Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Tạo dựng việc làm cho người lao động tự do nông thôn nhập cư vào đô thị (nghiên cứu trường hợp tại khu nhà tạm chân cầu long biên, phường phúc xá, quận ba đình, thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 138 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------

NGUYỄN QUỲNH CHI

TẠO DỰNG VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
TỰ DO NÔNG THÔN NHẬP CƢ VÀO ĐÔ THỊ
(Nghiên cứu trường hợp tại khu nhà tạm chân cầu Long Biên,
phường Phúc Xá, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:PGS.TS. Trịnh Văn Tùng

Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vịnào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhận


đƣợc sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tậpthể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trịnh Văn Tùng, ngƣời đã
tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận vănnày.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Xã hội học - trƣờng Đại
học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thựctập.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
HàNội,ngày...tháng...năm2017
Tácgiả


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2.Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................................. 3
2.1.Ý nghĩa lý luận ...................................................................................................... 3
2.2.Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 4
3.Tổng quan nghiên cứu .............................................................................................. 4
4.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 14
5.Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 14
6.Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................................ 16
7.Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................ 16
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO DỰNG VIỆC LÀM CHONGƢỜI
LAO ĐỘNG TỰ DO NÔNG THÔN NHẬP CƢ VÀO ĐÔ THỊVÀ ĐẶC ĐIỂM
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 22
1.1.Khái niệm công cụ ............................................................................................. 22
1.1.1.Người lao động nhập cư tự do ......................................................................... 22
1.1.2.Việc làm ............................................................................................................ 23
1.1.3.Tạo dựng việc làm ............................................................................................ 24
1.1.4.Khu nhà tạm ...................................................................................................... 25

1.2.Một số lý thuyết đƣợc ứng dụng trong đề tài .................................................... 26
1.2.1.Lý thuyết nhu cầu của Maslow ........................................................................... 26
1.2.2.Lý thuyết cơ cấu chức năng của Parson .......................................................... 28
1.2.3.Lý thuyết về mạng lưới xã hội của Granovetter ............................................... 29
1.3.Đặc trƣng của địa bàn nghiên cứu................................................................... 32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO DỰNG VIỆC LÀM, THU NHẬP VÀĐỜI
SỐNG CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TỰ DO NÔNG THÔN NHẬP CƢVÀO ĐÔ
THỊ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................................................... 37
2.1.Thực trạng tạo dựng việc làm của ngƣời lao động tự do nông thôn nhập cƣ
vào đô thị .................................................................................................................. 37


2.1.1.Việc làm của của người lao động tự do nông thôn nhập cư vào đô thị trước và
sau khi di chuyển ....................................................................................................... 37
2.1.2.Phương tiện làm việc............................................................................................ 45
2.1.3.Thời gian lao động .......................................................................................... 46
2.1.4.Hợp đồng lao động, tiền thưởng và phúc lợi xã hội ........................................ 51
2.1.5.Tạo dựng việc làm mới của người lao động tự do nông thôn nhập cư vào
đôthị .......................................................................................................................... 53
2.1.6.Thực trạng thu nhập và chi tiêu của người lao động tự do nông thôn nhập cư
vào đô thị ................................................................................................................... 59
2.2.Thực trạng đời sống của ngƣời lao động tự do nông thôn nhập cƣ vào đô thị
tại địa bàn nghiên cứu............................................................................................. 66
2.2.1.Nhà ở và sinh hoạt ........................................................................................... 67
2.2.2.Các vấn đề về môi trường, an ninh trật tự ....................................................... 69
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 72
CHƯƠNG 3: NHÓM CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO DỰNGVIỆC LÀM
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TỰ DO NÔNG THÔNNHẬP CƯ VÀO ĐÔ THỊ ........ 73
3.1.Nhóm yếu tố về nhân khẩu xã hội của ngƣời lao động tự do nông thôn nhập
cƣ vào đô thị 73

3.1.1.Quê quán .......................................................................................................... 73
3.1.2.Giới tính và độ tuổi .......................................................................................... 74
3.1.3.Trình độ học vấn .............................................................................................. 77
3.1.4.Tình trạng hôn nhân .......................................................................................... 78
3.1.5.Sức khoẻ của người lao động ........................................................................... 80
3.2.Một số yếu tố về mạng lƣới xã hội ảnh hƣởng đến tạo dựng việc làm cho
ngƣời lao động tự do nông thôn nhập cƣ vào đô thị ......................................... 83
3.2.1.Vai trò của mạng lưới xã hội trong định hướng, tư vấn, cung cấp thông tin về
việc làm cho người lao động tự do nông thôn nhập cư vào đô thị ........................... 83
3.2.2.Vai trò của mạng lưới xã hội trong vấn đề hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người
lao động tự do nông thôn nhập cư vào đô thị ........................................................... 85


3.2.3.Vai trò của mạng lưới xã hội trong vấn đề hỗ trợ công việc và cuộc sống
người lao động tự do nông thôn nhập cư vào đô thị ................................................. 87
3.3.Một số yếu tố thuộc về chính sách tạo dựng việc làm cho ngƣời lao động tự
do nông thôn nhập cƣ vào đô thị............................................................................ 93
3.3.1.Tạo dựng về vốn ............................................................................................... 93
3.3.2.Tạo dựng về kinh nghiệm sản xuất (đào tạo nghề) .......................................... 97
3.3.3.Tạo dựng về thị trường lao động ................................................................... 101
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 106
A.KẾT LUẬN ........................................................................................................ 106
B.KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 107
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 115


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Nghề nghiệp hiện tại của ngƣời lao động tự do nông thôn nhập cƣ vào
đô thị trong địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 37

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu việc làm trƣớc khi di chuyển ra Hà Nội của ngƣời lao động tự
do nông thôn nhập cƣ vào đô thị ...................................................................... 43
Biểu đồ 2.3: Những nguyên nhân chính khiến ngƣời lao động nông thôn quyết định
di cƣ ra Hà Nội ................................................................................................. 44
Biểu đồ 2.4: Thời gian lao động trong ngày của ngƣời lao động nhập cƣ tự do ............. 49
Biểu đồ 2.5: Thời gian nghỉ trong năm của ngƣời lao động nhập cƣ tự do .............. 50
Biểu đồ 2.6: Hợp đồng lao động, tiền thƣởng và phúc lợi của ngƣời lao động tự do
nông thôn nhập cƣ vào đô thị ........................................................................... 52
Biểu đồ 2.7: Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của ngƣời lao động tự do nông thôn
nhập cƣ vào đô thị ............................................................................................ 54
Biểu đồ 2.8: Tính chất thƣờng xuyên trong công việc của ngƣời lao động nhập cƣ tự do ...... 55
Biểu đồ 2.9: Tính liên tục trong công việc của ngƣời lao động nhập cƣ tự do ......... 56
Biểu đồ 2.10: Thời gian làm việc tại thành phố tính theo tháng của ngƣời lao động
nhập cƣ tự do .................................................................................................... 57
Biểu đồ 2.11: Số lần đổi việc của ngƣời lao động tự do nông thôn nhập cƣ vào đô thị ............. 58
Biểu đồ 2.12: Thu nhập bình quân một ngày của ngƣời lao động tự do nông thôn
nhập cƣ vào đô thị ............................................................................................ 60
Biểu đồ 2.13: So sánh mức thu nhập trƣớc và sau khi di chuyển vào Hà Nội của
ngƣời lao động nhập cƣ tự do ........................................................................... 62
Biểu đồ 2.14: Chi phí thiết yếu tính theo ngày của lao động nhập cƣ tự do ............. 64
Biểu đồ 2.15: Chi phí thiết yếu tính theo tháng của ngƣời lao động nhập cƣ tự do ........... 65
Biểu đồ 2.16: Đánh giá của ngƣời lao động tự do nông thôn về giá thuê phòng trọ
và giá điện nƣớc sinh hoạt theo tháng .............................................................. 67
Biểu đồ 2.17: Những vấn đề lo lắng của ngƣời lao động nhập cƣ tự do khi lƣu trú tại
địa bàn nghiên cứu............................................................................................ 71
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu tuổi của lao động tự do nông thôn nhập cƣ vào đô thị ........................ 76


