Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện bá thước tỉnh thanh hóa năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 81 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ LÀI

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐÃ SỬ
DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN
BÁ THƢỚC TỈNH THANH HOÁ NĂM 2016

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2017


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ LÀI

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐÃ SỬ
DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN
BÁ THƢỚC TỈNH THANH HOÁ NĂM 2016

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH : Tổ chức quản lý dƣợc
MÃ SỐ : CK 60 72 04 12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: từ 15-5-2017 đến 15-9-2017

HÀ NỘI, NĂM 2017




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn dược sĩ chuyên khoa I tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, của Trung tâm quốc gia về
thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc, của các bác sĩ, dược sĩ
lãnh đạo bệnh viện, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin đặc biệt chân thành cảm ơn GS,TS, Nguyễn Thanh Bình- Chủ
nhiệm Bộ môn Quản lý kinh tế dược, Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội
đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn bác sĩ chuyên khoa I, Cao Minh Huấn,Giám
đốc và các thành viên Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện đã giành thời gian
cùng tôi sắp xếp và duyệt phân loại thuốc sử dụng trong bệnh viện theo VEN,
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo
dõi phản ứng có hại của thuốc đã cung cấp cho bệnh viện Bá Thước thông tin về
thuốc điều trị trên cơ cở y học dựa trên bằng chứng để Hội đồng thuốc và điều
trị bệnh viện làm cơ sở cho việc phân loại VEN.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè và
những người thân đã luôn sát cánh và tạo động lực để tôi phấn đấu trong học
tập, cuộc sống, sự nghiệp.
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Lài


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
Chƣơng1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1 MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ CƠ CẤU THUỐC SỬ DỤNG ............................... 3

1.1.1. Mô hình bệnh tật............................................................................................... 3
1.1.2. Về kinh phí thuốc sử dụng tại một số bệnh viện .............................................. 4
1.1.3. Lựa chọn thuốc sử dụng ................................................................................... 4
1.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng ...................................................................... 7
1.1.5. Cơ cấu các nhóm thuốc sử dụng tại các bệnh viện.............................................. 8
1.2. Phƣơng pháp phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện ........................14
1.2.1 Phân tích cơ cấu của danh mục thuốc đã sử dụng năm 2016 ..........................15
1.2.2 Phƣơng pháp phân tích ABC, phân tích VEN................................................15
1.3. Phân tích ABC ...................................................................................................16
1.3.1.khái niệm : .......................................................................................................16
1.3.2.Phân loại thuốc A,B,C theo WHO[29] và Bộ Y tế [8]:...................................17
1.4. Phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu (phân tích VEN) ..................17
1.4.1.Khái niệm VEN [29] .......................................................................................17
1.4.2. Hƣớng dẫn phân loại V, E, N (WHO) [29] ....................................................18
1.5. Một vài nét về Bệnh viện đa khoa huyện Bá Thƣớc .........................................19
1.5.1. Đặc điểm tình hình .........................................................................................19
1.5.2. Mô hình tổ chức của bệnh viện ......................................................................19
1.5.3. Cơ cấu nhân lực bệnh viện .............................................................................20
1.5.4. Khoa Dƣợc: ....................................................................................................21
1.5.5. Hội đồng thuốc và điều trị ..............................................................................22
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................24
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................24
2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................24
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................24
2.1.3 Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................24
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................24


2.2.1. Biến số nghiên cứu .........................................................................................24
2.2.2 .Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................28

2.2.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu ..........................................................................28
2.2.4. Mẫu nghiên cứu ..............................................................................................29
2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu:...............................................................................29
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................32
3.1. MÔ TẢ CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC ĐÃ SỬ DỤNG NĂM 2016 ...........32
3.1.1. Cơ cấu thuốc tân dƣợc và thuốc y học cổ truyền ...........................................32
3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc theo tên chung quốc tế và tên biệt dƣợc ..................33
3.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng năm 2016 theo nguồn gốc xuất xứ (thuốc
nội. thuốc ngoại) .......................................................................................................34
3.1.4.Cơ cấu thuốc theo thành phần có trong thuốc .................................................35
3.1.5.Cơ cấu thuốc theo đƣờng dùng của thuốc .......................................................36
3.1.6. Cơ cấu thuốc theo phân nhóm điều trị ...........................................................37
3.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ABC ...........................................................................41
3.2.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân hạng A,B,C ................................................41
3.2.2. Nhóm 05 hoạt chất có chi phí cao nhất trong hạng A ....................................43
3.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VEN ..........................................................................44
3.4. MA TRẬN VEN/ABC ......................................................................................45
3.5. Chi phí cho thuốc N không hiệu quả điều trị ....................................................48
Chƣơng 4. BÀN LUẬN………………………………………...………………...50
4.1. MÔ TẢ CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC ĐÃ SỬ DỤNG NĂM 2016 ...........50
4.1.1. Cơ cấu thuốc tân dƣợc và thuốc y học cổ truyền ...........................................50
4.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc theo tên chung quốc tế và tên biệt dƣợc ..................50
4.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng năm 2016 theo nguồn gốc xuất xứ (thuốc
nội, thuốc ngoại) .......................................................................................................50
4.1.4.Cơ cấu thuốc theo thành phần có trong thuốc .................................................51
4.1.5.Cơ cấu thuốc theo đƣờng dùng của thuốc .......................................................52
4.1.6.Cơ cấu thuốc theo phân nhóm điều trị ............................................................53
4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ABC/VEN .................................................................54



