Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thảo luận hình sự lần 5 CỤM 3: CÁC TỘI PHẠM VỀ KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.96 KB, 14 trang )

THẢO LUẬN HÌNH SỰ LẦN 5
CỤM 3: CÁC TỘI PHẠM VỀ KINH TẾ
_________________
I. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN:
1. Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tội xâm phạm sở hữu chỉ là
hành vi chiếm đoạt tài sản.
Câu nhận định này là sai.
Vì hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong chương các tội xâm phạm sở hữu không chỉ
là hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn là hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của con người.
2. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Câu nhận định này là sai.
Rừng không chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Rừng có thể là
đối tượng tác động của các tội phạm khác nhau:
- Nếu rừng là rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng tự nhiên hoặc rừng trồng mà có vốn từ nhà nước thì
là đối tượng của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo
vệ rừng và lâm sản – Điều 232, BLHS).
- Nếu có hành vi huỷ hoại rừng thì có thể là đối tượng tác động của các tội phạm về môi trường (Tội
huỷ hoại rừng – Điều 243, BLHS).
- Nếu là rừng trồng của hộ cá nhân, gia đình tổ chức thì là đối tượng tác động của tội phạm sở hữu.
3. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở
hữu.
Nhận định này là đúng.
Đối tượng tác động của tội xâm phạm sở hữu là tài sản. Tuy nhiên, tài sản đó phải là một trong các
loại tài sản như sau:
+ Tài sản đó phải là vật có thực (là sản phẩm lao động của con người, không có tính năng đặc biệt, có
giá trị và có chủ sở hữu).
+ Tiền.
+ Giấy tờ trị giá được bằng tiền và phải là giấy tờ có giá vô danh.

1



Theo đó, nếu là tài sản như vật có tính năng đặc biệt hoặc giấy tờ có giá hữu danh thì không là đối
tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Do đó, không phải mọi loại tài sản đều là đối tượng tác
động của tội xâm phạm sở hữu.
4. Từ chối giao trả lại tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên do ngẫu nhiên có được là hành vi
chiếm đoạt tài sản.
Nhận định này là sai.
Từ chối giao trả lại tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên do ngẫu nhiên có được không là hành vi
chiếm đoạt tài sản. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 176, BLHS, hành vi chiếm giữ trái phép phải là
hành vi từ chối giao trả lại tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên khi có yêu cầu trả lại trả lại sản của
chủ sở hữu, người quản lí hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm. Vì vậy, tài sản ngẫu nhiên có được
nếu không có yêu cầu được nhận lại tài sản của chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có
trách nhiệm thì không là hành vi chiếm đoạt tài sản.
5. Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội cướp tài sản (Điều
168 BLHS).
Nhận định này là sai.
Vì không phải mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội cướp tài
sản.
Theo Khoản 1, Điều 168, BLHS về Tội cướp tài sản:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị
tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03
năm đến 10 năm”.
Dấu hiệu khách quan về mặt hành vi của Tội cướp tài sản theo Điều 168 BLHS 2015 là hành vi đe
dọa vũ lực và là phải là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, tức là sự đe dọa bằng lời nói hoặc hành động
đó phải đang hiện diện đe dọa sẽ tấn công người quản lý tài sản hoặc những người khác làm cho người
đó lâm vào tình trạng không thể chống cự được, nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản
hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.
Có những trường hợp đe dọa vũ lực nhưng không xảy ra ngay tức khắc thì sẽ cấu thành tội Cưỡng
đoạt tài sản theo Điều 170 của BLHS 2015.


