Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Đánh giá tình hình quản lý môi trường và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.32 KB, 85 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của nhiều các nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biếtơn tới quý thầy cô trong khoa Môi trường, các thầy
cô giáo trong bộ môn Khoa học đất - trườngĐại học Nông nghiệp Hà nội, đặc biệt
thầy TS Phan Quốc Hưng đã hướng dẫn tận tình, giúpđỡ tôi trong suốt thời gian tôi
thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tiếpđó, tôi xin cảmơn cán bộ công chức trong phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Tam Nông đã tạođiều kiện, giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong quá trình
thực tập tốt nghiệp.
Và cuối cùng tôi xin cảmơn sự quan tâm, động viên, khích lệ cuả gia đình,
người thân và bạn bè, giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 9 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Hoàng Thị Ngọc Huyền

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt

Ký hiệu

Bảo vệ môi trường

BVMT


Bảo vệ thực vật

BVTV

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNH – HĐH

Đơn vị tính

ĐVT

Khu công nghiệp

KCN

Quốc lộ

QL

Quản lý môi trường

QLMT

Tài nguyên và Môi trường

TN&MT

Ủy ban nhân dân


UBND

2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1

Tổ chức cơ quan QLMT tại một số Bộ ở Việt Nam

Bảng 4.1

Diễn biến trung bình một số yếu tố khí hậu huyện Tam Nông

Bảng 4.2

Quy mô và tốc độ tăng giá trị sản xuất 2010 - 2013

Bảng 4.3

Cơcấugiátrịsảnxuấthuyện Tam Nông

Bảng 4.4

Quy mô và tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản

Bảng 4.5
Bảng 4.6


Cơ cấu các lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản huyện Tam Nông giai đoạn
2010 - 2013 (theo giá 1994)
Thực trạng phát triển dân số qua các năm 2010 - 2013

Bảng 4.7

Những thông tin về nguồn gốc và tính chất của chất thải rắn

Bảng 4.8

Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện năm 2013

Bảng 4.9

Thành phần có trong chất thải

Bảng 4.10

Ước lượng khối lượng chất thải trồng trọt trong năm 2013 của huyện Tam Nông

Bảng 4.11

Kết quả phân tích tồn dư hóa chất BVTV có trong đất sản xuất nông nghiệp
huyện Tam Nông năm 2013

Bảng 4.12

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu môi trường huyện Tam Nông.

Bảng 4.13


Đánh giá tổng quát tình hình quản lý môi trường qua ý kiến người dân

Bảng 4.14

trên địa bàn huyện.
Thống kê nguồn lực sử dụng trong công tác thu gom chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Tam Nông

Phần 1
3


ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế với xu thế phát triển kinh

tế - xã hội theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nền kinh tế đi
lên theo hướng xã hội chủ nghĩa. Để làm tốt công tác này, nhà nước phải đưa ra các
chính sách phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Và những tỉnh, thành
phố có tiềm năng kinh tế thường được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, song hành
cùng với vấn đề này là những vấn đề về môi trường. Phát triển kinh tế, cũng có
nghĩa là chúng ta cũng đang làm ảnh hưởng ít nhiều tới môi trường. Để đảm bảo
được phát triển bền vững thì phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường.
Quản lý môi trường là 1 yếu tố không thể thiếu trong công tác bảo vệ môi trường.
Tam Nông là một huyện thuộc tỉnh Phú Thọ. Tam Nông cách thành phố Hà
Nội 70km, có vị trí cửa ngõ phía Tây của thủ đô. Với lợi thế tiếp giáp thủ đô Hà
Nội qua cầu Trung hà huyện Tam Nông là đầu mối giao thông vận tải quan trọng

của tỉnh Phú Thọ, các tuyến đường huyết mạch chạy qua huyện là QL32, QL 32A,
QL 32C. Tam Nông được xác định là vùng kinh tế trọng điểm về công nghiệp của
tỉnh. Trên địa bàn huyện hiện đang hình thành 2 khu công nghiệp (KCN) tập trung
là KCN Trung Hà và KCN Tam Nông và cụm công nghiệp Cổ Tiết. cơ cấu kinh tế
chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, du lịch. Tuy
nhiên, hệ quả của sự phát triển kinh tế là chất lượng môi trường đang bị suy giảm.
Và một trong những nguyên nhân gây ra hệ quả này là công tác quản lý môi trường
còn thấp. Yêu cầu trước mắt đặt ra là cần giải quyết triệt để vấn đề này để đảm bảo
có một môi trường tốt hơn cho đời sống, sức khỏe của cộng đồng, và đảm bảo cho
việc giảm thiểu tác động xấu tới môi trường nhằm cải thiện môi trường ngày một
tốt hơn.