4.2.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân hạng ABC ..................................................54
4.2.2. Nhóm 05 hoạt chất có chi phí cao nhất trong hạng A ....................................54
4.2.3. Phân tích VEN ................................................................................................55
4.2.4. Ma trận VEN/ABC .........................................................................................55
4.2.5. Chi phí cho thuốc N không hiệu quả điều trị .................................................56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................60


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê giá trị tiền thuốc các năm ...................................................... 4
Bảng 1.2: Phân loại thuốc theo ABC ...................................................................17
Bảng 1.3: hƣớng dẫn phân loại VEN ...................................................................18
Bảng 2.1. Tên biến, định nghĩa/ khái niệm và các giá trị của biến ....................24
Bảng 3.1: Phân loại thuốc theo tân dƣợc và thuốc y học cổ truyền .....................32
Bảng 3.2. Cơ cấu danh mục thuốc theo tên thuốc (thuốc mang tên chung quốc
tế, thuốc mang tên biệt dƣợc) ...............................................................................33
Bảng 3.3. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ .................................................34
Bảng 3.4. Cơ cấu danh mục thuốc theo thành phần .............................................35
Bảng 3.5. Cơ cấu của thuốc theo đƣờng dùng của thuốc .....................................36
Bảng 3.6. Số lƣợng thuốc theo nhóm thuốc điều trị ............................................37
Bảng 3.7. Thuốc có nhiều biệt dƣợc và có chi phí cao nhất trong nhóm thuốc
chống nhiễm khuẩn ..............................................................................................40
Bảng 3.8. Kết quả thuốc sử dụng theo phân hạng ABC .....................................41
Bảng 3.9. Tốp 05 hoạt chất có chi phí cao nhất trong hạng A .............................43
Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc theo V, E, N .................................................................44
Bảng 3.11. Ma trận VEN/ABC ............................................................................45
Bảng 3.12. 05 hoạt chất có giá trị cao nhất trong nhóm AV................................46
Bảng 3.13. 05 thuốc có giá trị cao nhất trong nhóm AE ......................................47
Bảng 3.14. 05 thuốc có giá trị cao nhất trong nhóm AN .....................................47

Bảng 3.15. Chi phí cho thuốc N không có hiệu quả điều trị ................................48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu thuốc tân dƣợc và thuốc y học cổ truyền ............................33
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu danh mục thuốc theo tên thuốc............................................34
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ .............................................35
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu của thuốc theo thành phần ..................................................36
Biểu đồ 3.5. Cơ cấu thuốc theo đƣờng dùng của thuốc .......................................37
Biều đồ 3.6. 03 nhóm thuốc điều trị có chi phí cao nhất .....................................39
Biểu đồ 3.7. Cơ cấu thuốc theo V, E, N ...............................................................44


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Mô hình bệnh tật của hệ thống bệnh viện .............................................. 3
Hình 1.2: Qui trình lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện ............................... 6
Hình 1.3 : Sơ đồ mô hình tổ chức của bệnh viện ................................................20
Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức của khoa Dƣợc ..............................................................21


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. DDD: Liều dùng xác định trong ngày
2. DMT: Danh mục thuốc
3. DMTBV: Danh mụ cthuốc bệnh viện
4. BHYT: Bảo hiểm Y tế
5. HĐT&ĐT: Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện
6. MHBT: Mô hình bệnh tật
7. MSH (Management Sicence Health): Trung tâm khoa học quản lý Y tế
8. NSAID: Thuốc chống viêm giảm đau không corticoid

9. INN: Thuốc mang tên chung quốc tế
10. Phân tích VEN: Phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu
- V (Vital) – Thuốc sống còn: thuốc có khả năng cứu sống ngƣời
bệnh, không thể thiếu để cung cấp những dịch vụ chăm sóc cơ bản
- E (Esential) – Thuốc thiết yếu: Thấp hơn so với sống còn, dùng để
điều trị những bệnh có mức độ nghiêm trọng ít hơn nhƣng vẫn quan
trọng
- Thuốc không thiết yếu: Để điều trị bệnh nhẹ. Chi phí cao và ƣu
điểm điều trị thấp
11. Phân tích ABC: Phân tích ABC là một phƣơng pháp để xác định và so
sánh chi phí y tế trong hệ thống danh mục thuốc
12. Thuốc ngoại : Thuốc có xuất xứ từ nƣớc ngoài
13. Thuốc nội: Thuốc có xuất sứ trong nƣớc
14. SL: Số lƣợng
15. WHO: Tổ chức Y tế thế giới


