Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

TÌM HIỂU VỀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ DI TÍCH CHÙA VẠN NIÊN, QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.8 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ
KHOA VĂN HÓA – THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI

ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU VỀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ DI TÍCH CHÙA VẠN NIÊN,
QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Nhóm thực hiện
Lớp
Giảng viên
Học phần
Mã phách

: Nhóm 5
: Đại học quản lý văn hóa 15B
: TS. Lê Thị Hiền
: Phương pháp nghiên cứu khoa học
:

Hà Nội – 2017
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5


STT
1
2
3
4
5
6


7
8
9
10
11
12
13
14
15

Họ và tên
Nguyễn Thị Minh
Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Thị Quỳnh
Tô Thị Thanh Mai
Nguyễn Hồng Ngát
Nguyễn Thị Hải Yến
Đậu Xuân Duy
Nguyễn Thị Phương Thảo
Nguyễn Văn Quyết
Hoàng Đức Tuấn
Phùng Xuân Phúc
Trần Thế Hùng
Lỗ Văn Thái
Hoàng Văn Thoan

Ghi chú


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện bài nghiên cứu này, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến cô TS. Lê Thị Hiền - Giảng viên học phần “Phương pháp nghiên cứu
khoa học” khoa Văn hóa- Thông tin xã hội đã trang bị cho chúng tôi những kiến
thức, kĩ năng cơ bản để chúng tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn ban quản lý chùa và các nhà sư đã tạo điều
kiện cho chúng tôi có thêm hiểu biết về lịch sử, kiến trúc cũng như các giá trị
tâm linh của di tích lịch sử chùa Vạn Niên.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu đề tài, do kiến thức còn hạn chế
nên bài nghiên cứu của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự thông cảm, sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thấy cô để bài
nghiên cứu của chúng tôi được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng tôi thực hiện đề tài "Tìm hiểu về giá trị di tích lịch sử chùa
Vạn Niên, quận Tây Hồ, Hà Nội". Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của mình trong thời gian qua. Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong công trình nghiên
cứu này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2017
Thay mặt nhóm
(kí tên)


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT VỀ CHÙA

VẠN NIÊN, QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI...................................5
1.1 Cơ sở lý luận............................................................................................5
1.1.1 Mội số khái niệm....................................................................................5
1.1.2 Vai trò của di tích...................................................................................5
1.2 Khái quát về chùa Vạn Niên..................................................................6
1.2.1 Nguồn gốc..............................................................................................6
1.2.2 Dặc điểm kiến trúc.................................................................................7
Tiểu kết...........................................................................................................7
Chương 2. CÁC GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH CHÙA VẠN NIÊN........................8
2.1 Giá trị lịch sử...........................................................................................8
2.2 Giá trị giáo dục........................................................................................8
2.3 Giá trị tâm linh......................................................................................11
2.4 Giá trị du lịch.........................................................................................11
Tiểu Kết........................................................................................................12
Chương 3. GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ
CHÙA VẠN NIÊN.............................................................................................13
3.1 Đánh giá thực trạng việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa
Vạn Niên, Tây Hồ, Hà Nội..........................................................................13
3.1.1 Ưu điểm................................................................................................13
3.1.2 Nhược điểm..........................................................................................13
3.2 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức giá trị của chùa Vạn Niên..........13
3.3 Giải pháp về phối hợp các nghành, các cấp, các tổ chức chính trị xã
hội.................................................................................................................13
3.4 Giải pháp về công tác chăm sóc bảo vệ...............................................14


3.5 Giải pháp về nguồn nhân lực...............................................................14
3.6 Giải pháp về kiện toàn bộ máy quản lý văn hóa................................16
3.7 Giải pháp về tôn tạo, tu bổ, sửa chữa..................................................16
3.8 Giải pháp về xã hội hóa........................................................................16

3.9 Giải pháp hội nhập, giao lưu, giới thiệu văn hóa lịch sử chùa Vạn
Niên...............................................................................................................17
Tiểu kết.........................................................................................................18
KẾT LUẬN........................................................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................21
PHỤ LỤC...........................................................................................................22


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, chùa là nơi thờ Phật, là cơ sở hoạt động cũng như
truyền bá những tư tưởng tốt đẹp về Phật giáo đến với mọi người. Việt Nam là
một trong những quốc gia có số đông người dân đi theo con đường tu tập Phật
giáo. Mặc dù ở nước ta, đạo Phật được du nhập từ quốc gia khác nhưng khi sang
đến Việt Nam nó rất được quan tâm và phát triển.
Chùa ở Việt Nam thường không phải là 1 công trình mà là 1quần thể kiến
trúc gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tên các kiểu
chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Hán có dạng gần với mặt bằng
kiến trúc chùa. Chùa được phân loại theo 1số cấu trúc như xây dựng chùa theo
mặt bằng chữ Đinh, chữ Công, chữ Tam hoặc chữ Quốc. Về kiến trúc chùa Việt
Nam được xây dựng và phát triển đa dạng qua nhiều thời kì lịch sử khác nhau.
Bên cạnh đó cách trang trí không gian hay bài trí tượng thờ đôi khi còn phải tùy
thuộc vào đặc trưng kiến trúc của địa phương hoặc sự sắp xếp của người chủ trì
ở nơi đó. Có thể thấy rằng, trải qua nhiều thế kỷ đạo Phật không hề bị lui mờ bởi
vết bụi của thời gian mà càng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một phần do sự
truyền bá giữ gìn và bảo vệ của các nhà sư, phần khác là do niềm tin của con
người về tâm linh rất mạnh mẽ. Họ tin vào luật nhân quả, tin vào những triết lý
sâu xa mà chỉ có trong kinh nhà Phật mới đem lại được.
Chính vì vậy mà ngày nay, khi xã hội đang phát triển, kinh tế của người
dân đã khá hơn trước rất nhiều, cho nên họ siêng năng lễ bái, quan tâm nhiều

