Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ,THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
––––––––––––––––––––––––––

TRẦN NAM GIAO

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
THỂ CHẤT THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
––––––––––––––––––––––––––

TRẦN NAM GIAO

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
THỂ CHẤT THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất


Mã số: 62 14 01 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Huỳnh Trọng Khải

2. PGS.TS. Trịnh Hữu Lộc

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào.

Tác giả luận án

Trần Nam Giao


MỤC LỤC

Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt trong luận án
Danh mục các biểu bảng trong luận án

Danh mục các biểu đồ trong luận án
Phần mở đầu .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................. 5
1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo ......................... 5
1.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới. ........ 5
1.1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất và thể
thao trường học. ...................................................................................................................... 7
1.1.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc triển khai thực hiện hình thức
đào tạo theo học chế tín chỉ .............................................................................. 12
1.2. Đào tạo đại học theo học chế tín chỉ ............................................................ 14
1.2.1. Lịch sử về đào tạo theo học chế tín chỉ ........................................................... 14
1.2.2. Đặc điểm của học chế tín chỉ .......................................................................... 15
1.2.3. Các điều kiện đảm bảo để tổ chức tốt đào tạo theo học chế tín chỉ. ............... 19
1.3. Các nguyên tắc và một số phương pháp giảng dạy chủ yếu nhằm nâng
cao chất lượng môn học Giáo dục thể chất .................................................. 22
1.3.1. Các nguyên tắc về phương pháp giáo dục thể chất. ........................................ 22
1.3.2. Một số phương pháp giảng dạy chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng môn
học Giáo dục thể chất ....................................................................................... 24
1.4. Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường Đại học ở Việt Nam,
kinh nghiệm và đề xuất giải pháp (biện pháp) thực hiện ........................... 28


1.4.1. Kinh nghiệm áp dụng học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Tự
nhiên – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. ......................................... 28
1.4.2. Đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Đà Lạt – nhận thức và kinh
nghiệm triển khai. ............................................................................................. 29
1.4.3. Ý kiến đề nghị nhằm hoàn thiện học chế tín chỉ trường Đại học Cần Thơ................ 30
1.4.4. Ý kiến đề xuất một số giải pháp khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ tạo
trường Cao đẳng Kon Tum. ........................................................................................... 31
1.4.5. Những công việc cần làm và sớm triển khai để chuyển sang hình thức đào tạo

theo tín chỉ tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội........................................................... 32
1.4.6. Một số giải pháp để hoàn thiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các trường đại học
Việt Nam.......................................................................................................................... 33
1.5. Những công trình nghiên cứu có liên quan ................................................. 34
1.6. Giới thiệu về trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. ................... 42
1.6.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 42
1.6.2. Giới thiệu về bộ môn Giáo dục thể chất ......................................................... 43
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ....46

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 46
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 46
2.1.2. Khách thể nghiên cứu...................................................................................... 46
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 46
2.2.1. Phương pháp tổ ng hơ ̣p và phân tić h tài liê ̣u.................................................... 46
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm .................................................................... 47
2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm....................................................................... 47
2.2.4. Phương pháp kiểm tra Y học........................................................................... 48
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................... 49
2.2.6. Phương pháp toán thống kê ............................................................................. 50
2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ........................................................................... 51
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 51
2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu ....................................................................................... 51


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 52
3.1. Thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất tại
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. . 52
3.1.1. Xây dựng thang đo và ứng dụng đánh giá thực trạng các biện pháp thực
hiện chương trình Giáo dục thể chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh theo học chế tín chỉ. .................................. 52

3.1.2. Thực trạng các điều kiện đảm bảo sử dụng các biện pháp thực hiện chương
trình giáo dục thể chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
thành phố Hồ Chí Minh. ................................................................................... 55
3.1.3. Mức độ quan tâm của người học về chương trình giáo dục thể chất tại
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh ......... 62
3.1.4. Thực trạng thể chất sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. ....................................................... 64
3.1.5. Thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo
học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố
Hồ Chí Minh. .................................................................................................... 74
3.1.6. Đánh giá thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể
chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. ...... 81
3.2. Nghiên cứu lựa chọn các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục
thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. .............................................................. 91
3.2.1. Tổng hợp các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học
chế tín chỉ ......................................................................................................... 91
3.2.2. Phỏng vấn chuyên gia, người học để lựa chọn các biện pháp thực hiện
chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ. ....................................... 93
3.2.3. Xác định lộ trình thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín
chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí
Minh. .............................................................................................................. 102


