Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh phú thọ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 121 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN HONG NAM

TộI Sử DụNG MạNG MáY TíNH, VIễN THÔNG,
PHƯƠNG TIệN ĐIệN Tử THựC HIệN HàNH VI CHIếM ĐOạT TàI SảN
theo quy định của pháp LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN HONG NAM

TộI Sử DụNG MạNG MáY TíNH, VIễN THÔNG,
PHƯƠNG TIệN ĐIệN Tử THựC HIệN HàNH VI CHIếM ĐOạT TàI SảN
theo quy định của pháp LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)
Chuyờn ngnh: Lut Hỡnh s v T tng Hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: GS.TS NGC QUANG


H NI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Hoàng Nam


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY
TÍNH, VIỄN THÔNG, PHƢƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN
HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ............................................................. 10
1.1.


Những khái niệm có liên quan ........................................................ 10

1.1.1. Khái niệm về mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử......... 10
1.1.2. Khái niệm về chiếm đoạt tài sản ........................................................ 11
1.1.3. Khái niệm về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ................. 13
1.2.

Đặc điểm của tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phƣơng
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ............................ 18

1.3.

Bản chất của tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phƣơng
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản........................... 20

1.4.

Phân biệt tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phƣơng
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với những
tội khác chiếm đoạt tài sản .............................................................. 21

1.4.1. Phân biệt Tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS) .............................. 21
1.4.2. Phân biệt với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS)......... 22
1.4.3. Phân biệt với các tội xâm phạm trong lĩnh vực công nghệ thông
tin, mạng viễn thông ........................................................................... 24
1.5.

Sự phát triển của Luật hình sự Việt Nam về tội sử dụng
mạng máy tính, mạng viễn thông, phƣơng tiện điện tử thực

hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ....................................................... 24


1.5.1. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1999 ............................................... 24
1.5.2. Giai đoạn từ 1999 đến 2015 ............................................................... 27
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI SỬ DỤNG
MẠNG MÁY TÍNH, VIỄN THÔNG, PHƢƠNG TIỆN ĐIỆN
TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ...........33
2.1.

Các dấu hiệu pháp lý về tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông,
phƣơng tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ................. 33

2.1.1. Khách thể của tội phạm ...................................................................... 33
2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm ............................................................ 39
2.1.3. Mặt chủ quan của tội phạm ................................................................ 57
2.1.4. Chủ thể của tội phạm .......................................................................... 58
2.1.5. Hình phạt được áp dụng đối với tội phạm.......................................... 59
2.2.

Thực tiễn áp dụng luật hình sự đối với tội sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thông, phƣơng tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................. 60

2.2.1. Những kết quả đạt được ..................................................................... 60
2.2.2. Những hạn chế, thiếu sót .................................................................... 73
2.2.3. Những nguyên nhân gây nên những hạn chế, thiếu sót ..................... 80
Chƣơng 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY

TÍNH, VIỄN THÔNG, PHƢƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN
HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ............................................... 85
3.1.

Sự cần thiết, cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật
hình sự về xử lý đối với tội phạm sử dụng mạng máy tính,
viễn thông, phƣơng tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản ........................................................................................ 85

3.1.1. Tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ................................. 85


3.1.2. Nguyên nhân của tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính,
viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản .................................................................................................. 86
3.1.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh với tội
phạm sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản .................................................. 87
3.2.

Các giải pháp hoàn thiện luật hình sự ............................................ 90

3.2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành
vi chiếm đoạt tài sản ........................................................................... 90
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự 2015 về tội sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành
vi chiếm đoạt tài sản ........................................................................... 94
3.3.


Các giải pháp đối với các cơ quan tiến hành tố tụng về tội sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phƣơng tiện điện tử
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản .............................................. 98

3.3.1. Nâng cao trình độ đối với những người tiến hành tố tụng ................. 98
3.3.2. Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ quan tiến hành tố tụng..... 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 106


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS:

Bộ luật Hình sự

CNTT:

Công nghệ thông tin

CTTP:

Cấu thành tội phạm

PLHS:

Pháp luật hình sự

TAND:


Tòa án nhân dân

TANDTC:

Tòa án nhân dân tối cao

TNHS:

Trách nhiệm hình sự

VKSND:

Viện Kiểm sát nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thực tiễn đời sống xã hội trên thới giới cho thấy loại tội phạm trong
lĩnh vực CNTT đang trở thành mối nguy hại lớn trên thế giới gây thiệt hại
mỗi năm khoảng 400 tỷ USD, cao hơn số tiền mà tội phạm buôn bán ma túy
thu được. Cứ 14 giây lại có một vụ liên quan đến tấn công mạng, Interpol
đánh giá loại tội phạm này nguy hiểm thứ 2 sau tội phạm khủng bố [50].
Ở nước ta nói chung, một trong những quốc gia có tốc độ phát triển cao
nhất thế giới trên lĩnh vực CNTT, với hàng chục triệu người sử dụng thường
xuyên đang là một “miếng mồi ngon” cho bọn tội phạm trong lĩnh vực CNTT
tấn công. Thời gian gần đây, lực lượng công an Việt Nam đã triệt phá hàng
loạt các vụ án do tội phạm trong lĩnh vực CNTT thực hiện, qua các vụ án này
cho thấy loại tội phạm này ngày càng công khai, táo tợn và tinh vi hơn. Sự gia
tăng cả về số lượng, mức độ nguy hiểm của loại tội phạm này thực sự đang rất
đáng báo động với rất nhiều vụ tấn công, cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động

của mạng máy tính, mạng Internet, phát tán virus, phần mềm gián điệp, mã
độc hại có chủ đích với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Hình thức
tấn công rất đa dạng (tấn công từ chối dịch vụ làm tê liệt hoạt động của trang
web bị hại; lợi dụng lỗ hổng bảo mật của các trang web để chiếm quyền điều
khiển máy chủ, sau đó thay đổi giao diện của trang web bị tấn công; xâm
nhập trái phép hệ thống thông tin để thu thập, trộm cắp, sửa đổi dữ liệu hoặc
phá hủy cơ sở dữ liệu của trang web, chiếm đoạt tài sản…)
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, đặc biệt là thời gian từ năm
2012 trở lại đây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã sảy ra một số vụ tội phạm sử
dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi
phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh và
một số tỉnh trên cả nước như: hình thức huy động vốn theo kiểu “cho nhận”
1


như vụ Gold 889; bán hàng ảo trên mạng (MB 24); chiếm đoạt tài sản của cá
nhân thông qua mạng face book, điện thoại di động… đã để lại hệ lụy không
nhỏ với số lượng tiền chiếm đoạt lớn trong một thời gian ngắn… Cường độ
hoạt động của tội phạm không ngừng gia tăng. Chúng thực hiện nhiều thủ
đoạn khác nhau, liên hệ với nhau để trao đổi, tìm các thủ đoạn tinh vi để thực
hiện hành vi một cách tinh vi, các đối tượng đã gây ra nhiều thiệt hại cho các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; đồng thời gây ảnh hưởng lớn
đến trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trên địa bàn
tỉnh gây dư luận hoang mang trong nhân dân và ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trước tình hình đó, để xử lý đối với tội phạm sử dụng mạng máy tính,
viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Bộ luật
Hình sự của nước ta đã có quy định về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều
226 b) nhưng chưa được áp dụng một cách hiệu quả. Việc phát hiện tội phạm

còn gặp nhiều khó khăn. Khi đã phát hiện tội phạm và đưa ra xử lý lại thiếu các
cơ sở pháp lý để áp dụng. Hơn nữa quy định của BLHS còn nhiều điểm chưa
được hoàn thiện để phù hợp hơn trong thực tế đấu tranh với loại tội phạm này
khiến cho việc điều tra, xử lý loại tội phạm này còn gặp nhiều khó khăn. Khi
đưa ra xét xử thì cũng chưa thống nhất về định tội danh và một số trường hợp
còn xử lý chưa nghiêm đối với các hành vi của bị cáo. Nguyên nhân của những
hạn chế trên là do nhận thức về tội phạm tại điều 226b là chưa đầy đủ, thiếu
những văn bản cụ thể hướng dẫn chi tiết những quy định của điều luật này. Do
đó việc nghiên cứu tội phạm quy định tại điều 226b là yêu cầu có tính cấp thiết.
Vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)”,
làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài là tội phạm phi truyền thống, ra đời cùng với nền công
nghệ cao và có khả năng gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội không bị giới hạn
về không gian. Vậy nên, các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến hiện
nay đã dành sự quan tâm đáng kể đến việc xây dựng quy phạm pháp luật làm
cơ sở đấu tranh chống tội phạm này, đặc biệt ở Liên minh châu Âu và Mỹ [68].
Tuy nhiên, những văn bản pháp luật đã được xây dựng hầu như quy định chế
tài ít nghiêm khắc đối với tội phạm này hoặc điều chỉnh một phạm vi rộng,
không phân biệt giữa tội phạm trong lĩnh vực tin học với các tội phạm truyền
thống có liên quan đến tin học… Cho đến nay, có rất ít công trình khoa học
tại Việt Nam nghiên cứu về tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Tác giả sắp xếp theo từng
nhóm công trình có liên quan đến luận văn như sau:

Thứ nhất: Các công trình nghiên cứu dưới dạng tài liệu chuyên khảo,
tham khảo, giáo trình, bình luận khoa học. Đây là những tài liệu mang tính
chất phổ biến cung cấp tri thức lý luận cơ bản nhất liên quan đến đề tài tác giả
nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như sách chuyên khảo:
“Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập (Phần các tội phạm)” của PGS.TSKH
Lê Cảm (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007); Bình luận khoa học Bộ luật
Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 tập 1 “(Nxb Lao động, Hà Nội
năm 2009” của TS. Trần Minh Hưởng và đồng tác giả; So sánh Bộ luật Hình
sự năm 1999 và Bộ luật Hình sự năm 2015 (Nxb Hồng Đức) của TS. Đỗ Đức
Hồng Hà (chủ biên và đồng tác giả; Các công trình trên chủ yếu nêu một cách
khái quát và ngắn gọn những dấu hiệu pháp lý cũng như hình phạt của tội
phạm quy định tại điều 226b; “Tội phạm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin”

3


(Nxb Tư pháp, Hà Nội năm 2007) của TS. Phạm Văn Lợi và đồng tác giả đã
đề cập tới đặc điểm của tội phạm CNTT nói chung, quy định của các quốc gia
và tổ chức trên thế giới trong đó có tội phạm chiếm đoạt tài sản bằng các thiết
bị công nghệ cao.
Thứ hai: các công trình nghiên cứu thể hiện qua các luận án tiến sĩ và
các công trình nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành có thể kể đến như:
“Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng chống tội phạm này ở Việt Nam” Luận án tiến sĩ luật học của TS. Hoàng Văn Hùng bảo vệ tại Trường Đại học
Luật Hà Nội năm 2007; “Xác định tội trộm cắp tài sản đối với người lắp đặt
thiết bị thu phát viễn thông để thu lợi bất chính là có căn cứ” của tác giả Đỗ
Văn Chỉnh, Tạp chí Tòa án nhân dân số 19 năm 2004; “Chưa có căn cứ để
truy cứu TNHS đối với hành vi lắp đặt, sử dụng thiết bị viễn thông trí phép”
của tác giả TS. Lê Đăng Doanh, Tạp chí Tòa án nhân dân số 17 năm 2004;
“Về định tội danh đối với hành vi làm, sử dụng thẻ tín dụng giả hay các loại
thẻ khác để mua hàng hóa hoặc rút tiền tại các máy trả tiền tự động của các

ngân hàng” của tác giả TS. Lê Đăng Doanh, Tạp chí Tòa án nhân dân số 17
năm 2006; Lắp đặt, sử dụng thiết bị viễn thông để thu lợi cước điện thoại trái
phép - có thể bị truy tố về tội Kinh doanh trái phép của tác giả Trần Vũ Hải,
Tạp chí Tòa án nhân dân số 22 năm 2004; “Về hành vi lắp đặt, sử dụng thiết
bị viễn thông trái phép để thu cước điện thoại - phạm tội gì” PGS.TS Dương
Tuyết Miên, Tạp chí Tòa án nhân dân số 17 năm 2004… Đề cập tới tội phạm
chiếm đoạt tài sản bằng công nghệ cao có các công trình như: Tội phạm công
nghệ cao dưới góc nhìn của "cảnh sát bàn phím" của... Thiếu tướng Nguyễn
Hòa Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát đăng trên Công an nhân
dân online. là người chỉ đạo lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm công
nghệ cao; Nhận diện tội phạm sử dụng công nghệ cao trong quản lý nhà nước

4


và một số giải pháp Đàm Thanh Thế PGS.TS, Thư ký, Văn phòng Chính phủ
đăng trên tạp chí điện tử Cảnh sát nhân dân Chuyên đề Thông tin Tô ̣i pha ̣m
học - Số 3/2015; “Tội phạm công nghệ thông tin và sự khác biệt giữa tội
phạm công nghệ thông tin với tội phạm thường” của tác giả Đặng Trung Hà,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 3 năm 2009 chủ yếu so sánh tội phạm có sử
dụng thiết bị công nghệ cao và tội phạm truyền thống...
Có thể nhận thấy tất các các công trình trên không đề cập cụ thể hay
mô tả chi tiết về các hành vi phạm tội cụ thể liên quan đến sử dụng mạng máy
tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài mà chỉ
nghiên cứu tội phạm CNTT dưới góc độ chung chung, đặc biệt là công trình
nghiên cứu về tội phạm sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện
tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ). Để góp phần làm rõ
thêm dấu hiệu pháp lý đặc trưng của loại tội phạm này, tạo nên sự thống nhất
trong cách hiểu làm tiền đề cho hoạt động nghiên cứu và áp dụng pháp luật.

Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề nghiên cứu như trên càng có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn cao.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành
vi chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ. Đồng thời xác định những điểm bất cập, chưa hợp lý trong
thực tiễn đấu tranh phòng, chống đối với loại tội phạm này. Từ đó, luận văn
cũng đề xuất một số giải pháp mang tính thể chế nhằm hoàn thiện quy định về
các tội phạm sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và các giải pháp mang tính thiết chế nhằm
nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh với loại tội phạm này trên thực tế.

