Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ THANH NHÀN

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI
NẠN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN THỊ THANH NHÀN

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI
NẠN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành

: Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số

: 60 38 01 03



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:TS. MAI VĂN THẮNG

HÀ NỘI - 2017
2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................
CHƢƠNG 1................................................................................................................ 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ...................................... 1
1.1.Khái quát chung về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng ................. 1
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng ...... 1
1.1.2.Ý nghĩa của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng ......................... 5
1.1.3.Các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng .... 7
1.2. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông .................................................................................................................. 12
1.2.1.Khái niệm về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông
.................................................................................................................................. 12
1.2.2.Đặc điểm của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông
.................................................................................................................................. 18
1.3.Khái luận pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông. ................................................................................................................. 28
CHƢƠNG 2.............................................................................................................. 33
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ....................................................... 33


3


2.1.Tổng quan pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông. ................................................................................................................ 33
2.1.1.Thực trạng pháp luật về những vấn đề chung của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
trong các vụ tai nạn giao thông. ............................................................................... 36
2.1.3.Thực Trạng quy định của pháp luật về việc xác định thiệt hại trong các vụ tai
nạn giao thông. .......................................................................................................... 58
2.2 Khái quát về điều kiện của tỉnh Bắc Giang liên quan đến trật tự an toàn giao
thông và bồi thƣờng thiệt hại do tai nạn giao thông ................................................. 66
2.3.Thực tiễn áp dụng pháp luật BTTH do các vụ TNGT tại Bắc Giang. ................ 73
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI
NẠN GIAO THÔNG ............................................................................................... 84
3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thiệt hại quan hệ ngoài hợp đồng nói
chung và thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông nói riêng. ................................... 84
3.2. Hoàn thiện các quy đinh
̣ về bồ i thƣờng thiê ̣t ha ̣i trong các vu ̣ tai na ̣n giao
thông. ...................................................................................................................... 86
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lƣợng giải quyết về bồi
thƣờng thiệt hại do sức khỏe, tính mạng, tài sản bị xâm phạm trong các vụ tai nạn
giao thông tại tỉnh Bắc Giang.................................................................................... 94
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 103

4



BẢNG CHÚ GIẢI TỪ NGỮ
BCA

:

Bộ Công An

BLDS

:

Bộ luật dân sự

BTTH

:

Bồi thƣờng thiệt hại

BTTHNHD :

Bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng

GTVT

:

Giao thông vận tải

TNDS


:

Trách nhiệm dân sự

TNGT

:

Tai nạn giao thông

TNGTDB

:

Tai nạn giao thông đƣờng bộ

DNBH

:

Doanh nghiệp bảo hiểm

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo Báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, năm 2016 cả nƣớc
có 21.589 vụ tai na ̣n giao thông , làm chết 8.685 ngƣời và làm bị thƣơng 19.280

ngƣời; trong đó tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 10.167 vụ, làm
chết 8.671 ngƣời, bị thƣơng 5.984 ngƣời [36].
Rõ ràng, tai nạn giao thông và những thiệt hại mà nó gây ra đã và đang là
vấn đề rất nhức nhối, cần sự chung tay của cả cộng đồng để giảm thiểu tối đa thiệt
hại. TNGT không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà trong nhiều vụ việc còn là thiệt
hại về sức khỏe, tính mạng, tinh thần đối với ngƣời bị tai nạn cũng nhƣ gia đình,
ngƣời thân của họ. Vì thế, thiệt hại do tai nạn giao thông trong nhiều vụ việc là
không thể tính toán, đong đếm và bù đắp đƣợc theo thuyết “ngang giá”. Các quy
định về bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp này mang ý nghĩa bù đắp tổn thất,
làm giảm tối đa hậu quả mà ngƣời bị tai nạn và gia đình của họ phải chịu chứ
không có ý nghĩa đảm bảo sự công bằng nhƣ trong một số trƣờng hợp bồi thƣờng
thiệt hại khác.
Việc áp dụng các quy định về bồi thƣờng thiệt hại (BTTH) trong các vụ tai
nạn giao thông hiện nay còn gặp nhiều vƣớng mắc và thiếu sự thống nhất. Khi các
vụ tai nạn giao thông xảy ra, các bên thƣờng thỏa thuận với nhau về mức bồi
thƣờng, phƣơng thức bồi thƣờng. Sự thỏa thuận đó thƣờng rất cảm tính, ít dựa trên
các quy định của pháp luật nên thƣờng không chính xác do thiếu căn cứ hoặc
không đúng trình tự.
Thực tiễn công tác giải quyết việc BTTH ngoài hợp đồng nói chung, BTTH
trong các vụ TNGT nói riêng cho thấy còn có nhiều vƣớng mắc, thiếu thống nhất
6


