Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh thái nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

....................................................................

NGUYỄN THỊ THÙY MƠ

SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM
2005 ĐẾN NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

....................................................................

NGUYỄN THỊ THÙY MƠ

SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM
2005 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60220315

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Đăng Tri



Hà Nội – 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ....................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 5
7. Bố cục ............................................................................................................... 6
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI
NGUYÊN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2005 ĐẾN
NĂM 2010 .................................................................................................................... 7
1.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công
nghiệp từ năm 2005 đến năm 2010 ........................................................................ 7
1.1.1. Những yếu tố tác động ............................................................................. 7
1.1.2.Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công
nghiệp từ năm 2005 đến năm 2010. ......................................................................... 17
1.2. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ
năm 2005 đến năm 2010 ......................................................................................... 22
1.2.1. Chỉ đạo quy hoạch tổng thể, xây dựng khu, cụm công nghiệp và cơ sở hạ
tầng phát triển kinh tế công nghiệp .......................................................................... 22
1.2.2.Chỉ đạo thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp................. 31
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 40
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015 ................. 41
2.1. Chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2011 đến

năm 2015 của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 41
2.1.1.Những yếu tố tác động ............................................................................ 41
2.1.2. Chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp của Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên từ năm 2011 đến năm 2015. ................................................................ 45
2.2. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế công
nghiệp từ năm 2011 đến năm 2015 ...................................................................... 52
2.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh quy hoạch tổng thể, xây dựng khu, cụm công nghiệp
và cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế công nghiệp ..................................................... 52
2.2.2. Chỉ đạo đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển các ngành công
nghiệp…………. ........................................................................................................ 61
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 71
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................................................ 72
3.1. Nhận xét ...................................................................................................... 72
3.1.1. Về ưu điểm và nguyên nhân ................................................................... 72


3.1.2. Về hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 87
3.2. Kinh nghiệm ............................................................................................... 90
3.2.1. Kinh nghiệm trong xác định chủ trương ................................................ 90
3.2.2. Kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện..................................................... 95
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 100
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 104
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 115


Lời cảm ơn
Sau quãng thời gian nỗ lực nghiên cứu, tôi đã hoàn thành xong luận văn
của mình. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ tận tình từ các thầy, cô giáo tại trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với sự cộng tác của các cán bộ tại
chính quyền tỉnh Thái Nguyên.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường cùng
các thầy, cô trong Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn-Đại học Quốc gia Hà Nội. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến các Ban, ngành chính quyền tỉnh Thái Nguyên.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Ngô Đăng TriKhoa Lịch sử đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trong quá
trình tôi thực hiện luận văn.
Vì thời gian, kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.Tôi mong nhận được ý kiến
đóng góp, nhận xét của các thầy cô giáo để bài nghiên cứu của tôi hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Thuỳ Mơ


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

CNH

Công nghiệp hoá

2


CCN

Cụm công nghiệp

3

HĐND

Hội đồng nhân dân

4

HĐH

Hiện đại hoá

5

KCN

Khu công nghiệp

6

UBND

Uỷ ban nhân dân



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước xu thế phát triển mạnh mẽ, năng động của nền kinh tế toàn cầu,
đặc biệt là xu thế hội nhập, quốc tế hóa ngày càng sôi nổi.Mỗi quốc gia đều có
chiến lược phát triển riêng nhằm xác lập, khẳng định vai trò và vị trí của mình
trên trường quốc tế.Hiện nay, đa phần các nước đều tập trung vào phát triển
nền kinh tế công nghiệp làm cơ sở, nền tảng để phát triển những ngành kinh tế
khác.Vì vậy, kinh tế công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
kinh tế và giá trị sản xuất công nghiệp trong nền sản xuất quốc dân trở thành
thước đo sự phát triển của mối quốc gia.
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển kinh tế công nghiệp, từ
khi khởi xướng và lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước theo đường lối đổi
mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra những chủ trương mới về phát triển
kinh tế công nghiệp, tiến hành sự nghiệp CNH gắn với HĐH đất nước. Đại hội
Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX chủ trương đẩy mạnh công cuộc
CNH, HĐH phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020. Do đó, phát triển kinh tế công nghiệp theo
hướng CNH,HĐH là nhiệm vụ trọng tâm của cả nước.
Nằm trong xu thế chung của cả nước, Thái Nguyên với truyền thống là
tỉnh đầu tiên của cả nước triển khai khu công nghiệp gang thép (năm 1959).
Đồng thời, là một tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm vùng trung du
Bắc Bộ, là khu vực giao lưu kinh tế mạnh. Với các thế mạnh về điều kiện tự
nhiên, xã hộithuận lợi, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tếxã hội nói chung và kinh tế công nghiệp nói riêng. Thực hiện đường lối phát
triển kinh tế của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã xác định phát triển kinh
tế công nghiệp là một trong những yếu tố hàng đầu nhằm đẩy nhanh quá trình
phát triển kinh tế của tỉnh. Trên cơ sở đó, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã từng
bước cụ thể hóa đường lối của Đảng, thực hiện CNH, HĐH phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển
kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 không chỉ tổng kết, hệ thống
1



