Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ HẢI XUÂNTHÀNH PHỐ MÓNG CÁI TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC
----------

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ HẢI XUÂNTHÀNH PHỐ MÓNG CÁI- TỈNH QUẢNG NINH
Học phần: CIF0001(02 Tín chỉ)
Giảng viên giảng dạy: Lương Thị Tâm Uyên
Sinh viên thực hiện: Cung Thị Thu Huyền
Mã phách:…………………………………..

Hà Nội - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC
----------

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ HẢI XUÂNTHÀNH PHỐ MÓNG CÁI- TỈNH QUẢNG NINH
Học phần: CIF0001(02 Tín chỉ)
Giảng viên giảng dạy: Lương Thị Tâm Uyên
Sinh viên thực hiện: Cung Thị Thu Huyền
Mã phách:…………………………………..

Hà Nội - 2017


PHẾU LÀM PHÁCH HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN/ TIỂU LUẬN
Mã phách


Họ và tên sinh viên: CUNG THỊ THU HUYỀN
Ngày sinh: 25/04/1995; Mã sinh viên: 1607QTNA019
Lớp: Đại học liên thông 16A; Khoa: Tổ chức và Quản lý Nhân lực
Tên tiểu luận: Công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Hải Xuân- Thành phố
Móng Cái- Tỉnh Quảng Ninh
Học phần: CIF0001(02 Tín chỉ)- Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên phụ trách: Lương Thị Tâm Uyên.
Sinh viên kí tên

Cung Thị Thu Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong tiểu luận có nguồn gốc rõ ràng, đã công
bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong tiểu luận do tôi tự tìm hiểu,
phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của đề tài.

Ký tên

Cung Thị Thu Huyền


LỜI MỞ ĐẦU
“Hãy quan sát ngôi nhà và đếm xem có bao nhiêu lỗ thủng trên đó. Hãy
nhìn những đồ đạc trong nhà và quần áo tôi đang mặc trên người. Hãy quan sát
tất cả và ghi lại những gì mọi người thấy. Cái mà mọi người thấy chính là nghèo
đói”.
Nghèo đói chính là một hiện tượng xã hội, là một rào cản lớn, là nguyên
nhân của tình trạng thất học, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội và

mất ổn định an ninh chính trị. Vì thế mà xóa đói giảm nghèo là vấn đề có tính
chất toàn cầu là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia, của bất cứ chế
độ nào trên thế giới.
Xóa đói giảm nghèo là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Do đó thời gian học
tại trường cũng như trong thời gian tôi đi thực tế tại xã Hải Xuân, bản thân tôi
chọn đề tài này phần nào đưa ra một số giải pháp để mong muốn góp thêm một
phần trách nhiệm nhỏ bé của mình vào công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp Công
nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước để trang bị cho chúng ta hành trang vào thiên
niên kỷ mới.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Lương Thị Tâm Uyên, đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học
và chỉ bảo tôi hoàn thành bài tiểu luận tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại Học Nội vụ Hà Nội
đã thức thâu đêm, đã tốn không ít công sức, sức lực để kiểm tra cũng như chấm
bài tiêu luận của tôi
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo UBND xã Hải Xuân đã cho
phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu thập số liệu tại cơ quan. Tôi xin gửi lời
cảm ơn đến chú Phạm Ngọc Thành công chức Lao động Thương binh và Xã hôi
đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, và toàn thể bà con nhân dân xã
Hải Xuân đã luôn luôn sát cánh, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
tại địa phương.


Cuối cùng tôi kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong cơ quan
luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI MỞ ĐẦU
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................5
MỤC LỤC............................................................................................................7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................9
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu....................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................3
5. Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................4
8. Đóng góp của đề tài...................................................................................5
9. Kết cấu đề tài.............................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO................6
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu về công tác xóa đói giảm nghèo..........6
1.2. Quan niệm về đói nghèo.........................................................................8
1.2.1. Quan niệm chung.................................................................................8
1.2.2. Quan niệm đói nghèo ở Việt Nam.......................................................9
1.3. Xóa đói giảm nghèo..............................................................................10
1.3.1. Khái niệm..........................................................................................10
1.3.2. Vai trò của công tác xóa đói giảm nghèo...........................................10
1.4. Các chuẩn đói nghèo............................................................................12
1.4.1. Chuẩn đói nghèo Quốc tế..................................................................12
1.4.2. Chuẩn đói nghèo ở Việt Nam............................................................13
1.4.3. Chuẩn đói nghèo của xã Hải Xuân- Móng Cái- Quảng Ninh............14