4


Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý môi trường, chúng tôi
tiến hành thực hiện ngiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý môi trường và
đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường trên
địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Đánh giá được việc thực hiện các công tác quản lý môi trường trên địa bàn

huyện, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
môi trường trên địa bàn huyện.
1.3.

Yêu cầu nghiên cứu của đề tài.


Phần 2
5


TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Quản lý môi trường và các vấn đề liên quan
2.1.1. Một số khái niện có liên quan
Theo điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 của Việt Nam
- Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật.
- Thành phần môi trường: là yều tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước,
không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái sinh vật khác.
- Hoạt động bảo vệ môi trường: là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
- Phát triển bền vững: là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và
bảo vệ môi trường.
- Tiêu chuẩn môi trường: là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải mà được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi
trường.
- Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật.
6



- Suy thoái môi trường: là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật.
- Khủng hoảng môi trường: là các suy thoái chất lượng môi trường ở quy mô toàn
cầu đe dọa cuộc sống loài người và các loài sinh vật sống trên Trái Đất.
- Chất gây ô nhiễm: là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì
làm cho môi trường bị ô nhiễm.
- Chất thải: là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
- Quản lý chất thải: là hoạt động phân loại , thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái
sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
- Quan trắc môi trường: là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu
tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng,
diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
- Thông tin về môi trường: bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường;
về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm,
suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác.
- Đánh giá môi trường chiến lược: là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi
trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt
nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
- Đánh giá tác động môi trường: là việc phân tích dự báo các tác động đến môi
trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển
khai dự án đó.
2.2.1. Các vấn đềchung về quản lý môi trường.
2.2.1.1. Khái niệm về quản lý môi trường.

7


Hiện nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường, có

nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý môi trường như:
- Quản lý môi trường là sự tác động liên tục có tổ chức và hướng đích của chủ
thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành tác động
các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi
trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được
mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện
hành (Trần Thanh Lâm 2005).
- Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh (2008) lập luận rằng quản lý môi trường
là một hoạt động nhằm vào việc tổ chức thực hiện cũng như giám sát các
hoạt động bảo vệ, cải tạo và phát triển các điều kiện môi trường và khai thác
sử dụng tài nguyên một cách tối ưu. Công tác quản lý môi trường là nhiệm
vụ của mỗi quốc gia và toàn nhân loại, là chức năng của cơ quan quản lý nhà
nước, các cơ quan sự nghiệp liên quan, là trách nhiệm của các tổ chức kinh
tế xã hội cũng như mỗi cộng đồng và mỗi cá nhân.
- Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội có tác
dụng điều chỉnh cá hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống
và các ký năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên
quan đến con người: xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới sự phát
triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên (Lưu Đức Hải, 2005).
Thực chất của quản lý môi trường là quản lý con người trong các hoạt động
phát triển kinh tế và thông qua đó sử dụng hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội
của hệ thống môi trường.
Xét về bản chất kinh tế - xã hội, quản lý môi trường là các hoạt động chủ
quan của chủ thể quản lý vì mục tiêu lợi ích của hệ thống, bảo đảm cho các hệ
thống môi trường tồn tại hoạt động và phát triển lâu dài, cân bằng và ổn định vì lợi
ích cả vật chất và tinh thần của thếhệ hôm nay và thế hệ mai sau, vì lợi ích của cá
nhân, cộng đồng, địa phương vùng quốc gia, khu vực và quốc tế. Mục tiêu của hệ
8



thốngmôi trường là do chủ thể quản lý môi trường đảm nhận. Họ là chủ sở hữu của
hệ thống môi trường và là người nẵm giữ quyền lực của hệ thống môi trường. Nói
một cách khác, bản chất của quản lý môi trường tùy thuộc vào chủ sở hữu của hệ
thống môi trường.
2.2.1.2. Nguyên tắc của quản lý môi trường
Quản lý môi trường phải phảnánh các quy luật khách quna vàođiều kiện cụ
thể của từng đối tượng quản lý. Ở nước ta, quản lý môi trường cần dựa vào những
nguyên tắc sau:
 Bảođảm tính hệ thống
Môi trường là một hệ thốngđộng phức tạp, bao gồm nhiều phần tử hợp
thành. Các phần tử có bản chất tự nhiên và xã hội khác nhau. Trên cơ sở thu
nhập, tổng hợp và xử lý thông tin về hoạtđộng của các đối tượng trong hệ thống
môi trường, nhiệm vụ của quản lý môi trường làđưa ra các quyếtđịnh quản lý
phù hợp nhằm thúc đẩy các phần tử cấu thành hoạtđộng đều đặn, cân đối, hài
hòa hướng tới mục tiêu đãđịnh.
 Bảođảm tính tổng hợp
Các hoạt động phát triển thường diễn ra dưới nhiều hính thức khác nhau,
dù dưới hình thức nào quy mô và tốcđộ hoạtđộng ra sao, mỗi loại hoạtđộn đều
gây ra tác dộng lên hệ thống môi trường. Vì thế, trong khi hoạchđịnh chính sách
quản lý môi trường cần phải tính đến tác động tổng hợp và hậu quả của chúng.
 Bảođảm tập trung dân chủ
Quản lý môi trường được thực hiện nhiều cấp khác nhau. Vì thế, cần phải
bảođảm mối quan hệ chặt chẽ và tốiưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý
môi trường. Tập trung pải thực hiện trên cơ sở trong bàn bạc, quyếtđịnh các vấn
9