5


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ nội hàm các khái niệm có liên quan đến
tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản;
Thứ hai, nghiên cứu lược sử các quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam về tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản;
Thứ ba, nghiên cứu và đánh giá thực trạng của việc thực thi các quy
định của pháp luật hình sự về tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; phát hiện những vướng mắc
và bất cập cần khắc phục trong các quy định của Luật thực định được quy
định tại Điều 226b về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản;

Thứ tư, đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp
luật hình sự về tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản;
Thứ năm, đề xuất phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao
hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội sử dụng mạng máy
tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
trong mối tương quan với công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý
luận về tội phạm lĩnh vực CNTT được quy định trong BLHS năm 1999 và tội
sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được quy định trong BLHS sửa đổi, bổ sung
năm 2009; BLHS 2015 và thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về
tội phạm này trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
6


Trong Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 có 05
tội danh có liên quan đến một số hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet hoặc thiết bị số. Tuy nhiên, chỉ có 01 tội danh trong lĩnh
vực này có liên quan đến chiếm đoạt tài sản tại Điều 226b: Tội sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản. Do vậy, luận văn tập trung vào nghiên cứu những quy định
về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 226b BLHS..
Phạm vi thời gian: các số liệu thống kê sử dụng trong luận văn được
tiến hành thu thập từ năm 2012 đến tháng 6 năm 2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Những phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích tài
liệu: sử dụng để hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tội sử dụng mạng máy

tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản;
đánh giá thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đối với tội sử dụng mạng máy tính,
viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ. Phương pháp tổng kết thực tiễn, sử dụng để nghiên cứu
tổng kết đánh giá những kết quả, tài liệu thu thập được từ thực tiễn áp dụng
các quy định của pháp luật hình sự về tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Phương pháp
chuyên gia, sử dụng để tham khảo ý kiến của cán bộ thực tiễn, các chuyên gia
nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến các tội xâm phạm về quyền sở
hữu nói chung và các tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện
điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Việc nghiên cứu được thực hiện dựa trên báo cáo tổng kết hàng năm
của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử tỉnh Phú Thọ trong thời gian từ năm 2012
đến năm tháng 6 năm 2017.

7


6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Có thể khẳng định, Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên khảo
dưới góc độ pháp luật Hình sự và Tố tụng hình sự, có sự tiếp thu tri thức của
các công trình khoa học đã được công bố trước đây về tội phạm sử dụng
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản. Vì thế, những đóng góp mới của luận văn được thể
hiện ở một số điểm cơ bản sau:
6.1. Về mặt lý luận
Thứ nhất, làm rõ nội hàm các khái niệm có liên quan đến tội phạm sử
dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản; nghiên cứu lược sử các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
về tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành

vi chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai: Việc nghiên cứu đề tài góp phần làm cơ sở lý luận khoa học
và thực tiễn áp dụng pháp luật về tội phạm quy định tại điều 226b BLHS.
Thứ ba: Phân tích một cách toàn diện các quy định trong BLHS và văn
bản hướng dẫn thi hành về tội phạm quy định tại Điều 226b BLHS. Tìm ra
những hạn chế trong quy định pháp luật về điều 226b BLHS.
6.2. Về mặt lập pháp
Thứ nhất: Nêu được quy định của điều 226b BLHS năm 1999, sửa đổi,
bổ sung năm 2009 và những điểm mới tại điều 290 BLHS năm 2015.
Thứ hai: Đưa ra các mặt còn hạn chế của điều 226b và khó khăn,
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.
Thứ ba: Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại điều 226b và một số
nội dung để hoàn thiện BLHS 2015 về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290).

8


6.3. Về mặt thực tiễn
Thứ nhất: Đánh giá thực trạng của việc thực thi các quy định về tội sử
dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mà cụ thể là điều 226b BLHS; đề xuất
những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật xử lý đối với tội
phạm này nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm
này trên thực tế.
Thứ hai: Là tài liệu tham khảo cho các cán bộ, công chức ngành Công
an, Kiểm sát, Tòa án trong quá trình giải quyết các vụ án về tội sử dụng mạng
máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản; tài liệu tham khảo cho sinh viên đại học, học viên cao học; tài liệu tuyên
truyền để phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật sử dụng

công nghệ cao.
7. Cấu trúc của luận văn
Dựa trên đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tác giả dự kiến cấu trúc của
luận văn như sau:
Chương 1. Nhận thức chung về tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
Chương 2. Quy định của Luật Hình sự Việt Nam về tội sử dụng mạng
máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Chương 3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình
sự đối với tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