hoạt động của Đảng bộ từ đó rút ra được những kinh nghiệm trong quá trình
lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiêp từ đó khắc phục những hạn
chế, thiếu sót, phát huy những lợi thế nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế công
nghiệp theo hướng CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Sự lãnh đạo của Đảng
bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến
năm 2015” làm đề tài luận văn chuyên ngành lịch sử Đảng cộng sản Việt
Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đảng lãnh đạo CNH, HĐH đất nước nói chung và phát triển kinh tế
công nghiệp địa phương nói riêng là đề tài đã thu hút nhiều nhà khoa học với
khá nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu lại có
khía cạnh tiếp cận, phạm vi nghiên cứu và những đóng góp riêng. Sau đây là
một số công trình liên quan trực tiếp đến đề tài.
Nhóm các công trình nghiên cứu về công nghiệp và công nghiệp
hoá:Tác giả Trần Đình Thiên trong cuốn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt
Nam phác thảo lộ trình với 308 trang đã cung cấp cho bạn đọc tư liệu về lộ
trình của CNH, HĐH ở Việt Nam. Theo đó, do đặc thù lịch sử và điều kiện tự
nhiên, xã hội, CNH ở Việt nam không thực hiện theo các bước mà các nước
trên thế giới thường phải trải qua, mà thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ:
chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp hiện
đại và phát triển kinh tế thị trường.
Tác phẩm Đổi mới tư duy của đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
nước ta của TS. Lê Quang Phi, Nxb Chính trị Quốc Gia,2005 đã trình bày một
cách có hệ thống quá trình đổi mới tư duy của Đảng về CNH, HĐH đất nước
và sự chỉ đạo của Đảng trong suốt những năm qua. Với 244 trang, tác giả đã
làm rõ những yếu tố tác động đến tư duy của Đảng về CNH, HĐH, những
nhận thức và đổi mới tư duy của Đảng về CNH, HĐH từ năm 1986 đến đầu

thế kỷ XX. Bên cạnh đó, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH.

2


Tác phẩm Công nghiệp Việt Nam 1945- 2000 của tác giả Phạm Viết
Muôn với 589 trang đã trình bày có hệ thống về chặng đường 50 năm phát
triển của ngành công nghiệp Việt Nam. Đề ra mục tiêu trong thời gian tới
nhằm cùng với cả nước xây dựng Việt Nam phát triển phồn thịnh.
Cuốn Công nghiệp hoá ở NIEs Đông Á và bài học kinh nghiệm đối với
Việt Nam của tác giả Lê Bàn Thạch và Trần Thị Tri đã nêu lên đặc điểm, bước
đi, thành tựu và bài học của các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo trong quá
trình thực hiện CNH và việc vận dụng kinh nghiệm của các nước này vào Việt
Nam.
Sách Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp ở nước ta hiện nay, của
Nguyễn Xuân Đông, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2008 đã cung cấp
tư liệu khá đầy đủ về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp của nước ta,
trong đó tác giả đã phân tích những ưu điểm, hạn chế trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp tại Việt Nam.
Các công trình trên đã khái quát những vấn đề có tính chất lý luận về
công nghiệp và vai trò của nó trong sự nghiệp CNH, HĐH.
Nhóm các công trình đề cập đến công nghiệp Thái Nguyên:
TrongNghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên, luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Minh Hiếu đã trình bày
có hệ thống thực trạng phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên từ năm 2001 đến năm 2008. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp chủ
yếu nhằm phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Tác giả Nguyễn Thế Nam trong luận văn thạc sĩ kinh tế Những giải
pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp thành

phố Thái Nguyên giai đoạn 2012-2020đã trình bày được thực trạng nguồn
nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, đề ra giải
pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp thành phố thái
nguyên từ năm 2012 đến năm 2020.
Như vậy, các công trình nghiên cứu về kinh tế công nghiệp rất đa dạng,
phong phú đề cập tới nhiều khía cạnh, vấn đề khác nhau.Tuy nhiên, cho tới
thời điểm hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu, tìm hiểu về sự lãnh đạo
3


của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp một cách cụ
thể, hệ thống từ năm 2005 đến năm 2015. Các công trình nghiên cứu liên quan
là những tư liệu quý để tác giả tiếp thu, kế thừa trong quá trình thực hiện luận
văn.
Luận văn này kế thừa có chọn lọc các tài liệu trên, đồng thời trên cơ sở tiếp
cận các tư liệu, tài liệu về phát triển kinh tế công nghiệp tỉnh Thái Nguyên tại các
nguồn văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, thư viện tỉnh…, để làm rõ sự lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005
đến năm 2015.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích
Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ toàn diện và khách quan những chủ
trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với phát triển kinh tế
công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015, từ đó rút ra nhận xét về thành tựu,
hạn chế, một số kinh nghiệm trong phát triển kinh tế của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên.
3.2.Nhiệm vụ
-Thu thập, xử lý và hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài.
-Phân tích và hệ thống chủ trương của Đảng bộ huyện tỉnh Thái
Nguyên về phát triển công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015.

