Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

AI đã đặt tên CHO DÒNG SÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 45 trang )

AI ĐÃ Đ
Ặ T TÊN CHO DÒNG SÔNG (Hoàng Ph ủ
Ng ọc T ư
ờ n g)
I. KI ẾN TH Ứ
C C ƠB ẢN
1. Tác gi ảHoàng Ph ủNg ọc T ư
ờn g
- Sinh n ăm 1937 t ại t.p Hu ế
- Là m ột ng ư
ờ i con c ủa x ứHu ế.
- Là m ột trong nh ữ
ng nhà v ăn chuyên v ềbút ký.
- V ăn phong: “Nét đ
ặ c s ắc … tài hoa” (tr197)
- Tác ph ẩm tiêu bi ểu: (Sgk)
2. Tác ph ẩm:
- Xu ất x ứ, hoàn c ảnh sáng tác: Là bài bút kí đ
ặ c s ắc, vi ết t ại Hu ế(1981), in trong t ập sách cùng tên
- K ết c ấu: Tác ph ẩm g ồm ba ph ần
+ Ph ần 1: Sông H ư
ơ n g ở th ư
ợ n g ngu ồn
+ Ph ần 2: Sông H ư
ơ n g ở ngo ại vi thành ph ốHu ế
+ Ph ần 3: Sông H ư
ơ n g gi ữ
a lòng thành ph ốHu ế.
- V ị trí v ăn b ản: ch ỉ là m ột đo ạn trích trong bài bút kí dài v ềdòng sông H ư
ơ n g th ơm ộng c ủa x ứ
Hu ế.


II. Phân tích:
1: Ý ngh ĩa nhan đ
ề “ Ai đã đ
ặ t tên cho dòng sông”
- “Ai đã đ
ặ t tên cho dòng sông” Câu h ỏi tu t ừđ
ặ t ra “V ớ
i tr ờ
i, v ớ
i đ
ấ t” đ
ư a nhà v ăn và đ
ộ c gi ảv ềv ớ
i
hành trình l ịch s ửtìm v ềcu ội ngu ồn v ăn hoá dân t ộc. T ừđó dòng sông H ư
ơ n g hi ện ra trên nhi ều
ph ư
ơ n g di ện đ
ị a lí, l ịch s ử, v ăn hoá, th ơca… K ết thúc tu ỳbút là m ột huy ền tho ại r ất đ
ẹ p , b ộc l ộcái
tôi tr ữtình suy t ư
: “ Con ng ư
ờ i ở hai b ờđã n ấu n ư
ớ c tr ăm loài hoa đ
ổ xu ống sông, đ
ẻ làn n ư
ớc
th ơm tho mãi”. Tác gi ảg ử
i g ắm vào đ
ấ y t ất c ảư

ớ c v ọng mu ốn đe m cái đ
ẹ p và ti ếng th ơ
m đ
ể xây
đắp v ăn hoá l ịch s ử
.
- Nhan đ
ề và k ết thúc tác ph ẩm th ểhi ện rõ ch ủđ
ề và phong cách bút kí c ủa tác gi ảgiàu s ứ
c gợ
i
c ảm th ấm đ
ẫ m ch ất th ơ.Qua đó tác gi ảca ng ợ
i tính ch ất sông H ư
ơ n g – con sông g ắn bó v ớ
i l ịch
s ử, v ăn hoá Hu ếc ủa dân t ộc ta. Tác ph ẩm th ểhi ện long yêu m ến say mê c ảnh v ật, v ăn hoá đ
ất

ớ c . Hình ản h dòng sông đ
ất n ư
ớc đ
ư
ợ c th ểhi ện b ằng tài n ăng c ủa m ột cây bút giàu ch ất chí tu ệ,
ch ất v ăn hoá và ngôn ng ữtrong sáng, ch ọn l ọc, tinh t ế.
2. Ch ứ
ng minh v ẻđ
ẹ p c ủa sông H ư
ơ n g qua các góc nhìn khác nhau :
M ởbài: - Ai đã đ

