Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TIỂU LUẬN tác ĐỘNG của các THỂ CHẾ PHI CHÍNH THỨC tới nền KINH tế ĐÔNG á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI –ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỀ TÀI:

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THỂ CHẾ PHI CHÍNH
THỨC TỚI NỀN KINH TẾ ĐÔNG Á.
Nhóm 6

Hà Nội, 2015
1


Mục lục
Thành viên nhóm 6: ....................................................................................................................... 3
1.

2.

Thể chế phi chính thức là gì? ............................................................................................... 4
1.1.

Định nghĩa:..................................................................................................................... 4

1.2.

Bản chất: ........................................................................................................................ 5

Một số thể chế phi chính thức ở Đông Á: ............................................................................ 7
2.1.

Chủ nghĩa tập thể: ........................................................................................................ 7



2.2. Chủ nghĩa cá nhân: .............................................................................................................. 8
2.3. Định hướng tương lai: ......................................................................................................... 9
2.4. Lãnh Đạo ............................................................................................................................ 9
2.4.1. Sự tác động của loại hình thể chế phi chính thức “ Lãnh Đạo” tới kinh tế Nhật Bản:...... 9
2.4.2. Sự tác động của loại hình thể chế phi chính thức “ Lãnh Đạo” tới kinh tế Hàn Quốc: .. 10
2.5. Tham nhũng ...................................................................................................................... 11
3.

Vai trò của Hong Kong đối với tăng trưởng Trung Quốc: ............................................... 12
3.1

. Hoàn cảnh chính trị: ................................................................................................. 12

3.2. Vai trò của Hồng Kông đối với Trung Quốc: ..................................................................... 12
3.3. Các thể chế phi chính thức tác động đến sự tăng trưởng ..................................................... 13
4.

Kết luận: ............................................................................................................................. 15

2


Thành viên nhóm 6:

1.Nguyễn Thị Quỳnh
2.Dương Thị Mỹ Hạnh
3.Hoàng Cẩm Anh
4.Lê Thị Dung
5.Đào Lệ Thủy


3


1. Thể chế phi chính thức là gì?
Thuật ngữ thể chế phi chính thức hẳn đã được áp dụng cho một phổ hiện
tượng phong phú đến chóng mặt, bao gồm các mạng lưới cá nhân, các quan
hệ đổi trác hàng hóa dịch vụ và quyền lực chính trị, nạn tham nhũng, các gia
tộc và bang đảng xã hội dân sự, văn hóa truyền thống và một loạt định chuẩn
về lập pháp, tư pháp và hành chính quan liêu. Dưới đây là một số cách tiếp
cận khác nhau để định nghĩa một cách chính xác hơn và hữu ích cho việc
phân tích về thể chế phi chính thức.
Bắt đầu với một định nghĩa tiêu chuẩn về các thể chế như là nguyên tắc và
thủ tục (cả chính thức và phi chính thức) cấu trúc nên các tương tác xã hội
bằng cách hạn chế và tạo thuận lợi cho hành vi của các tác nhân. Tuy nhiên,
việc làm thế nào để phân biệt được các thể chế chính thức và phi chính thức
thì lại chưa rõ ràng. Một số học giả đánh đồng các thể chế phi chính thức với
các truyền thống văn hóa. Một số lại khai thác sự khác biệt nhà nước – xã hội
bằng cách coi các cơ quan nhà nước và các quy định được thực thi về phương
diện nhà nước là chính thức; còn các quy tắc và tổ chức dân sự là phi chính
thức.
Mặc dù một số thể chế phi chính thức chắc chắn bắt nguồn từ các truyền
thống văn hóa, nhiều thể chế bắt nguồn từ các định chuẩn pháp lý đến các mô
thức tài chính đảng phái bất hợp pháp thì lại rất ít liên quan đến văn hóa
1.1.

Định nghĩa:

Helmke và Levitsky (2004) Thể chế phi chính thức là tập hợp những quy
tắc chia sẽ xã hội, được truyền đạt và thực thi bên ngoài các thể chế chính

thức, thường là bất thành văn.

