Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn theo hướng vietgap của hộ nông dân trên địa bàn xã đông sang, huyện mộc châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________________

***

__________________

ĐOÀN DIỄM CHINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT
RAU AN TOÀN THEO HƢỚNG VIETGAP CỦA HỘ
NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG SANG,
HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội – 2017


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________________

***

__________________

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT
RAU AN TOÀN THEO HƢỚNG VIETGAP CỦA HỘ
NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG SANG,
HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Tên sinh viên

: ĐOÀN DIỄM CHINH

Chuyên ngành đào tạo : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Lớp

: K58 - KTNNA

Niên khóa

: 2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. LÊ PHƢƠNG NAM

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu đƣợc trình bày trong khóa luận là trung thực, khách quan và chƣa từng
dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã đƣợc

cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

Sinh viên

Đoàn Diễm Chinh

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiệu
quả kinh tế sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP của hộ nông dân trên địa
bàn xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” đã đƣợc hoàn thành.
Để có thể thực hiện tốt cho khóa luận tốt nghiệp này trƣớc tiên tôi xin trân
trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trƣờng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hƣớng dẫn của
mình là Ths. Lê Phƣơng Nam – giảng viên Bộ môn Kinh Tế Tài Nguyên & Môi
Trƣờng đã nhiệt tình hƣớng dẫn và chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực
hiện khóa luận.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh
Sơn La, Hợp tác xã rau an toàn Tự Nhiên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cung cấp số
liệu, tƣ liệu khách quan giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn
các hộ sản xuất rau tại xã đã cung cấp thông tin số liệu, giúp đỡ tôi trong quá trình

làm khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ,
tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong qua trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Sinh viên

Đoàn Diễm Chinh

ii

năm 2017


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Ngày nay, nhu cầu sử dụng các thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm là một nhu cầu thiết yếu của con ngƣời trong đó có rau xanh là một loại
thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Không chỉ có giá trị dinh
dƣỡng cho sức khỏe con ngƣời mà nó còn mang lại giá trị về mặt kinh tế, đặc biệt
là đối với các hộ nông dân sản xuất rau an toàn. Hiện nay diện tích trồng rau an
toàn theo hƣớng VietGAP đang ngày càng đƣợc mở rộng, rất nhiều mô hình trồng
RAT VietGAP đƣợc triển khai đƣợc nhiều vùng, nhiều địa phƣơng áp dụng đem lại
hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời nông dân.
Đông Sang là một xã nằm ở phía nam huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Trƣớc
đây, ngƣời dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng rau và làm nƣơng. Từ năm
2011 đến nay, các hộ dân trên địa bàn xã đã và đang trong quá trình thực hiện mô
hình sản xuất rau an toàn theo hƣớng VietGAP, với hơn 20 năm kinh nghiệm trồng

rau cùng với nhƣng ƣu ái mà thiên nhiên ban tặng đã giúp cho Đông Sang xây dựng
mô hình rau an toàn theo hƣờng VietGAP đƣợc thuận lợi hơn. Đây là hƣớng đi
đúng đắn và cần thiết trong quá trình phát triển nông nghiệp của xã nói riêng và của
tỉnh Sơn La nói chung. Đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn theo
hƣớng VietGAP của hộ nông dân trên địa bàn xã Đông Sang, huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La” đƣợc thực hiện góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
hiệu quả trong sản xuất RAT theo hƣớng VietGAP, đánh giá hiệu quả kinh tế trong
sản xuất rau an toàn VietGAP của hộ nông dân trên địa bàn xã Đông Sang trong
thời gian gần đây, xác định những yếu tố ảnh hƣởng đến sản xuất rau an toàn
VietGAP, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nầng cao hiệu quả kinh tế trong
sản xuất RAT theo hƣớng VietGAP cảu hộ nông dân trong thời gian tới.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các hộ sản xuất RAT và các hộ sản xuất
rau thông thƣờng trên địa bàn xã Đông Sang. Để thực hiện nghiên cứu đề tài đã
chọn ra 30 hộ sản xuất RAT và 15 hộ sản xuất rau thông thƣờng. Áp dụng phƣơng
pháp chọn điểm nghiên cứu, phƣơng pháp thu thập số liệu, phƣơng pháp thống kê
mô tả và thống kê so sánh.

