Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

HOÀNG THỊ THU TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2008


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP .............4
1.1 Tổng quan về rủi ro và rủi ro trong kiểm toán ..................................................4
1.1.1 Định nghĩa về rủi ro và rủi ro trong kiểm toán...........................................4
1.1.2 Phân loại rủi ro trong kiểm toán .................................................................4
1.1.2.1 Rủi ro kinh doanh.................................................................................4
1.1.2.2 Rủi ro kiểm toán...................................................................................5
1.1.2.2.1 Định nghĩa .....................................................................................5
1.1.2.2.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro kiểm toán............................................6
1.1.2.2.3 Các bộ phận của rủi ro kiểm toán..................................................7
1.1.2.2.4 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán.................................11
1.1.2.2.5 Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán, mức trọng yếu và bằng chứng
kiểm toán ....................................................................................................13
1.2 Tổng quan về đánh giá rủi ro và tiếp cận theo rủi ro.......................................15
1.2.1 Khái niệm về đánh giá rủi ro ....................................................................15
1.2.2 Sự cần thiết của việc đánh giá rủi ro.........................................................16


1.2.3 Ý nghĩa của việc đánh giá rủi ro...............................................................17
1.3 Đánh giá rủi ro kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế........................18


1.3.1 Lịch sử phát triển về đánh giá rủi ro theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế.18
1.3.2 Các chuẩn mực kiểm toán quốc tế hiện hành liên quan đến đánh giá rủi ro
...........................................................................................................................23
1.3.2.1 Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 200 - Mục tiêu và nguyên tắc cơ
bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính.......................................................23
1.3.2.2 Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 240 - Gian lận và sai sót ............24
1.3.2.3 Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 315 - Hiểu biết về tình hình kinh
doanh, môi trường hoạt động đơn vị và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu
........................................................................................................................24
1.3.2.4 Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 330 - Thủ tục của kiểm toán viên
trong việc đối phó với những rủi ro đã lường trước ......................................27
1.4 Kinh nghiệm đánh giá rủi ro trong kiểm toán tại Hoa Kỳ...............................28
1.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................30
1.5.1 Cần cập nhật các chuẩn mực kiểm toán nói chung và chuẩn mực về đánh
giá rủi ro nói riêng .............................................................................................31
1.5.2 Cần áp dụng mô hình rủi ro kinh doanh trong việc tiếp cận và đánh giá rủi
ro ........................................................................................................................31
1.5.3 Cần có hướng dẫn chi tiết về đánh giá rủi ro............................................32
1.5.4 Cần hồ sơ hóa quá trình đánh giá rủi ro....................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN
TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM ............................................33
2.1 Lịch sử về quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán độc lập ở Việt
Nam .......................................................................................................................33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán độc lập ở Việt Nam ....33
2.1.2 Đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp ....................................................34



2.1.3 Tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán .......................................35
2.1.4 Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập ........37
2.1.5 Những thành công và tồn tại của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam.....38
2.2 Thực trạng các quy định hiện hành liên quan đến đánh giá rủi ro ..................39
2.2.1 Các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam liên quan đến đánh giá rủi ro.........39
2.2.2 Đánh giá về thực trạng các quy định liên quan đến đánh giá rủi ro .........44
2.2.2.1 Ưu điểm..............................................................................................44
2.2.2.2 Nhược điểm........................................................................................44
2.3 Thực trạng đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty
kiểm toán ở Việt Nam hiện nay.............................................................................44
2.3.1 Mục đích khảo sát.....................................................................................45
2.3.2 Phương pháp và đối tượng khảo sát .........................................................45
2.3.3 Kết quả khảo sát .......................................................................................45
2.3.3.1 Tại các công ty kiểm toán quốc tế .....................................................45
2.3.3.1.1 Tình hình chung...........................................................................45
2.3.3.1.2 Quy trình đánh giá rủi ro tại các công ty kiểm toán quốc tế .......46
2.3.3.1.3 Đánh giá chung quy trình đánh giá rủi ro trong các công ty kiểm
toán quốc tế ................................................................................................50
2.3.3.2 Tại các công ty kiểm toán Việt Nam tiền thân là doanh nghiệp nhà
nước (thuộc Bộ Tài chính & Sở Tài chính) ...................................................51
2.3.3.2.1 Tình hình chung...........................................................................51
2.3.3.2.2 Quy trình đánh giá rủi ro tại các công ty kiểm toán Việt Nam tiền
thân là doanh nghiệp nhà nước...................................................................52


2.3.3.2.3 Đánh giá chung quy trình đánh giá rủi ro trong các công ty kiểm
toán Việt Nam tiền thân là doanh nghiệp nhà nước (thuộc Bộ Tài chính &
Sở Tài chính) ..............................................................................................56
2.3.3.3 Tại các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô nhỏ ........................57

