Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Pháp luật quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã và thực tiễn áp dụng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 107 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... 3
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ
BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ ................................................................................... 11
1.1. Khái quát chung về đa dạng sinh học ........................................................................11
1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học ............................................................................ 11
1.1.2. Giá trị của đa dạng sinh học ............................................................................ 12
1.1.3. Vấn đề về bảo tồn đa dạng sinh học ................................................................ 17
1.2. Khái quát chung về động vật hoang dã .....................................................................18
1.2.1. Khái niệm động vật hoang dã .......................................................................... 18
1.2.2. Phân loại động vật hoang dã............................................................................ 19
1.2.3. Vai trò của động vật hoang dã ......................................................................... 21
1.3. Bảo vệ động vật hoang dã trong mối quan hệ với bảo tồn đa dạng sinh học..........23
1.4. Sự cần thiết bảo vệ động vật hoang dã bằng pháp luật ......................................24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................................ 28
Chƣơng 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ
LĨNH VỰC BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ .......................................................... 30
2.1. Pháp luật quốc tế ...............................................................................................................30
2.1.1. Lịch sử hình thành pháp luật quốc tế liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã........ 30
2.1.2. Điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã ............... 32
2.2. Pháp luật một số quốc gia ..............................................................................................39
2.2.1. Australia .......................................................................................................... 39
2.2.2. Ấn Độ .............................................................................................................. 41
2.2.3. Brazil ............................................................................................................... 44

1


2.2.4. Nam Phi ........................................................................................................... 47


2.2.5. Trung Quốc ...................................................................................................... 51
2.3. Bài học kinh nghiệm .........................................................................................................55
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................................ 57
Chƣơng 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT
HOANG DÃ TẠI VIỆT NAM - CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP........... 58
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về động vật hoang dã tại Việt Nam ..................58
3.1.1. Thực tiễn áp dụng các quy định trong các công ước quốc tế về bảo vệ động
vật hoang dã .............................................................................................................. 58
3.1.2. Thực tiễn thi hành các quy định trong pháp luật Việt Nam về bảo vệ động vật
hoang dã .................................................................................................................. 70
3.2. Khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ
động vật hoang dã......................................................................................................................86
3.2.1. Ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế........................................................ 86
3.2.2. Hoàn thiện các văn bản pháp luật Việt Nam ................................................... 89
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................................ 94
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 98

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt
CBD

CITES

CoP


Tên đầy đủ

Dịch nghĩa

Convention on Biological

Công ước về Đa dạng Sinh học

Diversity
Convention on International

Công ước về buôn bán quốc tế các

Trade in Endangered Species of

loài động, thực vật hoang dã nguy

Wild Fauna and Flora

cấp

Conference of the Parties

Hội nghị các thành viên

Convention on the Conservation
CMS

of Migratory Species of Wild


Công ước về các Loài Di cư

Animals
ĐDSH

Đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học

ĐVHD

Động vật hoang dã

Động vật hoang dã

EMIs
EPBC

Enforcement Management

Thanh tra Quản lý Thực thi

Inspectors
Environment Protection and

Đạo luật Bảo vệ Môi trường và

Biodiversity Conservation Act

Bảo tồn Đa dạng sinh học


International Consortium on
ICCWC

Combating Wildlife and Forest
Crime
International Union for

IUCN

Conservation of Nature and
Natural Resources

IWT

Hiệp hội Quốc tế về chống tội
phạm động vật hoang dã
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên
Quốc tế
Hội nghị Quốc tế về Buôn bán trái

Illegal Wildlife Trade

phép Động vật, Thực vật hoang

3





LENS
NEMBA
NYZS
UNCLOS
UNEP

List of Exempt Native

Danh sách các mẫu vật bản địa

Specimens

được miễn thuế

The National Environmental

Đạo luật Quản lý Môi trường

Management: Biodiversity Act

Quốc gia: Luật Đa dạng sinh học

New York Zoological Society

Hiệp hội động vật học New York

United Nations Convention on

Công ước của Liên hợp quốc về


the Law of the Sea

Luật Biển

United Nations Environment

Chương trình môi trường Liên

Programme

hợp quốc

United Nations Educational,
UNESCO

Scientific and Cultural

Văn hóa Liên hợp quốc

Organization
WCCB
WCS

The Wildlife Crime Control

Sở Kiểm soát Tội phạm về động

Bureau

thực vật hoang dã


Wildlife Conservation Society

WLPA

The Wildlife Protection Act

WWF

World Wildlife Fund for Nature

ZSL

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và

Zoological Society of London

4

Hiệp hội bảo tồn động vật hoang

Đạo luật Bảo vệ Động vật hoang

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế
giới
Hiệp hội Động vật học London


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng với tình hình biến đổi khí hậu và sự ô nhiễm môi trường đang diễn biến
ngày càng phức tạp, vấn nạn săn bắt, vận chuyển,buôn bán và tiêu thụ trái phép
động vật hoang dã (ĐVHD) mà thế giới phải đối mặt trong những năm gần đây
ngày càng gia tăng khiến cho những nguy cơgây mất cân bằng sinh thái và đa dạng
sinh học (ĐDSH) ngày một lớn hơn. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự
sụt giảm nghiêm trọng số lượng loài ĐVHD, đe dọa trực tiếp đến sự tồntại của hàng
loạt các loài động vật có vú, bò sát, chim, côn trùng, động vật lưỡng cư và nhiều
loài trong số này nằm trong nhóm bị đe dọa trên toàn cầu. Việc buôn bán trái phép
các loài hoang dã được xem là một ngành thương mại với lợi nhuận tỷ đô ở cấp toàn
cầu và hoạt động của tội phạm có tổ chức đang khiến nhiều loài rơi vào tuyệt chủng,
đồng thời phá hủy tài nguyên thiên nhiên một cách tàn khốc chưa từng có trong lịch
sử. Một số “điểm nóng tiêu thụ ĐVHD” trên thế giới như khu rìa đông Liên minh
Châu Âu, bờ Đông/Nam Châu Phi, Đông Nam Trung Quốc, khu vực Đông Nam
Á… là nơi mà các loài động, thực vật hoang dã bản địa bị đe dọa nhiều nhất, trong
đó Việt Nam được coi như một “trạm trung chuyển lớn”vì Việt Nam nằm ởkhu vực
trung tâm có thể “tuồn” nguồn ĐVHD từ Campuchia, Thái Lan, Lào, Malaysia,
Indonesia và Châu Phi sang Trung Quốc.
So với các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, vị trí địa lý của Việt Nam có
sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng
với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên giá trị ĐDSH cao và do đó, Việt Nam là một
trong các quốc gia cần được ưu tiên cho bảo tồn ĐDSH toàn cầu. Nhiều loài thực
vật và ĐVHD, không những có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa kinh tế rất lớn.
Tuy nhiên, do đặc điểm cấu trúc, các kiểu rừng nhiệt đới ẩm thường không có loài
ưu thế rõ rệt nên số lượng cá thể của từng loài thường hạn chế và một khi đã bị khai
thác, nhất là khai thác không hợp lý thì chúng sẽ nhanh chóng bị suy thoái, cạn kiệt.