hơn đến viếc giữ gìn và bảo tồn các di tích chùa chiền. Các ngôi chùa ngày một
khang trang và đẹp hơn cũng nhờ một phần vào tiền công Đức của phật tử thập
phương cúng dàng. Chứng tỏ đạo Phật có vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa to
lớn trong cuộc sống hiện tại.
Là sinh Viên của ngành văn hoá, nhận thấy được tầm quan trọng của việc
tìm hiểu, giữ gìn cũng như bảo vệ những giá trị văn hoá, giá trị tâm linh to lớn
mà đạo Phật đem lại. Nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài tìm hiểu về di tích
lịch sử Chùa Vạn Niên tại quận Tây Hồ Hà Nội để làm thành một bài tiểu luận.
1


Đây là cơ hội để nhóm chúng tôi có thể vận dụng các kiến thức đã học trên lớp
cũng như sự hướng dẫn của giảng viên để hoàn thành được đề tài. Chúng tôi hy
vọng thông qua bài tiểu luận này, tất cả mọi người sẽ có thể hiểu sâu hơn về hệ
thống chùa chiền ở nước ta cũng như một số kiến thức về đạo Phật. Đồng thời
đưa ra một số giải Pháp để tiếp tục duy trì và bảo tồn những di tích này.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
 Các giá trị của di tích lịch sử chùa Vạn Niên.
 Giá trị lịch sử
 Giá trị giáo dục
 Giá trị tâm linh
 Giá trị du lịch
2.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian: Khu di tích chùa Vạn Niên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
- Thời gian: Hiện trạng di tích chùa Vạn Niên, các giá trị của di tích hiện nay.
- Nội dung: Những giá trị của di tích lịch sử chùa Vạn Niên, quận Tây Hồ,
thành phố Hà Nội.
2.3. Phương pháp nghiên cứu.


 Để thực hiện đề tài này, nhóm chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát thực tế.
- Phương pháp phỏng vấn.
2.4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, như luận văn, nghiên cứu khoa
học của các tác giả về chùa Vạn Niên. Sau đây, chúng tôi xin nêu ra một số tài
liệu liên quan như:
- Cuốn sách “Văn hóa Việt nam tổng hợp 1989-1995” năm 1989 của Ban
văn hóa Văn nghệ Trung ương xuất bản tại Hà Nội.
- Cuốn sách “Danh lam thắng cảnh Hà Nội” năm 2011 của hai tác giả
2


Lam Khuê, Khánh Minh.
- Cuốn sách “Tìm hiểu văn hóa Phật giáo và lịch sử các ngôi chùa ở Việt
Nam” năm 2012 của hai tác giả Kim Thư, Quý Long.
- Cuốn sách “Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1996” năm 1997
của Viện hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam – Viện Khảo cổ học.
- Cuốn sách “Chùa Việt Nam” của tác giả Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Cự,
Phạm Ngọc Long sáng tác đã làm rõ về lịch sử hình thành và phát triển của chùa
Vạn Niên.
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả trên và tình
hình thực tiễn, trong bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ làm rõ những nội dung về
các giá trị của chùa Vạn Niên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
2.5. Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát về chùa Vạn Niên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
- Tìm hiểu về các giá trị của di tích chùa Vạn Niên, quận Tây Hồ, thành
phố Hà Nội.

- Bước đầu đưa ra một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích
lịch sử chùa Vạn Niên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
2.6. Đóng góp của đề tài
- Kết quả đạt được của đề tài có thể thành tư liệu nghiên cứu và tham
khảo cho các bài nghiên cứu khác.
- Những giải pháp trong đề tài nghiên cứu có thể được ứng dụng vào thực
tiễn, góp phần đem lại hiệu quả cao trong quá trình gìn giữ, bảo tồn và phát huy
những giá trị mà chùa Vạn Niên đem lại cho cuộc sống của mỗi chúng ta.
2.7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục đề
tài gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát về di tích chùa Vạn Niên, quận
Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