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc chiếm tỉ trọng lớn trong cơ sở khám chữa bệnh: trên thế
giới chi phí cho thuốc chiếm 40 % chi phí điều trị [29]. Việc lựa chọn thuốc
đóng vai trò quan trọng để bệnh nhân đƣợc tiếp cận với thuốc có chất lƣợng
tốt, hiệu quả điều trị cao và tiết kiệm chi phí [28]. Tại các bệnh viện Hội đồng
thuốc và điều trị có nhiệm vụ tƣ vấn cho giám đốc lựa chọn thuốc sử dụng tại
bệnh viện. Phƣơng pháp phân tích VEN, phân tích ABC giúp xác định nhận
định những vấn đề lớn trong sử dụng thuốc nhằm xác định vấn đề can thiệp
tiếp theo nhƣ lựa chọn thuốc, cung ứng thuốc, kế hoạch dự trù và tồn kho,
giám sát sử dụng. Chính vì vậy, đánh giá tổng quan tình hình chi phí cho
thuốc qua phƣơng pháp phân tích ABC, phân tích VEN có ý nghĩa lớn trong
việc nâng cao chất lƣợng điều trị và quản lý kinh tế y tế trong bệnh viện.
Để đảm bảo cung ứng và sử dụng thuốc hiệu quả trong bệnh viện, Bộ Y

tế đã ra Thông tƣ số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ trƣởng Bộ y
tế ban hành thông tƣ quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và
điều trị, thông tƣ 45/2013/TT-BYT ngày 26/12/2013 ban hành danh mục
thuốc thiết yếu tân dƣợc lần VI, quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015
ban hành tài liệu hƣớng dẫn sử dụng kháng sinh. Thông tƣ số 40/2014/TTBYT ngày 17 tháng 11 năm 2014 về việc ban hành và hƣớng dẫn thực hiện
danh mục thuốc tân dƣợc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm. Thông
tƣ số 36/2015/TT-BYT danh mục thuốc hạn chế trong thanh toán bảo hiểm.
Trong việc xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện, Bộ Y tế đã chỉ
đạo ƣu tiên lựa chọn hàng sản xuất trong nƣớc. Tuy nhiên, thực tế việc lựa
chọn, sử dụng thuốc sản xuất trong nƣớc tại các bệnh viện vẫn còn hạn chế.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu lựa chọn xây dựng danh mục thuốc song
chƣa có đề tài nào nghiên cứu tình trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
huyện Bá Thƣớc. Bệnh viện có nhiệm vụ khám và điều trị cho nhân dân trên
1


địa bàn huyện. Hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện đã đạt nhiều kết quả
nhƣng sẽ không tránh khỏi mặt hạn chế. Vì vậy để góp phần nâng cao công
tác quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Huyện
Bá Thƣớc Tỉnh Thanh Hóa năm 2016” với các mục tiêu:
1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện
Bá Thước năm 2016.
2. Phân tích ABC/VEN danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa
Huyện Bá Thước năm 2016.
Mục đính xác định tiến bộ và tìm những vấn đề tồn tại, để đề xuất biện
pháp can thiệp việc lựa chọn, cung ứng và sử dụng thuốc tiếp theo.

2



Chƣơng1. TỔNG QUAN
1.1 MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ CƠ CẤU THUỐC SỬ DỤNG
1.1.1. Mô hình bệnh tật
Mô hình bệnh tật là số liệu thống kê về bệnh tật trong khoảng thời gian
nhất định (thƣờng theo từng năm) về số bệnh nhân đến khám và điều trị. Để
nghiên cứu mô hình bệnh tật đƣợc thống nhất, thuận lợi và chính xác, Tổ chức
y tế thế giới đã ban hành phân loại Quốc tế về Bệnh tật ICD (Internation
Classification of Diseases and Health Problems). Bảng phân loại này đã đƣợc
bổ sung và sửa đổi 10 lần. Bảng phân loại quốc tế bệnh tật ICD lần thứ 10
gồm 21 chƣơng với 10.000 bệnh, mỗi chƣơng có một hay nhiều nhóm bệnh,
mỗi nhóm bệnh có nhiều loại bệnh, mỗi loại bệnh có nhiều chi tiết theo
nguyên nhân gây bệnh hay tính chất đặc thù của bệnh đó [17].
Mô hình bệnh tật của bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện
không chỉ xây dựng DMT phù hợp mà còn làm cơ sở để bệnh viện hoạch
định, phát triển toàn diện trong tƣơng lai.
MHBT của bệnh viện

MHBT của BV đa khoa
( gồm các bệnh thông thƣờng là
chủ yếu và bệnh chuyên khoa)

MHBT của BV chuyên
khoa, viện có giƣờng bệnh
( Gồm các bệnh viện chuyên
khoa là bệnh chủ yếu và bệnh
thông thƣờng)