5



Thêm vào đó, là một trong những bộ phận quan trọng nhất của ĐDSH nhưng số
lượng các loài ĐVHD đang ngày càng suy giảm nghiêm trọng, mà nguyên nhân chủ
yếu là do nạn săn bắt, buôn bán trái phép các loài ĐVHD. Từ đó dẫn tới việc suy
giảm mạnh ĐDSH, nguy cơ mất cân bằng sinh thái hiện vẫn đang diễn ra trên diện
rộng, gây ảnh hưởng tiêu cực không những đến môi trường mà còn đến phát triển
kinh tế - xã hội.
Một trong những nguyên nhân khiến cho các vi phạm liên quan đến ĐVHD
còn diễn ra tràn lan là do hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này còn lỏng lẻo, mâu
thuẫn, chưa đủ tính răn đe, do đó việc nghiên cứu để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật
có liên quan trở nên vô cùng cấp thiết và có thể nói đó là một công trình lớn để góp
phần vào công cuộc bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam. Với mong muốn góp một phần
nhỏ vào hoàn thiện nền móng của pháp luật nước nhà, đề tài phân tích, minh giải
các quy định của pháp luật quốc tế và của một số quốc gia trong đó có Việt Nam
trong lĩnh vực bảo vệ ĐVHD. Kết quả nghiên cứu của đề tài dựa trên quá trình tổng
hợp các quy định của pháp luật, tham khảo những công trình nghiên cứu với quy
mô khác nhau của các học giả trong nước và trên thế giới, qua đó nêu ra thực trạng
áp dụng pháp luật về bảo tồn loài ở Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, so với các vấn đề khác về phát triển kinh tế - xã hội hay hội nhập
quốc tế, vấn đề về bảo tồn ĐDSH, mà đặc biệt là về bảo vệ ĐVHD vẫn chưa được
quan tâm đúng mực, các công trình nghiên cứu riêng liên quan đến ĐVHD có rất ít,
phần nhiều các nghiên cứu là về ĐDSH, có thể kể đến một số công trình sau:
- Sách Bảo tồn đa dạng sinh học,GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999;
- Sách Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên,GS.TS. Lê Trọng Cúc,2002;

6


- Sách Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương Bảo tồn và quản lý động vật

hoang dã ở Việt Nam, Nguyễn Ngọc Bình (Chủ biên), Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, 2004;
- Luận án Tiến sỹNghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở
hệ thống rừng đặc dụng vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam,TS. Trần Thế Liên,2006;
- Luận văn Thạc sỹ Pháp luật bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam, Đặng
Thị Thu Hải, 2006;
- Giáo trình Đa dạng sinh học, PGS.TS. Tô Thất Tháp, Đại học Huế, 2008;
- Bài viết Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, thực trạng và tồn tại trước
khi có Luật Đa dạng sinh học, TS. Nguyễn Văn Tài, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
số 133, 2008;
- Bài viết Pháp luật về đa dạng sinh học một số nước và kinh nghiệm cho
Việt Nam, ThS. Huỳnh Thị Mai, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 133, 2008;
- Báo cáo rà soát, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo
tồn đa dạng sinh học, Trương Hồng Quang, Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp),
2009;
- Chuyên đề Thành tựu và thách thức qua 5 năm thực hiện Luật Đa dạng
sinh học, GS.TS. Đặng Huy Huỳnh, 2013;
- Báo cáo tóm tắt về khung pháp lý và chính sách về quản lý bảo tồn các loài
ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm,Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách phát
triển bền vững phối hợp với Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi
trường), 2014;
- Luận văn Thạc sỹ Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam, Bùi
Thị Hà, 2015.
Nhận thức được nguy cơ ngày càng lớn của vấn đề mất cân bằng sinh thái và
ĐDSH dẫn tới sự phá hủy môi trường sống, việc nghiên cứu hệ thống pháp luật

7


quốc tế cũng như pháp luật Việt Namvề bảo vệ ĐVHD là rất cần thiết và đóng vai

trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế bền vững. Việc thắt chặt và hoàn thiện
các quy định pháp luật liên quan tới lĩnh vực này sẽ giúp Việt Nam tiến gần hơn đến
hội nhập kinh tế quốc tế theo định hướng chung của thế giới hiện nay - phát triển
kinh tế cân bằng với bảo vệ môi trường - là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng
tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định về bảo vệ ĐVHD đặt trong
bối cảnh bảo tồn ĐDSH trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia và tình
hình thực thi pháp luật trong lĩnh vực này tại Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là pháp luật của một số quốc gia và pháp luật
quốc tế về lĩnh vực bảo vệ ĐVHD, qua đó so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm
cho việc áp dụng và thực thi pháp luật trong lĩnh vực này tại Việt Nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
4.1. Mục đích nghiên cứu
Là tổng hợp của những nghiên cứu luật pháp quốc tế, sự tham khảo nguồn tài
liệu trong nước và nước ngoài cùng với những phân tích và đề xuất của người viết,
mục đích lớn nhất của đề tài là được đóng góp cho việc bảo tồn ĐDSH. Đề tài
nghiên cứu một cách tổng thể những quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ
ĐVHD, từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện những thiếu sót và lỗ
hổng trong hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ các khái niệm về ĐDSH nói chung và ĐVHD nói riêng, qua đó
chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa việc bảo vệ ĐVHD và bảo tồn ĐDSH;