3


Chương 2: Các giá trị của di tích chùa Vạn Niên, quận Tây Hồ, thành
phố Hà Nội.
Chương 3: Phương pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử
chùa Vạn Niên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT VỀ CHÙA VẠN NIÊN,
QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Mội số khái niệm

a, Khái niệm giá trị
- “Giá trị là những thành tố quan trọng nhất của văn hoá con người bên
cạnh các chuẩn mực và các lý tưởng”. Theo quan niệm trình bày trong “Bách
khoa toàn thư văn hoá học thế kỉ XX” của Nga xuất bản năm 1998.
- Còn trong đại từ điển Bách khoa của Nga định nghĩa: “Giá trị là ý nghĩa
tích cực hoặc tiêu cực của các đối tượng thuộc thế giới bao quanh con người,
của nhóm xã hội, của xã hội nói chung, được xác định không phải do các tính
chất tự thân của chúng, mà là do chúng được lôi kéo vào lĩnh vực hoạt động đời
sống, các mối quan tâm, các nhu cầu, và các quan hệ xã hội của con người”. Sự
lôi kéo này tạo ra tính chủ quan. “Giá trị còn là những tiêu chí và phương pháp
đánh giá ý nghĩa ấy, thể hiện qua các nguyên tắc và chuẩn mực, lý tưởng,
phương hướng, mục tiêu đạo đức”. Những tiêu chí và phương pháp đánh giá
này tạo ra tính tương đối.
- Theo GS. TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Giá trị thu được trong
quan hệ so sánh tự thân giữa các khách thể với nhau có tính khách quan, còn
giá trị thu được trong quan hệ so sánh giữa các khách thể từ góc nhìn của chủ
thể thì mang tính chủ quan”. [8; tr12]
b. Khái niệm di tích
- “Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt
đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử".[ 5; tr34]
- “Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn
hoá, khoa học”.[ 9; tr42 ]
1.1.2. Vai trò của di tích
Di tích lịch sử chùa Vạn Niên là kết quả của quá trình hoạt động sáng tạo
5


của con người trải qua nhiều thế hệ, Có thể nói chùa Vạn Niên đã gắn liền với
cuộc sống con người cùng với đó đã chứng kiến biết bao sự đổi thay của mọi

người khi đặt chân tới đây. Bên cạnh đó, chùa Vạn Niên còn mang những giá trị
to lớn về vật chất cũng như tinh thần hết sức phong phú. Tại sao lại nói như
vậy ? Bởi vì:
- Đây là nơi hoạt động tín ngưỡng và truyền bá những tư tưởng tốt đẹp
của đạo phật tới mọi người.
Ngày nay, người dân rất chú trọng việc tới chùa để sinh hoạt tín ngưỡng
bởi khi tới đây mọi người có cơ hội được tu tập, chắp tác làm công quả cho
chùa. Không chỉ những người lớn tuổi mà ngay cả giới trẻ cũng rất năng lên
chùa cúng dường lễ Phật. Khi đến chùa, mọi người được sống trong một không
gian trang nghiêm, tĩnh lặng. Ở đó, con người được sống thật với chính bản thân
mình, họ không còn vướng bận trong lòng bởi những bộn bề, tranh chấp ngoài
cuộc sống, thay vào đó là một sự tôn nghiêm, thành kính đối với phật. Ngày nay,
việc đến chùa không đơn giản chỉ là để lễ phật cầu an mà còn là chốn để tu tập
hành trì, tụng kinh niêm phật. Từ đó, con người hiểu ra được những chân lý tốt
đẹp của cuộc sống, hiểu được những giá trị sâu xa và quý báu mà trong nhà phật
đã răn dạy.
- Đây là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ
Có thể thấy, việc phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa đóng vai
trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống “ Uống nước nhớ
nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, truyền thống đấu tranh cách mạng. Những
truyền thống tốt đẹp đó mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, là bài học quý báu
cho những thế hệ con cháu sau này. Chùa Vạn Niên là nơi để tất cả người dân có
thể đến để gửi gắm mong muốn, hi vọng của mình về một tương lai tươi sáng
1.2. Khái quát về chùa Vạn Niên
1.2.1. Nguồn gốc
Theo sử sách, chùa Vạn Niên khởi dựng vào năm Thuận Thiên thứ 2 triều
Lý (1011), tức chỉ đúng một năm sau khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra
Thăng Long. Xưa chùa Vạn Niên từng có tên là Vạn Tuế, thuộc địa phận ấp
6



Quán La, nay thuộc thôn Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội. Sách
“Thăng Long cổ tích khảo” có chép rằng: “...Lý Thuận Thiên năm thứ 5 (1014),
Hữu Nhai tăng thống xin tâu lập giới đàn tại đây, thụ giới cho các tăng đồ. Vua
xuống chiếu ban cho”. Điều đó cho thấy, chùa Vạn Niên có thể đã được xây
dựng từ trước thời nhà Lý, bởi ngay từ thời Lý chùa đã trở thành chốn tới lui tu
hành của nhiều bậc cao tăng.
1.2.2. Dặc điểm kiến trúc
Chùa gồm năm gian bái đường và ba gian bảo điện nối nhau thành hình
chữ “đinh”. Về lối bài trí, chùa cũng giống như nhiều ngôi chùa khác ở miền
Bắc. Trên cao có Tam Thế Phật, dưới là A Di Đà Phật, dưới nữa là Quan Âm,
phía ngoài là Thích ca Sơ sinh. Đặc biệt, hiện nay trên nóc chùa vẫn còn ba chữ
triện đắp nổi “Vạn Niên tự”, ý muốn chùa trường tồn mãi cùng với thời gian.
Suốt gần nghìn năm lịch sử, qua bao thăng trầm thay đổi, ngôi chùa đã
được trùng tu nhiều lần. Tuy nhiên, đến nay, chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều
nét kiến trúc và hiện vật có giá trị lịch sử, nghệ thuật cao. Ví dụ như những bức
tường cổ của gian chính được xây bằng loại gạch vồ tiêu biểu của thời Lý.
Ngoài ra, chùa còn có bộ tượng tròn gồm 46 pho, trong đó có 26 pho tượng
Phật, 20 pho tượng Mẫu, tượng Tổ; hai quả chuông đồng niên đại thời Nguyễn,
11 đạo sắc phong thần và nhiều đồ thờ khác.
Tiểu kết
Với các nội dung trong Chương 1 đã nêu lên cơ sở lý luận về di tích và
khái quát một cách chân thực nhất về di tích chùa Vạn Niên. Để có thêm những
kiến thức về di tích đặc biệt là di tích chùa Vạn Niên, hơn nữa là nền tảng để tìm
hiểu các giá trị của chùa Vạn Niên được đề cập ở Chương 2.