Biểu đồ 3.4: Nhận định của ngƣời lao động nhập cƣ tự do về sức khoẻ của bản thân
sau khi di chuyển .............................................................................................. 81

Biểu đồ 3.5: Cách thức chữa bệnh của ngƣời lao động nhập cƣ tự do ..................... 81
Biểu đồ 3.6: Vai trò của các nhóm xã hội trong tƣ vấn, cung cấp thông tin và định
hƣớng việc làm ở đô thị cho ngƣời lao động nông thôn .................................. 84
Biểu đồ 3.7: Nhóm đối tƣợng hỗ trợ ngƣời lao động tự do nông thôn tìm kiếm việc
làm tại đô thị ..................................................................................................... 86
Biểu đồ 3.8: Nhóm đối tƣợng hỗ trợ ngƣời lao động nhập cƣ tự do trong công việc
và cuộc sống tại đô thị ...................................................................................... 88
Biểu đồ 3.9: Cách thức hỗ trợ ngƣời lao động nhập cƣ tự do nhận đƣợc trong công
việc và cuộc sống ở đô thị ................................................................................ 89


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Trình độ học vấn của ngƣời lao động tự do nông thôn nhập cƣ vào đô thị77
Bảng 3.2: Tình trạng hôn nhân và số con của ngƣời lao động tự do nông thôn nhập cƣ
vào đô thị ........................................................................................................... 79


DANH MỤC HỘP
Hộp 1: Nghề lao động dịch vụ ở chợ Long Biên....................................................42
Hộp 2: Công việc nấu ăn thuê .................................................................................42
Hộp 3: Thời gian làm việc hàng ngày của ngƣời lao động ....................................47
Hộp 4: Thời gian lao động của ngƣời làm nghề bán hoa quả rong, thu gom phế liệu... .48
Hộp 5. Suy nghĩ của chủ lao động về hợp đồng lao động, tiền thƣởng và phúc lợi xã
hội cho ngƣời lao động tự do nông thôn nhập cƣ vào đô thị ..............................52
Hộp 6: Mức độ ổn định trong công việc của ngƣời lao động tự do nông thôn nhập
cƣ vào đô thị thấp ...............................................................................................59
Hộp 7: Mức thu nhập ở đô thị có ý nghĩa đối với ngƣời lao động nhập cƣ tự do ....63
Hộp 8: Tích luỹ cho bản thân phòng bất trắc ............................................................66
Hộp 9: Ô nhiễm môi trƣờng và nƣớc sạch sinh hoạt trong khu vực .........................70
Hộp 10: Phân chia công việc trong một nhóm lao động nhập cƣ tự do ....................90

Hộp 11. Vai trò tạo dựng thu nhập của những ngƣời chủ hàng ................................91
Hộp 12: Ngƣời lao động nông thôn nhập cƣ vào đô thị không có khả năng tiếp cận
với chính sách vay vốn .......................................................................................96
Hộp 13: Lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề nhƣng vẫn di cƣ lên thành phố
làm công việc chân tay, bán sức lao động ..........................................................99
Hộp 14. Ngƣời lao động tự do nông thôn nhập cƣ vào đô thị không biết đến các tổ
chức hỗ trợ việc làm/ sàn giao dịch việc làm ...................................................102
Hộp 15. Phƣờng Phúc Xá khẳng định chƣa từng có hội chợ lao động – việc làm nào
đƣợc tổ chức tại phƣơng ...................................................................................103


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới nói chung cũng nhƣ ở Viê ̣t Nam nói riêng , di cƣ đã trở thành
vấ n đề của phát triể n và là kế t quả của sƣ̣ phát triể n . Trong đó di cƣ n ội địa ở nƣớc
ta đang có chiều hƣớng tăng lên và đã trở thành một giải pháp để giải quyết thất
nghiệp và phân phối lao động (Nguyễn Thanh Liêm, 2006). Sự chênh lệch giàu
nghèo giữa thành thị và nông thôn và tình trạng thất nghiệp mùa vụ ở nông thôn là
nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự di dân nhƣ một chiến lƣợc kinh tế của ngƣời nông
dân. Đô thị trở thành “cái túi” chứa lao động nông thôn với sức ép gia tăng ngày
càng lớn về việc làm, y tế, giáo dục, ổn định xã hội,… (Bùi Quang Dũng, 2009).
Các dòng di cƣ không chỉ góp phần tăng phúc lợi và an sinh cho ngƣời di cƣ
thông qua việc tạo thu nhập cao và đa dạng hóa sinh kế mà còn là động lực thúc đẩy
lại,là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội cả ở nơi xuất cƣ và nơi nhập cƣ. Ở nơi
xuất cƣ, tác động dễ nhận thấy nhất là thông qua các khoản tiền gửi về của ngƣời di
cƣ. Đối với nơi nhập cƣ, di cƣ giúp đáp ứng nhu cầu lao động,thúc đẩy các hoạt
động thƣơng mại kinh tế và dịch vụ phát triển (Lê Bạch Dƣơng và Nguyễn Thanh
Liêm, 2011). Tuy nhiên trong sự vận động ấy lại ẩn chứa những rủi ro và tồn tại
trong mọi mặt của đời sống những ngƣời lao động di cƣ. Các nghiên cứu di dân chỉ
ra, tỷ lệ thất nghiệp của ngƣời di cƣ cao gấp 5 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của ngƣời

lao động 15 tuổi trở lên. Theo báo cáo Oxfarm (2015) một bộ phận đáng kể trong số
những ngƣời lao động di cƣ có công việc thiếu ổn định, bấp bênh, đặc biệt là trong
khu vực phi chính thức. Bản thân cuộc sống của đa số ngƣời lao động khu vực phi
chính thức nhập cƣ vào đô thị cũng rất vất vả, bấp bênh, thiếu thốn cả về vật chất và
tinh thần, môi trƣờng sống bị ô nhiễm nghiêm trọng và chất lƣợng cuộc sống không
đƣợc đảm bảo. Đô thị hóa và di cƣ nông thôn – thành thị làm gia tăng dân số thành
thị, đồng thời góp phần cấu thành một nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng mới, ngoài
nhóm ngƣời nghèo có xuất thân từ đô thị, đó là nhóm ngƣời nghèo nhập cƣ, chiếm
khoảng 1/3 tổng số ngƣời nghèo đô thị theo ƣớc tính của ngân hàng Thế giới
(Nguyễn Hữu Minh và Nguyễn Xuân Mai, 2004). Do vậy, tạo dựng việc làm cho