iii


Qua quá trình nghiên cứu, điều tra, thu thập và xử lý thông tin đã thu đƣợc
một số kết quả sau:
(1) Tình hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Đông Sang trong 3 năm
gần đây (2014 – 2016): Diện tích trồng rau an toàn ở xã tăng qua các năm, năm
2016 xã có 14,41 ha diện tích rau an toàn VietGAP, năng suất và sản lƣợng bình
quân các loại rau tƣơng đối cao.
(2) Tình hình sản xuất rau của các hộ điều tra: Các hộ sản xuất RAT có mức
chi phí nhiều hơn vào trang thiết bị và công cụ sản xuất so với hộ rau thông thƣờng.
Chi phí sản xuất bình quân cho một sào gieo trồng RAT là 1262,01 nghìn đồng cao
hơn hộ sản xuất thông thƣờng với 982,54 nghìn đồng. Chủ yếu là từ các chi phí về

vật tƣ kỹ thuật, hệ thống nhà lƣới, hệ thống tƣới phụ tự động, tài sản cố định. Các
hộ sản xuất rau thƣờng sử dụng nhiều phân bón hóa học hơn trong khi hộ sản xuất
rau an toàn sử dụng nhiều phân chuồng ủ hoại và phân vi sinh nhiều hơn. Mức sử
dụng thuốc BVTV của nhóm hộ rau thƣờng cũng cao hơn hộ rau an toàn VietGAP.
Chi phí sản xuất và đầu tƣ cho trang thiết bị, vật tƣ phục vụ cho sản xuất tƣơng đối
lớn nên 80% hộ sản xuất rau an toàn có tham gia vay vốn từ quỹ ngân hàng hoặc
một số tổ chức vay vốn ƣu đãi khác ở địa phƣơng.
Sản phẩm rau an toàn chủ yếu đƣợc các hộ bán cho HTX RAT Tự Nhiên,
tuy nhiên vào chính vụ với lƣợng rau không tiêu thụ hết đƣợc cho HTX các hộ
nông dân sẽ phải bán ra ngoài cho thu gom hoặc bán lẻ tại chợ với mức giá bằng
với giá rau thƣờng.Sản lƣợng bình quân trên mà hộ RAT bán cho HTX RAT Tự
Nhiên là 37,75 tấn tƣơng đƣơng với 97,07% và 2,93% còn lại hộ RAT bán cho
ngƣời tiêu dùng bên ngoài. Giá bán bình quân và năng suất bình quân hộ RAT
VietGAP cao hơn hộ rau thƣờng từ 10 -15% nên doanh thu mang lại cũng sẽ cao
hơn hộ rau thông thƣờng. Khi tính doanh thu trên mức đâu tƣ thì hiệu quả của
nhóm hộ RAT VietGAP cũng cao hơn so với hộ sản xuất thông thƣờng. Bình quân
một sào gieo trồng, RAT có tổng doanh thu là 6409,53 nghìn đồng và của hộ rau
thông thƣờng là 2611,02 nghìn đồng, cao gấp 2,45 lần.Có thể kết luận hộ sản xuất
RAT VietGAP đạt hiệu quả kinh tế cao hơn hộ sản xuất rau thông thƣờng.

iv


(3) Các yếu tố ảnh hƣởng đến sản xuất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau
an toàn theo hƣớng VietGAP của hộ nông dân bao gồm: Quy mô sản xuất, độ tuổi,
số năm kinh nghiệm, nguồn vốn, giá cả và thông tin thị trƣờng, điều kiện tự nhiên
và các chính sách, cơ chế quản lý.
(4) Qua quá trình nghiên cứu đề tài có thể nhận thấy những mặt đƣợc và tồn
tại trong quá trình sản xuất rau an toàn từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế trong sản xuất của các hộ nông dân trên địa bàn xã Đông Sang:

Thực hiện công tác quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn theo hƣớng VietGAP, hỗ
trợ hộ sản xuất rau an toàn trong đầu vào (giống, vốn vay ƣu đãi, kỹ thuật,..) và đầu
ra bằng cách tìm kiếm thêm nhiều thị trƣờng mới ổn định, xây dựng các khu chợ
chuyên bán rau an toàn nhằm tạo dựng thƣơng hiệu, tích cực phát huy những lợi thế
của điều kiện tự nhiên mang lại, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất và nâng cao
chất lƣợng công tác khuyến nông, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ ngƣời sản
xuất mở rộng và phát triển mô hình sản xuất rau an toàn theo hƣớng VietGAp mang
tính lâu dài và ổn định.

v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ...................................................................................... iii
MỤC LỤC .............................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP ................................................................................ xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. xii
PHẦN I: MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết .....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................3
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................3
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN
XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƢỚNG VIETGAP CỦA HỘ NÔNG DÂN .............4

2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn theo hƣớng VietGAP của
hộ nông dân ..............................................................................................................4
2.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế .............................................................................4
2.1.2. Đặc điểm sản xuất rau .....................................................................................7
2.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và vai trò của mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn
VietGap...................................................................................................................12
2.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh tế của việc áp dụng mô hình sản xuất
rau theo hƣớng VietGAP ........................................................................................16
2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................20
2.2.1. Tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt(GAP) của
một số nƣớc trên thế giới ........................................................................................20
2.2.2. Tình hình thực hiện sản xuất rau an toàn theo hƣớng VietGAP tại Việt Nam ......... 23

vi


2.2.3. Bài học kinh nghiệm .....................................................................................26
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................28
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...........................................................................28
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .........................................................................................28
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................30
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................38
3.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................38
3.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................................38
3.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .............................................................................40
3.2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu ......................................................................40
3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ...........................................................................41
3.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng mô hình sản xuất rau của hộ......................41
3.3.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả của mô hình sản xuất rau .....................................41