ặ t tên cho dòng sông là tác ph ẩm bút kí ki ệt xu ất c ủa Hoàng Ph ủNg ọc T ư
ờn g
-Đo ạn trích th ểhi ện v ẻđ
ẹ p , ch ất th ơt ừc ảnh sác thiên nhiên c ủa song H ư
ơn g
Thân bài:
* T ừth ư
ợ n g ngu ồn:
- Khi qua dãy Tr ư
ờ n g S ơn hùng v ĩ:
+ Sông H ư
ơ n g là b ản tình ca c ủa r ừ
ng già; R ầm r ộvà mãnh li ệt…D ịu dàng và say đ
ắ m ….
+ Sông H ư
ơ n g nh ưm ột cô gái Di-gan phóng khoáng man d ại.
+Rừ
ng già đã hun đú c cho nó 1 b ản tính gan d ạ, 1 tâm h ồn t ựdo, phóng khoáng.
=> V ẻđ
ẹ p c ủa m ột s ứ
c s ống tr ẻtrung, mãnh li ệt và hoang d ại.
- Khi ra kh ỏi r ừng già:
+ Đó ng kín ph ần tâm h ồn sâu th ẳm c ủa mình ở c ử
a rừ
ng…
+ Mang s ắc đ
ẹ p d ịu dàng và trí tu ệ, tr ởthành ng ư
ờ i m ẹphù sa c ủa m ột vùng v ăn hoá x ứs ở
.
=> V ẻđ

ẹp đ
ầ y bí ẩn , sâu th ẳm c ủa dòng sông.
Ti ểu k ết:
B ằng óc quan sát tinh t ếvà trí t ư
ởn g t ư
ợ n g phong phú, b ằng vi ệc s ửd ụng ngh ệthu ật so sánh,
nhân hoá tài hoa, táo b ạo, Hoàng Ph ủNg ọc T ư
ờ n g đã phát hi ện và kh ắc ho ạv ẻđ
ẹ p m ạnh m ẽ, tr ẻ
trung đ
ầ y cá tính c ủa dòng sông, g ợ
i lên ở ng ư
ời đ
ọ c nh ữ
ng liên t ư
ở n g kì thú, g ợ
i c ảm, đ
ầy s ứ
c
h ấp d ẫn.
* V ềchâu th ổ:
- Sông H ư
ơ n g trên đ
ư
ờ n g tìm đ
ế n Hu ế:
+ Chuy ển dòng m ột cách liên t ục, u ốn mình theo nh ữ
ng đ
ư
ờ n g cong th ật m ềm, nh ưm ột cu ộc tìm

ki ếm có ý th ứ
c.


+ V ẻđẹp c ủa dòng sông tr ởnên bi ến ảo , đa d ạng trong nhi ều th ờ
i gian và không gian khác nhau
(d ẫn ch ứ
ng...). V ẻđẹp c ủa Hu ếnh ưtr ởthành v ẻđẹp c ủa sông H ươ
n g.
=> Sông H ươ
n g qua cái nhìn đầy lãng m ạn c ủa Hoàng Ph ủNg ọc T ườ
n g nh ư1 cô gái d ịu dàng m ơ
m ộng đa ng khao khát đi tìm thành ph ốtình yêu c ủa nó.
- Sông H ươ
n g g ặp g ỡHu ế:
+ U ốn 1 cánh cung r ất nh ẹ... > V ẻe l ệ, ng ượ
n g ngùng khi g ặp ng ườ
i trong mong đợi , s ựthu ận tình
mà không nói ra.
+ Các nhánh sông to ảđi kh ắp thành ph ốnh ưmu ốn ôm tr ọn Hu ếvào lòng. Sông H ươ
n g và Hu ếhoà
l ẫn vào nhau.
+ Sông H ươ
n g gi ảm h ẳn l ư
u t ốc, xuôi đi th ự
c ch ậm ( đi ệu slow)… th ự
c yên t ĩnh nh ưni ềm say mê,
nh ưkhát v ọng được g ắn bó, l ư
u l ại mãi v ới m ảnh đất n ơi đâ y.
+ Liên t ưở