Hình 1.1. Mô hình bệnh tật của hệ thống bệnh viện


3


1.1.2. Về kinh phí thuốc sử dụng tại một số bệnh viện
Kinh phí sử dụng thuốc sử dụng tại một số bệnh viện thƣờng chiếm tỷ
trọng rất lớn trong tổng ngân sách của bệnh viện có thể chiếm 40-60%, đối
với các nƣớc đang phát triển và 15-20% đối với các nƣớc phát triển. Tuy
nhiên tại Việt Nam con số này còn cao hơn nhiều. Theo báo cáo kết quả công
tác khám chữa bệnh năm 2010 của Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ y tế,
tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện là 58,7% tổng giá trị tiền thuốc
hàng năm trong bệnh viện [16].
Theo số liệu tài khoản y tế Quốc gia năm 2007 tổng chi phí cho thuốc
phòng chữa bệnh là 28,4 nghìn tỷ đồng chi phí chi mua thuốc tăng gần gấp
đôi so với năm 2000 và chiếm khoảng 40% tổng chi y tế.
Theo dự báo tiền thuốc bình quân trên đầu ngƣời ở nƣớc ta còn tăng trong
những năm tới điều này phản ánh nhu cầu sử dụng thuốc ngày càng tăng và
cho thấy đƣợc sự triển vọng phát triển ngành dƣợc cả về sản xuất, lƣu thông,
phân phối và cung ứng thuốc
Theo thống kê sử dụng thuốc qua các năm[14] đƣợc trình bày ở bảng 1
sau:
Bảng 1.1. Thống kê giá trị tiền thuốc các năm
Năm/ Tiêu chí

2011

2012

2013

2014


2015

Giá trị thuốc sử dụng (tỷ USD)

2,4

2,6

2,8

3,5

3,8

Tiền thuốc/ ngƣời / năm (USD)

27,60

29,50

33,00

38,00

41,5

1.1.3. Lựa chọn thuốc sử dụng
HĐT&ĐT là nơi đƣa ra các quyết định lựa chọn thuốc thông qua các
tiêu chí. Việc đánh giá và lựa chọn từ rất nhiều các sản phẩm thuốc có sẵn,

những thuốc đƣợc coi là hiệu quả nhất, an toàn nhất và chi phí hợp lý nhất.
Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng. Ổn định về
4


chất lƣợng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định khi có
từ hai thuốc trở lên tƣơng đƣơng nhau về hai tiêu chí thì phải lựa chọn trên cơ
sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lƣợng, giá,
khả năng cung ứng đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhƣng khác về
dạng bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả
giữa các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị,
không so sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc, ƣu tiên lựa chọn thuốc
ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải
có đủ tài liệu chứng minh liều lƣợng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều
trị, có lợi thế vƣợt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở
dạng đơn chất, ƣu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung
quốc tế, hạn chế tên biệt dƣợc hoặc nhà sản xuất cụ thể, trong một số trƣờng
hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác nhƣ các đặc tính động dƣợc học
hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung
ứng…
Sự lựa chọn thuốc sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ mô hình
bệnh tật, phác đồ điều trị…đƣợc trình bày trong hình 2 sau:

5


*Quy trình lựa chọn thuốc và xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại BV
Căn cứ để lựa chọn
thuốc đƣa vào
DMT bệnh viện

1.Mô hình bệnh tật.
2.Phác đồ điều trị.
3.DMT thiết yếu,
chủ yếu.
4.Nguồn kinh phí
của bệnh viện.
5.Đóng góp ý kiến
của các khoa phòng
trong bệnh viện.
6.DMT sử dụng
thuốc Biểu
kì trƣớc.
đồ 1.Quy t
7.Trình độ khám
chữa bệnh (KCB)
của bệnh viện.
8.Thông tin về thuốc
và các văn bản pháp
quy khác.

HĐT&ĐT
thông qua

Khoa Dƣợc
xây dựng
dự thảo
DMT của
bệnh viện
và hƣớng
dẫn thực

hành
DMTBV

Giám đốc bệnh
viện xem xét và
ký duyệt

Làm cơ sở
xây dựng
DMT kì sau

Danh mục thuốc (DMT) bệnh viện
theo hoạt chất

Danh mục thuốc đấu thầu

Danh mục thuốc sử dụngtheo tên
biệt dƣợc

Hình 1.2: Qui trình lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện [23]

6


1.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng
Danh mục thuốc bệnh viện là những thuốc cẩn thiết thỏa mãn nhu cầu
khám, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của bệnh viện phù hợp MHBT,
kỹ thuật điều trị và bảo đảm, khả năng tài chính của từng bệnh viện và khả
năng chi trả của ngƣời bệnh.
Về cơ cấu sử dụng thuốc trong bệnh viện theo nhóm tác dụng dƣợc lý

thì năm 2010 tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc sử dụng vẫn
chiếm tới 37,07% tuy có giảm nhẹ so với năm 2009(38,4%) [12]. Theo một
số nghiên cứu năm 2009 tại 36 bệnh viện ở các tuyến trung ƣơng, tỉnh, huyện
trên cả nƣớc, nhóm thuốc kháng khuẩn có tỷ trọng lớn nhất tại các bệnh viện
với tỷ lệ trung bình là 32,5%, cao nhất tại tuyến huyện với 43,1%, thấp nhất
tại tuyến tỉnh với 25,7%. Kết quả này phù hợp với MHBT của Việt Nam về tỷ
lệ các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên việc lựa chọn thuốc do HĐT&ĐT lựa
chọn nhiều khi không lựa chọn chính trên phác đồ điều trị của bệnh viện mà
còn dựa vào nhu cầu điều trị của bác sỹ. Điều này dẫn đến việc lạm dụng
kháng sinh trong điều trị tại bệnh viện nếu không có giám sát chặt chẽ và xây
dựng các phác đồ điều trị bệnh viện.
Tỷ lệ sử dụng Vitamin, Dịch truyền, Corticoid trong cơ cấu sử dụng
thuốc giảm so với cùng kỳ năm 2009. Vitamin giảm từ 6,5% năm 2009 xuống
còn 4,7% năm 2010 [24].
Đánh giá hoạt động Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực
hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa cho thấy:
Thuốc sử dụng nhiều nhất chiếm 70% giá trị sử dụng vẫn có nhiều thuốc thực
sự không cần thiết (N) nhƣ Vitamin, thuốc có tính chất điều trị hỗ trợ, đặc
biệt Vitamin trong nhóm A của bệnh viện tuyến huyện là 9,1% đến 11%.
Cơ cấu thuốc nội - ngoại nằm trong khoảng từ 48,5đến 55, 5% khoản mục và
từ 39,3% đến 53,2% giá trị sử dụng.