2.3.3.3.1 Tình hình chung...........................................................................57
2.3.3.3.2 Quy trình đánh giá rủi ro tại các công ty kiểm toán Việt Nam có
quy mô nhỏ .................................................................................................58
2.3.3.3.3 Đánh giá chung quy trình đánh giá rủi ro trong các công ty kiểm
toán Việt Nam có quy mô nhỏ....................................................................59
2.4 Đánh giá chung việc thực hiện đánh giá rủi ro trong các công ty kiểm toán tại
Việt Nam................................................................................................................60
2.4.1 Các công ty kiểm toán chưa nhận thức đầy đủ vai trò đánh giá rủi ro trong
kiểm toán............................................................................................................60
2.4.2 Công tác đánh giá rủi ro tại các công ty kiểm toán Việt Nam còn mang
tính chủ quan......................................................................................................60
2.4.3 Việc thực hiện đánh giá rủi ro chưa đồng đều ở các công ty kiểm toán ..61
2.4.4 Các công ty kiểm toán Việt Nam chưa quan tâm đến rủi ro kinh doanh khi
tiến hành đánh giá rủi ro ....................................................................................61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.................................................................62
3.1 Giải pháp về phía Nhà nước ............................................................................62
3.1.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về kế toán - kiểm toán ..62
3.1.2 Đôn đốc, kiểm tra công tác cập nhật, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam, đặc biệt là các chuẩn mực liên quan đến đánh giá rủi ro để


phù hợp với thông lệ kiểm toán quốc tế và phù hợp sự thay đổi của nền kinh tế
...........................................................................................................................63
3.1.3 Ban hành các thông tư hướng dẫn chi tiết chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
...........................................................................................................................63
3.1.4 Tiếp tục chuyển giao thêm một số hoạt động cho Hội kiểm toán viên hành
nghề....................................................................................................................64
3.2 Giải pháp về phía Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) .........65
3.2.1 Tiếp tục thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định

mới .....................................................................................................................67
3.2.2 Xây dựng chương trình kiểm toán mẫu hỗ trợ cho các công ty kiểm toán,
đặc biệt là các công ty kiểm toán thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ....67
3.2.3 Nghiên cứu, soạn thảo và cập nhật Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam, trong đó có các chuẩn mực liên quan đến đánh giá rủi ro .......................68
3.2.3.1 Xây dựng và ban hành chuẩn mực kiểm toán VSA 315 - Hiểu biết về
tình hình kinh doanh, môi trường hoạt động đơn vị và đánh giá rủi ro các sai
sót trọng yếu...................................................................................................69
3.2.3.2 Hiệu đính chuẩn mực VSA 200 - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi
phối kiểm toán báo cáo tài chính và VSA 240 - Gian lận và sai sót..............73
3.2.4 Ban hành các hướng dẫn cụ thể liên quan đến đánh giá rủi ro trong kiểm
toán báo cáo tài chính ........................................................................................74
3.3 Giải pháp về phía các công ty kiểm toán.........................................................95
3.3.1 Tăng cường đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho kiểm
toán viên và nhân viên .......................................................................................95
3.3.2 Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng..........................95
3.3.3 Quy định bằng văn bản hướng dẫn về công tác đánh giá rủi ro trong quy
trình kiểm toán và tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán.......96


KẾT LUẬN ..............................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

LỜI MỞ ĐẦU
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động kiểm toán độc lập là nhu cầu cần thiết, trước hết vì lợi ích của bản thân