n g v ới nh ững dòng sông khác > Ni ềm t ựhào c ủa Hoàng Ph ủNg ọc T ườ
n g v ềdòng sông
quê h ươ
n g.
=> Được nhìn t ừgóc độ tâm tr ạng, nên cu ộc g ặp g ỡc ủa Hu ếvà Sông H ươ
n g nh ưcu ộc h ội ng ộc ủa
tình yêu v ới nhi ều cung b ậc c ảm xúc.
- Sông H ươ
n g t ạm bi ệt Hu ếđể ra đi :
+ R ời kh ỏi kinh thành, sông H ươ
n g ôm l ấy đảo C ồn Hu ế, l ư
u luy ến ra đi …
+ Đột ng ột r ẽngo ặt l ại để g ặp thành ph ốyêu d ấu m ột l ần cu ối.
=> Quy ến luy ến, ng ập ng ừng, b ịn r ịn không n ỡr ờ
i xa.
Ti ểu k ết:
- Cách ti ếp c ận đối t ượ
n g b ằng nhi ều ngành ngh ệthu ật nh ưh ội h ọa, âm nh ạc; ngh ệthu ật nhân
hóa, so sánh đầy m ới l ạ, b ất ng ờlàm cho sông H ươ
n g, x ứHu ếtr ởnên có linh h ồn, có s ựs ống. Đó
là cu ộc tr ởv ề, g ặp g ỡc ủa cô gái si tình - sông H ươ
n g - đa ng say đắm trong tình yêu.
- Nhà v ăn: Tâm h ồn đa c ảm, lãng m ạn; cách vi ết tài hoa.
V ẻđẹp v ăn hoá c ủa dòng sông:
- Dòng sông âm nh ạc:
+ Là ng ườ
i tài n ữđá nh đà n lúc đê m khuya.
+ Là n ơi sinh thành ra toàn b ộn ền âm nh ạc có đi ểm c ủa Hu ế.
+ Là c ảm h ứng để Nguy ễn Du vi ết lên khúc đà n c ủa nàng Ki ều.
- Dòng sông thi ca:

+ Là v ẻđẹp m ơmàng Dòng sông tr ắng lá cây xanh trong th ơT ản Đà .
+ V ẻđẹp hùng tráng nh ưki ếm d ựng tr ời xanh c ủa Cao Bá Quát.
+ Là n ỗi quan hoài v ạn c ổtrong th ơbà Huy ện Thanh Quan.
+ Là s ứ
c m ạnh ph ục sinh tâm h ồn trong th ơT ốH ữ
u
=> Sông H ươ
n g luôn đe m đến ngu ồn c ảm h ứ
ng m ớ
i m ẻ, b ất t ận cho các ngh ệs ĩ.
- Dòng sông g ắn v ới nh ững phong t ục, v ớ
i v ẻđẹp tâm h ồn c ủa ng ườ
i dân x ứHu ế.
+ Màn s ươ
n g khói trên sông H ươ
n g là màu áo đi ền l ục, 1 s ắc áo c ướ
i c ủa các cô dâu tr ẻtrong ti ết
s ươ
n g giáng.
+ V ẻtr ầm m ặc sâu l ắng c ủa sông H ươ
n g c ũng nh ư1 nét riêng trong v ẻđẹp tâm h ồn c ủa ng ườ
i xứ
Hu ế: r ất d ịu dàng và r ất tr ầm t ư

Ti ểu k ết:
V ới ki ến th ứ
c uyên bác, Hoàng Ph ủNg ọc T ườ
n g đã lí gi ải v ẻđẹp v ăn hóa phong phú c ủa sông
H ươ
n g, v ẻđẹp g ắn li ền v ớ