7


Cơ cấu thuốc Generic từ 35,5% đến 47,8% khoản mục và từ 17,8% đến
21% giá trị sử dụng.
Giá trị thuốc tiêm truyền tại tuyến huyện từ 41,1% đến 52,2%.
Giá trị sử dụng thuốc dạng uống 41,1% đến 51,2%.
Nhóm thuốc kháng khuẩn tại bệnh viện tuyến huyện là 43,1%[25].

1.1.5. Cơ cấu các nhóm thuốc sử dụng tại các bệnh viện.
Công tác cung ứng thuốc nói chung và sử dụng thuốc nói riêng tại bệnh
viện là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần đảm bảo hiệu quả
chăm sóc sức khỏe do vậy, đã luôn đƣợc ngành y tế coi trọng. Hiện nay tại
các bệnh viện hầu hết thuốc dùng cho ngƣời bệnh đƣợc mua chủ yếu thông
qua hoạt động đấu thầu do đó đã đáp ứng đƣợc cơ bản nhu cầu sử dụng tại các
cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc trong bệnh viện vẫn còn
những hạn chế nhất định, tình trạng sử dụng thuốc chƣa hợp lý an toàn và lạm
dụng thuốc (kháng sinh, vitamin, corticoid) đang lo ngại.
Theo kết quả nghiên cứu, tại các nƣớc đang phát triển 30-60% bệnh
nhân sử dụng kháng sinh gấp 2 lần so với tình trạng cần thiết và hơn một nửa
số ca viêm đƣờng hô hấp trên điều trị kháng sinh không hợp lý. Báo cáo kết
quả công tác khám chữa bệnh năm 2010 của cục quản lý khám chữa bệnh Bộ y tế , tổng giá trị tiền thuốc sử dụng thuốc trong bệnh viện chiếm tỷ lệ 58,7
% tổng giá trị sử dụng hàng năm trong bệnh viện[16]. Đồng thời kết quả
thống kê nhiều năm cho thấy tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện thƣờng
chiếm 60% ngân sách của bệnh viện.
. Về sử dụng thuốc mang tên chung quốc tế và thuốc mang tên biệt dược.
- Một số khái niệm về tên thuốc:
Thuốc trên thị trƣờng có thể mang tên chung quốc tế, mang tên biệt
dƣợc gốc, mang tên biệt dƣợc (tên thƣơng mại). Theo định nghĩa của WHO:

8


+ Thuốc mang tên chung quốc tế (International Nominated Name –
INN) là một tên duy nhất đƣợc công nhận trên toàn cầu và là tài sản công
cộng. Một tên không độc quyền còn đƣợc gọi là tên chung (Generic Name).
Tên INN tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định các dƣợc chất hoặc dƣợc
phẩm hoạt chất. Ví dụ : Trimetazidine đƣợc sáng chế đầu tiên bởi hãng
Servier.

+ Thuốc mang tên biệt dƣợc gốc (Original Brand Name) ví dụ
Vastarel là thuốc có hoạt chất trimetazidine của hãng Servier, hãng phát minh
ra hoạt chất.
+ Tên biệt dƣợc (Proprietary Name) hay còn gọi là tên thƣơng mại
(Trade Name): Là tên thuốc do công ty đặt để công ty tiến hành kinh doanh.
Tên thƣơng mại dùng để sử dụng trong việc tiếp thị một sản phẩm thuốc của
một công ty nào đó (Theo Medical Dictionnary). Ví dụ thuốc Trimetazidine
Winthrop 20mg (tên chung của hoạt chất + tên công ty sản xuất), thuốc
Vosfarel chứa 20mg trimetazidine với một tên thƣơng mại riêng không mang
tên của hoạt chất trimetazidime.
Thuốc biệt dƣợc gốc luôn có giá thành cao hơn thuốc mang tên chung
quốc tế. Thuốc mang tên biệt dƣợc (hay tên thƣơng mại) thƣờng có giá thành
cao hơn giá thuốc mang tên chung quốc tế. Do vậy, việc sử dụng thuốc mang
tên biệt dƣợc thƣờng xuyên cho bệnh nhân sẽ làm tăng chi phí cho ngƣời
bệnh nói riêng và của cả ngành Y tế nói chung. Mặt khác việc sử dụng thuốc
biệt dƣợc gây khó khăn cho ngƣời bệnh và ngay cả nhân viên y tế cũng rất dễ
nhầm lẫn. Tuy nhiên, trên thực tế thuốc mang tên biệt dƣợc đƣợc sử dụng với
tỷ lệ khá cao, chiếm mức chi phí lớn trong tổng chi phí sử dụng thuốc tại bệnh
viện.
Theo nghiên cứu tại thời điểm năm 2012 cho thấy, thuốc mang tên
chung quốc tế có số loại và giá trị sử dụng trong các bệnh viện nghiên cứu