9


Chƣơng 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG
MÁY TÍNH, VIỄN THÔNG, PHƢƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ
THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
1.1. Những khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm về mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử
Mạng là khái niệm chung dùng để chỉ mạng viễn thông (cố định, di động,
Internet), mạng máy tính (WAN, LAN) [7, tr.2]. Mạng máy tính: là tập hợp
nhiều máy tính kết nối với nhau, có thể chia sẻ dữ liệu cho nhau. Do hiện nay
mạng máy tính được phát triển khắp nơi với những ứng dụng ngày càng đa
dạng cho nên việc phân loại mạng máy tính là một việc rất phức tạp. Người ta
có thể chia các mạng máy tính theo khoảng cách địa lý ra làm hai loại: Mạng
diện rộng (là mạng được thiết lập để liên kết các máy tính của hai hay nhiều
khu vực khác nhau như giữa các thành phố hay các tỉnh) và Mạng cục bộ (là

mạng được thiết lập để liên kết các máy tính trong một khu vực như trong một
toà nhà, một khu nhà).
Viễn thông: là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu,
chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng
vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác [41, tr.1].
Mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng
đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông [41, tr.1] (là dịch vụ gửi,
truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch
vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng), dịch vụ
ứng dụng viễn thông (là dịch vụ sử dụng đường truyền dẫn viễn thông hoặc
mạng viễn thông để cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ
thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa,
thông tin, y tế, giáo dục và lĩnh vực khác) [41, tr.1].
10


Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện,
điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc
công nghệ tương tự [37, tr.1]. Theo khái niệm này thì “Phương tiện điện tử” đã
bao gồm cả thiết bị số vì theo quy định tại khoản 11 Điều 4 Luật Công nghệ
Thông tin: Thiết bị số: Là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu
phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác được sử dụng để sản xuất,
truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số [38, tr.1]; Những
thiết bị này phải đáp ứng được các yêu cầu là tác động được vào mạng máy
tính, mạng viễn thông hoặc tác động vào được thiết bị số, phương tiện điện tử
khác để chiếm đoạt được tài sản.
1.1.2. Khái niệm về chiếm đoạt tài sản
Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt bao gồm 8 tội phạm
được quy định từ điều 133 đến điều 140 BLHS. Các tội này có cùng đặc điểm
xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác bằng hành vi chiếm đoạt với

các thủ đoạn khác nhau. Nói cách khác, các tội phạm này có cùng hành vi
nguy hiểm cho xã hội là hành vi chiếm đoạt tài sản, sự khác nhau giữa chúng
chỉ là thủ đoạn chiếm đoạt tài sản.
Hành vi chiếm đoạt có những đặc điểm làm cho chủ tài sản mất khả
năng thực hiện quyền sở hữu, đồng thời tạo khả năng cho người phạm tội có
thể thực hiện được việc chiếm giữ, sử dụng, định đoạt trái pháp luật tài sản
đó. Việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản được thực hiện bằng hành vi
chiếm đoạt là trái với các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản quy định của
Bộ luật dân sự, nên nó bị coi là bất hợp pháp. Vì vậy, về mặt pháp lý việc
chuyển dịch tài sản một cách trái pháp luật không thể làm cho người chiếm
đoạt trở thành chủ sở hữu đối với tài sản, chủ sở hữu tuy mất đi khả năng thực
hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt nhưng họ không bị mất đi
quyền sở hữu đối với tài sản. Hành vi chiếm đoạt là một quá trình được bắt

11


đầu từ khi người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt và kết thúc khi đã tạo
ra cho mình khả năng thực hiện các quyền của quyền sở hữu và cũng có nghĩa
là chủ sở hữu đã mất đi khả năng thực hiện các quyền đó. Quá trình này sảy ra
dài hay ngắn tùy thuộc vào tính chất tài sản và thủ đoạn chiếm đoạt. Chẳng
hạn: Chiếm đoạt bằng thủ đoạn dùng vũ lực thì quá trình đó ngắn hơn việc
chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối. Hành vi chiếm đoạt với nội dung là một
quá trình được thể hiện ở những thủ đoạn chiếm đoạt khác nhau, tùy thuộc
vào mối quan hệ cụ thể giữa người chiếm đoạt và tài sản bị chiếm đoạt. Hành
vi chiếm đoạt tài sản không chỉ cấu thành các tội xâm phạm sở hữu mà còn có
thể cấu thành những tội khác trong BLHS tùy thuộc vào tính chất tài sản và
mục đích của người thực hiện hành vi chiếm đoạt. Vì vậy, chỉ cấu thành các
tội xâm phạm sở hữu khi chiếm đoạt các tài sản là đối tượng của các tội xâm
phạm sở hữu và không có mục đích chống chính quyền.