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................43
4.1. Khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn xã Đông Sang .....43
4.1.1. Khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn xã Đông Sang .43
4.1.2. Khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo hƣớng VietGAP
tại xã Đông Sang .....................................................................................................44
4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất rau an toàn theo hƣớng VietGAP
của các hộ điều tra xã Đông Sang ...........................................................................46
4.2.1. Thông tin chung về hộ điều tra......................................................................46
4.2.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng các loại rau chính của hộ .............................50
4.2.3. Chi phí sản xuất một số loại rau an toàn chính theo hƣớng VietGAP so với
sản xuất rau thông thƣờng .......................................................................................52
4.2.4. Tình hình tiêu thụ rau an toàn theo hƣớng VietGAP của hộ nông dân ..........56
4.2.5. Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn theo hƣớng VietGAP của các hộ điều
tra ............................................................................................................................61
4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả trong sản xuất rau an toàn theo hƣớng
VietGAP của hộ nông dân xã Đông Sang ...............................................................74

vii


4.3.1. Quy mô sản xuất ...........................................................................................74
4.3.2. Nguồn vốn....................................................................................................77
4.3.3. Độ tuổi ..........................................................................................................79
4.3.4. Số năm kinh nghiệm .....................................................................................80
4.3.5. Giá cả và thông tin thị trƣờng .......................................................................83
4.3.6. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................87
4.3.7. Chủ trƣơng, chính sách phát triển sản xuất rau an toàn theo hƣớng VietGAP .....88
4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn theo hƣớng VietGAP .........90
4.4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ...............................................................................90
4.4.2. Một số giải pháp chủ yếu ..............................................................................90

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................95
5.1. Kết luận............................................................................................................95
5.2. Kiến nghị .........................................................................................................97
5.2.1. Đối với nhà nƣớc ..........................................................................................97
5.2.2. Đối với ủy ban nhân dân xã Đông Sang ........................................................98
5.2.3. Đối với các hộ nông dân ...............................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................99

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sự khác biệt các loại rau trồng hiện nay ...................................................9
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Đông Sang từ năm 2016.....................31
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của xã Đông Sang giai đoạn 2014-2016 ..33
Bảng 3.3: Cơ cấu sản lƣợng giá trị của các ngành sản xuất của xã Đông Sang giai
đoạn 2014 - 2016 ....................................................................................................36
Bảng 3.4. Đối tƣợng và nội dung điều tra ...............................................................39
Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng rau trên toàn xã qua 3 năm 2014 – 2016 ......44
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng rau an toàn xã Đông Sang 2014 – 2016 46
Bảng 4.3. Thông tin của chủ hộ điều tra .................................................................47
Bảng 4.4. Tài sản, trang thiết bị phục vụ sản xuất rau của các hộ điều tra xã Đông
Sang năm 2016 .......................................................................................................50
Bảng 4.5. Tình hình diện tích, năng suất, sản lƣợng ba loại rau chính ....................51
Bảng 4.6. Chi phí sản xuất Cải bắp của các hộ điều tra xã Đông Sang năm 2016 ..52
Bảng 4.7. Chi phí sản xuất Cà chua của các hộ điều tra xã Đông Sang năm 2016 ..54
Bảng 4.8. Chi phí sản xuất Cải mèo của các hộ điều tra xã Đông Sang năm 2016 .55
Bảng 4.9. Giá bán các loại rau ................................................................................57
Bảng 4.10. Doanh thu từ sản xuất rau của các hộ điều tra xã Đông Sang năm 2016......58
Bảng 4.11. Tình hình tiêu thụ sản xuất RAT VietGAP của hộ nông dân xã Đông

Sang năm 2016 theo đối tƣợng mua ........................................................................60
Bảng 4.12. Tình hình tiêu thụ sản xuất RAT VietGAP của hộ nông dân xã Đông
Sang theo địa điểm bán ...........................................................................................61
Bảng 4.13 Kết quả sản xuất bình quân/hộ của nhóm hộ điều tra xã Đông Sang năm
2016 ........................................................................................................................61
Bảng 4.14. Kết quả sản xuất bình quân/sào của nhóm hộ điều tra xã Đông Sang
năm 2016 ................................................................................................................65
Bảng 4.15. Hiệu quả sản xuất bình quân/hộ của nhóm hộ điều tra xã Đông Sang
năm 2016 ................................................................................................................70
Bảng 4.16. Hiệu quả sản xuất bình quân/sào của nhóm hộ điều tra xã Đông Sang
năm 2016 ................................................................................................................73