1.5. Một số khái niệm khác.........................................................................15
1.6. Nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo........................................................16
1.6.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội............16
1.6.2. Thiếu vốn, thiếu việc làm, thiếu cán bộ, chính sách..........................16
1.7. Sự cần thiết của công tác xóa đói giảm nghèo.....................................17
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
TẠI XÃ HẢI XUÂN- TP MÓNG CÁI- QUẢNG NINH................................19


2.1. Khái quát chung về Xã Hải Xuân- TP Móng Cái- Quảng Ninh...........19
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Xã Hải Xuân...........................19
2.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội, Quốc phòng an ninh của xã Hải
Xuân- TP Móng Cái- tỉnh Quảng Ninh.......................................................20
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên.............................................................................20
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội, Quốc phòng an ninh................................20
2.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh.............................................................21
2.3. Thực trạng công tác XĐGN của xã Hải Xuân......................................22
2.3.1. Thực trạng đói nghèo của xã Hải Xuân.............................................22
2.3.2. Thực trạng công tác XĐGN chung của xã Hải Xuân........................28
2.4. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo tại xã Hải Xuân................................30
2.4.1.Đói nghèo do hạn chế của chính người nghèo và gia đình.................30
2.4.2. Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên...................................................33
2.4.3. Các yếu tố xã hội tác động................................................................33
2.5. Những mặt tích cực, tồn tại và hạn chế trong công tác xóa đói giảm
nghèo tại xã Hải Xuân.................................................................................34
2.5.1. Mặt tích cực và nguyên nhân.............................................................34
2.5.2. Tồn tại hạn chế và nguyên nhân........................................................36
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ
CỦA CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ HẢI XUÂN............39
3.1. Định hướng đến năm 2020...................................................................39

3.2. Giải pháp của công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Hải Xuân...............40
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền.......................................................40
3.2.2. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp, công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở xã Hải Xuân..........................................40
3.2.3. Thực hiện có hiệu quả về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc
làm cho lao động nghèo...............................................................................41
3.2.4. Huy động các nguồn lực tham gia xoá đói giảm nghèo....................42
3.2.5. Thực hiện lồng ghép các chương trình quốc gia trên địa bàn, phát
triển mạng lưới ASXH.................................................................................43
3.2.6. Nâng cao hiệu quả Ban xoá đói giảm nghèo.....................................44
3.2.7. Hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển, vay vốn sản xuất kinh doanh..........44
3.2.8. Hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ mới thoát nghèo, kế hoạch hóa
gia đình........................................................................................................45
3.3. Một số khuyến nghị..............................................................................45
3.3.1. Đối với xã Hải Xuân..........................................................................45
3.3.2. Đối với người dân nghèo...................................................................46
KẾT LUẬN........................................................................................................47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................48


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
TP
UBND
ĐN
XĐGN
TT
CB CCVC
CNH-HĐH
MTTQVN

HĐND
NHCS

NGHĨA ĐẦY ĐỦ
Thành phố
Ủy ban Nhân dân
Đói nghèo
Xóa đói giảm nghèo
Thường trực
Cán bộ công chức viên chức
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Hội đồng nhân dân
Ngân hàng chính sách


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử của xã hội loài người, đặc biệt từ khi có giai cấp đến nay,
vấn đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và đang tồn tại như một thách thức lớn
đối với phát triển của từng quốc gia, từng khu vực và toàn bộ nền văn minh hiện
đại.
Đói nghèo và tấn công chống đói nghèo luôn luôn là mối quan tâm hàng
đầu của các quốc gia trên thế giới, bởi vì giàu mạnh gắn liền với sự hưng thịnh
của một quốc gia. Đói nghèo thường gây ra xung đột chính trị, xung đột giai
cấp, dẫn đến bất ổn định về xã hội, bất ổn về chính trị.
Mọi dân tộc tuy có thể khác nhau về khuynh hướng chính trị, nhưng đều
có một mục tiêu là làm thế nào để quốc gia mình, dân tộc mình giàu có và phát
triển. Trong thực tế ở một số nước cho thấy khi kinh tế càng phát triển nhanh
bao nhiêu, năng suất lao động càng cao bao nhiêu thì tình trạng đói nghèo của

một bộ phận dân cư lại càng bức xúc và có nguy cơ dẫn đến xung đột.
Đói nghèo là lực cản trên con đường tăng trưởng và phát triển của Quốc
gia, nghèo khổ luôn song hành với trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã hội, bệnh tật
phát triển, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...
Trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ lệ người đang sống trong cảnh đói nghèo,
kể cả nước có thu nhập cao nhất, trong xu hướng CNH- HĐH, thì vấn đề xóa đói
giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của mỗi quốc gia mà trở thành mối quan
tâm của cả cộng đồng Quốc tế.
Việt Nam là một nước có thu nhập thấp so với các nước trên thế giới, do
vậy XĐGN là một chiến lược lâu dài cần sự quan tâm của cả cộng đồng người
giúp đỡ, để đẩy lùi đói nghèo, để kịp phát triển sánh vai cùng cường quốc năm
châu.
Xã Hải Xuân (thuộc xã loại II) có diện tích tự nhiên 15,3 km2, diện tích
đất canh tác là 500 ha; dân số 2273 hộ với 8787 nhân khẩu, số hộ nghèo là