8


- Lý giải sự cần thiết phải bảo vệ ĐVHD và bảo vệ ĐVHD bằng các quy định
của pháp luật;

- Nghiên cứu pháp luật quốc tế về bảo vệ ĐVHD, từ đó phân tích và rút ra bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá hệ thống pháp luật về bảo vệ ĐVHD của Việt Nam hiện
nay;
- Qua đó, đánh giá một cách tổng quát hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ
ĐVHD trên thế giới cũng như tại Việt Nam và lý giải nguyên nhân của những bất
cập trong thực thi pháp luật về bảo vệ ĐVHD;
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt
Nam trong lĩnh vực bảo vệ ĐVHD.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp duy vật biện chứng: xem xét chính sách pháp luật về bảo vệ
ĐVHD một cách toàn diện trong mối tương quan với vấn đề bảo tồn ĐDSH trên thế
giới cũng như tại Việt Nam.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: phân chia các vấn đề lớn, phức tạp thành
những vấn đề nhỏ chi tiết, cụ thể hơn. Sau khi phân tích thì tổng hợp lại và khái
quát để đưa tới sự nhận thức tổng thể về tầm quan trọng của việc hoàn thiện chính
sách pháp luật trong việc bảo vệ ĐVHD.
- Phương pháp quy nạp và diễn dịch: đề tài đi từ những vấn đề chung đến
những vấn đề riêng, từ những hiện tượng riêng lẻ đến những cái chung.
- Phương pháp thống kê: đề tài tập hợp những số liệu về kinh tế, pháp lý và
thực tiễn làm cơ sở khoa học.
- Phương pháp so sánh: đề tài nghiên cứu pháp luật về bảo vệ ĐVHD trong
từng văn kiện riêng biệt nhưng đặt chúng trong sự so sánh với nhau để tìm ra điểm
chung, điểm khác biệt và từ đó đưa ra những nhận định về tính hợp lý và hiệu quả
của chúng.

9


6. Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành03 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ động vật
hoang dã
Chương 2: Pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia trong lĩnh vực bảo
vệ động vật hoang dã
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã tại Việt
Nam – các khuyến nghị và giải pháp

10


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ
BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

1.1. Khái quát chung về đa dạng sinh học
1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học
Theo Công ước Đa dạng sinh học năm 1992, khái niệm "Đa dạng sinh học"
(biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở
tất cả mọi nơi, bao gồm các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh
thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành
phần,...; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa
các hệ sinh thái.
Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wildlife
Fund) thì ĐDSH là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu loài
động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh
thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”. Do đó, ĐDSH cần phải được
xem xét ở ba mức độ: đa dạng loài, đa dạng di truyền và đa dạng sinh thái.
Đa dạng loài bao gồm tất cả loài trên trái đất. Mỗi loài thường được xác định

theo một trong hai cách. Thứ nhất, một loài được xác định là một nhóm các cá thể
có những đặc tính hình thái, sinh lý, sinh hoá đặc trưng khác biệt với những nhóm
cá thể khác (định nghĩa về hình thái của loài). Thêm vào đó, sự khác biệt về DNA
cũng được sử dụng để phân biệt những loài có đặc điểm hình thái bên ngoài gần
như giống hệt nhau (loài đồng hình), như các loài vi khuẩn. Thứ hai là một loài có
thể được phân biệt như là một nhóm cá thể có thể giao phối giữa chúng với nhau để
sinh sản thế hệ con cái hữu thụ và không thể giao phối sinh sản với các cá thể của
các nhóm khác (định nghĩa về sinh học của loài).

11


Đa dạng di truyền bao gồm các thành phần các mã di truyền cấu trúc nên cơ
thể sinh vật (nucleotides, genes, chromosomes) và sự sai khác về di truyền giữa các
cá thể trong một quần thể và giữa các quần thể với nhau.
Đa dạng về hệ sinh thái là thước đo sự phong phú về sinh cảnh, nơi ở, tổ sinh
thái và các hệ sinh thái ở các cấp độ khác nhau. Sự đa dạng này được phản ảnh quan
trọng nhất bởi sự đa dạng về sinh cảnh, các quần xã sinh vật và các quá trình sinh
thái trong sinh quyển.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, ĐDSH là sự phong phú về sự sống
trên trái đất, là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên,
bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và quá trình
sinh thái học mà chúng tham gia.
1.1.2. Giá trị của đa dạng sinh học
Giá trị của ĐDSH là vô cùng to lớn đối với tự nhiên và cuộc sống của con
người. Về mặt lý thuyết, giá trị của ĐDSH được chia làm hai loại: giá trị trực tiếp
và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của ĐDSH là những giá trị của các sản
phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu cuộc
sống; còn giá trị gián tiếp bao gồm những thứ mà con người không thể dùng làm
hàng hóa để trao đổi, buôn bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng

nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung
cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người.
Cụ thể, ĐDSH mang lại những giá trị trực tiếp như sau:
- Giá trị cho tiêu thụ: bao gồm các sản phẩm tiêu dùng phục vụvà duy trì
cuộc sống hàng ngày như củi đốt hay nguồn thức ăntừ các loài động thực vật hoang
dã sinh trưởng trong tự nhiên.
- Giá trị sử dụng cho sản xuất: là giá trị trao đổi cho các sản phẩm thu lượm
được từ thiên nhiên trên thị trường trong nước và ngoài nước. Những sản phẩm này
được định giá theo các phương pháp kinh tế tiêu chuẩn, thường dưới dạng sơ chế