trong việc xác định thiệt hại, tính toán mức thiệt hại, nhất là trong việc tính toán
thiệt hại về mặt tinh thần; xác định mối quan hệ nhân quả không thống nhất, chƣa
chính xác. Đặc biệt, trong các vụ TNGT chƣa phân biệt rõ giữa việc phải chịu
trách nhiệm hình sự của ngƣời có lỗi gây ra tai nạn với trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại, khắc phục hậu quả xảy ra; vấn đề xác định trách nhiệm, giới hạn bồi
thƣờng, việc chuyển giao quyền yêu cầu giữa cơ quan bảo hiểm với chủ xe, lái,
phụ xe trong việc thực hiện bồi thƣờng theo hợp đồng bảo hiểm TNDS của chủ xe

cơ giới. Các vấn đề nhƣ biện pháp bảo đảm thi hành BTTH, bồi thƣờng trong
trƣờng hợp ngƣời thành niên gây tai nạn mà không có tài sản riêng để bồi thƣờng,
trách nhiệm bồi thƣờng của ngƣời hành động trong tình thế cấp thiết... chƣa đƣợc
quy định cụ thể, thế nhƣng cũng chƣa có các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Trong
phần lớn các vụ TNGT các bên tự thỏa thuận với nhau về việc BTTH trong đó có
nhiều trƣờng hợp việc thỏa thuận không tuân theo hoặc tuân theo không đầy đủ
nguyên tắc trình tự, cách tính toán thiệt hại, mức BTTH nên sau đó xảy ra nhiều
khiếu kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết.
Mặt khác, các quy định về bồi thƣờng thiệt hại hiện nay vẫn là quy định
chung, chƣa có quy định riêng cho trƣờng hợp bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tai
nạn giao thông mặc dù nó có những đặc thù và dễ gây nhầm lẫn. Nghị quyết số
03/2006/NĐ-CP ngày 08/07/2006 của Chính Phủ hƣớng dẫn áp dụng một số quy
định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng có phần
đề cập đến bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nhƣng chƣa dự
liệu đƣợc một số vấn đề nhƣ: chuyển giao quyền yêu cầu giữa cơ quan bảo hiểm
với chủ xe, lái xe trong việc thực hiện bồi thƣờng thiệt hại theo hợp đồng bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp
ngƣời gây tai nạn là ngƣời chƣa thành niên không có tài sản riêng để bồi thƣờng;
các biện pháp bảo đảm thi hành trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại… [23]
7


Vấn đề trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông là
một nội dung rất quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam.Tuy nhiên, các quy
định trong Bộ luật Dân sự 2015 chỉ là những vấn đề chung nhất, rất khó xác định
đầy đủ chủ thể có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ,
đồng thời tạo ra khả năng bảo đảm bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại một cách kịp
thời và đầy đủ nhất. Trong khi đó, nghiên cứu sâu về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại trong các vụ tai nạn giao thông lại là một vấn đề đặc thù, vừa mang tính lý
luận, lại đòi hỏi rất nhiều về thực tiễn trong cuộc sống. Đây là một vấn đề mới,

khó về lý luận và phức tạp trong thực tiễn áp dụng.
Chính vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông - thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang” là công trình khoa học nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ. Hi vọng đề
tài nhằm giải quyết một cách tƣơng đối có hệ thống những vấn đề có liên quan đến
trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông; thực tiễn áp dụng
các quy định pháp luật về vấn đề này tại tỉnh Bắc Giang; đƣa ra những kiến nghị
nhằm hoàn thiện vấn đề này về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn, góp phần đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân trong các vụ tai nạn giao thông.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định BTTH ngoài hợp đồng đã đƣợc nhiều nhà khoa học pháp lý trong
và ngoài nƣớc nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu liên
quan đến trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra gồm có:
Luận văn thạc sĩ luật học của Lê Mai Anh về “Những vấn đề vơ bản về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự” năm 1997, luận văn thạc sỹ luật
học của Lê Thị Bích Lan “Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín” năm 1999; Luận
8


văn thạc sĩ luật học Hoàng Quảng Lực “Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại sức
khoẻ bị xâm phạm khi người bị thiệt hại có hành vi trái pháp luật; Luận văn Thạc
sĩ luật học của Nguyễn Quỳnh Anh – Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm
2011 về đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái
luật gây ra theo Bộ luật dân sự 2005"; Luận văn Thạc sĩ luật học của Trần Thị
Thu Hiền về đề tài "Những nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong luật dân sự Việt
Nam"; Luận án Thạc sĩ luật học của Lê Kim Loan về đề tài "Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ
luật học của Phạm Thị Hƣơng về “Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng,
sức khỏe theo pháp luật Việt Nam” năm 2014…