4


Theo Scott (2005) thể chế phi chính thức là hệ thống bền vững các
quan niệm chung và sự hiểu biết mang tính tập thể nhưng không được hệ
thống hóa thành những quy tắc và chuẩn mực, qua đó tạo nên sự gắn kết và
phối hợp giữa các cá nhân trong một xã hội và phản ánh cấu trúc thực sự của
xã hội đó
Có 4 loại chính của thể chế không chính thức mà ta dễ dàng nhận ra
được. Chúng dựa trên mức độ kết hợp giữa 2 loại thể chế và sự hiệu quả của
thể chế chính thức.
+ Thứ nhất (Bổ sung): Củng cố cho các thể chế tồn tại và đóng vai trò như
chìa khóa khiến cho các thể chế này thực sự có hiệu quả
+ Thứ hai (Điều tiết): Cho phép những người có quyền hạn khả năng thay đổi
các kết quả thể chế mà không vi phạm các quy định chính thức.
+ Thứ ba (Đấu tranh): Tạo ra hệ thống đa nhiệm về các nghĩa vụ pháp lý.
+ Thứ tư (Thay thế): Đạt được những hiệu quả mà các thể chế chính thức có
nghĩa vụ thực hiện nhưng thất bại.
1.2.

Bản chất:
Các thể chế phi chính thức cần được phân biệt với các thể chế yếu kém.

Nhiều thể chế chính thức không hiệu quả, trong đó các quy định tồn tại trên
giấy bị phá vỡ rộng rãi hoặc bị bỏ qua. Tuy nhiên, sự yếu kém về thể chế
chính thức không nhất thiết hàm ý sự hiện diện của các thể chế phi chính thức.
Các thể chế phi chính thức phải được phân biệt với các quy tắc hành vi
phi chính thức khác. Để được coi là một thể chế phi chính thức, một quy luật


5


hành vi phải đáp ứng một quy tắc hoặc hướng dẫn đã thành, mà việc vi phạm
các quy tắc đó tạo ra một loại hình thức xử phạt nào đó từ bên ngoài.
Các thế chế phi chính thức nên được phân biệt với các tổ chức phi
chính thức. Tuy nhiên, các nguyên tắc phi chính thức có thể được gán vào các
tổ chức này và cũng hệt như các tổ chức chính trị chính thức được nghiên cứu
dưới đề mục của “chủ nghĩa thể chế”, dòng tộc, băng đảng và các cấu trúc phi
chính thức khác có thể được tích hợp một cách hữu ích vào việc phân tích thể
chế phi chính thức.
Sự phân biệt giữa các thể chế phi chính thức và khái niệm rộng hơn về
văn hóa. Văn hóa có thể giúp hình thành các thể chế phi chính thức và ranh
giới giữa hai lĩnh vực đó chính là địa hạt quan trọng cho nghiên cứu.
Ngoài ra, việc sử dụng các mối ràng buộc phi chính thức cho phép
doanh nhân xử lý nan đề (dilemma) vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh với
nhau. Chúng không đe dọa sự thống trị và kiểm soát của người chủ đối với
công ty riêng của mình.Mặt khác, sự tin tưởng cá nhân cũng được coi là một
cấu trúc phi chính thức.

6


Thành viên nhóm 6:

1.Nguyễn Thị Quỳnh
2.Dương Thị Mỹ Hạnh
3.Hoàng Cẩm Anh
4.Lê Thị Dung

5.Đào Lệ Thủy

3


d. Nơi làm việc: Trong khi người sử dụng lao động không còn thuê người
cùng chia sẻ các cơ sở guanxi nói trên nữa, thì đồng nghiệp cũng có thể chia
sẻ những cơ sở tin tưởng khác. Đồng nghiệp rất quan trọng khi một người
quyết định ra làm ăn riêng. Họ là những người thân thuộc trong đường dây
kinh doanh, có tiền tiết kiệm, và là người có thể tin tưởng sau nhiều năm
cùng làm việc để làm một đối tác làm ăn lý tưởng. Nhiều người trả lời phỏng
vấn nói rằng họ khởi sự kinh doanh theo cách này.
e. Hiệp hội kinh doanh/ câu lạc bộ xã hội: Nguyên tắc hiệp hội phần lớn cũng
dựa trên nguyên tắc đồng hương và thổ ngữ. Hiệp hội cao su chủ yếu là người
Phúc Kiến (Hokkien) vì người di cư thường tìm đến họ hàng và đồng hương
nhờ giúp đỡ khi mới đến.
f. Bạn hữu: Các nhà cung cấp thông tin của chúng tôi nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của bạn bè và tình bạn trong việc thiết lập và giao dịch kinh doanh.
Bạn hữu là mối quan hệ giữa những người không phải họ hàng mà nó đượm
tình cảm hoặc cảm xúc.
=> một xã hội tập thể thì lợi ích số đông, lợi ích nhóm là quan trọng nhất sẽ
tạo nên một nền tảng vô cùng vững chắc cho những chính sách của thể chế
điều tiết. Do đó, sự kiểm soát của thể chế điều tiết lúc này sẽ trở nên chặt chẽ
hơn, mạnh mẽ hơn vì được xây dựng trên một nền tảng thống nhất.
2.2. Chủ nghĩa cá nhân:
- Ưu điểm: Một xã hội theo chủ nghĩa cá nhân thì thường ủng hộ sự
độc lập, tính tự chủ của mỗi cá nhân hơn là phụ thuộc vào tập thể, đánh giá
cao thành tựu cá nhân hơn lợi ích nhóm và thích đa dạng hơn là tiêu chuẩn
hoá.Trong xã hội chủ nghĩa cá nhân, mỗi cá nhân được xem là tế bào chủ yếu
và quan trọng nhất. Thay vì tuân theo các quy định của chính phủ, họ thường