3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các biện pháp thực hiện chương trình
Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 125
3.3.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực nghiệm ............................................ 125
3.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................................... 127
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................. 140

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 140
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
BGD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

BMI

Body Mass Index – Chỉ số khối cơ thể

cm

centimet

CTSV

Công tác sinh viên

CBQL

Cán bộ quản lý

CBGD


Cán bộ giảng dạy

ĐHQG-HCM

Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

ĐHKHXH&NV

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

GDTC

Giáo dục thể chất

GV

Giảng viên

Kg

Ki – lô – gam

m

Mét



Quyết định


SV

Sinh viên

TDTT

Thể dục thể thao

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TN

Thực nghiệm

TBTCVN

Trung bình thể chất Việt Nam

TC

Thể chất

TH

Thực hành


DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

Bảng
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7

Nội dung

Trang

Mô tả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo các mục hỏi

Sau

về tổ chức triển khai thực hiện chương trình GDTC

tr.54

Thực trạng về cơ sở vật chất sử dụng các biện pháp thực hiện

Sau

chương trình giáo dục thể chất tại trường ĐHKHXH&NV

tr.55

Thực trạng về đội ngũ thực hiện chương trình GDTC tại trường


Sau

ĐHKHXH&NV

tr.55

Thành phần giảng viên theo lứa tuổi, giới tính với trình độ học

Sau

vấn, thâm niên giảng dạy và môn chuyên sâu giảng dạy tốt nhất

tr.57

Phân

Sau

bổ

nội

dung

chương

trình

GDTC


tại

trường

ĐHKHXH&NV
Hình thức đánh giá học phần giáo dục thể chất

Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13

tr.59
Sau

ĐHKHXH&NV

tr.59

quan tâm đến chương trình giáo dục thể chất chính khóa và
ngoại khóa

Bảng 3.9

Sau

Thực trạng về hoạt động TDTT ngoại khóa tại trường
Tổng hợp kết quả khảo sát SV trường ĐHKHXH&NV về mối


Bảng 3.8

tr.59

Sự khác biệt về kết quả khảo sát sinh viên về mối quan tâm đến
chương trình GDTC theo giới tính
Sự khác biệt về kết quả khảo sát sinh viên về mối quan tâm đến
chương trình GDTC theo học GDTC
Tổng hợp mối quan tâm của sinh viên trường ĐHKHXH&NV
đến chương trình giáo dục thể chất
Sự khác biệt về kết quả khảo sát sinh viên về mối quan tâm đến
chương trình GDTC theo giới tính và học GDTC

Sau
tr.59

62

63

63

64

Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá thể chất sinh viên năm thứ nhất

Sau

trường ĐH KHXH&NV


tr.64


So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất nam SV
Bảng 3.14 ĐH KHXH&NV với nam SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19

66

tuổi
So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất nữ SV
Bảng 3.15 ĐH KHXH&NV với nữ SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19

69

tuổi
Bảng 3.16
Bảng 3.17

Đánh giá thể lực nam sinh viên năm thứ nhất trường
ĐHKHXH&NV theo qui định 53/2008/BGD&ĐT
Đánh giá thể lực nữ sinh viên năm thứ nhất trường
ĐHKHXH&NV theo qui định 53/2008/BGD&ĐT
Kết quả khảo sát SV về thực trạng tổ chức triển khai thực hiện

Bảng 3.18 chương trình GDTC theo học chế tín chỉ tại trường
ĐHKHXH&NV
Bảng 3.19

tr.82


Kết quả phỏng vấn Ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa,
Bảng 3.21 bộ môn các biện pháp thực hiện chương trình GDTC theo học
chế tín chỉ

Bảng 3.25

tr.82

thực hiện chương trình GDTC theo giới tính

TP. Hồ Chí Minh

Bảng 3.24

Sau

Sau

Bảng 3.20 dục thể chất theo học chế tín chỉ tại một số trường Đại học tại

Bảng 3.23

73

Sự khác biệt về kết quả khảo sát sinh viên về công tác triển khai
Tổng hợp thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo

Bảng 3.22

72


Thể lực của sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
trước thực nghiệm
So sánh xếp loại thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng trước thực nghiệm
Sự tăng trưởng theo từng test đánh giá thể lực của NAM sinh
viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm
Sự tăng trưởng theo từng test đánh giá thể lực của NỮ sinh viên
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm

Sau
tr.91

Sau
tr.93

127

128

129

131


So sánh sự tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể lực của
Bảng 3.26 sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực

133


nghiệm
Bảng 3.27

So sánh xếp loại thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng trước thực nghiệm

135

Kết quả khảo sát đánh giá của SV về việc tổ chức triển khai
Bảng 3.28 thực hiện chương trình GDTC theo học chế tín chỉ tại trường

137

ĐHKHXH&NV sau thực nghiệm
Bảng 3.29

Sự khác biệt về kết quả khảo sát sinh viên về công tác triển khai
thực hiện chương trình GDTC theo giới tính

139


DANH MỤC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2

Nội dung
Mức độ quan tâm của sinh viên đến chương trình GDTC
So sánh về hình thái giữa nam SV ĐH KHXH&NV với

nam SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19 tuổi

Trang
64
67

So sánh chỉ số công năng tim giữa nam SV ĐH
Biểu đồ 3.3

KHXH&NV với nam SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN

67

19 tuổi.
So sánh các chỉ tiêu đánh giá thể lực giữa nam SV ĐH
Biểu đồ 3.4

KHXH&NV với nam SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN

68

19 tuổi
Biểu đồ 3.5
Biểu đồ 3.6

So sánh về hình thái giữa nữ SV ĐH KHXH&NV với nữ
SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19 tuổi
So sánh chỉ số công năng tim giữa nữ SV ĐH KHXH&NV
với nữ SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19 tuổi.


70

70

So sánh các chỉ tiêu đánh giá thể lực giữa nữ SV ĐH
Biểu đồ 3.7

KHXH&NV với nữ SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19

71

tuổi.
Tỷ lệ % xếp loại thể lực nam SV năm thứ nhất trường
Biểu đồ 3.8

ĐHKHXH&NV theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào

73

tạo
Tỷ lệ % xếp loại thể lực nữ SV năm thứ nhất trường
Biểu đồ 3.9

ĐHKHXH&NV theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào

74

tạo
Biểu đồ 3.10
Biểu đồ 3.11

Biểu đồ 3.12

So sánh trung bình kết quả khảo sát sinh viên về triển khai
thực hiện chương trình giáo dục thể chất
So sánh trung bình kết quả khảo sát CBQL, giảng viên về
triển khai thực hiện chương trình giáo dục thể chất
So sánh kết quả phỏng vấn của sinh viên và CBQL, GV về

82

83
83


công tác tổ chức thực hiện chương trình GDTC theo học
chế tín chỉ tại trường ĐHKHXH&NV
Biểu đồ 3.13
Biểu đồ 3.14
Biểu đồ 3.15
Biểu đồ 3.16

So sánh sự tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể lực
của nam sinh viên nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm
So sánh sự tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể lực
của nam sinh viên nhóm đối chứng sau thực nghiệm
So sánh sự tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể lực
của nữ sinh viên nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm
So sánh sự tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể lực
của nữ sinh viên nhóm đối chứng sau thực nghiệm


130

131

132

133

So sánh sự tăng trưởng trung bình của các test đánh giá thể
Biểu đồ 3.17

lực cho nam SV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm

3.14

sau thực nghiệm
So sánh sự tăng trưởng trung bình của các test đánh giá thể
Biểu đồ 3.18

lực cho nữ SV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau

134

thực nghiệm
Biểu đồ 3.19
Biểu đồ 3.20

So sánh tỷ lệ xếp loại thể lực của nam nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng sau thực nghiệm
So sánh tỷ lệ xếp loại thể lực của nữ nhóm thực nghiệm và

nhóm đối chứng sau thực nghiệm

136

136

So sánh trung bình kết quả khảo sát sinh viên về công tác
Biểu đồ 3.21

triển khai thực hiện chương trình giáo dục thể chất sau
thực nghiệm của bộ môn GDTC

