Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Com nhung van de phap ly co ban ve duong co so trong luat bien quoc te va pl vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.94 KB, 7 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ ĐƯỜNG CƠ SỞ
TRONG LUẬT BIỂN QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Th.S NGÔ HỮU PHƯỚC
Khoa Luật Quốc tế - ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
Bài đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 05/2005
Ngày 16/11/2004 cộng đồng quốc tế kỷ niệm 10 năm Công ước quốc tế của Liên hợp quốc
về luật biển năm 1982 (Công ước 1982) có hiệu lực. Công ước 1982 là một bản “Hiến pháp”
của cộng đồng quốc tế về biển, có giá trị pháp lý đặc biệt quan trọng trong đời sống quốc tế.
Với 320 điều khoản, 17 phần và 9 bản phụ lục đính kèm. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại,
Công ước 1982 đã quy định một cách tổng thể, chi tiết các quy định về sử dụng biển và đại
dương vào mục đích hòa bình như: xác định chế độ pháp lý của các vùng biển thuộc chủ
quyền quốc gia (nội thủy, lãnh hải), quyền chủ quyền quốc gia (vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa) và các vùng biển chung của cộng đồng quốc tế (biển quốc tế,
Vùng và đáy đại dương); xác lập các quy định hoạt động hàng hải, hàng không, nghiên cứu
khoa học; bảo vệ mội trường; phân định biển; giải quyết tranh chấp về biển...
Một trong những nội dung đặc biệt quan trọng được quy định trong Công ước 1982 là việc
xác định đường cơ sở vì đấy chính là “cột mốc”, là cơ sở pháp lý để các quốc gia hoạch định
các vùng viển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia trên biển. Nghiên cứu các điều
luật trong Công ước 1982, đặc biệt là các quy định về đường cơ sở, chúng tôi thấy rằng, các
điều khoản của Công ước 1982 chưa quy định cụ thể về cách thức hoạch định đường cơ sở,
đặc biệt là đường cơ sở thẳng. Chính vì vậy, thực tiễn việc hoạch định các vùng biển các
quốc gia ven biển trong thời gian qua đều có xu hướng chung là hoạch định đường cơ sở
thẳng có lợi cho quốc gia mình. Với mong muốn làm rõ hơn các quy định của Công ước 1982
về đường cơ sở, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn tập trung nghiên cứu những vấn
đề pháp lý cơ bản về đường cơ sở trong luật biển quốc tế và pháp luật Việt Nam.

1. Khái niệm đường cơ sở theo Công ước về luật biển năm 1982
Nghiên cứu tất cả các điều luật trong Công ước 1982, chúng ta không thấy điều luật nào quy
định một cách rõ ràng khái niệm pháp lý về đường cơ sở; nói cách khác, Công ước 1982
không quy định cụ thể khái niệm đường cơ sở. Tuy nhiên, do đường cơ sở là cơ sở pháp lý
quan trọng nhất để quốc gia ven biển hoạch định và tuyên bố các vùng biển thuộc chủ


quyền (nội thuỷ và lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia (vùng tiếp
giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) nên trong Công ước 1982 có nhiều
điều luật quy định các nội dung liên quan đến đường cơ sở.
Điều 3 của Công ước 1982, khi đề cập đến việc xác định chiều rộng của lãnh hải, đã quy
định: "Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này
không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”.
Công ước 1982 quy định cách thức xác định đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng
như sau: “trừ khi có quy định trái ngược của Công ước, đường cơ sở thông thường dùng để
tính chiều rộng của lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể
hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công bố” (Điều 5) ; “Ở
nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy
dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được
sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải” (Điều 7).