-Từ đó rút ra ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong
quá trình lãnh đạo,chỉ đạo phát triển công nghiệp và kinh nghiệm trong quá
trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đó.
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như trên, đối tượng
nghiên cứu cụ thể của luận văn là: sự lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp
của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005 đến năm 2015.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
-Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo củaĐảng bộ tỉnh
Thái Nguyên về phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015.
4


-Về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
-Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2015. Tuy
nhiên, trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả có đề cập đến nội dung
trước năm 2005.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
5.1.Phương pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội; sử
dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu của chuyên ngành khoa học lịch sử là
phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng
các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh.
5.2.Nguồn tư liệu
Để thực hiện Luận văn, tác giả đã sử dụng các nguồn tư liệu khác nhau
gồm có hai nhóm chủ yếu sau:
Nhóm nguồn văn kiện: Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của
Đảng cộng sản Việt Nam; nghị quyết của bộ chính trị, Ban bí thư Trung ương

Đảng về phát triển công nghiệp (các khóa VIII, XIX, X); văn kiện các kỳ Đại
hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên; các báo cáo chính trị của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên ; các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh về phát triển công nghiệp; báo cáo
tổng kết hàng năm của tỉnh Thái Nguyên…
Nhóm các sách, tạp chí, luận văn: Những công trình nghiên cứu, bài
viết có đề cập đến vấn đề CNH, HĐH trên phạm vi cả nước, tỉnh Thái
Nguyên.
6.Đóng góp của luận văn
-Tập hợp, hệ thống hóa các chủ trương, giải pháp của Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên trong lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến
năm 2015.
-Khẳng định những thành tựu và nêu ra một số hạn chế của quá trình
phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005-2015.
-Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong chủ
trương, chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015.
5


-Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong
giảng dạy và nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ địa phương.
7.Bố cục
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, mục lục và phụ lục luận văn gồm
có 3 chương:
Chương 1.Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về
phát triển kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2010.
Chương 2.Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo đẩy mạnh phát triển
kinh tế công nghiệp từ năm 2011 đến năm 2015.
Chương 3.Nhận xét và kinh nghiệm.

6



Chƣơng 1:CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
THÁI NGUYÊN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM
2005 ĐẾN NĂM 2010
1.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển
kinh tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2010
1.1.1. Những yếu tố tác động
1.1.1.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Thái Nguyên
Về vị trí địa lý: Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng trung dumiền núi Bắc bộ, phía nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp Bắc Kạn, phía
đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang,
Phú Thọ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3526,2 km2[1, tr.7]. Thái Nguyên là
một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của Việt Nam nói
chung, của vùng trung du miền Đông Bắc nói riêng. Đây là một trong những
vùng chè nổi tiếng của cả nước, một trung tâm công nghiệp gang thép của phía
bắc, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du miền núi với đồng bằng
Bắc Bộ.
Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên trở thành điểm tiếp giáp, là cầu
nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với các tỉnh miền núi phía Bắc, tạo
điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế nói chung và kinh tế công
nghiệp nói riêng.
Về địa hình: Là một tỉnh trung du miền núi, Thái Nguyên có độ cao
trung bình so với mặt biển khoảng 200 - 300m, thấp dần từ bắc xuống nam và
từ tây sang đông. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc
Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo[1, tr.7].Như vậy, Thái Nguyên là một tỉnh trung
du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du,
miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm
nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền
núi khác.
Về khí hậu: Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên

khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến
tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23-280C và lượng mưa trong mùa này
7


chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh (mưa ít) từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự khác biệt rõ nét ở độ cao và địa hình,
địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình thành các cụm tiểu vùng khí hậu
khác nhau. Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng,
phong phú về các tập đoàn cây trồng, vật nuôi[1, tr.8].Đây chính là cơ sở cho
sự da dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các
yếu tố sinh thái của tỉnh nhưng lại không thuận lợi cho phát triển công nghiệp
đặc biệt là công nghiệp khai thác.
Về tài nguyên khoáng sản:Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng
Đông Bắc – Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, có tài
nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong
việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng.
Nhóm nguyên liệu cháy gồm than mỡ, than đá, phân bố tập trung ở
vùng Đại Từ, Phú Lương...Than mỡ chất lượng tương đối tốt, có trữ lượng
tiềm năng khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng thăm dò 8,5 triệu
tấn (lớn nhất ở Việt Nam). Thái Nguyên là tỉnh có trữ lượng than đá lớn
thứ hai cả nước (sau tỉnh Quảng Ninh) với trữ lượng thăm dò khoảng 90
triệu tấn. Nhóm khoáng sản kim loại đen như sắt, mangan, titan và kim loại
màu như: chì, kẽm, đồng, niken, nhôm, thiếc, vonfram, antimoan, thuỷ ngân,
vàng..., khoáng sản kim loại của Thái Nguyên là một trong nhiều ưu thế so với
các tỉnh khác trong vùng, đồng thời có ý nghĩa đối với cả nước.
Về kim loại đen: Sắt với 47 mỏ và điểm quặng (18 mỏ nhỏ và vừa, 23
điểm quặng) có trữ lượng và tiềm năng lớn, phân bố chủ yếu dọc tuyến Đại
Từ, Thái Nguyên. Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn với