138


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ lần đầu tiên được tổ chức tại trường Đại học
Harvard, Hoa kỳ vào năm 1872, sau đó lan rộng ra khắp Bắc Mỹ và thế giới. Theo
đánh giá của Tổ chức ngân hàng thế giới (World Bank), thì đào tạo theo Hệ thống
tín chỉ, không chỉ có hiệu quả đối với các nước phát triển mà còn rất hiệu quả đối
với các nước đang phát triển. Đây là phương thức đào tạo theo triết lý "Tôn trọng
người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo". Đào tạo theo hệ
thống tín chỉ tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển năng lực của người học. Đào
tạo theo hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên có thể chủ động học theo điều kiện và
năng lực của mình [46]. Thế giới hiện đại luôn công nhận tầm quan trọng của giáo
dục đại học, nơi sinh viên tiếp thu kiến thức và kỹ năng thông qua các chương trình
học được sắp xếp có hệ thống. Thế giới đang trong tiến trình tìm tiếng nói chung ở
các chương trình học, nơi sinh viên có thể chuyển đổi từ hệ thống giáo dục này sang

hệ thống giáo dục khác mà không gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các nhà giáo
dục, khoa học, chuyên môn và quản lý nhà nước lẫn giáo dục đại học đang cố gắng
lập ra một không gian giáo dục thống nhất để sinh viên có thể tiếp thu càng nhiều
kiến thức càng tốt. Với mục đích đó, một hệ thống được gọi là “hệ thống chuyển đổi
tín chỉ” được xây dựng và phát triển ở nhiều nước trên thế giới [21].
Nền giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay đang đối mặt với một thử thách
vô cùng lớn trước sự tăng trưởng theo cấp số nhân của số lượng sinh viên cũng như
nhận thức của người dân về vai trò nền tảng, quốc sách của giáo dục học đại học đối
với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa – tương lai của Việt Nam trong một xã
hội có sự phát triển đồng hành của nền kinh tế tri thức. Trong thời kỳ phát triển nền
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay giáo dục có vai trò rất lớn, ngoài việc đáp ứng
nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao cho nền kinh tế; nó còn đáp ứng nhu cầu
nâng cao trí tuệ, nhận thức của người dân. Tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ là
bước đi cần thiết, để thúc đẩy việc đổi mới triệt để từ mục tiêu, chương trình và
phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, giúp người học làm chủ


2
quá trình học tập của mình, việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ là giải pháp số 1 cho
việc đảm bảo hiệu quả đào tạo, đảm bảo tính thích nghi và liên thông, hội nhập [26].
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được thành lập trên cơ sở
tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh và là một trong những
trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có vai trò quan trọng trong nền giáo dục đại
học của Việt Nam, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có chất lượng cao ở
địa bàn các tỉnh phía Nam [71].
Năm học 2005-2006 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG
– TP. Hồ Chí Minh (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí
Minh) đã thực hiện chuyển đổi hoạt động đào tạo từ niên chế kết hợp với học phần
sang học chế tín chỉ, một bước đi đã tác động và làm thay đổi nhiều khâu, nhiều bộ

phận trong hoạt động đào tạo của trường [17].
Giáo dục Đại học ngày nay không những trang bị khối lượng kiến thức đơn
thuần mà còn phải có sự quan tâm đúng mức để phát triển thể chất và nhân cách cho
sinh viên. Việc vận dụng chương trình giáo dục thể chất vào chương trình đào tạo
chung của nhà trường là một vấn đề quan trọng cần thiết và đòi hỏi tính khoa học.
Tuy rằng, từ năm học 2005-2006 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyển đổi hoạt động đào tạo từ niên chế
kết hợp với học phần sang học chế tín chỉ, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa
chuyển đổi một cách toàn diện ở tất cả các ngành đào tạo trong đó có cả giáo dục
thể chất. Để góp phần đạt được mục tiêu chiến lược phát triển, với vị trí của mình
trong sự nghiệp thể dục thể thao của đất nước, việc giảng dạy giáo dục thể chất
trong nhà trường các cấp hiện nay cần đổi mới, từng bước hoàn thiện hệ thống tổ
chức, thực hiện, cải tiến nội dung chương trình giáo dục thể chất, thay đổi phương
pháp giảng dạy… cho phù hợp với thực tế hiện nay. Cũng có nghĩa là trong việc
thực hiện Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày càng toàn diện hơn.
Để hòa nhập theo sự thay đổi và phát trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay,
khắc phục những mặt còn hạn chế trong hình thức tổ chức giảng dạy giáo dục thể