Như đã trình bày ở trên, mặc dù Công ước không đưa ra một khái niệm cụ thể nào về đường
cơ sở nhưng qua nghiên cứu các điều luật có liên quan, chúng ta có thể rút ra khái niệm
pháp lý về đường cơ sở như sau: Đường cơ sở của quốc gia trên biển là “cột mốc pháp
lý”được vạch dựa vào ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc theo chiều hướng chung
của bờ biển hoặc là đường thẳng gãy khúc nối liền các mũi, các đỉnh, các đảo ven bờ để các
quốc gia xác định chiều rộng các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc
gia. Đường cơ sở chính là ranh giới phía trong của lãnh hải và ranh giới phía ngoài của nội
thủy.
Theo quy định tại Điều 5 và Điều 7 của Công ước 1982, có hai phương pháp để xác định
đường cơ sở. Đó làphương pháp đường cơ sở thông thường và phương pháp đường cơ
sở thẳng.
a. Phương pháp đường cơ sở thông thường
Điều kiện áp dụng: Phương pháp đường cơ sở thông thường áp dụng đối với các quốc gia
có bờ biển thẳng, bằng phẳng, không có các đoạn lồi lõm ven bờ và ngấn nước thủy triều
xuống thấp nhất thể hiện rõ ràng.

Cách xác định: Trong trường hợp này, các quốc gia sẽ chọn trong một ngày, một tháng,
một năm nào đó khi mực nước thủy triều xuống thấp nhất dọc bờ biển và dựa vào các điểm,
tọa độ đã thể hiện đó để quốc gia ven biển tuyên bố đường cơ sở của mình.
Xác định đường cơ sở theo phương pháp thông thường có một số hạn chế sau đây:





Thứ nhất, các điểm, tọa độ có ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc theo bờ
biển để xác định đường cơ sở do chính quốc gia đó tuyên bố nên sẽ không tránh khỏi
tình trạng các quốc gia đưa ra tuyên bố không đúng thực tế nhằm mục đích mở rộng
càng nhiều càng tốt nội thủy của quốc gia mình ra bên ngoài. Chính vì vậy, mức độ
chính xác của các tọa độ, các điểm xác định dựa vào ngấn nước thủy triều sẽ không
cao.
Thứ hai, cộng đồng quốc tế sẽ rất khó khăn trong việc chứng minh tính xác thực
của các điểm, các tọa độ mà quốc gia ven biển đã tuyên bố.
Thứ ba, áp dụng phương pháp đường cơ sở thông thường, các quốc gia ven biển sẽ
có một vùng nội thủy rất hẹp. Đây chính là lý do mà các quốc gia trên thế giới thường
không muốn áp dụng hoàn toàn đường cơ sở theo phương pháp này mặc dù căn cứ
vào các quy định của Công ước 1982 là hoàn toàn phù hợp.

b. Phương pháp đường cơ cơ sở thẳng
Đây là kinh nghiệm của Na Uy, do hoàn cảnh thực tế bờ biển lồi lõm, phức tạp của nước này
đặt ra. Nó được ghi trong nhiều sắc lệnh của Vương quốc Na Uy vào các năm 1812, 1868,
1889... và nhất là sắc lệnh ngày 12/6/1935. Phương pháp này cũng đã được Tòa án Quốc tế
công nhận trong bản án ngày 18/12/1951 - Vụ đánh cá giữa Na Uy và Vương quốc Anh.
Công ước 1982 quy định phương pháp xác định đường cơ sở thẳng rất chặt chẽ.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp đường cơ sở thẳng được áp dụng: “Ở nơi nào bờ biển bị
khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát và chạy dọc theo bờ biển” (khoản 1

Điều 7); “Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự
nhiên khác...” (khoản 2 Điều 7).
Cách xác định: Trong trường hợp này, đường cơ sở được xác định là đường thẳng gãy khúc
nối các điểm nhô ra xa nhất của các đảo ven bờ, của các mũi, các đỉnh chạy dọc theo chiều
hướng chung của bờ biển lại với nhau để tạo thành đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh


hải.
Để tránh tình trạng khi xác định đường cơ sở theo phương pháp này, các nước thường có xu
hướng kéo đường cơ sở ra quá xa, tùy ý nối tắt nhiều điểm không thực chất thành một đoạn
thẳng để được một vùng nội thủy rộng lớn, Điều 7 Công ước 1982 quy định phương pháp
xác định đường cơ sở thẳng như sau:








“Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ
biển” (khoản 3 Điều 7); có nghĩa là, khi các quốc gia xác định đường cơ sở theo
phương pháp này bắt buộc tuyến đường cơ sở phải chạy dọc theo chiều hướng chung
của bờ biển (phù hợp địa hình tự nhiên của bờ biển của quốc gia đó).
“Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi
lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường
xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa
nhận chung của quốc tế” (khoản 4 Điều 7); có nghĩa là, các bãi cạn lúc chìm lúc nổi
không phải là các điểm vật chất thực tế để các quốc gia dùng làm căn cứ để vạch
đường cơ sở nếu như trên các bãi cạn đó không có các công trình xây dựng thường

xuyên nhô trên mặt nước như các đảo và các công trình thiết bị nhân tạo, các ngọn
đèn biển (hải đăng)...
“Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được áp dụng
theo khoản 1, khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến những lợi ích kinh
tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một quá
trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng” (khoản 5 Điều 7); có nghĩa là, khi các quốc
gia mà địa hình tự nhiên của bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi
đảo nằm sát và chạy dọc theo bờ biển thì quốc gia ven biển có thể vạch đến các đảo
và các khu vực xung quanh mà quốc gia đó đã khai thác và sử dụng trong một quá
trình lịch sử lâu dài nhưng không có sự phản đối hoặc tranh chấp của các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới.
“Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho
lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh
tế”; có nghĩa là, khi hoạch định đường cơ sở theo phương pháp này, quốc gia ven
biển không được vạch sang lãnh thổ trên biển của quốc gia khác (vạch đường cơ sở
không theo chiều hướng chung của bờ biển) để làm cho lãnh hải của quốc gia đó bị
tách rời khỏi biển cả hoặc vùng đặc quyền kinh tế của họ, xâm phạm đến chủ quyền
của quốc gia khác về mặt lãnh thổ và các quyền chủ quyền khác về mặt kinh tế,
quyền chủ quyền về tài phán trên các lĩnh vực như hải quan, thuế quan, y tế, nhập
cư, bảo vệ môi trường...

Công ước 1982 không quy định cụ thể tiêu chí để xác định bờ biển bị khoét sâu, lồi lõm mà
chỉ đưa ra định nghĩa về vịnh do bờ biển của một quốc gia bao bọc tại Điều 10. Chính vì vậy,
các quốc gia ven biển thường bằng mọi cách có thể để xác định đường cơ sở theo phương
pháp đường thẳng gãy khúc (toàn bộ tuyến đường cơ sở hoặc một số đoạn đường cơ sở).
Nhằm tránh tình trạng này, Văn phòng pháp luật của Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa thế
nào là “bờ biển bị khoét sâu, lồi lõm”. Theo đó, bờ biển khoét sâu, lồi lõm phải thỏa mãn
các điều kiện sau đây:

Bờ biển bị khoét sâu, lồi lõm phải có ít nhất từ 3 vùng lõm sâu rõ rệt;


Các vùng lõm này phải nằm cạnh nhau, không cách nhau quá xa;

Chiều sâu của từng vùng lõm đó tính từ đường cơ sở thẳng được đề nghị đóng cửa
đổ ra biển của vùng lõm đó phải lớn hơn một nửa chiều dài của đoạn đường cơ sở đó.
Và cũng theo khuyến cáo của Văn phòng pháp luật của Liên hợp quốc thì thuật ngư “chuỗi
đảo nằm sát và chạy dọc theo bờ biển” phải có ít nhất từ 3 đảo trở lên và phải thỏa mãn
các điều kiện sau:






Điểm gần bờ nhất của mỗi đảo trong chuỗi đảo cách đường bờ biển không quá 24
hải lý, cách bờ xa nhất không quá 48 hải lý;
Mỗi đảo trong chuỗi cách các đảo khác cũng trong chuỗi mà đường cơ sở thẳng
được vẽ qua một khoảng cách không quá 24 hải lý
Chuỗi đảo phải chắn ít nhất 50% đường bờ biển liên quan.