2


6. Hành vi giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì cấu thành Tội cướp tài sản với tình tiết định
khung tăng nặng TNHS “dẫn đến hậu quả chết người” (khoản 4 Điều 168 BLHS).
Nhận định này là sai.
Hành vi giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì sẽ không cấu thành Tội cướp tài sản với tình tiết định
khung tăng nặng TNHS “dẫn đến hậu quả chết người” (khoản 4 Điều 168 BLHS).
Tình tiết định khung tăng nặng TNHS “dẫn đến hậu quả chết người” (khoản 4 Điều 168 BLHS) được
áp dụng khi một người có mục đích cướp tài sản còn tình tiết làm chết người chỉ là do vô ý – Đây là
trường hợp hỗn hợp lỗi. Còn trong trường hợp giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội
đã cố ý xâm phạm đến 2 đối tượng là tính mạng và tài sản, do vậy sẽ cấu thành 2 tội riêng biệt: Tội giết
người (Điều 123) và Tội cướp tài sản (Điều 168).
7. Hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ tác động đến người đang
quản lý tài sản.
Nhận định này là sai.
Hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) không chỉ tác động đến người đang
quản lý tài sản. Hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản phải nhằm vào con người: có thể là chủ tài
sản, người đang quản lý tài sản, người bảo vệ tài sản, hoặc bất kỳ ai mà người phạm tội cho rằng họ
đang hoặc sẽ cản trở việc chiếm đoạt của mình.
8. Đối tượng tác động của Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ là tài sản.
Nhận định này là sai.
Đối tượng tác động của Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) không chỉ là tài sản. Ngoài đối tượng tác
động là tài sản thì đối tượng tác động của Tội cướp tài sản còn là con người.
9. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành cả
hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123 BLHS).
Nhận định này là sai.
Xét trong 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Nếu người phạm tội cố ý dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của nạn nhân nhưng vô ý
với hậu quả chết người thì trong trường hợp này hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn

đến hậu quả chết người thì chỉ cấu thành Tội cướp tài sản và hậu quả chết người là tình tiết định khung
tăng nặng (theo Điểm c, Khoản 4, Điều 168, BLHS).
3


- Trường hợp 2: Nếu người phạm tội cố ý dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của nạn nhân khiến cho nạn
nhân tử vong để cướp tài sản thì trong trường hợp này hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà
dẫn đến hậu quả chết người thì cấu thành Tội cướp tài sản (Điều 168) và Tội giết người (Điều 123).
Do vậy, chỉ khi rơi vào trường hợp 2 thì hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu
quả chết người thì cấu thành Tội cướp tài sản (Điều 168) và Tội giết người (Điều 123).
10. Khách thể trực tiếp của Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) chỉ là quan hệ sở hữu.
Nhận định này là sai.
Khách thể trực tiếp của Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) không chỉ là quan hệ sở hữu. Bên
cạnh quan hệ sở hữu, khách thể trực tiếp của Tội cưỡng đoạt tài sản còn là quyền được bảo vệ sức khoẻ
của con người.
11. Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản không chỉ cấu thành Tội
cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS).
Nhận định này là đúng.
Trong trường uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản, mà ngay tức khắc làm người đó tê liệt về ý chí,
không thể chống cự được (dấu hiệu này phải nhanh chóng về thời gian và sức mạnh liệt của hành vi đe
doạ) thì sẽ là hành vi khách quan của Tội cướp tài sản (Điều 168, BLHS).
12. Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành
Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS).
Nhận định này là sai.
Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên không chỉ cấu thành Tội
cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS). Trong trường hợp công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có
giá trị từ 2 triệu đồng trở lên một cách nhanh chóng thì cấu thành Tội cướp giật tài sản (Điều 171
BLHS). Còn trong trường hợp, công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng
trở lên mà do lợi dụng tình trạng không thể ngăn cản của người đó thì sẽ cấu thành Tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản (Điều 172, BLHS).

13. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) đòi hỏi người
phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người.
Nhận định này là sai.
4


Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang trong sự quản lý của người khác. Do đó,
hành vi khách quan của Tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS thì chỉ cần lén lút đối với người đang
quản lý tài sản chứ không cần phải thực hiện lén lút đối với tất cả mọi người.
14. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối là hành vi chỉ
cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS).
Câu nhận định này là sai.
Vì chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối là hành vi không phải
chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà còn có thể cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm nhằm
chiếm đoạt tài sản (Điều 175, BLHS). Trong Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì hành vi khách quan để
cấu thành tội phạm là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối như đưa ra những thông tin
không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói, xuất trình giấy tờ giả
mạo,… khiến cho nạn nhân tin tưởng và tự nguyện giao tài sản, thủ đoạn gian dối của người phạm tội
bao giờ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại. Còn nếu trong trường hợp, người
phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng (vay, mượn, thuê) nhưng sau đó có
các biểu hiện gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản thì sẽ cấu thành tội Lợi dụng tín nhiệm chiếm đọat tài
sản (Điều 175). Như vậy, gian dối là đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng không phải
mọi hành vi gian dối đều cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
15. Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc
nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu
đồng trở lên đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS).
Câu nhận định này là sai.
Vì không phải mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác
hoặc được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở
lên đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS 2015). Hành vi không

trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc được tài sản của người khác bằng
các hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín
nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản khi chiếm đoạt tài tài sản bằng các thủ đoạn: Gian dối để không trả lại
tài sản, bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản, cố tình không trả dù có điều kiện và khả năng để trả, sử dụng tài
sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến tình trạng không có khả năng trả lại. Do vậy, nếu người vay,
mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng
5


mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên sau đó đến hạn mà họ không có khả năng chi trả cũng không
bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản thì đó không phải là tội phạm mà là quan hệ pháp luật kinh tế, dân sự.
16. Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên bằng hợp đồng vay tài sản
chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS).
Nhận định này là sai.
Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên bằng hợp đồng vay tài sản không
chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS). Hành vi chiếm đoạt tài sản
của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên bằng hợp đồng vay tài sản chỉ cấu thành Tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS) khi hành vi chiếm đoạt đó diễn ra sau khi nhận được tài
sản một cách hợp pháp qua hợp đồng nhưng sau đó chiếm đoạt. Còn trong trường hợp, người thực hiện
hành vi vay tài sản mà lúc nhận tài sản họ đã đưa ra có thông tin sai sự thật, hoặc bằng những thủ đoạn
nào làm cho nạn nhân tin và tự nguyện giao tài sản thì sẽ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(Điều 174, BLHS).
17. Cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên bị giao nhầm là
hành vi cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS).
Nhận định này là sai.
Căn cứ Khoản 1 Điều 176 của BLHS 2015 thì một trong hành vi khách quan của tội này là cố tình
không giao trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên do bị giao nhầm sau khi chủ
sở hữu, người quản lí hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó.
Như vậy, trường hợp chủ sở hữu của tài sản chưa có yêu cầu nhận lại tài sản hoặc yêu cầu đó không
phải của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản thì chưa cấu thành tội phạm tội này.

18. Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS) được coi là hoàn thành vào thời điểm chủ
thể ngẫu nhiên chiếm hữu được tài sản.
Nhận định này là sai.
Giải thích như câu 17.
19. Mọi hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đều
cấu thành Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS).
Nhận định này là sai.
6


Không phải mọi hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên
đều cấu thành Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS). Vì dấu hiệu cấu thành của Tội sử dụng
trái phép tài sản (Điều 177 BLHS) thì yêu cầu người phạm tội phải có mục đích cụ thể đó là “vì vụ lợi”
mà thực hiện hành vi đó. Do vậy, nếu có hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ
100 triệu đồng trở lên nhưng không vì mục đích vụ lợi thì sẽ không cấu thành Tội sử dụng trái phép tài
sản.
20. Các trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội hủy hoại
tài sản (Điều 178 BLHS).
Nhận định này là sai.
Các trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên không chỉ cấu thành Tội hủy hoại tài
sản (Điều 178 BLHS). Hành vi huỷ hoại tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành
Tội hủy hoại tài sản khi tài sản này là tài sản thông thường. Còn trong trường hợp tài sản là công trình,
cơ sở hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện lực, dẫn chất đốt, công
trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn
hóa và xã hội thì sẽ cấu thành Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc
gia (Điều 303, BLHS) hoặc nếu phá hoại các tài sản trên mà có mục đích chống chính quyền nhân dân
sẽ cấu thành Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(Điều 114, BLHS).
21. Mọi trường hợp cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội
cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS).

Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều cấu thành
Tội cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS). Khi tấn công gây thiệt hại tài sản cho người khác mà
người bị thiệt hại có nhiều tài sản bị gây thiệt hại nhưng có tài sản chỉ bị hư hỏng, có tài sản thì bị tiêu
huỷ hoàn toàn’ cũng có trường hợp nhiều tài sản mà giá trị tài sản bị thiệt hại lại khác nhau có tài sản
giá trị bị thiệt hại ít hơn hai triệu đồng nhưng có tài sản lại có giá trị lớn hơn hai triệu đồng. Do vậy, chỉ
cần căn cứ ý chí chủ quan của người phạm tội và phương thức thực hiện hành vi phạm tội là mong
muốn tài sản đó mất giá trị sử dụng, thì dù trên thực tế tài sản đó vẫn còn khả năng sử sụng thì hành vi
này được coi là huỷ hoại taif sản.