Ngoài ra, cũng có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học của TS
Ngô Huy Cƣơng về “Trách nhiệm dân sự - So sánh và phê phán” năm 2009; Ths
Đinh Văn Quế, “Một số ý kiến về khoản tiền bù đắp về tinh thần do bị xâm phạm
về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín quy định tại Bộ luật dân sự”,
Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20-2009; Đỗ Văn Chỉnh, “Bàn về bồi thường do tính
mạng bị xâm phạm quy định tại điều 610 Bộ luật dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân
dân, số 22-2009; “Bàn về lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”
của TS. Phùng Trung Tập -Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (Tạp chí Luật học Số
10/2004); sách chuyên khảo của tác giả, TS. Phùng Trung Tập “BTTH ngoài hợp
đồng do tài sản, sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm” do NXB Hà Nội xuất bản năm
2009 Nguyễn Văn Hợi, “Những hạn chế và bất cập trong việc xác định thiệt hại
khi sức khoẻ bị xâm phạm theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện
hành” năm 2011, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 14-2011; Phùng Thị Tuyết Trinh,
“Quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể trong pháp luật dân sự
Việt Nam” năm 2011; Nhà pháp luật Việt – Pháp, Tọa đàm trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại ngoài hợp đồng năm 2011; Nguyễn Công Huy, “Bình luận cơ sở phát
9


sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” năm 2012, một số bài viết của Nguyễn
Đức Giao, Thạc sĩ Nguyễn Đức Mai về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và
trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời chƣa thành niên gây ra... đăng trên Tạp
chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Dân chủ và pháp luật cũng nhƣ các giáo trình Luật
dân sự đề cập vấn đề này.……
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới dừng lại ở mức độ chung
nhất hoặc chỉ đề cập ở phạm vi hẹp trong nội dung nghiên cứu về các vấn đề khác
nhau, mà chƣa có tác giả nào nghiên cứu đầy đủ có hệ thống trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng để trên cơ sở đó nghiên cứu một trƣờng hợp cụ
thể của loại trách nhiệm này - trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông đƣờng bộ, một đề tài đang cần đƣợc làm rõ về mặt lý luận và rất cấp bách

về mặt thực tiễn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung về trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thƣờng
ngoài hợp đồng trong các vụ tai nạn giao thông nói riêng; căn cứ pháp lý của trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại và thực tiễn giải quyết bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ
tai nạn giao thông.
Luận văn nghiên cứu các vấn đề phát sinh trong thực tiễn giải quyết các vụ
việc bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông nhƣ: việc chịu trách
nhiệm bồi thƣờng trong các vụ TNGT, chuyển giao trách nhiệm bồi thƣờng, trách
nhiệm bồi thƣờng trong trƣờng hợp ngƣời chƣa thành niên không có tài sản riêng

10


gây tai nạn; chủ xe cho thuê hoặc cho mƣợn xe không kèm theo ngƣời lái xe bị
trƣng dụng theo mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền……
Phạm vi nghiên cứu
Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông là một vấn
đề phức tạp không những về mặt lý luận mà cả về mặt thực tiễn. Vì vậy luận văn
chỉ giới hạn ở phạm vi nghiên cứu một số vấn đề cơ bản dƣới góc độ điều tra xã
hội học và Luật dân sự, ví dụ nhƣ: làm rõ khái niệm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại trong các vụ TNGT, nguyên nhân điều kiện và tình hình tai nạn giao thông
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2014-2016, các nguyên tắc cơ bản và cơ sở
pháp lý của việc bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ TNGT; trên cơ sở đó đƣa ra một
số biện pháp cả về mặt lý luận cả về mặt thực tiễn dƣới góc độ của Luật dân sự. Vì
TNGT là một phạm trù rất lớn, bao gồm tai nạn giao thông đƣờng bộ, đƣờng biển,
đƣờng hàng không,…do vậy, tôi xin đƣợc giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận
văn về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ TNGT đƣờng bộ trên địa bàn

tỉnh Bắc Giang.
Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong các
vụ tai nạn giao thông và thực tiễn áp dụng pháp luật tại tỉnh Bắc Giang, luận văn
nghiên cứu dƣới góc độ khái quát hơn, sâu hơn; từ đó có những đóng góp nhất
định trong việc hoàn thiện khung hành lang pháp lý cũng nhƣ hạn chế những tồn
tại, vƣớng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại trong các
vụ tai nạn giao thông tại tỉnh Bắc Giang.

11


3.2. Mục tiêu cụ thể:
-

Phân tích, làm rõ lý luận về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp

đồng, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông
-

Phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại

ngoài hợp đồng trong các vụ tai nạn giao thông
-

Phân tích điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông cũng nhƣ thực tiễn xử lý

tai nạn giao thông ở tỉnh Bắc Giang
-


Đánh giá những ƣu điểm và những hạn chế của pháp luật Việt Nam

hiện hành về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng trong các vụ tai nạn giao thông
-

Đƣa ra các giải pháp để khắc phục và hoàn thiện vấn đề bồi thƣờng

thiệt hại ngoài hợp đồng trong các vụ tai nạn giao thông tại Việt Nam nói chung
và Bắc Giang nói riêng
4.Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về Nhà nƣớc và
Pháp luật, về phát triển nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo
định hƣớng xã hội chủ nghĩa; những thành tựu của các khoa học: triết học, logic
học, luật dân sự, tâm lý học... Luận văn đƣợc trình bày trên cơ sở nghiên cứu các
văn bản pháp luật dân sự, các văn bản hƣớng dẫn áp dụng pháp luật dân sự, các
bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các cấp, các tài liệu của Cục Cảnh sát giao
thông đƣờng bộ, đƣờng sắt thuộc Bộ Công an, các tài liệu pháp lý trong và ngoài
nƣớc.
Phương pháp nghiên cứu. Đi từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát đến
cụ thể dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
12


nghĩa duy vật lịch sử - tác giả đặc biệt coi trọng phƣơng pháp hệ thống, phƣơng
pháp so sánh, phƣơng pháp logic pháp lý, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp
thống kê, tổng hợp, phƣơng pháp điều tra xã hội học và phƣơng pháp dự báo.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Là một trong những công trình nghiên cứu khoa học hiếm hoi ở Việt

