Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

BÁO cáo thực tập đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích kinh tế công ty cổ phần dược phẩm văn lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế
giới, bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách
thức. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện công
cụ quản lý kinh tế để tăng lợi nhuận cho công ty. Muốn đứng vững trên thị trường, nâng cao vị thế
cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có các chiến lược và các biện pháp quản lý phù
hợp và hiệu quả nhất.
Như chúng ta đã học, tổ chức công tác kế toán là việc tổ chức thực hiện các chuẩn mực
và chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ
chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản lưu giữ tài liệu kế toán, cung cấp
thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán. Từ đó, tiến hành tổ chức phân tích
kinh tế, cung cấp thông tin. Như vậy nếu một doanh nghiệp tổ chức tốt công tác kế toán, doanh
nghiệp đó có thể dễ dàng quản lý và đáp ứng các yêu cầu thông tin phục vụ cho việc điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nó quyết định đến sự tồn tại, phát triển hay suy thoái
của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để cho công tác kế toán được thực hiện đầy đủ chức năng của
nó thì doanh nghiệp cần phải quản lý và tạo điều kiện cho công tác kế toán hoạt động có hiệu
quả và phát triển phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình.
Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò quan trọng của việc tổ chức công tác kế toán và phân tích
kinh tế, qua quá trình tìm hiểu và thực tập tại Công ty Cổ phần dược phẩm Văn Lam và nhận
được giúp đỡ nhiệu tình của Ths. Hoàng Thị Bích Ngọc cùng các anh chị trong quý công ty đã
giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Do hạn chế về thời gian cũng như trình độ chuyên môn
nên bài viết có thể có những sai sót, kính mong thầy cô đóng góp ý kiến cho bài báo cáo của
em được hoàn thiện hơn.
Báo cáo thực tập gồm 4 phần chính:
Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm Văn Lam
Phần II: Tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế tại Công ty Cổ phần Dược phẩm
Văn Lam
Phần III: Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích kinh tế Công ty Cổ phần


Dược phẩm Văn Lam


Phần IV: Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp.


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

XDCB

Xây dựng cơ bản

2

VKD

Vốn kinh doanh

3

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

4


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

5

TSDH

Tài sản dài hạn

6

TSNH

Tài sản ngắn hạn

7

TSCĐ

Tài sản cố định

8

VNĐ

Việt nam đồng

9


BH

Bán hàng

10

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

11

VCSH

Vốn chủ sở hữu

12

BCTC

Báo cáo tài chính

13

KD

Kinh doanh

14


CCDV

Cung cấp dịch vụ

15

DN

Doanh nghiệp

16

KKTX

Kê khai thường xuyên

17

GTGT

Giá trị gia tăng

18

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

19


VCĐ

Vốn cố định

20

VLĐ

Vốn lưu động

21

HĐKDTT

Hoạt động kinh doanh trước thuế

22

LNST

Lợi nhuận sau thuế


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1
2

Tên bảng
Sơ đồ 1.1 Bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Dược phẩm Văn

Lam
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Cổ phần Dược phẩm Văn Lam qua 2 năm 2014 và 2015

3

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

4

Sơ đồ 2.2.Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ phiếu nhập kho

5

Sơ đồ 2.3.Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ chi tiền tạm ứng

6
7

Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán trong hình thức kế toán
Chung
2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
năm 2014 và 2015

PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VĂN LAM


1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dược phẩm Văn Lam
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty.
-


Tên công ty viết bằng Tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần Dược phẩm Văn Lam
Tên giao dịch quốc tế : VANLAM PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANY
Mã số thuế : 0102159060
Địa chỉ : Số 34 ngách 155/206, đường Trường Chinh, Phường Phương Liệt, Quận Thanh

Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Người đại diện theo pháp luật: NGUYỀN HỒNG ĐĂNG
- Giám đốc : NGUYỄN HỒNG ĐĂNG
- Tel: 0435665987
- Số tài khoản: 22210000000168 tại ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam, CN Thanh Xuân
 Quy mô:
- Quy mô vốn : Vốn điều lệ là 16.000.000.000 đồng ( Mười sáu tỷ đồng )
- Quy mô lao động : qua quá trình phát triển từ năm thành lập vào năm 2007, số lao động làm
việc tại Công ty chỉ khoảng trên 30 người, nhưng tính đến nay tổng số lao động Công ty quản
lý đã tăng lên hơn 100 người.
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển
Công Ty Cổ Phần Dược phẩm Văn lam được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà cấp phép
thành lập ngày 08/02/2007. Là một doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt với bao khó khăn của
nền kinh tế biến động không ngừng, song Công ty đã có những bước phát triển đáng kể. Qua
một thời gian vừa khởi đầu xây dựng bộ máy tổ chức, triển khai các mặt hoạt động từ năm
2007 đến nay, công ty tiếp tục ổn định và phát triển. không ngừng xây dựng và phát triển
hướng thành một doanh nghiệp đa ngành nghề, gia tăng cơ hội sử dụng các sản phẩm của công
ty. Công ty luôn phấn đấu thực hiện tốt việc cung ứng các sản phẩm cho toàn xã hội. Việc xây
dựng kế hoạch dựa trên nghiên cứu rõ thị trường cộng với việc chú trọng đầu tư vào nguồn
nhân lực giúp cho công ty có những bước tiến vượt bậc. Đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt
tình trong công việc, cùng với những nhà quản lý chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm đã xây
dựng cho công ty nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng, luôn sáng tạo và nỗ lực không ngừng
trong công việc, phục vụ hết mình vì sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững của công
ty.