hàm lượng Fe 58,8 đến 61,8%, được xếp vào loại chất lượng tốt [1, tr.10].
Cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường 259, gồm các mốc quy mô
nhỏ từ 1 đến 3 triệu tấn, tổng trữ lượng quặng phong hoá đạt trên 30 triệu
tấn. Titan phát hiện có 21 mỏ và điểm quặng (1 mỏ vừa, 2 mỏ nhỏ, 18 điểm
quặng), phân bố chủ yếu ở phía bắc Đại Từ. Khoáng sản titan với thành phần
chính của quặng là limônhit có hàm lượng 30 đến 80% tổng trữ lượng titan đã
thăm dò đạt xấp xỉ 18 triệu tấn. Ngoài ra có nhiều mỏ và điểm quặng mangan,
8


sắt có hàm lượng 40 đến 60%, trữ lượng thăm dò khoảng 5 triệu tấn, phân bố
rải rác ở nhiều nơi [1, tr.10].
Kim loại màu: Thiếc, vonfram là khoáng sản tiềm năng của Thái Nguyên,
thiếc có ở Đại Từ, tổng trữ lượng Sn02 của các mỏ chính này là 13.600 tấn.
Riêng mỏ Núi Pháo trên địa bàn các xã phía đông của huyện Đại Từ được các
cơ quan chuyên môn đánh giá có trữ lượng Vonfram khoảng 21 triệu tấn, lớn
thứ 2 trên thế giới sau một mỏ tại Trung Quốc, ngoài ra mỏ còn có trữ lượng
Flo lớn nhất thế giới khoảng 19,2 triệu tấn [1,tr.10].
Như vậy, với tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng tạo điều kiện
thuận lợi cho kinh tế công nghiệp Thái Nguyên phát triển.
Về hạ tầng giao thông: Thái Nguyên hiện có 3 tuyến quốc lộ đi qua
là Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 37. Tuyến Quốc lộ 3 vốn chỉ có 2 làn xe và
hiện được cho là quá tải, tuyến đường này đang được đầu tư để mở rộng song
song với việc xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên với 4 làn
xe. Thái Nguyên cũng có một số tỉnh lộ, trong đó nổi bật là như tỉnh lộ 261 kết
nối hai huyện Đại Từ và Phổ Yên, tỉnh lộ 260 kết nối phía tây thành phố Thái
Nguyên và huyện Đại Từ, tỉnh lộ 264 kết nối hai huyện Định Hóa và Đại Từ,
tỉnh lộ 254 kết nối huyện Định Hóa với Quốc lộ 3. Ngoài ra còn có các tỉnh lộ
242, 259, 262. Hiện nay, 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có
đường ô tô đến trung tâm [1, tr.15].

Về đường sắt, tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều hay còn gọi
là tuyến đường sắt Hà Thái; tuyến đường sắt Quan Triều - Núi Hồng dài
33,5 km chỉ sử dụng để chuyên chở khoáng sản. Tuyến đường sắt Kép - Lưu
Xá (Lạng Giang, Bắc Giang) được xây dựng trong thời chiến tranh để nhận
viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa nay gần như bị bỏ không, cộng thêm hệ
thống đường sắt nội bộ trong khu Gang Thép [1,tr.15].
Do là tỉnh trung du nên giao thông đường sông của tỉnh chủ yếu chỉ
phát triển ở sông Cầu và sông Côngđoạn cuối nguồn thuộc tỉnh, dự án Cụm
cảng Đa Phúc đang được xây dựng tại huyện Phổ Yên và được mong đợi có
thể kết nối đến cảng Hải Phòng.

9


Như vậy, với hệ thống giao thông của Thái Nguyên tương đối thuận lợi
cho phát triển kinh tế-xã hội.
Đặc điểm về dân số:Theo Niên giám thống kê năm 2010, dân số tỉnh
Thái Nguyên là 1.131.300 người, trong đó nam có 558.900 người chiếm
49,4% và nữ là 572.400 người chiếm 50,6%, tỉ số giới tính nam/nữ là
97,6/100. Tổng dân số đô thị là 293.600 người (25,95%) và tổng dân cư nông
thôn là 837.700 người (74,05%). Cũng như toàn quốc, Thái Nguyên có một
dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 779.261 người, chiếm
69,38% tổng dân số[9,tr.22]. Nhóm tuổi dưới 15 có 249.001 người, chiếm
22,17% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 94.854 người, tức chiếm
8,45%. Trên địa bàn tỉnh hiện có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt
Nam sinh sống, trong đó 8 dân tộc đông dân nhất là Kinh, Tày, Nùng, Dao,
H’mông, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa… trong đó người Kinh chiếm khoảng 73.1%
[9, tr.22]. Mặc dù mỗi thành phần dân tộc ở Thái nguyên mang những đặc
điểm riêng về tiếng nói, trình độ sản xuất, bản sắc văn hóa song tất cả đều có
những nét tương đồng, hòa nhập trong một cộng đồng và chung trên một lãnh

thổ.
Như vậy, với đặc điểm dân số trên, đặc biệt là tỷ lệ dân số trong độ tuổi
lao động cao là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế công nghiệp.
Đặc điểm về giáo dục: Tỉnh Thái Nguyên được coi là một trung tâm
đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trên
địa bàn tỉnh hiện có Đại học Thái Nguyên, đây là một trường đại học cấp vùng
của khu vực trung du, miền núi phía bắc và được thành lập vào năm 1994, đại
học bao gồm nhiều đơn vị thành viên như: Trường Đại học Sư phạm, Trường
Đại học Nông lâm, Trường Đại học Y dược, Trường Đại học Kỹ thuật Công
nghiệp, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học
Khoa học, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ
thông tin và truyền thông, Khoa Ngoại ngữ, Trung tâm học liệu, Trung tâm
giáo dục quốc phòng và một số đơn vị trực thuộc khác. Tổng số sinh viên trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên ước tính vào khoảng trên 150.000 người[1, tr 18].