12


hay nguyên liệu. Những sản phẩm này đóng vai trò như những nguyên vật liệu cung
cấp cho ngành công nghiệp, nông nghiệp và là cơ sở để cải tiến cho các giống loài
mới ưu việt hơn. Sự phát triển các giống mới có thể mang lại những hiệu quả kinh
tế to lớn và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Bên cạnh đó, so với giá trị trực tiếp, những giá trị gián tiếpmà tính ĐDSH
mang lại có tác động và ảnh hưởng lớn hơn tới thiên nhiên và con người. Đây là
những khía cạnh khác của ĐDSH, như chức năng của hệ sinh thái hay các quá trình
diễn ra trong tự nhiên, chúng đem đến những lợi ích vô giá và không thể đo đếm.
Do những lợi ích này không phải là hàng hoá hay dịch vụ, nên thường không được
tính đến trong quá trình tính toán giá trị GDP của quốc gia. Tuy vậy, chúng có vai
trò rất quan trọng trong việc duy trì những sản phẩm tự nhiên mà nền kinh tế của
các nước đó phụ thuộc, nếu các hệ sinh thái tự nhiên không còn khả năng cung cấp
những lợi ích như vậy thì quốc gia đó phải tìm những nguồn tài nguyên thay thế
khác tốn kém hơn.Những giá trị gián tiếp của ĐDSH bao gồm:
- Giá trị sử dụng không cho tiêu thụ: các quần xã sinh vật mang lại hàng loạt
các hình thức dịch vụ môi trường mà không bị tiêu thụ trong quá trình sử dụng.
Việc xác định những giá trị dịch vụ sinh thái tương đối khó khan, nhất là trên phạm

vi toàn cầu. Có thể nếu một số những lợi ích gián tiếp mà ĐDSH mang lại như:
 Khả năng sản xuất của hệ sinh thái: khoảng 40% sức sản xuất của hệ sinh
thái trên cạn phục vụ cho cuộc sống của con người, tương tự đối với hệ sinh
thái dưới nước, ở những vùng cửa sông, dải ven biển là nơi những thực vật
thuỷ sinh và tảo phát triển mạnh, chúng là nơi bắt đầu của chuỗi thức ăn tạo
thành các hải sản như trai, sò, tôm cua,... cung cấp thực phẩm cho con
người.
 Bảo vệ tài nguyên đất và nước: các quần xã sinh vật có vai trò quan trọng
trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, những hệ sinh thái vùng đệm, phòng
chống lũ lụt và hạn hán cũng như việc duy trì chất lượng nước.

13


 Điều hoà khí hậu: quần xã thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc
điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu.
 Phân huỷ các chất thải: các quần xã sinh vật có khả năng phân huỷ các chất
ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác
đang ngày càng gia tăng do các hoạt động của con người.
 Mối quan hệ giữa các loài: nhiều loài có giá trị được con người khai thác,
nhưng để tồn tại, các loài này lại phụ thuộc rất nhiều vào các loài hoang dã
khác. Nếu những loài hoang dã đó mất đi, sẽ dẫn đến việc mất mát cả những
loài có giá trị kinh tế to lớn. Một trong những quan hệ có ý nghĩa kinh tế lớn
lao nhất trong các quần xã sinh vật là mối quan hệ giữa cây rừng, cây trồng
và các sinh vật phân giải sống trong đất, phân huỷ các chất hữu cơ, cung cấp
các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
 Nghỉ ngơi và du lịch sinh thái: mục đích chính của các hoạt động nghỉ ngơi
là việc hưởng thụ mà không làm ảnh hưởng đến thiên nhiên thông qua
những hoạt động như đi thám hiểm, chụp ảnh, quan sát chim, thú, câu cá.
Du lịch sinh thái là một ngành du lịch không khói đang dần dần lớn mạnh

tại nhiều nước đang phát triển, nó mang lại nguồn doanh thu khổng lồ trên
toàn thế giới.
 Giá trị giáo dục và khoa học: nhiều sách giáo khoa đã biên soạn, nhiều
chương trình vô tuyến và phim ảnh đã được xây dựng về chủ đề bảo tồn
thiên nhiên với mục đích giáo dục và giải trí. Một số lượng lớn các nhà khoa
học chuyên ngành và những người yêu thích sinh thái học đã tham gia các
hoạt động quan sát, tìm hiểu thiên nhiên. Các hoạt động này mang lại lợi
nhuận kinh tế cho khu vực nơi họ tiến hành nghiên cứu khảo sát; nhưng giá
trị thực sự không chỉ có vậy mà còn là khả năng nâng cao kiến thức, tăng
cường tính giáo dục và tăng cường vốn sống cho con người.

14


 Quan trắc môi trường: những loài đặc biệt nhạy cảm với những chất độc có
thể trở thành hệ thống chỉ thị báo động rất sớm cho những quan trắc hiện
trạng môi trường. Một số loài có thể được dùng như những công cụ thay thế
máy móc quan trắc đắt tiền. Một trong những loài có tính chất chỉ thị cao là
địa y sống trên đá hấp thụ những hoá chất trong nước mưa và những chất
gây ô nhiễm trong không khí. Thành phần của quần xã địa y có thể dùng
như chỉ thị sinh học về mức độ ô nhiễm không khí. Các loài động vật thân
mềm như trai sò sống ở các hệ sinh thái thuỷ sinh có thể là những sinh vật
chỉ thị hữu hiệu cho quan trắc môi trường.
- Giá trị lựa chọn: là tiềm năng của một loài để cung cấp lợi ích kinh tế cho
xã hội loài người trong tương lai. Do xã hội luôn vận động và phát triển, nhu cầu
của con người cũng thay đổi qua thời gian, nên việc lựa chọn những loài động, thực
vậtphù hợp là cần thiết để vừa đảm bảo cân bằng sinh thái vừa có thể duy trì được
nguồn cung. Ví dụ như chuyên gia về côn trùng tìm kiếm những loài côn trùng có
thể sử dụng như các tác nhân phòng trừ sinh học; các nhà vi sinh vật học tìm kiếm
những loài vi khuẩn có thể trợ giúp cho các quá trình nâng cao năng suất sản xuất;

các cơ quan y tế, chăm sóc sức khỏe và các công ty dược phẩm luôn nỗ lực nghiên
cứu và tìm kiếm các loài có thể cung cấp những hợp chất phòng chống và chữa
bệnh cho con người.
- Giá trị tồn tại: nền kinh tế phát triển, kéo theo đó là quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa gắn liền với đô thị hóa, đã và đang để lại những tác động tiêu cực
tới môi trường, đẩy cuộc sống hoang dã vào vòng nguy hiểm. Quần xã sinh vật có
mối quan hệ mật thiết tới việc duy trì môi trường sống, do đó, sự tồn tại của quần xã
sinh vật trong tự nhiên ngày càng đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của con người.Kinh
phí để bảo vệ ĐDSH, cân bằng giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, nhất là
tại các nước đang phát triển lên tới tỷ đô la mỗi năm. Số tiền này cũng nói lên tầm
quan trọng của giá trị tồn tại của các loài và các quần xã.
- Những khía cạnh mang tính đạo đức:

15


 Quyền tồn tại: mỗi loài đều là một phần của tạo hoá và đều có quyền được
tồn tại như con người, trên cơ sở đó, sự tồn tại của các loài phải được bảo
đảm mà không cần tính đến sự phong phú hay đơn độc hoặc giá trị của
chúng đối với con người. Con người không những không có quyền làm hại
các loài khác mà còn phải có trách nhiệm bảo vệ sự tồn tại của chúng.
 Mối quan hệ giữa các loài: tất cả các loài đều có mối quan hệ với nhau,
chúng là một phần của các quần xã tự nhiên. Việc mất mát của một loài sẽ
có ảnh hưởng đến các thành viên khác trong quần xã. Vì vậy, bảo tồn các
loài, bảo tồn ĐDSH cũng chính là tự bảo vệ mình. Khi thế giới tự nhiên đạt
được sự phồn thịnh, cuộc sống của con người cũng sẽ phồn thịnh và bền
vững.
 Giới hạn sinh thái: con người cũng phải sống trong một giới hạn sinh thái
như các loài khác,và bị giới hạn bởi khả năng sức tải của môi trường sống.
Mỗi một loài sử dụng nguồn tài nguyên trong môi trường để tồn tại và số

loài sẽ bị suy giảm khi những nguồn tài nguyên này bị huỷ hoại và cạn kiệt.
Những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ gây hại đối với các loài mà còn gây
hại đến chính bản thân con người.
 Trách nhiệm của con người: con người là một trong những nguyên nhân gây
tổn hại tới môi trường nhiều nhất, nếu như nguồn tài nguyên thiên nhiên
ngày càng cạn kiệt và các loài bị đe dọa tuyệt chủng thì những thế hệ tiếp
theo sẽ phải trả giá bằng một cuộc sống có chất lượng thấp. Do vậy, con
người ngày nay cần phải biết sử dụng các nguồn tài nguyên một cách khôn
ngoan, tránh gây tác hại cho các loài và các quần xã sinh vật.
 Sự tôn trọng đa dạng văn hoá phải được đặt ngang tầm với sự tôn trọng
ĐDSH: việc đánh giá cao giá trị đa dạng văn hoá và thế giới tự nhiên làm
cho con người biết tôn trọng hơn đối với tất cả sự sống phong phú và phức
tạp của nó. Những cố gắng đem lại hoà bình cho toàn thể các dân tộc trên
thế giới và chấm dứt tình trạng nghèo khó, bạo lực và phân biệt chủng tộc sẽ

16


mang lại lợi ích cho loài người và cho cả ĐDSH. Những hành động bạo lực
trong xã hội loài người là một trong những hình thức khốc liệt tàn phá
ĐDSH.
 Giá trị tinh thần và giá trị thẩm mỹ:thiên nhiên đã mang lại cho những nhà
thơ, nhà văn, những nghệ sĩ và nhạc sỹ cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, nhờ
có thiên nhiên mà kho tàng tri thức cũng như văn hóa nghệ thuật của con
người ngày càng đa dạng và phong phú, vượt xa cả những giá trị kinh
tế.[66]
1.1.3. Vấn đề về bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn ĐDSH là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với
các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện
tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các

thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn ĐDSH,
điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện
đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi
các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ
sinh thái đó trong tương lai.
Hiện nay có các phương thức bảo tồn chủ yếu là bảo tồn tại chỗ (In-situ) và
bảo tồn chuyển vị (Ex-situ).Trong khi phương thức bảo tồn tại chỗ là nhằm bảo tồn
các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục quần thể các loài
trong môi trường tự nhiên của chúng, phương thức bảo tồn chuyển vị bao gồm các
hoạt động nhằm bảo tồn các loài mục tiêu bên ngoài nơi phân bố hay môi trường tự
nhiên của chúng.
Hai phương thức bảo tồn này có tính chất bổ sung cho nhau. Những cá thể từ
các quần thể dược bảo tồn Ex-situ có thể được đưa vào thiên nhiên nơi có phân bố
tự nhiên của chúng để tăng cường cho các quần thể đang được bảo tồn In-situ và
việc nghiên cứu các quần thể được bảo tồn Ex-situ có thể cung cấp cho chúng ta

17


những hiểu biết về các đặc tính sinh học của loài, từ đó có thể hỗ trợ cho việc hình
thành các chiến lược bảo tồn hiệu quả hơn cho các quần thể được bảo tồn Insitu.[61]
Tuy nhiên, dưới áp lực ngày càng tăng của sự thay đổi khá nhanh các điều kiện
môi trường, đặc biệt do sự nóng lên toàn cầu, mục tiêu của một chiến lược bảo tồn
nguồn gen thực vật là không chỉ bảo tồn các khác biệt di truyền hiện có mà còn tạo
ra các điều kiện phù hợp cho việc tăng sự thích nghi và sự tiến hóa tương lai của
loài. Vì vậy, các nhà khoa học bảo tồn đã đề xuất khái niệm bảo tồn nguồn gen
động cho thực vật, thay vì chỉ được duy trì như đúng tình trạng di truyền mà chúng
vốn có. Điều cốt lõi của khái niệm này là khuyến khích tính thích nghi của loài bằng
cách đặt các quần thể bảo tồn trong quá trình chọn lọc tự nhiên và trong quá trình
tiến hóa theo các hướng khác biệt để đa dạng hóa nguồn gen của loài, chuẩn bị cho