1


3,87% tuy nhiên xã vẫn là xã nghèo, có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất và thu nhập trung
bình thấp nhất so với các xã, thị trấn trong thành phố.
Vậy để nắm rõ vấn đề đói nghèo, công tác xóa đói giảm nghèo, chính sách
giải pháp XĐGN để tùng bước ổn định cuộc sống, mà tôi một thành viên của xã
Hải Xuân thấy đây là vấn đề vô cùng bức thiết, nên tôi nghiên cứu đề tài “Công
tác xóa đói giảm nghèo tại xã Hải Xuân- TP Móng Cái- Tỉnh Quảng Ninh”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài này, tôi nghiên cứu tư liệu và
nhận thấy rằng chưa có công trình nghiên cứu nào hệ thống đầy đủ về vấn đề
này.
Dưới góc độ và một vấn đề xã hội, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về đói nghèo như:

- Đề tài “Vấn đề đói nghèo trong quan hệ quốc tế hiện nay”. Luận văn
thạc sỹ ngành Quốc tế học năm 2011 của tác giả Khúc Diệu Huyền, Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội),
- Đề tài “Vấn đề đói nghèo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.
Luận văn thạc sỹ ngành Quốc tế học năm 2011 của tác giả Vũ Thanh Thủy,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội)
- Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo (tên viết tắt
tiếng Anh: CPRGS) đã được Thủ tướng Chính phủ Việt nam thông qua tháng
5/2002
Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về các vấn
đề đói nghèo, xóa đói giảm nghèo như một vấn nạn của thế giới, của Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về công tác XĐGN tại
Xã Hải Xuân- TP Móng Cái- Tỉnh Quảng Ninh
- Phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân đói nghèo tại Xã Hải
Xuân- TP Móng Cái- Tỉnh Quảng Ninh

2


- Nghiên cứu các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo tại Xã Hải
Xuân- TP Móng Cái- Tỉnh Quảng Ninh
- Đề xuất định hướng, giải pháp và khuyến nghị để xóa đói giảm nghèo tại
Xã Hải Xuân- TP Móng Cái- Tỉnh Quảng Ninh
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Tình trạng đói, nghèo và hoạt động XĐGN ở xã Hải Xuân- TP Móng CáiTỉnh Quảng Ninh. Chủ thể xóa đói, giảm nghèo là người dân, các cấp chính
quyền huyện, xã và các tổ chức đoàn thể của xã Hải Xuân
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Số liệu nghiên cứu đề tài từ năm 2013- 2016, định

hướng, giải pháp đến năm 2020
- Về mặt không gian: Địa phận Xã Hải Xuân- TP Móng Cái -Tỉnh Quảng
Ninh
- Về mặt nội dung: Công tác xóa đói giảm nghèo tại Xã Hải Xuân - TP
Móng Cái- Tỉnh Quảng Ninh.
5. Giả thuyết nghiên cứu
5.1 Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu các thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Hải Xuân
hiện nay, tiểu luận làm rõ vấn đề lý luận về tầm quan trọng, chức năng, nội dung
và cách thức hoạt động cũng như thực trạng đói nghèo, nguyên nhân gây ra đói
nghèo, tìm ra được các chính sách phương án để xóa đói giảm nghèo tại xã Hải
Xuân
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Với việc khảo sát đầy đủ, toàn diện, có hệ thống cách thức và nội dung
thông tin xóa đói giảm nghèo tại xã Hải Xuân, tiểu luận phác họa những nét cơ
bản nhất về thực trạng nguyên nhân đói nghèo và hoạt động xóa đói giảm nghèo,
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công
cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
3


6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tiểu luận triển khai những nhiệm vụ cơ bản
sau:
+ Điều tra, tổng hợp các hoạt động mà cơ quan địa phương đã tổ chức liên
quan đến công tác XĐGN.
+ Sưu tầm, khái quát tất cả các tin bài liên quan đến hoạt động xóa đói
giảm nghèo tại địa phương.
+ Điều tra xã hội học, phỏng vấn công chúng trực tiếp tham gia xóa đói
giảm nghèo tại địa phương

