Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

TKMH chiến lược kinh doanh: đánh giá các yếu tố và hoạch định chiến lược kinh doanh công ty rau sạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 45 trang )

TKMH:Chiến lược kinh doanh

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 12 năm 2013
SVTH: Nhóm 8

Page 1



TKMH:Chiến lược kinh doanh

SVTH: Nhóm 8

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

Page 2


TKMH:Chiến lược kinh doanh

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Văn
Tiếp, đã hướng dẫn chi tiết và nhiệt tình cho nhóm chúng em trong suốt quá trình thiết kế
môn học Chiến Lược Kinh Doanh. Qua đây, chúng em có thêm rất nhiều kiến thức hữu
ích giúp phục vụ cho công việc sau này.
Trong quá trình thực hiện bài thiết kế, nhóm chúng em đã tiếp thu, học hỏi và nắm
vững những kiến thức cơ bản trong bộ môn Chiến Lược Kinh Doanh cũng như bổ sung
thêm nhiều thông tin bổ ích từ thực tế ngành học, thị trường và nền kinh tế Việt Nam hiện
nay. Bên cạnh đó môi trường nghiên cứu bài thiết kế giúp mang lại không khí đoàn kết,
vui vẻ và rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng cá nhân. Đây là một cơ hội để
nhóm chúng em hoàn thiện những kỹ năng còn thiếu cho bản thân.

Nhóm 8 chúng em xin gửi đến thầy lời chúc Sức khỏe và Hạnh phúc!

Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 12 năm 2012.


SVTH: Nhóm 8

Page 3


TKMH:Chiến lược kinh doanh

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

Mục lục
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
GREENLIFE
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CT TNHH TM & DV GREENLIFE...........4
1.1. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH CÔNG TY..................................................4
1.2. GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY.....................................................................5
1.3. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, MỤC TIÊU................................................................6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHIẾN LƯỢC...........................................9
2.1. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI............................................................................9
2.1.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ.............................................................................9
2.1.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ...........................................................................21
2.2. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG.........................................................................29
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC.................................................................36
3.2. MA TRẬN SWOT............................................................................................36
3.2. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC THÔNG QUA MA TRẬN QSPM......................40
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………….

SVTH: Nhóm 8

Page 4



TKMH:Chiến lược kinh doanh

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GREENLIFE
1.1. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH CÔNG TY

-

1.1.1 Sự ra đời của công ty
Khoảng 73% số người bán buôn rau tại các chợ không phân biệt được rau bẩn

và rau an toàn nếu không có các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ. Tỷ lệ này ở nhóm mua rau
lên tới 95%. Đây là kết quả điều tra về An toàn thực phẩm đối với sản phẩm rau tại các
chợ bán buôn của Hà Nội, do Viện chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp
nông thôn thực hiện năm 2013 công bố. Trong đó, chỉ có 60% số người mua rau thực
sự quan tâm đến độ an toàn. Đặc biệt, đáng ngại là có tới 30% số người bán buôn rau
được điều tra cho rằng không cần thiết phải cung cấp rau an toàn do kinh doanh mặt
hàng này không có lãi, chi phí sản xuất cao trong khi đầu ra không ổn định cả về giá cả
và chất lượng.
- Vì những nguyên nhân trên nên mô hình trồng rau sạch rất phù hợp với người
dân sống ở thành phố và đô thị. Phương pháp này vừa đơn giản, vừa dễ làm lại ít tốn
kém và rất an toàn khi sử dụng. Nguyên liệu chính để có một vườn rau sạch là những
chậu đất, bồn hoặc khay nhựa, máng xốp, thùng nhựa, hộp xốp và đất sạch (được làm
từ mùn cưa, xơ dừa…. đủ dinh dưỡng) và một số loại giống cây trồng rau, củ quả với
một loại nước dung dịch được bào chế đặc biệt để tưới rau. Theo nghiên cứu thì trồng
trong khoảng hai tuần là ta đã có thể thu hoạch; như rau muống chỉ cần trồng bằng
ngọn, tưới tắm thường xuyên là 10 ngày sau hái rau ăn được. Tính toán cho thấy chỉ

cần một khay xốp có diện tích từ 30-40m2 là thu hoạch được gần 1kg rau sạch đã bỏ rễ.
Ngoài góp phần mang lại những bữa cơm ngon, bổ dưỡng... trồng rau xanh trong nhà
còn là một hình thức lao động nhẹ nhàng, một phương pháp thư giãn thú vị giúp giảm
stress hiệu quả.
- Lợi ích của việc trồng rau sạch tại nhà và sử dụng nguồn rau sạch:
o Cung cấp nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao.
o Tiết kiệm chi tiêu.
o Tạo được không khí trong lành, mát mẻ trong căn nhà của bạn.
o Đảm bảo được chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình bạn
o Trồng rau tại nhà vừa là một thú giải trí, vừa bổ sung thêm rau trong các
bữa cơm.

SVTH: Nhóm 8

Page 5


TKMH:Chiến lược kinh doanh

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

- Từ thực trạng và yêu cầu cấp bách về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong
hiện tại, tương lai và những lợi ích của việc trồng rau tại nhà chúng tôi quyết định
thành lập Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Greenlife chuyên cung cấp dụng cụ,
trang thiết bị, hạt giống trồng rau tại nhà. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các loại rau
sạch theo yêu cầu của khách hàng. Công ty chúng tôi từng bước thực hiện lộ trình
cung ứng các giải pháp sản xuất rau sạch tại nhà cho cộng đồng người Việt Nam.
- Với tiêu chí : “Rau sạch cho mọi nhà” Chúng tôi mong muốn đem lại những gì
tốt nhất cho sức khoẻ và mang lại những niềm vui hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia
đình. Với đội ngũ kỹ sư nông nghiệp xuất sắc, trẻ trung, nhiệt tình và giàu kinh nghiệm