7


Ví dụ: A mua 1 lít xăng về tưới lên chiếc xe SH của B sau đó châm lửa đốt nhưng do được mọi người
kịp thời phát hiện đã dập tắt được ngọn lửa, chiếc xe chỉ bị cháy lớp vỏ nhựa bên ngoài, thiệt hại là 2
triệu đồng, Chiếc xe chưa bị mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khẳ năng phục hồi
nhưng xét hành vi của A là muốn huỷ hại chiếc xe nên A phạm Tội cố ý huỷ hoại tài sản.
22. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên do vô ý là hành vi chỉ cấu thành Tội
vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180 BLHS).
Nhận định này là sai.
Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên do vô ý là hành vi không chỉ cấu thành Tội
vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180 BLHS). Trong trường hợp người gây thiệt hại là
chủ thể thường thì đây là dấu hiệu cấu thành thành Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
(Điều 180 BLHS). Còn trong trường hợp, chủ thể gây thiệt hại là người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong
công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì là yếu tố cấu thành Tội thiếu
trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179, BLHS).
23. Chủ thể phạm Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp (Điều 179 BLHS) chỉ là người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản
của Nhà nước.
Nhận định này là sai.

Chủ thể phạm Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp (Điều 179 BLHS) không chỉ là người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của
Nhà nước. Vì ngoài hành vi gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước thì Tội này còn gây thiệt hại đến tài
sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Do vậy, lúc này chủ thể không còn là người có
nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước mà có thể là người có chức vụ quyền
hạn trong quản lý tài sản, hoặc người có nhiệm vụ bảo quản bảo vệ, người có nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn
tài sản đã được giao để sử dụng trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
24. Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa là hành vi cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(Điều 174 BLHS).
Nhận định này là sai.
Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa không là hành vi cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(Điều 174 BLHS). Hành vi mua đi bán lại các đối tượng đó dưới bất kì hình thức nào như mua bán theo
8


nghĩa thông thường, trao đổi, thanh toán bằng tiền giả là hành vi lưu hành tiền giả. Như vậy, hành vi
dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hoá sẽ cấu thành Tội lưu hành tiền giả (Điều 207, BLHS).
25. Mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới chỉ là hành vi cấu thành Tội vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189 BLHS).
Nhận định này là sai.
Mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới không chỉ là hành vi cấu thành Tội vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189 BLHS). Tuỳ từng trường hợp mà hành vi mang trái
phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới cấu thành các tội khác nhau:
- Trong trường hợp mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới nhưng không có mục
đích buôn bán thì cấu thành thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189 BLHS).
- Trong trường hợp mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới nhưng có mục đích
buôn bán thì cấu thành thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).
26. Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới
đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).
Nhận định này là sai.

Không phải mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới
đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS). Tài sản của Tội buôn lậu phải là tài sản thông thường,
không có tính năng đặc biệt. Còn nếu tài sản là tài sản có tính năng đặc biệt như: ma tuý, vật liệu nổ, vũ
khí,… thì sẽ cấu thành các tội phạm riêng biệt.
II. BÀI TẬP:
Bài tập 1:
Tội danh mà T đã phạm là Tội cướp tài sản (Điều 168, BLHS) và Tội giết người (Điều 123, BLHS).
Hành vi của T đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cướp tài sản:

Khách thể
Mặt khách
quan

Dấu hiệu
- Khách thể: quan hệ sở hữu và quyền nhân thân của cháu N.
- Đối tượng tác động: cháu N và sợi dây chuyền vàng của cháu N.
- Hành vi: T dùng vũ lực khiến nạn nhân rơi vào tình trạng không thể chống cự
được, cụ thể: T lấy một khúc cây còng lớn bằng cổ tay đập mạnh vào đầu cháu N
làm cháu té xuống đất sau đó tiếp tục đánh vào đầu cháu N cái thứ hai khiến N bất
tỉnh.
9


- Hậu quả: gây thiệt hại vật chất (thiệt hại về tài sản).
- Mối quan hệ nhân quả: hành vi của T là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại về

Chủ thể
Mặt chủ
quan


tài sản cho cháu N.
T thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội này - chủ thể thường (nếu có đủ độ tuổi luật
định).
- Lỗi: T thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
- Mục đích: chiếm đoạt tài sản thể hiện qua việc T dùng vũ lực tấn công và đã lấy
sợi dây chuyền trên cổ cháu N).