đề có liên quan tới môi trường theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra”. Ngược lại, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung,
không mâu thuẫn đối với tập trung, tránh lãng phí nguộn lực xã hội.

 Kết hợp quản lý theo ngànhvàquản lý theo lãnh thổ
Mỗi thành phần môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh
sáng,... thường do từng ngành quản lý và sử dụng, nhưng các thành phần môi
trường không chỉ phân bố, khai thác và sử dụng trên mộtđịa bàn cụ thể. Trong
khi một yếu tố môi trường có thể chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chức khác
nhau. Do đó, nếu không kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý
theo lãnh thổ thì sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quản lý môi trường.
 Kết hợp hài hòa các loại lợiích.
Quản lý môi trường là quản lý các hoạtđộng phát triển do con người tiến
hành, tổ chức và phát huy tích cực của hoạt động vì mụcđích phát triển bền
vững. Các cá nhân, tập thể hay cộng đồng, đều có những lợiích, nguyện vọng,
nhu cầu nhấtđịnh. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan tọng của quản lýmôi
trường là chủý đến lợiích của con người, để khuyến khích có hiệu quả hành vi
và thái độứng xử phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường.
 Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý
kinh tế, quản lý xã hội
Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững, hướng đến một xã hội bền vững
trong tương lai, ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển, phải kết hợp chặt
chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh tế, quản lý
xã hội thông qua việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển đúng đắn,
có tầm bao quát và có tính tổng hợp, thông qua quá trình hòa nhập các kế hoạch
10


và đầu tư về môi trường vào các kế hoạch và đầu tư vào kinh tế - xã hội ở tất cả
các khâu, các cấp quản lý của Nhà nước.
 Tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt liên quan chặt chẽ với nhau của quản lý
môi trường, đảm bảo khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả. Thông
qua việc hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia để

giảm tiêu hao năng lượng, tiết kiệm lao động, đảm bảo đầu tư vật chất và tài
chính có trọng điểm.
2.2.1.3. Các công cụ quản lý môi trường
Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh (2008) lập luận rằng công cụ quản lý môi
trường là các biện pháp và phương tiện nhằm thực hiện những nội dung của
QLMT. Công cụ QLMT rất đa dạng, mỗi công cụ có chức năng nhất định, liên kết
và hỗ trợ lẫn nhau. QLMT đòi hỏi phải phối hợp các loại công cụ nhằm đạt được
một cách có hiệu quả nhất công tác bảo vệ môi trường. Công cụ QLMT là vũ khí
hoạt động của nhà nước trong việc thực hiện công tác QLMT quốc gia.
Phân loại theo chức năng: Theo chức năng của các công cụ có thể phân ra
làm 3 loại chức năng chủ yếu của công cụ quản lý môi trường là: công cụ điều
chỉnh vĩ mô, công cụ hành động, công cụ hỗ trợ.
- Công cụ điều chỉnh vĩ mô: là luật phápvà các chính sách của Nhà nước, thông
qua đó Nhà nước có thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất có tác động mạnh
mẽ tới việc phát sinh ra chất ô nhiễm.
- Công cụ hành động: là các công cụ hành chính (xử phạt vi phạm môi trường
trong kinh tế, sinh hoạt…), công cụ kinh tế, có tác động trực tiếp tới lợi ích
kinh tế - xã hội của cơ sở sản xuất kinh doanh.
11


+ Công cụ hành động nhìn chung rất đa dạng, có ảnh hưởng trong một phạm
vi nhất định.
+ Công cụ hành động là công cụ chủ yếu của các tổ chức môi trường được xây
dựng trên cơ sở luật pháp, chính sách của quốc gia.
- Công cụ hỗ trợ: là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc không tác
động trực tiếp tới hoạt động. Các công cụ này dùng để quan sát, giám sát các
hoạt động gây ô nhiễm, giáo dục con người trong xã hội.
+ Công cụ hỗ trợ có thể là các công cụ kỹ thuật như: GIS, mô hình hóa, giáo
dục môi trường, thông tin môi trường.