1


nhóm ngƣời lao động nhập cƣ đã trở thành chƣơng trình mục tiêu quốc gia ở nhiều
nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhà nƣớc ta đã thành lập Quỹ Quốc gia
hỗ trợ và giải quyết việc làm, cho vay trực tiếp với các dự án có mục tiêu để thu hút,
tạo dựng việc làm cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, vấn đề việc làm hiện nay đang
đứng trƣớc các mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa nhu cầu việc làm ngày càng lớn với khả
năng giải quyết việc làm còn hạn chế; giữa nhu cầu giải quyết việc làm với trình độ
tổ chức quản lý, trình độ kỹ năng của ngƣời lao động chƣa theo kịp yêu cầu của quá
trình đô thị hóa hiện nay.
Hà Nội không chỉ là một đô thị lớn mà còn là trung tâm kinh tế - chính trị văn hóa của cả nƣớc. Quy mô và tốc độ của lƣợng ngƣời di dân vào Hà Nội qua các
năm ngày càng tăng:Năm 2001, số ngƣời di cƣ vào Hà Nội là 16.985 ngƣời thì đến
năm 2007 là 46.240 ngƣời, năm 2009 là 48.620 ngƣời tăng lên 52.588 ngƣời vào
năm 2010(Đinh Văn Thông, 2010), và vào thời điểm 6/2012 do Công an thành phố
Hà Nội thống kê thì số ngƣời di dân vào Hà Nội lên tới khoảng 100.000 ngƣời. Nhƣ
vậy, xu thế chung của những năm tới là số lƣợng ngƣời lao động ngoại tỉnh vào Hà
Nội vẫn tiếp tục tăng lên một cách nhanh chóng. Và đồng thời, gia tăng dân số
thành thị sẽ làm gia tăng nghèo khổ đô thị (Nguyễn Hữu Minh và Nguyễn Xuân

Mai, 2004). Trên thực tế, một bộ phận không nhỏ ngƣời lao động nông thôn nhập
cƣ vào đô thị đang phải sống trong những căn nhà trọ tồi tàn nhất trên địa bàn thành
phố, chịu nhiều bất công về công việc, không đƣợc hƣởng các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe và an sinh xã hội (BHYT, BHXH,…). Phƣờng Phúc Xá, quận Ba Đình, thành
phố Hà Nội có những xóm trọ đƣợc hình thành không phép ngay trên bãi bồi dƣới
lòng sông. Sau trận lũ lịch sử năm 1996, thì bãi bồi này ngày một cao hơn và rộng
ra. Khoảng năm 2006 – 2007, cống thoát nƣớc của tổ dân cƣ số 7 và số 8 cụm 2
đƣợc chính quyền phƣờng Phúc Xá, quận Ba Đình cải tạo, kè bờ thành đƣờng đi lối
lại sạch sẽ. Từ đó, nhiều hộ dân chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang xây dựng nhà
trọ, một số ít tự ý lấn chiếm đất công, xây dựng các khu phòng trọ chất lƣợng thấp
để kinh doanh trong khi ngƣời lao động nông thôn nghèo di cƣ lên Hà Nội phải
chấp nhận sống trong khu trọ mà họ không có cơ hội để lựa chọn. Có thể thấy rằng,

2


cuộc sống của những ngƣời dân nhập cƣ trong khu nhà tạm chân cầu Long Biên là
tiêu biểu cho cuộc sống của ngƣời lao động nông thôn nhập cƣ vào đô thị có nguồn
thu nhập, hoàn cảnh sống thấp nhất hiện nay và bất lực trong vấn đề tạo dựng việc
làm của bản thân.
Trong lĩnh vực học thuật, những nghiên cứu trƣớc về di cƣ lao động nông
thôn – thành thị phần nhiều đặt mối quan tâm về nơi đi, những vấn đề nhƣ: nguyên
nhân di cƣ, tác động của di cƣ nông thôn – thành thị đối với kinh tế hộ gia đình
nông thôn,… Hiện tại, chƣa có nhiều nghiên cứu chỉ ra thực trạng việc làm và tạo
dựng việc làm cho ngƣời lao động khu vực phi chính thức nông thôn nhập cƣ vào
đô thị và nếu có, thì các nghiên cứu phần lớn mang tầm vóc vĩ mô, trung mô, thiếu
đi các nghiên cứu đặc trƣng về một khu vực cụ thể (nhƣ địa bàn của một phƣờng),
cũng không có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về việc làm của nhóm đối tƣợng đặc thù,
dễ chịu tổn thƣơng nhất trong xã hội đô thị. Chính từ thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sĩ: “Tạo dựng việc làm cho người lao động tự do nông

thôn nhập cư vào đô thị (Nghiên cứu trường hợp tại khu nhà tạm chân cầu Long
Biên, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội)”với mục tiêu cơ bản là
nghiên cứu thực trạng tạo dựng việc làm, những yếu tố ảnh hƣởng tới tạo dựng việc
làm cho nhóm lao động nghèo ở nông thôn nhập cƣ vàokhu nhà tạm chân cầu Long
Biên, phƣờng Phúc Xã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
2. Ý nghĩa nghiên cứu
2.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu tập trung làm sáng tỏ một số khái niệm, thuật ngữ về di cƣ, việc
làm, tạo dựng việc làm, lao động tự do, khu nhà tạm (khu ổ chuột xóm lều,..). Đồng
thời, đề tài đƣợc tiến hành thông qua việc kiểm chứng một vài lý thuyết xã hội học
tiêu biểu, cụ thể là: Lý thuyết nhu cầu của Maslow, lý thuyết cơ cấu chức năng của
Parkson, lý thuyết về mạng lƣới xã hội của Granovetter. Các lý thuyết trên đƣợc vận
dụng trong việc lý giải về nguyên nhân di cƣ, sức hút về cơ hội việc làm và thu
nhập, mạng lƣới tìm kiếm và tạo dựng việc làm, mong muốn, nhu cầu về việc làm ở
nơi cƣ trú tạm thời của ngƣời lao động tự do nông thôn nhập cƣ vào đô thị.