Hành vi của T đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội giết người:

Khách thể

Mặt khách
quan

Chủ thể
Mặt chủ
quan

Dấu hiệu
- Khách thể: quyền được sống của cháu N.
- Đối tượng tác động: cháu N – con người đang sống.
- Hành vi: T đánh cháu N bất tỉnh T và sau đó ôm cháu N dìm xuống mương, nhấn
xác cháu N xuống bùn.
- Hậu quả: cháu N tử vong.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: hành vi dùng vũ lực của T là
nguyên nhân trực tiếp khiến cho cháu N tử vong.
T thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội này - chủ thể thường (nếu có đủ độ tuổi luật
định).
Lỗi: T thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. T biết hành vi của mình là nguy hiểm và thấy
được hậu quả tất yếu xảy ra nhưng vẫn mong muốn thực hiện.


Bài tập 3:
Hành vi của A và B có phạm tội.
Tội danh mà A và B đã phạm là Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170, BLHS).
Hành vi của A và B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170,
BLHS):
Dấu hiệu
- Khách thể: quyền sở hữu tài sản và quyền nhân thân của ông X.
Khách thể

- Đối tượng tác động: ông X và tài sản có thực (tiền, điện thoại, đồng hồ) của

Mặt khách

ông X.
- Hành vi: A và B đã lên kế hoạch để chiếm đoạt tài sản của ông X. B dùng thủ

quan

đoạn là chụp lại ảnh trong nhà nghỉ của A và X để uy hiếp tinh thần, bắt X phải
đưa 250 triệu.
10


- Hậu quả: gây thiệt hại vật chất.
- Mối quan hệ nhân quả: hành vi của A và B là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
thiệt hại về tài sản cho ông X.
A và B thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội này - chủ thể thường.
- Lỗi: cố ý trực tiếp.


Chủ thể

Mặt chủ quan

- Mục đích: thỏa dấu hiệu bắt buộc của tội này là A và B thực hiện hành vi nhằm
chiếm đoạt tài sản của ông X, thể hiện qua việc lên kế hoạch và thực hiện hành
vi chiếm đoạt trên thực tế của B.

Riêng B còn phạm thêm Tội cướp tài sản (Điều 168, BLHS).
Hành vi của B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cướp tài sản:
Dấu hiệu
- Khách thể: quyền sở hữu tài sản và quyền nhân thân của ông X.
Khách thể

- Đối tượng tác động: ông X và tài sản có thực (tiền, điện thoại, đồng hồ) của ông
X.
- Hành vi: B dùng vũ lực để bắt ông X đưa tiền và lấy được bao gồm cả điện thoại,

Mặt khách
quan

Chủ thể
Mặt chủ
quan

đồng hồ trị giá 30 triệu đồng.
- Hậu quả: gây thiệt hại vật chất và thể chất cho ông X.
- Mối quan hệ nhân quả: hành vi của B là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại
cho ông X.
B thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội này - chủ thể thường.

- Lỗi: cố ý trực tiếp.
- Mục đích: thỏa dấu hiệu bắt buộc của tội này là B thực hiện hành vi nhằm chiếm
đoạt tài sản của ông X.

Bài tập 6:
Tội danh mà A và B đã phạm là Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174). Vì phiếu giao nhận không
là giấy tờ trị giá được bằng tiền nên không là đối tượng tác động của Tội trộm cắp tài sản, do đó A
không phạm Tội trộm cắp tài sản (Điều 173).
Hành vi của A và B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội trộm cắp tài sản:
Dấu hiệu
- Khách thể: quan hệ sở hữu (tài sản) của công ty X.
Khách thể

- Đối tượng tác động: 1 container hàng xà bông của công ty Y thuê công ty X vận

Mặt khách

chuyển từ cảng Cát Lái về kho hàng của công ty Y.
- Hành vi: A đã lấy phiếu giao nhận đưa cho B, sau đó B thuê xe vào cảng Cát Lái
11


và tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều động rồi dùng phiếu giao nhận đó
lấy đi 1container hàng xà bông rồi đem bán lấy tiền chia cho A. B đã dùng thủ đoạn
quan

gian dối để chiếm đoạt tài sản.
- Hậu quả: gây thiệt hại vật chất (tài sản) cho công ty X.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: hành vi của A và B là nguyên nhân


Chủ thể
Mặt chủ
quan

trực tiếp gây thiệt hại cho công ty X.
A và B thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội phạm này - chủ thể thường.
Lỗi cố ý trực tiếp.