việc thích nghi rộng hơn của loài đối với các điều kiện môi trường khác nhau.
1.2. Khái quát chung về động vật hoang dã
1.2.1. Khái niệm động vật hoang dã
Hiện nay có khá nhiều định nghĩa về loài hoang dã được đưa ra bởi các viện
nghiên cứu và các tổ chức chuyên môn trên toàn thế giới. Ví dụ, theo từ điển
Cambridge Advanced Learner’s Dictionary and Thesaurus, loài hoang dã là các loài
động vật và thực vật sinh trưởng không phụ thuộc vào con người, thường sống ở
trong môi trường tự nhiên[96]; theo Tổ chức bảo tồn loài Gorilla (The Gorilla
Species Survival Plan – SSP) của Hoa Kỳ, ĐVHD hay động vật ngoại lai là động
vật sống trong tự nhiên, ĐVHD đã sinh trưởng từ hàng ngàn năm nay mà không
chịu sự tác động trực tiếp từ con người[99]; hay theo Bộ quy tắc về bảo tồn rừng và
tự nhiên (Forest and Nature Conservation Rules) năm 2006 của Vương quốc
Bhutan, loài hoang dã có nghĩa là bao gồm tất cả loài động vật có vú, chim, bò sát,
lưỡng cư, cá, động vật không xương và các tổ chức vi sinh vật mà không bị thuần
hóa [39]; v.v…

18


Loài hoang dã trong pháp luật Việt Nam, cụ thể là tại Khoản 13 Điều 3 Luật đa
dạng sinh học năm 2008, được định nghĩa là loài động vật, thực vật, vi sinh vật và
nấm sinh sống và phát triển theo quy luật.
Như vậy, từ những định nghĩa trên, có thể đưa ra khái niệm về ĐVHD là tất cả
những loài động vật sinh trưởng trong môi trường tự nhiên mà nằm ngoài sự tác
động trực tiếp của con người.
1.2.2. Phân loại động vật hoang dã
Tùy theo mục đích nghiên cứu mà các nhà khoa học phân loại ĐVHD theo
những tiêu chí khác nhau. Hiện nay, ĐVHD thường được phân loại dựa trên những
tiêu chí phổ biến như đặc điểm sinh học (động vật có xương sống và động vật
không xương sống), địa điểm phân bố, mức độ nguy cấp, v.v… Để phù hợp với

mục tiêu của luận văn, tác giả xin được tham khảo cách phân loại ĐVHD theo tiêu
chí mức độ nguy cấp của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International
Union for Conservation of Nature and Natural Resources – IUCN).
Liên minh IUCN là tổ chức phát hành và cập nhật thường xuyêndanh sách thể
hiện tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới,
hay còn gọi làSách đỏ (IUCN Red List of Threatened Species/IUCN Red Listhay
Red Data List). Trong đó, để đánh giá tình trạng của các loài hoang dã, các nhà
nghiên cứu đã dựa trên các tiêu chí như tốc độ suy thoái (rate of decline), kích thước
quần thể (population size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution), và
mức độ phân tách quần thể và khu phân bố (degree of population and distribution
fragmentation). Cụ thể,theo quy định trong Sách đỏ phiên bản từ năm 2001, mức độ
nguy cấp của các loài hoang dã được chia thành 3 mức với 9 bậc như sau:
Mức tuyệt chủng (Extinct):
 Tuyệt chủng (Extinct –EX)
 Tuyệt chủng trong tự nhiên (Extinct in the Wild - EW)
Mức bị đe dọa (Threatened):

19


 Cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng (Critically Endangered - CR)
 Nguy cấp cao (Endangered - EN)
 Bị đe dọa, sắp nguy cấp U (Vulnerable - V)
Mức ít nguy cấp (Least concern):
 Sắp bị đe dọa hoặc nguy cơ nhẹ (Near Threatened - N)
 Ít quan tâm (Least Concern - LC)
 Thiếu dữ liệu (Data Deficient - DD)
 Không phân loại hoặc không đánh giá (Not Evaluated - NE)
Chính thức gia nhập IUCN từ năm 1993, Việt Nam đã tiếp bước các thành
viên của Liên minh trong công cuộc bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.

Sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên phần động vật được xuất bản năm 1992 với 365 loài
nằm trong danh mục, phần thực vật được xuất bản năm 1996 với 356 loài nằm trong
danh mục, đây là công trình do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp
với IUCN thực hiện với sự tài trợ của Quỹ SIDA (Thụy Điển). Các tiêu chuẩn sử
dụng trong Sách đỏ Việt Nam được xây dựng trên nền tảng các tiêu chuẩn của Sách
đỏ IUCN kết hợp với việc nghiên cứu hiện trạng phân bố quần thể loài ở Việt Nam.
Phiên bản mới nhất hiện nay là Sách đỏ Việt Nam năm 2007, được công bố vào
ngày 26 tháng 6 năm 2008. Ngoài ra, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng
đã hoàn thành việc soạn thảo Danh lục đỏ Việt Nam 2007.
Theo đó, dựa trên sự phân loại vể mức độ nguy cấp của loài cũng như danh
mục các loài động thực vật hoang dã đi kèm trong Sách đỏ Việt Nam, các cơ quan
thực thi pháp luật đã tham khảo, nghiên cứu và cho ra đời một số danh mục động
thực vật rừng được ban hành kèm theo các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị
định 160/2013/NĐ-CP vể tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh
mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Thông tƣ 47/2012/TTBNNPTNT về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường;
Quyết định 82/2008/QĐ-BNN về việc công bố Danh mục các loài thủy sinh quý

20


hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển;
và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm.
1.2.3. Vai trò của động vật hoang dã
Với vị trí là thành phần tất yếu trong chu trình dinh dưỡng và tuần hoàn vật
chất trong hệ sinh thái, là một nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh, ĐVHD có vai
trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì một hệ sinh thái tự nhiên bền vững, qua
đócó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
Vai trò của ĐVHD đối với ĐDSH: tất cả các cá thể sống đều là một phần của
mạng lưới phức tạp, cân bằng một cách tinh vi gọi là sinh quyển. Ngược lại, sinh