9


đều thấp hơn so với thuốc mang tên biệt dƣợc và không có sự khác biệt chênh
lệch giữa các tuyến:
+ Tại các bệnh viện tuyến tỉnh: Thuốc mang tên chung quốc tế chiếm
tỷ lệ về số khoản mục từ 22,4% đến 46%, tại BVĐK tỉnh Điện Biên (46%),
tại bệnh viện Thanh Nhàn (22,4%). Giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ từ 12,1% đến

38,1%, tại BVĐK Điện Biên (38,1%) tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng
(12,1%).
+ Tại các bệnh viện tuyến huyện: Số khoản mục mang tên gốc chiếm
tỷ lệ, nằm trong khoảng từ 35,5% (BV Thủ Đức TPHCM) đến 47,8% (BV
huyện Simacai Lào Cai). Tuy nhiên, giá trị sử dụng chỉ chiếm tỷ lệ 17,8% đến
21,8%, so với 2 tuyến trên [25].
. Về sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu
Trong năm 2012 Cục quản lý dƣợc đã tổ chức thành công diễn đàn
“Ngƣời Việt nam ƣu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Đây là một trong những giải
pháp quan trọng hỗ trợ cho ngành dƣợc Việt Nam phát triển bền vững,đảm
bảo nguồn cung ứng thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân và không lệ thuộc
vào nguồn nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Thuốc sản xuất ở trong nƣớc đáp ứng
các tiêu chí gồm: có ít nhất 3 số đăng ký trở lên theo nhóm tiêu chí kỹ thuật,
giá không cao hơn thuốc nhập khẩu, đảm bảo cung ứng cho các cơ sở y tế[9].
Tổng giá trị tiền thuốc ƣớc sử dụng năm 2012 là 2.600 triệu USD tăng
9,1% so với năm 2011. Giá trị thuốc sản xuất trong nƣớc năm 2012 ƣớc tính
đạt khoảng 1.200 triệu USD, tăng 5,26% so với năm 2011. Trị giá thuốc nhập
khẩu năm 2012 là 1.750 triệu USD và bình quân tiền thuốc đầu ngƣời là 29,5
USD [12].
- Các kết quả khảo sát tại một số bệnh viện đa khoa và chuyên khoa ở 3
tuyến bệnh viện đều cho thấy các thuốc sản xuất trong nƣớc chỉ chiếm 25,5%43,3% số khoản mục thuốc và 37%-57,1% tổng giá trị sử dụng. Trong đó thấp
nhất là các bệnh viện tuyến trung ƣơng. Bên cạnh đó trong các thuốc nhập
10


khẩu các BV ƣu tiên sử dụng thuốc nhập khẩu từ Ấn Độ, Hàn Quốc. Năm
2008 thuốc thành phần nhập khẩu từ 2 quốc gia Ấn Độ và Hàn Quốc chiếm
trên 1/5 tổng kim ngạch thuốc nhập khẩu vào thị trƣờng Việt Nam. Trong đó
chủ yếu là các nhóm thuốc kháng khuẩn, chuyển hóa và tiêu hóa mà nhiều
doanh nghiệp trong cả nƣớc đang tiến hành sản xuẩt [18].

- Cùng một dƣợc chất, cùng dạng bào chế đối với các thuốc có nguồn
gốc nhập khẩu thƣờng có giá thành cao hơn so với thuốc sản xuất trong nƣớc
do chịu chi phí vận chuyển, bảo quản.Nhƣng thực tế hiện nay thuốc có nguồn
gốc nhập khẩu ở các bệnh viện chiếm tỷ lệ khá cao về chi phí so với tổng chi
phí của bệnh viện.
Tổng tiền mua thuốc năm 2010 của 1018 bệnh viện là 15 nghìn tỷ
đồng, tăng 22,4% so với năm 2009, trong đó tỷ lệ tiền thuốc sản xuất tại Việt
Nam chiếm 38,7% tăng nhẹ so với năm 2009 (38,2%). Tuy nhiên, tỷ lệ chi
phí thuốc có nguồn gốc trong nƣớc cũng có sự khác nhau giữa các tuyến bệnh
viện:
+ Tại các bệnh viện tuyến trung ƣơng: Năm 2010 tổng trị giá tiền mua
thuốc sản xuất tại Việt Nam của 34 bệnh viện trung ƣơng năm 2010 là hơn
378 tỷ đồng (11,9%), giảm nhẹ so với năm 2009 (12,3%).
+ Tại các bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố:Năm 2010 tổng trị giá tiền
mua thuốc sản xuất tại Việt Nam của 307 bệnh viện tỉnh/thành phố năm 2010
là hơn 2.232 tỷ đồng (33,9%), tăng nhẹ so với năm 2009 (33,2%).
+ Tại các bệnh viện tuyến huyện:Năm 2010 tổng trị giá tiền sử dụng
thuốc sản xuất tại Việt Nam của 559 bệnh viện huyện là 2.900 tỷ đồng, chiếm
61.5% so với tổng số tiền mua thuốc. Tỷ lệ này tăng hơn so với năm 2009
(60,4%). Là tuyến có tỷ lệ sử dụng thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nƣớc
cao nhất so với các tuyến trên [12].
Theo kết quả đánh giá nhanh của Cục Quản lý Dƣợc tại 7 sở y tế và 8
bệnh viện/viện có giƣờng bệnh trực thuộc Bộ Y tế cho thấy số lƣợng và giá trị
11