Bài tập 7:
Tội danh mà A đã phạm là Tội cướp tài sản (Điều 168).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cướp tài sản:
Dấu hiệu
- Khách thể: quan hệ sở hữu (quan hệ tài sản) của người phụ nữ, quyền được bảo vệ
Khách thể

về sức khoẻ của anh B.
- Đối tượng tác động: Sợi dây chuyền của người phụ nữ, anh B.
- Hành vi: A đã nhanh chóng giật chiếc dây chuyền trên cổ của người phụ nữ và A
rút dao đâm vào bụng của anh B nhằm mục đích giữ lại sợi dây chuyền.

Mặt khách
quan

- Hậu quả: gây thiệt hại vật chất (thiệt hại về tài sản); B bị thương với tỷ lệ thương
tật qua giám định là 27%.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: hành vi giật dây chuyền của A là
nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại về tài sản cho người phụ nữ và hành vi rút dao

Chủ thể


Mặt chủ
quan

đâm vào bụng anh B của A là nguyên nhân trực tiếp khiến anh B bị thương (27%).
A thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội phạm này - chủ thể thường (nếu đủ độ tuổi luật
định).
- Lỗi: cố ý trực tiếp. A biết hành vi của mình là nguy hiểm và thấy trước hậu quả tất
yếu xảy ra nhưng vẫn mong muốn thực hiện.
- Mục đích: A thực hiện hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản của người phụ nữ, thể hiện
qua việc A đứng tại bên lề đường chờ cơ hội chiếm đoạt tài sản của người khác.

Bài tập 9:
1. Tội danh mà A đã phạm là Tội cướp giật tài sản (Điều 171, BLHS) với tình tiết định khung tăng
nặng là hành hung để tẩu thoát.
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cướp giật tài sản:
12


Dấu hiệu
- Khách thể: quyền sở hữu tài sản và quyền nhân thân của bà C.

Khách thể

- Đối tượng tác động: sợi dây chuyền 3 chỉ vàng của bà C.
- Hành vi: A đã đến cạnh giường của bà C và đưa tay kéo đứt sợi dây chuyền của bà
C rồi bỏ chạy.

Mặt khách

Trong tình huống này, vì bà C còn thức và biết A lấy tài sản của mình nên không


quan

thể cấu thành Tội trộm cắp tài sản (Điều 173).
Bên cạnh đó, A đã dùng tay đánh mạnh bà C và đã vứt lại sợi dây chuyền nên đây
được coi là tình tiết định khung tăng nặng.
A thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội phạm này - chủ thể thường (nếu đủ độ tuổi luật

Chủ thể
Mặt chủ quan

định).
- Lỗi: cố ý trực tiếp.
- Mục đích: A thực hiện hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản của bà C.

2. Tội danh mà A đã phạm là Tội giết người (Điều 123) và Tội cướp giật tài sản (Điều 171, BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cướp giật tài sản:

Khách thể

Dấu hiệu
- Khách thể: Quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ nhân thân của bà C.
- Đối tượng tác động: sợi dây chuyền 3 chỉ vàng của bà C.
- Hành vi: A đã đến cạnh giường của bà C và đưa tay kéo đứt sợi dây chuyền của bà
C rồi bỏ chạy và lấy tài sản.

Mặt khách
quan

Trong tình huống này, vì bà C còn thức và biết A lấy tài sản của mình nên không

thể cấu thành Tội trộm cắp tài sản (Điều 173).
- Hậu quả: gây thiệt hại vật chất (bà C bị mất tài sản).
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: hành vi của A là nguyên nhân trực

Chủ thể
Mặt chủ
quan

tiếp gây thiệt hại về tài sản cho bà C.
A thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội phạm này - chủ thể thường (nếu đủ độ tuổi luật
định).
- Lỗi: cố ý trực tiếp.
- Mục đích: A thực hiện hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản của bà C.

Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội giết người:

Khách thể

Dấu hiệu
- Khách thể: quyền được sống của bà C.

- Đối tượng tác động: bà C – con người đang sống.
Mặt khách - Hành vi: A đã rút dao mang sẵn trong người đâm vào ngực bà C.
13


- Hậu quả: bà C tử vong.
quan

Chủ thể

Mặt chủ
quan

- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: hành vi của A là nguyên nhân trực
tiếp khiến bà C tử vong.
A thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội phạm này - chủ thể thường (nếu đủ độ tuổi luật
định).
Lỗi: cố ý trực tiếp. A biết hành vi của mình là nguy hiểm và thấy trước hậu quả tất
yếu xảy ra nhưng vẫn mong muốn thực hiện thông qua việc A đã giấu sẵn con dao
trong người và đâm vào ngực bà C.

14



×