+ Khảo sát địa bàn thực tế, làm rõ thực trạng nguyên nhân gây ra đói
nghèo
+ Đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng sống của
người dân tại địa phương.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Về phía cán bộ xã, tôi đã tiến hành phỏng
vấn các đồng chí:
+ Hoàng Hải long, Phó Bí thư TT Đảng ủy;
+ Đồng chí Dương Trí Tuệ, Phó Bí thư - Chủ tịch UBND;
+ Đồng chí Phạm Ngọc Thành, Công chức thương binh xã hội;
+ Các đồng chí là Hội trưởng Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến
binh; Ngoài ra, tôi còn tiến hành phỏng vấn đối với 30 hộ thuộc diện gia đình
nghèo ở 9/13 thôn trong xã.
- Điều tra xã hội học để thu thập thông tin của đối tượng thuộc hộ nghèo,
cận nghèo…
- Phương pháp quan sát: Khi tiếp xúc với các gia đình thuộc diện nghèo
trên địa bàn xã, tôi đã hiểu được phần nào sự nghèo khó và nguyện vọng của
người dân.

4


- Phương pháp phân tích tài liệu: Tôi đã tiến hành phân tích, thống kê
những tài liệu đã thu thập được tại địa bàn nghiên cứu như: báo cáo tổng kết,
danh sách thống kê hộ nghèo, cận nghèo, danh sách hộ nghèo được vay vốn…
8. Đóng góp của đề tài
- Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu về cái đói, cái nghèo, về công tác
xóa đói giảm nghèo tại địa phương
- Đề xuất các giải pháp để giảm nghèo đói, chống lại nghèo đói, khẳng
định được không có tái nghèo

- Tài liệu là nguồn tham khảo cho sinh viên học ngành Quản trị Nhân lực
hoặc sinh viên học môn An sinh xã hội. Đồng thời là nguồn tài liệu bổ ích cho
những bài tiểu luận sau.
9. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài còn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn
về công tác xóa đói giảm nghèo
Chương 2: Thực trạng của Công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Hải Xuân
Chương 3: Một số định hướng, giải pháp và khuyến nghị của công tác xóa
đói giảm nghèo tại xã Hải Xuân

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu về công tác xóa đói giảm nghèo
Để giải quyết đói nghèo hiện nay, không chỉ ở phạm vi mỗi Quốc gia mà
nó đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu, bởi lẽ đói nghèo không chỉ đơn thuần là
vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, mà nó còn là vấn đề nhân đạo, nhân văn sâu sắc.
Các tổ chức, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn thuộc các cơ quan,
đơn vị ở nhiều cấp, ngành và địa phương khác nhau đã có nhiều nghiên cứu về
xoá đói, giảm nghèo ở các góc độ khác nhau.
Trên thế giới có một số hội nghị bàn về vấn đề đói nghèo như:
- Hội nghị về chống đói nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do
tổ chức ESCAP (Uỷ ban kinh tế - xã hội Châu Á - Thái Bình Dương) tổ chức tại
Băng Cốc - Thái Lan, tháng 9 năm 1993, đã đưa ra khái niệm chung về đói
nghèo, thực trạng của đói nghèo và những giải pháp chống đói nghèo trong khu
vực.

- Hội nghị về phát triển xã hội do Liên hợp quốc chủ trì, tại Côpenhaghen
- Đan Mạch, tháng 3 năm 1995, gồm các nguyên thủ quốc gia, đã tập trung thảo
luận vấn đề giảm đói nghèo, hoà hợp xã hội và nêu lên trách nhiệm của các tổ
chức quốc tế và các nước phát triển trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang
phát triển xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa những nước giàu và
nước nghèo.
Trong nước đã có một số hội nghị, công trình nghiên cứu và bài viết được
công bố:
- Hội thảo khoa học về XĐGN do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
và Tạp chí Cộng sản đồng tổ chức, Hà Nội 2006.
- Ngân hàng thế giới: Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam, 2004.
- Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn
nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách đã đánh giá khá đầy đủ về

6


thực trạng nghèo đói ở Việt Nam và biện pháp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn
nước ta đến năm 2000.
- TS. Lê Xuân Bá (cùng tập thể tác giả) (2001), Nghèo đói và xóa đói,
giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp. Các tác giả đã phản ánh tổng quan
về nghèo đói trên thế giới; đưa ra các phương pháp đánh giá về nghèo đói hiện
nay, nghèo đói ở Việt Nam và nghiên cứu thực tiễn về nghèo đói ở tỉnh Quảng
Bình; qua đó đưa ra một số quan điểm, giải pháp chung về xóa đói giảm nghèo ở
Việt Nam.
- Nguyễn Thúy Anh (2009) "Xóa đói giảm nghèo ở vùng núi phía Bắc
Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2012) “Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn
quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng”. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện

Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
-Ngô Quang Minh (1999), Tác động kinh tế của Nhà nước góp phần xóa
đói, giảm nghèo trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị
quốc gia.
- PTS. Phan Huy Đường (2008), Xóa đói giảm nghèo trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, Tạp chí Lao động và xã hội, số 329, tr 20-23.
- Nguyễn Tiệp (2008), Một số giải pháp giảm nghèo bền vững đối với các
huyện nghèo, Tạp chí Lao động và xã hội, số 332, tr.21-23.
- TS Đàm Hữu Đắc và TS Nguyễn Hải Hữu (đồng chủ biên) (2004),
Những định hướng chiến lược của chương trình, mục tiêu quốc gia về giảm
nghèo giai đoạn 2006 – 2010, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ biên các cuốn sách, Đói
nghèo ở Việt Nam (Hà Nội, 1993); Nhận diện đói nghèo ở nước ta (Hà Nội,
1993); Xóa đói giảm nghèo (Hà Nội, 1996); Xóa đói giảm nghèo với tăng
trưởng kinh tế (Nxb Lao động, 1997).
- PCS.TS. Lê Quốc Lý (chủ biên) (2012), Chính sách xóa đói giảm
nghèo, thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia
7


- PTS. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Hân (1996), Phụ nữ nghèo nông thôn trong
điều kiện kinh tế thị trường, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách này nêu lên các
quan niệm về phân hóa giàu nghèo và tình trạng đói nghèo ở nước ta và trên thế
giới; đánh giá thực trạng đời sống, các khó khăn và yêu cầu của phụ nữ nghèo
nông thôn; đưa ra các khuyến nghị khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định
chính sách XĐGN, giúp phụ nữ nghèo nông thôn vươn lên.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu phân tích vấn đề xóa
đói, giảm nghèo ở các địa bàn, phạm vi và dưới nhiều giác độ khác nhau cả về lý
luận và thực tiễn. Nhưng chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề xóa đói,
giảm nghèo đối với xã Hải Xuân nơi địa đầu Tổ quốc, điều kiện thời tiết khí hậu

khắc nghiệt, thiếu những điều kiện thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống.
1.2. Quan niệm về đói nghèo
1.2.1. Quan niệm chung
Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó
không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại
ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều
kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà
tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau.
Nhìn chung mỗi quốc gia đều sử dụng một khái niệm để xác định mức độ
nghèo khổ và đưa ra các chỉ số nghèo khổ để xác định giới hạn nghèo khổ. Giới
hạn nghèo khổ của các quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để
người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể
mua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu
cầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành.
Tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc
Thái Lan tháng 9.1993 đã đưa ra khái niệm về nghèo đói như sau: Đói nghèo là
tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu
cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh
tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương.

8


Từ khái niệm chung này, khi nghiên cứu thực trạng nghèo đói, người ta đã
đưa ra hai khái niệm khác, đó là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
Nghèo tuyệt đối: Đó là sự thiếu hụt so với mức sống (những nhu cầu) tối
thiểu.
Nghèo tuyệt đối đề cập đến vị trí của một cá nhân, hộ gia đình trong mối
quan hệ với đường nghèo khổ mà giá trị tuyệt đối của họ cố định theo thời gian.
Nghèo tuyệt đối thường được tính trên những nhu cầu dinh dưỡng và một số

hàng hóa khác, do vậy một đường nghèo tuyệt đối được dùng để thực hiện các
so sánh nghèo đói.
Nghèo tương đối: Đó là sự thiếu hụt của các cá nhân/hộ gia đình so với
mức sống trung bình đạt được.
Sự thiếu hụt này dựa trên cơ sở một tỷ lệ nào đó so với mức thu nhập bình
quân của dân cư, có quốc gia xác định dựa trên 1/2 thu nhập bình quân, có quốc
gia lại dựa trên 1/3 thu nhập bình quân.
Để so sánh sự nghèo khổ giữa các quốc gia với nhau, người ta sử dụng
khái niệm nghèo tương đối. Để đấu tranh chống nạn nghèo cùng cực thì dùng
khái niệm nghèo tuyệt đối. Tuy nhiên, cả hai khái niệm trên đều không hoàn
toàn đầy đủ. Khái niệm nghèo tuyệt đối không tính đến sự khác nhau về mức
sống ở các nước. Khái niệm nghèo tương đối, không tính đến sự diễn biến của
bối cảnh kinh tế xã hội, do đó không tính đến diễn biến của những nhu cầu.
1.2.2. Quan niệm đói nghèo ở Việt Nam
- Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một
phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn
mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
- Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối
thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống.
Đó là các hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay
mượn cộng đồng và thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không
đáng kể, nhà ở dột nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg
gạo/người/tháng (tương đương 45.000VND).
9