i x ứHu ế, v ới con ng ườ
i Hu ế.
* Sông H ươ
n g v ới l ịch s ửhào hùng:
- Là 1 dòng sông anh hùng:
•T ừxa x ư
a: là m ột dòng sông biên thùy xa xôi c ủa đất n ướ
c
•Th ời trung đại :b ảo v ệbiên gi ới phiá nam c ủa t ổqu ốc
•Th ời ch ống Pháp: s ống h ết l ịch s ửbi tráng v ớ
i các cu ộc kh ở
i ngh ĩa
•Đ
i vào th ời đại cách m ạng tháng 8 v ới nh ữ
ng chi ến công rung chuy ển.
•Th ời ch ống M ĩ:
- Sông H ươ
n g cùng v ới thành ph ốHu ếc ũng ch ịu nhi ều đa u th ươ
n g m ất mát.
Ti ểu k ết:
- V ừa là b ản tình ca d ịu dàng, Sông H ươ
n g c ũng là m ột b ản hùng ca g ắn li ền v ớ
i l ịch s ửoanh li ệt
c ủa dân t ộc.
K ết bài:
- Bài kí l ột t ảđược v ẻđẹp đa d ạng, phong phú c ủa sông H ươ
n g, c ũng là c ủa x ứHu ế, con ng ườ
i
Hu ế.



-Tình yêu thiết tha, say đắ m của tác giả đố i với cảnh và ngườ i nơi đây.
- Phong cách viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Phóng túng, tài hoa, giàu thông tin văn hoá, địa lí,
lịch sử ; giàu chất trữ tình lãng mạn.
3. Chất trí tuệ và chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
* Chất trí tuệ:
Hoàng Phủ Ngọc Tường vận dụng những am hiểu trong ca dao Huế vào bút kí của mình.
“ Bốn bề núi phủ mây phong
Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng vạn niên”
cho đế n câu thơ của Tản Đà “ Dòng sông trắng- lá cây xanh”, thơ của Tố Hữu, Cao Bá Quát, Bà
Huyện Thanh Quan, Truyện Kiều.
Những hiểu biết về phương diện địa lí để miêu tả vẻ đẹp của sông Hương từ th ượng nguồn, đến
đồng bằng, cho đến cố đô Huế.
Những hiểu biết về lịch sử văn hoá.
Sự liên tưởng so sánh với các công trình kiến trúc của Hi Lạp, La Mã, nền văn minh Châu Âu.
Những tác phẩm văn học Châu Âu, những lời nhận xét của các nhà khoa h ọc nước ngoài.
* Chất thơ:
- Cách ví von, so sánh đầy chất thơ, mượt mà, ý vị.
“ Chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”. Và “
giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cách cung rất nh ẹ sang đến C ồn Hiến,
đường cong ấy làm cho dòng sông mền hẳn đi như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu. Hay “
Sông Hương là vậy, là dòng sông của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”.


SÓNG (XUÂN QU ỲNH)
I. Tác giả
- Xuân Quỳnh có cu ộc đời b ất h ạnh, luôn khát khao tình yêu, mái ấm gia đìnhvà tình m ẫu t ử
- Đặc điểm hồn thơ: tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khát khao h ạnh phúc đời th ường,
bình dị, nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu.
II. Bài thơ “Sóng”

1. Hoàn cảnh sáng tác
Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuy ến đi công tác vùng bi ển Diêm Đi ền. Tr ước khi Sóng ra
đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho h ồn th ơ
và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong t ập Hoa d ọc chi ến hào (1968).
2. Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ
- Âm điệu của bài thơ Sóng là âm điệu, của những con sóng ngoài biển kh ơi, lúc ào ạt, d ữ d ội lúc
nh ẹ nhàng, khoan thai. Âm đi ệu đó đượ c t ạo nên b ởi: Th ể ng ũ ngôn v ới nh ững câu th ơ đượ c ng ắt
nhịp linh hoạt.
- Bài thơ có hai hình tượng là “sóng” và “em” - lúc phân tách, soi chiếu vào nhau, lúc nh ập hòa làm
một trong một cái tôi trữ tình duy nhất là Xuân Quỳnh.
3. Nội dung
- Khổ 1 :
+ Sóng hiện ra với những đối cực Dữ dội >< Dịu êm; ồn ào>< lặng lẽ như những cung bậc tâm
trạng của người phụ nữ khi yêu.
+ Sóng khát khao thoát khỏi giới hạn chật hẹp (sông) để tìm ra “bể” nh ư ng ười ph ụ n ữ khát khao tìm
đến những chân trời đích thực của tình yêu.
- Khổ 2 :
+ Từ ngàn, tri ệu n ăm qua, con sóng v ẫn th ế nh ư t ừ ngàn, tri ệu n ăm qua, tình yêu v ẫn là m ột khát
vọng cháy bỏng trong trái tim con người, nhất là tuổi tr ẻ.
+ Đó cũng là khát vọng cháy bỏng trong trái tim không bao giờ thôi khát khao yêu đương của nhân
vật trữ tình trong bài thơ.
- Khổ 3, 4 :
+ Không thể truy nguyên nguồn gốc của sóng cũng nh ư tình yêu của con ng ười. Đó mãi mãi là bí ẩn
di ệu kì, là s ức h ấp d ẫn m ời g ọi c ủa tình yêu. Không th ể c ắt ngh ĩa tình yêu và c ũng ch ẳng nên c ắt
nghĩa tình yêu bởi rất có thể khi ta biết yêu vì lẽ gì thì cũng là lúc tình yêu ra đi.
+ Ng ười phụ n ữ, nhân v ật em trong bài th ơ c ũng không th ể c ắt nghĩa đượ c tình yêu. M ột s ự b ất l ực
đáng yêu của một trái tim yêu không chỉ đòi hỏi cảm xúc mà còn đòi hỏi nhận thức mãnh liệt.
- Khổ 5 :
+ Con sóng, dù ở trạng thái nào (trong lòng sâu, trên mặt nước, ngày hay đêm), đều thao th ức m ột
nỗi niềm “nhớ b ờ”. N ỗi nh ớ choán c ả không gian, th ời gian.