doanh nghiệp, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn,
các chủ nợ, lợi ích và yêu cầu của Nhà nước. Người sử dụng kết quả kiểm toán phải
được đảm bảo rằng những thông tin họ được cung cấp là trung thực, khách quan, có
độ tin cậy cao để làm căn cứ cho các quyết định kinh tế hoặc thực thi trách nhiệm
quản lý, giám sát của mình.
Những năm qua, quy mô kinh doanh của các công ty và sự toàn cầu hóa hoạt động
thương mại ngày càng phát triển. Sự phát triển đó kéo theo sự phức tạp của công tác
kế toán, kiểm toán và làm nảy sinh không ít vụ kiện có liên quan đến trách nhiệm
pháp lý của kiểm toán viên và các công ty kiểm toán độc lập. Điển hình là việc xét
xử sai phạm của công ty kiểm toán Arthur Andersen trong kiểm toán báo cáo tài
chính của tập đoàn Enron. Ở Việt Nam chưa có các vụ kiện lớn về kiểm toán nhưng
không vì thế mà có thể xem nhẹ việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán.
Trong thực tế, mọi cuộc kiểm toán đều có rủi ro. Vấn đề đặt ra là phải đánh giá hợp
lý các loại rủi ro để có những phản ứng thích hợp, giảm thiểu các thiệt hại cho kiểm
toán viên và công ty kiểm toán cũng như đảm bảo tính hợp lý trong việc lập kế
hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán.
Do đó, đánh giá rủi ro là công việc cần thiết và rất quan trọng, chi phối xuyên suốt
cả quá trình kiểm toán, giúp có một bức tranh tổng thể về cả quy trình kiểm toán
của đơn vị. Đánh giá rủi ro không chỉ thể hiện sự tuân thủ yêu cầu của chuẩn mực
mà còn góp phần quyết định chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Công ty kiểm toán thông qua việc xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn làm
cơ sở thiết lập các thủ tục kiểm toán, xác định nội dung, phạm vi và thời gian của
các thử nghiệm cơ bản để thu thập những bằng chứng hợp lý nhằm đảm bảo chất
lượng của cuộc kiểm toán. Chính vì vậy, có thể nói rằng việc tiếp cận kiểm toán dựa


2

trên rủi ro cho phép kiểm toán viên đảm bảo được tính hữu hiệu và hiệu quả của
một cuộc kiểm toán.

Với các lý do nêu trên, việc đưa ra “Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro trong
kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán Việt Nam” là một vấn đề
cần thiết, nhằm góp phần phát triển và hoàn thiện dịch vụ kiểm toán trong tiến trình
hội nhập khu vực và thế giới.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu công tác đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính do các
công ty kiểm toán độc lập thực hiện. Đề tài không nghiên cứu các loại rủi ro khác
hay các loại hình kiểm toán khác như kiểm toán Nhà nước, kiểm toán nội bộ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong vấn đề đánh giá rủi ro trong kiểm
toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
Phương pháp tiếp cận của đề tài là nghiên cứu các chuẩn mực, khảo sát thực tế, từ
đó phân tích để đưa ra những giải pháp.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích chính của đề tài là:
- Nghiên cứu những yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế liên
quan đến đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính.
- Tìm hiểu thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại
các công ty kiểm toán ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong kiểm
toán báo cáo tài chính tại Việt Nam.
BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có 3 chương:


3

Chương 1: Tổng quan về rủi ro và đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính
của kiểm toán độc lập.
Chương 2: Thực trạng đánh giá rủi ro trong kiểm toán tại các công ty kiểm toán ở
Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA KIỂM TOÁN
ĐỘC LẬP
1.1 Tổng quan về rủi ro và rủi ro trong kiểm toán
1.1.1 Định nghĩa về rủi ro và rủi ro trong kiểm toán
Theo từ điển tiếng Việt, rủi ro là những yếu tố không chắc chắn tồn tại trong công
việc mà chúng ta tiến hành. Hay nói cách khác, rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm có
thể phát sinh từ một việc thực hiện nhiệm vụ hay công việc. Dù muốn hay không,
hầu hết những công việc, nghề nghiệp đều chứa đựng rủi ro. Ví dụ: rủi ro phát sinh
từ việc bê một tập sách nặng là bị đau lưng.
Rủi ro trong kiểm toán là những rủi ro mà kiểm toán viên có thể mắc phải khi đưa
ra những nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các sai sót
nghiêm trọng. Ví dụ kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ về một
báo cáo tài chính mà không biết rằng các báo cáo này có những sai lệch trọng yếu.
1.1.2 Phân loại rủi ro trong kiểm toán
Có nhiều cách để tiếp cận và phân loại rủi ro.
Trong lĩnh vực kiểm toán, rủi ro thường được xem xét dưới hai hình thức chủ yếu là
rủi ro kinh doanh và rủi ro kiểm toán.
1.1.2.1 Rủi ro kinh doanh
Là rủi ro xảy ra các thiệt hại về tài chính và/hoặc danh tiếng cho công ty kiểm toán
do việc kinh doanh đem đến.
Từ định nghĩa này có thể chia rủi ro kinh doanh thành hai loại:
+ Rủi ro chấp nhận khách hàng: là rủi ro xảy ra các thiệt hại về tài chính, nguy hại
về danh tiếng đến công ty kiểm toán do việc chấp nhận khách hàng. Các thiệt hại
này thường đến sau những vụ kiện công ty kiểm toán từ phía khách hàng do công ty