trong lĩnh vực cây trồng đặc biệt là về trồng rau sạch tại nhà… sẽ mang đến cho khách
hàng những sản phẩm và dịch vụ chất luợng tốt nhất, chi phí rẻ nhất, thời gian phục vụ
nhanh nhất.
1.2. GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY
 Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Greenlife.
 Địa chỉ: 430 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
 Tel: 84 - 58 - 3884449 / Fax: 84 - 58 – 3884447
 Email:
 Web: />Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Greenlife là 1 công ty được thành lập
với số vốn điều lệ là 3 tỷ đồng với sự đóng góp của 10 thành viên. Được cấp giấy phép
hoạt động vào tháng 1 năm 2013. Là đơn vị chuyên cung cấp rau sạch, hạt giống, phân
bón, đất, thiết bị, dụng cụ trồng rau và dịch vụ tư vấn chăm sóc rau sạch tại nhà. Với
tiêu chí “ Rau sạch cho mọi nhà”. Công ty ngoài địa chỉ đăng kí giấy phép kinh doanh
tại trụ sở chính công ty còn liên kết với các hộ dân trên Đà Lạt về các thiết bị, giống,
phân bón vv… đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và cung cấp các loại rau cần thiết đáp
ứng nhu cầu hằng ngày nếu khách hàng đặt hàng tại công ty. Công ty không ngừng
phấn đấu mang lại cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ có giá trị hoàn hảo nhất;
khẳng định thương hiệu, chỗ đứng của mình trong toàn Thành phố.
1.3. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, MỤC TIÊU
 Tầm nhìn: Sau 5 năm là công ty chuyên cung cấp hạt giống, thiết bị trồng rau
và cung cấp dịch vụ chăm sóc rau sạch lớn nhất TP.HCM và các vùng lân cận.

SVTH: Nhóm 8

Page 6


TKMH:Chiến lược kinh doanh

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp


 Mục tiêu:
 Dài hạn: Sau 5 năm đạt được lợi nhuận 250 triệu/tháng. Xây dựng được uy tín
vững chắc trên thị trường và có lượng khách hàng trung thành tối đa.
 Ngắn hạn:
-

Năm 2: Mở rộng thị phần, bắt đầu có lợi nhuận, đầu tư phát triển công ty hiện
tại.

-

Năm 3: Xây dựng thương hiệu tạo dựng chỗ đứng trên thị trường.

-

Năm 4: Mở rộng thị trường, thành lập thêm các chi nhánh ở các quận nhiều
tiềm năng trong thành phố.

 Sứ mệnh: Đảm bảo nguồn cung cấp rau sạch cho mọi khách hàng, đồng thời
cung cấp hạt giống, thiết bị và dịch vụ tốt nhất với giá cả hợp lý nhất.
 Slogan: Green life! Giấc mơ xanh của mọi thời đại.

SVTH: Nhóm 8

Page 7


TKMH:Chiến lược kinh doanh


GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

 Cơ cấu tổ chức:

 Nghành nghề kinh doanh:
- Tư vấn trồng và chăm sóc rau tại nhà.

- Cung cấp các thiết bị, dụng cụ, hạt giống, phân bón và các sản phẩm đi kèm
(bình tưới nước, dụng cụ làm vườn,…).

SVTH: Nhóm 8

Page 8


TKMH:Chiến lược kinh doanh

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

- Tư vấn thiết kế, lắp đặt các hệ thống trồng rau (giàn, khung treo, hộp…).

- Cung cấp rau sạch cho các hệ thống siêu thị, nhà hàng…ở TP.HCM, các vùng lân
cận và theo yêu cầu của khách hàng.

SVTH: Nhóm 8

Page 9


TKMH:Chiến lược kinh doanh


GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHIẾN LƯỢC
Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng, tác động to lớn vì chúng ảnh hưởng đến
toàn bộ các bước tiếp theo của quá trình quản lý chiến lược. Vì vậy, để có thể quản lý
chiến lược tốt yêu cần rất nhiều sự phân tích, am hiểu và khả năng dự kiến được các
môi trường mà doanh nghiệp phải đối mặt.
Có 2 vấn đề cần lưu ý khi phân tích ảnh hưởng của môi trường là tính phức tạp
và biến động của nó. Môi trường càng phức tạp hoặc có tính biến đổi càng cao thì càng
khó đưa ra quyết định hữu hiệu, đặc biệt là khi phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô
và vi mô. Những xu hướng và sự kiện về môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả
các sản phẩm, dịch vụ, thị trường và tổ chức trên thế giới.
Nhận diện và đánh giá những cơ hội và đe dọa của môi trường bên ngoài cũng
như những điểm mạnh, điểm yếu của nội bộ doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp xác
định được nhiệm vụ rõ ràng và xây dựng chiến lược tốt để đạt được mục tiêu dài hạn.
2.1. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
2.1.1. Môi trường vĩ mô
2.1.1.1. Các yếu tố chính trị - pháp lý
a. Pháp lý
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và
kinh doanh rau, quả an toàn Nhà nước đã ban hành một số bộ luật, nghị định và các
thông tư sau:
 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
 Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
 Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính Phủ về việc
sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính


SVTH: Nhóm 8

Page 10


TKMH:Chiến lược kinh doanh

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn;
 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ theo các luật và nghị định trên ngày 9,tháng 12,năm 2012 Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành TT Số: 59 /2012/TT-BNNPTNT Quy
định về quản lý sản xuất rau, quả an toàn.
 Tác động đến công ty.
-

Thách Thức:

 Tuy chính sách pháp luật đã có rất nhiều các văn bản quy định, hướng dẫn,
nhưng vừa chồng chéo, không phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý giữa các bộ,
ngành lại vừa thiếu sót, chưa phủ hết các lĩnh vực, có khoảng trống giữa các khâu
trong trách nhiệm quản lý liên tục một loại sản phẩm. Một số lĩnh vực mới phát sinh
(như thực phẩm chức năng, một số độc chất và vi chất) chưa được hướng dẫn quản lý
cụ thể, chi tiết nên các công ty rất khó thực hiện.
 Về tổ chức bộ máy, chưa có một hệ thống tổ chức làm công tác vệ sinh an toàn
Thực phẩm thống nhất từ Trung ương đến địa phương, chưa có mạng lưới thanh tra

chuyên ngành về vệ sinh an toàn Thực phẩm. Tại Mỹ có Cơ quan Kiểm soát Thực
phẩm và Dược phẩm (CDC), Trung Quốc cũng có cơ quan tương tự. Còn tại Việt
Nam, hiện có tới 5 Bộ quản lý về vệ sinh an toàn Thực phẩm gồm: Bộ Y tế, Bộ Công
thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài
nguyên và Môi trường và UBND các cấp, dẫn đến một thực trạng không có cơ quan
nào chịu trách nhiệm chính khi có vấn đề về vệ sinh an toàn Thực phẩm cũng như
chất lượng của các loại rau, củ quả, gây khó khăn trong việc xin giấy phép chứng
nhận chất lượng sản phẩm của công ty.
 Theo Báo cáo của Chính phủ, kinh phí được cấp cho công tác quản lý chất
lượng của các loại rau, củ, quả và thực phẩm khác giai đoạn 5 năm (từ 2004-2008) là
329 tỷ đồng, tính bình quân đầu người của cả nước đạt 780 đồng/người/năm, chỉ bằng
1/19 mức đầu tư của Thái Lan và bằng 1/136 so với Mỹ .

SVTH: Nhóm 8

Page 11


TKMH:Chiến lược kinh doanh
-

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

Cơ hội

 Hệ thống pháp luật tạo nên một môi trường hoạt động kinh doanh, cạnh tranh
lành mạnh. Đảm bào được lợi ích hợp pháp của cả người dân và công ty.
b. Chính trị.
 Nhìn chung, Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội
ổn định so với các nước khác trong khu vực. Môi trường chính trị và xã hội tại Việt

Nam từng bước được phát triển theo hướng cởi mở và tạo điều kiện cho người dân
phát huy vai trò tham gia tích cực hơn. Vai trò kiểm tra giám sát của Quốc hội đối với
Chính phủ ngày càng được nâng cao.
 Nhà nước đang khuyến khích, hỗ trợ cho kinh tế tư nhân,hộ gia đình. Điều đó
tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển.
2.1.1.2. Các yếu tố về kinh tế
a. Kinh tế thế giới
Các nước phát triển tại khu vực EU, Mỹ, Nhật đang cho thấy những nỗ lực
thoát khỏi suy thoái khi tốc độ tăng GDP và chỉ số sản xuất PMI có nhiều dấu hiệu tích
cực hơn trong các quý gần đây. Tuy nhiên, động thái giữ nguyên gói QE3 mới đây của
FED, đồng thời điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng thấp hơn (từ 2%-2,3% năm 2013, thấp
hơn dự báo ban đầu là 2,3% -2,8%) cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa thực sự
hồi phục ổn định và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm hơn so với kỳ vọng.
Dù vậy, quyết định duy trì gói QE3 của FED cũng đã tạo động lực phục hồi cho một
loạt các chỉ số chứng khoán lớn tăng điểm mạnh, đặc biệt là thị trường chứng khoán
Mỹ.
Tại Châu Á, nền kinh tế Trung Quốc sau 2 quí đầu năm tăng trưởng chậm hơn
so với dự báo đang được đánh giá là có triển vọng hồi phục ổn định trở lại trong quý
33 và sẽ là nhân tố tích cực thu hút đầu tư dài hạn từ các quỹ đầu tư trong thời gian tới
tại khu vực kinh tế các nước mới nổi.
Hoạt động thương mại thế giới dự kiến tăng trưởng khoảng 2,5% trong năm nay
và 4,5% trong năm 2014, giảm đôi chút so với những dự đoán trước đây cho năm 2013

SVTH: Nhóm 8

Page 12


TKMH:Chiến lược kinh doanh


GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

và 2014 tương ứng là 3,3% và 5% (theo WTO). Bên cạnh đó, giá cả nhiều mặt hàng
đặc biệt là nông sản đang có dấu hiệu giảm khá mạnh. Những yếu tố này sẽ gây tác
động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
b. Kinh tế Việt Nam
Nhận định tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2013:
Những nỗ lực trong việc duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, ưu tiên kiềm chế lạm
phát của Chính phủ đã đem lại cho nền kinh tế Việt Nam những kết quả tích cực trong
3 quý đầu năm 2013:
(i)

Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3/2013 đã đạt mức cao hơn so với dự

báo, suy giảm tăng trưởng bước đầu đã được ngăn chặn. Tuy nhiên, nền kinh tế nhìn
chung vẫn còn nhiều khó khăn bởi dòng vốn tín dụng chưa được hấp thụ tốt, cầu tiêu
dùng trong nước còn yếu khiến sản xuất khó tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó tăng
trưởng GDP trong giai đoạn hiện nay đang phụ thuộc khá nhiều vào nhân tố xuất khẩu
(cầu bên ngoài) là yếu tố còn nhiều bất định, chứa đựng những rủi ro khó lường đối
với tính bền vững của tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới;
(ii)