Ngoài đội ngũ nhân viên thì đội ngũ lãnh đạo công ty đoàn kết, đảm bảo định hướng phát triển
của công ty đúng hướng và mang lại hiệu quả cao nhất cho tất cả các khách hàng của công ty
nói riêng và sự phát triển của cộng đồng nói chung..


Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công ty, mạng lưới khách hàng của công ty ngày
càng mở rộng. Sản phẩm của công ty đã có mặt hầu hết trên 64 tỉnh thành cả nước. Công ty đã
xây dựng các mối quan hệ với nhiều khách hàng là các công ty như: công ty dược phẩm
Traphaco, công ty dược và thiết bị y tế Thanh Hóa, xí nghiệp dược phẩm TW1, Công ty cổ
phần Dược phẩm Phương Thảo, Bệnh viện đa khoa huyện Đoan Hùng,Bệnh viện Quân
Đội, ..Trong thời gian vừa qua công ty cổ phần dược phẩm Văn Lam đã có nhiều hoạt động
tích cực để tìm thị trường mới, đối tác mới trên thế giới
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường trong và ngoài nước đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh,
sản phẩm sản xuất ra có các chức năng tương đối với sản phẩm của công ty. Chính vì vậy để
luôn giữ được long tin với khách hàng cũng như giữ được thị trường trong nước và nước ngoài
đòi hỏi công ty cần phải luôn luôn phấn đấu nỗ lực không ngừng nghỉ để có thể nghiên cứu,
sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, từng bước
xây dựng cho mình chỗ đứng vững chắc trên thị trường hiện nay.
1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ.
Căn cứ vào chức năng, ngành nghề đã được ra quyết định Giấy phép hoạt động trên địa
bàn cả nước, Công ty đã xác định chức năng ngành nghề chính cho mình như sau:
-

Sản xuất,kinh doanh sản phẩm dược phẩm

-

Buôn bán dược phẩm

-


Kinh doanh xuất nhập khẩu dược phẩm hóa chất

-

Kinh doanh vắc xin, sinh phẩm y tế

-

Tư vấn sản xuất, dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y

dược
-

Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa

Bên cạnh đó công ty cò thu thập nghiên cứu, phân tích các thông tin thị trường các hoạt động
của công ty để đưa ra các ý kiến điều chỉnh, bổ sung về chính sách phân phối hàng hóa của
công ty trên thị trường nhằm mục đích tăng thu nhập và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tổ
chức thực hiện các chính sách phân phối đã được giám đốc phê duyệt


Nhiệm vụ : Công ty cổ phần dược phẩm Văn Lam có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh dược


phẩm, tham gia cung ứng thuốc cho việc phòng và khám chữa bệnh của toàn xã hội.Thực hiện
khai thác thị trường, tham gia đàm phán kí kết hợp đồng, thiết lập các mối quan hệ hợp tác với
các công ty trong nước và nước ngoài theo phương châm bình đẳng cũng có lợi. Xây dựng kế
hoạch ngắn hạn và dài hạn trong tương lai nhằm tăng lợi nhuận giúp công ty ngày càng phát
triển. Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Chuyên gia

kiểm tra giám sát các khâu kỹ thuật của sản phẩm, quản lí cơ sở vật chất, tài sản trang thiết bị
của công ty. Cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn, nhiều
kinh nghiệm, chú trọng đào tạo bồi dưỡng tay nghề công nhân, đội ngũ cán bộ quản lý tạo đà
cho sự ổn định và phát triển của công ty, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ

-

công nhân.
1.1.3.Ngành nghề kinh doanh.
- Sản xuất kinh doanh dược phẩm hóa chất
- Thu mua, chế biến dược phẩm
- Buôn bán ( bán buôn, bán lẻ ) dược phẩm
- Kinh doanh xuất nhập khẩu dược phẩm, hóa chất
- Kinh doanh vắc xin, thiết bị y tế
- Kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung…vv
- Bán buôn máy móc, thiết bị y tế
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Dịch vụ liên quan đến In
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Văn Lam
• Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có những đặc điểm sau:
Là một công ty kinh doanh tổng hợp về dược phẩm, đa dạng, phong phú từ sản xuất sản phẩm
đến phân phối tiêu thụ sản phẩm trong đó công ty chuyên cung cấp các sản phẩm về thực
phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thuốc điều trị bệnh , cung cấp vắc xin, thiết bị y tế vận
chuyển hành khách, hàng hóa bằng đường bộ, sản xuất giấy, bao bì,…vv phục vụ cho cộng

-

đồng,
Hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm cả sản xuất và thương mại dịch vụ hay nói cách