8


có xu hướng ủng hộ quyền tự chủ, độc lập, tự do và hầu như không phụ thuộc
vào chính quyền.
- Nhược điểm: Người theo chủ nghĩa cá nhân có xu hướng làm bất kỳ
việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình,
chứ không nghĩ đến lợi ích của xã hội.
2.3. Định hướng tương lai:
- Định hướng tương lai phản ánh mức độ mà các kết quả dài hạn được
nhấn mạnh hơn là các kết quả ngắn hạn như việc lập kế hoạch và đầu tư
hướng trực tiếp đến kết quả trong tương lai
- Ví dụ: các cá nhân tổ chức từ bỏ việc chi tiêu ở hiện tại để tiết kiệm
cho tương lai. Lần lượt, vốn tích luỹ cung cấp phương tiện tài chính để đầu tư
vào các cơ hội tăng trưởng trong dài hạn, vì vậy định hướng tương lai có thể
ảnh hưởng đến cả cung và cầu vốn -> nền kinh tế, tăng trưởng.
2.4. Lãnh Đạo
2.4.1. Sự tác động của loại hình thể chế phi chính thức “ Lãnh Đạo” tới
kinh tế Nhật Bản:
Chính phủ Nhật Bản tiến hành nhiều biện pháp nhằm khai thác tối đa
các nguồn lực từ bên ngoài và làm cho chúng thích ứng với điều kiện Nhật
Bản theo phương châm kết hợp “kỹ thuật phương Tây” với “Tinh thần Nhật
Bản”. Kết quả là, chỉ trong vòng 3 thập kỷ kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai
kết thúc, công nghiệp hóa tại Nhật Bản đã trở thành hiện tượng “thần kỳ”
trước sự ngạc nhiên của cả thế giới. Vào năm 1972, Nhật Bản đã trở thành
nước sản xuất lớn nhất thế giới về sợi tổng hợp, sản phẩm cao su, phôi kim
loại, ôtô khách và là nhà sản xuất lớn thứ ba thế giới về bột giấy, xi măng,
thép, đồng và nhôm. Sản xuất công nghiệp không chỉ tăng về số lượng mà
còn rất đa dạng về chủng loại từ cao su tổng hợp, sợi tổng hợp hoá dầu, các

9


sản phẩm điện tử như ti vi mầu và các sản phẩm mới khác, đưa Nhật Bản trở
thành một trong những nước có nhiều lợi thế nhất thế giới về công nghiệp.
Phương pháp chủ yếu và xuyên suốt của Nhật Bản trong việc tiếp cận
với kỹ thuật tiên tiến phương Tây là bằng con đường nhập khẩu với nhiều
hình thức khác nhau: nhập khẩu trực tiếp công nghệ, mua bằng phát minh
sáng chế, khuyến khích người Nhật đi du học để tiếp thu những tri thức mới
của phương Tây, và “nhập khẩu" cả chuyên gia giỏi từ nhiều nước khác nhau
trên thế giới.
2.4.2. Sự tác động của loại hình thể chế phi chính thức “ Lãnh Đạo” tới
kinh tế Hàn Quốc:
Hàn Quốc đã là một nước dân chủ từ thập niên 1960. Cho tới đầu thập
niên 1990 đó chưa phải là một nền dân chủ hoàn hảo, nhưng vẫn là một nền
dân chủ thực sự, một lần nữa nếu hiểu dân chủ là một chế độ bảo đảm tự do
ngôn luận, tự do hội họp, tự do kết hợp, tự do bầu cử và ứng cử. Điều khác
với Malayxia là tại Hàn Quốc các tướng lãnh cầm quyền đã chủ trương áp đặt
chế độ độc tài và trí thức Hàn Quốc đã phải tranh đấu cam go để đánh bại họ
và bảo vệ dân chủ.
Sự phát triển nhanh và ngoạn mục của Hàn Quốc trong 3 thập niên,
trước hết, là kết quả của sự kết hợp một cách hữu hiệu các nhân tố kinh tế với
các nhân tố xã hội trong điều kiện thuận lợi của hoàn cảnh quốc tế: Sự hợp
tác chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, chính sách hợp lý và
kiên quyết của chính phủ những năm 60-70 nhằm vào các ngành công nghiệp
cần nhiều lao động và ưu tiên xuất khẩu, tính linh hoạt rất cao trong quản lý
và thái độ sẵn sàng ứng phó trước những tín hiệu phát sinh từ nền kinh tế, tỉ
lệ ngày càng cao về người lớn biết chữ và sự cần cù của dân chúng, “sự
chống lưng” của Mỹ và những lợi thế được hưởng từ dòng chu chuyển vốn