3


2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu tập trung làm sáng tỏ bức tranh về thực trạng tạo dựng việc làm,
các yếu tố ảnh hƣởng đến tạo dựng việc làm cho ngƣời lao động tự do nông thôn
nhập cƣ vào đô thị. Qua đó, đƣa ra một vài kiến nghị giúp cải thiện và ổn định tình
hình tạo dựng việc làm cho ngƣời lao động nhập cƣ tự do tại phƣờng Phúc Xá. Kết
quả nghiên cứu của đề tài có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân,
tổ chức quan tâm khi nghiên cứu việc làm của ngƣời lao động tự do nông thôn nhập
cƣ vào đô thị.
3. Tổng quan nghiên cứu
Việc làm luôn là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm của nhiều nhà xã
hội học. Đây không chỉ là vấn đề có liên quan đến cuộc sống của ngƣời lao động mà

còn ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình phát triển xã hội. Nó có tính liên hệ, liên kết
giữa các quá trình kinh tế, xã hội và nhân khẩu. Trong phạm vi nghiên cứu của luận
văn, tôi chỉ xin tập trung giới thiệu một số công trình tiêu biểu liên quan đến di cƣ và di
cƣ lao động nông thôn – thành thị, về nhóm ngƣời nghèo nhập cƣ vào đô thị, việc làm và
tạo dựng việc làm cho ngƣời lao động, mạng lƣới xã hội của ngƣời lao động.
3.1. Các nghiên cứu về di cƣ và ngƣời di cƣ lao động nông thôn –

thành thị
Mỗi một địa điểm, nơi ở gốc và nơi đến đều có những ƣu điểm hạn chế trên
nhiều lĩnh vực thu nhập, việc làm, nhà ở và phúc lợi xã hội, giáo dục, chăm sóc sức
khỏe, thậm chí là khí hậu... sẽ đƣợc ngƣời di cƣ cân nhắc. Thông thƣờng, các điều
kiện kinh tế khó khăn (không có việc làm, mất đất – mất sinh kế,…) tại nơi ở gốc là
yếu tố “đẩy” chủ yếu của việc xuất cƣ trong khi cải thiện điều kiện kinh tế của nơi
đến là nhân tố “hút” quan trọng nhất của việc nhập cƣ (Bùi Việt Thành, 2011). Bàn
về lực đẩy và lực hút trong di cƣ, Đinh Văn Thông (2010) đã chỉ ra hai nguyên nhân
cơ bản, đó là: Nông nghiệp ngày càng phát triển, năng suất lao động và sản lƣợng
tăng, dẫn đến tình trạng dƣ thừa lao động; sự khác biệt về tiền lƣơng và thu nhập
giữa các vùng nông thôn – thành thị chính là yếu tố thúc đẩy quá trình di dân vào đô
thị. Hơn thế, là trung tâm kinh tế - chính trị văn hóa của cả nƣớc, Hà Nội trở thành

4


lực hút của dòng di cƣ ngoại tỉnh. Lê Bạch Dƣơng và Nguyễn Thanh Liêm (2011)
cũng đã đề cập rất chi tiết về quyết định di cƣ, tính chọn lọc di cƣ của hộ gia đình,
ngƣời di cƣ đến và làm việc tại thành phố trong tác phẩm “Từ nông thôn ra thành
phố: tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam”.
Việc di dân đến các thành phố có thể mang lại lợi ích cá nhân cho bản thân
ngƣời nhập cƣ và dựa trên phân tích chi phí và lợi ích tƣơng đối dẫn đến việc di cƣ
giữa vùng thành thị và nông thôn là một động cơ dẫn đến tình trạng di cƣ. Những

ngƣời di cƣ cho rằng thu nhập ở Hà Nội cao hơn lao động ở quê gấp 2 – 4 lần, cá
biệt có trƣờng hợp gấp 7 – 10 lần (Nguyễn Thị Bích Nga, 2003), họ thích nghi
nhanh với môi trƣờng sống và làm việc mới ở đô thị do những khó khăn có thể
đƣợc bù đắp bằng thu nhập tốt hơn so với mức mà họ khó có thể kiếm đƣợc nếu vẫn
ở lại quê nhà (Lê Bạch Dƣơng và Nguyễn Thanh Liêm, 2011). Vì thế, họ vẫn vui vẻ
với công việc đã lựa chọn. Do vậy, di cƣ có thể xảy ra ngay cả khi đối diện với trình
trạng thất nghiệp ở đô thị. Tuy nhiên, đứng về mặt xã hội có thể gây ra những vấn đề
không mong muốn mà xã hội phải trả giá đắt cho vấn đề đó (thất nghiệp, tệ nạn xã hội,
môi trƣờng vệ sinh thiếu an toàn,…).
Những nghiên cứu về di dân kể trên góp phần chỉ ra hiện tƣợng di cƣ là một
quy luật tất yếu của quá trình phát triển, biến đổi xã hội. Chính vì lý do trên mà nó
đã tác động tới đời sống của ngƣời dân tại nhiều khu vực, quốc gia khác nhau trên
thế giới, đặc biệt là ngƣời lao động tự do nông thôn nhập cƣ vào đô thị, đồng thời,
nó còn tác động tới đời sống của ngƣời dân đô thị bởi chính luồng di cƣ nông thôn –
thành thị đã mang nghèo khổ tới đô thị.
3.2. Các nghiên cứu về việc làm và tạo dựng việc làm
Việc làm cho ngƣời lao động là một vấn đề luôn đƣợc quan tâm. Bởi lẽ, đây
không chỉ là vấn đề có liên quan đến cuộc sống của ngƣời lao động mà còn liên
quan đến tất cả các quá trình phát triển xã hội. Đây là một vấn đề có liên hệ, liên kết
giữa các quá trình kinh tế, xã hội và nhân khẩu. Chính vì vậy, nghiên cứu về việc
làm cho ngƣời lao động đƣợc nhiều nhà khoa học, nhà quản lý cả trong và ngoài
nƣớc quan tâm. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tôi chỉ tập trung giới thiệu

5


một số công trình tiêu biểu liên quan đến việc làm cho ngƣời lao động, trong đó có
lao động di cƣ nông thôn – thành thị trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng Việt Nam
hiện nay, và các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề tạo dựng việc làm cho nhóm
đối tƣợng kể trên.

