Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

Nghiên cứu dự án sản xuất kinh doanh đơn hàng ODM áo nhồi lông vũ trong may công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.86 MB, 123 trang )

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Đỗ Thị Thủy đã giao đề
tài và luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong
suốt quá trình làm đồ án để em có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp thuận lợi.
Em xin chân thành cảm ơn khoa Công nghệ May – TKTT, trường Đại học
Công nghiệp Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Công nghệ May đã
giải dáp thắc mắc, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đồ án.
Sau cùng em xin kính chức các thầy cô trong khoa dồi dào sức khỏe, nhiệt huyết
với nghề để truyền kiến thức cho các em thế hệ về sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 05 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Chăm
Vũ Thị Chăm

GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page 1

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Nhận xét của giáo viên
……………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Đánh giá kết quả
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Giáo viên hướng dẫn

GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page 2

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Nhận xét của giáo viên phản biện
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Đánh giá kết quả
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Giáo viên phản biện

GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page 3

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế của đất nước ngày một phát triển kéo theo
đời sống tinh thần cũng như vật chất của người dân được nâng lên. Bên cạnh đó,
ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc cũng là một trong những ngành phát
triển cả về lượng và chất. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày một cao hơn cả về
ăn và mặc. Đặc biệt là nhu cầu về trang phục luôn được người tiêu dùng quan
tâm và chọn lựa kĩ.
Với mục tiêu thúc đẩy ngành may mặc và thời trang phát triển, không những
đáp ứng nhu cầu mặc trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới, để đưa ra
một sản phẩm mới thì người thiết kế cần xác định rõ mục tiêu của người tiêu
dùng mà mình muốn hướng tới cũng như thời điểm, thời tiết phù hợp với loại
sản phẩm đưa ra.
Là sinh viên trong khoa Công nghệ may và thiết kế thời trang, đề tài đồ án tốt
nghiệp em đã lựa chọn là: “Nghiên cứu dự án sản xuất kinh doanh đơn hàng
ODM áo nhồi lông vũ trong may công nghiệp”. Tuy không cầu kỳ về kiểu
cách nhưng áo lông vũ lại là sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng trong
mùa đông.
Đồ án tốt nghiệp bao gồm những nội dung chính:
Chương 1: Nghiên cứu thị trường và lựa chọn mẫu
Chương 2: Xây dựng bộ tài liệu kỹ thuật
Chương 3: Chuẩn bị kỹ thuật
Chương 4: Chuẩn bị nguyên phụ liệu
Do sự hiểu biết về thực tế còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài còn
nhiều thiếu sót. Rất mong thầy cô góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy


Page 4

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………... 1
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.....2
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN........3
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................4
MỤC LỤC.............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ LỰA CHỌN MẪU..............66
1. Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước................................................66
1.1 Xu thế phát triển....................................................................................73
1.2. Địa điểm...............................................................................................75
1.3. Nhu cầu.................................................................................................77
Xu hướng màu cho thời trang lông vũ nữ 2017- 2018....................................77
Hiện nay áo lông vũ nữ không chỉ gồm những gam màu trầm, trung tính như
đen, trắng, ghi, xám mà có xu hướng màu sắc đa dạng hơn, màu sắc hơn với
nhiều gam màu tươi sáng, nổi bật như cam, đỏ đô, xanh ngọc bích, hồng thạch
anh...................................................................................................................77
2. Ý tưởng lựa chọn.........................................................................................83
2.1. Mẫu phác thảo......................................................................................83
2.2. Lựa chọn mẫu đưa vào sản xuất..........................................................86
2.3. Phương án tiêu thụ...............................................................................86
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG BỘ TÀI LIỆU KỸ THUẬT....................................88
1. Xây dựng bảng thông số thành phẩm và tỷ lệ cắt các cỡ, các màu.............88

1.1. Bảng thông số thành phẩm...................................................................88
1.2. Tỉ lệ màu, cỡ.........................................................................................89
2. Hình vẽ mô tả mẫu chi tiết: phía trước, phía sau, bên trong.......................92
3. Yêu cầu thiết kế mẫu, công nghệ gia công sản phẩm..................................94
3.1. Yêu cầu thiết kế mẫu.............................................................................94
3.2. Yêu cầu công nghệ gia công sản phẩm................................................95

GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page 5

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

4. Yêu cầu tạo dáng sản phẩm: in, thêu, giặt, mài, nhuộm, xử lý chống nhàu,
xử lý chống cháy….........................................................................................98
5. Yêu cầu sử dụng nguyên phụ liệu.............................................................100
6. Yêu cầu và hướng dẫn hoàn thiện sản phẩm.............................................103
6.1. Yêu cầu và hướng dẫn là mã hàng.....................................................103
6.2. Yêu cầu và hướng dẫn gấp sản phẩm mã hàng..................................103
6.3. Yêu cầu và hướng dẫn đóng gói sản phẩm mã hàng..........................104
6.4. Yêu cầu và hướng dẫn đóng thùng sản phẩm mã hàng......................104
6.5. Hình thức xuất hàng...........................................................................104
7. Chỉ dẫn các nhà cung cấp nguyên phụ liệu...............................................104
CHƯƠNG 3: CHUẨN BỊ KỸ THUẬT............................................................108
1. Xây dựng định mức nguyên phụ liệu để đặt mua hàng.............................108
2. Thiết kế mẫu mỏng....................................................................................111

2.1. Công thức áp dụng..............................................................................111
2.2. Xác định độ co....................................................................................111
2.3 Thiết kế mẫu mỏng...............................................................................113
3. Chế thử lần 1.............................................................................................118
4. Thiết kế mẫu chuẩn...................................................................................123
5. Chế thử lần 2.............................................................................................123
6. Nhảy mẫu các cỡ.......................................................................................123
6.1. Phương pháp nhảy mẫu......................................................................123
6.2. Quy trình nhảy mẫu............................................................................124
7. Xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu bằng phương pháp giác sơ đồ để
cấp phát cho sản xuất.....................................................................................130
7.1. Lý do chọn cỡ ghép sơ đồ giác...........................................................130
7.2 Lý do chọn hình thức sơ đồ giác cho đơn hàng áo khoác lông vũ nữ. 130
7.3. Tiêu chuẩn cắt....................................................................................130
7.4. Tiêu chuẩn giác sơ đồ.........................................................................137
8. Xây dựng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu..........................................139
GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page 6

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

9. Xây dựng phương án giá cho 1 sp và cả lô hàng.......................................145
9.1 Xây dựng phương án giá cho 1 sp.......................................................145
10. Tiêu chuẩn thành phẩm............................................................................149
11 Bảng hướng dẫn nguyên phụ liệu.............................................................150

12. Tiêu chuẩn cắt..........................................................................................152
12.1. Nhận biết..........................................................................................152
12.2. Trải vải.............................................................................................152
12.3. Cắt phá, cắt gọt................................................................................152
12.4. Đánh số.............................................................................................152
13.Quy trình công đoạn cắt...........................................................................152
13.1 Trải vải..............................................................................................152
13.2 Truyền hình cắt sang vải...................................................................153
13.3. Cắt phá, cắt gọt, đánh số, phối kiện.................................................153
14. Thiết kế dây chuyền may........................................................................154
14.1. Lựa chọn kiểu dây chuyền....................................................................154
14.2. Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng...............................................................168
14.3 Dải chuyền.........................................................................................169
14.4 Chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm...............................................170
15. Qui trình và tiêu chuẩn hoàn thành sản phẩm: là, gấp, đóng gói, đóng
thùng, hình thức xuất hàng............................................................................174
CHƯƠNG 4: CHUẨN BỊ NGUYÊN PHỤ LIỆU............................................180
1.Xây dựng phương pháp kiểm tra nguyên phụ liệu.....................................180
1.1 Kiểm tra nguyên liệu...........................................................................180
1.2 Kiểm tra phụ liệu.................................................................................182
2. Quy trình xử lý và báo cáo chất lượng, số lượng nguyên phụ liệu nhập kho.
.......................................................................................................................183
3. Bảo quản, cấp phát nguyên phụ liệu..........................................................183
KẾT LUẬN.......................................................................................................185

GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page 7

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ LỰA CHỌN MẪU
1. Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước
Thị trường ngoài nước
Ông Phạm Tiến Trường – Tổng
Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt
Nam cho biết: Trong năm 2016, kinh
tế thế giới nhìn chung vẫn ảm đạm,
chỉ có một chút khả quan vào cuối
năm do kỳ vọng vào chính sách tăng
lãi suất của Fed. GDP thế giới năm
2016 tăng trưởng 3,16%, tăng nhẹ so
với mức tăng của năm 2015. Trong
đó, GDP của Mỹ chỉ tăng 2%, giảm
so với mức tăng 2,4% của năm 2015,
GDP Trung Quốc tăng 6,7%, giảm
so với mức tăng 6,9% của năm 2015.
Tỷ lệ lạm phát toàn cầu là 2,1%,
tăng so với mức 1,6% của năm 2015.
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2016 tương
đương năm 2015, đạt 5,8%, trong đó
tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ giảm 0,5%
điểm phần trăm so với năm 2015 do
các chính sách hướng tới người lao
động của Mỹ đã phát huy tác dụng.


Xếp hạng GDP thế giới năm 2016

GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page 8

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Năm 2016 là năm thế giới cũng xảy ra nhiều biến động về kinh tế, chính trị,
trong đó nổi bật là sự kiện Brexit. Với số phiếu ủng hộ Brexit là 17.410.742
phiếu, chiếm 52% tổng số phiếu hợp lệ, người dân Anh đã chọn rời EU. Kết quả
này đã ngay lập tức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới, với việc đồng bảng
Anh ngay sau đó bị mất giá, lập mức đáy của 31 năm vào ngày 05/10/2016.
Đồng thời, sự kiện này cũng ảnh hưởng lớn đến Hiệp định Thương mại tự do
Việt Nam – EU, dự kiến sớm nhất có hiệu lực vào năm 2018, đồng thời ảnh
hưởng trực tiếp đến ngành Dệt may Việt Nam. Ngoài ra, một sự kiện nổi bật
khác là Mỹ có tân Tổng thống cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến các chính sách kinh tế
của Mỹ nói chung và hiệp định TPP do ông Donald Trump đã tuyên bố chính
thức về việc không ủng hộ hiệp định này. Vì vậy, nếu TPP có hiệu lực trong
tương lai thì dự kiến đến năm 2020 mới có hiệu lực.
Trong năm 2016, tình hình dệt may thế giới không khả quan. Các quốc gia nhập
khẩu dệt may chính là Mỹ, EU, Nhật Bản đều có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu
hàng hóa dệt may rất thấp, hoặc suy giảm. Cụ thể, nhập khẩu dệt may của thị
trường Mỹ năm 2016 ước đạt 113,8 tỷ USD, giảm 4,84% so với năm 2015; nhập
khẩu dệt may của Nhật Bản ước đạt 34,7 tỷ USD, giảm 1,7%; nhập khẩu dệt
may của Hàn Quốc ước đạt 13,3 tỷ USD, giảm 4,03%. Riêng thị trường Châu

Âu có tín hiệu khả quan hơn với mức tăng trưởng nhập khẩu dệt may là 5,12%,
ước đạt 260 tỷ USD.
Theo đánh giá của ông Phạm Tiến Trường, trong năm 2017, kinh tế toàn cầu sẽ
hồi phục, có thể đạt tăng trưởng 2 – 3%. Điều này dựa trên cơ sở các chính sách
tài chính của Mỹ nhằm kích cầu, tái thiết nền kinh tế do Tổng thống mới đưa ra.
Tuy nhiên, GDP của Anh được dự báo tăng trưởng âm 2% do tác động của
Brexit. Vì vậy, ngành Dệt may Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của thách thức
hiện tại, cụ thể: Ngành Dệt May sẽ chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ các
chính sách thuế do các Hiệp định EVFTA, TPP đều chưa có hiệu lực trong năm
GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page 9