Lạm phát được kiểm soát trong một thời gian khá dài, xu hướng lạm

phát dài hạn đang giảm dần và ổn định quanh mức 7% là những tín hiệu tích cực tạo
nền tảng cho sự ổn định lạm phát cho trung hạn. Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát
tài chính Quốc gia, đây là mục tiêu quan trọng cần được duy trì trong giai đoạn tới
nhằm tạo lập sự ổn định vĩ mô cho trung hạn của Việt Nam.
Những thành quả đạt được khiến lòng tin của thị trường cũng như của các nhà
đầu tư nước ngoài vào sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam đang được phục hồi mạnh

mẽ, biểu hiện là dòng vốn FDI, đặc biệt là vốn FDI đăng ký đã tăng mạnh so với cùng
kỳ năm 201217. Cũng nhờ vào những cải thiện về môi trường kinh tế vĩ mô, chỉ số xếp
hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng đã có bước tiến mạnh, tăng 5 bậc (từ vị
trí 75 lên 70) so với năm 2012, chỉ số môi trường vĩ mô tăng 19 bậc (từ vị trí 106 lên
87). Trên thị trường quốc tế, niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với kinh tế
Việt Nam tiếp tục được cải thiện đáng kể, biểu hiện là CDS đã giảm mạnh từ mức cao
trên 300 điểm của cùng kỳ năm ngoái xuống quanh mức dưới 250 điểm trong nhiều

SVTH: Nhóm 8

Page 13


TKMH:Chiến lược kinh doanh

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

tháng qua. Đó là những tín hiệu đáng mừng cho thấy những nỗ lực ổn định vĩ mô của
Việt Nam trong thời gian đã đạt những kết quả rất tích cực, trên cả phạm vi trong nước
và bình diện quốc tế.
c. Tình hình kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh trong 9 tháng đầu năm 2013
Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn 9 tháng đầu năm ước đạt 532.414 tỷ đồng, tăng
8,7% so cùng kỳ năm trước . Trong 8,7% tăng trưởng chung: khu vực thương mại dịch
vụ đóng góp 5,86%; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,75%; khu vực nông
lâm thuỷ sản 0,05%.
Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn 9 tháng ước thực hiện 123.738 tỷ đồng, so với
cùng kỳ tăng 3,3% . Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn trên địa bàn ước tính
thực hiện 103.863 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 3,3%. Trong đó vốn ngân sách Thành
phố 11.821,8 tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ và đạt 69% kế hoạch năm.
Tính đến ngày 31/8, toàn Thành phố đã có 27.374 giấy phép xây dựng và sửa chữa

lớn với diện tích sàn 4.763,6 ngàn m 2 được cấp; trong đó xây dựng mới 24.077 giấy
phép với diện tích 4.327,6 ngàn m2 và 3.297 giấy phép sửa chữa lớn với diện tích 434
ngàn m2.
Từ đầu năm đến ngày 15/9, đã có 291 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy
chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 650,7 triệu USD, vốn đầu tư bình quân một
dự án 2,2 triệu USD.
Chỉ số phát triển công nghiệp 9 tháng đạt 6% so cùng kỳ, đây là mức tăng cao nhất
kể từ đầu quý 2 đến nay. Giá trị sản xuất xây dựng ước thực hiện 104.344 tỷ đồng,
tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước
Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng năm 2013 ước đạt
9.412 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt
6.910 tỷ đồng tăng 4,1% so cùng kỳ. Trong đó chăn nuôi chiếm 54%, tăng 4,3%; trồng
trọt chiếm 37,6%, tăng 3,8%. Giá trị sản xuất hoạt động chăn nuôi ước đạt 3.729 tỷ
đồng (giá thực tế), tăng 4,3% so cùng kỳ. Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 68 tỷ
đồng, xấp xỉ cùng kỳ năm trước, trong đó hoạt động trồng và chăm sóc rừng tăng
25,5%. Giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 2.434 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ
năm 2012; trong đó, nuôi trồng tăng 7,2%, khai thác tăng 27,2%.

SVTH: Nhóm 8

Page 14


TKMH:Chiến lược kinh doanh

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố ước tính 9
tháng đạt 441.076,2 tỷ đồng, tăng 12,2 % so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu khách sạn
và dịch vụ lữ hành đạt 17.287 tỷ đồng, chiếm 3,9% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và

dịch vụ, tăng 20,1% so cùng kỳ. Trong đó du lịch lữ hành tăng 24,7%, khách sạn tăng
11,2%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 năm 2013 so với tháng 12/2012 tăng 4,43%.9 tháng
đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt 33.033,9 triệu USD, tăng 5,8% so
với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu hàng hóa đạt 19.767,7 triệu USD, giảm 4,5% so với
cùng kỳ năm trước. Tổng trị giá hàng nhập khẩu đạt 18.721 triệu USD, tăng 12% so cùng
kỳ năm trước.
Doanh thu vận tải hàng hóa chín tháng ước đạt 27.063,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
68,8% trong tổng doanh thu vận tải thuần túy, tăng 15,8% so với cùng kỳ 2012. Doanh
thu vận tải hành khách ước đạt 12.248,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng doanh
thu vận tải thuần túy, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2012. Tổng lượng hàng hóa qua
cảng sông và cảng biển đạt 53.193,3 nghìn tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ;
Tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng năm nay ước thực hiện 165.677,6 tỷ
đồng, đạt 69,5% dự toán, tăng 7% so cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước địa phương
ước 32.710,2 tỷ đồng, đạt 78,6% dự toán, giảm 24,9% so cùng kỳ. Tổng chi ngân
sách địa phương ước thực hiện 29.998 tỷ đồng, đạt 69,1% dự toán, tăng 9,8% so
cùng kỳ. Tổng chi ngân sách nhà nước địa phương kể cả tạm ứng ước 46.249,4 tỷ
đồng, vượt 6,6% dự toán, tăng 13,8% so cùng kỳ.
Dự ước 9 tháng đầu năm, tổng số lượt khám và điều trị bệnh là 22 triệu lượt, tăng
4,5% so với cùng kỳ năm 2012. Tổng số lượt bệnh nhân điều trị nội trú gần 1 triệu lượt,
tăng 2% so với cùng kỳ.
Tính đến nay thành phố còn 28.260 hộ nghèo (theo chuẩn thu nhập 12 triệu
đồng/người/năm) chiếm tỷ lệ 1,55% tổng hộ dân thành phố với 126,8 ngàn nhân
khẩu. Hộ cận nghèo thành phố giai đoạn 2012-2015 hiện còn 104.948 hộ
với 468,1 ngàn nhân khẩu, trong đó có 80.412 hộ nghèo vượt chuẩn nghèo và điều
tra mới là 24.536 hộ đưa vào danh sách hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,75% tổng hộ dân
thành phố.