quyển của trái đất của tạo nên bởi vô số các hệ sinh thái - bao gồm các loài động
thực vật và môi trường sống tự nhiên của chúng. Trong cùng một hệ sinh thái, các
loài đều có tác động nhất định tới nhau, do đó sự biến mất của một loài sẽ gây nên
phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng tới rất lớn tới các loài khác. Đặc biệt đối với các
loài có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thì sự tuyệt chủng của chúng có thể dẫn
đến những hậu họa khó lường.
Những đóng góp về y học của ĐVHD: Trong cuộc đấu tranh sinh tồn không có
hồi kết với những loài sinh vật khác, nhiều loài ĐVHD đã tự tìm ra cách để kháng
vi khuẩn và các tế bào gây ung thư. Chúng có thể tạo ra các phân tử mới, lạ mà các
nhà hóa học chưa từng biết tới. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về đặc tính này của các
loài có thể giúp các nhà khoa học tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới, hiệu
quả cho những căn bệnh nan y. Thêm vào đó, trong cơ thể của nhiều loài động thực
vật còn chứa các chất hóa học hữu ích, phục vụ cho việc sản xuất dược phẩm. Nhiều
loại thuốc kháng sinh, chất chống ung thư, thuốc giảm đau và thuốc chữa bệnh máu
khó đông hiện nay có nguồn nguyên liệu là từ ĐVHD. Trên thực tế, hơn 1/4 số đơn
thuốc được kê ở Mỹ hàng năm có chứa các chất tìm thấy trong các loài động thực
vật. Nếu không có những gốc có hoạt tính tự nhiên trong cơ thể của các sinh vật
hoang dã thì con người khó có khả năng phát hiện được những gốc có hoạt tính đó

21


để sử dụng hoặc dựa vào đó làm mô hình để tổng hợp thuốc. Do đó, nếu những loài
này bị làm tổn hại trước khi lợi ích y học của chúng được biết đến thì những bí mật
này cũng sẽ biến mất theo.
Giá trị kinh tế của ĐVHD: Theo Ban quản lý vườn quốc gia và động vật hoang
dã bang Tesax, Hoa Kỳ, xem chim là hoạt động giải trí ngoài trời phát triển nhanh
nhất, ước tính mỗi năm đóng góp khoảng 400 triệu USD vào ngân sách của bang.
Nghiên cứu của Cục Bảo vệ Động vật hoang dã và Thủy sản Hoa Kỳ cũng cho biết
hoạt động quan sát môi trường tự nhiên - không chỉ tính riêng hoạt động ngắm chim

- đã thu về 85 tỷUSD cho Hoa Kỳ trong năm 2001.Mậu dịch quốc tế về động thực
vật hoang dã cũng đem lại doanh thu lớn, những nước phát triển chăn nuôi ĐVHD
như Nam Phi, Dimbabwe, Namibia hằng năm thu được lợi nhuận từ 1,3 -2,4 triệu
USD; Australia hằng năm xuất khẩu 1,8 triệu con Kangaroo thu được 8,5 triệu
USD.
Bên cạnh những giá trị về mặt y tế, kinh tế và khoa học kỹ thuật, rất nhiều loài
ĐVHD còn mang lại niềm cảm hứng cho các tác giả, nghệ sĩ và tất cả những ai
quan tâm tới sự đa dạng của thế giới tự nhiên. Hàng loạt các triển lãm ảnh về các
loài động thực vật hoang dã đã được tổ chức trên toàn thế giới, thu hút sự chú ý của
đông đảo dư luận. Tiêu biểu như hai triển lãm ảnh khai mạc ngày 24/9 tại công viên
Gia Định, thành phố Hồ Chí Minh và công viên Hòa Bình, Hà Nội nằm trong chuỗi
các hoạt động thường kỳ được tổ chức tại các khu vực đô thị ở Việt Nam trong năm
2011. [71]
Những giá trị mà ĐVHD mang lại cho hệ sinh thái cũng như ĐDSH và sự phát
triển của nhân loại là không thể phủ nhận, tuy nhiên con người lại là nguyên nhân
chính dẫn tới sự sụt giảm nghiêm trọng số lượng các loài động thực vật hoang dã,
đẩy chúng đến bên bờ tuyệt chủng, khiến chohệ sinh thái không còn giữ được sự
cân bằng theo quy luật tự nhiên vốn có, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới môi
trường sống của chính chúng ta. Suy cho cùng, bảo vệ ĐVHD chính là bảo vệ sự
tồn tại của xã hội loài người.

22


1.3. Bảo vệ động vật hoang dã trong mối quan hệ với bảo tồn đa dạng sinh học
Từ phân tích vai trò của ĐVHD đối với hệ sinh thái, có thể thấy bảo tồn
ĐDSH và việc bảo vệ ĐVHD có một mối quan hệ gắn bó không thể tách rời, chúng
bổ sung và phụ thuộc lẫn nhau, trong đó bảo tồn ĐDSH bao gồm bảo vệ ĐVHD và
bảo vệ ĐVHD chính là bảo tồn một phần của ĐDSH.
Từ những năm 80 của của thế kỷ XX, quan điểm về bảo vệ ĐVHD là bảo vệ

theo các cấp độ từ bảo vệ nguồn gen, bảo vệ từng loài và bảo vệ hệ sinh thái. Khi
Công ước ĐDSH ra đời năm 1992 đã cung cấp cách tiếp cận khác về bảo vệ
ĐVHD. ĐVHD để có thể tồn tại được trong môi trường tự nhiên, các đặc điểm sinh
học của chúng sẽ phải biến đổi để thích nghi với sinh cảnh, như vậy sẽ tạo nên sự
khác biệt về gen giữa các loài động vật, từ đó hình thành tính đặc hữu của từng loài,
dẫn tới sự đa dạng về loài và trở thành một phần của ĐDSH.Nếu sinh cảnh thay đổi,
tính đặc hữu cũng sẽ thay đổi. Bảo vệ ĐDSH theo Công ước ĐDSH có nghĩa là bảo
vệ các yếu tố mà nó tác động đến, đặc biệt là môi trường sống của chúng. Bên cạnh
đó, Luật đa dạng sinh học năm 2008 cũng có cách tiếp cận tương tự, theo khoản 1
và khoản 5 tại Điều 3,ĐDSH là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái
trong tự nhiên, bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh
thái và quá trình sinh thái học mà chúng tham gia.Như vậy, bảo tồn ĐDSH chính là
duy trì sự đa dạng và phong phú ấy của các quần xã sinh vật, của môi trường sống
tự nhiên.
Do đó, để bảo toàn được sự phong phú, đa dạng về tính đặc hữu của từng loài,
cần phải bảo vệ ĐVHD trong chính môi trường sống của chúng,và ngược lại, bảo
tồn môi trường sống của sinh vật là bảo tồn được tính đặc hữu, sự đa dạng về loài
tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái, tạo nên ĐDSH.
Việc bảo vệ ĐVHD nói riêng và bảo vệ cũng như phát triển các loài hoang dã
khác nói chung nhất thiết phải được thực hiện một cách nghiêm túc để ĐDSH được
bảo tồn, bởi ĐVHD là một thành phần tất yếu trong hệ sinh thái, cùng với các loài
sinh vật khác tạo nên một ĐDSH riêng biệt. Khi mỗi một loài bị mất đi, ĐDSH bị