Nolwen Heraff – Jean Yves Martin trong cuốn: “Lao động, việc làm và
nguồn nhân lực Việt Nam sau 15 năm đổi mới” đã nghiên cứu khái quát về tình
hình lao động, việc làm và nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 1986-2000. Theo đó
cho thấy, bắt đầu sự nghiệp đổi mới, Việt Nam có một ƣu thế lớn là có nguồn nhân
lực dồi dào, khả năng mở rộng việc làm trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh
tế thị trƣờng rất lớn, song, do chất lƣợng nguồn nhân lực thấp, đa số là lao động
chƣa qua đào tạo nghề nên khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển rất hạn chế. Điểm
đáng chú ý nhất ở tác phẩm này là đã chỉ ra những hạn chế của nguồn nhân lực và
ảnh hƣởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề giải quyết việc làm ở
nƣớc ta trong giai đoạn đó. Nguồn tƣ liệu đó giúp chúng ta có cơ sở đánh giá sự
thay đổi về việc làm và nguồn nhân thực trong từng giai đoạn phát triển của đất
nƣớc.
Ngƣời lao động hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức (lao động phi
chính thức) chiếm 82% trong số lao động có việc làm và 2/3 lao động phi nông
nghiệp (Hồ Đức Dũng, 2012). Kết quả điều tra lực lƣợng lao động (2007) của Tổng
cục thống kê cho thấy khu vực kinh tế phi chính thức có một tỷ trọng vƣợt trội về
việc làm, đóng góp khoảng 20% vào GDP cả nƣớc, song nó lại chƣa đƣợc quan tâm
thích đáng. Trong nghiên cứu của mình về việc làm phi chính thức ở Việt Nam, Hồ
Đức Dũng cũng đề cập 4 khó khăn chính gặp phải khi tiến hành nghiên cứu. Đó là:
(1) Không có số liệu thống kê về việc làm phi chính thức; (2) Không thống nhất về
khái niệm; (3) Không thống nhất về nhận thức; (4) Không muốn thừa nhận của bản
thân ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của mình, các tác giả
cũng đề cập tới rất nhiều khái niệm về khu vực kinh tế phi chính thức và việc làm
phi chính thức; đồng thời cũng chỉ ra những đặc điểm của các đối tƣợng tham gia
việc làm phi chính thức. Qua nghiên cứu về “Từ việc làm trong khu vực kinh tế phi

6


chính thức đến việc làm phi chính thức ở Việt Nam”, có thể nắm bắt đƣợc một số

thông tin mang tính chất tổng quát về khu vực kinh tế phi chính thức và việc làm
phi chính thức; từ đó, tiến hành nghiên cứu trƣờng hợp về lao động tự do nông thôn
nhập cƣ vào đô thị chính xác hơn.
Trong một báo cáo mới đây nhất của Oxfam, các kết quả đã chỉ ra rằng tỷ lệ
thất nghiệp của ngƣời di cƣ cao gần gấp 5 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của lao động
từ 15 tuổi trở lên – là nhóm mới gia nhập vào thị trƣờng lao động (Tổng cục thống
kê 2012). Một bộ phận đáng kể trong số những ngƣời lao động di cƣ có công việc
thiếu ổn định, bấp bênh, đặc biệt là khu vực phi chính thức. Lao động nông thôn di
cƣ ra thành phố làm rất nhiều nghề hoặc làm việc nặng nhọc, độc hại với trình độ
lao động phổ thông (làm thuê trong các công trƣờng xây dựng, các cơ sở sản xuất,
tái chế nhựa, may mặc, da giày, bảo vệ,…), bán hàng rong, giúp việc gia đình,…
Phần lớn trong số họ làm việc trong các cơ sở kinh tế thuộc khu vực phi chính thức
nhƣ hộ kinh doanh cá thể, kinh doanh gia đình hoặc tự làm việc, không đƣợc ký hợp
đồng lao động, ít đƣợc quan tâm đến trách nhiệm thực hiện bảo hiểm xã hội và các
phúc lợi xã hội khác cho ngƣời lao động. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu,
ngƣời lao động di cƣ có việc làm quanh năm nhƣng thiếu ổn định, đặc biệt là ở khu
vực phi chính thức. Tính cả việc làm theo mùa vụ thì lao động di cƣ khu vực phi
chính thức có việc làm không ổn định lên tới 59%. Đặc biệt là nhóm đối tƣợng là
ngƣời bán hàng rong hay công nhân xây dựng thì mức độ ổn định trong công việc là
rất thấp, mặc dù có việc làm quanh năm. Lý do là côngviệc của họ phụ thuộc rất lớn
vào điều kiện tự nhiên, nhu cầu thị trƣờng, công việc không có nơi làm việc ổn
định, thiếu thuận lợi, an toàn (Oxfam, 2015).
Mặc dù Hiến pháp sửa đổi năm 2013, điều 34 và 35 đã quy định mọi công
dân đƣợc đảm bảo các điều kiện làm việc công bằng, an toàn nhằm đảm bảo quyền
và lợi ích của ngƣời lao động, trong đó có ngƣời lao động di cƣ. Tuy nhiên, cho đến
nay vẫn chƣa có chính sách hỗ trợ tạo việc làm dành riêng cho ngƣời lao động di
cƣ; đồng thời, hiểu biết về pháp luật và độ nhạy cảm với chính sách của ngƣời lao
động di cƣ kém, họ không có khả năng tiếp cận đƣợc các chƣơng trình vay vốn vì

7



không đáp ứng đƣợc điều kiện đảm bảo tiền vay và quy trình, thủ tục xét duyệt căn
cứ trên tình trạng cƣ trú là sổ hộ khẩu. Trong khi đó, mức thu nhập cơ bản của hầu
hết lao động di cƣ chƣa đáp ứng đủ nhu cầu sống tối thiểu cộng với các chi phí phát
sinh trong gia đình tại nơi ở gốc, hay chi phí phục vụ cho nhu cầu sống hàng ngày
tại nơi cƣ trú tạm thời của ngƣời lao động gây khó khăn rất lớn đối với ngƣời lao
động nhập cƣ (Oxfam, 2015).
Về chủ đề tạo dựng việc làm, Trần Thị Bích Hạnh (2004) đã tìm kiếm một số
giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của khu vực. Tuy nhiên, những giải pháp mà tác giả đề cập đến chủ
yếu dƣới góc độ quản lý, có tính kỹ thuật mà chƣa đi sâu nghiên cứu về bản chất
của tình hình lao động, việc làm để đề ra những giải pháp mang tính bền vững, lâu
dài hơn; khó có khả năng áp dụng cho các nghiên cứu khác về tạo dựng việc làm.
Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung (1997) trong “Về chính sách giải
quyết việc làm ở Việt Nam” trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc đã đƣa ra một luận điểm hết sức sâu sắc: Vấn đề cốt lõi, bao trùm nhất là
phải tạo ra điều kiện và cơ hội để ngƣời lao động có việc làm, thu nhập đảm bảo
cuộc sống của bản thân và gia đình, đồng thời góp phần cho xã hội. Đó là nội dung
cơ bản của chính sách việc làm. Một trong những giải pháp tạo dựng việc làm đƣợc
các tác giả đề cập đến là:“sự thay đổi trong nhận thức về việc làm là coi trọng yếu
tố tự tạo việc làm của người lao động trong các thành phần kinh tế”. Điều đó sẽ tạo
thuận lợi cho việc giải phóng tiềm năng lao động của đất nƣớc một cách hiệu quả
nhất. Đây là một trong những thay đổi có tính căn bản của nhận thức về vấn đề tìm
kiếm, tự tạo dựng việc làm của ngƣời lao động trong điều kiện phát triển kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Những luận điểm của tác
phẩm là điểm sáng cần đƣợc kế thừa, vận dụng và phát huy trong những nghiên cứu
xã hội học ứng dụng về tạo dựng việc làm cho ngƣời lao động nói chung và ngƣời
lao động tự do nông thôn nhập cƣ vào đô thị nói riêng.
Nguyễn Tiệp (2005) trong “Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong

quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã nêu lên những vấn đề thực