SVTH: Nhóm 8


Page 15


TKMH:Chiến lược kinh doanh

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

Tổng quỹ giảm nghèo là 256,6 tỷ đồng, đang trợ vốn cho 31.164 hộ nghèo và
cận nghèo với tổng số tiền 208,6 tỷ đồng và 144 cơ sở sản xuất kinh doanh thu nhận
1.731 lao động nghèo.
d. Ảnh hưởng đến công ty.

Nhu cầu thị trường

Cơ Hội

Thách Thức

- Nhu cầu tiêu thụ rau an toàn ngày Với qui mô và trình độ sản xuất
càng cao, nhất là ở thành thị => có hiện nay, rau an toàn Hồ Chí
thể tăng sản lượng lớn
- Nhu cầu về chất lượng sản phẩm
cao đi đôi với giá cao hơn được ngày

Minh vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu tiêu thụ nội địa, chưa
nói tới xuất khẩu.

càng nhiều người tiêu dùng chấp
nhận => cơ hội tăng lợi nhuận cho

các thành phần trong chuỗi nếu đảm
bảo chất lượng sản phẩm.
- Nhu cầu về nguồn nguyên liệu chế
biến đúng yêu cầu xuất khẩu cũng

Sản phẩm

tăng cao (các công ty chế biến).
- Nhờ có sự nghiên cứu của các viện, - Quy hoạch đô thị tại TP. Hồ
sự hỗ trợ của các ban ngành có liên Chí Minh phức tạp, đất trồng
quan, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc cho rau không nhiều, mặc dù
tế, rau an toàn Hồ Chí Minh là sản có quy họach nhưng việc thực
phẩm tiềm năng có cơ hội mở rộng hiện không dễ dàng.
diện tích, đa dạng về chủng loại và
tăng năng suất hơn nữa.

- Hình ảnh rau an toàn chưa
được quảng bá rộng rãi, nhận
thức về rau an toàn chưa cao
ảnh hưởng đến mức độ sử dụng
(nhất là người tiêu dùng bình

SVTH: Nhóm 8

Page 16


TKMH:Chiến lược kinh doanh

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp


Xuất khẩu

dân).
Thị trường xuất khẩu rau an toàn rất - Chất lượng sản phẩm chế biến
lớn, đặc biệt qua các nước châu Á, và xuất khẩu chưa cao, khó cạnh
các sản phẩm chế biến sang các châu tranh với các nước khác do
lục khác.
chưa được đầu tư nâng cao
trình độ khoa học kỹ thuật
trồng trọt và chế biến theo tiêu
chuẩn quốc tế - hầu hết các nhà
máy chế biến rau, củ xuất khẩu
đều thiếu nguyên liệu do sản
lượng rau an toàn đúng tiêu
chuẩn để xuất khẩu còn ít.
- Chi phí chế biến đang lên cao,
chủ yếu do gíá xăng dầu tăng
nhanh.
- Rau Việt Nam phải chịu mức
thuế suất cao khi xuất khẩu.

SVTH: Nhóm 8

Page 17


nhãn hiệu

Thương hiệu,


TKMH:Chiến lược kinh doanh

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

- Đã có một số nhãn hiệu rau an toàn Nhận thức về tầm quan trọng
sản xuất tại TP. Hồ Chí Minh được của việc xây dựng thương hiệu
nhiều người tiêu dùng biết đến như: của các thành phần trong chuỗi
rau an toàn Tân Phú Trung, nấm an còn yếu, một phần do chính
toàn Bảy Yết… Các hợp tác xã, các bản thân doanh nghiệp chưa nỗ
cơ sở sản xuất rau khác cũng đang lực, một phần do các thành
trên đường xây dựng thương hiệu phần khác trong chuỗi, quan
cho sản phẩm rau sạch của mình để trọng nhất sự chấp nhận của
khẳng định mình trong thị trường nội người tiêu dùng.
địa và tìm cơ hội xuất khẩu.
- Tiến hành việc xây dựng
- Hiện nay chương trình xúc tiến thương hiệu chậm trễ sẽ là một
thương mại của thành phố kết hợp khó khăn cho chính các HTX,
với báo Tiếp Thị Sài Gòn đang hỗ trợ doanh nghiệp khi cạnh tranh
bước đầu 20 doanh nghiệp làm trực tiếp với với các nhãn hiệu
thương hiệu một cách bài bản trong khác trên thị trường, đặc biệt
2006, đây cũng là cơ hội tốt cho các trong việc xuất khẩu.
HTX, doanh nghiệp về rau củ tại TP.
Hồ Chí Minh được tham gia

vào

chương trình này.