ix


Bảng 4.17. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất rau của các hộ điều tra theo quy
mô sản xuất gieo trồng ............................................................................................76
Bảng 4.18. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất rau của các hộ điều tra theo nguồn
vốn của hộ ...............................................................................................................78
Bảng 4.19. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất rau của các hộ điều tra theo tuổi
của chủ hộ .............................................................................................................79
Bảng 4.20. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất rau của các hộ điều tra theo số năm
kinh nghiệm của hộ .................................................................................................82
Bảng 4.21. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất rau của các hộ điều tra theo việc
nắm bắt thông tin thị trƣờng....................................................................................86

x


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP

Biểu đồ 4.1. Giá bán các loại rau của các hộ ...........................................................58
Biểu đồ 4.2. Doanh thu từ sản xuất rau của các hộ điều tra xã Đông Sang năm 2016 ....59
Biểu đồ 4.3. Biến động giá cả của sản xuất rau giữa 2 nhóm hộ năm 2016 ............83
Hộp 4.1. Ý kiến về tình hình bán rau an toàn ..........................................................84
Hộp 4.2. Đất đai ảnh hƣởng đến sản xuất rau của hộ .............................................88
Hộp 4.3. Ảnh hƣởng của khí hậu, thời tiết đến sản xuất rau ...................................88
Hộp 4.4. Quan tâm của chính quyền .......................................................................89
Hộp 4.5. Mong muốn của HTX cho phát triển sản xuất RAT Tự Nhiên .................90

xi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

: Bình quân

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CC

: Cơ cấu

DT

: Diện tích

ĐVT


: Đơn vị tính

GTSX

: Giá trị sản xuất

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

HTX

: Hợp tác xã

IPM

: Quản lý dịch hại tổng hợp

KHCN

: Khoa học công nghệ

LĐGĐ

: Lao động gia đình

NS

: Năng suất


RAT

: Rau an toàn

SL

: Sản lƣợng

TSCĐ

: Tài sản cố định

UBND

: Ủy Ban Nhân dân

VietGAP

: Vietnamese Good Agricultural

xii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Việt Nam là một nƣớc có nền nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ lực
và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Hiện nay Đảng và Nhà
nƣớc vẫn đang rất quan tâm đến đầu tƣ và phát triển nông nghiệp. Trong đó việc
ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, củ, quả là một lĩnh vực cần thiết giữ vai

trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng.
Rau là một trong những thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hằng ngày của con
ngƣời. Việt Nam có khả năng sản xuất rau quanh năm với số lƣợng, chủng loại rau
rất phong phú, đa dạng từ 60 – 80 loại rau trong vụ đông xuân, 20 – 30 loại rau
trong vụ hè thu đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
Tuy nhiên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với rau xanh hiện nay vẫn là
một chủ đề gây nhiều tranh luận và đƣợc Chính phủ và ngƣời dân đặc biệt quan
tâm. Trƣớc thực trạng nỗi lo về an toàn thực phẩm của mỗi ngƣời dân, trong thời
gian gần đây có nhiều thông tin đồn đoán về sự mất an toàn thực phẩm nhƣ thông
tin rằng ngƣời trồng rau mới phun thuốc trừ sâu hôm trƣớc thì hôm sau đã đem bán
hay sử dụng các thuốc kích thích tăng trƣởng cho rau rất độc hại, một số vụ ngộ độc
thực phẩm xuất phát từ nguồn rau xanh (Đinh Đức Hiệp, 2013). Bài toán đặt ra đó
là làm thế nào để có thể tiêu dùng đƣợc rau sạch, sản xuất rau sạch nhƣ thế nào, bảo
quản và chế biến ra sao, đó là vấn đề đòi hỏi cơ quan quản lí nhà nƣớc cũng nhƣ
ngƣời dân cùng chung sức giải quyết. Hiện nay đã có những chính sách và quy định
của nhà nƣớc về sản xuất rau sạch, rau an toàn. Quyết định số 379/QĐ-BNN ngày
28/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về quy trình sản
xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tƣơi an toàn và quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày
17/12/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chƣơng trình phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chƣơng trình quốc gia phát triển công
nghệ cao đến năm 2020. Đây là những quy trình có mục đích hƣớng dẫn các nhà
sản xuất nâng cao chất lƣợng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn ngừa hoặc
giảm tối đa những nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, sinh học và vật lý có thể gây ra