8


tiện về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đô thị hóa và di chuyển lao động
nông thôn ra thành thị trở thành xu thế không thể cƣỡng nổi, nó có tác dụng giảm
sức ép căng thẳng ở nông thôn và cung ứng lao động cho thị trƣờng lao động ở các
thành phố lớn. Dòng lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị bao gồm lao động
nhập cƣ và sinh sống làm việc tại thành phố và lao động nông thôn đến thành phố
làm việc mang tính chất thời vụ. Các chính sách hỗ trợ hoặc phát triển hệ thống tín
dụng ƣu đãi cho đào tạo nhân lực nông nghiệp nông thôn từ nhà nƣớc còn hạn chế.
Nhìn chung, các nghiên cứu về việc làm trên đều tập trung nghiên cứu, xác
định mối quan hệ giữa di cƣ cung cầu lao động tác động đến việc làm, đánh giá đặc
điểm và tầm quan trọng của lao động phi chính thức; chất lƣợng lao động, chính
sách sử dụng lao động, các biện pháp giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở Việt
Nam. Nhìn chung, không có nhiều nghiên cứu đề cập trực tiếp đến chủ đề tạo dựng
việc làm cho ngƣời lao động, hoặc nếu có, chỉ là đề cập dƣới một vài khía cạnh nào
đó dƣới góc tiếp cận mang tính vĩ mô. Tuy nhiên, đây là những căn cứ khoa học
quan trọng, có thể áp dụng những nghiên cứu về việc làm trên khi phân tích thực
trạng việc làm và đề ra những giải pháp phù hợp tạo dựng việc làm cho ngƣời lao
động tự do nhập cƣ vào đô thị ở Việt Nam.
3.3. Mạng lƣới quan hệ xã hội với những vấn đề về việc làm trong

thị trƣờng lao động
Nghiên cứu về vốn xã hội nói chung và mạng lƣới quan hệ xã hội nói riêng
trong thị trƣờng lao động ở Việt Nam là chủ đề đƣợc quan tâm bởi nhiều nhà xã hội
học. Trịnh Duy Luân (2009) trong các phân tích về nguồn nhân lực, lao động và
việc làm ở Việt Nam đã nhắc đến sự thiếu hụt các nghiên cứu về vốn xã hội, trong

đó, mạng lƣới quan hệ xã hội là một thành tố quan trọng cấu thành trong thị trƣờng
lao động nƣớc ta hiện nay . Ở Việt Nam hiện nay đã có một s

ố nhƣ̃ng công trình

nghiên cƣ́u về di cƣ và tâ ̣p trung chủ yế u vào nguyên nhân , thƣ̣c tra ̣ng của quá trin
̀ h
di cƣ. Trong đó nhƣ̃ng nghiên cƣ́u về ma ̣ng lƣới xã hô ̣i về di cƣ thƣờng
vào vai trò của mạng lƣới xã hội tới ngƣời di cƣ.

9

tâ ̣p trung


Mạng lƣới xã hội đặc biệt là các liên hệ bền vững có vai trò rất quan trọng tới
quyết định di chuyển của ngƣời di cƣ. Hầu hết ngƣời lao động đi cƣ quyết đinh di
cƣ là do bản thân ngƣời di chuyển hoặc do vợ (chồng), bố mẹ, ngƣời thân. Chỉ có
1% số ngƣời di chuyển là do ngƣời ngoài quyết định (Đặng Nguyên Anh, 1998).
Cũng trong nghiên cứu trên Đặng Nguyên Anh (1998) đã chỉ ra mạng lƣới di cƣ còn
ảnh hƣởng tới quyết định lựa chọn nơi chuyển đến (địa bàn nhập cƣ) cũng nhƣ giữ
vai trò tích cực trong việc kết nối ngƣời di chuyển vào mạng lƣới di cƣ. Ngƣời di cƣ
hiện nay từ nông thôn ra thành phố có xu hƣớng quần tụ ở những nơi có nhiều
ngƣời cùng quê đến làm ăn sinh sống. Trên thực tế hiện tƣợng kéo nhau đi làm ăn ồ
ạt cả làng, cả họ đã trở thành phổ biến, hình thành nên các nhóm cƣ dân cùng xuất
xứ định cƣ tại các thành phố lớn.
Ở nông thôn, ngay từ khi các cá nhân còn nhỏ thì gia đình, một liên hệ bền
vững của mạng lƣới xã hội, đã thể hiện vai trò của mình thông qua một số hoạt
động hƣớng nghiệp cho con cái nhƣ: qua việc học chữ, học nghề; định hƣớng và
giải quyết việc làm; các quan niệm giá trị nghề nghiệp. Khi cá nhân di cƣ mạng lƣới

di cƣ cũng sẽ trang bị những thông tin về cơ hội việc làm, nhà cửa và điều kiện sinh
hoạt cho ngƣời di chuyển. Tỷ lệ ngƣời di chuyển có đƣợc thông tin việc làm từ phía
gia đình, bạn bè lớn hơn nhiều so với các nguồn thông tin khác (Lê Mạnh Năm,
2000).
Nhƣ vậy việc quyết định, lựa chọn điểm đến và việc làm của lao động di cƣ
có mối quan hệ chặt chẽ với mạng lƣới xã hội. Nhìn chung, mạng lƣới xã hội của
mỗi cá nhân nhƣ là một động lực thúc đẩy và kéo ngƣời dân di cƣ nhờ các yếu tố
thu nhập và việc làm.
Thị trƣờng lao động đang hình thành và phát triển tại c

ác trung tâm đô thị ,

các thành phố lớn , thu hút lao đô ̣ng ở nông thôn . Do đó viê ̣c nhâ ̣p cƣ và tâ ̣p trung
dân số ta ̣i thành phố lớn là điề u không thể tránh khỏi . Mạng lƣới xã hội đã góp phầ n
làm giảm bớt chi phí di cƣ , tìm kiếm viê ̣c làm cũng nhƣ thúc đẩ y sƣ̣ hô ̣i nhâ ̣p của
ngƣời di chuyể n trên điạ bàn nhâ ̣p cƣ (Đặng Nguyên Anh, 1998).