kiểm toán vi phạm hợp đồng kiểm toán, hoặc từ bên thứ ba để đòi bồi thường thiệt


5

hại do sự bất cẩn của kiểm toán viên trong việc điều hành và thực hiện cuộc kiểm
toán. Ngoài ra, việc đánh giá sai khả năng cung cấp dịch vụ kiểm toán của bản thân
công ty kiểm toán cũng có thể gây ra thiệt hại về mặt tài chính khi đi đến quyết định
chấp nhận khách hàng. Rủi ro chấp nhận khách hàng thường do khách hàng thiếu
liêm chính, khách hàng có các hành vi gian lận, không tuân thủ. Nguyên nhân gây
ra loại rủi ro này chủ yếu do công ty kiểm toán đánh giá không chính xác về khách
hàng khi quyết định chấp nhận thiết lập hay duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Một nguyên nhân khác đó là do công ty kiểm toán đánh giá không chính xác về khả
năng thực hiện dịch vụ kiểm toán của mình dẫn đến phá vỡ hợp đồng kiểm toán.
+ Rủi ro không chấp nhận khách hàng: là rủi ro đánh giá sai về khách hàng dẫn đến
việc từ chối ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán và mất đi cơ hội kinh doanh.
Đây là trường hợp trái ngược với loại rủi ro ở trên. Trong điều kiện thị trường kiểm
toán chịu sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc mất đi một khách hàng là hết
sức đáng tiếc vì có thể ảnh hưởng đến mục tiêu đạt lợi nhuận mong muốn của công
ty kiểm toán.
Trong phạm vi của đề tài, ngoài khái niệm rủi ro kinh doanh của công ty kiểm toán
như đã nêu trên, đề tài còn sử dụng khái niệm rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp
được kiểm toán.
Rủi ro kinh doanh của một doanh nghiệp là “Rủi ro mà mục tiêu kinh doanh của
doanh nghiệp không đạt được do các nhân tố, các sức ép bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp, xét cho cùng, đó là các rủi ro liên quan đến khả năng tạo ra lợi nhuận
và khả năng sống còn của doanh nghiệp” 1.
1.1.2.2 Rủi ro kiểm toán
1.1.2.2.1 Định nghĩa


1

Bell, T.B., Marrs, F.O., Solomon, I. and Thomas, H. (1997), Auditing Organizations Through a StrategicSystems Lens: The KPMG Business Measurement Process, KPMG, New York.


6

Theo VSA 400/ISA 400: “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toán viên và công ty
kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được
kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu”.
1.1.2.2.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán gắn liền với các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính. Các
nguyên nhân dẫn đến báo cáo tài chính bị trình bày sai một cách trọng yếu bao gồm:
- Gian lận
Theo VSA 240, đoạn 4: “Gian lận là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh
tế, tài chính do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các
nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính”.
- Sai sót
Theo VSA 240, đoạn 5: “ Sai sót là những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến báo cáo
tài chính”.
- Hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định
Theo VSA 250, đoạn 7: “Hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định là
những hành vi thực hiện sai, bỏ sót, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời hoặc
không thực hiện pháp luật và các quy định dù là vô tình hay cố ý của đơn vị, …
không đề cập đến những hành vi không tuân thủ do tập thể hoặc cá nhân của đơn vị
gây ra nhưng không liên quan đến báo cáo tài chính của đơn vị”.
- Sự vi phạm giả thiết liên tục hoạt động
Sự vi phạm giả thiết liên tục hoạt động là khả năng giả thiết liên tục hoạt động
không còn đứng vững trong khoảng thời gian một năm kể từ ngày kết thúc niên độ.
Theo VAS 01, đoạn 4: Giả thiết liên tục hoạt động được hiểu là “doanh nghiệp đang

hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai
gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt
động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình”. Khi giả thiết liên tục


7

hoạt động bị phá vỡ, căn cứ để lập báo cáo tài chính cũng thay đổi. Do đó, nếu báo
cáo tài chính vẫn được lập trên căn cứ cũ thì các sai sót nghiêm trọng sẽ xuất hiện,
bao gồm những sai sót trong việc lựa chọn giữa giá gốc và giá trị có thể thực hiện
được để ghi nhận tài sản, công nợ và việc phân loại tài sản, công nợ.
Việc hiểu rõ các nhân tố gây ra sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính là vô cùng
cần thiết trong công tác đánh giá rủi ro. Điều này giúp kiểm toán viên dễ dàng theo
dõi các dấu hiệu, sự kiện, điều kiện làm gia tăng rủi ro.
1.1.2.2.3 Các bộ phận của rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro
phát hiện.
a. Rủi ro tiềm tàng
- Khái niệm
Theo VSA 400, đoạn 4: “Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng
nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi
tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ”.
- Đặc điểm
Rủi ro tiềm tàng xuất phát từ bản chất hoạt động kinh doanh của khách hàng, hoặc
từ bản chất của các số dư và các loại nghiệp vụ. Do đó, rủi ro tiềm tàng tồn tại một
cách khách quan và độc lập với những nỗ lực của kiểm toán viên trong việc làm
giảm rủi ro. Kiểm toán viên chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện và đánh giá hợp lý rủi
ro tiềm tàng để có những điều chỉnh thích hợp đến công việc kiểm toán.
- Các nhân tố ảnh hưởng
+ Ở mức độ báo cáo tài chính

• Tính liêm chính, kinh nghiệm và kiến thức của Ban Giám đốc cũng như sự
thay đổi thành phần Ban quản lý xảy ra trong niên độ kế toán.