Nam khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại ngoài hợp đồng từ đó nghiên cứu một loại trách nhiệm cụ thể "Trách nhiệm
bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông". Luận văn đóng góp vào lý
luận trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hai ngoài hợp đồng các khái niệm TNGT theo
nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp; khái niệm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong
các vụ TNGT. Trong hoàn cảnh vấn đề an toàn trong hoạt động không còn là vấn
đề của một quốc gia, nhất là ở nƣớc ta do sự mất cân đối giữa kết cấu hạ tầng, sự
gia tăng của phƣơng tiện, ý thức chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao
thông; thiếu các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; sự
yếu kém trong quản lý của các cơ quan nhà nƣớc nên tình hình TNGT diễn biến
phức tạp và có chiều hƣớng gia tăng gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe của
con ngƣời, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây mất an toàn xã hội; do đó, luận văn góp
phàn tìm ra những nguyên nhân, điều kiện của các vụ TNGT, dự báo tình hình
TNGT trong những năm tới. Đồng thời, luận văn góp phàn giải quyết một cách có
hệ thống những vƣớng mắc xung quanh chế định BTTH ngoài hợp đồng nói
chung, BTTH trong các vụ TNGT nói riêng.
-

Trên cơ sở lý luận chung về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài

hợp đồng, luận văn đã làm rõ về mặt lý luận cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại cũng nhƣ việc xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong các
vụ tại nạn giao thông.
13


-

Xuất phát từ những đòi hỏi thực tiễn gắn với việc nghiên cứu hoàn


chỉnh về mặt lý luận, trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật, của BLDS
hiện hành, luận văn đƣa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
về BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH trong các vụ TNGT nói riêng. Xác
định đƣợc mối quan hệ giữa việc BTTH với việc phòng ngừa và đấu tranh làm
giảm tai nạn, mối quan hệ giữa trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại với các trách
nhiệm pháp lý khác là một trong những cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống các
quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Những kiến nghị,
giải pháp này có thể tham khảo trong việc xây dựng luật giao thông, xây dựng các
văn bản hƣớng dẫn việc giải quyết BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH
trong các vụ TNGT nói riêng, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế của
đất nƣớc.
-

Một đóng góp mới khác của luận văn đó là từ việc tổng kết thực tiễn

vấn đề BTTH trong các vụ TNGT, trong luận văn đã có những kiến nghị về các
biện pháp bảo đảm việc BTTH trong các vụ án TNGT.
6. Bố cu ̣c của luâ ̣n văn
Ngoài phầ n mở đầ u , kế t luâ ̣n và danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , nô ̣i dung luâ ̣n
văn gồ m 03 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong các vụ tai nạn giao thông.
Chương 2: Thực trạng pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong các vụ tai nạn giao thông và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang

14


Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trách

nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông.

15


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG
1.1.Khái quát chung về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp
đồng
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài
hợp đồng
Trách nhiệm dân sự là một nguồn gốc của nghĩa vụ không căn cứ vào ý chí
của đƣơng sự, tức là nguồn gốc bất hợp pháp; vì vậy trách nhiệm dân sự làm phát
sinh ra nghĩa vụ bồi thƣờng đối với ngƣời đã làm một hành vi trái luật gây tổn
thiệt cho một ngƣời khác. [42, tr. 431]
Có học giả cho rằng, việc phân biệt giữa trách nhiệm dân sự và trách nhiệm
pháp lý cũng không ít quan điểm khác nhau, tuy nhiên nhiều ý kiến đồng nhất về
các đặc điểm của trách nhiệm dân sự nhƣ sau: Thứ nhất, trách nhiệm dân sự là
quan hệ luật tƣ giữa hai chủ thể độc lập có địa vị pháp lý bình đẳng, và bên vi
phạm phải gánh chịu trực tiếp trƣớc bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm
chứ không phải chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc hoặc ngƣời khác, trừ trƣờng hợp
chế tài vô hiệu hợp đồng do chống lại trật tự công cộng và đạo đức xã hội; Thứ
hai, trách nhiệm dân sự chủ yếu là trách nhiệm tài sản; Thứ ba, trách nhiệm dân sự
đƣợc áp dụng đối với bên vi phạm phải tƣơng xứng với hậu quả của hành vi vi
phạm, tức là tƣơng xứng với mức độ tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà ngƣời
thiệt hại phải gánh chịu; Thứ tư, trách nhiệm dân sự phải đƣợc áp dụng thống nhất
và nhƣ nhau đối với các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự . [30, tr.347- 350]