-

khác là sản xuất và lưu thông.
Số lao động hơn 100 người, trong đó có khoảng 20 người là cán bộ quản lý, còn lại là ở các bộ
phận sản xuất, đó là chưa kể tới số lao động thời vụ mà công ty thường sử dụng cũng tương

-

đối lớn
Phạm vi hoạt động của công ty tương đối rộng, phân phối hầu hết ở 64 tỉnh thành trên cả nước
Phương thức hoạt động của công ty: kết hợp sản xuất và thương mại dịch vụ một cách năng


-

động, linh hoạt vì mục tiêu tăng trưởng của công ty
Đối tác của công ty là nhưng công ty dược phẩm, các đại lý, cửa hàng,bệnh viện trong và
ngoài nước.
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Dược phẩm Văn Lam
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty được thực hiện theo phương pháp ra quyết định từ trên
xuống dưới, tổ chức quản lý theo mọt cấp, chức năng cao nhất là Đại hội đồng cổ đông, tiếp
đến hội đồng quản trị, bản kiểm soát sau đó là ban giám đốc chịu trách nhiệm điều hành những
công việc chính của công ty. Ngoài ra còn có các phòng ban chịu trách nhiệm tham mưu và
giúp việc cho ban Giám đốc trong việc ra quyết định quản lý. Có thể khái quát bộ máy quản lý
của công ty theo sơ dồ sau:

Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị


Ban giám đốc

Phòng
tổ
chức
hành
chính

Phòng
tài
chínhkế toán

Phòng
kinh
doanh

Phòng
nghiên
cứu và
phát
triển

Phòng
đảm
bảo
chất
lượng

Phòng

kiểm
tra
chất
lượng

Phòng
sản
xuất


Sơ đồ 1.1 Bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Dược phẩm Văn Lam
Chức năng của các phòng ban như sau
Đaị Hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ


-

đông có quyền biểu quyết, Đại hội đồng cổ đông có quyền và nhiệm vụ sau:
+ Quyết định loại cổ phần và số cổ phần được chào bán của từng loại, quy định lợi tức hàng
năm của từng loại cổ phần
+ Quyết định bổ sung sửa đổi điều lệ của công ty trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán
thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được chào bán quy định tại điều lệ công ty
-

Hội đồng quản trị: là cơ quan có quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan
đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với luật pháp, trừ các vấn đề thuộc quyền Đại
hội đồng cổ đông. Mọi hoạt động kinh doanh chịu sử quản lý và chỉ đạo thực hiện của Hội

-


đồng quản trị.
Ban kiểm soát: do Hội đồng quản trị bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tính hợp pháp,
chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong ghi chép
kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp nhận điều lệ của công ty, nghị quyết, nghị định của
Hội đồng quản trị. Trong ban kiểm soát phải có ít nhất một kiểm toán viên có trình độ chuyên

-

môn về kế toán.
Phòng tổ chức hành chính: làm nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý nhân sự và các công

-

việc có liên quan đến nhân sự.
Phòng tài chính - kế toán: có chức năng tham mưu cho Giám đốc, tổ chức triển khai toàn bộ
công tác tài chính, hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, đồng thời
quản lý vốn, vật tư, hàng hóa tiền mặt và sử dụng có hiệu quả không để thất thoát vốn, hàng
hóa, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo tính kịp thời, chính xác, trung thực các
nghiệp vụ phát sinh trong toàn công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Ban giám
đốc, cơ quan cấp trên về pháp luật, và chịu trách nhiệm thực hiệ các nghiệp vụ tài chính kế

-

toán của công ty.
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, đảm bảo về mặt
số lượng, chất lượng, chủng loại với giá cả hợp lý. Tổ chức công tác bốc dỡ trong nội bộ công
ty, quản lý kho vật tư, thành phẩm. Thực hiện chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp các loại vật


tư, thành phẩm. Tổ chức bán hàng tại công ty, lập các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Tích cực

quan hệ với bạn hàng để mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Tiến hành tiếp thị, quảng cáo sản phẩm
nhằm thu hút thêm khách hàng. Đồng thời theo dõi, kiểm tra các đại lý tiêu thụ để kịp thời
-

cung ứng sản phẩm và thu tiền hàng
Phòng nghiên cứu và phát triển: Có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường, xây dựng và thử nghiệm

-

sản phẩm mới cho công ty
Phòng kiểm tra chất lượng: Kiểm tra chất lượng thuốc, kiểm tra nguyên liệu đầu vào và đảm

-

bảo không có thuốc kém chất lượng trước khi đưa ra thị trường
Phòng đảm bảo chất lượng: Giám sát xưởng sản xuất thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để
sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng và sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn. Xem xét các sai lệch
sự cố kỹ thuật, các điểm không phù hợp về chất lượng, đề xuất các biện pháp xử lý, giám sát

-

sử dụng vật tư, lao động để xác định vật tư, định mức lao động
Phòng sản xuất: Có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về việc sản xuất các sản phẩm theo mẫu bao
bì, vỏ, hộp thuốc.
1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Văn
Lam qua 2 năm 2014-2015.
Để đánh giá khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ phần Dược phẩm
Văn Lam qua 2 năm 2014 và 2015 ta dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.
Đơn vị tính: Đồng