10


Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng có 10 trường cao
đẳng khác như: Cao đẳng kinh tế - tài chính Thái Nguyên, Cao đẳng thương
mại - du lịch Thái Nguyên, Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên, Cao đẳng Y
tế Thái Nguyên, Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên, Trường Đại học Công nghệ
giao thông vận tải, Trường Cao đẳng cơ khí luyện kim, Cao đẳng văn hóa
nghệ thuật Việt Bắc, Cao đẳng công nghiệp Việt-Đức, Cao đẳng Công nghệ và
Kinh tế Công nghiệp cùng nhiều cơ sở giáo dục bậc cao đẳng nghề và trung
cấp khác[1, tr.18]. Đây là những cơ sở quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực có
chất lượng tốt phục vụ cho sự phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh.
Về kinh tế-xã hội: Thái Nguyên thuộc vùng trung du và miền núi phía
bắc, một vùng được coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam. Mặc
dù vậy kinh tế Thái Nguyên đang dần chuyển sang CNH, HĐH, tỷ trọng nông

nghiệp đang giảm dần.Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên cũng chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ
trọng của ngành nông lâm nghiệp trong GDP.
Công tác an sinh xã hội cũng đạt những kết quả đáng khích lệ: Thái
Nguyên là một trong những địa phương đạt kết quả cao nhất toàn quốc trong
chương trình xây dựng nhà ở cho người nghèo theo Quyết định số 167/QĐ-CP
của Chính phủ; là địa phương về đích đầu tiên trong chương trình xây dựng
nhà ở cho sinh viên, với 52 công trình cao tầng đã hoàn thành; tỷ lệ hộ nghèo
trong toàn tỉnh năm 2010 là 10,8%, giảm 5,19% so với năm 2005, vượt mục
tiêu kế hoạch Nghị quyết[9, tr.5]. Kinh tế phát triển cao cũng đã tạo điều kiện
để việc thực hiện các mục tiêu văn hoá - xã hội trên địa bàn đạt và vượt kế
hoạch; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Các thiết chế văn hoá, giáo dục, y tế được đầu tư xây dựng. Thái Nguyên đang
từng bước xứng đáng với vai trò trung tâm vùng về kinh tế, giáo dục - đào tạo,
y tế, văn hoá của khu vực trung du miền núi Bắc Bộ.
Đặc điểm tự nhiên, xã hội trên của tỉnh Thái Nguyên có nhiều thuận lợi
cho phát triển kinh tế-xã hội nói chung và cho phát triển kinh tế công nghiệp
nói riêng. Tuy nhiên để khẳng định vai trò là trung tâm vùng về kinh tế, giáo
dục-đào tạo, y tế của khu vực trung du miền núi phía Bắc, đặc biệt để trở
11


thành một tỉnh công nghiệp thì cần nỗ lực phát huy tối đa những thuận lợi,
khắc phục những khó khăn để ngày càng phát triển.
1.1.1.2.Tình hình kinh tế công nghiệp Thái Nguyên trước năm 2005
Trên cơ sở phân tích những yếu tố tác động đến phát triển kinh tế công
nghiệp của tỉnh Thái Nguyên như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện
kinh tế-xã hội…có thể khẳng định tỉnh Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển công nghiệp. Song kinh tế công nghiệp của Thái Nguyên cũng
gặp phải những khó khăn nhất định của một tỉnh trung du miền núi như cơ sở

vật chất, hạ tầng, vốn, vấn đề đầu ra cho sản phẩm…Nhận thức rõ được vấn đề
trên, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương chú trọng phát triển
kinh tế-xã hội để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI đã đề ra mục tiêu phát
triển kinh tế công nghiệp là: “Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả
năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy
mạnh xuất khẩu như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da-dầy, điện tửtin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng”[24,tr.23]. Thực hiện Nghị
quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu
như:
Về tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn (2001-2005) đạt 9,05% trong
đó công nghiệp - xây dựng 12,45%; dịch vụ: 10,0; nông lâm nghiệp, thuỷ sản:
4,55% [24,tr.5]. Ngành công nghiệp - xây dựng có sự chuyển dịch đúng
hướng, song tốc độ chuyển dịch còn chậm.
Về cơ cấu ngành công nghiệp: Trong nội ngành công nghệp, tỷ
trọng công nghiệp chế biến tăng từ 86,5% lên 88,11%, công nghiệp khai
thác giảm, công nghiệp sản xuất và và phân phối điện nước có mức tăng
tương đương công nghiệp chế biến.
Về cơ cấu lao động: Tính đến năm 2001 số lao động trong lĩnh vực
công nghiệp-xây dựng trên địa bàn tỉnh đạt 50755 người (chiếm 9,5% tổng
số lao động xã hội toàn tỉnh) trong đó lao động trong ngành công nghiệp
chiếm 43983 người tương ứng với 8,2% và phân bố theo các loại hình
kinh tế công nghiệp như sau: công nghiệp khai thác mỏ có 6496 người
12