Về chiều dài các đoạn đường cơ sở và góc lệch mà đường cơ sở tạo với bờ biển, Văn phòng
pháp luật của Liên hợp quốc khuyến cáo:

Chiều dài của đoạn đường cơ sở thẳng không nên quá 60 hải lý;

Góc lệch lớn nhất giữa đoạn cơ sở thẳng với bờ biển không quá 20 độ.
Tùy theo đặc điểm địa hình bờ biển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ mà đường cơ sở của các
quốc gia, các vùng lãnh thổ xác định theo phương pháp đường cơ sở thông thường hay
đường cơ sở thẳng, hoặc đường cơ sở kết hợp cả hai phương pháp trên.
Đối với các quốc gia quần đảo (État archipel), khi xác định đường cơ sở, tại khoản 1

Điều 47, Công ước 1982 quy định: “Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở
thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm
lúc nổi của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và
xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ
lệ 1/1 và 9/1”.
Khi xác định đường cơ sở của quốc gia quần đảo, các quốc gia quần đảo phải tuân thủ các
điều kiện quy định sau của Công ước 1982:

Chiều dài của các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; tuy nhiên có thể có
tối đa là 3% của tổng các đường cơ sở bao quanh một quần đảo nào đó có một chiều
dài lớn hơn, nhưng cũng không quá 125 hải lý (khoản 2);

Tuyến các đường cơ sở này không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của
quần đảo (khoản 3);

Các đường cơ sở không thể kéo đến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm, lúc nổi,
trừ trường hợp tại đó có xây đặt các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên
nhô trên mặt biển hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở cách hòn đảo
gần nhất một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải (khoản 4).

Một quốc gia quần đảo không được áp dụng phương pháp kẻ các đường cơ sở khiến
cho các lãnh hải của một quốc gia khác bị tách rời với biển cả hay với một vùng đặc
quyền kinh tế (khoản 5);

Trong trường hợp một phần của vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo
nằm giữa hai mảnh lãnh thổ của một quốc gia kế cận, thì các quyền và mọi lợi ích
chính đáng mà quốc gia kế cận này vẫn được hưởng theo truyền thống ở trong các
vùng nước nói trên, cũng như tất cả các quyền nảy sinh từ các điều ước được ký kết
giữa hai quốc gia, vẫn tồn tại và vẫn được tôn trọng.
Khi sử dụng số liệu để tính diện tích các vùng nước so với diện tích phần đất đã nêu ở khoản

1 Điều 47 Công ước 1982 quy định các vùng nước bên trong các bãi đá ngầm bao quanh các
đảo và vành đai san hô, cũng như mọi phần của một nền đại dương có sườn dốc đất đứng,
hoàn toàn hay gần như hoàn toàn do một chuỗi đảo đá vôi hay một chuỗi các mỏm đá lúc
chìm lúc nổi bao quanh, có thể được coi như là một bộ phận của đất (khoản 7 Điều 47).

2. Đường cơ sở của Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo
Tuyên bố của Chính phủ ngày 12/11/1982
Nước ta ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải vào ngày
12/11/1982. Theo Tuyên bố này, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa


Việt Nam là hệ thống đường cơ sở thẳng đường thẳng gãy khúc nối liền các đảo, mũi nhô ra
xa nhất dọc theo bờ biển qua 11 điểm thành 10 đoạn thẳng xuất phát từ đường thẳng nối
liền đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai (Căm-pu-chia) (1). Tuyên bố về đường cơ sở Việt Nam chủ
yếu được xác định theo phương pháp đường thẳng gãy khúc, trong 11 điểm xác định, chỉ có
1 điểm duy nhất chúng ta xác định theo phương pháp đường cơ sở thông thường, điểm A8
(mũi Đại Lãnh).
Hệ thống đường cơ sở của Việt Nam chưa bao quát hết chiều dài bờ biển vì còn có 2 vị trí
chưa xác định, đó là điểm số 0 nằm trên vùng nước lịch sử của CHND Căm-pu-chia và
CHXHCN Việt Nam và phần còn lại từ đảo Cồn Cỏ cho tới hết vùng biển phía Bắc của chúng
ta. Tuyên bố về đường cơ sở của chúng ta đưa ra trong bối cảnh tranh chấp rất phức tạp trên
biển Đông, tất cả các vùng chồng lấn giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực chưa
được giải quyết hoặc đang trong giai đoạn đàm phán, do vậy nên chúng ta chưa thể xác định
hệ thống đường cơ sở hoàn chỉnh, khép kín vào thời điểm đó. Chính vì vậy, tại Tuyên bố nói
trên, chúng ta đã nêu rõ, đoạn đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa vịnh Bắc bộ sẽ được công
bố sau khi vấn đề của vịnh được giải quyết (2).
Khi chúng ta đưa ra Tuyên bố về đường cơ sở nói trên đã có 10 quốc gia phản đối, gồm:
Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Anh, Pháp, CHLB Đức, Mỹ, Nhật Bản, Úc, tập
trung vào các điểm từ A1 đến A7(3).
Thực tế khi nghiên cứu Công ước 1982, khuyến cáo của Văn phòng pháp luật quốc tế của