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

2017. Tình hình cạnh tranh xuất khẩu ngày càng gay gắt: các quốc gia cạnh
tranh xuất khẩu sẽ tiếp tục thu hút đơn hàng nhờ các chính sách hỗ trợ về thuế,
tỷ giá; Tổng thống Mỹ mới đắc cử với những chính sách mới sẽ tiềm ẩn nhiều
rủi ro cho ngành dệt may thế giới nói chung và trong nước nói riêng.
Thị trường trong nước
Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Dệt may Việt Nam năm 2016 ước đạt 28,3 tỷ
USD, chỉ tăng 5% so với năm 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đi Mỹ đạt
11,8 tỷ USD, tăng 5,8%; đi EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 6,3%; đi Nhật Bản đạt 3,1
tỷ USD, tăng 5,4%, đi Hàn Quốc đạt 2,6 tỷ USD, tăng 5,1%. Mặc dù kim ngạch
xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ tăng trưởng một con số trong năm 2016, nhưng
xét trong tổng thể toàn cầu cũng như các biến động kinh tế, chính trị lớn tại các

thị trường chính thì đây là một nỗ lực đáng ghi nhận.
Chính sách tăng lương tối thiểu chính thức có hiệu lực trong năm 2017 sẽ tạo
gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp Dệt May. Trong khi đó, chính phủ vẫn chưa
có các chính sách hỗ trợ cụ thể cho Ngành.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam tiếp tục đối mặt với sự cạnh
tranh khốc liệt từ làn sóng FDI. Theo thống kê, Doanh nghiệp FDI chiếm 25%
tổng số doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, tuy nhiên lại chiếm khoảng 70%
tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may từ Việt Nam. Doanh nghiệp FDI có rất nhiều
điểm mạnh, bao gồm:
Doanh nghiệp FDI đã có kinh nghiệm và mô hình phát triển từ trước, vì vậy khi
đầu tư vào Việt Nam họ đầu tư một cách bài bản, quy mô lớn, máy móc thiết bị
hiện đại, dây chuyền khép kín từ khâu nguyên liệu sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất và
cắt may. Như vậy họ chủ động được nguồn nguyên liệu, hiệu quả trong công tác
sản xuất, đồng thời đáp ứng được những quy tắc xuất xứ mà các hiệp định
thương mại yêu cầu để được hưởng lợi thuế suất. Đồng thời họ cũng có sẵn thị
GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page
10

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

trường đầu ra, là những khách hàng quen thuộc và lâu năm, là những nhà bán lẻ
nổi tiếng, có thương hiệu và sức tiêu thụ lớn trên toàn cầu.
Doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam phần lớn là những Doanh nghiệp từ
Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan như Texhong, Esquel, Crystal, ngoài ra còn

có các doanh nghiệp Hàn Quốc như Hansoll, Hansae. Họ là những Doanh
nghiệp lớn, ngoài kinh nghiệm và đội ngũ lao động tốt, họ còn có lợi thế về vốn.
Ví dụ Texhong sẵn sàng bỏ ra 450 – 500 triệu USD, tương đương hơn 11 nghìn
tỷ đồng, để đầu tư một dự án tại Việt Nam.
Nhìn chung, các Doanh nghiệp FDI có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn các doanh
nghiệp Dệt May Việt Nam. Đặc biệt là các Doanh nghiệp FDI lớn từ Trung
Quốc, họ có trình độ công nghệ, kỹ thuật cao, có kinh nghiệm và đầu ra lớn.
Thị trường cạnh tranh
Trong năm 2016, các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu dệt may với Việt Nam như:
Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp dệt may bao gồm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu
nguyên phụ liệu, đặc biệt là chính sách phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc, Ấn
Độ, Indonesia, nhằm thu hút đơn hàng, khách hàng, gây khó khăn cho doanh
nghiệp Dệt may Việt Nam.
Nếu so sánh tương quan với các đối thủ cạnh tranh chính, dệt may Việt Nam với
mức tăng trưởng 5,7% là cao nhất trong nhóm trong năm 2016,
 Đối với Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu dệt may 262 tỷ USD, giảm 4,2%
so với năm 2015, trong đó xuất khẩu đi Mỹ giảm 7,9%, EU giảm 3%, Nhật
giảm 1,1%, Hàn Quốc giảm 7,9%.

GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page
11

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang


 Đối với Ấn Độ, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 35 tỷ USD, giảm
4,7%, trong đó xuất khẩu đi Mỹ giảm 0,8%, đi EU giảm 0,4%, Hàn Quốc
0,3%, riêng thị trường Nhật tăng nhẹ 1,6%.
 Đối với Bangladesh, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt gần 34 tỷ USD,
tăng 4,9%, trong đó xuất khẩu đi Mỹ giảm 3%, đi EU tăng 8,4%, đi Nhật Bản
tăng 18,5%, đi Hàn Quốc giảm 2,2%.
 Đối với Indonesia, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 11,6 tỷ USD,
giảm 5,3%, xuất đi Mỹ giảm 5,6%, EU giảm 4,4%, Nhật giảm 0,5%, Hàn
Quốc tăng 9%.
Dự báo thị trường dệt may năm 2017
Bước sang năm 2017, với dự báo về kinh tế thế giới có chiều hướng tăng trưởng
tốt lên so với 2016, nhất là kinh tế Mỹ tăng từ 1.6% năm 2016 lên 2.2%, có thể
thấy đây là tiền đề cho khả năng có được sức cầu cao hơn của thị trường. Đồng
thời, đối với tình hình trong nước chính phủ tiếp tục duy trì ổn định vĩ mô, lãi
suất hợp lý, chính sách tỷ giá linh hoạt. Đặc biệt là việc đẩy nhanh các thủ tục
cải cách hành chính, giảm chi phí hành chính trong các lĩnh vực phục vụ SXKD
và xuất khẩu. Đây sẽ là những điểm sáng giúp cho ngành Dệt May Việt Nam có
cơ hội phát triển.
Tuy nhiên, ngành Dệt May Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Các
FTAs đều chưa có hiệu lực năm 2017. Cạnh tranh trên thị trường thế giới tiếp
tục tăng cao, nhất là trong nhóm các nước XK dệt may. Chính sách của các
chính phủ mới tại Mỹ, EU sau Brexit, Trung Quốc vẫn là điểm khó dự đoán.
Giải pháp
Trước tình hình khó khăn như trên, trong năm 2017, để tiếp tục duy trì tăng
trưởng, cũng như giải quyết các vấn đề ngắn hạn, dài hạn trong quản trị sản

GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page

12

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, Đồ án đề ra các định
hướng và giải pháp như sau:

GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page
13

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Giải pháp thị trường
 Theo dõi sát sao tình hình thị trường dệt may thế giới, thị trường nguyên phụ
liệu để đưa ra những quyết định hợp lý, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
 Đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng, đặc biệt tại thị trường Mỹ, tận
dụng cơ hội Trung Quốc bị áp thuế cao dẫn đến lợi thế cạnh tranh giảm.
 Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ dệt may tại nước ngoài
để quảng bá thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
 Tìm hiểu, mở rộng thêm một số thị trường mới như Nga, Kazakhstan nhằm

tận dụng ưu đãi từ hiệp định FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu.
Giải pháp đầu tư
 Đầu tư mới khi đã tìm được thị trường đầu ra cho sản phẩm.
 Đầu tư phục vụ khách hàng cấp 1, phục vụ chuỗi cung ứng.
 Đầu tư thông qua hình thức mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp trong
Ngành.
 Tập trung cải tiến, nâng cao hiệu quả của năng lực hiện có, tăng năng suất,
giảm chi phí.
Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
 Tiếp tục mở rộng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho Ngành Dệt May, đặc
biệt các lớp đào tạo về Merchandiser, quản lý nhà máy, các lớp đào tạo
chuyên ngành sợi, dệt, nhuộm.
 Cần sớm phát hiện các cán bộ có năng lực để bồi dưỡng, đào tạo, bổ nhiệm,
đề bạt vào các vị trí chủ chốt tại các nhà máy, đơn vị.
 Đẩy mạnh phối hợp với các đối tác nước ngoài để họ cử chuyên gia đến
hướng dẫn, làm việc với nhân lực của mình, giúp nâng cao trình độ lao động,
chuyên môn sâu.
 Có chế độ đãi ngộ tiền lương, thù lao hợp lý để thu hút nhân tài, giữ chân
được nhân lực trình độ cao, ổn định lực lượng lao động.

GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page
14

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang


1.1 Xu thế phát triển
Những ngày văn hóa Việt Nam tại Mỹ, Nhật, Singapore, Ấn Độ…thời gian gần
đây, bên cạnh nghệ thuật điện ảnh, âm nhạc,hội họa,…đã có thêm một lĩnh vực
mới là thời trang. Thời trang Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình
trước toàn thể bạn bè năm châu với những thiết kế độc đáo, những đường cắt táo
bạo, tinh tế. Không chỉ dừng lại ở những chiếc áo dài mà giờ đây đã lan rộng ra
nhiều loại trang phục như: đồ công sở, đồ thể thao… và có phong cách riêng
biệt. Thời trang Việt Nam đang được định hình và phát triển. Các nhà thiết kế
đưa ra nhiều bộ sưu tập mới, vừa cạnh tranh với thương hiệu ngoài nước, vừa là
bước tiến khẳng định tên tuổi của mình.
Đi cùng với sự phát triển của thời trang là nhu cầu ăn mặc tăng theo. Và phái nữ
là phái nhạy bén với thời trang hơn ai hết. Ở Việt Nam, đặc biệt là thời tiết khu
vực miền Bắc phân ra làm 4 mùa rõ rệt, mùa Đông thường có những đợt lạnh
cao và kéo dài. Điều kiện thời tiết khiến những chiếc áo lông vũ trở nên cần
thiết . Áo lông vũ không những ấm áp mà còn nhẹ tạo cảm giác thoải mái cho
người mặc, với những kiểu dáng và màu sắc phong phú mới lạ đáp ứng mọi nhu
cầu của người tiêu dùng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng áo lông vũ.
Áo lông vũ dáng ngắn
Kiểu dáng áo lông vũ dành cho nữ rất đa dạng. Tuy nhiên những năm vừa qua
thì dáng áo lông vũ ngắn rất được ưa chuộng.

GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page
15

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Đây là kiểu áo được nữ giới sử dụng nhiều nhất bởi áo có thiết kế đơn giản, tinh
tế, dáng áo suông, phù hợp với nhiều vóc dáng. Cùng với đó màu sắc hài hòa
giúp bạn dễ dàng phối đồ, tiện lợi khi mặc.
Áo lông vũ dáng dài

GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page
16

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Áo lông vũ dáng dài giống áo măng tô, vừa thời trang lại ấm áp vừa giúp người
mặc có thể che đi khuyết điểm cơ thể một cách hoàn hảo nhất. Tuy nhiên loại áo
này phù hợp với người có chiều cao tương đối trở lên.
- Áo lông vũ dáng Gile

Để hoạt động thoải mái hơn mà vẫn ấm, bạn có thể mặc những chiếc áo lông vũ
kiểu không tay như thế này. Đây là kiểu áo mang tính năng động, đơn giản và dễ
mặc, khi lạnh có thể khoác thêm áo bên ngoài.
1.2. Địa điểm
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều hàng nhái, hàng kém chất lượng,
không rõ nguồn gốc…Đa số là hàng từ trung quốc với nhiều màu sắc, kiểu dáng,

mẫu mã… nhưng chất lượng rất thấp như: nguyên liệu vải, trong quá trình
nhuộm họ sử dụng các thuốc nhuộm chất lượng kém, gây độc hại cho người tiêu
dùng. Sản phẩm bán ra thị trường với giá tương đối rẻ, nên được tiêu thụ khá
nhiều, được phân bố trên khắp đường phố, trong cửa hàng trong khắp thành phố
lớn. Người tiêu dùng hiện nay có xu hướng chọn hàng may mặc Việt Nam trong
khi các hãng thời trang trong nước mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu người
tiêu dùng.

GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page
17

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Do đó trong đề tài này, áo lông vũ được sản xuất với mục tiêu đáp ứng nhu cầu
của nữ giới ở khắp các tỉnh thành phía Bắc đặc biết là thủ dô Hà Nội.
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, đồng thời cũng là một trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa, thương mại và du lịch quan trọng của Việt Nam. Hà Nội thu
hút một lượng lớn dân cư từ các tỉnh, thành phố khác trên cả nước tập trung sinh
sống và làm việc. Trong đó phần lớn nữ giới có độ tuổi từ 25 – 35 tuổi. Đây là
bộ phận năng động, trẻ trung, có thu nhập kinh tế, nhạy bén trong lĩnh vực thời
trang nên sản phẩm áo lông vũ sẽ được nhiều người quan tâm và lựa chọn.
Thời tiết
Khí hậu Hà Nội với đặc điểm nhiệt đới ẩm, gió mùa.Mùa đông kéo dài từ tháng
11 đến tháng 4, lạnh và ít mưa,hay có gió mùa đông bắc lạnh. Vì vậy áo lông vũ