+ Công cụ hỗ trợ có chức năng hoàn thiện dần các công cụ hành động của các
tổ chức và các cá nhân gây ô nhiễm môi trường.
 Phân loại theo bản chất công cụ:
Có thể phân loại công cụ quản lý môi trường theo bản chất thành 4 loại cơ bản là:
công cụ luật pháp - chính sách, công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật quản lý, công cụ
hỗ trợ.
- Công cụ luật pháp – chính sách: các quy định luật pháp – chính sách về môi
trường và bảo vệ tài nguyên môi trường như các bộ luật về môi trường, luật nước,
luật bảo vệ và phát triển bền vững, luật đất đai. Công cụ kinh tế: là các công cụ
đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Công cụ kinh tế rất đa dạng: thuế môi trường, nhãn sinh thái, phí môi trường,
cota ô nhiễm, quỹ môi trường, …
+ Công cụ kinh tế được xác định và áp dụng cho từng quốc gia, tùy vào mức độ
phát triển của nền kinh tế và sự chặt chẽ của các quy định pháp luật đã có.
+Công cụ kinh tế được nhanh chóng hoàn thiện theo thời gian.
12


+ Công cụ kinh tế chỉ được áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
• Công cụ kỹ thuật môi trường:
+Công cụ kỹ thuật quản lý tác động trực tiếp vào các hoạt động tạo ra ô nhiễm
hoặc quản lý chất ô nhiễm trong quá trình hình thành và vận hành hoạt động
sản xuất.
+Các công cụ kỹ thuật quản lý bao gồm: công cụ đánh giá môi trường,
monitoring môi trường, kế toán môi trường, quy hoạch môi trường, công nghệ
xử lý các chất thải, tái chế và tái sử dụng,…
+Công cụ kỹ thuật quản lý được thực hiện thông qua vai trò kiểm soát và giám
sát.
+Công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kì một
nền kinh tế phát triển như thế nào.

• Công cụ giáo dục và truyền thông: giáo dục và truyền thông nhằm nâng cao
nhận thức về môi trường thông qua biện pháp phổ biến kiến thức pháp luật,
tuyên truyền, phổ cập nhận thức môi trường bằng các phương tiện thông tin đại
chúng hoặc mở các lớp tập huấn, đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tất cả
các cấp học, đào tạo chuyên gia về môi trường.
+Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không
chính quy để nâng cao nhận thức, kỹ năng và sử dụng môi trường theo cách
bền vững.
+Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ, thái
độ giữa các cá nhân hoặc nhóm người để hiểu về các yếu tố môi trường, mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và các tác động liên quan.
13


2.2.3.1. Các biện pháp quản lý môi trường.
a. Khái niệm.
Các phương pháp quản lý môi trường là tổng thể các cách thức tác động có
thể và có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý ( cấp dưới và tiềm
năng có được của hệ thống ) và khách thể quản lý ( các hệ thống khác ) các ràng
buộc của điều kiện bên ngoài … để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
b.Các phương pháp quản lý nội bộ hệ thống môi trường.
Các phương pháp tác động lên con người
Các phương pháp hành chính: là các phương pháp tác động dựa vào các mối
quan hệ về tổ chức của hệ thống quản lý. Các phương pháp hành chính trong quản
lý môi trường là cách tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên tập thể của những
người dưới quyền bằng cách tác quyết định dứt khoát mang tính bắt buộc đòi hỏi
họ phải chấp hành nghiêm chỉnh và nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời đích đáng.
Vai trò của phương pháp hành chính trong quản lý môi trường là hết sức to
lớn. Nó xác lập trật tự, kỷ cương làm việc trong hệ thống, khâu nối các phương
pháp khác lại thành một hệ thống, dấu được bí mật ý đồ hoạt động và giải quyết

nhanh chóng các vấn đề đặt ra trong quản lý môi trường.
Các phương pháp hành chính tác động vào đối tượng quản lý theo hai
hướng: tác động về mặt tổ chức quản lý và tác động điều chỉnh hành vi của đối
tượng. Sử dụng các phương pháp hành chính đò hoi các cấp quản lý phải nắm vững
một số yêu cầu chặt chẽ:

14


- Một là: quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ
khoa học và thực tiễn.
- Hai là: khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn và
trách nhiệm của người ra quyết định.
c.Các giải pháp về kinh tế:
Các phương pháp về kinh tế tác động vào đối tượng quản lý thông qua lợi
ích kinh tế để cho đối tượng tự quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu
quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ. Thực chất phương pháp kinh tế là tạo ra
động lực chính thúc đấy con người hoạt động bảo vệ môi trường. Động lực đó càng
lớn. nếu như nhận thức đầy đủ và kết hợp đúng đắn các lợi ích tồn tại khách quan
trong hệ thống. Chủ thể quản lý môi trường tác động lên đối tượng môi trường
bằng các phương pháp kinh tế theo các hướng khác nhau:
- Định hướng phát triển chung bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều
kiện của hệ thống, bằng những chỉ tiêu cụ thể cho từng thời gian, cho từng
phân hệ, từng cá nhân của hệ thống.
- Sử dụng các định mức kinh tế, các biện pháp đòn bẩy, kích thích kinh tế để lôi
cuốn, thu hút, khuyến khích các cá nhân, cộng đồng hoàn thành tốt nhiệm vụ
bảo vệ môi trường.
- Bằng chế độ thưởng, phạt vật chất, trách nhiệm kinh tế chặt chẽ để điều chỉnh
hoạt động của các bộ phận, các cộng đồng, các các nhân, xác lập trật tự kỷ
cương, xác định chế độ trách nhiệm cho mọi bộ phận, cho đến từng người

trong hệ thống.
Ngày nay xu hướng chung của các nước là mở rộng việc áp dụng các phương pháp
kinh tế trong quản lý môi trường. Muốn vậy, cần chú ý đến một số khía cạnh quan
trọng sau:

15


- Một là: việc áp dụng phương pháp kinh tế luôn luôn gắn liền với việc sử dụng
các đòn bẩy kinh tế nư: giá cả, lợi nhuận, tín dụng, lãi suất, tiền lương, … nói
chung việc sử dụng các phương pháp kinh tế có liên quan chặt chẽ đến việc sử
dụng các quan hệ hàng hóa tiền tệ. Để nâng cao sử dụng các phương pháp
kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng các quan hệ hàng hóa tiền tệ, quan hệ thị
trường.
- Hai là: để áp dụng phương pháp kinh tế phải thực hiện sự phân cấp đúng đắn
giữa các cấp quản lý.
- Ba là: sử dụng phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản lý môi trường phải có
trình độ và năng lực về nhiều mặt, và thông thạo nhiều kiến thức và có kinh
nghiệm quản lý, đồng thời phải có bản lĩnh rõ ràng.
d. Các phương pháp giáo dục.
Các phương pháp giáo dục là các tác động vào nhận thức và tình cảm của
cá nhân và cộng đồng nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trong việc
quản lý và bảo vệ môi trường. Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa to lớn trong
quản lý môi trường, vì đối tượng của quản lý môi trường là con người – một
thực thể năng động, là tổng hòa của nhiều mối quan hệ xã hội, do đó, không chỉ
tác động lên con người bằng những biện pháp kinh tế, hành chính mà còn phải
có tác động tinh thần tình cảm tâm lý …
Các phương pháp giáo dục được tiến hành dựa trên cơ sở vận dụng các
quy luật tâm lý. Đặc trưng của cá phương pháp này là tính thuyết phục, tức là
làm cho cá nhân và cộng đồng phân biệt được phải tría, đúng sai, lợi hại, đẹp

xấu, thiện ác, để từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và sự gắn bó với hệ thống.
Các phương pháp giáo dục thông thường được sử dụng kết hợ với các
phương pháp khác một cách uyển chuyển, linh hoạt, nhẹ nhàng, vừa sau sắc đến
từng người, từng cộng đồng, vừa có tác động xã hội hóa công tác bảo vệ môi
16


trường. Đây là một trong những bí quyết thành công của nhiều nước Đông Nam
Á và Bắc Âu.
e. Các phương pháp tác động đến các yếu tố khác của hệ thống môi trường.
Đó là các phương pháp quản lý đi sâu vào từng yếu tố chi phối lên các đầu
vào của quá trình quản lý môi trường ( tài chính, lao động, công nghệ thông tin,
pháp chế vật tư, sản phẩm rủi ro …). Các phương pháp quản lý này mang tính
chất nghiệp vụ, gắn liền tính kỹ thuật của quả lý chuyên ngành theo cá thành
phần môi trường và thường gắn với việc sử dụng các phương pháp toán – một
loại không thể thiếu trong việc lựa chọn cá phương pháp quản lý kinh tế ngày
nay.
f.Các phương pháp tác động lên hệ thống môi trường khác.
Đó là các tác động bên ngoài hệ thống. Nó không thể sử dụng các tác động
trực tiếp như đã sử dụng trong nội bộ mà tùy thuộc vào mối tương quan hệ thuộc
và phụ thuộc cụ thể diễn ra như thế nào ( mình lệ thuộc họ hay họ lệ thuộc mình và
họ là quan hệ tương đồng ), mà có cách sử dụng phương pháp thích hợp. Các
phương pháp sử dụng chủ yếu ở đây là sự biến dạng của ba phương pháp đã biết:
cá phương pháp kinh tế; các phương pháp tác động tâm lý thay cho các phương
pháp gióa dục; cá phương pháp quan hệ hợp lý thay cho các phương pháp hành
chính.Ngoài ra có thể sử dụng các phương pháp khác như phương pháp cạnh tranh,
phương pháp marketing, phương pháp xã hội học, phương pháp truyền thông …
2.3. Công tác quản lý môi trường ở một số nước trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Công tác quản lý môi trường ở một số nước trên thế giới
2.3.1.1. Công tác tổ chức quản lý môi trường