8

• Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán trưởng, của các nhân viên
kế toán chủ yếu, của kiểm toán viên nội bộ (nếu có) và sự thay đổi của các
nhân viên này.
• Những áp lực bất thường đối với Ban Giám đốc, đối với kế toán trưởng, nhất
là những hoàn cảnh thúc đẩy Ban Giám đốc, kế toán trưởng phải trình bày
báo cáo tài chính không trung thực.
• Bản chất ngành nghề, đặc điểm hoạt động của đơn vị.
• Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị: các biến động về
kinh tế, về cạnh tranh, sự thay đổi về thị trường mua, thị trường bán và sự
thay đổi của hệ thống kế toán đối với lĩnh vực hoạt động của đơn vị.
• Quy mô của tổng thể báo cáo tài chính.
+ Ở mức độ từng cơ sở dẫn liệu
• Báo cáo tài chính có thể chứa đựng những sai sót, như: báo cáo tài chính có
những điều chỉnh liên quan đến niên độ trước, báo cáo tài chính có nhiều ước
tính kế toán, hoặc trong năm tài chính có sự thay đổi chính sách kế toán.
• Việc xác định số dư và số phát sinh của các tài khoản và nghiệp vụ kinh tế,
như: số dư các tài khoản dự phòng, nghiệp vụ kinh tế đối với chi phí phát
sinh sau ghi nhận ban đầu tài sản cố định tính vào chi phí hay tính tăng
nguyên giá tài sản cố định, …
• Mức độ dễ bị mất mát, biển thủ tài sản, như: phát sinh nhiều nghiệp vụ thu,
chi tiền mặt, tạm ứng tiền với số lượng lớn, thời gian thanh toán dài, …
• Mức độ phức tạp của các nghiệp vụ hay sự kiện quan trọng đòi hỏi phải có ý
kiến của chuyên gia, như: xảy ra kiện tụng hoặc trộm cắp, …
• Việc ghi chép các nghiệp vụ bất thường và phức tạp, đặc biệt là gần thời

điểm kết thúc niên độ.
• Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính bất thường khác.


9

b. Rủi ro kiểm soát
- Khái niệm
Theo VSA 400, đoạn 5: “Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong
từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính
gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc
không phát hiện và sửa chữa kịp thời”.
- Đặc điểm
Rủi ro kiểm soát thường không hoàn toàn được loại trừ do sự hạn chế vốn có của hệ
thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Nguyên nhân là do môi trường kiểm
soát yếu kém, thiếu thủ tục kiểm soát, thủ tục kiểm soát không hữu hiệu, …
Tương tự như rủi ro tiềm tàng, kiểm toán viên không thể thay đổi rủi ro kiểm soát
mà chỉ dừng ở mức đánh giá hợp lý rủi ro kiểm soát để có những điều chỉnh thích
hợp đến công việc kiểm toán.
- Các nhân tố ảnh hưởng
+ Môi trường kiểm soát: là những nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và các hoạt
động của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc đối với hệ thống kiểm soát
nội bộ và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị.
Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các thủ tục kiểm
soát. Môi trường kiểm soát mạnh sẽ hỗ trợ đáng kể cho các thủ tục kiểm soát cụ thể.
Tuy nhiên môi trường kiểm soát mạnh không đồng nghĩa với hệ thống kiểm soát nội
bộ mạnh. Môi trường kiểm soát mạnh tự nó chưa đủ đảm bảo tính hiệu quả của toàn
bộ hệ thống kiểm soát nội bộ.
+ Hệ thống kế toán: là các qui định về kế toán và các thủ tục kế toán mà đơn vị
được kiểm toán áp dụng để thực hiện ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính.