Tài sản là đối tượng tác động của hành vi chiếm đoạt phải còn nằm
trong sự quản lý của chủ sở hữu. Thiếu đặc điểm này, thì tài sản không phải là
đối tượng của hành vi chiếm đoạt, như trường hợp tài sản của chủ sở hữu bị
thất lạc. Vì vậy, chỉ khi tài sản còn đang do chủ sở hữu quản lý mới là đối
tượng của hành vi chiếm đoạt, mới làm mất khả năng chiếm giữ, sử dụng,
định đoạt tài sản của chủ sở hữu.
Chiếm đoạt là hành vi được người phạm tội thực hiện có chủ đích nên
lỗi của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt là cố ý trực tiếp.
Người phạm tội biết tài sản thuộc sở hữu của người khác và đang trong sự
quản lý của họ, nhưng vẫn thực hiện hành vi chiếm đoạt và mong muốn biến
tài sản đó thành tài sản của mình hoặc người khác mà mình quan tâm. Vì vậy,
những trường hợp lầm tưởng là tài sản của mình hoặc tài sản không có người
quản lý hay không có mục đích chiếm đoạt tài sản đều không phải là hành vi
chiếm đoạt. Những trường hợp này không CTTP hoặc sẽ CTTP khác chứ

12


không phải các tội chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài sản phải thỏa
mãn những đặc điểm trên, nếu thiếu một trong các đặc điểm đó sẽ không phải
là hành vi chiếm đoạt và do đó không cấu thành các tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt. Trên thực tế, xác định hành vi chiếm đoạt không phải
trường hợp nào cũng đơn giản. Từ việc xác định không đúng hành vi chiếm
đoạt có thể dẫn đến xác định sai lầm giữa phạm tội với vi phạm, giữa tội
phạm này với tội phạm khác.
Như vậy, chiếm đoạt là hành vi cố ý chuyển biến một cách trái pháp
luật tài sản của người khác thành tài sản của mình hoặc của một nhóm người
hoặc cho người khác mà mình quan tâm [28, tr.230].
1.1.3. Khái niệm về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Cũng như bất kỳ một thành tựu khoa học nào của nhân loại, khi mà các
thành tựu càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội thì càng dễ bị
lợi dụng, sử dụng hoặc là mục tiêu của giới tội phạm. Các thành tựu do công
nghệ thông tin đem lại cũng không nằm ngoài quy luật đó, nên trong thế giới
mà công nghệ thông tin đã tạo nên cho con người đã hình thành một khái
niệm mới về loại tội phạm - tội phạm về công nghệ thông tin hay còn được
biết đến với các tên khác nhau như: tội phạm mạng (cyber crimes), tội phạm
tin học hay tội phạm liên quan đến máy tính (computer crimes). Đây là những
khái niệm mới không chỉ đối với Việt Nam chúng ta mà còn đối với nhiều
nước trên thế giới. Do vậy, ngay từ việc sử dụng thuật ngữ đến việc đưa ra
khái niệm, đặc điểm đến việc xếp những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào bị
liệt kê vào danh sách của loại tội phạm này cũng còn có nhiều ý kiến không
đồng nhất. Đây hiện được xem là một trong những mối quan ngại của cả cộng
đồng thế giới và là một thử thách mới đối với các nhà làm luật cũng như các
cơ quan thực thi pháp luật trong việc định ra những quy định phù hợp để có

13


thể phòng ngừa và trấn áp một cách có hiệu quả loại tội phạm này. Trong
nghiên cứu khoa học, đã từng có nhiều quan điểm khác nhau của các nhà
nghiên cứu về khái niệm tội phạm trong lĩnh vực CNTT. Nổi bật lên có hai
quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất được hiểu trên nghĩa rộng, thì việc phân loại thế
nào là tội phạm công nghệ thông tin cần dựa trên vai trò của máy tính trong
tội phạm. Theo quan điểm này thì tội phạm tin học bao gồm những tội phạm
có sự liên can, dính líu của máy tính tới tội phạm với ba vai trò: Máy tính là
công cụ phạm tội; Máy tính là vật trung gian để cất giấu, lưu trữ những thứ đã
chiếm đoạt được.
Theo quan điểm này thì rất nhiều các loại tội phạm truyền thống cũng

đều bị coi là tội phạm công nghệ thông tin hay tội phạm tin học, đặc biệt là
những tội sử dụng máy tính, mạng máy tính làm công cụ, phương tiện phạm
tội, ví dụ như tội đánh bạc trên mạng, tội cung cấp các dịch vụ mại dâm trực
tuyến, tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy trên mạng...Một trong những khái
niệm rộng nhất về tội phạm máy tính thể hiện quan điểm theo nghĩa rộng này
được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đưa ra như sau: "Tội phạm trong lĩnh vực công
nghệ thông tin là bất cứ các hành vi vi phạm pháp luật hình sự nào có liên
quan đến việc sử dụng các hiểu biết về công nghệ máy tính trong việc phạm
tội, điều tra hoặc xét xử” [30, tr.27]. Theo khái niệm này thì bất cứ tội phạm
nào cũng có thể được xếp vào loại tội phạm máy tính vì chỉ cần trong quá
trình điều tra các điều tra viên sử dụng máy tính để tìm kiếm thông tin cũng
thuộc phạm vi điều chỉnh của khái niệm.
Quan điểm hiểu tội phạm tin học theo phạm vi rộng cũng vấp phải một
vấn đề khó khăn đó là cụ thể hoá các hành vi phạm tội cụ thể từ đó xác định
tội danh cụ thể cho các hành vi này. Đây là công việc không dễ dàng vì khi
định tội danh xét về bản chất nhiều tội danh lại trùng với các tội danh truyền