10


Theo Phạm Quỳnh Hƣơng (2006), mạng lƣới xã hội của ngƣời di dân đã tạo
ra thông tin, kiến thức, kinh nghiệm và là chỗ dựa chính trong cuộc sống hàng
ngày của họ, là một thiết chế quan trọng thay thế cho sự thiếu hụt về các bảo trợ
của xã hội bên ngoài.
Đặc biệt trong di cƣ, các thiết chế mạnh nhƣ gia đin
̀ h có thể đƣơ ̣c nhin
̀ nhâ ̣n
nhƣ mô ̣t ma ̣ng lƣới nhƣ̃ng trách nhiê ̣m, trong hoa ̣t đô ̣ng kinh tế nhƣ cấ p vố n cho các
thành viên của họ bằng việc hỗ trợ nguồn vốn chung hoặc bằng sự ủy thác mà qua
đó các thành viên trong gia đin

̀ h tƣơng tác với nhau . Vì vậy, gia đình bao gồm một
mạng lƣới xã hội có thể đƣợc khai thác một cách hiệu quả để đạt đƣợc mục đích
chung (Nguyễn Quý Thanh, 2006).
Các nghiên cứu về mạng lƣới quan hệ xã hội trong thị trƣờng lao động Việt
Nam tính đến thời điểm này mới chỉ dừng lại ở việc đề cập tới mạng lƣới quan hệ xã
hội nhƣ một kênh hỗ trợ ngƣời lao động tìm kiếm việc làm và phát triển nghề nghiệp
mà chƣa đi sâu phân tích các tác động cụ thể của nó đến các khía cạnh của kết quả
tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu và nội dung đề cập của đề
tài, chúng tôi chỉ vận dụng những kiến thức và luận điểm của các học giả đã đề cập ở
trên để tìm hiểu về ảnh hƣởng của mạng lƣới xã hội trong tạo dựng việc làm cho
ngƣời lao động tự do nông thôn nhập cƣ vào đô thị mà không phát triển thêm về lý
thuyết mạng lƣới quan hệ xã hội trong thị trƣờng lao động
3.4. Các cuộc điều tra về dân số đô thị và nghèo đô thị
Dự án “Đánh giá nghèo đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh” (UPS
- 09) của Tổng cục thống kê và Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)
đƣợc xem là một dự án ƣớc tính dân số nhập cƣ chƣa thuyết phục. Việc đo lƣờng số
dân không đăng ký hộ khẩu thƣờng trú chƣa thực hiện đƣợc trong khi mục tiêu của
nghiên cứu có đề cập đến vấn đề này: (1) Đánh giá mức độ nghèo đô thị tại Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh, nhấn mạnh đến việc thu thập thông tin về dân di cƣ và
các hộ không đăng ký ngoài số dân đăng ký; (2) Phân tích các đặc điểm ngƣời
nghèo thành thị, đặc biệt chú ý đến việc làm và thu nhập cũng nhƣ tài sản sở hữu
bền vững và khả năng đối mặt với nguy hiểm của họ; (3) Nhận dạng các yếu tố chủ

11


yếu cả nghèo khổ đô thị, kể các các lý do khiến ngƣời ở thành phố bị nghèo. Tuy
nhiên, UPS – 09 đã đem lại cái nhìn cụ thể về “nghèo đói đa diện” (tính đến các
yếu tố khác ngoài thu nhập: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nhà ở,…), về các nguy cơ
và hòa nhập xã hội.

Một vài nghiên cứu khác cũng đề cập tới các yếu tố khác liên quan tới nghèo
đói đa diện ngoài thu nhập.“Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Di dân và sức
khỏe” của Tổng cục thống kê và Quỹ dân số Liên Hợp Quốc đã kết luận về sức
khỏe của ngƣời di cƣ và ngƣời không di cƣ: di cƣ có tính chọn lọc về sức khỏe,
ngƣời di cƣ có sức khỏe tốt hơn ngƣời không di cƣ, mặc dù sự khác biệt này là
không lớn. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời di cƣ gồm có: tuổi, tình
trạng việc làm, nguồn nƣớc, công trình vệ sinh, trình độ học vấn, hút thuốc, điều
kiện nhà ở, nơi cƣ trú. Ngƣời di cƣ còn thờ ơ với Bảo hiểm y tế (BHYT), chỉ
khoảng 25% ngƣời di cƣ đã từng đi kiểm tra sức khỏe, và chỉ 36.4% có BHYT.
Với vị thế là ngƣời không có đăng ký cƣ trú chính thức, ngƣời nhập cƣ bị
hạn chế trong khi xin việc làm ở khu vực chính thức, đào tạo nghề, điều kiện làm
việc kém và bất lợi trong việc hƣởng những quyền lợi của ngƣời lao động. Ngƣời di
dân gặp phải những rào cản khi tiếp cận dịch vụ công cộng và khi tiếp cận đƣợc thì
là dịch vụ với chất lƣợng kém hoặc chi phí dịch vụ cao hơn, chẳng hạn nhƣ: chăm
sóc sức khỏe, lấy nƣớc, mắc điện, vay vốn,… Họ không đƣợc tiếp cận các quyền về
sở hữu nhà đất, đăng ký, mua bán tài sản. Ngƣời nhập cƣ hoàn toàn cách biệt với
đời sống xã hội đô thị, khiến họ bị thiếu thông tin, hạn chế về quyền lợi và khó
đƣợc tiếp cận với sự hỗ trợ từ chính cộng đồng họ đang cƣ trú (Trích theo Phạm
Quỳnh Hƣơng, 2006).
Để đảm bảo phúc lợi cho ngƣời công nhân, nghiên cứu “Nâng cao chất
lượng đời sống cho công nhân nhập cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương” tập trung về
mặt tinh thần của công nhân nhập cƣ tại tỉnh Bình Dƣơng và các vùng lân cận. Qua
hai cuộc điều tra xã hội học đã cho ra kết quả: đời sống tinh thần của công nhân
nhập cƣ đang gặp rất nhiều khó khăn. Đa số họ có trình độ học vấn chƣa cao, thiếu

12


cơ hội học hành, kỹ năng giao tiếp, bị thiệt thòi trong việc đáp ứng các nhu cầu vui
chơi giải trí và giải tỏa căng thẳng (Trích theo Nguyễn Thụy Diễm Hƣơng, 2010).

