Tải bản đầy đủ (.docx) (157 trang)

Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm dùng trong khâu củng cố phần VI - Tiến hoá, Phần VII - Sinh thái học, Sinh học 12 - Ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.18 KB, 157 trang )

Đại học sư phạm Hà Nội
2

Khoá luận tốt
nghiệp

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
2 KHOA SINH - KTNN

NGUYỄN THỊ THU

THIẾT KẾ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
DÙNG TRONG KHÂU CỦNG PHẦN IV
TIẾN HÓA, VII - SINH THÁI HỌC,
SINH HỌC 12 - BAN CƠ BẢN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Sinh học

HÀ NỘI – 2012
SVTH: Nguyễn Thị Thu

1

Lớp K34 B - Sư phạm Sinh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình
của các thầy cô trong tổ Phƣơng pháp dạy học sinh học Khoa Sinh - KTNN.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo Th.s.


Trƣơng Đức Bình - Giảng viên bộ môn phƣơng pháp dạy học sinh học, khoa
Sinh - KTNN, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, ngƣời đã tận tình hƣớng
dẫn tôi trong thời gian thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu

LỜI CAM ĐOAN
SVTH: Nguyễn Thị
Thu

2

Lớp K34 B - Sư phạm
Sinh


SVTH: Nguyễn Thị
Thu

3

Lớp K34 B - Sư phạm
Sinh


Với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo - Th.S Trƣơng Đức Bình và sự
nỗ lực của bản thân tôi cùng sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè tôi đã

hoàn thành đề tài: “Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm dùng trong khâu củng cố
phần VI- Tiến hóa, VII- Sinh thái học, Sinh học 12- Ban cơ bản"
Tôi xin cam đoan kết quả trong khoá luận là kết quả nghiên cứu của
bản thân không trùng lặp với kết quả của một đề tài nào khác.

Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu



DANH MỤC CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT
BS

: Bổ sung

CTC

: Chƣơng thình chuẩn

ĐV

: Động vật

GV

: Giáo viên

GD – ĐT


: Giáo dục đào tạo

HS

: Học sinh

KHCN

: Khoa học công nghệ

MPS

: Mô phân sinh

NX

: Nhận xét

PP

: Phƣơng pháp

PTTQ

: Phƣơng tiện trực quan

PPDH

: Phƣơng pháp dạy học


PHT

: Phiếu học tập

SGK

: Sách giáo khoa

TB

: Tế bào

TV

: Thực vật

TNKQ

: Trắc nghiệm khách quan

VD

: Ví dụ

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là quốc sách hàng đầu của tất cả các nƣớc trên thế giới, việc
đầu tƣ cho giáo dục là một đầu tƣ thông minh và lâu dài nhất. Giáo dục có




phát triển hay không sẽ quyết định tới tƣơng lai vận mệnh của một đất nƣớc,
của cả một dân tộc. Vì thế giáo dục ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn đặc
biệt là chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI là thế kỉ của sự bùng nổ thông tin,
của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật, thế kỉ mà nền kinh tế tri thức đóng
vai trò chủ đạo, tri thức là nguyên khí là sức mạnh của cả quốc gia. Quốc gia
nào đang đứng trên đỉnh cao của tri thức thì quốc gia đó phát triển. Chính vì
vậy các quốc gia đều chú trọng tới giáo dục.
Nƣớc ta đang trong giai đoạn tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nƣớc. Vì vậy đẩy mạnh sự phát triển giáo dục, đào tạo cả về
qui mô và chất lƣợng là đòi hỏi khách quan đƣợc đảng ta khẳng định trong
đại hội VII “Cùng với khoa học công nghệ giáo dục đào tạo là quốc sách
hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài”.
Muốn nâng cao chất lƣợng đào tạo nói chung và chất lƣợng đào tạo
phổ thông nói riêng cần phải đổi mới mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giảng
dạy nghành giáo dục của chúng ta đang tiến hành đổi mới này và chúng ta
đang tiến hành đổi mới phƣơng pháp.
Đổi mới phƣơng pháp dạy học cần phải đƣợc đổi mới ở tất cả các khâu
của quá trình dạy học, trong đó khâu có ý nghĩa quyết định đối với chất
lƣợng dạy và học là khâu nghiên cứu tài liệu mới. Tuy nhiên kiến thức có trở
nên vững chắc và sâu sắc hay không còn phụ thuộc vào một phần của khâu
củng cố kiến thức Chính vì vậy, khâu ôn tập củng cố trở nên quan trọng, nó
giúp chúng ta có thể khắc sâu kiến thức, nhớ đầy đủ và chính xác hơn.
Nhƣ vậy, rõ ràng việc ôn tập kiến thức ở từng bài, từng chƣơng, từng
phần hay cuối học kì có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không chỉ đơn thuần
là việc nhắc lại một cách tóm tắt những điều đã đƣợc giảng mà còn giúp