+ Các thủ tục kiểm soát: là các quy chế và thủ tục do Ban lãnh đạo đơn vị thiết lập
và chỉ đạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt được các mục tiêu quản lý cụ thể. Các


10

thủ tục này được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc phân công,
phân nhiệm, nguyên tắc phân cấp ủy quyền, … Kiểm toán viên dựa vào hiểu biết
của mình về môi trường kiểm soát để xác định những thủ tục kiểm soát đã được đơn
vị thiết lập và những thủ tục còn thiếu, cần phải bổ sung thêm.
c. Rủi ro phát hiện
- Khái niệm
Theo VSA 400, đoạn 6: “Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong
từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính
gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát
hiện được”.
- Đặc điểm
Rủi ro phát hiện bắt nguồn trực tiếp từ phương pháp kiểm toán của kiểm toán viên
và bản chất của các sai phạm. Ví dụ như kiểm toán viên chỉ chọn mẫu để kiểm tra
chứ không kiểm tra toàn bộ, công việc kiểm toán luôn đòi hỏi nhiều sự xét đoán
mang tính nghề nghiệp, các gian lận được che đậy khéo léo rất khó bị phát hiện, …
Tuy nhiên, kể cả khi kiểm toán viên kiểm tra 100% các số dư và nghiệp vụ thì rủi ro
phát hiện vẫn tồn tại vì có thể kiểm toán viên áp dụng các thủ tục kiểm toán không
thích hợp hoặc có sai sót trong quá trình kiểm tra, … Đây là loại rủi ro duy nhất mà
kiểm toán viên có thể tác động để đạt được mức rủi ro kiểm toán mong muốn thông
qua việc điều chỉnh nội dung, phạm vi và thời gian của các thử nghiệm cơ bản.
- Các nhân tố ảnh hưởng
Rủi ro phát hiện ảnh hưởng đến nội dung, phạm vi và thời gian của các thử nghiệm
cơ bản. Rủi ro phát hiện là do:
+ Rủi ro chọn mẫu: là khả năng kết luận của kiểm toán viên dựa trên kiểm tra mẫu

có thể khác với kết luận mà kiểm toán viên đạt được nếu kiểm tra trên toàn bộ tổng
thể với cùng một thủ tục.


11

+ Rủi ro ngoài chọn mẫu: là rủi ro khi kiểm toán viên đi đến một kết luận sai vì các
nguyên nhân không liên quan đến cỡ mẫu. Ví dụ: kiểm toán viên có thể sử dụng thủ
tục kiểm toán không thích hợp hay kiểm toán viên hiểu sai bằng chứng và không
nhận diện được sai sót.
Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro ngoài chọn mẫu:
3 Thực hiện các thủ tục kiểm toán không thích hợp
3 Phát hiện sai phạm nhưng không nhận thức được bản chất sai phạm nên
thường đưa ra kết luận sai
3 Không phát hiện được sai phạm do có sự thông đồng.
1.1.2.2.4 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán
Các nhà quản lý thường đối phó với các rủi ro tiềm tàng bằng cách lập ra hệ thống
kiểm soát nội bộ để phát hiện và ngăn ngừa các sai phạm. Do đó, trong đa số trường
hợp, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thường có quan hệ với nhau. Do đó, khi tìm
hiểu và đánh giá rủi ro, kiểm toán viên phải đánh giá kết hợp chúng.
Mối quan hệ giữa các loại rủi ro được biểu thị bằng công thức sau:
DR = AR / (IR x CR)
Trong đó :

AR : rủi ro kiểm toán
IR : rủi ro tiềm tàng
CR : rủi ro kiểm soát
DR : rủi ro phát hiện

Quy trình vận dụng mối quan hệ này để đánh giá rủi ro diễn ra như sau:

- Đầu tiên, kiểm toán viên thiết lập một mức rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được
cho từng hợp đồng kiểm toán. Mức rủi ro này sẽ được áp dụng cho tất cả cơ sở dẫn
liệu của các số dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng.


12

- Sau đó, rủi ro tiềm tàng sẽ được tiến hành đánh giá cho tổng thể báo cáo tài chính
và cho các số dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng đến từng cơ sở dẫn liệu.
- Kế tiếp, kiểm toán viên phải thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát cho cơ sở dẫn liệu
của các số dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng.
- Cuối cùng, kiểm toán viên dựa vào đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro
kiểm soát để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi thử nghiệm cơ bản để giảm
rủi ro phát hiện sao cho rủi ro kiểm toán giảm xuống đến mức có thể chấp nhận
được.
Tuy nhiên, kiểm toán viên thường không sử dụng mô hình này như một công thức
toán học thuần tuý, mà sử dụng như một công cụ hỗ trợ để phán đoán và xác định
mức độ sai sót có thể chấp nhận được, làm cơ sở để thiết kế các thủ tục và điều hành
kiểm toán. Các đánh giá về rủi ro ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính không ảnh
hưởng trực tiếp đến việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán, nhưng đó là
những căn cứ kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần tham khảo để kiểm soát rủi
ro kinh doanh.
Nếu kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm toán ở mức tương đối thì có thể thiết lập
rủi ro phát hiện bằng một bảng dưới dạng ma trận sau:
Bảng 1.1: Bảng xác định mức rủi ro phát hiện
Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm
soát
Cao