10


quốc tế, trật tự thương mại quốc tế nửa cuối thế kỷ XX và những ưu tiên của
Mỹ thời Chiến tranh Lạnh… – đó chắc chắn là những nhân tố đã làm cho
Hàn Quốc hóa rồng và tiếp tục phát triển.
Nhưng dù những nhân tố nói trên có quan trọng đến mấy, thì đến nay
nhiều học giả vẫn cho rằng, nhân tố con người mới là cái quyết định trong
quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc: Ý chí cháy bỏng vươn tới thịnh
vượng của người dân và lãnh đạo đất nước, sự quản lý nghiêm minh, hà khắc
và độc đoán của nhà cầm quyền… đã là cái rất đáng kể làm nên một Hàn
Quốc như thế giới được chứng kiến hôm nay.
2.5. Tham nhũng
Đây là loại hình thể chế phi chính thức tồn tại ở nhiều quốc gia, xét
riêng về Đông Nam Á thì Malaysia và Thái Lan là 2 quốc gia luôn dẫn đầu về
đồng tiền “ đen”. Malaysia và Thái Lan là 2 quốc gia có dòng tiền bất hợp
pháp chảy ra nước ngoài mạnh nhất Đông Nam Á. Cả hai nước đều nằm
trong top 10 quốc gia sa lầy trong vấn nạn tiền "bẩn" toàn cầu, Malaysia xếp
thứ 5, Thái Lan xếp thứ 7. Trong giai đoạn đánh giá năm 2012, báo cáo cho
biết giá trị tiền bất hợp pháp ở Malaysia gần 49 tỉ USD và Thái Lan là 35,6 tỉ
USD.. Hồi đầu tháng 12-2014, công ty nghiên cứu độc lập Merdeka Center,
Malaysia công bố kết quả một cuộc khảo sát cho thấy nhận thức về tham
nhũng ở Malaysia không thay đổi kể từ năm 2005, với 77% cử tri nói rằng đó
là vấn đề "cực kỳ nghiêm trọng" hoặc "khá nghiêm trọng".Thậm chí nhiều
người Malaysia còn tin rằng tham nhũng tăng lên kể từ năm 2013, khi 56%
cử tri nói rằng chính phủ đã "không giải quyết" tốt vấn nạn này.Tham nhũng
và dòng tiền "bẩn" cũng là vấn đề lớn ở Thái Lan. Giao dịch bất động sản là
ngành đặc biệt dễ tổn thương bởi nạn tham nhũng, rửa tiền.