1


trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch và chế biến nông sản. Cho đến thời điểm
hiện tại mô hình sản xuất rau theo quy trình VietGAP đƣợc đánh giá là một quy

trình sản xuất rau an toàn mang lại hiệu quả cao và thích hợp với nhiều loại rau vì
vậy đƣợc khuyến khích vào ứng dụng sản xuất (Đỗ Thị Phƣơng, 2015)
Mộc Châu là huyện thuộc tỉnh Sơn La có thế mạnh về phát triển du lịch và
sản xuất nông nghiệp. Với hơn 3000 ha rau các loại, tận dụng đƣợc lợi thế thiên
nhiên ban tặng, Mộc Châu đang hƣớng tới phát triển nông nghiệp công nghệ cao,
đặc biệt là xây dựng mô hình rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với mục tiêu đa dạng
chủng loại và hƣớng tới xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới (Đỗ Duy Hùng, 2015).
Đông Sang là một xã nằm ở phía nam huyện Mộc Châu, nằm trong vùng có
tốc độ phát triển kinh tế nhanh và có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã
hội. Diện tích đất tự nhiên năm 2016 là 4553 ha, dân số 5464 ngƣời; Diện tích đất
nông nghiệp là 3289,76 ha chiếm 72,75% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích lớn
đất nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của xã cùng với ƣu thế về
khí hậu có mùa đông lạnh vừa phải, là điều điện thuận lợi cho các loại cây trồng từ
nhiệt đới đến á nhiệt đới nhất là các loại rau, củ, quả ôn đới mà phía nam không thể
có (Báo cáo thống kê xã Đông Sang, 2016). Ngƣời dân nơi đây chủ yếu sinh sống
bằng nghề nông với kinh nghiệm trồng trọt và chăn nuôi lâu năm. Mặt khác hệ
thống giao thông của xã tƣơng đối thuận lợi, gần QL6 nên việc giao lƣu hàng hoá
rất thuận tiện tạo điều kiện cho kinh tế phát triển nhanh, vững chắc.Trong những
năm gần đây ngành sản xuất nông nghiệp của xã có bƣớc phát triển rõ rệt. Nhờ tiếp
cận đƣợc công nghệ kĩ thuật cũng nhƣ quy trình sản xuất rau an toàn mà hiệu quả
kinh tế và đời sống của ngƣời dân trong xã đƣợc cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó vẫn
còn có các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình đòi hỏi cần có các
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất rau theo hƣớng
VietGAP. Chính vì thế tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế
sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAPcủa hộ nông dân trên địa bàn xã Đông
Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”.

2



1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế về sản xuấtrau an toàntheo
hƣớng VietGAP của các hộ nông dân trên địa bàn xã Đông Sang. Từ đó đề ra một
số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình, cải thiện sản xuất nông
nghiệp và đời sống cho ngƣời dân trong xã.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất rau an toàn
theo hƣớng VietGAP.
- Đánh giá thực trạng về sản xuất và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau an
toàntheo hƣớng VietGAP trên địa bàn xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến mô hình sản xuất rau an toàn
theohƣớng VietGAP trên địa bàn xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn theo
hƣớng VietGAP trên địa bàn xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề phát triển sản xuất rau an toàn
theo hƣớng VietGAP trên địa bàn xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
- Đối tƣợng khảo sát: Các hộ nông dân trồng rau theo hƣớng VietGAP và
các hộ nông dân trồng rau theo phƣơng pháp trồng truyền thống.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế mô hình trồng rau
an toàn theo hƣớng VietGAP trên địa bàn xã, giới hạn 3 loại rau là cải bắp, cải mèo,
cà chua. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
rau an toàn theo hƣớng VietGAP
- Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Đông
Sang – huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La.
- Phạm vi thời gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu trong khoảng từ tháng 1/2017
đến tháng 6/2017. Các số liệu thứ cấp thu thập từ 2014 - 2016.


3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU
AN TOÀN THEO HƢỚNG VIETGAP CỦA HỘ NÔNG DÂN
2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn theo hƣớng
VietGAP của hộ nông dân
2.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1. Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (nhƣ lao động,
vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiệu quả là một
phạm trù đƣợc sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội.
Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tƣơng quan giữa các biến số đầu ra thu
đƣợc (outputs) so với các biến số đầu vào đã đƣợc sử dụng để tạo ra những kết quả
đầu ra đó (Võ Đình Quyết, 2014).
Theo Paul A. Samuelson (1991): “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí hoặc
sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm để thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn
của con ngƣời.”
2.1.1.2. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó phản ánh sản xuất đạt
cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ của các hoạt động kinh tế (Phạm Vân
Đình, Đỗ Kim Chung, 1997).
Theo Nguyễn Tiến Mạnh (1995): HQKT là tiêu chuẩn hàng đầu để lựa chọn
các dự án đầu tƣ, các phƣơng án phát triển kinh tế. Nhƣ vậy, hiệu quả kinh tế là
khái niệm phản ánh chất lƣợng của hoạt động kinh tế, nó sẽ cho chúng ta biết mức
độ sử dụng nguồn lực vào mục đích sản xuất nào đó .
Theo Võ Đình Quyết (2004): Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực…) để đạt đƣợc mục

tiêu xác định.
H = K/C (1)
Với H: là hiệu quả kinh tế của một hiện tƣợng (quá trình kinh tế nào đó);
K: là kết quả thu đƣợc từ hiện tƣợng (quá trình) kinh tế đó;