Trung bình


Thấp

Đánh giá của kiểm

Cao

Tối thiểu

Thấp

Trung bình

toán viên về rủi ro

Trung bình

Thấp

Trung bìnhTT
Tư vấn STT

19/05/2004

65

075

Công ty Hợp danh Kiểm toán


23/06/2004

CPA -


Việt Nam

Vietnam

66

076

Công ty TNHH Kiểm toán
ASNAF Việt Nam

22/10/2002

67

077

Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn Tài chính Kế toán SGN

SGN

17/05/2004

68


078

Công ty TNHH Kiểm toán và
Kế toán An Phát (APS)

APS

08/09/2004

69

079

Công ty Hợp danh Kiểm toán
Tâm Việt

Tâm Việt

19/10/2004

70

080

Công ty Hợp danh Kiểm toán
Trí tuệ

SMART


04/05/2005

71

081

Công ty Hợp danh Kiểm toán
Hà Nội

HANOIAC

13/052005

72

082

Công ty Hợp danh Dịch vụ
Kiểm toán Kế toán - Tư vấn
Thái Dương

SAASC

26/11/2004

73

083

Công ty Hợp danh Kiểm toán

Tài chính Đầu tư Việt Nam

VAFICO

27/05/2005

74

084

Công ty Hợp danh Kiểm toán Tư vấn Việt Nam

ACC VIETNAM

29/072005

75

085

Công ty Hợp danh Kiểm toán
Hợp nhất Phương Đông

E -J
AUDITING

11/08/2005

76


086

Công ty Hợp danh Kiểm toán
Quốc gia Việt Nam

VNFC
AUDIT

24/10/2005

77

087

Công ty Hợp danh Kiểm toán và VFA
Tư vấn Tài chính Việt Nam

28/10/2005

78

088

Công ty Hợp danh Kiểm toán
Việt Nhất

Việt Nhất

03/11/2005


79

089

Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn Tài chính (ACA Group)

ACA Group

24/08/2001

80

090

Công ty Hợp danh Kiểm toán và A&A
Định giá Việt Nam

03/11/2005

81

091

Công ty TNHH tư vấn DCPA

DCPA

26/10/2005


82

092

Công ty Hợp danh kiểm toán và

VAFC

04/11/2005


Tư vấn Tài chính Kế toán Việt
Nam (VAFC) (ngừng hoạt động
1 năm)
83

093

Công ty TNHH Kiểm toán Hồng


84

094

Công ty TNHH Tư vấn Chuyên
nghiệp

85


095

Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn APEC

86

096

Công ty TNHH Kiểm toán Miền CENACO
Trung

12/06/2006

87

097

Công ty TNHH Kiểm
toán và Đầu tư Tài chính
Nam Việt (VIETAUDITOR)

19/01/2006

88

098

Công ty TNHH Kiểm toán Hùng HVAC
Vương


27/04/2006

89

099

Công ty HD Kiểm toán và Tư
vấn Đệ Nhất

FAC

07/04/2006

90

100

Công ty TNHH Kiểm toán Tư
vấn Tài chính & Đầu tư VN

AFIV

04/04/2006

91

101

Công ty TNHH Kiểm toán và

Tư vấn Tài chính Việt Nam

FACOM

05/05/2006

92

102

Công ty TNHH Kiểm toán Tư
vấn Thủ đô

CACC

22/05/2006

93

104

Công ty HD Kiểm toán Quang
Minh

QMC

22/05/2006

94


105

Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn thuế A.T.A.X

A.T.A.X

30/06/2006

95

106

Công ty TNHH Tài chính và
Kiểm toán Việt Nam

ACVIETN
AM

04/07/2006

96

107

Công ty TNHH Kiểm toán Sao
Việt

SV


17/07/2006

97

108

Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn Tài chính A.F.C.C

A.F.C.C

28/07/2006

06/12/2005
APEC

VIET
AUDITOR
S

22/11/2005


98

109

Công ty TNHH Kiểm toán Tư
vấn Nam Việt


NCA

13/07/2006

99

110

Công ty TNHH Tư vấn Kiểm
toán Vạn An

VACA

24/07/2006

100

111

Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn Đầu tư Tài chính Châu
Á

FADA

06/07/2006

101

112


Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm
toán và Tư vấn UHY

UHY

29/08/2006

102

113

Công ty TNHH Kiểm toán An
Tâm

A.T.AUDIT

02/08/2006

103

114

Công ty TNHH Kiểm toán
Thanh Hoá

THA

10/07/2006


104

115

Công ty TNHH Kiểm toán Việt
Âu

VIETAU

24/08/2006

105

116

Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư
Tài chính và Kiểm toán KTV