- Khái niệm đói có hai dạng: đói kinh niên và đói cấp tính (đói gay gắt).
+ Đói kinh niên: Là bộ phận dân cư đói nhiều năm liền cho đến thời điểm
đang xét.
+ Đói cấp tính: Là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do nhiều

nguyên nhân như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro khác tại thời điểm đang xét.
 “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện
về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia
vào các quyết định của cộng đồng”.
1.3. Xóa đói giảm nghèo
1.3.1. Khái niệm
Xóa đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tối thiểu và thu
nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống, từng bước
nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về
vật chất để duy trì cuộc sống.
Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng
bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ phần trăm và số
lượng người nghèo giảm xuống. Hay giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận
dân cư nghèo lên mức sống cao hơn.
 Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp của Nhà nước và xã hội,
của chính những diện thuộc đói nghèo nhằm tạo ra các điều kiện để họ tăng thu
nhập, thoát khỏi tình trạng không đáp ứng nhu cầu tối thiểu trên cơ sở các chuẩn
nghèo được quy định theo từng địa phương và từng giai đoạn. Hay xóa đói giảm
nghèo là: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu
thì giàu thêm”.
1.3.2. Vai trò của công tác xóa đói giảm nghèo
Xóa đói giảm nghèo là công việc của toàn xã hội, cần khẳng định một
cách mạnh mẽ rằng, xóa đói giảm nghèo không dừng lại ở việc thực hiện chính
sách xã hội, không phải việc riêng của ngành lao động - xã hội hay một số ngành
khác, mà là nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, là nhiệm vụ chung của toàn

10


Đảng, toàn dân. Chính vì vậy, XĐGN đóng một vai trò hết sức to lớn trong tất cả

các mặt của đời sống xã hội, cụ thể như sau:
a) Xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế
Nghèo đói đi liền với lạc hậu, do đó xoá đói giảm nghèo là tiền đề cho sự
phát triển kinh tế vì khi đói nghèo giảm sẽ giảm đi những áp lực từ bên trong tạo
điều kiện thuận lợi cho đầu tư bên ngoài, làm năng lực kinh tế phát triển vững
chắc. Ngược lại sự phát triển kinh tế là nhân tố đảm bảo cho sự thành công trong
công tác XĐGN.
b) Xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển xã hội
Để làm nổi bật những cản trở của nghèo đói đối với sự phát triển xã hội
các nhà kinh tế đưa ra lý thuyết về cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói:
Biểu1: Vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói
Nghèo đói

`
Bệnh tật

Gia tăng dân số

Ô nhiễm môi
trường

Suy dinh dưỡng

Tệ nạn xã hội

Thất học

Như vậy, từ cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói lại kéo theo cái vòng luẩn
quẩn khác của sự phát triển của một quốc gia, của một vùng. Vì vậy muốn cho
đất nước, vùng phát triển chúng ta phải phá vỡ các mắt xích cơ bản như hạn chế

gia tăng dân số, nâng cao sức khoẻ và dinh dưỡng của người dân, hạn chế sự
thất học, nâng cao trình độ dân trí. Để đảm bảo phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn
đó thì chúng ta phải có những chính sách vô cùng hữu dụng.

c) Xoá đói giảm nghèo đối với vấn đề chính trị, an ninh, xã hội.
11


Hầu hết hộ dân nghèo thường sinh sống ở những địa bàn giáp ranh với
nước bạn, vùng sâu, vùng xa. Việc bảo toàn lãnh thổ và độc lập về kinh tế, chính
trị gặp nhiều khó khăn. Vì thế, nghèo đói ảnh hưởng đến các mặt chính trị, an
ninh xã hội, làm nảy sinh những mặt hạn chế, những tư tưởng lạc hậu, cổ hũ, đi
chệch đường lối của Đảng và Nhà nước ta từ đó phát sinh những tệ nạn xã hội
như trộm, cắp, mại dâm, đạo đức bị suy đồi gây rối loạn xã hội.
Do đó thực hiện tốt XĐGN giúp người dân an tâm trong sản xuất và đời
sống, góp phần giữ vững được ổn định, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất nước.
d) Xoá đói giảm nghèo đối với vấn đề văn hoá
Đói nghèo là một trong những nguy cơ tiềm ẩn kéo theo các vấn đề văn hoá
xã hội và sự kìm hãm xã hội, nó ăn sâu vào tiềm thức của từng hộ gia đình, từng
người trong cuộc sống sinh hoạt văn hoá. Ở một trình độ văn hoá thấp, đói
nghèo luôn là nỗi ám ảnh tư tưởng con người sẽ nảy sinh các vấn đề xã hội, làm
thay đổi nhân cách con người đi vào lối sống buông thả, tự ti sùng bái những tư
tưởng lạc hậu, mông lung dẫn đến đẩy lùi văn minh xã hội, phát triển văn hoá và
nhân cách con người.
Chính vì vậy, đầy nhanh công tác XĐGN là việc vô cùng cấp bách để nâng
cao đời sống người dân, làm cho nền văn hoá sánh vai cùng cường quốc năm
châu.
1.4. Các chuẩn đói nghèo
1.4.1. Chuẩn đói nghèo Quốc tế
Nghèo đói lương thực, thực phẩm: là những người có mức thu nhập