3
chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh theo
quy chế đào tạo của Bộ giáo dục và Đào tạo theo học chế tín chỉ một cách toàn diện
và hiệu quả hơn; cùng với việc thực hiện những nghiên cứu thực nghiệm, kết hợp
với các phương pháp đo lường hiệu quả nhằm xây dựng những cơ sở lý luận mới,
nâng cao tính hiệu quả trong việc giảng dạy môn học giáo dục thể chất cho sinh
viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh theo
học chế tín chỉ. Điều này đã ấp ủ, thôi thúc tôi xây dựng và đề xuất được thực hiện
đề tài nghiên cứu:
“Biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ

tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh”.
Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nghiên cứu các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất
theo học chế tín chỉ tại trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG – TP.
Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các
giảng viên; góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC tại trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG – TP. Hồ Chí Minh.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài sẽ tiến hành giải quyết
các mục tiêu cơ bản sau:
Mục tiêu 1: Thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể
chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn các biện pháp thực hiện chương trình Giáo
dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
thành phố Hồ Chí Minh:
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng các biện pháp thực hiện chương
trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh:
Giả thuyết khoa học của đề tài
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh thực
hiện hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 2005-2006. Tuy nhiên, việc


4
tổ chức giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất theo học chế tín còn nhiều mặt hạn chế.
Do đó, với những biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế
tín chỉ phù hợp sẽ góp phần tích cực khắc phục những mặt hạn chế để nâng cao chất
lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn ĐHQG – TP. Hồ Chí Minh.



5
Chương 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Chủ trương của Đảng và nhà nước về giáo dục và đào tạo.
1.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo trong giai
đoạn mới.
Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa
và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học
và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát
triển [25, tr.71].
Một số chủ trương của Đảng về giáo dục và đào tạo từ khi thực hiện công
cuộc đổi mới đến nay được thể hiện rõ trong Tài liệu nghiên cứu nghị quyết Hội
nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI
(dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên):
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Ngay từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, Người đã đặt ra cho toàn Đảng, toàn
dân ba nhiệm vụ quan trọng, đó là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm.
Đảng ta luôn khẳng định cách mạng khoa học - kỹ thuật giữ vai trò then chốt, giáo dục
và đào tạo là nền tảng văn hóa dân tộc. Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo là
một bộ phận quan trọng của chiến lược con người, mà chiến lược con người nằm ở vị
trí trung tâm của toàn bộ chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, đầu tư cho
giáo dục và đào tạo không phải là phúc lợi đơn thuần, mà là đầu tư cho phát triển, chỉ
có đầu tư thỏa đáng cho giáo dục và đào tạo thì đất nước mới phát triển bền vững được.
Ngày 13/4/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW về tăng
cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội
học tập, nhằm cụ thế hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
về “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã
hội học tập” và tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, nhằm nâng cao dân trí,
phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, nhất là trong bối cảnh, nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng
vào kinh tế thế giới.


6
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển
của đất nước trong tình hình mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
đã xác định một trong ba đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 20112020 là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,
tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt
chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ”. Đây
cũng được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất để đưa nước ta phát triển ngang tầm với
xu thế phát triển của thời đại...
Tài liệu nghiên cứu nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI cũng đã nêu rõ sự cần thiết phải đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội XI của Đảng:
Trong bối cảnh hiện nay, nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế với nhiều biến động to lớn, phức tạp, rất nhiều vấn đề đặt
ra cho cách mạng Việt Nam; mục tiêu nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển bền vững, nền kinh tế của nước ta
chuyển từ mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, cơ cấu lại nền kinh tế
theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, từng bước đi vào nền
kinh tế tri thức, vươn lên sánh vai cùng các nước tiên tiến đòi hỏi phải có nguồn
nhân lực đông đảo với chất lượng cao. Muốn như vậy, cần phải tiến hành một cuộc
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hiện nay, tình hình thế giới biến đổi
hết sức phức tạp, khó lường, xu thế hợp tác là chủ yếu nhưng cũng đang xuất hiện
những cuộc cạnh tranh gay gắt. Cùng với trào lưu phát triển trên toàn thế giới, trào
lưu đổi mới, cải cách giáo dục và đào tạo đã mang tính chất thời đại, trở thành xu
thế khách quan. Trong nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa, thực chất cạnh
tranh giữa các quốc gia hiện nay trên thế giới là cạnh tranh về chất lượng nguồn

nhân lực, mà giáo dục và đào tạo phải tạo ra con người Việt Nam có tri thức, có khả
năng sáng tạo, tiếp thu, làm chủ khoa học và công nghệ hiện đại.
Trong bốì cảnh đó, đổi mới giáo dục là một xu thế tất yếu mang tính toàn cầu,
nhiều quốc gia đã và đang tiến hành cải cách giáo dục hướng tới một nền giáo dục hiện