1



Ngày nay, về học thuật ngƣời ta bàn tới việc hợp nhất lý thuyết về trách
nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng. Theo pháp luật dân sự Pháp, các
trách nhiệm này đều có các thành tố giống nhau, tuy nhiên khác nhau về nguồn
gốc phát sinh, nên cũng khác nhau về nghĩa vụ chứng minh.
Ở Common Law, ngƣời ta quan niệm luật hợp đồng liên quan tới các thoả
thuận bị ràng buộc. Vấn đề phát sinh từ đâu và ràng buộc là gì. Ràng buộc có
nghĩa là nếu một bên trong quan hệ hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng,
thì toà án, khi bên bị vi phạm yêu cầu, ấn định các điều kiện đối với bên vi phạm.
Và các điều kiện này có mục đích định ra một chế tài, nhƣng không phải là một
hình phạt đối với bên vi phạm. Trong luật hợp đồng các chế tài đƣợc thiết kế để
bồi thƣờng, không phải để phạt. Trách nhiệm dân sự (civil liability) đƣợc các luật
gia thuộc Common Law coi là sự chịu trách nhiệm trƣớc tố quyền dân sự đối lập
với tố quyền hình sự; tìm kiếm các chế tài tƣ hoặc thi hành các quyền đối nhân
trên cơ sở hợp đồng, vi phạm ngoài hợp đồng (tort). [49]. Chính vì vậy, bồi
thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là một dạng trách nhiệm pháp lý hay còn đƣợc coi
là một dạng của trách nhiệm dân sự. Nói đến trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại là
đề cập đến một loại trách nhiệm pháp lý mang tính cƣỡng chế, buộc chủ thể có
hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho ngƣời khác thì phải bồi thƣờng.
Dƣới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi ngƣời sống trong xã
hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác. Khi một ngƣời vi phạm
nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho ngƣời khác thì chính ngƣời đó phải
chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng
việc bù đắp tổn thất cho ngƣời khác đƣợc hiểu là bồi thƣờng thiệt hại. [27]

2



Trong khi đó, đối với trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng, đây
là một chế định quan trọng, đƣợc ghi nhận từ sớm trên thế giới nói chung và ở
Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, khái niệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng thì
lại rất hiếm hoi. Ngay giáo trình Luật dân sự của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội
cũng không định nghĩa về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng, BLDS 2015 hiện
hành của Việt nam cũng chỉ quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc
bồi thƣờng, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hƣởng bồi thƣờng, mà chƣa có
một điều luật nào giải nghĩa về vấn đề khái niệm này [25]. Xuất phát từ các quy
định của BLDS cũng nhƣ thực tiễn cuộc sống, xin đƣợc đƣa ra khái niệm trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nhƣ sau:
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm
dân sự bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về tinh thần được phát sinh khi chủ thể nào đó có trách nhiệm
liên quan tới việc để xảy ra sự kiện làm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm
phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt
hại.”
Nhƣ vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là
một loại trách nhiệm Dân sự mà theo đó khi một ngƣời vi phạm nghĩa vụ pháp lý
của mình liên quan tới việc để xảy ra sự kiện gây tổn hại cho ngƣời khác thì phải
bồi thƣờng những tổn thất đƣợc sinh ra từ sự kiện gây tổn hại đó. Là một loại trách
nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung nhƣ
do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với ngƣời có hành vi vi
phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho ngƣời bị áp dụng, đƣợc đảm
bảo thực hiện bằng cƣỡng chế nhà nƣớc…. thì trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
ngoài hợp đồng còn có những đặc điểm riêng sau đây:
3


(1) Căn cứ phát sinh trách nhiệm đồng thời là căn cứ phát sinh nghĩa vụ.

Khác với việc BTTH trong hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về việc bồi
thƣờng hoặc trong trƣờng hợp nếu các bên không có thỏa thuận thì việc bồi
thƣờng thiệt hại tuân thủ theo quy định của pháp luật hợp đồng. Trong khi đó, nội
dung của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng hoàn toàn do luật định:
cơ sở phát sinh, chủ thể chịu trách nhiệm, cách thức bồi thƣờng, mức bồi thƣờng
… đƣợc pháp luật quy định sẵn mà không phụ thuộc vào thỏa thuận trƣớc của các
bên. Có thể so sánh việc BTTH ngòai hợp đồng với việc phạt vi phạm trong hợp
đồng. Các bên cũng không giới hạn đƣợc trách nhiệm nhƣ trong quan hệ hợp
đồng.
Tuy nhiên, không phải nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại nào cũng đƣợc phát
sinh dựa trên duy nhất căn cứ phát sinh trách nhiệm. Trong một số trƣờng hợp,
trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đã đƣợc thống nhất và thỏa thuận trƣớc về nghĩa
vụ bồi thƣờng sẽ thuộc về ai. Trƣờng hợp này đƣợc điều chỉnh bởi quan hệ bảo
hiểm trách nhiệm dân sự. Quan hệ bảo hiểm này là sự thỏa thuận thống nhất về
việc xác định nghĩa vụ đối với trách nhiệm bồi thƣờng ngoài hợp đồng phát sinh
trong tƣơng lại, bao gồm cả trách nhiệm bồi thƣờng do các vụ tai nạn giao thông
gây ra giữa ngƣời bảo hiểm (DNBH) và ngƣời gây thiệt hại (Ngƣời đƣợc bảo
hiểm) cho ngƣời thứ ba đang chịu thiệt hại. Khi phát sinh sự cố đƣợc bảo hiểm, hoặc
xảy ra tai nạn giao thông, ngƣời đƣợc bảo hiểm có trách nhiệm bồi thƣờng cho bên thứ
ba (Ngƣời chịu thiệt hại) theo quy định về trách nhiệm dân sự còn DNBH có trách nhiệm
bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm theo thoả thuận của HĐBH. Cũng có trƣờng hợp
theo pháp luật hoặc thoả thuận của HĐBH, DNBH bồi thƣờng trực tiếp cho bên thứ ba.