4


C: là chi phí toàn bộ để đạt đƣợc kết quả đó.
Và có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất lƣợng hoạt
động kinh tế và đƣợc xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt đƣợc với chi phí bỏ ra để
đạt đƣợc kết quả đó.
2.1.1.3 Quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế
Xét dƣới nhiều góc độ từ trƣớc đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về
hiệu quả kinh tế của các nhà kinh tế học đƣa ra.
Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhu (1988), theo ông:
"Tính hiệu quả đƣợc xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho
chi phí kinh doanh". Đây là quan điểm đƣợc nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh
doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế.
Theo Phạm Thị Thanh Xuân (2015), hiện nay có hai quan điểm về hiệu quả
kinh tế:
*Quan điểm truyền thống: Khi nói đến hiệu quả kinh tế là phần còn lại của
kết quả sau khi đã trừ đi chi phí. HQKT là tỷ lệ giữa kết quả thu đƣợc với chi phí
bỏ ra, hay ngƣợc lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Quan
điểm này đã xác định hiệu quả sản xuất trong trạng thái tĩnh sau khi đã kết thúc chu
kỳ sản xuất.Trong khi đó, HQKT không những cho chúng ta biết đƣợc kết quả của
quá trình sản xuất mà còn giúp xem xét trƣớc khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu
tƣ hay không và nên đầu tƣ bao nhiêu, đến mức độ nào.
Quan điểm truyền thống không tính đến yếu tố thời gian khi tính toán các
khoản thu và chi cho một hoạt động kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán

HQKT chƣa đầy đủ và chính xác. Đặc biệt những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài
thì việc tính đến yếu tố thời gian trong phân tích HQKT có ý nghĩa quan trọng. Vì
vậy không thể hiện đƣợc khi sử dụng cách tính này.
*Quan điểm hiện đại: Theo quan điểm hiện đại khi tính HQKT phải căn cứ
vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ
này, HQKT đƣợc thể hiện qua việc đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và
HQKT của từng hoạt động sản xuất.

5


- Yếu tố thời gian: đƣợc coi là một yếu tố quan trọng trong tính toán HQKT.
Cùng một lƣợng vốn đầu tƣ nhƣ nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhƣng
có thể HQKT khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Đặc biệt trong sản xuất
nông nghiệp, những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài, việc tính đến yếu tố thời gian
của dòng tiền là rất quan trọng.
- Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trƣờng: hiệu quả về tài chính phải phù
hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lƣợc tăng trƣởng và phát triển bền vững
của các quốc gia (Phạm Thị Thanh Xuân, 2015).
Qua phân tích hai quan điểm về hiệu quả kinh tế, khái niệm HQKT có thể
đƣợc hiểu nhƣ sau: Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản
lý điều hành của các tổ chức sản xuất nhằm đạt được kết quả đầu ra cao nhất với
chi phí đầu vào thấp nhất.
*Phân loại hiệu quả kinh tế
- Căn cứ vào nội dung của hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế (hiệu quả kinh doanh) :là một phạm trù kinh tếphản ánh
trình độ quản lý và năng lực kinh doanh của tổ chức đó nhằm đảm bảo thu đƣợc kết
quả cao nhất theo những mục tiêu đã đặt ra với chi phí thấp nhất. HQKT ở đây
đƣợc biểu hiện bằng tổng giá trị sản phẩm, tổng thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi

nhuận, mối quan hệ đầu ra-đầu vào.
Hiệu quả xã hội: là mối tƣơng quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi
phí bỏ ra. Hiệu quả xã hội có liên quan chặt chẽ với hiệu quả kinh tế và biểu hiện
mục tiêu hoạt động kinh tế của con ngƣời.
Hiệu quả môi trƣờng: là hiệu quả vừa mang tính chất lâu dài vừa đảm bảo
lợi ích trƣớc mắt, gắn với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và môi trƣờng sinh thái.
- Căn cứ vào yêu cầu tổ chức và quản lý kinh tế theo cấp, ngành,…
HQKT quốc dân: là xem xét hiệu quả kinh tế chung cho toàn bộ nền kinh tế.
Đánh giá một cách toàn diện tình hình sản xuất và phát triển sản xuất của nền kinh
tế, hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nƣớc tác động đến phát triển kinh tế - xã
hội nói chung.