2.1.1.3. Các yếu tố văn hóa- xã hội

a. Thực trạng văn hóa xã hội hiện nay.
Là thành phố đông dân và lớn nhất nước Việt Nam, TP. Hồ chí Minh là nơi hội
tụ nhiều dân tộc khác nhau như: Việt, Hoa, Khơ Me, Chăm…Với dân số đông đạt tới
6,062,993 người, mật độ dân số cao: 2,894 người/1 km 2 (theo cục thống kê, 2004). Do
vậy, TP. Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là một thị trường tiêu thụ

SVTH: Nhóm 8

Page 18


TKMH:Chiến lược kinh doanh

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

sản phẩm lớn nhất nước nên việc mở rộng vùng cung cấp rau an toàn tại thành phố là
hết sức cần thiết.
Sự chênh lệch về số dân giữa nông thôn và thành thị (theo niên giám thống kê
2004, thành thị chiếm: 85%, nông thôn chiếm 15%,) là một trong những nhân tố quan
trọng khác làm cho mức ‘cầu’ về rau an toàn ở TP. Hồ Chí Minh rất cao. Dân cư thành
thị với mức sống và trình độ dân trí cao, có nhận thức cao hơn về các lợi ích của rau an
toàn cũng như sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm rau đạt chất lượng tốt. Ở một số
thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh cũng chỉ kiểm soát được 20 - 30% nhu cầu rau
xanh của Thành phố.
Nhưng thực tế các nguồn rau hiện nay không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chủ
yếu do ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hoá chất. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, kết quả kiểm tra ngẫu nhiên trên rau, quả tại TP. Hà Nội, Tiền Giang, Vĩnh
Phúc, TP. Hồ Chí Minh trong quý III - IV/ 2008 cho thấy, trong 76 mẫu rau thì 40 mẫu
nhiễm E.Coli vượt quá giới hạn cho phép (chiếm 52,6%); 6 mẫu rau nhiễm Salmonella
(chiếm 7,9%). Số liệu trên cho thấy, môi trường đất và nước để trồng rau là chưa đáp

ứng tiêu chuẩn để sản xuất Rau an toàn. Việc này đòi hỏi phải khẩn trương xây dựng
quy hoạch vùng trồng Rau an toàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn để đảm bảo chất lượng rau.
Nhìn chung, các quy định về sản xuất, kinh doanh rau, quả được ban hành khá
đầy đủ. Tuy nhiên, việc thực hiện không đúng các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật và thời gian cách ly trước khi thu hoạch rau quả nên tồn dư hoá chất trong
rau, quả vẫn ở mức cao. Thực tiễn giám sát cho thấy, việc quy hoạch vùng sản xuất
Rau an toàn còn chậm; việc xây dựng thương hiệu, hệ thống phân phối Rau an toàn,
quản lý chất lượng Rau an toàn trên thị trường còn chưa được thực hiện tốt, tình trạng
giả thương hiệu Rau an toàn vẫn xảy ra lo ngại cho người tiêu dùng
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của TP. Hồ Chí Minh cao hơn tốc độ tăng
trưởng bình quân chung của cả nước (bình quân thời kỳ 2000-2010 phấn đấu đạt
12%/năm. Riêng giai đoạn 2001-2005 đạt bình quân 11%/nămnăm). GDP bình quân
đầu người tăng từ 1,350 USD năm 2000 lên 1,980 USD năm 2005. Điều này cho thấy

SVTH: Nhóm 8

Page 19


TKMH:Chiến lược kinh doanh

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

dân cư TP. Hồ Chí Minh có mức sống cao nhất nước và là một thị trường đầy hấp dẫn
về nhu cầu rau sạch.
b. Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa- xã hội đến công ty
 Cơ hội:
 Nhu cầu về rau sạch hiện tại là rất lớn và là nhu cầu thiết yếu của người
dân.

 Nhận thức về tầm quan trọng của thực phẩm sạch đang ngày càng được
nâng cao và phổ biến rộng rãi trong xã hội.
 Thói quen sử dụng rau truyền thống mua ở chợ đang dần thay đổi thành
sử dụng rau sạch ở siêu thị hoặc tự trồng.
 Thách thức
 Nhu cầu rau sạch hiện tại vẫn còn thấp so với các loại rau truyền thống.
 Giá thành cao hơn so với các loại rau truyền thống bán ở chợ gây khó
khăn trong cạnh tranh.
 Chưa được nhà nước quan tâm, nghiên cứu và đầu tư một cách có hiệu
quả để nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về thực phẩm
sạch.
2.1.1.4. Các yếu tố về công nghệ.
Ở nước ta, các cơ quan nghiên cứu như (Viện, Trường, Trung tâm…) trong thời
gian qua đã nghiên cứu, hoàn thiện nhiều quy trình tiến bộ kỹ thuật, công nhận hàng
chục giống rau, hoa, cây ăn trái, cây công nghiệp, giống vật nuôi…bước đầu đã có
những kết quả ứng dụng trong sản xuất. Nhiều công nghệ cao, công nghệ sinh học, vật
liệu mới ứng dụng trong sản xuất đã làm cho năng suất cây trồng vật nuôi tăng lên
đáng kể góp phần giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo một cách hiệu quả.
Nhiều địa phương đã xây dựng những mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Theo
đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các lọai hình nông nghiệp công
nghệ cao ở Việt nam hiện nay có thể chia ra như sau:
 Các khu Nông nghiệp công nghệ cao.