Bảng 1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Văn
Lam qua 2 năm 2014 và 2015
Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
DN năm 2015 so với năm 2014 đã có những chuyển biến tốt, cụ thể như sau:
-

Lợi nhuận thuần kinh doanh trước thuế của doanh nghiệp tăng 256,775,726vnđ tương
ứng với tỉ lệ tăng 113,01% làm cho tỉ suất lợi nhuận kinh doanh trước thuế của doanh
nghiệp tăng 41,643% đó là do

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tăng 50,237,166,571 vnđ
tương ứng với tỷ lệ tăng 46,245%
+ Các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp giảm 2,825,581,481vnđ tương ứng với
tỷ lệ giảm 84,505% làm cho tổng doanh thu thuần về bán hàng và CCDV của doanh
nghiệp tăng lên 2,825,581,481vnđ. Tổng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
năm 2015 so với năm 2014 tăng 53,062,748,052 vnđ tương ứng với tỉ lệ tăng 50,397%
+Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tăng 51,078,437,045 vnđ tương ứng với tỷ lệ tăng
57,581%. Ta thấy tỉ lệ tăng giá vốn hàng bán lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu tuần BH và
CCDV, điều này là không hợp lý, vì vậy nó làm cho tỉ suất lợi nhuận gộp giảm 4,024


tương ứng với tốc độ giảm là 25,553%
+ Doanh thu tài chính của DN giảm 5,186,858 vnđ tương ứng với tỷ lệ giảm 33,922%
trong khi đo chi phí tài chính cua DN tăng 422,279,179 vnđ tương ứng với tỷ lệ tăng
24,384%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1,300,069,244 vnđ tương ứng với tỷ lệ tăng
8,881%. Ta thấy tỷ lệ tăng chi phí của quản lý doanh nghiệp thấp chứng tỏ doanh nghiệp
đã sử dụng chi phí này một cách hiệu quả
 Ta thấy doanh nghiệp đã sử dụng và quản lý chi phí chưa thực sự hiệu quả. Mặc dù lợi


nhuận của doanh nghiệp tăng cao, nguyên nhân chủ yếu của việc gia tăng lợi nhuận là
do doanh thu của doanh nghiệp tăng cao. Doanh nghiệp cần phải có biện pháp quản lý
cũng như sử dụng chi phí một cách hiệu quả.
PHẦN II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VĂN LAM
2.1 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
2.1.1.1.Tổ chức bộ máy kế toán.
Tổ chức bộ máy kế toán được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức
công tác quản lý ở doanh nghiệp. Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra các hoạt động
kinh tế- tài chính, do đó công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác
quản lý, đồng thời nó còn ảnh hưởng đến việc đáp ứng các yêu cầu khác nhau của các đối
tượng trực tiếp và gián tiếp.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Văn Lam là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có
hai chi nhánh ở Thành phố Hà Nội nên công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung để phù hợp
với điều kiện kinh doanh của công ty. Chi nhánh có nhiệm vụ tổ chức quản lý kinh doanh ở đơn
vị mình, công việc kế toán ở các chi nhánh phải do các nhân viên kế toán ở chi nhánh đó thực hiện
và đến cuối tháng tổng hợp tất cả các số liệu gửi về phòng tài chính kế toán cảu công ty. Phòng tài
chính – kế toán có nhiệm vụ thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình
kinh doanh, cuối tháng, kế toán tổng hợp số liệu chung cho toàn công ty và lập báo cáo tài chính.


Kế toán trưởng

Kế toán
tổng
hợp

Thủ
quỹ


Kế
toán
tiền

Kế toán
công nợ

Kế
toán
thuế

Bộ
phận
kho

Kế
toán
bán
hàng

Kế
toán
tiền
lương

Kế
toán
TSCĐ,
XDCB


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
( Nguồn: Phòng tài chính – kế toán )
Kế toán trưởng : là người đứng đầu phòng kế toán tài chính của công ty chịu trách nhiệm
trước giám đốc về công tác tài chính của công ty, trực tiếp phụ trách công việc chỉ đạo, điều
hành về tài chính, tổ chức hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước,
của ngành về công tác kế toán, tham gia ký kết và kiểm tra các hợp đồng kinh tế, tổ chức thông
tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế của công ty.
Kế toán tổng hợp : tổng hợp quyết toán, tổng hợp nhật ký chung, sổ cái, bảng tổng kết tài
sản của công ty, đồng thời kiểm tra, xử lý chứng từ, lập hệ thống báo cáo tài chính, ...
Kế toán công nợ : theo dõi tình hình thanh toán công nợ của khách hàng và nhà cung
cấp, lên kế hoạch thu hồi nợ đối với các khách hàng nợ quá hạn và thanh toán các khoản nợ
đến hạn thanh toán.
Kế toán thuế : đóng vai trò quan trọng trong việc tính thuế, theo dõi tình hình thanh toán