11



1. Thể chế phi chính thức là gì?
Thuật ngữ thể chế phi chính thức hẳn đã được áp dụng cho một phổ hiện
tượng phong phú đến chóng mặt, bao gồm các mạng lưới cá nhân, các quan
hệ đổi trác hàng hóa dịch vụ và quyền lực chính trị, nạn tham nhũng, các gia
tộc và bang đảng xã hội dân sự, văn hóa truyền thống và một loạt định chuẩn
về lập pháp, tư pháp và hành chính quan liêu. Dưới đây là một số cách tiếp
cận khác nhau để định nghĩa một cách chính xác hơn và hữu ích cho việc
phân tích về thể chế phi chính thức.
Bắt đầu với một định nghĩa tiêu chuẩn về các thể chế như là nguyên tắc và
thủ tục (cả chính thức và phi chính thức) cấu trúc nên các tương tác xã hội
bằng cách hạn chế và tạo thuận lợi cho hành vi của các tác nhân. Tuy nhiên,
việc làm thế nào để phân biệt được các thể chế chính thức và phi chính thức
thì lại chưa rõ ràng. Một số học giả đánh đồng các thể chế phi chính thức với
các truyền thống văn hóa. Một số lại khai thác sự khác biệt nhà nước – xã hội
bằng cách coi các cơ quan nhà nước và các quy định được thực thi về phương
diện nhà nước là chính thức; còn các quy tắc và tổ chức dân sự là phi chính
thức.
Mặc dù một số thể chế phi chính thức chắc chắn bắt nguồn từ các truyền
thống văn hóa, nhiều thể chế bắt nguồn từ các định chuẩn pháp lý đến các mô
thức tài chính đảng phái bất hợp pháp thì lại rất ít liên quan đến văn hóa
1.1.

Định nghĩa:

Helmke và Levitsky (2004) Thể chế phi chính thức là tập hợp những quy
tắc chia sẽ xã hội, được truyền đạt và thực thi bên ngoài các thể chế chính
thức, thường là bất thành văn.


4


chính cho hoạt động thương mại hậu cần và bảo hiểm đã tạo điều kiện cho
các ngành sản xuất, dịch vụ phát triển lâu dài.
- Với môi trường pháp lý minh bạch: Hong Kong đã thu hút được
nhiều công ty dịch vụ kinh doanh và tài chính phương tâu tiến hành các hoạt
đông này tại khu vực đông á. Hong Kong đã tăng trưởng cao nhờ các hoạt
động giao dịch giống nhứ các nước tư bản phương Tây.
- Công ty gia đình: Vào thập niên 1930,1940 các công ty của Hong
Kong là các công ty gia đình nhỏ có nguồn gốc từ Thượng Hải, Quảng Đông.
Sau một số năm hoạt động vào thập niên 1970 các công ty này đóng vai trò
chủ đạo giúp nền kinh tế Hong Kong cất cánh, đồng thời là nơi cung cấp vốn
cho các công ty Trung Quốc hoạt động
- Tôn giáo và nền văn hóa: các quốc gia đông Á chịu ảnh hưởng lớn
của tư tưởng Khổng Tử. Kể từ thời Khổng Tử cho đến nay, trách nhiệm đối
với xã hội đã trở thành một phần không thể tách rời khi nói đến đạo đức của
mỗi con người trong xã hội Đông Á. Tuy nhiên đặc điểm tương tự cũng có
thể tìm thấy ở những nước Thiên chúa giáo hay Hồi giáo.
3.3. Các thể chế phi chính thức tác động đến sự tăng trưởng
- Chủ nghĩa tập thể và sự tin tưởng các nhân:
+Vào thập niên 1930,1940 các công ty của Hồng Kông là các công ty
gia đình nhỏ có nguồn gốc từ Thượng Hải, Quảng Đông. Sau một số năm
hoạt động vào thập niên 1970 các công ty này đóng vai trò chủ đạo giúp nền
kinh tế cất Hồng Kông cánh, đồng thời là nơi cung cấp vốn cho các công ty
Trung Quốc hoạt động.

13



+ Không phải ngẫu nhiên mà các tỉnh miền Đông Nam Trung Quốc
thập niên 1980 trở thành các địa phương đi đầu về xuất khẩu. Lí do là các
tỉnh này gần với Hồng Kông. Đặc biệt nhiều doanh nhân Hồng Kông có
quan hệ họ hàng với các gia đình người Trung Quốc lục địa. Điều đó tạo nên
sự tin tưởng tốt, sự liên kết thuận lợi cho các doanh nhân Đông Á đặc biệt là
Hồng Kông
-Hồng Kông từng là thuộc địa của Anh, không thể phủ nhận chế độ
cai trị ở của Vương quốc Anh là nhân tố quyết định hình thành hệ thống thị
trường tự do của Hồng Kông. Chính quyền tôn trọng các cam kết, bảo đảm
quyền sở hữu, nơi nổi tiếng pháp trị nghiêm minh, hạn chế xảy ra tham
nhũng, hối lộ.
- Tôn giáo và nền văn hóa: các quốc gia đông Á chịu ảnh hưởng lớn
của tư tưởng Khổng Tử. Kể từ thời Khổng Tử cho đến nay, trách nhiệm đối
với xã hội đã trở thành một phần không thể tách rời khi nói đến đạo đức của
mỗi con người trong xã hội Đông Á. Tuy nhiên đặc điểm tương tự cũng có
thể tìm thấy ở những nước Thiên chúa giáo hay Hồi giáo.