SVTH: Nhóm 8

Page 20


TKMH:Chiến lược kinh doanh


GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

Các mô hình này chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, hiện nay chỉ có ở
một số tỉnh thành phố đi tiên phong như: TP. Hồ Chí Minh, Hà nội, Hải phòng, Lâm
Đồng, Vĩnh phúc … Đặc điểm của lọai mô hình này là Nhà nước quy họach thành khu
tập trung với quy mô từ 100 ha trở lên. Tiến hành thiết kế quy họach phân khu chức
năng theo hướng liên hòan từ nghiên cứu, sản xuất, chế biến, giới thiệu sản phẩm. Nhà
nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ: giao thông, điện nước, thông
tin liên lạc, xử lý môi trường … đến từng phân khu chức năng, quy định các tiêu chuẩn
công nghệ và các lọai sản phẩm được ưu tiên phát triển trong khu nông nghiệp công
nghệ cao. Các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được quyền đăng ký và
đầu tư vào khu để phát triển sản phẩm.
+ TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên xây dựng khu nông nghiệp công
nghệ cao theo mô hình đa chức năng, gắn nghiên cứu, trình diễn, chuyển giao công
nghệ với việc tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái đồng thời thu hút đầu tư của các doanh
nghiệp. Quy mô diện tích là 88 ha được Thành phố đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ. Mô
hình tổ chức quản lý của khu nông nghiệp công nghệ cao dự kiến giai đọan đầu là đơn
vị sự nghiệp có thu, tự túc một phần kinh phí họat động. Sau vài năm đi vào họat động
có hiệu quả sẽ chuyển sang mô hình quản lý mới là doanh nghiệp, có thể là công ty cổ
phần bao gồm các nhà đầu tư đang sản xuất trong Khu. Qua hoạt động đã có nhiều ý
kiến cho rằng “Chỉ có chuyển sang hình thức doanh nghiệp với sự tự chủ về tài chính
sẽ thúc đẩy doanh nghiệp Khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tư vào chiều sâu và
ngày càng năng động hơn trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ”.
Hiện nay TP. Hồ Chí Minh đã có 668,2ha canh tác hoa, cây cảnh trong đó Mai
vàng chiếm tỷ lệ lớn nhất; hoa lan 64,3 ha đây là chũng loại hoa mới phát triển nhưng
đem lại giá trị kinh tế cao, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị.
+ Tỉnh Lâm đồng đang triển khai dự án quy họach khu nông nghiệp công nghệ
cao tại huyện Lạc Dương với quy mô 300 ha. Các sản phẩm đựơc lựa chọn để phát
triển trong khu quy họach này là nhân giống các lọai cây trồng có gía trị kinh tế cao
bằng công nghệ cấy mô thực vật, sản xuất cây giống sạch bệnh, sản xuất rau hoa cao

cấp, nấm dược liệu….

SVTH: Nhóm 8

Page 21


TKMH:Chiến lược kinh doanh

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

Ưu điểm của lọai hình này: Đảm bảo được tính đồng bộ liên hòan từ khâu
nghiên cứu đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp tham gia sản
xuất trong Khu có sản lượng hàng hóa tập trung, kiểm sóat được tiêu chuẩn, chất
lượng nông sản, giảm được chi phí đầu tư về cơ sở hạ tầng trên một đơn vị diện tích.
Được hưởng một số chính sách ưu đãi của Nhà nước về thuê đất, thuế….
Hạn chế: Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho Khu lớn nên khả năng thu hồi vốn chậm,
không thích hợp với một số đối tượng cây con đòi hỏi khỏang không gian cách ly lớn.
Các doanh nghiệp có nguồn vốn thấp khó có thể tham gia đầu tư vào Khu.
 Các mô hình sản xuất nông nghiệp Công Nghệ Cao.
* Trong lĩnh vực cây trồng:
Các mô hình thông thường do một doanh nghiệp đầu tư, quy mô tùy theo khả
năng đầu tư vốn và sản phẩm của mô hình là sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp.
Ví dụ : - Như ở TP. Hồ Chí Minh, Công ty Liên doanh hạt giống Đông Tây đã
đầu tư trại sản xuất hạt giống rau với việc nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt giống lai
F1 cùng với việc đầu tư phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học, xưởng chế biến hạt
giống phục vụ cho công tác nghiên cứu, lai tạo và chế biến hạt giống đạt tiêu chuẩn
cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Tại Lâm Đồng Công ty Dalat Hasfarm sản xuất các lọai hoa ôn đới cao
cấp. Sản phẩm chính là hoa cắt cành, bao gồm hoa hồng, lily, cúc đơn, cúc chùm, cẩm

chướng đơn, cẩm chướng chùm, đồng tiền, baby, sao tím, salem và các loại lá trang trí,
hoa trồng chậu. Ngoài việc cung cấp cho thị trường trong nước, thông qua mạng lưới
phân phối vững chắc và rộng khắp, Dalat Hasfarm còn xuất khẩu sang Nhật Bản,
Singapo, Thái Lan, Đài Loan, Campuchia…... Hiện nay công ty có 3 trang trại tại Đà
Lạt, Đa Quí và Đơn Dương rộng hơn 250 ha, trong đó có hơn 41 ha nhà kính, nằm ở
độ cao từ 1.000- 1.500 m so với mực nước biển, nên các chủng loại hoa được sản xuất
quanh năm với chất lượng cao. Các loại hoa được trồng trong nhà kính ở Đà Lạt với
công nghệ hiện đại và theo quy trình hết sức nghiêm ngặt (từ diện tích kho lạnh 600m 2

SVTH: Nhóm 8

Page 22


TKMH:Chiến lược kinh doanh

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

có đầy đủ trang thiết bị để giữ hoa tốt nhất, đến quy trình đóng gói, bảo quản và vận
chuyển liên hoàn). Công ty đã thực hiện việc trồng hoa trong nhà kính giúp ngăn ngừa
được mưa gió, côn trùng, sâu bọ. Cấu trúc nhà kính rất dễ dàng để cài đặt hệ thống cơ
giới hóa, giúp tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng phát triển…
- Mô hình sản xuất rau an toàn tại tỉnh Lâm đồng với diện tích 600 ha được sản
xuất theo 2 dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân
bón, nông dược vô cơ và cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ
thu hút nhiều hộ nông dân tham gia sản xuất và ứng dụng công nghệ sinh học trong
nhân giống và sản xuất hoa.
- Tỉnh Vĩnh phúc xây dựng Mô hình trồng nấm với hơn 100 trang trại tham gia,
sản lượng đạt 500 tạ/năm, mô hình 130 ha rau an toàn (với công thức 5 cấm trong rau
sạch và 3 chỉ tiêu an toàn ) cho sản lượng 25.000 tấn/năm, mô hình trồng hoa tại