về thuế và các khoản phải nộp khách thuộc trách nhiệm nghĩa vụ của đơn vị.
Kế toán TSCĐ, XDCB : theo dõi tình hình tăng, giảm tình hình nhập, xuất sử dụng công
cụ dụng cụ và phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng, phân bổ khấu hao TSCĐ cho các dự
án, theo dõi tình hình nhập xuất, tồn nguyên vật liệu cho từng dự án, hạng mục.
Kế toán tiền lương : theo dõi tình hình thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên, các
khoản trừ vào lương : các khoản bảo hiểm, tiền phạt, tiền vay ứng lương phải trả cho cán bộ
công nhân viên theo quy định.
Kế toán bán hàng : theo dõi tình hình nhập kho và xuất kho hàng hóa, thành phẩm, cuối
tháng lập bảng kê tổng hợp theo dõi doanh thu.
Kế toán tiền : quản lý chứng từ thu, chi, giấy báo Nợ, báo Có, tài khoản ngân hàng, nhập
lên hệ thống máy tính, cuối ngày đối chiếu số liệu với thủ quỹ.
Thủ quỹ: là bộ phận độc lâp, có trách nhiệm thu chi tiền theo lệnh của Giám đốc, có
trách nhiệm mở sổ chi tiết cho từng loại tiền, đồng thời ghi chép chi tiết từng khoản thu chi
phát sinh trong ngày, lập báo cáo tình hình luồng tiền biến động, lưu trữ, bảo quản số sách tài

liệu có liên quan,....
2.1.1.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty.
Công ty Cổ phần dược phẩm Văn Lam áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành
theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Bắt đàu từ ngày 1/1/2017, các doanh
-

nghiệp vừa và nhỏ áp dụng thông tư 133 thay thế cho quyết định 48.
Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm

-

dương lịch
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : đồng việt nam (vnđ)
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức: Nhật kí chung
Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo

-

phương pháp khấu trừ.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá gốc
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được
tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường
xuyên để hạch toán hàng tồn kho.


+ Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn
giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
- Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định :

+ Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, vô hình : TSCĐ được ghi nhận ban
đầu theo nguyên giá, trong quá trình sử dụng TSCĐ được ghi nhận theo 3 chỉ tiêu: Nguyên
giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Nguyên giá của TSCĐ được xác định là toàn bộ chi phí
mà đơn vị đã bỏ ra để có được tài sản đó tính đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng
sử dụng.
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, vô hình: Khấu hao TSCĐ hữu hình được thực
hiện theo phương pháp đường thẳng, căn cứ theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính và nguyên
giá của tài sản.
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán.
2.1.2.1.Tổ chức hạch toán ban đầu.
Công ty căn cứ vào đặc điểm hoạt động mà lựa chọn chứng từ sử dụng trong kế toán.
Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số
48/2006/QĐ- BCT ngày 14/09/2006 Bộ Tài chính. Ngoài ra, tùy theo nội dung từng phần hành
kế toán các chứng từ công ty sử dụng cho phù hợp bao gồm cả hệ thống chứng từ bắt buộc và
hệ thống chứng từ hướng dẫn.
• Các loại chứng từ mà Công ty đang sử dụng:
-

Chứng từ thanh toán như :phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có, giấy đề nghị tạm ứng, giấy

thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, bản kiểm kê quỹ, ủy nhiệm chi, séc
-

Chứng từ vật tư hàng tồn kho như: hóa đơn mua hàng, biên bản kiểm nghiệm, phiếu

nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm kê hàng hóa, phiếu báo vật tư còn lại cuối
kỳ, bảng kê phiếu nhập, bảng kê phiếu xuất,...
-

Chứng từ tiền lương như: bảng chấm công; bảng phân bổ tiền lương và BHXH; bảng


thanh toán lương và BHXH; chứng từ chi tiền thanh toán cho người lao động, bảng làm thêm
giờ, hợp đồng giao khoán,...
-

Chứng từ TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá


lại TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, thẻ TSCĐ.
-

Chứng từ bán hàng: hợp đồng mua bán, hóa đơn GTGT, …


Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại Công ty.
Trình tự và thời gian luân chuyển do kế toán trưởng tại đơn vị quy định. Các chứng từ

gốc do công ty lập ra hoặc từ bên ngoài đưa vào đều được tập trung tại bộ phận kế toán của
đơn vị. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ là chuyển chứng từ từ các phòng ban chức năng
trong công ty đến phòng kế toán tài chính, bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ càng các chứng từ
và sau khi kiểm tra xác minh là hợp lý, hợp pháp, hợp lệ mới được dùng chứng từ đó để ghi sổ.
Sau đó phòng kế toán tiến hành hoàn thiện và ghi sổ kế toán, quá trình này được tính từ khâu
đầu tiên là lập chứng từ (hay tiếp nhận chứng từ) cho đến khâu cuối cùng là chuyển chứng từ
vào lưu trữ.
Gồm các bước sau:


Lập chứng từ kế toán và phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ
Kiểm tra chứng từ kế toán.
Ghi sổ kế toán

Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Ví dụ về quy trình luân chuyển phiếu nhập kho :