(chiếm 1,2%); công nghiệp chế biến chiếm 36041 người (chiếm 6,7%);
công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước có 1446 người (chiếm
0,27%)[9,tr.43], tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có
411726 người (chiếm 76,48%);


lĩnh vực dịch vụ

có 1153 người (chiếm

14,08%). Đến cuối năm 2004, trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tỷ lệ
lao động chiếm 72,31%; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 11,65%, lĩnh
vực dịch vụ chiếm 16,3%[9,tr.62].
Như vậy, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích
cực: tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng dần lên, tỷ trọng lĩnh vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống trong cơ cấu GDP. Năm 2001, nông
nghiệp chiếm 31,81%,công nghiệp-xây dựng chiếm 33,56%, dịch vụ chiếm
34,63%. Đến năm 2004 , tỷ trọng công nghiệp-xây dựng đã tăng lên 39,34%,
nông nghiệp giảm còn 26,27%. tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP
toàn tỉnh liên tục tăng lên qua các năm và là ngành có đóng góp nhiều nhất
cho GDP tỉnh. Giai đoạn 2001- 2005 ngành công nghiệp - xây dựng chiếm
38,64% GDP toàn tỉnh[9,tr.63]. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, từng bước
khẳng định xu thế đúng đắn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh bao gồm: công nghiệp sản
xuất cơ khí; công nghiệp khai khoáng, luyện kim; công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng; may xuất khẩu; công nghiệp nhẹ; công nghiệp chế biến nông,
lâm sản, thực phẩm; công nghiệp điện tử tin học. Về sản phẩm công nghiệp
truyền thống của tỉnh như xi măng, sắt thép, sản phẩm may mặc, kim loại màu
chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giá trị sản xuất công nghiệp, các sản phẩm mới
có hàm lượng công nghệ cao có tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất,
công nghiệp chế tạo, lắp ráp điện tử, công nghiệp phụ trợ còn nhỏ bé. Cơ cấu
ngành sản xuất chủ đạo vẫn là các ngành luyện kim, sản xuất vật liệu sử dụng
nhiều tài nguyên khoáng sản.
Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp-xây
dựng, trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng nhanh đạt 12,45%/năm, riêng ngành

công nghiệp tăng nhanh hơn với tốc độ 13,65%/năm[73,tr.3].
13


Như vậy, trước năm 2005, kinh tế công nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũng
bắt đầu có những thay đổi rõ rệt.Từ chỗ gặp khó khăn do sự tác động hàng loạt
của các nhân tố như: thay đổi cơ chế quản lý sản xuất, tác động của thị trường
trong và ngoài nước...kinh tế công nghiệp Thái Nguyên bắt đầu có chuyển
biến theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng
ngành nông nghiệp; các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh có bước tăng
trưởng ổn định.
Tuy đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, song nhìn chung
đến năm 2005,kinh tế công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên vẫn còn nhiều bất
cập, chưa khai thác hiệu quả những tiềm năng vốn có, nhiều cơ hội đầu tư
chưa được tận dụng. Kinh tế công nghiệp Thái Nguyên vẫn chưa hội nhập với
nền kinh tế thế giới do khả năng cạnh tranh thấp, trình độ khoa học công nghệ
còn thấp, lao động còn yếu và bị động. Đồng thời, bị chi phối bới địa hình và
kết cấu hạ tầng giao thông nên khả năng thu hút đầu tư còn kém. Các chính
sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển công nghiệp chưa được triển khai kịp
thời nên chưa đem lại kết quả đột phá.
Điều đó đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh cùng với việc phát huy
những thế mạnh, tiềm năng để phát triển kinh tế công nghiệp thì còn cần cố
gắng khắc phục những khó khăn, thách thức để xây dựng và phát triển kinh tế
nói chung và phát triển kinh tế công nghiệp nói riêng trong giai đoạn sau.
1.1.1.3. Chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt nam về phát triển kinh tế
công nghiệp.
Đến năm 2005, sau gần 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu có ý nghĩa to lớn. Đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kéo
dài, kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân được cải thiện rõ rệt, đảm bảo vững chắc độc lập, chủ quyền,

thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hoà bình, nâng cao vị
thế Việt Nam trên trường quốc tế. Những thành tựu của đổi mới tạo động lực
cho phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh hơn, chất lượng cao hơn. Tuy
nhiên, công cuộc xây dựng đất nước cũng còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn những