7
đại. Nước nào không đổi mới, hoặc cải cách giáo dục không thành công, nước đó sẽ mất
khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế và sẽ bị tụt hậu xa hơn [7, tr. 233-248].
1.1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể
chất và thể thao trường học.
Từ năm 1970, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 180-CT/TW ngày
26 tháng 8 năm 1970 về tăng cường công tác Thể dục thể thao trong những năm tới,
với phương hướng chung: “Trên cơ sở làm thấu suốt đường lối và quan điểm thể
dục thể thao của Đảng và Nhà nước và nhằm mục tiêu khôi phục và tăng cường sức
khoẻ của nhân dân, góp phần tích cực phục vụ lao động sản xuất, phục vụ quốc
phòng, phục vụ đời sống, phục vụ xây dựng con người mới, cần ra sức phát triển thể
dục thể thao thành một phong trào có tính quần chúng rộng rãi, lấy thể dục, rèn
luyện thân thể theo tiêu chuẩn và 5 môn: chạy, nhảy, bơi, bắn, võ làm trọng tâm,
đồng thời cố gắng phát triển những môn thể thao khác. Cần tăng cường xây dựng và
bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên, huấn luyện viên, vận động viên thể dục thể thao,
tăng cường việc nghiên cứu khoa học, kỹ thuật thể dục thể thao, kết hợp những
thành tựu hiện đại của thế giới với kinh nghiệm, truyền thống của dân tộc, do đó mà
từng bước vững chắc nâng cao chất lượng của phong trào”. Đối với thể thao trường
học, Chỉ thị cũng đã nêu ra rõ nhiệm vụ và nội dung cụ thể: "Đối với trường học,
phải cải tiến nội dung phương pháp và tổ chức huấn luyện thể dục, hoạt động thể
thao nhằm nâng cao sức khỏe và chữa một số bệnh của học sinh... Phải từng bước tổ
chức thực hiện tốt chế độ rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn cho thanh niên, thiếu
niên. Cần phải cải tiến tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và tổ chức việc tập luyện cho
phù hợp với lứa tuổi và điều kiện sinh hoạt, công tác của thanh niên trai và gái" [2].

Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 227/CT/TW, ngày 18 tháng
11 năm 1975 về công tác Thể dục thể thao trong tình hình mới, đưa ra những nội dung
hoạt động Thể dục thể thao trong điều kiện mới, chỉ đạo công tác Thể dục thể thao
trong nhà trường cần được chú trọng: "Tổ chức tốt việc học tập thể dục buổi sáng, thể
dục trước giờ, giữa giờ cho các trường học. Phát triển các trò chơi vận động trong thiếu
niên và học sinh. Phát triển các môn thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật, thể dục đồng
diễn... làm cho hoạt động thể dục phong phú và hấp dẫn". Chỉ thị cũng đề ra biện pháp


8
chính “…phát triển rộng các trường, lớp thể dục thể thao thanh niên, thiếu niên nghiệp
dư, trên cơ sở đó tuyển chọn những học sinh thực sự có năng khiếu vào các trường, lớp
năng khiếu thể dục thể thao theo một qui chế chặt chẽ” [3].
Trong Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 24/3/1994 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới đã xác định mục tiêu trước mắt, từ nay
đến năm 2000, phấn đấu đạt được việc: “Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả
các trường học. Làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hàng
ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, thanh niên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang,
cán bộ, công nhân viên, công nhân viên chức và một bộ phận nhân dân”. Để thực
hiện các mục tiêu đã đề ra, thông qua Chỉ thị số 36-CT/TW, Ban Bí thư Trung ương
Đảng đề nghị: “Đề nghị các cơ quan Nhà nước ban hành các văn bản pháp quy về
công tác thể dục thể thao; quy định chế độ tập luyện thể dục thể thao trong trường
học, lực lượng vũ trang, cơ quan, xí nghiệp. Trong quy hoạch xây dựng, cải tạo, mở
rộng các đô thị, xã, phường, trường học, cơ quan, xí nghiệp phải ghi rõ các cơ sở
thể dục thể thao; ban hành các chính sách, chế độ khuyến khích mở rộng phong trào
và nâng cao thành tích thể thao... Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục - Đào tạo và Ban
cán sự Đảng Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp chỉ đạo tổng kết công tác giáo dục
thể chất, cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo
viên thể dục thể thao cho trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở
vật chất để thực hiện chế độ giáo dục thể chất bắt buộc ở tất cả các trường học” [4].

Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp thể dục thể thao nước ta phát triển
nhanh, vững chắc và trong một thời gian không xa đuổi kịp trình độ các nước trong
khu vực, ngày 07/3/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 113/TTg về việc xây
dựng quy hoạch phát triển ngành Thể dục thể thao. Chỉ thị đã yêu cầu: "Bộ Giáo dục
và Đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc giáo dục thể chất trong nhà trường, cải tiến
nội dung giảng dạy thể dục thể thao nội khoá, ngoại khoá, quy định tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học; có quy chế bắt buộc các trường, nhất là
các trường đại học phải có sân bãi, phòng tập thể dục thể thao, có định biên hợp lý
và có kế hoạch tích cực đào tạo đội ngũ giáo viên thể dục thể thao, đáp ứng nhu cầu


9
ở tất cả các cấp học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có một thứ trưởng chuyên trách
chỉ đạo công tác thể dục thể thao trong trường" [58].
Nhằm tiếp tục phát triển sự nghiệp thể dục thể thao, Ban chấp hành Trung ương
Đảng ban hành Chỉ thị 17- CT/TW, ngày 23 tháng 10 năm 2002 về phát triển thể dục
thể thao đến năm 2010, trong Chỉ thị đã nêu rõ: Trong giai đoạn mới, sự nghiệp thể dục
thể thao cần được tiếp tục phát triển theo những quan điểm đã nếu trong CT 36-CT/TW
và phương hướng, nhiệm vụ đã được Đại hội IX của Đảng xác định:
Công tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực thực hiện các nhiệm vụ
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước,
trước hết là góp phần nâng cao sức khoẻ, rèn luyện ý chí, giáo dục đạo đức, nhân
cách, lối sống và nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân; xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân, nâng cao lòng tự hào dân tộc và đẩy lùi tệ nạn xã hội ở từng
địa phương. Phấn đấu đến năm 2010 toàn quốc đạt tỷ lệ 18 – 20% dân số tập luyện
thể dục thể thao thường xuyên; 80 – 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể theo quy định…
Để thực hiện phương hướng, nhiệm vụ trên, các cấp uỷ đảng và chính quyền
cần lãnh đạo thực hiện tốt những việc sau:
Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao ở trường học. Tiến tới bảo đảm mỗi

trường học đều có giáo viên thể dục chuyên trách và lớp học thể dục đúng tiêu
chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục thể chất; xem đây là một tiêu chí
công nhận trường chuẩn quốc gia.
Tăng cường đầu tư của nhà nước cho lĩnh vực thể dục thể thao, ưu tiên cho
việc phát triển thể dục thể thao ở trường học, ở nông thôn và miền núi.
Các địa phương cần có biện pháp tích cực nhằm huy động nguồn đóng góp,
đầu tư của xã hội để phát triển thể dục thể thao. Thực hiện nghiêm túc việc quy
hoạch đất đai cho hoạt động thể dục thể thao ở xã, phường, trường học [5].
Nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tiễn trong nước và hội nhập quốc
tế, ngày 12/12/2006, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký
Lệnh công bố Luật thể dục, thể thao được Quốc hội khóa XI thông qua ngày
29/11/2006 tại kỳ họp thứ 10. Luật thể dục, thể thao có hiệu lực thi hành kể từ ngày


10
01/7/2007. Trong Mục 2, Điều 20 và Điều 21, quy định rất rõ về công tác Giáo dục
thể chất và thể thao trong nhà trường:
Điều 20. Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường
Giáo dục thể chất là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm
cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập
và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học
được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi
và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí,
phát triển năng khiếu thể thao.
Điều 21. Trách nhiệm của Nhà nước đối với giáo dục thể chất và thể
thao trong nhà trường
Nhà nước có chính sách dành đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo
dục thể chất và thể thao trong nhà trường, bảo đảm đủ giáo viên, giảng viên thể dục
thể thao cho các bậc học.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban
Thể dục thể thao xây dựng chương trình giáo dục thể chất, đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên, giảng viên thể dục thể thao, hướng dẫn nội dung hoạt động thể thao ngoại
khoá trong nhà trường.
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo, tổ
chức thực hiện việc xây dựng cơ sở vật chất, bố trí giáo viên, giảng viên thể dục thể
thao cho các trường thuộc phạm vi quản lý của mình.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm sau đây:
- Quy hoạch đất đai, xây dựng cơ sở vật chất, nhà tập đa năng, bảo đảm trang
thiết bị, dụng cụ thể thao, chỉ tiêu biên chế giáo viên, giảng viên thể dục thể thao
cho các trường công lập thuộc địa phương;
- Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai theo quy định của pháp luật đối với
trường tư thục, trường dân lập để các trường này có điều kiện xây dựng cơ sở vật
chất phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường [47].