thuốc sản xuất trong nƣớc năm 2013 tăng gần gấp 2 lần năm 2012. Tại bệnh
viện tuyến Trung ƣơng số lƣợng thuốc sản xuất trong nƣớc năm 2013 là 73
triệu đơn vị so với năm 2012 là 38 triệu đơn vị tăng 92% và về giá trị năm
2013 là 256 tỷ đồng năm 2012 là 120 tỷ đồng tăng 113% về giá trị. Tại 7 Sở

Y tế số lƣợng thuốc sản xuất trong nƣớc năm 2013 là 700 triệu đơn vị so với
năm 2012 là 338 triệu đơn vị tăng 107% và về giá trị, giá trị thuốc sản xuất
năm 2013 là 768 tỷ đồng. Năm 2014 tỷ lệ thuốc sản xuất trong nƣớc trong
tổng tiền thuốc trúng thầu tăng lên 1,01% tại các bệnh viện tuyến Trung ƣơng
và 2,41% tại các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện. Mức tăng này đạt mục tiêu đề
ra trong đề án “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng thuốc Việt Nam” [9].
. Về dạng thuốc sử dụng
Quy trình sản xuất thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền cần có yêu cầu kỹ
thuật cao, dây truyền sản xuất hiện đại, trang thiết bị phức tạp hơn so với các
dạng khác ( dạng uống, thuốc bôi...). đồng thời các dạng thuốc này đòi hỏi
điều kiện bảo quản phải khắt khe hơn dạng thuốc uống. Trong quá trình sử
dụng cần có vật tƣ đi cùng (bơm tiêm, cồn, bông...) ngoài ra phải có nhân viên
y tế có chuyên môn giúp đỡ sử dụng. Do đó, giá thành chi phí cho thuốc tiêm
cũng quy trình sử dụng thuốc cũng đắt hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên trên thực
tế ở bệnh viện các dạng thuốc tiêm đƣợc sử dụng có tỷ lệ chi phí rất cao trong
tổng chi phí sử dụng thuốc, đặc biệt là bệnh viện tuyến Trung Ƣơng đây là dấu
hiệu đáng quan tâm trong quá trình cung ứng và sử dụng thuốc ở bệnh viện.
Theo một nghiên cứu của Vũ Thị thu Hƣơng năm 2012, kết quả phân
tích cơ cấu các dạng thuốc cho thấy, tỷ lệ thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền ở
các bệnh viện chiếm tỷ lệ rất cao ở tất cả các tuyến. Cụ thể:
- Tại các bệnh viện tuyến Trung Ƣơng: Số khoản mục thuốc tiêm,
thuốc tiêm truyền chiếm tỷ lệ từ 62,6% đến 69,7%, cao nhất tại BVĐK Trung
Ƣơng Thái Nguyên (69,7%), thấp nhất tại bệnh viện E (62,6%). Giá trị sử

12


dụng thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền có tỷ lệ cao nhất tại BVĐK Trung Ƣơng
Thái Nguyên (74,7%), thấp nhất tại bệnh viện C Đà Nẵng (33,4%).
- Tại các bệnh viện tuyến tỉnh: Số khoản mục thuốc tiêm, thuốc tiêm