huyện Mê linh có 1000 ha chuyên sản xuất hoa cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu đã áp dụng các công nghệ mới gồm tạo giống tốt, nhà lưới, vườn
uơm, kho mát bảo quản đóng gói.
- Ngoài ra, còn có các mô hình khác do một số doanh nghiệp đầu tư như mô hình
sản xuất rau hoa công nghệ cao của Công ty Giống cây trồng Hà Nội, Trung tâm Phát
triển Nông lâm nghiệp công nghệ cao Hải phòng với hệ thống nhà kính, nhà lưới hiện
đại từ công nghệ của Israel …..
 Cơ hội:
Sự phát triển của Khoa học – Công nghệ trong nông nghiệp sẽ tạo điều kiện
thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp,tăng năng suất cây
trồng,cải thiện chất lượng. Đây là một yếu tố quan trọng để giúp các doanh nghiệp
trong nước giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ.
 Thách thức:
Giá trị sản phẩm nông nghiệp còn thấp do trình độ sản xuất và hàm lượng công
nghệ trong sản phẩm còn hạn chế, dẫn tới thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của Việt

SVTH: Nhóm 8

Page 23


TKMH:Chiến lược kinh doanh

GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

Nam còn rất thiếu hoặc được ít người biết đến. Phần lớn các nhà quản lý khoa học và
công nghệ cùng các nhà khoa học chung quan điểm cho rằng nguồn kinh phí dành cho
nghiên cứu ứng dụng công nghệ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp còn quá ít,
phân chia manh mún, chưa tập trung hình thành chuỗi giá trị gia tăng tối ưu từ nghiên
cứu tới sản phẩm cuối cùng.

2.1.1.5. Các yếu tố về tự nhiên.
Đất đai TP. Hồ Chí Minh mang đặc tính chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ
và Đồng Bằng Sông Cửu Long, tuy độ phì nhiêu không bằng các tỉnh trong khu vực
nhưng với những nghiên cứu, đề xuất, tham mưu và chỉ đạo trực tiếp của Sở Nông
nghiệp – Phát triển nông thôn, các địa phương và đơn vị sản xuất cơ sở đã triển khai
thực hiện nhiều giải pháp về kinh tế - kỹ thuật, đầu tư và hỗ trợ nông dân nên tiềm
năng đất đai, kinh tế nông nghiệp - nông thôn vẫn luôn đạt những thành tích và hiệu
quả tương đối cao.
So với các vùng trong cả nước khí hậu TP. Hồ Chí Minh tương đối ôn hòa, ít
gặp thiên tai. Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa
bình quân năm là 1,979 mm, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm. Nhiệt độ trung
bình năm 27.550 C, không có mùa đông. Với điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi, TP.
Hồ Chí Minh là một nơi lí tưởng để phát triển sản xuất rau an toàn. Nếu biết khai thác
theo hướng nông nghiệp sạch và bền vững thì sản lượng và lợi nhuận sẽ gia tăng đáng
kể.
2.1.2. Phân tích môi trường vi mô
2.1.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Trước nguy cơ ngộ độc rau do nhiễm hóa chất, nhiều bà nội trợ ở TP. Hồ Chí
Minh đang muốn tự cung tự cấp rau sạch cho gia đình, hơn nữa trồng rau tại nhà còn là
một thú giải trí và mang đến một không gian xanh sạch cho ngôi nhà của bạn. Đáp ứng
nhu cầu đó, hiện nay trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã xuất hiện dịch vụ trọn gói trồng
rau tại nhà, trong đó bao gồm cung cấp hạt giống, đất, dụng cụ, vật tư và tư vấn thiết

SVTH: Nhóm 8

Page 24


TKMH:Chiến lược kinh doanh


GVHD: Thầy Nguyễn Văn Tiếp

kế, hỗ trợ khách hàng tự tay trồng rau sạch. Tuy nhiên cung chưa có nhiều công ty
chuyên về lĩnh vực này. Qua nghiên cứu thị trường thì có các đối thủ cạnh tranh trực
tiếp như sau:
 Công ty cổ phần Sài Gòn thủy canh
 Nhà vườn tại gia
 Công ty Green Wall
Sau đây là tóm tắc sơ lược về ba công ty trên:

Công ty cổ phần Sài Gòn thủy canh
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN THỦY CANH
Địa chỉ
: 290/198 Nơ Trang Long, P. 12, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
ĐT
: 0835165456
Fax
: 0835164383
Website : www.saigonthuycanh.com.vn
Lĩnh vực kinh doanh:
 Cung cấp nguyên vật liệu, dụng cụ và các thiết bị trồng rau sạch
 Cung cấp rau sạch, hoa cắt cành, hoa chậu các loại
 Tư vấn thiết kế trang trại sản xuất rau quả an toàn, hoa cao cấp
 Tư vấn thiết kế và thi công sân vườn

Công ty nhà vườn tại gia
Tên công ty : CÔNG TY TNHH NHÀ VƯỜN TẠI GIA
Địa chỉ

: 93/5 Nguyễn Văn Đậu, P. 2, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh


ĐT

: 0903359588

Lĩnh vực kinh doanh:
 Cung cấp vật tư trồng rau tại nhà
 Giống rau: các loại hạt giống rau mầm, rau ăn lá, rau ăn củ quả,hạt giống ra
gia vị: tía tô, húng quế, diếp cá, ngò gai, ngò thơm... giống hoa, cây cảnh.v..vv

SVTH: Nhóm 8

Page 25


×