(2) Khi thiệt hại xảy ra, chủ thể có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cả
thiệt hại vật chất lẫn thiệt hại do tổn thất về tinh thần, cả thiệt hại trực tiếp lẫn
thiệt hại gián tiếp: BLDS 2015 [Mục 2 Chƣơng XX] và văn bản hƣớng dẫn có quy
4


định rõ về việc chủ thể có nghĩa vụ phải bồi thƣờng: (i) các thiệt hại vật chất, đây

là các thiệt hại chủ yếu và ban đầu; (ii) thiệt hại do tổn thất về tinh thần: trong
nhiều trƣờng hợp đây là loại thiệt hại thứ phát và không tồn tại trong mọi trƣờng
hợp (thiệt hại về tài sản không làm phát sinh thiệt hại do tổn thất về tinh thần).
Mặt khác, thiệt hại đƣợc bồi thƣờng không chỉ là các thiệt hại hiện hữu vào thời
điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại mà còn có các thiệt hại trong tuơng lai có quan
hệ nhân quả với hành vi gây thiệt hại. Hơn nữa, ngƣời có nghĩa vụ bồi thƣờng
không chỉ phải bồi thƣờng các thiệt hại xảy ra trực tiếp cho ngƣời bị thiệt hại mà
cho cả các chủ thể có liên quan (chẳng hạn bồi thƣờng thu nhập giảm sút cho
ngƣời chăm sóc ngƣời phải nằm bệnh viện, hoặc việc bồi thƣờng thiệt hại về tinh
thần cho ngƣời thân của ngƣời bị thiệt hại về tính mạng).
1.1.2.Ý nghĩa của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng
Trong các luật cổ của Việt Nam và trên thế giới đều đề cập đến bồi thƣờng
thiệt hại nói chung và bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng với ý nghĩa
đền bù. Điều đó có thể thấy rõ qua “chế độ phục cừu”, “chế độ phục kim” của
Luật La Mã cổ đại. Chế độ phục cừu đề cập đến nguyên tắc trả thù, đền bù ngang
giá: máu trả máu, mắt trả mắt, răng trả răng, tính mạng trả tính mạng… Ngoài chế
độ phục cừu, việc bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng còn tuân theo những
nguyên tắc pháp luật ấn định trƣớc nhƣ “chế độ phục kim” (bồi thƣờng bằng
tiền).[36, tr 11]
Theo quy định chung của pháp luật thì công dân và pháp nhân có quyền
đƣợc bảo vệ tài sản, các lợi ích hợp pháp… Trong Hiến Pháp 2013 (Đạo luật cơ
bản của Nhà nƣớc) đối với tài sản của công dân đã đƣợc ghi nhận cụ thể: " Quyền
sở hữu tƣ nhân và quyền thừa kế đƣợc pháp luật bảo hộ”.[20, Điều 32]. Nhƣ vậy,
khi tài sản của pháp nhân, của Nhà nƣớc, hoặc tài sản, tính mệnh, sức khoẻ, danh
5


dự nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm hại, Nhà nƣớc sẽ áp dụng những biện
pháp cƣỡng chế nhất định đối với ngƣời có hành vi xâm hại trái pháp luật nhằm
mục đích khắc phục những hậu quả xấu về tài sản và tinh thần, khôi phục lại tình