không đảm bảo cho lượng dinh dưỡng tối thiểu (bù đắp 2100 Kcal/người/ngày).
Nghèo đói chung: Được xác định trên cơ sở ngưỡng nghèo lương thực thực
phẩm và coi đó là tương ứng với 70% nhu cầu cơ bản tối thiểu, 30% còn lại là
nhu cầu cơ bản tối thiểu khác. Nghèo đói chung là những người không đảm bảo
thu nhập để đáp ứng cả hai yêu cầu trên.
Qua nguồn số liệu điều tra mức sống dân cư Việt Nam cho thấy: năm
1998 nghèo đói chung có mức chi tiêu là là 1,79 triệu triệu đồng/năm/người (cao
hơn đói nghèo lương thực thực phẩm là 39%). Dựa trên các ngưỡng nghèo này,
12


tỷ lệ đói nghèo chung năm 1998 là 37,4%; còn tỷ lệ đói nghèo lương thực tương
ứng là 15%.
1.4.2. Chuẩn đói nghèo ở Việt Nam
Bảng 1: Mức chuẩn nghèo tại Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2005
Giai
đoạn
19951997

Thành thị
Hộ đói
Hộ nghèo
Dưới 13 kg
Dưới 20 kg

Nông thôn
Hộ đói
Hộ nghèo
Dưới 8 kg
Dưới 15kg


gạo/người/tháng gạo/người/tháng gạo/người/tháng gạo/người/tháng
Dưới 15 kg
gạo/người/tháng

19982000

Dưới 13kg

Dưới 25 kg

Dưới 13kg

Dưới 13kg

gạo/người/tháng gạo/người/tháng gạo/người/tháng gạo/người/tháng
đối với đồng
bằng, trung du
Dưới 80.000 đồng /người/tháng

20012005

Dưới 150.000 đồng /người/tháng

đối với miền núi, hải đảo
Dưới 100.000 đồng /người/tháng
đối với đồng bằng, trung du

Năm
2005


Dưới 260.000 đồng /người/tháng

Dưới 200.000 đồng /người/tháng

(Nguồn: Văn phòng Chương trình mục tiêu Quốc gia Xóa đói giảm nghèo)

Tuy nhiên, với tình hình lạm phát như hiện nay chuẩn nghèo trên
chưa đánh giá được đúng như thực tế. Chuẩn mực nghèo đói của Việt Nam vẫn
còn cách quá xa so với chuẩn mực do Ngân hàng Thế giới đưa ra với ngưỡng 1
USD/người/ngày. Do đó Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc xoá
đói giảm nghèo để xây dựng chuẩn nghèo tiến tới ngưỡng chung của Thế giới.
Ngày 30/01/2011, dựa trên đề nghị của Bộ trưởng Bộ lao động - Thương
binh và xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí Quyết định số 09/2011/QĐ
-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn
2011 - 2015. Theo quyết định này chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo áp dụng cho
giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
13


Bảng 2: Mức chuẩn nghèo tại Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2015
Giai
đoạn
20112015

Thành thị
Nông thôn
Hộ nghèo
Hộ cận nghèo
Hộ nghèo

Hộ cận nghèo
Có mức thu
Có mức thu
Có mức thu
Có mức thu
nhập từ 500.000
nhập từ
nhập từ 400.000 nhập từ 401.000
đồng/người/
501.000 đồng/người
- 520.000
tháng trở xuống
650.000
/tháng trở xuống
đồng/người
đồng/người
/tháng.
/tháng
1.4.3. Chuẩn đói nghèo của xã Hải Xuân- Móng Cái- Quảng Ninh
Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ “về
việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”.
Bảng 3: Mức chuẩn nghèo của xã Hải Xuân
Khu vực

Chuẩn hộ nghèo
Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

Nông
thôn


- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ
đủ 700.000 đồng trở xuống;

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng
(gồm các trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và
xã)
thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu
hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở
lên.
Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
Thành
thị

- Có thu nhập bình quân đầu người/ tháng từ
đủ 900.000 đồng trở xuống;

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng
(gồm các trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và
phường) thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu
hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở
lên.