14


4. Kết luận:
Sự quan trọng của thế chế là nó ảnh hưởng tới hành vi của con người. Cả 2
loại thể chế chính thức và phi chính thức đều quan trong, chúng có mối quan
hệ phức tạp với nhau. Trong khuôn khổ bài tìm hiểu của nhóm chỉ đề cập đến
sự tác động của các thể chế phi chính thức tới sự tăng trưởng, vận hành kinh
tế các quốc gia Đông Á. Bên cạnh những hình thức tốt là nền tảng thúc đẩy
sự tăng trưởng như chủ nghĩa tập thể, sự tin tưởng cá nhân hay lãnh đạo thì
cũng có những hình thức tác động xấu là chủ nghĩa cá nhân và tham nhũng.
Những mặt tốt cần được đẩy mạnh và đầy lùi những mặt còn hạn chế để ngày
càng đóng góp nhiều hơn vào sự tăng trưởng kinh tế.

Điểm nổi bật của thể chế phi chính thức tại Đông Á đặt lợi ích của xã hội lên
trước lợi ích của cá nhân và “lãnh đạo”. Bắt đầu từ thời kỳ Minh Trị tại Nhật
Bản, xã hội Đông Á dần dần nhận thức ra một điều, đặc biệt là trong những
năm 1960 và 1970 cho rằng chỉ có bằng việc học hỏi những kinh nghiệm
thành công của các nước phương Tây thì mới có thể giúp đất nước mình tiến
lên phía trước. Vì thế mà một đặc điểm chung rất dễ nhận thấy ở các nhà lãnh
đạo Đông Á là tư tưởng rất cởi mở với phương Tây. Hàng ngàn người trong
số đó đã từng theo học tại các trường đại học của Mỹ trong những năm 1950,
1960. Hành trang theo họ về nước là một sự tin tưởng hiếm thấy vào câu
chuyện nước Mỹ hậu thế chiến thứ II rằng một xã hội thành công có thể
được tạo ra bằng sự can thiệp của chính con người.
Đặc điểm nổi bật của các nhà lãnh đạo Đông Á chính là thái độ sẵn sàng học
hỏi những gì tốt nhất từ phương Tây và sau đó biến đổi và áp dụng nó cho
phù hợp với điều kiện thực tiễn ở quốc gia mình. Về mặt lý thuyết, việc sao
chép mô hình của phương Tây có thể làm rấy lên nỗi sợ hãi về việc có thể
đánh mất bản sắc văn hóa. Tuy nhiên trong thực tiễn, các nhà lãnh đạo này đã
15


thành công trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình, học
hỏi nhưng không làm mất các giá trị riêng. Do đó có thể nói rằng khả năng
học hỏi và tự tin áp dụng những gì học được từ phương Tây là những nhân tố
trung tâm của câu chuyện thành công ở Đông Á. thực tế chứng minh rằng
không một quốc gia, vùng lãnh thổ nào có thể thoát ra khỏi tình trạng nghèo
đói kém phát triển để trở thành phát triển hiện đại mà không cần đến các nhà
lãnh đạo kiệt xuất. Sự thần kỳ của Nhật Bản có dấu ấn rõ nét từ những nhà
cải cách từ thời Minh Trị. Trung Quốc tự hào có Đặng Tiểu Bình. Người Hàn
Quốc luôn nhắc đến Park Chung Hee. Sự phát triển của Đài Loan cũng nhờ
phần lớn vào tài lãnh đạo của Chiang Ching-kuo. Một yếu tố cũng không kém
phần quan trọng là những nhà lãnh đạo xuất chúng này luôn có bên cạnh

mình những người trợ thủ đắc lực để có thể cùng với họ đưa đất nước đi lên.
=) Các thể chế phi chính thức thay đổi từng bước như văn hoá được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác, được duy trì theo thỏa thuận mặc định sẵn có
qua một thời gian dài. Chúng tồn tại khá nhiều ở những nước Đông Á như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc..v..v.. Và nhiều phần nhờ những thể chế
phi chính trị này, đã tạo ra cơ hội cho sự phát triển kinh tế của những đất
nước kể trên.

16


17



×