17


Mỗi một quốc gia có một cách để xây dựng tổ chức nghiên cứu và quản lý
môi trường (QLMT) của mình. Theo Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh, Cao
Trường Sơn (2009) thì số liệu thống kê ở 130 nước do dự án Sema tiến hành năm
1998 về hình thức tổ chức bộ máy bảo vệ môi trường (BVMT), người ta phân loại
cơ cấu tổ chức cơ quan BVMT quốc gia làm 3 nhóm cơ bản:
-

Nhóm 1: Các nước có cơ quan BVMT là một Bộ độc lập gồm 40

nước, chiếm 30,76% số mẫu thống kê. Thuộc nhóm 1 là các nước có nền kinh tế
phát triển và tương đối phát triển như: Các nước châu Âu, Singapo, Brazin,…
Nhóm 2: Các nước có cơ quan BVMT là cơ quan ngang Bộ hoặc trực
thuộc Văn phòng chính phủ gồm 18 nước, chiếm 13,84% số mẫu thống kê.
Thuộc nhóm này có các nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới như : Nhật, Mỹ,
Trung Quốc, Anh, Thụy Sỹ, Cô-oét.
Nhóm 3: Các nước có cơ quan BVMT trực thuộc Bộ kiêm nhiệm gồm
72 nước, chiếm 55,38% số mẫu thống kê. Thuộc nhóm này ;à các nước kém
phát triển ngoại trừ Hà Lan, Australia, Liên Bang Nga, Ấn Độ. Việt Nam thuộc
nhóm này.
Hai nhóm 1 và 2 có thể gộp thành một do tính chất của chúng gần tương
tự nhau. Theo thời gian, các nước trên thế giới từng bước nâng cấp cơ quan
BVMT làm cho ngày càng hoàn thiện, tương xứng với sự gia tăng trọng trách
của công tác BVMT trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2.3.1.2. Kinh nghiệm tổ chức QLMT tại một số quốc gia trên thế giới
* Singapo

Theo Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh, Cao Trường Sơn (2009) cho thấy
kinh nghiệm tổ chức QLMT của Singapo được giới thiệu như sau:

18


Singapo là một quóc đảo bé nhỏ nằm ở khu vực Đông Nam Á, nhưng
Singapo được đnahs giá là thành công nhất trong việc kết hợp hài hòa giữa nội
dung của phát triển kinh tế với BVMT. Xét theo phân loại cơ cấu tổ chức của cơ
quan QLMT thì Singapo thuộc nhóm các nước có cơ quan BVMT là một Bộ độc
lập.
Công tác hoạt động môi trường tại quốc đảo này được trao cho Bộ môi
trường. Bộ này chịu trách nhiệm chung trước Chính phủ về các hoạt đọng liên
quan đến lĩnh vực môi trường, đồng thời tham vẫn cho Chính phủ các chương trình
hành động, kế hoạch và chiến lược chung để phát triển quóc gia. Được thành lập
năm 1972, Bộ Môi trường thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng và
BVMT, với tiêu chuẩn cao về sức khỏe cộng đồng.
Singapo có một bộ khung luật pháp nghiêm chỉnh về BVMT được xây dựng
và quản lý từ cấp Trung ương, chủ yếu do Bộ môi trường chỉ đạo. Chịu trách
nhiệm chính trong các vấn đề có liên quan đến môi trường trước Chính phủ là Bộ
trưởng Bộ môi trường. Giúp đỡ cho Bộ trưởng có các thư ký và phó thư ký thường
thực. Bộ chịu trách nhiệm điều phối, quản lý các hoạt động của bốn vụ liên quan:
Vụ chính sách và QLMT, vụ kỹ thuật môi trường, vụ quản lý các hoạt động chung,
vụ sức khỏe môi trường và cộng đồng.
Kết quả nổi bật nhất trong công tác QLMT của Bộ Môi trường Singapo thể
hiện rõ nét trong công tác hỗ trợ giải quyết các vấn đề môi trường và theo dõi,
giám sát, đánh giá rất chặt chẽ công tác QLMT của các công ty. Chính phủ luôn hỗ
trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cưỡng chế. Năm 1993, Chính phủ
Singapo đã gộp tất cả các luật về nước, không khí và an toàn sức khỏe môi trường
thành một luật riêng lấy tên là “ Luật chính sách và QLMT”.