chính là sự lựa chọn tốt nhất cho người tiêu dùng vào những ngày đại hàn.
Dân số
Hà Nội là thành phố đứng đầu về diện tích và đứng thứ 2 về dân số với
6.448.837 người. Trong đó có khoảng 3.2 triệu người đang trong độ tuổi lao
động.
Kinh tế
Báo cáo cho thấy, 5 năm qua (từ 2011-2016), kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển
và đạt được tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 5
năm ước tăng 9,23%, gấp 1,58 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Quy
mô GRDP năm 2015 đạt khoảng 27,6 tỷ đô la, bình quân thu nhập đầu người
hơn 70 triệu đồng, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010.
Các ngành kinh tế phục hồi và tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng tích cực, trong đó tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 54%, công nghiệp xây dựng chiếm 41,5% và nông nghiệp 4,5%.
Giao thông
GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page
18

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Hà Nội là thành phố thủ đô nằm ở vị trí trung tâm khu vực miền bắc bên cạnh
Sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác tương đối thuận lợi bao
gồm:
 Đường sắt: Hà Nội có 5 tuyến đường sắt chính: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội
– Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Thái Nguyên và Hà

Nội – Lào Cai.
 Đường sông: Chủ yếu là sông Hồng và một số nhánh của nó; có cảng Hà Nội
(công suất thiết kế 1,3 triệu tấn/năm); bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định,
Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.
 Đường không: Sân bay quốc tế Nội Bài là cầu nối giữa nước ta với thế giới và
khu vực.
Hà Nội là nơi có mức sống cao, nhu cầu ăn mặc của người dân luôn được chú
trọng nên sẽ là một thị trường tiềm năng nhưng cũng nhiều đối thủ cạnh tranh.
Có rất nhiều các công ty, doanh nghiệp trong nước sản xuất áo lông vũ với mẫu
mã đa dạng và phong phú, cùng với đó là sản phẩm áo lông vũ từ các thương
hiệu thời trang ngoài nước như Uniqlo rất được lòng người tiêu dùng.
1.3. Nhu cầu
Xu hướng màu cho thời trang lông vũ nữ 2017- 2018
Hiện nay áo lông vũ nữ không chỉ gồm những gam màu trầm, trung tính như
đen, trắng, ghi, xám mà có xu hướng màu sắc đa dạng hơn, màu sắc hơn với
nhiều gam màu tươi sáng, nổi bật như cam, đỏ đô, xanh ngọc bích, hồng thạch
anh...

GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page
19

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Xu hướng chất liệu cho thời trang lông vũ nữ 2017 - 2018

Trên thị trường hiện nay chất liệu rất phong phú nhưng áo Jacket có tính chất
mỏng, nhẹ nên thường vẫn sử dụng các loại chất liệu như: nylon, micro
polyester, polyester.

Vải polyester

Vải nylon
GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Vải micro polyester
Page
20

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Tính chất nguyên, phụ liệu
Chất liệu

Ưu điểm

Polyester

Chống thấm nước và chống gió.
Bề mặt mượt vì thế không hấp thụ bụi bẩn, có thể giặt sạch
dễ dàng
Là loại sợi cực bền mặc dù không bền bằng nylon

Sau giặt có thể không cần là vì khi giặt sợi polyester
thường không bị nhăn hay nếp gấp

Micro Polyester

Chống thấm nước và chắc gió tốt
Nhẹ, mềm mại

Tricot

Có thể giữ ấm mà không cần lớp lót nào bên trong
Chống nước và gió tốt
Mềm, dễ chịu

Nylon

Chống nước và gió tốt
Dai mịn
Không phai màu

Lông vũ:
Lông vũ (tiếng Anh là Down and Feather) là một loại lông của các loại thủy
cẩm như thiên nga, ngỗng, ngan, vịt... và thành phần cấu tạo của nó bao gồm
lông nhung (Down) và lông mình (Feather). Lông vũ nhỏ, nhẹ và mịn mượt.
Mỗi chiếc lông vũ có khả năng chiếm một thể tính khí lớn tạo nên khả năng giữ
ấm đặc trưng. Với cấu tạo nhẹ xốp, giữ nhiệt tốt nên lông vũ thường là nguyên
liệu để chế tạo các loại áo phao, áo khoác, chăn gối...

GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy


Page
21

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Mặc dù tất cả các loài gia cầm và chim đều có lông vũ nhưng tuy nhiên, vịt và
ngỗng vẫn là hai nguồn nguyên liệu chính được con người khai thác. Vì trọng
lượng của ngỗng thường lớn hơn vịt nên lông vũ của chúng cũng to bản hơn.
Kéo theo đó là chất lượng và giá thành lông vữ từ ngống cũng đắt hơn.
Lông vũ có nhiều màu khác nhau nhưng ta thường bắt gặp hai màu chính là
trắng và xám bạc. Trong nghành công nghiệp may – mặc thì lông vũ trắng được
đánh giá cao hơn vì thị hiếu của người tiêu dùng là thích những sản phẩm với
tông màu tươi sáng. Do đó, nhà sản xuất sẽ ưu tiên sử dụng lông vũ trắng để tạo
ra những sản phẩm như chăn, gối và áo lông vũ.
 Tỉ lệ lông vũ/lông thường: Này nay khi sản xuất áo khoác lông vũ thì người ta
thường pha trộn thêm với lông thường theo một tỉ lệ nhất định. Và tỉ lệ này
thường có dạng như 80/20; 90/10. Tỉ lệ lông vũ càng cao thì áo đó càng ấm và
ngược lại.
 Chỉ số Fill Power: Đây là con số đánh giá độ ấm của áo lông vũ. Chỉ số này
càng cao thì áo càng ấm. Áo khoác lông vũ với chỉ số Fill Power từ 500 trở lên
là những sản phẩm tốt. Áo lông vũ có chỉ số Fill Power càng cao thì càng nhẹ.

 Ưu điểm của áo lông vũ:
GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page

22

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Áo khoác lông vũ là một trong những trang phục giữ ấm cơ thể tốt nhất cho
người sử dụng vào mùa đông. Ngoài ra thì áo còn có những ưu điểm mà ít có
loại áo khoác nào sánh được như:
Giữ ấm tốt: Đây chắc chắn là tính năng ưu việt nhất mà bạn không thể không
nhắc đến. Một chiếc áo làm bằng lông vũ có thể giúp người mặc chống chịu
được cái lạnh của những ngày đại hàn.
Trọng lượng nhẹ: Khác với những loại áo khoác mà khả năng giữ ấm là do độ
dày của vải, độ nặng của áo thì áo khoác lông vũ lại rất nhẹ. So với các chất
liệu len hay cotton thì người sử dụng sẽ cảm thấy thích thú và thoải mái hơn khi
mặc một chiếc áo lông vũ trong suốt một thời gian dài.

Giá thành
Mỗi sản phẩm sẽ có một mức giá khác nhau,tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm
cũng như kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, thương hiệu .
Trong số những trang phục mùa đông thì áo lông vũ có giá cao hơn hẳn bởi chất
liệu nhồi và giữ ấm là lông vũ thật. Sau đây là giá bán của một số sản phẩm
tham khảo:
- Áo Jacket lông vũ Ultra Light Down của Uniqlo

GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page

23

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Áo lông vũ Ultra Light Down của Uniqlo mỏng, nhẹ và ấm. Cải tiến thiết kế cổ
áo cho phù hợp và chun vòng nách để giữ không cho không khí lạnh xâm
nhập.Dễ dàng gấp nhỏ và bỏ vào túi đựng của áo.
Giá bán: 49.90$

- Áo Jacket lông vũ WOMEN’S MORPH JACKET của The North Face

GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page
24

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khoa công nghệ may và thiết kế thời trang

Áo chống thấm, cách nhiệt giữ không khí ấm áp lại bên trong.
Giá bán: 249$
- Áo Jacket lông vũ Canifa


Áo khoác lông vũ nữ dài tay, khóa nẹp, cổ cao, túi khóa 2 bên
Giá bán: 999.000 VNĐ
2. Ý tưởng lựa chọn
GVHD: Cô. Đỗ Thị Thủy

Page
25

SVTH: Vũ Thị Chăm ĐHCNM4.k8


×