14


thống như tội lừa đảo, đánh bạc..., có khác chăng ở đây là việc sử dụng công
cụ là mạng máy tính mà thôi [14]. Các nhà khoa học theo quan điểm này cho
rằng, Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết
bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là việc một người hoặc một nhóm
người sử dụng thiết bị điện tử công nghệ cao qua các mạng máy tính, mạng
viễn thông để thực hiện hành vi lén lút hoặc lừa đảo nhằm mục đích chiếm
đoạt tài sản của người khác. Quan điểm này tiếp cận tội phạm từ vấn đề bản
chất. Đó là người phạm tội sử dụng các phương tiện nêu trên để thực hiện
hành vi nhằm mục đích cuối cùng là chiếm đoạt được tài sản. Nhưng quan
điểm này cũng vấp phải một vấn đề khó khăn đó là cụ thể hoá các hành vi

phạm tội cụ thể từ đó xác định tội danh cụ thể cho các hành vi này.
Quan điểm thứ hai, được hiểu theo nghĩa hẹp, cho rằng tội phạm công
nghệ thông tin chỉ là tội phạm được thực hiện và gây hậu quả trên môi trường,
trên thế giới ảo do thành tựu của khoa học công nghệ tin học đem lại và nó
hoàn toàn khác với các loại tội phạm truyền thống trước kia [30, tr.28]. Trên
thế giới hiện nay đã xuất hiện thêm nhiều hành vi được coi là tội phạm công
nghệ thông tin khác hiểu theo phạm vi hẹp này như: tội vào cửa bằng mật
khẩu ăn cắp; tội sao chụp bất hợp pháp các chương trình phần mềm; tội đe
doạ tấn công hệ thống máy tính... Phương pháp tiếp cận theo phạm vi hẹp này
tuy có ưu điểm là định rõ được tội danh cần xử lý nhưng lại có nhược điểm là
rất dễ bỏ sót tội phạm, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát
triển như vũ bão như hiện nay. Một ví dụ điển hình trên thế giới hiện nay
đang tranh cãi về việc có coi hành vi trộm cắp, lừa đảo các tài sản mà người
chơi có được khi chơi trò chơi trực tuyến hay không. Nếu nhìn dưới góc độ
thế nào là tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành, thì các "tài sản" ảo
này là hoàn toàn không giá trị vì nó thực chất không phải là tài sản vì chỉ là
những thứ được tạo ra trong thế giới ảo do một phần mềm máy tính (những

15


người xây dựng lên trò chơi trực tuyến) nghĩ ra. Tuy nhiên, nếu xét dưới góc
độ các tài sản này là do người chơi đã bỏ nhiều công sức để tạo lập được, cùng
với tính chất có thể "chiếm hữu, sử dụng và định đoạt" (thực chất chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt ở đây cũng chỉ là tương đối) và đặc biệt là những tài sản
này có thể quy đổi sang giá trị thực (có thể bán cho những người chơi khác) thì
chúng lại thực sự cần được coi là một tài sản thực và cần được pháp luật bảo vệ
trước các hành vi như lừa đảo, trộm cắp như đối với các tài sản hữu hình khác.
Mặt khác, nếu chỉ coi tội phạm tin học giới hạn trong phạm vi thế giới
ảo, môi trường điện tử do công nghệ thông tin đem lại thì đối với những tội

phạm truyền thống sử dụng thành tựu công nghệ thông tin đem lại thực hiện
hành vi phạm tội, việc truy tìm dấu vết, chính sách ngăn ngừa, đấu tranh đối
với hành vi này sẽ không có gì khác so với các phương pháp xử lý truyền
thống, trong khi về bản chất thì các hành vi phạm tội này khác hẳn, như kẻ
phạm tội tống tiền trên mạng trong và sau khi thực hiện hoàn toàn có thể xoá
sạch toàn bộ dấu vết tội phạm bằng kỹ thuật công nghệ tin học gây không ít
khó khăn cho hoạt động thu thập dấu vết nếu các phương pháp thu thập, bảo
quản chứng cứ không thay đổi phù hợp.
Như vậy, mỗi quan điểm về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông
tin đều có những khiếm khuyết nhất định, vì vậy, trên thế giới hiện nay vẫn
chưa có được một khái niệm về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông
tin đầy đủ được mọi người cùng nhất trí. Trong khuôn khổ cuộc họp lần thứ
10 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về ngăn chặn và xử lý tội phạm được tổ
chức tại thành phố Viên (áo) từ ngày 10/10/2000 đến ngày 17/10/2000,
một cuộc hội thảo đã được tổ chức để bàn về vấn đề tội phạm trong lĩnh
vực công nghệ thông tin và việc định nghĩa về tội phạm này được chia
thành hai quan điểm [30, tr.31]:
- Thứ nhất, tội phạm công nghệ thông tin theo nghĩa hẹp: Tội phạm