truyền chiếm tỷ lệ từ 51,8% đến 72,0% cao nhất tại BVĐK tỉnh Bình Định
(72,0%). Giá trị sử dụng nhóm thuốc này có tỷ lệ từ 46,1% đến 65,3% cao nhất
tại BVĐK Hải Dƣơng (65,3%) trong tổng chi phí dùng thuốc của bệnh viện.
- Tại các bệnh viện tuyến huyện: Số khoản mục thuốc tiêm, thuốc tiêm
truyền chiếm tỷ lệ từ 51,7% đến 61,0%, cao nhất tại BVĐK huyện Kinh MônHải Dƣơng (61,0%), thấp nhất tại bệnh viện Simacai-Lào Cai (51,7%). Giá trị
sử dụng nhóm thuốc này chiếm tỷ lệ cao nhất tại bệnh viện huyện Ngọc LặcThanh Hóa (51,2%) [20] [25].
Tóm lại vấn đề sử dụng thuốc ở nƣớc ta đang tồn tại nhiều vấn đề bất
cập cần quan tâm và có phƣơng án giải quyết. Để khắc phục tình trạng này
năm 2011 BYT ban hành thông tƣ số23/2011/TT-BYT về hƣớng dẫn sử dụng
thuốc tại các cơ sở y tế có giƣờng bệnh [10].Đây là cơ sở pháp lý quan trọng
để bệnh viện phân tích thực trạng tiêu thụ và sử dụng thuốc từ đó điều chỉnh
sử dụng thuốc của bệnh viện mình đƣợc hợp lý hơn.
. Về sử dụng thuốc theo phân nhóm tác dụng
Thuốc là thành phần không thể thiếu trong hoạt động khám và điều trị
bệnh trong các cơ sở Y tế. Do vậy, thuốc đƣợc sử dụng phải có tác dụng chẩn
đoán hoặc điều trị bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có sự mất cân đối trong
sử dụng các thuốc kháng sinh và các nhóm thuốc hỗ trợ, điều trị triệu chứng.
Theo thống kê năm 2010, Tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc
đã sử dụng chiếm 37,7% giảm nhẹ so với năm 2009 (38,4). Tỷ lệ sử dụng
vitamin, dịch truyền và corticoid trong cơ cấu sử dụng thuốc giảm so với cùng
kỳ năm 2009. Vitamin giảm từ 6,5% (năm 2009) xuống còn 4,7% (năm
2010)[16].Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị chƣa thực hiện tốt sử dụng thuốc
hợp lý, gây tăng chi phí không cần thiết cho ngƣời bệnh, tăng tình trạng
13


kháng kháng sinh. Do vậy, đòi hỏi các nhà quản lý phải có giải pháp để quản
lý sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Trong các nhóm thuốc điều trị thì thuốc chống nhiễm khuẩn (kháng
sinh) luôn chiếm một tỉ lệ tiền thuốc cao.

Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề đƣợc quan tâm trong sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu của các BV kinh phí mua thuốc
kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng.
Kết quả khảo sát của Bộ Y tế cho thấy từ năm 2007-2009 kinh phí mua thuốc
kháng sinh chiếm tỷ lệ không đổi từ 32,3% đến 32,4% trong tổng giá trị thuốc
sử dụng [12].
Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại BV Trung
ƣơng Huế năm 2012 kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao
nhất (34,84%) [21].
Theo một nghiên cứu về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả
nƣớc năm 2010, trong số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán tiền nhiều nhất
chiếm 43,7% tiền thuốc BHYT có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh,
chiếm tỷ lệ cao nhất (21,92% tiền thuốc BHYT) [24].
Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử
dụng tại Bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ
bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng
sinh vẫn còn phổ biến.
1.2. Phƣơng pháp phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
Phƣơng pháp đánh giá danh mục thuốc đã sử dụng của bệnh viện nhằm
xác định vấn đề, phân tích và tìm hiểu nguyên nhân của lựa chọn, cung ứng
và sử dụng thuốc chƣa hợp lý. Tình trạng lãng phí về nguồn lực có thể khắc
phục và giảm thiểu nếu áp dụng một số nguyên tắc đơn giản trong quản lý và
sử dụng thuốc.
14


Với tình hình luôn chi trội tiền thuốc BHYT của tỉnh Thanh Hoá nói
chung và của bệnh viện huyện Bá Thƣớc nói riêng. Với nhiệm vụ cung ứng
và tƣ vấn các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc của khoa dƣợc bệnh viện,
chúng tôi cần nhận định những vấn đề lớn trong cung ứng và sử dụng thuốc

tại bệnh viện thông qua phân tích danh mục thuốc đã sử dụng năm 2016 . Do
đó chúng tôi lựa chọn phƣơng pháp thu thập số liệu tổng hợp để phân tích
danh mục thuốc đã sử dụng năm 2016. Chúng tôi tập chung vào 3 tiêu chí: mô
tả cơ cấu của danh mục thuốc, phân tích ABC và phân tích VEN [29].
1.2.1 Phân tích cơ cấu của danh mục thuốc đã sử dụng năm 2016
Phân tích cơ cấu danh mục thuốc gồm 5 nội dung sau:
- Cơ cấu thuốc theo tên thuốc: Phân tích cơ cấu thuốc mang tên chung
quốc tế, mang tên thƣơng mại.
- Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ: Thuốc sản xuất trong nƣớc
(thuốc nội) và thuốc nhập khẩu (thuốc ngoại)
- Cơ cấu thuốc theo thành phần của thuốc: Thuốc đơn chất và thuốc đa
chất (có từ 2 thành phần trở lên)
- Cơ cấu thuốc theo đƣờng dùng thuốc: Phân loại theo các đƣờng dùng
thuốc tiêm, tiêm truyền, uống…
- Cơ cấu thuốc theo phân nhóm điều trị của thuốc: Phân theo các nhóm
điều trị của Thông tƣ 40/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014 về ban
hành và hƣớng dẫn thực hiện Danh mục thuốc tân dƣợc thuốc phạm vi thanh
toán của quỹ bảo hiểm y tế.
1.2.2 Phƣơng pháp phân tích ABC, phân tích VEN
WHO đã có hƣớng dẫn về phƣơng pháp phân tích ABC và phân tích
VEN trong tài liệu “Drug and Therapeutic Committees” (A Practic Guide) từ
năm 2004 cho Hội đồng thuốc và điều trị ở tất cả các quốc gia, Bộ Y tế Việt

15


×