trạng vốn có ban đầu cho ngƣời bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại nói chung, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại ngoài hợp đồng nói riêng là một quan hệ pháp luật dân sự, theo đó chủ thể có
nghĩa vụ bồi thƣờng trong những điều kiện mà pháp luật quy định phải bồi thƣờng
toàn bộ thiệt hại do hành vi trái pháp luật của chính mình hoặc ngƣời gây thiệt hại
liên quan gây ra. Trong quan hệ nghĩa vụ này bên bị thiệt hại đƣợc coi là ngƣời có
quyền và có quyền yêu cầu bên gây thiệt hại là ngƣời có nghĩa vụ phải bồi thƣờng
những thiệt hại đã xảy ra.
Trong đời số ng thƣ̣c tế hiê ̣n nay bên cạnh những thiệt hại do hành vi của
con ngƣời gây ra, có nhiều thiệt hại do tài sản là các phƣơng tiện giao thông , máy
móc, công trình xây dựng, súc vật gây ra. Vấn đề xác định trách nhiệm dân sự của
chủ sở hữu , ngƣời sử dụng tài sản , tài sản khi có hành vi vi pha ̣m pháp luâ ̣t gây
thiê ̣t ha ̣i cho ngƣời khác ; hoă ̣c trách nhiê ̣m của chủ sở hƣ̃u đối với các thiệt hại do
tài sản, tài sản thuô ̣c sở hƣ̃u của ngƣời đó gây ra cho con ngƣời , cho xã hội ngày
càng có ý nghĩa thực tế quan trọng.
Nói cách khác, bồi thƣờng thiệt hại nói chung trong đó có bồi thƣờng thiệt
hại ngoài hợp đồng mang ý nghĩa bù đắp những tổn thất, khắc phục những thiệt
hại đã xảy ra là hậu quả của hành vi trái pháp luật. Mặt khác, bồi thƣờng thiệt hại
ngoài hợp đồng còn mang ý nghĩa là chế tài của pháp luật bắt buộc ngƣời có hành
vi trái pháp luật phải thực hiện. Vì vậy, dƣới góc độ pháp luật, nó có tính răn đe,
giúp hạn chế các vi phạm pháp luật, góp phần ổn định xã hội.

6


Tuy nhiên, với các quy định về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng trong
pháp luật Việt Nam hiện nay thì các nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại nhiều khi
không đạt đƣợc, những khoản tiền bồi thƣờng chƣa thật sự tƣơng xứng với thiệt
hại trong nhiều trƣờng hợp. Chính vì vậy, bồi thƣờng thiệt hại nói chung và bồi
thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng chƣa đạt đƣợc ý nghĩa thật sự nhƣ mong

muốn.
1.1.3.Các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài
hợp đồng
Kết quả nghiên cứu cho thấy về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng còn có nhiều ý kiến khác nhau. Theo pháp luật
dân sự của nƣớc Cộng hòa Pháp, để xem xét trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của
một ngƣời có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì phải căn cứ vào ba điều kiện:
có thiệt hại; xuất hiện một sự kiện; mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và sự kiện.
Ngƣời gây thiệt hại phải BTTH, nếu có đầy đủ cả ba điều kiện này.
Theo Luật dân sự của nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì để làm phát
sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng phải có đủ bốn điều kiện:
phải có hành vi vi phạm pháp luật; phải có lỗi của ngƣời có hành vi vi phạm pháp
luật; phải có thiệt hại xảy ra, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm
pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 quy định về sự tổn hại trái vụ hay là những
"dân sự phạm" cùng "bán dân sự phạm" (theo tác giả thực chất là trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng) chỉ quy định "Ngƣời nào gây ra thiệt hại đến ai
bởi lỗi của mình thì ngƣời đó buộc phải đền sự thiệt hại ấy" [9]. Theo quan điểm
này chỉ cần xác định ba điều kiện: thiệt hại, lỗi và quan hệ nhân quả. Ở đây, hành
7


vi chỉ quy định là gây thiệt hại, không quy định bắt buộc là hành vi gây thiệt hại
phải là hành vi trái pháp luật.
Trong sách "Dân luật tu trị" - xuất bản tại Sài Gòn 1961 - tác giả Phan Văn
Thiết đã đƣa ra năm điều kiện phát sinh trách nhiệm về sự làm thiệt hại cho ngƣời
khác (Dân luật tu trị dựa trên nền tảng của dân luật Nam Kỳ 1931)[34, 12]. Năm
điều kiện đó là: lỗi, sự thiệt hại, sự liên quan giữa thiệt hại và lỗi, sự bắt chịu trách
nhiệm, xác định lỗi của ngƣời bị thiệt hại. Ba điều kiện đầu cũng giống nhƣ luật
của chúng ta hiện nay, tuy nhiên ở mức độ hiểu sơ sài hơn. Điều kiện thứ tƣ nói

rằng nếu tự do làm mới phải chịu trách nhiệm, còn nếu là ngẫu nhiên hay bất khả
kháng thì không phát sinh trách nhiệm. Điều kiện thứ năm nói rằng chỉ có trách
nhiệm bồi thƣờng nếu ngƣời bị thiệt hại không có lỗi hoặc lỗi nhẹ.
Bộ Dân luật Sài Gòn 1972 chỉ xác định có ba điều kiện: sự tồn tại thiệt hại,
lỗi, tƣơng quan nhân quả lại có quan điểm cho rằng đã gây thiệt hại thì phải bồi
thƣờng. Yếu tố hành vi trái pháp luật không đƣợc đề cập đến.[10]
Theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành thì căn cứ làm phát sinh TNDS
nói chung cũng nhƣ trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng bao
gồm BTTH ngoài hợp đồng và sẽ đƣợc phân tích sâu trong Chƣơng II của luận
văn. Bốn điều kiện (bốn yếu tố): có hành vi trái pháp luật; có thiệt hại xảy ra; có
lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của ngƣời gây thiệt hại; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Bốn điều kiện (bốn yếu tố) này chính là cơ sở
pháp lý của trách nhiệm.[15]
Tuy nhiên, có trƣờng hợp ngoại lệ, đó là trong những trƣờng hợp thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì ngƣời chủ sở hữu phƣơng tiện hoặc ngƣời
đƣợc chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng
8