14


diễn biến phức tạp, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được
tổ chức vào tháng 4 - 2006, đề ra mục tiêu, phương hướng phát triển đất nước
5 năm 2006 - 2010. Đại hội đề ra nhiệm vụ “phát triển nhanh hơn công
nghiệp” theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và HĐH. Nghị quyết
Đại hội viết: “Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công
nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh
tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút lao động; phát triển một số khu
kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả các KCN, khu chế xuất” [16,
tr.91]. Theo đó, những ngành công nghiệp được tập trung nguồn lực phát triển
mạnh và nâng cao chất lượng, bao gồm: chế biến nông, lâm, thủy sản; may
mặc, giày dép, đồ nhựa, đồ gia dụng; cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế tạo
thiết bị đồng bộ, thiết bị điện, thiết bị xây dựng, máy nông nghiệp, phương
tiện gia thông, sản xuất và lắp ráp cơ - điện tử; sản xuất phần mềm.... Việc
hình thành các khu, CCN cần đẩy mạnh theo hướng hình thành các vùng công
nghiệp trọng điểm, gắn việc phát triển sản xuất với bảo đảm các điều kiện sinh
hoạt cho người lao động. Chuyển các cơ sở công nghiệp trong nội thành, nội
thị, gần khu đông dân cư không bảo đảm môi trường vào các KCN tập trung
hoặc ít dân cư.
Để phát triển các ngành công nghiệp, Đại hội chủ trương “dựa vào các
nguồn lực các thành phần kinh tế”. Nghị quyết Đại hội ghi rõ: “Khuyến khích,

tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển mạnh các ngành
công nghiệp sản xuất tiêu dùng và hàng xuất khẩu, sản xuất tư liệu sản xuất
quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế
lớn nước ngoài và các công ty lớn, xuyên quốc gia” [16, tr.91]. Phát huy sức
mạnh của các thành phần kinh tế, đa dạng hóa các hình thức sở hữu và quy mô
để phát triển công nghiệp và xây dựng với cơ cấu ngành nghề phù hợp. Nâng
cao chất lượng , sức cạnh tranh , hàm lượng khoa học công nghệ và tỉ trọng
giá trị tăng thêm , giá trị nội địa trong sản phẩm công nghiệp. Phát triển công
nghiệp và xây dựng gắn với dịch vụ, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường.
15


Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị thêm trong ngành công nghiệp và xây dựng
10-10,2%/năm.
Để đạt được mục tiêu Đảng đề ra phương hướng: Tập trung nguồn lực
phát triển mạnh và nâng cao chất lượng ngành công nghiệp có lợi thế cạnh
tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động như: chế biến
nông, lâm, thủy sản; may mặc, giày dép, đồ nhựa, đồ gỗ gia dụng, cơ khí đóng
tàu, công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị điện, thiết bị xây dựng, máy
nông nghiệp, phương tiện giao thông, sản xuất và lắp ráp cơ-điện tử; công
nghiệp bổ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm. Nâng tỉ
trọng sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã qua chế biến.Chú trọng phát triển
công nghiệp năng lượng đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng;
công nghiệp vật liệu và công nghệ tiết kiệm nguyên liệu; công nghiệp dược và
các chế phẩm sinh học; công nghiệp bảo vệ môi trường.
Việc phát triển các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan
trọng chủ yếu dựa vào nguồn lực của các thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu
tư trực tiếp của người nước ngoài. Căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhà
nước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản phẩm quan
trọng của nền kinh tế, như: lọc hóa dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân

bón, hóa chất, xi măng, khai thác bô xit và sản xuất alumin, bột giấy gắn với
trồng rừng, một số sản phẩm cơ khi chế tạo.
Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên
cả nước; hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm; gắn việc phát triển sản
xuất với bảo đảm nhà ở và các điều kiện sinh hoạt cho người lao động.
Chuyển các cơ sở công nghiệp trong nội thành, nội thị , gần khu đông dân cư
không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường vào các KCN tập trung hoặc các vùng ít
dân cư…Tăng cường hợp tác liên kết, đưa ngành công nghiệp và xây dựng
nước ta hội nhập vào khu vực và quốc tế, trước hết thông qua việc thu hút
mạnh đầu tư và công nghệ nguồn của các công ty đa quốc gia tham gia phát
triển công nghiệp và xây dựng ở Việt Nam” [16, tr.196-198].
Như vậy, Đảng đã xác định rõ mục tiêu là hướng đến xây dựng một
nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Đảng chú trọng việc phát triển công nghiệp
16


phải gắn liền với phát triển tri thức và cần đa dạng hóa các thành phần kinh tế,
đa dạng các hình thức sở hữu và quy mô để phát triển công nghiệp và xây
dựng cơ cấu ngành công nghiệp phù hợp trong đó ưu tiên phát triển công
nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sản xuất tư liệu
quan trọng, công nghiệp quốc phòng. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến việc
quy hoạch phát triển các cụm,điểm, KCN trong cả nước cũng như cần hội
nhập, hợp tác sâu rộng với trong khu vực và quốc tế.
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh
tế công nghiệp từ năm 2005 đến năm 2010.
Bám sát những chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế công nghiệp,
Đại hội đại biểu tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII đã được tổ chức. Đại hội đã
đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cho phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010 là
“Huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, tạo sự phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2010 đưa tỉnh ta

thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao một bước rõ rệt đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân, tạo tiền đề quan trọng để Thái Nguyên trở
thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020” [24,tr.11] với từng mục tiêu cụ thể
như sau:
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, trên cơ sở xây dựng một nền kinh tế đa
dạng, nhiều thành phần; đẩy nhanh tốc độ phát triển, tạo sức bật lớn cho nền kinh
tế là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng bộ trong suốt nhiệm kỳ. Phấn đấu đến
năm 2010 tỷ trọng công nghiệp chiếm 45%; dịch vụ 38,5%; nông, lâm nghiệp
16,5% [20,tr.36].
Trong giai đoạn 2005 - 2010, hướng tập trung phát triển các ngành
công nghiệp theo thứ tự ưu tiên: Công nghiệp cơ khí, điện, điện tử, công nghệ
thông tin; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và luyện kim; công nghiệp
chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống. Đồng thời, trong mỗi ngành công
nghiệp tập trung phát triển theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và năng
lực cạnh tranh, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững, trên cơ sở phù hợp