7


Chương 2

CÁC GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH CHÙA VẠN NIÊN
2.1. Giá trị lịch sử
Chùa Vạn Niên nằm ở đường Lạc Long Quân quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa
được xây dựng thời nhà Lý và sau hơn 1000 năm lịch sử trải qua bao thăng trầm
tu sửa nhiều lần chùa vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, tâm linh, thanh tịnh hiếm có.
Ngay từ khi xây dựng ngôi chùa đã có quy mô lớn, thu hút nhiều nhiều
người dân đến để vãn cảnh, cầu bình an sức khỏe cho mình và người thân. Chùa
là nơi giao lưu văn hóa cộng đồng đem lại sự an lạc về tinh thần và giáo dục
truyền thống văn hóa dân tộc cho các thế hệ.
Chùa có kiến trúc và nhiều tượng phật tượng tổ tượng mẫu qua nhiều đời
mang ý nghĩa lịch sử rất lớn. Đặc biệt là chuông đồng được đúc vào đời Gia
Long có nhiều bài ký cho thấy chùa Vạn Niên có một bề dày lịch sử qua các thế
hệ người Việt. Và trên nóc chùa có ba chữ triện nổi “Vạn Niên tự” có ý muốn
chùa được trường tồn với thời gian.
2.2. Giá trị giáo dục
Chùa Vạn niên nằm trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội. Ngôi chùa này thờ Phật và Bà chúa liễu Hạnh. Như vậy ngôi chùa này
mang giá trị giáo dục là về Phật giáo và Tín ngưỡng thờ Bà chúa Liễu Hạnh.
Giá trị giáo dục của Phật giáo trong xã hội hiện nay là một giá trị nhân
bản sâu sắc, giáo dục con người hướng tới đạo đức, và đạt được hạnh phúc, xây
dựng xã hội văn minh và tự do.
Giá trị giáo dục của tín ngưỡng thờ Bà chúa Liễu Hạnh trong chùa Vạn
niên tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức.
Đạo Phật cho rằng, chính “chấp ngã” đã gây ra cho lịch sử loài người
những cuộc chiến tranh núi xương sông máu, chiến tranh tội ác và bạo lực đã và
đang là điều nhức nhối của toàn nhân loại. Trong tình hình này Phật Giáo kêu
gọi mọi người hãy dứt các việc làm ác mà hãy hành thiện, khuyên con người
dang rộng vòng tay ôm vũ trụ vào lòng và đừng bao giờ khép kín tâm tư lại. Hãy
phát triển nhân đạo và từ bi quên đi những cái ta ích kỷ, nhỏ hẹp để được yêu vũ
8



trụ rộng lớn.
Vì thế tính giáo dục của Phật giáo đã đến với nhân loại với tinh thần
khoan dung kêu gọi mọi người nhường cơm xẻ áo, nhìn nhau bằng ánh mắt từ
hòa, góp phần hình thành nên nền đạo đức xã hội, để hòa điệu với cái “ta rộng
lớn” của toàn thể vũ trụ vô biên, Đức Phật đã từng dạy: “Một hạnh phúc vĩnh
cửu chỉ sống mạnh trong một tâm hồn giải thoát và tâm hồn giải thoát chỉ có thể
thực hiện một khi cá nhân chịu nhường bước. Một bản ngã đứng tách riêng ra
ngoài là không thể tồn tại khỏe mạnh được.” Đó là mục đích giáo dục con người
hoàn thiện cả về tài lẫn đức trong một xã hội văn minh.
Vì vậy nội dung giáo dục của triết lý Phật giáo chẳng khác gì lời kêu gọi
hòa bình – một nhu cầu luôn cần cho mọi người, mọi nhà, và là tài sản quý báu
nhất của nhân loại. Đây là giá trị nhân đạo nhất và khác với mọi tôn giáo khác,
trong suốt lịch sử tồn tại và phát triển Phật giáo luôn xuất hiện và thâm nhập vào
các dân tộc như sứ giả của hòa bình và an lạc. Phật giáo cho con người là hơn cả
vì có thể thực hiện được tất cả sự tốt đẹp để có thể sống hài hòa. Để giáo dục
đạo Phật đã đưa ra bốn chân lý kỳ diệu, với yếu tố biện chứng, kết cấu chặt chẽ
khi đưa ra lý thuyết “ngũ uẩn”, chỉ rõ căn nguyên của khổ đau là do thâm, sân,
si cùng với lý luận về thập nhị nhân duyên, đồng thời khẳng định con đường diệt
khổ đó là “trung đạo”, “bát chính đạo”... chứa đựng sự lý đầy thuyết phục và
hướng con người đến nếp sống thiện lánh xa cái ác. Dạy con người sống cảm
thông, hỷ xả với nhau một cách hòa mục. Vị tha dạy con người sống vì người
khác, bao dung độ lượng đó là phương pháp giúp con người đạt được đức hạnh.
Đây là động lực nảy sinh mọi điều tốt lành. Phật giáo khẳng định tất cả mọi
người đều có “Phật tính” sẽ đạt được nếu thực hành đúng theo giáo lý trao dồi
đạo đức trong cuộc sống của chính mình sẽ được hạnh phúc.
Từ đó ta thấy giá trị tinh thần đạo đức toàn diện của giáo dục Phật giáo là
trình bày sự thật về những mối tươngquan giữa sự vật hiện hữu trong cuộc đời
để giúp con người có được chính kiến hòng tạo lập cuộc sống của mình và