Liên hiệp quốc về vạch đường cơ sở và Tuyên bố ngày 12/11/1982 Chính phủ nước CHXHCN
Việt Nam, chúng tôi thấy rằng đường cơ sở của Việt Nam có một vài điểm chưa phù hợp với
tinh thần của Công ước 1982 như sau:






Thứ nhất: Điểm số 0, điểm đầu tiên trên tuyến đường cơ sở của chúng ta là một
điểm không phải là một điểm vật chất thực tế (theo Công ước 1982 các điểm để xác
định đường cơ sở phải là những điểm vật chất cụ thể).
Thứ hai: Độ dài trung bình của các đoạn đường cơ sở trên toàn tuyến từ điểm A0
đến A11 là quá dài (tổng chiều dài toàn tuyến đường cơ sở của chúng ta là 846 hải lý,
trung bình mỗi đoạn dài 84,6 hải lý. Cụ thể, đoạn từ điểm A0 đến điểm A1 là 99,28
hải lý; đoạn từ điểm A1 đến điểm A 2 là 105, 1 hải lý; đoạn từ điểm A4 đến điểm A5 là
161, 4 hải lý; đoạn từ điểm A5 đến điểm A6 là 162,7 hải lý; đoạn từ điểm A7 đến
điểm A8 là 60, 54 hải lý; đoạn từ điểm A8 đến điểm A9 là 89 hải lý; đoạn từ điểm A10
đến điểm A11 là 149,3 hải lý4) so với khuyến cáo của Văn phòng pháp luật quốc tế
của Liên hiệp quốc là 60 hải lý.
Thứ ba: Đoạn đường cơ sở của chúng ta từ điểm A0 đến A7 chệch quá xa so với
chiều hướng chung của bờ biển vì chúng ta đã xác định dựa vào các đảo có khoảng
cách quá xa bờ. Cụ thể, từ điểm A1 (đảo Hòn Nhạn) đến bờ là 56 hải lý; điểm A3 (đảo
Hòn Tài Lớn - Côn Đảo) đến bờ là 52 hải lý; điểm A4 (đảo Hòn Bông Lang - Côn Đảo)
đến bờ là 53 hải lý; điểm A5 (đảo Hòn Bảy Cạnh - Côn Đảo) đến bờ là 53 hải lý; điểm
A6 (đảo Hòn Hải) đến bờ là 74 hải lý (4).

Từ phân tích ở trên, theo chúng tôi, là thành viên của Công ước 1982 (Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam đã phê chuẩn Công ước ước 1982 ngày 23/6/1994) nên trong tương lai
gần chúng ta phải xem xét để điều chỉnh đường cơ sở thẳng ven bờ của nước ta cho phù hợp

với tinh thần của Công ước 1982, nhằm khắc phục những điểm chưa phù hợp trong Tuyên bố
ngày 12/11/1982 theo hướng lùi đường cơ sở vào phía bên trong bờ. Đối với các đảo nằm
cách xa bờ chúng ta nên hoạch định và tuyên bố các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng của các đảo đó. Đồng thời, xác định phần còn lại của
tuyến đường cơ sở của chúng ta từ đảo Cồn Cỏ đến điểm cuối cùng trên biển phía Bắc của
nước ta để tạo thành một đường cơ sở hoàn chỉnh.