“Nói về “dân số đô thị” khi đề cập đến dân số của một thành phố, người ta
khó hình dung một lượng “dân số nông thôn” lại có thể là một bộ phận dân số của
một thành phố” (Patrick Gubry và cộng sự, 2011). Patrick Gubry đã đề cập đến một
thực trạng qua việc trích dẫn một tác phẩm mới đây của Phillippe Papin và Laurent
Passicousset (2010), đó là: “Những người sống chui trong thành phố phần lớn là
những người dân di cư. Họ chiếm trên 1/10 dân số đô thị Việt Nam, hơn 15% ở Hà
Nội và 20% ở thành phố Hồ Chí Minh. Có những nơi tập trung rất đông dân số
sống chui tại ngoại ô thành phố lớn. Tuy nhiên, họ ở khắp nơi, ngay cả trong nội
thành, điều này là một hiện tượng khá độc đáo”. Không có bất cứ nguồn dữ liệu
nào đƣợc nêu ra về nhóm đối tƣợng kể trên. Patrick Gubry sử dụng khái niệm “dân
số trôi nổi” để đánh giá một phần dân cƣ đô thị Việt Nam vẫn còn chƣa đƣợc biết
đến (còn có những tên gọi khác nhƣ là: dân sống chui, dân cƣ không đăng ký, khách
vãng lai, dân di cƣ tạm thời, dân cƣ đang di chuyển tạm thời,..). Số dân này đến nay
vẫn rất ít đƣợc biết đến: họ chƣa bao giờ đƣợc tính đến trong các cuộc điều tra dân
số và các cuộc điều tra có tính đại diện, vì các khái niệm quốc tế đƣợc sử dụng: đó
là trƣờng hợp các cuộc tổng điều tra dân số, các cuộc điều tra đa dạng (VHLSS),
điều tra khu vực phi chính thức,… Dân số trôi nổi chỉ nắm đƣợc qua các cuộc điều
tra định tính trên một phần dân số đó, ví dụ liên quan đến những ngƣời bán hàng
rong (Drummond, 2000; Dƣơng Thị Tuyết, 2000, Ngo Dao, 2011, Jensen &
Peppard, 2003, Lƣu Bích Ngọc & Nguyễn Thị Thiềng, 2010; Vũ Thị Thảo, 2010).
Việc tính đến dân số trôi nổi làm cho dân cƣ đô thị thực sự tăng lên, hơn nữa, chính
trong số dân này mà ta tìm thấy một phần lớn lao động của lĩnh vực phi chính thức
và những “ngƣời nghèo” thành phố, cho nên ta nhận thấy độ chênh trong tất cả các
nghiên cứu hiện có về lĩnh vực phi chính thức và ngƣời nghèo đô thị, vì những
ngƣời nghèo nhất có thể vắng mặt trong những nghiên cứu này. Đây chính là một lỗ
hổng lớn mà các cuộc khảo sát về dân số và nghèo đô thị đã không đề cập đến
(Trích theo Patrick Gubry, 2011).

13



Từ các nghiên cứu trên có thể thấy rằng, tiến hành nghiên cứu về ngƣời lao
động tự do nông thôn nhập cƣ vào đô thị ở khu nhà tạm chân cầu Long Biên là
nghiên cứu trƣờng hợp, góp phần mô tả thực trạng chung về việc làm và đời sống
của nhóm đối tƣợng đặc thù của nghèo đô thị đang bị bỏ ngỏ trong các nghiên cứu,
dự án về nghèo đô thị. Nghiên cứu có thể diễn ra trên nhiều mặt nhƣ tìm hiểu nghề
nghiệp, thu nhập, thời gian làm việc, phúc lợi xã hội, đời sống vật chất và tinh thần
của ngƣời nhập cƣ sống trong khu nhà tạm, môi trƣờng sống, tiếp cận các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, tâm tƣ và nguyện vọng của nhóm đối tƣợng đặc
thù trên. Từ đó, kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả tạo dựng việc làm cho
những ngƣời lao động tự do nông thôn nhập cƣ vào đô thị hiện nay.
4.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục đích làm sáng rõ thực trạng tạo dựng việc làm,
thu nhập và đời sống của ngƣời lao động tự do nông thôn nhập cƣ vào Hà Nội trong
khu nhà tạm chân cầu Long Biên, phƣờng Phúc Xá, quận Ba Đình hiện nay. Tìm
hiểu những yếu tố ảnh hƣởng tới tạo dựng việc làm cho ngƣời lao động tự do nông
thôn nhập cƣ vào đô thị.
4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về tạo dựng việc làm cho ngƣời lao động
tự do nông thôn nhập cƣ vào đô thị và đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu về thực trạng tạo dựng việc làm, thu nhập và đời sống của ngƣời
lao động tự do nông thôn nhập cƣ cƣ trú tại khu nhà tạm chân cầu Long Biên,
phƣờng Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội.

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng tới tạo dựng việc làm cho ngƣời lao động tự
do nông thôn nhập cƣ vào đô thị.
5.

Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tạo dựng việc làm của ngƣời lao động tự do nông thôn nhập cƣ vào đô thị
tại phƣờng Phúc Xá, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

14


5.2. Khách thể nghiên cứu
Đối tƣợng đƣợc khảo sát trong phạm vi của đề tài bao gồm: ngƣời lao động
tự do nông thôn nhập cƣ vào phƣờng Phúc Xá, cƣ trú tại khu nhà tạm chân cầu
Long Biên đƣợc thống kê từ năm 2009 đến thời điểm nghiên cứu; đối tƣợng cung
cấp thông tin là cán bộ quản lý kinh tế - xã hội tại phƣờng, cán bộ hoạch định chính
sách tại phƣờng, chủ lao động cung cấp việc làm cho ngƣời lao động tự do, dân
định cƣ có hộ khẩu tại địa bàn nghiên cứu.
5.3.

Phạm vi nghiên cứu

5.3.1. Phạm vi không gian
Thông tin sử dụng trong luận văn đƣợc thu thập trong phạm vi khu nhà tạm
chân cầu Long Biên, phƣờng Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội.
5.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu: Quá trình thu thập số liệu sơ cấp để phục vụ nghiên
cứu đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1/2016 đến tháng 4/2016. Số

liệu thứ cấp liên quan tới đề tài do Ủy ban nhân dân (UBND) phƣờng Phúc Xá cung
cấp, tổng hợp về số lƣợng nhân khẩu nhập cƣ tự do, cƣ trú tại khu nhà tạm chân cầu
Long Biên từ năm 1996 đến năm 2015. Số nhân khẩu đƣợc thống kê là khoảng
2000 ngƣời.
5.3.3. Giới hạn nội dung
Việc làm là đối tƣợng nghiên cứu có tính chất vĩ mô, có nhiều nội dung lớn
đƣợc bao hàm bởi nó, trong đó có 3 vấn đề chính nhƣ: định hƣớng việc làm, tìm
kiếm việc làm, và tạo dựng việc làm (ngƣời lao động nhập cƣ tự tạo dựng hoặc
đƣợc đối tƣợng khác tạo dựng cho). Do đó, đề tài giới hạn nội dung nghiên cứu
trong khía cạnh tạo dựng việc làm của ngƣời lao động tự do nông thôn nhập cƣ vào
địa bàn phƣờng Phúc Xá, và đang cƣ trú tại khu nhà tạm chân cầu Long Biên. Trong
đó, tôi tập trung vào khai thác thực trạng tạo dựng việc làm của ngƣời lao động tự
do nông thôn nhập cƣ vào đô thị và những yếu tố ảnh hƣởng tới tạo dựng việc làm
cho nhóm lao động này.

15


×