chuyển đổi hoàn cảnh, để có thể chinh phục và cảm hóa được mọi người xung
quanh. Tư tưởng giáo dục của phật giáo cũng có ý nghĩa quan trọng trong công
9


cuộc đổi mới của Việt Nam, nhằm xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc, mà trong đó quần chúng nhân dân là hạt nhân cơ bản để xây
dựng nên tòa lâu đài văn minh của xã hội, đem lại hòa bình cho toàn thể nhân
dân ta.
Bà chúa Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử của nhân dân Việt nam, tượng
trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức văn thơ, khát vọng tự giải phóng.Trong
tiềm thức của nhân dân, bà Chúa Liễu Hạnh là một vị thần, một biểu tượng của
khát vọng tự giải phóng, nhất là phụ nữ muốn thoát khỏi sự ràng buộc của xã
hội, của lễ giáo phong kiến, khát vọng vươn tới đạt được những ước vọng của
hạnh phúc gia đình.
Đó cũng là ý thức hệ nhân sinh của người dân Việt Nam đã được ký thác
niềm tin vào biểu tượng người mẹ. Trong hệ thống điện thần Việt Nam, Liễu
Hạnh là một trong Tứ bất tử, là vị thánh của tín ngưỡng Tứ phủ, mà bản chất của
nó là tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có nguồn cội lâu đời và độc đáo của
Việt Nam. Trong điện thần tín ngưỡng Tứ phủ, Tứ vị Thánh Mẫu chiếm vị trí
cao nhất và linh thiêng nhất; Mẫu Thiên (Tiên Thiên Thánh Mẫu), Mẫu Địa,
Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn, trong đó Liễu Hạnh là một nhân thần, đồng
nhất với Mẫu Địa, hiển linh thành cô gái sống giữa chốn trần gian, linh thiêng
nhất và cũng được người đời ngưỡng mộ, cầu xin và thờ phụng thậm chí hơn cả
các Mẫu thiên thần khác. Những sự tích và huyền thoại về các vị thần linh mà
tập trung nhất trong bốn vị thần linh bất tử kể trên, đã thâu tóm lịch sử cụ thể và
hiện thực thành một thứ lịch sử mang đầy tính thi hứng và thẩm mỹ, vang lên
như một bản trường ca được truyền tụng và vang vọng mãi tới mai sau. Sự tích
về bốn vị thánh bất tử không do một ai sáng tác. Bốn vị thánh bất tử, độ trì bốn
lĩnh vực cốt yếu trong đời sống người dân Việt đã, đang và mãi mãi được tôn

thờ. Đó là một nét độc đáo trong tín ngưỡng của người Việt.
Như vậy, ta có thể thấy chùa Vạn Niên, thờ Phật và Bà chúa Liễu Hạnh,
mang một giá trị giáo dục to lớn, hướng con người đến chân-thiện-mỹ và mong
muốn một xã hội thái bình ổn định.

10


2.3. Giá trị tâm linh
Con người luôn song hành ở hai thế giới duy vật và duy tâm. Tuy có nhiều
người không tin vào thế giới tâm linh xong chúng ta không thể phủ nhận rằng
thế giới đó là có thật. Việc đến chùa cầu an xuất phát từ nhu cầu cuộc sống hết
sức giản dị của con người. Đi chùa là một nét đẹp văn hóa, nó giúp cho con
người được thoải mái về tinh thần, song hành với đó là một sự phát triển về mặt
nhân cách.
Đời sống tâm linh chính là đời sống hướng về những giá trị thuần khiết,
thiêng liêng cao cả được đúc kết qua lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc và
nhân loại. Đời sống tâm linh được coi như một hình thái đặc biệt của ý thức con
người và ý thức xã hội. Thế giới tâm linh là nơi hiện hữu những gì thiêng liêng,
cao cả, đẹp đẽ mà con người nên hướng vào đó để làm kinh nghiệm sống cho
mình.
Khi chúng ta hiểu được ý nghĩa của việc đến chùa để cầu an thì chúng ta
sẽ hiểu được việc thờ cúng tổ tiên, có hiếu với cha mẹ, uống nước nhớ nguồn là
những điều rất quan trọng. Bởi đạo phật dạy con người ta:"thứ nhất tu nhà thứ
hai tu chợ thứ ba tu chùa". Đó chính là giá trị tâm linh cao cả mà trong đạo phật
đã giác ngộ và đưa tới con người.
2.4. Giá trị du lịch
Suốt hơn 1000 năm lịch sử, qua bao thăng trầm, thay đổi, ngôi chùa cũng
đã nhiều lần được trùng tu. Tuy nhiên, đến nay, chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều
hiện vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao. Ví dụ như những bức tường cổ của