* Nhật Bản
Theo Aki Nakauchi – Cục Sức khỏe Môi trường – Bộ Môi trường Nật Bản
thì Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất châu Á, là một quốc
19


gia không có nhiều tài nguyên khoáng sản song Nhật Bản lại có thể tận dụng một
cách hợp lý những nguồn lực sẵn có của mình. Không chỉ chú trọng vào phát triển
kinh tế mà Nhật Bản còn hết sức quan tâm đến các vấn đề môi trường của đất nước
mình.
Theo Nguyễn Thị Ngọc (2007) thì cơ quan chịu trách nhiệm các vấn đề môi
trường của quốc gia Nhật Bản là Cơ quan môi trường. Cơ quan này chịu trách
nhiệm trước Chính phủ về quy hoạch, điều phối và thúc đẩy các chính sách, kế
hoạch môi trường quốc gia, hoạt động theo cá hướng dẫn trong Kế hoạch môi
trường cơ bản đã được nội các Chính phủ Nhật Bản phê duyệt vào tháng 12/1994.
Phối hợp với chính quyền địa phương, Cơ quan môi trường Nhật Bản thi hành các
luật quốc gia trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước,
chống tiếng ồn và động đất, kiểm soát mùi và lở đất. Các luật quốc gia về bảo tồn
công viên quốc gia và bảo tồn sự sống hoang dã cũng do cơ quan môi trường thi
hành. Các vấn đề môi trường toàn cầu như hiện tượng nóng lên toàn cầu và sự suy
giảm tầng ozon cũng là một trong những ưu tiên mà Cơ quan môi trường Nhật Bản
quan tâm thông qua việc phối hợp và chỉ đạo các biện pháp về hợp tác quốc tế của
chính phủ Nhật Bản. Trong vòng 40 năm kể từ khi cơ quan môi trường được thành
lập vào năm 1971, cơ quan này đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiện
trạng môi trường và QLMT một cách hiệu quả.
Ở Nhật Bản, văn bản pháp quy mang tính quy phạm pháp luật có hiệu lực
cao nhất là Luật môi trường cơ bản. Luật này đề ra những nguyên tắc và định
hướng chung cho việc xây dựng các chính sách môi trường đã được ban hành và
tháng 11/1993. Nó cũng xác định các bên liên quan, những thách thức, biện pháp
đề ra một cách hữu hiệu các chính sách về môi trường.


20


Hơn nữa, cơ quan môi trường Nhật Bản đang tích cực đề ra các biện pháp hỗ
trợ, trong đó có các biện pháp được thiết kế nhằm hỗ trợ cho việc chuyển giao
công nghệ thích hợp thông qua “Trung tâm quốc tế Công nghệ Môi trường của
UNEP”, là cơ quan đầu mối nhằm bổ sung tăng cường hệ thống ODA cho việc
phát triển bền vững ở các nước đang phát triển.
2.3.2. Công tác QLMT tại Việt Nam
2.3.2.1. Quan điểm về công tác QLMT của Đảng và Nhà nước.
Ngày 25/6/1998, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam đã ra văn bản số 36-CT/TW “Chỉ thị về tăng cường công tác BVMT
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Ngày 115/11/2004, Ban
chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra ngi quyết 41 – NG/TW về
BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất
nước, đã nêu lên các quan điểm cơ bản của Đảng về BVMT và 7 giải pháp chính
trng giai đọa hiện nay. Năm quan điểm cơ bản của Đảng Cộng Sản Việt Nam về
BVMT được thể hiện tại Nghị quyết 41 – NQ/TW là:
- Bảo vệ môi trường là một trong những vẫn đề sống còn của nhân loại; là một
nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan
trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội , ổn định chính trị, an ninh quốc gia và
thúc đẩy hội nhập kinh tế của nước ta.
- Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của
phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư
tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu
tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
- Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, mọi gia đình và của
mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức là tiêu chí quan trọng của

21


xã hội văn minh là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hòa với tự
nhiên của ông cha ta.
- Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động
xấu đối với môi trường là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái,
cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp với sự đầu tư của Nhà nước,
đẩy mạnh sự huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp
giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống.
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và
liên vùng cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, sự
quản lý thống nhất củ Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận tổ quốc.
2.3.2.2. Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở Việt Nam.
Quốc hội (2005, Điều 37, Luật BVMT) quy định nội dung công tác quản lý
Nhà nước về môi trường của Việt Nam bao gồm các điểm sau:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, ban
hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách BVMT, kế hoạch phòng
chống khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.
- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, công trình có liên quan tới
BVMT.
- Tổ chức, xây dựng hệ thống quan trắc, định kì đánh giá hiện trạng môi trường, dự
báo diễn biến môi trường.
- Thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản
xuất kinh doanh.
- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Giám sát. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; giải
quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật
về BVMT.