Theo chúng tôi, khi xác định lại đường cơ sở, chúng ta sẽ gặp những khó khăn và thuận lợi
sau đây:
- Khó khăn: Việc điều chỉnh lại đường cơ sở theo hướng vừa nêu chắc chắn sẽ khiến cho
lãnh thổ trên biển của chúng ta (đặc biệt là nội thủy) bị thu hẹp lại; các vùng biển lãnh hải,
tiếp giáp lãnh hải và đặc quyền kinh tế, thềm lục địa cũng sẽ phải dịch vào phía bên trong
bờ. Như vậy có nghĩa là chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia trên biển của chúng ta sẽ
bị thu hẹp lại. Điều đó đồng nghĩa với các lợi ích kinh tế, an ninh quốc phòng cũng sẽ bị hạn
chế hơn so với hiện nay. Đương nhiên, sẽ có những vùng trước đây thuộc vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa của chúng ta nhưng nếu điều chỉnh nó sẽ trở thành một bộ phận của
vùng biển quốc tế, hoặc sẽ trở thành Vùng và đáy đại dương; có những vùng thuộc chủ
quyền quốc gia sẽ trở thành các vùng thuộc quyền chủ quyền quốc gia.
- Thuận lợi: Chúng ta sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các quốc gia trong khu vực và
thế giới, đặc biệt là 10 quốc gia đã từng phản đối Tuyên bố về đường cơ sở của chúng ta
ngày 12/11/1982. Mặc khác, việc điều chỉnh lại đường cơ sở của chúng ta trên tinh thần phù
hợp với Công ước 1982 sẽ chứng tỏ chúng ta là một thành viên thực thi nghiêm chỉnh và đầy
đủ nghĩa vụ của một quốc gia thành viên của Công ước 1982; đồng thời, một lần nữa khẳng
định Việt Nam hoàn toàn tuân thủ, tôn trọng luật pháp quốc tế mà đặc biệt là nguyên
tắc Pacta Sunt Servanda (tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế).
Tuy nhiên, việc sửa đổi Tuyên bố của Chính phủ nước ta ngày 12/11/1982 về đường cơ sở
hoặc đưa ra tuyên bố mới về đường cơ sở là một việc làm rất hệ trọng, ảnh hưởng rất lớn
đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, chủ quyền và quyền chủ quyền quốc
gia đối với các vùng lãnh thổ trên biển. Chính vì vậy, chúng ta phải hết sức thận trọng, có

những tính toán, điều chỉnh hợp lý nhằm tránh những hậu quả pháp lý bất lợi. Tinh thần này
cũng đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thể hiện trong Nghị quyết ngày 23/6/1994 về
việc phê chuẩn Công ước 1982: “giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên
cứu để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các quy định liên quan của pháp luật
quốc gia cho phù hợp với Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982, đảm bảo lợi
ích của Việt Nam”./.

==================================

CHÚ THÍCH
(1) Điểm 0 nằm trên vùng nước lịch sử của nước CHND Căm-pu-chia và CHXHCN Việt
Nam. Điểm A1 tại đảo Hòn Nhạn quần đảo Thổ Chu, Kiên Giang, tọa độ N 9015’0; kinh độ E
103027’0. Điểm A2 tại đảo Hòn Đá Lẻ, tỉnh Cà Mau, tọa độ N 8022’8; kinh độ E
104052’4. Điểm A3 tại đảo Hòn Tài Lớn - Côn Đảo, tọa độ N 8037’8; kinh độ E
106037’5. Điểm A4 tại đảo Hòn Bông Lang - Côn Đảo, tọa độ N 8038’9; kinh độ E
106043’3. Điểm A5 tại đảo Hòn Bảy Cạnh - Côn Đảo, tọa độ N 8039’7; kinh độ E
106042’1. Điểm A6 tại đảo Hòn Hải - Phú Quý, Bình Thuận, tọa độ N 9058’0; kinh độ E
109005’0. Điểm A7 tại đảo Hòn Đôi, tỉnh Khánh Hoà, tọa độ N 12039’0; kinh độ E
109028’0. Điểm A8 tại mũi Đại Lãnh, tỉnh Khánh Hoà, tọa độ N 12053’8; kinh độ E


109027’2. Điểm A9 tại đảo Hòn Ông Căn, tỉnh Khánh Hoà, tọa độ N 13054’0; kinh độ E
109021’0. Điểm A10tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tọa độ N 15023’1; kinh độ
109009’0. Điểm A11 tại đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị, tọa độ 17010’0; kinh độ 107020’6.
(2) Tuyên bố của Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng
để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, ngày 12/11/1982.
(3) Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về Luật Biển - NXB Công an nhân dân, Hà Nội,
1997, tr. 93.
(4) Nguyễn Hồng Thao, Sđd, tr. 95.




×