17


với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch phát
triển hệ thống công nghiệp Việt Nam.
Quy mô, năng lực sản xuất cần được tăng cường nhằm chuyển dịch
nhanh cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, tập trung đầu tư chiều
sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, từng bước hiện đại hoá các cơ sở sản xuất hiện
có, cũng như việc hình thành các doanh nghiệp vệ tinh phục vụ sản xuất cho
các nhà máy lớn, các tập đoàn, tổng công ty ngành hàng, tham gia vào chuỗi
giá trị từng sản phẩm (may mặc, giầy da; phụ kiện cho các dây chuyền sản
xuất xi-măng, ô-tô; linh kiện…). Đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư vào các
KCN, CCN đã quy hoạch, trong đó ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao,

sạch, đồng thời kiên quyết loại bỏ các dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Cùng với đó, phát triển kinh tế công nghiệp phải gắn với yêu cầu bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững. Tập trung phát triển và mở rộng các
KCN, CCN bao gồm: KCN gang thép Thái Nguyên với KCN luyện kim giữ
vai trò chủ đạo, KCN Sông Công với mục tiêu chuyên môn hóa cao về sản
xuất cơ khí và phát triển công nghiệp nhẹ; phát triển các KCN ở các huyện,
thành phố, thị xã để khai thác lợi thế của các địa phương, “ Ưu tiên phát triển
các sản phẩm truyền thống có thị trường và thế mạnh của địa phương như
luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, chế
tạo máy và gia công kim loại, chế biến nông, lâm sản, dệt may, hóa chất” [20,
tr.37].Với đặc điểm của một tỉnh có điều kiện tiền đề cơ bản thuận lợi cho phát
triển kinh tế công nghiệp, tiến tới mục tiêu xây dựng thành một tỉnh công
nghiệp theo hướng hiện đại của cả nước, tỉnh cần cải thiện hơn nữa môi trường
đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp công
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Đây là vấn đề trọng tâm để nâng cao năng
lực cạnh tranh của tỉnh trong giai đoạn tới.
Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kinh tế - xã hội: Ưu
tiên hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp hiện có như khu
công nghiệp Sông Công, Gang thép, Nam Phổ Yên; qui hoạch và đầu tư xây
dựng các khu, CCN mới ở những huyện chưa có khu, CCN và dọc các trục
giao thông quan trọng như KCN Yên Bình, Bãi Bông, Tây Phổ Yên. Các
18


KCNtrên địa bàn phải hướng tới mục tiêu phát triển bền vững hạ tầng ở địa
phương như điện, đường, trường, trạm xá, chợ, bưu điện, trung tâm văn hóa
thể thao, trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch, các cơ sở chế biến sản phẩm
nông nghiệp, quy hoạch cụm dân cư nông thôn, nâng dần mặt bằng xã hội
nông thôn lên gần đô thị. Trong đó, thực hiện tốt các chính sách ưu đãi xã hội
ở tất cả các lĩnh vực sản xuất khu vực kinh tế nông nghiệp và thực hiện tốt

chương trình an ninh lương thực theo chỉ đạo của Chính phủ và chỉ đạo của
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Phấn đấu 100% xã và các vùng sản xuất tập
trung có đường ô tô, nhiều xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa có các trục giao
thông chính đã được bê tông và nhựa hóa, làm tăng năng lực sản xuất ở nông
thôn, tạo điều kiện đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa và
nâng cao đời sống của nhân dân.
Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên lần thứ XVII, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, là
năm có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo đà tăng trưởng, phát triển cho cả giai
đoạn 2006-2010. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn thách thức, song với sự nỗ
lực, phấn đấu cao của toàn đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tình
hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã thu được nhiều kết quả :Cơ cấu kinh tế tiếp
tục chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm
38,72%; khu vực dịch vụ chiếm 36,64%; khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ
sản chiếm 24,64%[77,tr.3]. Như vậy, kinh tế công nghiệp ngày càng chiếm tỷ
trọng cao. Để tiếp tục phát huy và đưa kinh tế công nghiệp phát triển theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, HĐND tỉnh đã ra Nghị quyết về nhiệm
vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2007.
Nghị quyết đã đề ra các chỉ tiêu phát triển cụ thể, trong đó trong cơ cấu
kinh tế, kinh tế công nghiệp chiếm 40%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng
20%[77,tr.3].
Đến năm 2008, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp,
sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế
của tỉnh, trên địa bàn tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn như thời tiết rét đậm, rét
hại kéo dài làm cho đàn gia súc, gia cầm, và nhiều diện tích mạ, lúa mới cấy ở
19


×