6


Hiệu quả kinh tế vùng, lãnh thổ: phản ánh hiệu quả của một vùng, lãnh thổ.
Hiệu quả kinh tế của khu vực sản xuất vật chất và phi vật chất (ngành, lĩnh vực)
- Căn cứ theo yếu tố cơ bản của sản xuất và phƣơng hƣớng tác động vào
sản xuất
Hiệu quả sử dụng lao động và các yếu tố tài nguyên nhƣ: đất đai, nguyên
liệu, năng lƣợng.
Hiệu quả sử dụng vốn, máy móc, thiết bị.
Hiệu quả áp dụng kỹ thuật mới và quản lý.
- Căn cứ theo quy mô cấu thành hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm và
giá đầu vào đƣợc tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi
thêm về đầu vào hay nguồn lực. Nói cách khác, hiệu quả phân bổ là việc sử dụng
các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhằm đạt lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các
giá trị đầu vào.

Hiệu quả kỹ thuật: là số lƣợng sản phẩm có thể đạt đƣợc trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ áp dụng vào sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản
chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất, kỹ năng của ngƣời sản xuất cũng
nhƣ môi trƣờng kinh tế- xã hội mà trong đó kỹ thuật đƣợc áp dụng.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật.Hiệu quả kinh tế thể hiện mục đích của ngƣời sản xuất là làm cho lợi nhuận tối đa.
Từ việc phân loại hiệu quả có thể nhận định rằng, đánh giá hiệu quả kinh tế
phải đƣợc xem xét một cách toàn diện, cả về mặt không gian và mặt thời gian trong
mối liên hệ giữa hiệu quả chung của nền kinh tế quốc dân với hiệu quả bộ phận của
các đơn vị, doanh nghiệp, địa phƣơng. Hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế và xã
hội, chúng có quan hệ mật thiết với nhau nhƣ một thể thống nhất không thể tách rời.
2.1.2. Đặc điểm sản xuất rau
2.1.2.1 Khái niệm sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con ngƣời. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay

7


để trao đổi trong thƣơng mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau:
sản xuất cái gì?, sản xuất nhƣ thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế
nào để tối ƣu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
Sản xuất là hoạt động của con ngƣời, sử dụng các công cụ lao động để tác
động vào đối tƣợng lao động nhằm làm ra sản phẩm để sử dụng hay trao đổi trong
thƣơng mại (Đinh Văn Đãn, 2009).
2.1.2.2. Phân biệt các loại hình sản xuấtrau
Qua bảng 2.1 có thể khái quát sự khác biệt của các loại rau nhƣ sau:

8



Bảng 2.1. Sự khác biệt các loại rau trồng hiện nay
Rau hữu cơ

Rau an toànVietGAP

Không quy hoạch thành vùng,
nhỏ lẻ manh mún.
Khó kiểm soát, có nguy cơ bị ô
nhiễm cao

Đƣợc quy hoạch thành vùng và đƣợc trồng một
vùng đệm thích hợp để bảo vệ khỏi nguy cơ xâm
nhiễm từ bên ngoài
Đất trồng đƣợc xét nghiệm đảm bảo không ô nhiễm
bởi kim loại nặng và các hóa chất độc hại khác
Đƣợc kiểm soát, độ màu mỡ của đất ngày càng
đƣợc cải thiện và duy trì.

Đƣợc quy hoạch thành vùng, có thể
đƣợc cơ quan chức năng địa phƣơng
lấy mẫu xét nghiệm
Khó kiểm soát, có nguy cơ bị ô nhiễm
cao

Nƣớc

Nguồn nƣớc sẵn có từ ao, hồ,
giếng, suối,.. không đƣợc xét

nghiệm, kiểm tra.
Khó kiểm soát đƣợc nguy cơ ô
nhiễm tiềm tàng

Lấy từ giếng khoan hoặc đào. Đƣợc xét nghiệm để
đảm bảo nguồn nƣớc đủ tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ
Đƣợc kiểm soát thƣờng xuyên, đảm bảo nguồn
nƣớc tƣới không bị nhiễm hóa chất và kim loại
nặng

Lấy từ sông, hồ, ao, suối hoặc giếng
khoan. Có thể đƣợc cơ quan chức năng
tại địa phƣơng lấy mẫu xét nghiệm
Khó kiểm soát đƣợc nguy cơ ô nhiễm
tiềm tàng

Dinh
dƣỡng

Sử dụng phân bón hoá học, phân
chuồng,..
Phân hóa học chỉ cung cấp
dinh dƣỡng cho cây trồng,
không nuôi dƣỡng đất. Thƣờng
bị lạm dụng để tăng năng suất

Không đƣợc phép sử dụng phân hóa học, các chất
kích thích sinh trƣởng và các sản phẩm biến đổi
gen. Chỉ sử dụng các đầu vào hữu cơ đƣợc kiểm
soát gồm:

-Phân ủ nóng: là nguồn phân hữu cơ chính đƣợc sử
dụng để bón vào đất tạo môi trƣờng cho các vi sinh

Đƣợc sử dụng phân chuồng, phân vi
sinh, phân bón lá các chất kích thích
sinh trƣởng và các loại phân bón hóa
học theo tiêu chuẩn VietGAP
Vẫn có thể sử dụng phân hoá học đúng
liều lƣợng sẽ không ảnh hƣởng đến dinh

Tiêu chí
Đất

Rau thƣờng

9

9


dẫn đến phá hủy môi trƣờng
đất, nƣớc và không khí. Sản
phẩm dễ bị tồn dƣ hóa chất độc
hại cao gây tổn hại sức khỏe
ngƣời sản xuất và ngƣời sử
dụng.