16


trong lĩnh vực công nghệ thông tin là các hành vi phạm tội sử dụng máy tính
và mạng máy tính với mục đích xâm phạm đến an toàn của hệ thống máy tính
và quy trình lưu trữ dữ liệu của hệ thống đó. Loại tội phạm theo định nghĩa này
có thể được hiểu là loại tội phạm mới có quan hệ trực tiếp đến máy tính, mạng
máy tính, làm ảnh hưởng và gây thiệt hại cho người sử dụng [30, tr.31-32].
- Thứ hai, tội phạm công nghệ thông tin được hiểu theo nghĩa rộng: Tội
phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin là các hành vi phạm tội sử dụng máy
tính hoặc các phương pháp khác có liên quan đến máy tính, mạng máy tính,

bao gồm các loại tội phạm như chiếm giữ bất hợp pháp và đe doạ hoặc làm sai
lệnh thông tin bằng phương pháp sử dụng mạng máy tính. Loại tội phạm theo
định nghĩa này là rất rộng, bao gồm nhiều loại hành vi của tội phạm truyền
thống được thực hiện với sự trợ giúp của công cụ máy tính mà phổ biến hiện
nay như các hành vi lừa đảo, trốn lậu cước viễn thông, mạo danh... [30, tr.32].
Theo tác giả luận văn, tội phạm công nghệ thông tin chỉ là tội phạm
được thực hiện và gây hậu quả trên môi trường thế giới ảo do thành tựu của
khoa học công nghệ tin học đem lại hay hiểu đơn giản hơn là trên mạng máy
tính, viễn thông, phương tiện điện tử và nó hoàn toàn khác với các loại tội
phạm truyền thống trước kia. Nếu chỉ coi tội phạm tin học giới hạn trong
phạm vi thế giới ảo, môi trường điện tử do công nghệ thông tin đem lại thì đối
với những tội phạm truyền thống, các hành vi phạm tội này khác hẳn về bản
chất. Vì vậy, cần phải có một khung pháp lý và hệ thống quy phạm pháp luật
hình sự riêng để điều chỉnh. BLHS năm 1999 nước ta có đề cập đến quan
điểm này nhưng tại thời điểm đó, mạng máy tính, mạng viễn thông của nước
ta còn lạc hậu, kỹ thuật chưa phát triển nên mới chi đề cập đến một số tội
danh nhất định như: tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi-rút
tin học (Điều 224); tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử
dụng mạng máy tính điện tử (Điều 225); tội sử dụng trái phép thông tin trên

17


mạng và trong máy tính (Điều 226). Năm 2009, BLHS 1999 đã được sửa đổi,
bổ sung, qua đó, sửa đổi các Điều 224, 225, 226 BLHS, bổ sung các tội: Tội
truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet
hoặc thiết bị số của người khác (Điều 226a); Tội sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản (Điều 226b). Theo đó, các tác giả khoa học cũng như một số nhà lập
pháp đưa ra quan điểm là liệt kê tất cả các hành vi, thủ đoạn, cách thức phạm

tội của tội phạm thực hiện để chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên,
quan điểm này cũng có mặt hạn chế là mặc dù đã nhấn mạnh được việc đưa ra
tất cả các hành vi riêng biệt của tội phạm để chứng minh rằng đây là loại tội
phạm mới có hành vi riêng biệt nhưng quan điểm này đã miêu tả quá chi tiết
về mặt hành vi trong khi một khái niệm khoa học cần phải ngắn gọn, súc tích
và chỉ ra được đầy đủ vấn đề về tội phạm.
Trên cơ sở phân tích các quan điểm của các nhà khoa học, đồng thời
với sự nghiên cứu của mình, tác giả luận văn đưa ra khái niệm tội sử dụng
mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản như sau: Tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi sử dụng các phương tiện trên
để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, xâm phạm
quyền sở hữu mang tính chất chiếm đoạt được pháp luật hình sự bảo vệ.
1.2. Đặc điểm của tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phƣơng
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
Tội sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản có một số đặc điểm nổi bật như sau:
Đặc điểm về phương tiện phạm tội: người phạm tội sử dụng các thiết bị
công nghệ thông tin để thực hiện mục đích chiếm đoạt tài sản. Đây là đặc điểm

18


×