháng sinh dự phòng


×