10

Thuốc

BVTV

-Đƣợc phép sử dung thuốc trừ
sâu bệnh. Tuy nhiên lƣợng thuốc
lại bị lạm dụng, sử dụng bừa bãi
với liều lƣợng cao. Thời gian
cách ly không dài.
-Nhiều hình thức: độc canh, xen
canh, luân canh
Khó kiểm soát và nguy cơ tồn dƣ
thuốc trừ sâu trong sản phẩm
cao.

dƣỡng trong đất, cây phát triển bình
vật đất hoạt động tốt để phân hủy chất hữu cơ cho
thƣờng.
cây trồng sử dụng
-Cây phân xanh, đậu tƣơng, ốc bƣơu vàng, thân
cây chuối, vỏ sò, hến, xƣơng gà, cá, lợn vv…và phế
thải nhà bếp đƣợc sử dụng làm nguồn dinh dƣỡng
bổ xung cho cây khi cần
Cung cấp dinh dƣỡng một cách tự nhiên theo nhu
cầu của cây trồng thông qua tiến trình hoạt động
của các vi sinh vật.
Không đƣợc phép sử dụng thuốc BVTV hóa học,
chủ yếu áp dụng quy luật đấu tranh sinh học tự
nhiên để kiểm soát sâu bệnh:
-Tăng cƣờng đa dạng sinh học bằng cách trồng xen
canh, luân canh các loại cây khác nhau, kết hợp các
loại cây dẫn dụ, cây xua đuổi, cây phân xanh vv…

để duy trì mối cân bằng giữa các sinh vật sống
trong hệ canh tác
-Bắt bằng tay, sử dụng bẫy bả (không có hóa chất)
và các chế phẩm tự chế từ thảo mộc nhƣ gừng, tỏi,
rƣợu, hoặc các chế phẩm sinh học đƣợc PGS cho
phép để kiểm soát sâu bệnh hại khi cần thiết
Kiểm soát tốt, đảm bảo không có thuốc bảo vệ thực
vật tồn dƣ trong rau.

10

-Đƣợc phép sử dụng thuốc trừ sâu bệnh
hóa chất có trong danh mục cho phép
của bộ nông nghiệp với thời gian cách
ly nhất định
-Chủ yếu trồng độc canh, không quan
tâm nhiều đến xen canh, luân canh và
đa dạng sinh học, nhiều sâu bệnh hại và
tăng cƣờng phun thuốc trừ sâu bệnh,
khó đảm bảo thời gian cách ly trƣớc
khi thu hoạch
Khó kiểm soát và nguy cơ tồn dƣ thuốc
trừ sâu trong sản phẩm cao


Năng suất Năng suất cao hơn so với rau Thấp hơn 25%-40% so với sản xuất thông thƣờng
hữu cơ.

Năng suất cao


11

Chất
lƣợng

Tích lũy đƣợc ít dinh dƣỡng do
thời gian sinh trƣởng bị rút ngắn.
Rau có hàm lƣợng chất dinh
dƣỡng, khoáng, vitamin thấp, trữ
nhiều nƣớc.

Cây sinh trƣởng phát triển tự nhiên, thời gian sinh
trƣởng dài hơn so với sản xuất thông thƣờng nên
tích lũy đƣợc nhiều dinh dƣỡng.
Rau có hàm lƣợng chất dinh dƣỡng, khoáng,
vitamin cao

Cây sinh trƣởng phát triển bình thƣờng,
hàmlƣợng dinh dƣỡng thấp hơn rau hữu
cơ.

Giám sát

Khó tin cậy, khó truy xuất đƣợc
nguồn gốc, không có khả năng
quy trách nhiệm đƣợc tới từng cá
nhân.

Có các bên liên quan bao gồm các công ty phân
phối, ngƣời tiêu dùng, liên nhóm,Ban điều phối

PGS cùng tham gia giám sát thƣờng xuyên
Kiểm soát và truy xuất đƣợc nguồn gốc, Có thể quy
trách nhiệm tới từng cá nhân. Có xử phạt nghiêm
minh

Các bên liên quan nhƣ HTX, chính
quyềnđịa phƣơng, khuyến nông viên
tham gia giám sát nhƣng chủ yếu dựa
vào sự “tự giác” của ngƣời sản xuất.

11


×