gian chùa chính được xây bằng loại gạch vồ tiêu biểu của thời Lý. Ngoài ra chùa
còn có bộ tượng tròn gồm 46 pho, trong đó có 26 pho tượng Phật, 20 pho tượng
Mẫu, tượng tổ; hai quả chuông đồng niên đại thời Nguyễn, 11 đạo sắc phong
thần và nhiều đồ thờ khác. Đáng chú ý là trên quả chuông đồng của chùa được
đúc vào đời Gia Long (1802-1820) có bài kí cho biết chùa Vạn Niên là một di
tích cổ có quy mô bề thế, một danh lam cổ tích lớn ở phía Tây kinh đô Thăng
Long.
Chùa tuy không lớn nhưng do nằm ở gần hồ Tây nên cảnh quan thoáng
11


đãng, trong lành. Khác với các ngôi chùa khác ở đất Bắc, chùa Vạn Niên thường
là nơi để người ta đến cầu bình an, sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình, họ tộc
chứ không phải là nơi để cầu tài cầu lộc.
Chính vì vậy, ngày thường, chùa thường vắng lặng, chỉ những ngày rằm
và vào dịp lễ tết, chùa mới có đông du khách thập phương đến viếng cảnh chùa
và lễ Phật. Có lẽ nhờ đó mà chùa luôn có không khí thanh tịnh, yên ắng, rất hợp
với khung cảnh của chốn thiền môn.
Với những giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo như trên, năm 1996, chùa đã
được Bộ VHTT xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. Hiện di tích
này vẫn luôn được chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ gìn giữ, tu bổ tôn tạo
ngày một khang trang hơn để giữ được nét đẹp truyền thống và cổ kính cho
không gian văn hóa của Thủ đô Hà Nội.
Tiểu Kết
Nội dung trong Chương 2 đã nêu lên được những giá trị nổi bật của di tích
chùa Vạn Niên, từ đó chúng ta nhận thức rõ hơn về những giá trị tốt đẹp mà các
di tích lịch sử đem lại cho cuộc sống của mỗi con người, chúng ta càng thêm tự
hào về dất nước Việt Nam, trong trái tim dâng cao tinh thần yêu nước, đặc biệt
là có ý thức để giữ gìn các di tích của nôn sống đất nước nói chung và chùa Vạn
Niên nói riêng.


12


Chương 3
GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CHÙA VẠN
NIÊN
3.1. Đánh giá thực trạng việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa
Vạn Niên, Tây Hồ, Hà Nội.
3.1.1. Ưu điểm
Qua quá trình khảo sát tại chùa Vạn Niên, quận Tây Hồ, thành phố Hà
Nội, nhóm chúng tôi đã thấy được ngôi chùa vẫn giữ được nét cổ kính, và mộc
mạc của ngôi chùa sau bao lần trùng tu, thay đổi. Đặc biệt, kiến trúc ngôi chùa
được thiết kế chủ yếu bằng gỗ cho nên giữ được nét đặc sắc của ngôi chùa. Sự
thay đổi của khuôn viên chùa vẫn nằm trong trình tự và nguyên tắc của Phật
Giáo.
3.1.2. Nhược điểm
Khuôn viên chùa vẫn còn nhỏ hẹp khiến cho hằng tháng ngày rằm mùng
một du khách đến tham quan lễ chùa vẫn bị hạn chế về không gian. Đặc biệt là
khi đến ngày lễ chính (15/4 âm lịch) việc tổ chức lễ bái phải lấn ra lòng đường
vì khuôn viên nhỏ hẹp.
3.2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức giá trị của chùa Vạn Niên.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đến mọi tầng lớp nhân dân trên
địa bàn Hà Nội và đặc biệt là trong phạm vi chùa Vạn Niên phải có trách nhiệm
bảo vệ, không được xâm phạm đến di tích. Tuyên truyền sâu rộng Luật Di sản
văn hóa, quy chế quản lý và bảo vệ di tích quốc gia chùa Vạn Niên và công tác
quản lý, chăm sóc, bảo vệ di tích chủ động phối hợp với các cơ quan báo, đài
tuyên truyền, quảng bá tiềm năng phát triển du lịch từ giá trị di tích lịch sử của
chùa Vạn Niên. Thông qua phát triển du lịch để bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử - văn hóa. Đài Truyền thanh - Phát lại Truyền hình huyện xây dựng