22


- Đào tạo cán bộ khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến
kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực BVMT.
- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT.
2.3.2.3. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường
Ngày 11 tháng 11 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2002/NĐ
– CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài và
Nguyên Môi trường (TN&MT).
Tháng 12 năm 2002, Bộ TN&MT đã ban hành quyết định quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị trực
thuộc Bộ.
* Bộ TN&MT
Bộ TN&MT là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước trong các lĩnh vực: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất,
môi trường, kí tượng, thủy văn, đo đạc bản đồ, quản lý tổng hợp và thống nhất về
biển và hải đảo, quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý của Bộ.
Bộ TN&MT thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn dược quy định tại Nghị định
số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007 như sau:
- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh,
dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo Nghị quyết, nghị định
của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Bộ
được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ.
- Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư; xây dựng, công bố theo thẩm quyền
các tiêu chuẩn cơ sở hoặc trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ công bố các

23


tiêu chuẩn quốc gia, xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ sau khi được Bộ Khoa học và
công nghệ thẩm định.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan
thẩm quyền phê duyệt thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ, thông tin, tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà
nước của Bộ.
* Tổng cục môi trường
Theo quyết định số 132/2008/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định
Tổng cục Môi trường thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ TN&MT
quản lý Nhà nước về môi trường và thực hiện các dịch vụ công theo quy định của
pháp luật.
Tổng cục môi trường đưuọc giao 18 nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó có
nhiệm vụ chuyên môn đặc thù như: Kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và cải
thiện môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường lưu vực sông, ven
vùng biển; thảm định và đánh giá tác động môi trường; quan trắc và thông tin môi
trường…
Về cơ cấu tổ chức, Tổng cụ Môi trường có 10 đơn vị hành chính giúp Tông
cục thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và có hai đươn vị sự nghiệp trực thuộc
(Trung tâm Quan trắc Môi trường, Viện Khoa học Quản lý Môi trường).
Cơ quan QLMT tại địa phương
- Sở TN&MT:
Theo thông tư liên tịch của BTNMT – BNV số 01/2003/TTLT của Thủ
tướng Chính phủ quy định chức năng, quyền hạn của Sở TN&MT như sau:

24



Sở TN&MT là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (TW), có chức năng tham mưu, giúp
UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực TN&MT.
Nhiệm vụ và quyền hạn: Trình UBND cấp tỉnh dự thảo, quyết định, chỉ thị
và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của UBND cấp tỉnh về lĩnh
vực TN&MT; dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hằng năm; chương
trình, đề án, dự án về lĩnh vực TN&MT và các giải pháp quản lý, bảo vệ
TN&MT trên địa bàn; dự thảo quyết định thành lập, sát nhập, giả thể, tổ
chức lại các phòng nghiệp vụ, chị cục và cá đơn vị sự nghiệp thuộc sở
TN&MT; hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật
và định mức kinh tế - kĩ thuật trong lĩnh vực TN&MT đưuọc cơ quan Nhà
nước cấp trên có thẩm quyền ban hành; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về lĩnh vực TN&MT trên địa bàn tỉnh.
- Chi cục BVMT
Theo thông tư liên tịch của bộ TN&MT – BNV số 12/2002/TTLT của Thủ
tướng Chính phủ quy định chức năng của Chi cục BVMT như sau:
+ Tham mưu cho Giám đốc Sở TN&MT ban hành theo thẩm quyền hoặc
trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình,
kế hoạch, đề án, dự án vè BVMT do cơ quan Trung ương, UBND tỉnh, giám đốc
Sở TN&MT phê duyệt hoặc ban hành.
+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương
trình, kế hoạch, dự án, đề án về BVMT do cơ quan Trung ương, UBND tỉnh, Giám
đốc Sở TN&MT phê duyệt hoặc ban hành.
+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương
trình, kế hoạch, dự án, đề án về BVMT theo phân công của Giám đốc Sở…
+ Điều tra, thống kê các nguồn thải, các chất thải và lượn phát thải trên địa
bản tỉnh; trình Gám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất thải

nguy hại theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng
ký hành nghề quản lý chất thải…
+ Giúp Giám đốc Sở xây dựng chương trình quan trắc môi trường, tổ chức
thực hiện quan trắc môi trường theo nội dung chương trình đã được phê duyệt
25


×