B1: Người giao hàng đề nghị giao hàng nhập kho
B2 : Ban kiểm nhận lập biên bản nhận cho nhập kho vật tư, hàng hóa. Ban kiểm nhận gồm thủ
kho, kế toán vật tư, hàng hóa, cán bộ phụ trách bộ phận, người đề nghị giao hàng.
B3: Kế toán vật tư, hàng hóa sẽ tiến hành lập Phiếu Nhập kho theo hóa đơn mua hàng, phiếu
giao nhận sản phẩm,.. với ban kiểm nhận
B4: Người lập phiếu, người giao hàng và phụ trách bộ phận ký vào Phiếu nhập kho
B5: Chuyển Phiếu Nhập kho cho thủ kho tiến hành việc kiểm nhận, nhập hàng, ghi sổ và ký
Phiếu Nhập kho.
B6: Chuyển phiếu nhập kho cho kế toán vật tư, hàng hóa để ghi sổ
B7: Kế toán vật tư tổ chức bảo quản và lưu trữ phiếu nhập.


Người yêu cầu
(1)

Thủ kho

Kế toán

Yêu cầu nhập kho (2)
Lập phiếu nhập kho
Ký phiếu và chuyển
hàng

(3)

Nhận phiếu và

nhập kho

(4)

(5)

Ghi sổ kế toán
vật tư
Sơ đồ 2.2.Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ phiếu nhập kho


Ví dụ về quy trình xử lý và luân chuyển chứng từ chi tiền tạm ứng cho nhân viên đi
công tác:

B1: Nhân viên trình Lịch công tác cho Quản lý của mình
B2: Quản lý xét duyệt và gửi lại Lịch công tác cho nhân viên
B3: Nhân viên lập Phiếu đề nghị tạm ứng
B4: Nhân viên gửi bộ chứng từ gồm Phiếu đề nghị tạm ứng + Lịch công tác đã được duyệt qua
Kế toán
B5: Kế toán nhận chứng từ và đối chiếu với quy định công tác phí của công ty, lập Phiếu chi
B6: Kế toán gửi bộ chứng từ gồm Lịch công tác + Phiếu đề nghị tạm ứng + Phiếu chi qua Thủ
quỹ


B7: Thủ quỹ nhận chứng từ
B8: Thủ quỹ chi tiền
Nhân viên

Lịch công tác


Quản lý
(1)

Kế Toán

Thủ quỹ

Lịch công tác
( 2)

Lịch công tác
được duyệt
(4)

Phiếu đề nghị
tạm ứng

(3)

Lịchcông tác
được duyệt

(5)

Phiếu đề nghị
tạm ứng
(6)

Phiếu chi


(7)

Phiếu chi
(8)

Chi tiền
Sơ đồ 2.3.Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ chi tiền tạm ứng
2.1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
- Hệ thống tài khoản kế toán : Doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng
cho các doanh nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006
Bộ Tài chính.
- Công ty vận dụng một cách linh hoạt hệ thống tài khoản kế tóan cả cấp 1 và cấp 2 cho các
đối tượng kế toán liên quan. Cụ thể chi tiết như sau:
* Chi tiết với tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng:
+ 1121AGB: Ngân hàng Agribank
+ 1121TX: Ngân hàng ĐT & PT Thanh Xuân
+1121TCB: Ngân hàng Techcombank
+ 1121MB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
* Chi tiết đối với tài khoản 331 - Phải trả người bán :
+ 331TPC: Công ty Cổ phần dược phẩm Traphaco


+ 331TW2: Chi nhánh công ty TNHH một thành viên dược phẩm Trung Ương 2
+ 331HL: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hưng Long
+ 33DPSH: Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Sơn Hải
+331CPPN: Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Phương Nam.
* Chi tiết đối với tài khoản 131– Phải thu khách hàng
+131NTMT: Nhà thuốc Minh Tâm
+131BVĐKCT: Bệnh viện đa khoa Cẩm Thủy
+131TTYTBC: Trung tâm y tế Thành phố Bắc Cạn

+131NTBL: Nhà thuốc Bảo Linh
+131BVPSHP: Bệnh Viện phụ sản Hải Phòng
+131NTBVND: Nhà thuốc bệnh viện Nhiệt Đới
* Một số nghiệp vụ cơ bản liên quan đến hoạt động của công ty:
1. Ngày 5/1/2017 bán cho công ty Cổ phần Dược phẩm Lạng Sơn 55.000 viên Praveric500mg
( Amocxicilin)- RoMani theo HĐ0006346 ( phụ lục 01), tổng giá thanh toán chưa thuế là
117.857.141 trđ. Thuế GTGT 5%. Tiền hàng chưa thanh toán
Định khoản:
Doanh thu: Nợ TK131DPLS: 123.750.000
Có TK 5111: 117.857.141
Có TK 3331:5.892.859
Giá vốn:

Nợ TK 632:
Có TK 156Prave:

2. Ngày 5/1/2017, bán hàng cho công ty TNHH dược phẩm Đức Anh 1000 lọ Biocetum theo HĐ
0006348 ( phụ lục 01 ). Giá thanh toán là 34.285.714. Thuế GTGT 5%. Khách hàng nhận nợ
Doanh thu: Nợ TK131DPĐA: 36.000.000
Có TK 5111: 34.285.714
Có TK 3331: 1.714.286
Giá vốn:

Nợ TK 632:
Có TK 156Biocetum

3. Trả tiền cước phí điện thoại bằng tiền mặt trị giá 646. 877đ cho tập đoàn viễn thông quân


đội theo phiếu chi ngày 01/01/2015 ( phụ lục 02)

Định khoản : Nợ TK 642: 646.877
Có TK 111:646.877

4. Mua xăng tại xí nghiệp bán lẻ xăng dầu bằng tiền mặt trị giá 727.273 theo phiếu chi ngày
09/01/2015 ( phụ lục 02 )
Định khoản: Nợ TK 642:727.273
Có TK 111:727.273

5. Mua một lô thuốc trị giá 839.8000.000 ( chưa bao gồm thuế ) theo HĐ 0005099, thuế
GTGT 5% từ công ty CP dược phẩm Green, chưa thanh toán cho người bán
Định khoản: Nợ TK 156: 839.800.000
Nợ TK 1331: 41.990.000
Có TK 331: 881.790.000
2.1.2.3.Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để xử lý thông tin
từ các chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị
cũng như phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát.
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung. Hàng ngày, căn cứ vào các
chứng từ gốc đã kiểm tra, kế toán phản ánh vào sổ Nhật ký chung đồng thời những nghiệp vụ
liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết thì ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Định kỳ từ sổ nhật ký chung ghi các nghiệp vụ kinh tế vào Sổ cái. Cuối kỳ căn cứ vào số liệu
kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết. Đối chiểu bảng tổng hợp chi tiết với bảng cân


đối TK. Sau khi khớp số liệu giữa 2 bảng tiến hành lập báo cáo tài chính.
Công ty mở một số sổ kế toán chi tiết, tổng hợp trên phần mềm kế toán MISA để tiến hành

+
+
+

+
+


theo dõi chi tiết các khoản mục như:
+
Sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Sổ chi tiết thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào
Sổ chi tiết phải thu khách hàng
Sổ chi tiết phải trả người bán.
Sổ tổng hợp công nợ phải thu theo đối tượng.
Sổ tổng hợp doanh thu theo đối tượng.
Dựa vào nguyên tắc ghi sổ: Tổng phát sinh Nợ =Tổng phát sinh Có, để đảm bảo tính chính
xác, trước khi lập BCTC năm cần tiến hành kiểm tra sổ sách, báo cáo cuối tháng, cuối quý,


+
+

cuối năm:
Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản: hóa đơn đầu ra - vào

+
+
+
+
+
+


và sổ kế toán.
Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng.
Kiểm tra các khoản phải trả.
Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế.
Đầu vào và đầu ra có cân đối.
Kiểm tra lại xem định khoản các khoản phải thu và phải trả định khoản có đúng
Kiểm tra lại bảng lương xem ký có đầy đủ, số liệu trên sổ cái 334 và bảng lương có khớp: Đối
với nhân viên phải có hồ sơ đầy đủ.
+

Nhật ký chung : rà soát lại các định khoản kế toán đã định khoản đối ứng Nợ - Có

đúng chưa, kiểm tra xem số tiền kết chuyển vào cuối mỗi tháng đã đúng chưa, tổng phát sinh ở
Nhật ký chung = Tổng phát sinh ở Bảng Cân đối tài khoản.
+

Còn đối với Bảng cân đối tài khoản:

Tổng số dư Nợ đầu kỳ= Tổng số dư Có đầu kỳ= Số dư cuối kỳ trước kết chuyển sang; Tổng số
phát sinh Nợ trong kỳ= Tổng số phát sinh Có trong kỳ= Tổng số phát sinh ở Nhật ký chung
trong kỳ; Tổng số dư Nợ cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ.
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sau đây là trình tự ghi sổ kế toán trong hình thức kế toán Nhật ký chung

Sổ, thẻ kế toán chi tiết
SỔ
NHẬT

CHUNG

Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán trong hình thức kế toán Chung
Sổ Nhật ký đặc biệt

SỔ CÁI

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính


(Nguồn: Phòng Kế toán –Tài chính)
Giải thích :
: ghi theo ngày.
: ghi theo tháng.
: quan hệ đối chiếu.
2.1.2.4. Tổ chức hệ thống BCTC
Công ty áp dụng hệ thống BCTC theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành
Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Kỳ lập báo cáo tài chính là báo cáo tài chính năm, ngày kết
thúc niên độ là này 31/12 hằng năm. Thời hạn nộp BCTC của Công ty chậm nhất là ngày
31/03 hàng năm. Nơi gửi BCTC của công ty là Chi cục Thuế Quận Thanh Xuân, Chi cục
Thống kê Quận Thanh Xuân, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội
• Về hệ thống báo cáo tài chính, công ty lập đủ 4 báo cáo tài chính theo quy định, bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01-DNN): Lập định kỳ quý, năm.
+ Báo cáo kết quả kinh doanh( Mẫu số B02-DNN): Lập định kỳ quý, năm
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN): Lập định kỳ năm.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính( Mẫu số B09-DNN): Lập định kỳ năm.
Căn cứ báo cáo họat động kinh doanh của năm trước, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán
chi tiết trong năm dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 để lập báo cáo kết quả kinh
doanh của năm.
Công ty có sử dụng máy vi tính và phần mềm kế toán MISA để hỗ trợ cho công tác kế

toán được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận lợi, dễ dàng, chính xác, tính giản bộ máy kế
toán làm cho bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả, bớt cồng kềnh.
2.2.Tổ chức công tác phân tích kinh tế.
2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế.