23


giảm sút, theo phản ứng dây chuyền sẽ dẫn tới có sự thay đổi lớn trong quần xã sinh
vật gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, nhiều đặc tính có thể bị mất vĩnh viễn
mà không kịp phục hồi, làm ảnh hưởng tới cả các loài hoang dã khác.
Những giá trị mà ĐDSH mang lại không hề nhỏ đối với cuộc sống của con

người, do đó bảo tồn ĐDSH không phải vấn đề của riêng ai mà đòi hỏi sự chung tay
của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, để bảo vệ môi trường sống của chính
chúng ta, bảo vệ ĐHVD chính là bảo tồn ĐDSH.
1.4. Sự cần thiết bảo vệ động vật hoang dã bằng pháp luật
Bảo vệ ĐVHD đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc bảo tồn
ĐDSH. Tất cả các cá thể sống đều là một phần của mạng lưới phức tạp, khi một loài
mất đi ĐDSH sẽ bị phá vỡ gây ra những hậu quả khó lường cho môi trường, làm
cho quá trình biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và khốc liệt hơn. Số lượng cá thể các
loài ĐVHD đang giảm mạnh trong những năm trở lại đây, theo bản báo cáo Hành
tinh sống (Living Planet) của Hiệp hội Động vật học London (Zoological Society of
London - ZSL) và Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (World Wildlife Fund WWF) trong năm 2016, quần thể ĐVHD trên toàn cầu đã giảm 58% kể từ năm
1970,Báo cáo nhấn mạnh rằng số lượng các loài khác như voi, tê giác và tê tê châu
Phi đã bị sụt giảm rất lớn trong những năm gần đây với sự gia tăng của nạn săn
trộm, hoặc các loài cá mập đang bị đe dọa do bị đánh bắt quá mức. Các nhà nghiên
cứu kết luận rằng các quần thể loài có xương sống đang giảm trung bình 2% mỗi
năm, và đưa ra cảnh báo rằng nếu không có hành động kịp thời, các quần thể
ĐVHD có thể giảm tới 67% vào cuối thập kỷ này. [89]
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm số lượng loài hoang dã, nhưng các
hoạt động của con người bao gồm việc đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng làm thu
hẹp sinh cảnh, nạn chặt phá rừng trái phép dẫn tới việc phá hoại môi trường sống
của động vật, gây ô nhiễm môi trường và làm biến đổi khí hậu, và đặc biệt nghiêm
trọng là hoạt động săn bắt, buôn bán các loài động vật nguy cấp như hổ, tê giác,
voi… tràn lan để phục vu nhu cầu ngày càng tăng của con người mới là nguyên

24


nhân chủ yếu gây nên tình trạng này. Trước đây, Việt Nam đã từng tự hào về cá thể
tê giác Java hoang dã duy nhất của Đông Dương còn sót lại tại Vườn Quốc gia Cát
Tiên. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm 2010, các cơ quan chức năng đã phát hiện cá thể

tê giác cuối cùng này bị bắn chết trong tình trạng sừng bị cắt, loài này sau đó đã bị
tuyên bố chính thức tuyệt chủng ở Việt Nam.
Trước tình hình tội phạm săn bắt trái phép ĐVHD ngày càng gia tăng, trong
những năm qua, Liên hợp quốc đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn nạn
buôn bán bất hợp pháp ĐVHD và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể, vào năm
2010, Ban Thư ký CITES, Cảnh sát quốc tế, Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy
và Tội phạm, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hải quan thế giới đã cùng nhau thành
lập Hiệp hội Quốc tế về chống tội phạm động vật hoang dã (International
Consortium on Combating Wildlife and Forest Crime - ICCWC). Năm 2013, tại
Hội nghị các nước thành viên Công ước CITES lần thứ 16 diễn ra ở Bangkok (Thái
Lan), 170 quốc gia đã nhất trí tăng cường công tác bảo vệ hàng trăm loài gỗ, rùa và
các loài động, thực vật khác. Vào tháng 1/2014, Nghị viện châu Âu đã thông qua
Nghị quyết về tội phạm có liên quan tới ĐVHD. Nghị quyết này đã đưa ra một số
biện pháp và kế hoạch hành động nhằm đẩy lùi hoạt động buôn bán trái phép
ĐVHD. Tại Mỹ, trong tháng 2/2014, Chính phủ đã ban hành Lệnh cấm xuất nhập
khẩu, hoặc bán lại ngà voi.
Tại Hội nghị London về buôn bán ĐVHD bất hợp pháp diễn ra ở London
(Anh) vào ngày 13/2/2014,Tuyên bố London về Buôn bán trái phép các loài động
vật hoang dã đã đươ ̣c 46 nước chính thức thông qua, nhằ m thể hiê ̣n quyết tâm chấm
dứt tình trạng này bằng nhiều giải pháp và hành động cụ thể như xóa bỏ thị trường
tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD, tăng cường hiệu quả của hệ thống pháp luật ở các
quốc gia, nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư, thúc đẩy sự phát triển bền vững,
đồng thời kêu gọi sự cam kết, hợp tác, hỗ trợ của tất cả các quốc gia, các tổ chức
quốc tế có liên quan để sớm ngăn chặn và loại trừ nạn buôn bán trái phép loài hoang
dã xuyên biên giới đang xảy ra trên toàn cầu. Tuy nhiên, Tuyên bố London cũng

25



×