dù rằng họ không có lỗi, trừ các trƣờng hợp do pháp luật quy định (Điều 601
BLDS). Hoặc trong trƣờng hợp, trẻ vị thành niên gây thiệt hại, cha mẹ sẽ trở thành
chủ thể có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cho con (Điều 599 BLDS)[15].
Phân tích "khái niệm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt ngoài hợp đồng" trong
giáo trình Luật dân sự của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội thì trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng trong Chƣơng V Phần thứ ba BLDS phát sinh chủ
yếu do hành vi vi phạm đến các quyền tuyệt đối của các chủ thể khác, có nghĩa là
trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh từ hành vi trái pháp
luật gây thiệt hại.
Xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng
nhƣ vậy có lẽ là chƣa đủ. Theo quy định tại Điều 8 BLDS thì căn cứ xác lập quyền

và nghĩa vụ dân sự bao gồm: Hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phƣơng; quyết định
của Tòa án, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khác; sự kiện pháp lý theo quy định
của pháp luật; sáng tạo giá trị tinh thần là đối tƣợng thuộc quyền sở hữu trí tuệ;
chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật; gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; thực
hiện công việc không có ủy quyền; chiếm hữu, sử dụng tài sản, đƣợc lợi tài sản
không có căn cứ pháp luật; các căn cứ khác do pháp luật quy định. Theo đó, trong
các căn cứ nêu trên, ngoài căn cứ "hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phƣơng” hợp
pháp, thì tất cả các căn cứ khác có thể sẽ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự ngoài hợp
đồng và nếu vi phạm sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp
đồng.
Để có thể xác định rõ hơn đƣợc và làm sáng tỏ các căn cứ làm phát sinh
trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp này, việc tìm hiểu các nguyên
nhân xâu xa và các yếu tố tác động đến sự việc làm phát sinh trách nhiệm bồi
thƣờng là yêu cầu tất yếu. Mối quan hệ nhân quả là sự liên hệ giữa hai hiện tƣợng
9


trong đó một là nguyên nhân, một là kết quả. Trong đó, hành vi vi phạm là nguyên
nhân phải có trƣớc kết quả (thiệt hại xảy ra). Giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy
ra phải có mối liên hệ tất nhiên. Thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của
hành vi vi phạm và ngƣợc lại . Ngƣời có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại phải
chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại nếu thiệt hại xảy ra đúng là kết quả tất yếu
của hành vi trái pháp luật của họ. Trên thƣ̣c tế viê ̣c xác đinh
̣ mố i quan hê ̣ nhân quả
giƣ̃a hành vi trái pháp luâ ̣t và thiê ̣t ha ̣i rấ t khó khăn (đă ̣c biê ̣t trong các vu ̣ mà do
nhiề u ngƣời có lỗi, chịu trách nhiệm liên đới). Tuy nhiên, cầ n phải xác đinh
̣ rõ mố i
quan hê ̣ này thì m ới có thể xác định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của chủ thể
có hành vi vi phạm.
Xác định đúng quan hệ nhân quả là rất khó khăn, phức tạp và có ý nghĩa rất

quan trọng. Do vậy, việc đánh giá nguyên nhân của các vụ TNGT gây thiệt hại
phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Khi xem xét mố i quan hê ̣ nhân quả giƣ̃a hành vi vi pha ̣m và thiê ̣t ha ̣i xảy
ra yêu cầ u đầ u tiên là phải đảm bảo tiń h khách quan , không đƣơ ̣c xác đinh
̣ theo lố i
nhâ ̣n xét , diễn dich
̣ chủ quan . Nghĩa là mối qua n hê ̣ phải là sƣ̣ tồ n ta ̣i khách quan
không phu ̣ thuô ̣c vào ý chí của cá nhân.
- Phải phân biệt nguyên nhân trƣ̣c tiế p và các yế u tố ảnh hƣởng đế n hâ ̣u
quả, là xúc tác để kết quả xảy ra . Trong thƣ̣c tiễn , rấ t nhiề u trƣờng hơ ̣p viê ̣c xác
đinh
̣ sai nguyên nhân trƣ̣c tiế p và các yêu tố ảnh hƣởng đế n hâ ̣u quả dân đế n viê ̣c
xác định sai chủ thể phải chịu trách nhiệm . Nguyên nhân giƣ̃ vai trò có tính chấ t
quyế t đinh
̣ trong viê ̣c phát sinh ra kế t quả

, nế u khô ng có nguyên nhân này thì

không gây ra hâ ̣u quả trong thƣ̣c tế . Mă ̣t khác mă ̣c dù trong thƣ̣c tế có nhiề u hành
vi vi pha ̣m không gây hâ ̣u quả nế u không có nhƣ̃ng yế u tố ảnh hƣởng tác đô ̣ng

10

.


×