chuyên mục bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử.
3.3. Giải pháp về phối hợp các nghành, các cấp, các tổ chức chính trị
xã hội.
Phối hợp với ngành chức năng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
13


trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
quận Tây Hồ. Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn quận như:
Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến
binh … triển khai nhiệm vụ bảo tồn, phát huy di tích lịch sử - văn hóa. Gắn công
tác thi đua với việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích tới từng cán bộ, đảng viên,
tới địa phương xã, thị trấn, khu dân cư nơi có di tích.
3.4. Giải pháp về công tác chăm sóc bảo vệ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện triển khai đến Hiệu trưởng các Trường
Tiểu học và Trung học cơ sở đăng ký với địa phương nơi có di tích, tổ chức cho
các em học sinh tham gia dọn vệ sinh, trồng hoa, cây xanh tại các điểm di tích
đã được tôn tạo. Hàng năm tổ chức cho các em học sinh tham quan tìm hiểu ý
nghĩa, giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa tại địa phương làm phong phú sinh
động bài học trên lớp và giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương.
Huyện đoàn triển khai đến các Đoàn thanh niên xã, thị trấn đăng ký đảm
nhận chăm sóc, bảo vệ, trồng cây xanh tại điểm di tích lịch sử - văn hóa trên địa
bàn, coi đây là công trình thanh niên, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự
hào dân tộc đối với các thế hệ trẻ.
Các ngành chức năng và UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác quản
lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời
và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi xâm phạm
đến di tích để sản xuất, trồng cây nguyên liệu, san ủi xây dựng công trình hoặc
lấn chiếm làm nhà ở.
3.5. Giải pháp về nguồn nhân lực

Chú trọng đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực
thi nghiệp vụ bảo quản, tu bổ, tôn tạo; đủ năng lực để nghiên cứu lập hồ sơ lưu
trữ và hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di tích.
Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý di tích từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Tạo
điều kiện cho cán bộ văn hóa tại các xã, phường, huyện, thị tập huấn, học tập
kinh nghiệm trong việc quản lí và khai thác giá trị các di ti tích tại các tỉnh thành
khác trong nước.
14


15


3.6. Giải pháp về kiện toàn bộ máy quản lý văn hóa.
Tiếp tục kiện toàn và phát huy vai trò nhiệm vụ của Ban quản lý di tích
lịch sử - văn hóa quận Tây Hồ. Thành lập Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa
và danh lam thắng cảnh cấp xã, thị trấn và thực hiện phân cấp, tổ chức bàn giao
các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cho các xã, thị trấn. Chú
trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn
làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa. Tạo điều
kiện để cán bộ văn hoá cơ sở tham gia các lớp tập huấn về bảo tồn và phát huy
giá trị các di tích lịch sử - văn hóa do tỉnh, trung ương tổ chức. Cung cấp cho
những tài liệu hướng dẫn về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích để
cán bộ văn hóa văn hóa cơ sở được tiếp cận, nghiên cứu vận dụng phù hợp với
địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt động thuyết minh hướng dẫn tại các điểm
tham quan di tích bằng cách đào tạo, tuyển dụng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch
và các thuyết minh viên tại các điểm di tích, đạt yêu cầu cao về trình độ, ngoại
ngữ, cách giao tiếp ứng xử, biết cách tổ chức các sự kiện phục vụ khách tham
quan du lịch.
3.7. Giải pháp về tôn tạo, tu bổ, sửa chữa

Phối hợp với Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Quận Tây Hồ trong việc
xây dựng đề án bảo tồn, phát huy giá trị quần thể các di tích lịch sử - văn hóa
liên quan đến chùa Vạn Niên. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển
du lịch Quận Tây Hồ giai đoạn 2016-2017,định hướng năm 2020, nhằm phục vụ
phát triển kinh tế và định hướng bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn
hóa có trên địa bàn. Lồng ghép công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch
sử - văn hóa với các chương trình phát triền kinh tế - xã hội, xây dựng mới trên
địa bàn theo hướng bền vững, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân
dân. Dành một phần nguồn vốn từ ngân sách quận, nguồn vốn an toàn khu để
tôn tạo, tu bổ, sửa chữa các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn.
3.8. Giải pháp về xã hội hóa.
Xu hướng xã hội hoá trong đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích đã góp phần
không nhỏ trong phục hồi, gìn giữ các giá trị vật chất, giá trị tinh thần chùa Vạn
16


Niên. Chùa Vạn Niên nằm gần cộng đồng dân cư. Khi đời sống của người dân
Thủ đô ngày càng khấm khá thì nguồn kinh phí xã hội hóa dành cho việc tu bổ,
tôn tạo chùa Vạn Niên cũng ngày một tăng. Người dân đóng góp sức người, sức
của để trùng tu di tích đã góp phần chia sẻ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Vì vậy, nguồn kinh phí xã hội hóa dành cho việc tu bổ, tôn tạo các di tích chùa
Van Niên phải được sử dụng một cách hợp lý, công khai, minh bạch.
Từ đó đề ra các giải pháp như đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ,
trùng tu, tôn tạo di tích, huy động nguồn ủng hộ của nhân dân, tín đồ, chức sắc
tôn giáo, doanh nghiệp, nhà hảo tâm kịp thời tu bổ, tôn tạo, nâng cấp các công
trình kiến trúc bị xuống cấp. Lập các ban giám sát, các cơ quan chuyên môn
trong quá trình sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa dành cho việc tu bổ, tôn tạo
ko làm mất đi giá trị của kiến trúc.
Từ thực tế cho thấy, để làm tốt công tác xã hội hoá bảo tồn các di tích
chùa Vạn Niên, cấp uỷ Đảng, chính quyền quận Tây Hồ cần tăng cường công tác

tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, thu hút, huy động các
nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị.
3.9. Giải pháp hội nhập, giao lưu, giới thiệu văn hóa lịch sử chùa Vạn
Niên.
Khai thác và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của chùa Vạn Niên là việc
làm cần thiết. Hiện nay, du lịch cộng đồng đang trở thành một xu hướng. Vì vậy,
cần triển khai cho nhân dân những kiến thức cơ bản về du lịch cộng đồng. Chính
quyền, người dân và doanh nghiệp khai thác du lịch cần liên kết với các hoạt
động du lịch của tỉnh, liên kết với các công ty lữ hành du lịch trên địa bàn tp Hà
Nội. Xây dựng các chương trình hoạt động phong phú văn hóa lịch sử thiết thực
tới chùa Vạn Niên. Khuyến khích việc duy trì phong tục, tập quán lành mạnh, tốt
đẹp của chùa, bài trừ hủ tục có hại đến đời sống văn hóa của nhân dân; duy trì và
phát huy các giá trị văn hóa có tai chùa.

17


Tiểu kết
Nội dung chương 3 là những giải pháp kiến nghị nhằm bảo tồn và phát
huy các giá trị của di tích chùa Vạn Niên. Qua đây mỗi người có thể nhận rõ vai
trò của mình trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử của dân tộc đặc
biệt là giá trị của di tích chùa Vạn Niên, cùng góp sức bảo tồn nó để đời sau vẫn
được chiêm ngưỡng và sử dụng các giá trị tốt đẹp đó.

18


KẾT LUẬN
Có thể nói rằng tôn giáo và tín ngưỡng là hai vấn đề không thể thiếu được
trong sự hình thành và phát triển của xã hội. Ở Việt Nam, có rất nhiều khía cạnh

để nói đến giá trị to lớn của hai vấn đề này nhưng tiêu biểu nhất chính là sự tồn
tại của các ngôi chùa. “ Khảo sát các ngôi chùa, chúng ta không những thấy
được đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, đặc điểm của tôn giáo và tín ngưỡng
Việt Nam mà còn giúp chúng ta hiểu được một mặt quan trọng của lịch sử văn
hóa và tư tưởng Việt Nam ’’. [2; tr24]. Trong số hơn 14000 ngôi chùa ở Việt
Nam, nhóm chúng tôi đã lựa chọn chùa Vạn Niên làm đề tài nghiên cứu . Bài
tiểu luận của nhóm chúng tôi với đề tài nghiên cứu khoa học: “ Tìm hiểu về giá
trị di tích lịch sử chùa Vạn Niên, quận Tây Hồ, Hà Nội” xin được kết thúc tại
đây gồm 3 phần lớn, tương đương với những nội dung chính của bài nghiên cứu.
Đầu tiên, ở chương 1 “Cơ sở lý luận chung” nhóm chúng tôi đã trình bày
rất rõ các khái niệm và vai trò quan trọng của di tích lịch sử chùa Vạn Niên đối
với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tiếp sau đó là khái quát chung về chùa, về
nguồn gốc ra đời, cùng với đó là các đặc điểm kiến trúc qua các triều đại lịch sử.
Từ đó, thấy những đặc điểm riêng biệt, độc đáo của ngôi chùa này.
Tiếp theo ở chương 2, “Các giá trị của di tích lịch sử chùa Vạn Niên”,
nhóm chúng tôi đã lảm rõ các giá trị mà chùa Vạn Niên mang lại cho người dân
Hà Nội nói riêng và cho đất nước nói chung. Những giá trị quý giá ấy được
được thể hiện trên nhiều phương diện quan trọng như: Gíá trị lịch sử, giá trị tâm
linh, giá trị giáo dục, giá trị du lịch,... Di tích lịch sử chùa Vạn Niên ra đời
khoảng 1000 năm và là một trong những ngôi chùa đẹp tại Hà Nội. Ngôi chùa
được xây dựng bên ven hồ tây tĩnh lặng, không gian chùa yên ắng mang nét đẹp
cổ kính, trang nghiêm. Đây không chỉ là một nơi linh thiêng để mọi người đến
cầu bình an, cầu sức khỏe, may mắn mà còn mang trong mình những giá trị tích
cực về vấn đề giáo dục đạo đức, nhân cách con người mà chùa Vạn Niên đem
lại. Điều quan trọng là giáo dục cho giới trẻ về cái đức, cái tâm, về lòng hiếu
thảo tôn kính với ông bà cha mẹ. Giữa cuộc sống xô bồ và nhộn nhịp, mọi người
chạy theo guồng quay của việc mưu sinh và cơm áo gạo tiền, chính vì vậy chùa
19



×