Chuẩn hộ cận nghèo
Là hộ có thu nhập bình
quân đầu người/tháng
trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu
hụt dưới 03 chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt
tiếp cận các dịch vụ xã

hội cơ bản.
Là hộ có thu nhập bình
quân đầu người/tháng
trên 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng và thiếu
hụt dưới 03 chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt
tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản.

Việc đánh giá đói nghèo ở xã Hải Xuân hiện nay sử dụng chuẩn nghèo của
Bộ LĐTBXH.
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế- xã hội và kết quả thực hiện công
tác XĐGN ở xã Hải Xuân những năm qua:

14


- Thu nhập bình quân đầu người của xã ta còn thấp, thua so với mức thu
nhập bỉnh quân đầu người của tỉnh.
- Tỷ lệ đói nghèo xã còn cao hơn mức bình quân đói nghèo tỉnh
- Nguồn lực để hỗ trợ cho hoạt động XĐGN còn nhiều hạn chế.
1.5. Một số khái niệm khác
Tại Việt Nam, An sinh xã hội: “Là một hệ thống các cơ chế, chính sách,
biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối
phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế xã hội làm cho họ có nguy cơ bị suy
giảm mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, già cả và
không có sức lao động hoặc do những nguyên nhân khách quan rơi vào hoàn
cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khỏe cho cộng đồng, thông qua hệ
thống mạng lưới về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội”.

- Hộ đói: Là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được
học hành đầy đủ, ốm đau không có tiền chữa bệnh, nhà ở tạm bợ...
Hộ nghèo: Là những hộ có thu nhập bình quân đầu người trong hộ dưới
ngưỡng đói nghèo.
Hộ cận nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người gần ngưỡng đói
nghèo
Hộ vượt nghèo hay hộ thoát nghèo: Là những hộ mà sau một qúa trình
thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo cuộc sống đã khá lên và mức thu
nhập đã ở trên chuẩn mực nghèo đói
Xã nghèo là xã có những đặc trưng như sau: Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40%
số hộ của xã. Không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như:
Điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm ytế và nước sinh hoạt. Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao.
Huyện nghèo: là huyện có tỉ lệ hộ nghèo trên 50%
Vùng nghèo là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề nhau
hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông không
thuận tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển sản xuất đảm
bảo cuộc sống và là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao.
15


1.6. Nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo
1.6.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
- Điều kiên tự nhiên (vị trí địa lý) không thuận lợi cản trở phát triển kinh
tế xã hội, khan hiếm nguồn tài nguyên khoáng sản.
- Tác hại của bão lụt, hạn hán là rất lớn, nó luôn là kẻ thù đồng hành với
những người nghèo đói, nó có thể cướp đi cả tính mạng sống và tiền của con
người
- Cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém: Hệ thống đê điều chưa được đảm
bảo cho việc bảo vệ người dân, mùa màng trong mùa mưa lũ, cơ sở dịch vụ
thương mại, chăm sóc sức khỏe còn yếu kém. Chính vì vậy việc đầu tư của các

nhà xí nghiệp lớn vào địa bàn xã còn rất hạn chế.
- Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý:
+ Cơ cấu kinh tế còn nặng về nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chiếm
tỷ trọng chưa lớn trong GDP, biểu hiện một cơ cấu kinh tế thuần nông, chưa tiến
bộ so với nhiều nơi khác
+ Cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn nặng về trồng trọt mà trong đó sản
xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn,tỷ trọng chăn nuôi trong GDP chỉ chiếm
khoảng 30%. Với cơ cấu sản xuất như vậy tỷ suất hàng hóa của nghành nông
nghiệp đang còn thấp
+ Công nghiệp chưa phát triển chủ yếu là sản xuất gạch ngói, đồ mộc gia
công, đóng thuyền bè... sản xuất khối lượng ít, sản phẩm làm ra chất lượng
không cao, kém khả năng cạnh tranh.
- Đất canh tác ít, đất cằn cỗi, ít mầu mỡ, canh tác khó, năng suất cây trồng
vật nuôi đều thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp
rất nhiều khó khăn, làm cho thu nhập của người nông dân thấp, việc tích luỹ và
tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc hầu như không có.
1.6.2. Thiếu vốn, thiếu việc làm, thiếu cán bộ, chính sách
- Mặc dù nguồn vốn trong công tác XĐGN ( huy động tại địa phương và
ngân sách Nhà nước) tương đối lớn nhưng số hộ nghèo còn thiếu vốn sản xuấn
kinh doanh còn khá lớn.
16


×