11
Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể
dục, thể thao, Ngày 01 tháng 12 năm 2011, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020, trong phần
đánh giá những tồn tại, hạn chế, Nghị quyết đã chỉ rõ: "Giáo dục thể chất và hoạt
động thể thao trong học sinh, sinh viên chưa thường xuyên và kém hiệu quả". Để đạt
được mục tiêu đến năm 2020 ". Phấn đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể", Nghị quyết cũng đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất
lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học, cụ thể:
- Thể dục thể thao trường học là bộ phận quan trọng của phong trào thể dục,
thể thao, một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên, cần được
quan tâm đầu tư đúng mức.

- Xây dựng và thực hiện “Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể
thao trường học”. Thực hiện tốt giáo dục thể chất theo chương trình nội khóa; phát
triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên, bảo đảm mục tiêu phát
triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên và góp
phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao.
- Đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể
chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ
năng sống của học sinh, sinh viên. Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ
giáo viên thể dục hiện có, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục cho trường học; củng cố các cơ sở nghiên
cứu khoa học về tâm sinh lý lứa tuổi và thể dục, thể thao trường học [6].
Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có nền thể dục, thể
thao phát triển ở châu lục. Mục tiêu cụ thể của giáo dục thể chất và thể thao trong
nhà trường đã được thể hiện rõ trong Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11
năm 2013 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Quy hoạch phát triển thể
dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030":
Tỷ lệ học sinh, sinh viên thực hiện chương trình giáo dục thể chất chính
khóa đạt 100% từ năm 2015 trở đi đối với tất cả các cấp học, bậc học.


12
Từ sau năm 2015, phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục thể chất chính
khóa, đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển của đất nước.
Tỷ lệ trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục thể chất và thể thao
trong nhà trường ở các cấp học, bậc học.
Đối với trường trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, cao đẳng và cao
đẳng nghề, đại học: Đạt 70% vào năm 2015, đạt 80% vào năm 2020 và đạt trên 90%
vào năm 2030.
Tỷ lệ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao trên số học sinh, sinh viên ở
các cấp học, bậc học:

Đối với trường trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, cao đẳng và cao
đẳng nghề, đại học: Đạt 01/500 vào năm 2015, đạt 01/400 vào năm 2020 và đạt
01/300 vào năm 2030.
Diện tích sân tập dành cho giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường
ở các cấp học, bậc học (m2/học sinh, sinh viên):
Đối với trường trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, cao đẳng và cao
đẳng nghề, đại học: Đạt 02 m2 vào năm 2015, đạt 03 m2 vào năm 2020 và đạt 04
m2 vào năm 2030 [62].
1.1.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc triển khai thực hiện hình
thức đào tạo theo học chế tín chỉ
Vào năm 1993, khi những khó khăn chung của đất nước và của các trường
đại học dịu bớt, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương tiến thêm một bước, thực hiện
học chế học phần triệt để hơn, theo mô hình học chế tín chỉ của Mỹ. Trường Đại
học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh là nơi đầu tiên áp dụng học chế tín chỉ từ
năm 1993, rồi các trường Đại học Đà Lạt, Đại học Cần Thơ, Đại học Thủy sản Nha
Trang v.v... và một số trường đại học khác áp dụng từ năm 1994 và các năm sau đó.
Nhằm tăng tính liên thông của hệ thống giáo dục đại học nước ta và hội nhập
với giáo dục đại học thế giới, Nhà nước đã đưa ra chủ trương mở rộng áp dụng học
chế tín chỉ trong hệ thống giáo dục đại học nước ta. Trong Quy hoạch mạng lưới
trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt theo Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg có nêu: “Thực hiện quy trình đào tạo


×