KTV

12/09/2006

106

118

Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn Phan Dũng

PDAC


11/09/2006

107

119

Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn Doanh nghiệp KTC

KTC

14/07/2006

108

120

Công ty TNHH Kiểm toán
Đông Dương

I.A

29/08/2006

109

121

Công ty TNHH Kiểm toán Âu

Lạc

Âu Lạc

18/09/2006

110

122

Công ty TNHH VNC Kiểm toán VNC

12/10/2006

111

123

Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm VNSC
toán VNSC

23/10/2006

112

124

Công ty TNHH Kiểm toán Thế
Giới Mới


22/09/2006

113

125

Công ty Hợp danh Kiểm toán và NVAC
Tư vấn Nam Việt

05/05/2006

114

126

Công ty TNHH Tư vấn Kế toán AVA
và Kiểm toán Việt Nam

10/10/2006

NWA


115

127

Công ty TNHH Kiểm toán
Vũng Tàu (VAC)


VAC

10/11/2006

116

128

Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm
toán Thanh Minh Nhật

Thanh Minh
Nhật

13/09/2006

117

129

Công ty TNHH Dịch vụ Tài
chính - Kế toán và Kiểm toán
3T

A3T

23/11/2006

118


130

Công ty TNHH Kiểm toán và tư TKT
vấn TKT

08/12/2006

119

131

Công ty TNHH Kiểm toán Vũ
Hồng

VuHong

27/09/2006

120

132

Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn Việt Dương

VDA

01/12/2006

133


Công ty TNHH Kiểm toán ASC ASC

21/12/2006

122

134

Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn Hà Nội

HANCO

02/11/2006

123

135

Công ty TNHH Tư vấn Tài
chính Kế toán và Kiểm toán
Việt Nam (AAFC)

AAFC

23/01/2007

124


136

Công ty TNHH Kiểm toán Quốc PNT
tế PNT

08/01/2007

125

137

Công ty TNHH Kiểm toán Quốc VNA
gia Việt Nam (VNAC)

03/04/2006

126

139

Công ty TNHH Kiểm toán
Thăng Long

TLA

22/09/2006

127

140


Công ty TNHH Kiểm toán và
Đào tạo nhân lực Việt Nam
(HTAC)

128

141

Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm
toán, Kế toán và Tư vấn Thuế
AAT

AAT

04/06/2007

129

142

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn (AASCS
Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Phía Nam

121

30/05/2007



130

143

Công ty TNHH Tài chính Kế
toán và Kiểm toán VN

30/05/2007

131

144

Công ty TNHH Kiểm toán và
Kế toán Biên Hoà (BHAAC)

132

145

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn QNAASC
Tài chính Kế toán Kiểm toán
Quảng Ninh

20/07/2007

133

146


Công ty TNHH Tư vấn Thuế,
AVINA
Kế toán và Kiểm toán Việt Nam
(AVINA)

15/08/2007

134

147

Công ty TNHH Dịch vụ Tài
chính và Kiểm toán Hàn Việt
(HANVIFA)

29/06/2007

135

148

Công ty TNHH Kiểm toán An
Phú

136

149

Công ty TNHH Kiểm toán
ASCO


137

151

Công ty TNHH Kiểm toán Cảnh CX AUDIT
Xuân

138

152

Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn AASCN
Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Nam Việt

11/09/2007

139

153

Công ty TNHH Kiểm toán quốc UNISTAR
tế UNISTARS
S Co.,LTD

02/07/2007

140


154

Công ty TNHH Kiểm toán VFA

11/10/2007

141

155

Công ty TNHH Kiểm toán Á
Châu

ASAA

20/11/2007

142

156

Công ty TNHH Kiểm toán
VACO

VACO
LCC
CO.,LTD

27/11/2007


143

157

Công ty TNHH Tư vấn Tài
chính - Kế toán và Kiểm toán
Quốc tế IAFC

IAFC

14/12/2006

BHAAC

HANVIFA

5/06/2007

08/08/2007
ASCO

25/09/2007


144

159

Công ty TNHH Kiểm toán Tư
vấn Hiển Long


HLAC

24/06/2005

145

160

Công ty TNHH Kiểm toán Việt
Úc

VAAL

20/10/2007

146

161

Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm
toán Hà Nội (AUS)

AUS

29/05/2008

147

162


Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn Hà Thành

HTACC

16/07/2008

148

163

Công ty TNHH Kiểm toán Gốc
Việt

14/08/2008


×