chúng ta logic kiến thức lại với nhau, qua đó sẽ phát triển đƣợc khả năng tƣ
duy, sáng tạo và các kĩ năng, kĩ xảo.
Có nhiều phƣơng pháp rất hiệu quả để dạy khâu ôn tập, củng cố nhƣ:
nhắc lại nội dung cơ bản của bài, ra câu hỏi tự luận cho học sinh trả lời, điền
vào phiếu học tập, ra câu hỏi trắc nghiệm….Các phƣơng pháp nhƣ nhắc lại
nội dung cơ bản, ra câu hỏi tự luận, điền vào phiếu học tập… điều mất rất
nhiều thời gian và không củng cố đƣợc lƣợng kiến thức một cách khách quan.
Để khắc phục tình trạng trên, các nhà giáo dục quan tâm nhiều tới
phƣơng pháp kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ). TNKQ
có nhiều dạng nhƣ: Đúng-Sai, điền khuyết, trả lời ngắn, câu hỏi nhiều lƣa
chọn.Trong đó câu nhiều lựa chọn là phổ biến hơn cả.
Tuy nhiên thực tế hiện nay thì việc ôn tập lại kiến thức vẫn chƣa đƣợc
chú trọng, đôi khi còn bỏ qua hoặc làm một cách qua loa, hời hợt do chƣa
hiểu đƣợc hết tầm quan trọng và ý nghĩa của nó trong toàn bộ quá trình dạy
học.
Vì vậy xuất phát từ cơ sở lí luận, yêu cầu thực tiễn của giáo dục với
mong muốn nâng cao hiệu quả chất lƣợng giảng dạy khâu củng cố chúng tôi
mạnh dạn đƣa ra đề tài “Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm dùng trong khâu củng
cố phần VI- Tiến hóa, VII- Sinh thái học, Sinh học 12- Ban cơ bản”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm dùng trong khâu củng cố
hoàn thiện tri trức ở THPT.
- Giúp học sinh nắm vững, củng cố và khắc sâu kiến thức.
- Có phƣơng pháp giảng dạy khâu củng cố đạt kết quả cao nhất và đánh giá học
sinh một cách khách quan.



- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng trong khâu củng
cố nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học phần VI,VII-SGK sinh học 12- ban

cơ bản.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các vấn đề có liên quan tới đề tài nghiên cứu.
- Xây dựng và tuyển chọn câu hỏi trắc nghiệm tƣơng ứng cho việc củng cố
hoàn thiện tri thức.
- Soạn giáo án để vận dụng.
- Tìm hiểu thực trạng việc ôn tập củng cố kiến thức trong việc giảng dạy
Sinh học trong trƣờng THPT hiện nay.
- Thăm dò ý kiến của các giảng viên, giáo viên bộ môn Sinh học để có chỉnh
lí lựa chọn phù hợp.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
- Nội dung phần VI- Tiến hóa, phần VII- Sinh thái học, Sinh học 12- Ban cơ
bản. câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học khâu củng cố kiến thức
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung trong chƣơng trình Sinh học 12, chƣơng VI- Tiến
hóa, chƣơng VII- Sinh thái học.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về củng cố hoàn thiện kiến thức để xây dựng cơ sở lí
thuyết của đề tài.
- Nghiên cứu một số tài liệu hƣớng dẫn về phƣơng pháp giảng dạy khâu củng
cố.



- Phân tích nội dung của từng bài để có phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với
từng đối tƣợng học sinh.
6. Cơ sở và thời gian nghiên cứu
6.1. Cơ sở

- Lớp 12 trƣờng THPT Xuân Hòa- Thị xã Phúc Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc
6.2. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012.
7. Giả thuyết khoa học
- Nếu xây dựng và thiết kế câu hỏi trắc nghiệm dùng trong khâu củng cố
khắc sâu kiến thức một cách chính xác và hợp lí sẽ góp phần nâng chất
lƣợng dạy và học phần VI- Tiến hóa, phần VII- Sinh thái học.
8. Ý nghĩa và mở rộng của đề tài
8.1. Ý nghĩa
8.1.1. Ý nghĩa lí luận
- Thực hiện hoàn thiện các khâu của quá trình lên lớp
8.1.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Hoàn thiện củng cố lƣợng kiến thức cho học sinh
- Đảm bảo thời gian giảng dạy
- Học sinh có thể chọn cho mình một phƣơng án trả lời phù hợp
8.2. Mở rộng của đề tài
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm soạn thảo ra ngoài việc sử dụng trong
khâu củng cố thì có thể dùng trong các khâu kiểm tra, đánh giá hoặc dạy bài
mới.



PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.Tổng quan các vấn đề liên quan tới đề tài nghiên cứu
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu của câu hỏi trắc nghiệm khách quan

1.1.1. Trên thế giới
Nguồn gốc của khoa học trắc nghiệm gắn liền với mối quan tâm về
khoa học vật lý, tâm lý cuối thế kỷ XIX. Năm 1904 Aljed Binet nhà tâm lý

học ngƣời pháp cùng với cộng sự của mình đã phát minh ra bài trắc nghiệm
về trí tuệ thông minh đƣợc xuất bản năm 1905.
Ở Mỹ, phƣơng pháp này dùng để phát hiện năng khiếu xu hƣớng của
học sinh. Đầu thế kỉ XX, E.Thondiker là ngƣời đầu tiên dùng phƣơng pháp
trắc nghiệm nhƣ một phƣơng pháp "khách quan nhanh chóng" để đo trình độ
kiến thức của học sinh.
Vào những năm 20 ở các nƣớc Phƣơng Tây các đề kiểm tra trắc
nghiệm đã ra đời đến khoảng những năm 60 đề trắc nghiệm đã đƣợc sử dụng
rộng rãi trong các kì tuyển sinh.
Từ năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây, rất nhiều nƣớc nhƣ Hàn Quốc,
Trung Quốc, Thái Lan... đã kết hợp sử dụng đề thi trắc nghiệm khách quan
trong các kì thi đại học, cao đẳng, olympic quốc tế sinh học. Trong những
năm gần đây đã ứng dụng câu hỏi trắc nghiệm trong phần lớn các đề thi lí
thuyết và thực hành.
1.1.2. Ở Việt Nam
Trong thập niên 70 đã có những công trình vận dụng test vào kiểm tra
kiến thức học sinh. Những năm 1980 – 1990 G.S Trần Kiên cũng đề cập đến
vấn đề câu hỏi test dƣới dạng đơn vị kiến thức để lập ra các câu hỏi test cho
chƣơng trình “động vật có xƣơng sống”.



Những năm gần đây, nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo ở các trƣờng
đại học, Bộ GD - ĐT, và các trƣờng đại học đã tổ chức các cuộc hội thảo trao
đổi về việc cải tiến hệ thống các phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá của sinh
viên trong nƣớc và trên thế giới, các khoá huấn luyện và cung cấp các kiến
thức cơ bản về các phƣơng pháp TNKQ.
Theo xu hƣớng đổi mới của việc kiểm tra đánh giá, Bộ GD - ĐT đã
giới thiệu phƣơng pháp TNKQ trong các trƣờng đại học và bắt đầu công trình
nghiên cứu các thử nghiệm. Ngoài ra, ở một số trƣờng phổ thông cũng đã bắt

đầu nghiên cứu việc sử dụng phƣơng pháp TNKQ trong quá trình kiểm tra,
đánh giá nhận thức của HS.
Đến năm 1994, Bộ GD-ĐT đã chủ trƣơng thí điểm thi đại học bằng
phƣơng pháp trắc nghiệm lần đầu tiên ở nƣớc ta tại trƣờng Đại học Đà Lạt và
đến nay đã dƣợc sử dụng rộng rãi trên toàn quốc.
Nhƣ vậy, TNKQ đã rất phổ biến ở các nƣớc phát triển trong nhiều lĩnh
vực, nhiều môn học với kết quả tốt và đƣợc đánh giá cao. Tuy nhiên, ở Việt
Nam, việc sử dụng phƣơng pháp TNKQ còn rất mới mẻ và hạn chế, nhất là
trong các trƣờng phổ thông. Để HS phổ thông có thể làm quen dần với
phƣơng pháp TNKQ
1.2. Phân loại câu hỏi trắc nghiệm

1.2.1. Khái niệm về trắc nghiệm
Trắc nghiệm trong giáo dục là phƣơng pháp để đo lƣờng một số đặc
điểm và năng lực trí tuệ của HS hoặc để kiểm tra một số kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo hoặc thái độ, hành vi nhằm mục đích xác định.
1.2.2. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm
Hiện nay có rất nhiều cách phân loại câu hỏi trắc nghiệm, mỗi dạng
thích ứng với một dạng kiến thức nhất định. Phƣơng pháp trắc nghiệm có thể
đƣợc mô tả dƣới dạng sau:



Các loại trắc nghiệm

Quan
sát

Vấn
đáp


Viết

Trắc nghiệm khách quan
(Objective Tests)

Nhiều
lựa chọn

Ghép
đôi

Điền
khuyết

Trắc nghiệm tự luận
(Essay Tests)