Phân tích kinh tế là một trong những công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả. Hiện nay trong
điều kiện nền kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu là phải hoạt động kinh doanh có hiệu
quả như vậy mới đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh vừa có điều kiện tích lũy mà
mở rộng hoạt động kinh doanh. Việc tiến hành phân tích kinh tế là hết sức quan trọng, giúp các
nhà đầu tư đưa ra quyết định, và chỉ ra phướng hướng phát triển của công ty. Xuất phát từ ý
nghĩa quan trọng của việc phân tích kinh tế, công ty tuy đã chủ động trong công tác phân tích kinh
tế nhưng công ty vẫn chưa có bộ phận riêng biệt tiến hành mà thực hiện công tác này là bộ phận kế
toán - tài chính. Việc phân tích chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, tình hình thị trường để đưa ra quyết
định. Thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế là thời điểm cuối năm sau khi đã khóa sổ kế toán
và theo yêu cầu của nhà quản lý công ty.
2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị.
 Hệ số bảo toàn vốn:
Hệ số bảo toàn vốn =
Để đánh giá tình hình biến động của vốn chủ sở hữu,và khả năng bảo toàn và phát triển
vốn của công ty có tốt hay không. Hệ số này> 1 được đánh giá là tốt.

 Phân tích chỉ tiêu về khả năng thanh tóan:
-

Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Khả năng thanh toán ngắn hạn =

-


Khả năng thanh toán nhanh :
Khả năng thanh toán nhanh =
Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết khả năng chi trả của công ty đảm bảo thanh
toán nợ ngắn hạn.Khả năng thanh toán nhanh cho thấy khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn
thành tiền để thanh toán các khoản nợ tới hạn của công ty.

 Phân tích chỉ tiêu về cơ cấu vốn – tài sản:
-

Hệ số nợ trên tài sản =
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Chỉ tiêu này phảnánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu.

 Phân tích chỉ tiêu về năng lực hoạt động
-

Vòng quay các khoản phải thu =
Vòng quay hàng tồn kho =


 Phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời
-

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần =
Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu thuần. Tỷ số
này mang giá trị dương nghĩa là kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số
mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Khi đánh giá còn phụ thuộc vào đặc điểm
kinh doanh của từng ngành, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số
này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia.


-

Khả năng sinh lời của tổng tài sản = Lợi nhuận trước thuế / Tổng tài sản bình quân
ROA = 100%
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE 100%
Chỉ tiêu ROA cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận, trị số càng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn. Chỉ tiêu ROE
cho biết một đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận,trị số này
càng cao hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

2.2.3 Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên
số liệu của các báo cáo kế toán.
Công ty thực hiện phân tích một số chỉ tiêu phân tích kinh tế sau
2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2014 và 2015


( Nguồn phòng tài chính- kế toán)
Nhận xét: Từ những số liệu phân tích ở bảng 2.2 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của công ty năm 2015 so với năm 2014 đạt hiệu quả . Cụ thể:
Tổng doanh thu trong năm 2014 đạt 105,304,341,208 vnđ, năm 2015 đạt
158,361,902,402 vnđ, tăng 53,057,561,194 vnđ tương ứng với tỷ lệ tăng 50,385%. Vốn chủ sở
hữu bình quân năm 2015 so với năm 2014 tăng 154,364,542 vnđ, tương ứng với tăng 0,915%
nên dẫn đến:
* Tổng vốn kinh doanh (VKD) bình quân năm 2015 tăng 17,882,219,063 vnđ tương ứng
với tỷ lệ tăng 26,968%
- Hệ số doanh thu trên VKD bình quân năm 2014 là 1,588 lần, tức là cứ 1 đồng VKD bình
quân bỏ ra tạo ra 1,588 đồng doanh thu. Sang năm 2015, hệ số VKD bình quân là 1,881 lần; tức 1
đồng VKD bình quân bỏ ra thu được 1,881 đồng doanh thu, tăng 0,293 lần tương ứng với tỷ lệ tăng

18,443%. Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của Doanh thu năm 2015 so với năm 2014 lớn hơn tỷ lệ tăng
của Vốn kinh doanh bình quân năm 2015 so với năm 2014
- Hệ số lợi nhuận trên VKD năm 2014 là 0,003 lần, tức là 1 đồng VKD bình quân bỏ ra
thu được 0,003 đồng; sang năm 2015 hệ số lợi nhuận trên VKD bình quân là 0,006 lần tức là 1


×