Đúng
sai

Trả
lời ngắn

Tiểu
luận

Giải đáp
vấn đề


Trên sơ đồ ta thấy trắc nghiệm trong giáo dục rất đa dạng và phong
phú. Trong đó trắc nghiệm khách quan là dạng mỗi câu hỏi có kèm theo
những câu trả lời sẵn trong phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu tới dạng này
1.2.2.1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (MCQ)
Là loại trắc nghiệm có nhiều phƣơng án trả lời cho mỗi câu hỏi để thí
sinh lựa chọn, thƣờng đƣợc kí hiệu là "MCQ". Một câu hỏi loại này gồm một
phần phát biểu chính, đƣợc gọi là phần dẫn, hay câu hỏi, và bốn, năm, hay
nhiều phƣơng án trả lời sẵn để thí sinh chọn ra câu trả lời đúng nhất, hay hợp
lý nhất. Ngoài một câu trả lời đúng, các câu trả lời khác trong các phƣơng án
trả lời phải có vẻ hợp lý đối với thí sinh.



a. Ưu điểm của loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn
- Độ tin cậy cao hơn
- Học sinh phải xét đoán và phân biệt kĩ càng khi trả lời câu hỏi.
- Tính chất giá trị tốt hơn
- Có thể phân tích đƣợc tính chất của mỗi câu hỏi
- Tính chất khách quan khi chấm
b. Khuyết điểm của loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn
- Khó soạn câu hỏi
- Thí sinh nào có óc sáng tạo có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn
phƣơng án đúng đã cho, nên họ có thể không thoả mãn hay cản thấy
khó chịu.
- Các câu trắc nghiệm MCQ có thể không đo đƣợc khả năng phán đoán
tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề học thuật một cách hiệu
nghiệm bằng câu hỏi tự luận soạn kĩ.
- Các khuyết điểm khác là tốn nhiều giấy để in loại câu hỏi này so với
loại câu hỏi khác, và học sinh cần nhiều thời giờ để đọc câu hỏi,
phạm vi câu hỏi rộng, học sinh học nhiều, không tập trung vào

những vấn đề cốt lõi nội dung.
1.2.2.2. Trắc nghiệm loại "Đúng sai"
Một câu trắc nghiệm loại "Đúng sai" thƣờng gồm một câu phát biểu để
thí sinh phán đoán xem nội dung đúng hay sai.
Loại câu hỏi này phù hợp nhất cho việc khảo sát trí nhớ những sự kiện,
hay nhận biết các sự kiện.
a. Ưu điểm của loại trắc nghiệm đúng sai
- Đây là loại trắc nghiệm đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức về những
sự kiện.


- Loại câu hỏi đúng sai giúp cho việc trắc nghiệm bao gồm một lĩnh vực
rộng lớn trong khoảng thời gian thi tƣơng đối ít ỏi. Ví dụ: với một bài trắc


nghiệm đúng sai soạn kĩ gồm 100 hay 200 câu hỏi, một giáo viên có thể khảo
sát kiến thức học sinh về những sự kiện nhất định đã có trong khoảng 1giờ.
- Việc soạn loại câu hỏi đúng sai cũng cần nhiều công phu, nhƣng phần đông
các giáo viên có thể soạn đƣợc nhiều câu trong khoảng một thời gian
ngắn. Có thể một giáo viên có thể viết ít nhất 10 câu hỏi loại đúng sai trong
một khoảng thời gian cần thiết đủ để chỉ viết đƣợc một câu hỏi có bốn hoặc
năm câu trả lời cho sẵn để chọn.
- Tính chất khách quan khi chấm điểm.
- Thí sinh chọn một trong các câu trả lời có sẵn.
b. Khuyết điểm của loại trắc nghiệm "đúng sai"
- Có thể khuyến khích sự đoán mò. Mặc dù giáo viên có thể áp dụng công
thức hiệu chỉnh, học sinh vẫn có khuynh hƣớng đoán may rủi để có 50% hi
vọng trả lời đúng.
- Khó dùng để xác định yếu điểm của học sinh, do yếu tố đoán mò quá
cao.

- Trong các môn thuộc khoa học xã hội, nhân văn nghệ thuật, có thể có nhiều
quan điểm khác nhau nên các câu hỏi thuộc loại đúng sai có thể tối nghĩa
khó hiểu. Do đó ngƣời soạn câu hỏi phải xác định rõ ràng tác giả, xuất xứ
của ý kiến, tƣ tƣởng lời nói nêu trong mỗi câu.
- Loại trắc nghiệm đúng sai có độ tin cậy thấp. Để có độ tin cậy xấp xỉ với các
loại trắc nghiệm khách quan khác, một bài loại đúng sai phải dài trên 100
câu.
- Những giáo viên dùng loại câu hỏi này thƣờng có khuynh hƣớng trích
nguyên văn các câu trong sách, do đó học sinh sẽ tập thói quen học thuộc lòng
hơn là tìm hiểu, suy nghĩ.
- Khác với loại trắc nghiệm có nhiều câu trả lời cho sẵn để chọn, trong loại
đúng sai học sinh phải quyết định giữa hai điều để chọn quá hạn hẹp.



×