+ Tình yêu của ng ười ph ụ n ữ trong bài th ơ c ũng v ậy. H ạt nhân c ủa nó là n ỗi nh ớ, m ột n ỗi nh ớ c ồn
cào, da di ết, n ỗi nh ớ chi ếm c ả t ầng sâu, chi ều r ộng và tr ải dài theo th ời gian, lúc hi ện h ữu, khi l ắng
sâu, lúc ý th ức, khi n ằm ngoài s ự ki ểm soát c ủa ý th ức.
Khổ 6, 7
+ Cũng như sóng chỉ có một hướng đích duy nhất là b ờ, em chỉ có ph ương anh làm đi ểm đến, b ất
chấp cuộc đời có nhiều trái ngang.
+ Sự thuỷ chung của sóng v ới b ờ hay c ũng chính là s ự chung thu ỷ c ủa em v ới anh. N ếu n ỗi nh ớ
làm thành bi ểu hi ện n ồng nàn, sôi n ổi c ủa tình yêu thì s ự thu ỷ chung l ại là ph ần đằm sâu trong trái
tim người phụ nữ.
- Hai khổ cuối :
+ Sự sống, tình yêu ở thời đại nào cũng luôn hữu hạn trong tương quan với cái vô thuỷ, vô chung,
vô cùng, vô tận c ủa thiên nhiên, v ũ tr ụ. Tr ước cái vĩnh h ằng c ủa t ạo hoá, tr ước dòng ch ảy vô h ồi, vô
hạn của cuộc đời, tình yêu của con người mãi mãi chỉ là “bóng câu qua cửa s ổ”. Đó là c ảm th ức v ề
th ời gian. D ường nh ư càng yêu mãnh li ệt, càng khát khao g ắn bó, con ng ười càng hay ngh ĩ v ề th ời
gian ! Người phụ nữ đang cháy bóng khát khao yêu và được yêu trong Sóng cũng không phải là
ngoại lệ.
+ Vậy, chỉ có một cách duy nhất để tình yêu trường tồn v ới th ời gian, để trái tim yêu được đập mãi.
Đó là “Làm sao được tan ra - Thành trăm con sóng nhỏ - Giữa biển l ớn tình yêu - Để ngàn n ăm còn
vỗ”. Đó là khát vọng đượ c vĩnh c ửu hoá tình yêu, đượ c hoà tình yêu c ủa mình vào kh ối tình chung
của nhân loại, như con sóng hoà vào đại dương mênh mông, bất tận.


4. Nghệ thuật
- Nhịp đi ệu độc đáo, giàu s ức liên t ưởng: th ể th ơ n ăm ch ữ, cách ng ắt nh ịp, gieo v ần, n ối kh ổ linh
hoạt
- Giọng điệu tha thiết chân thành, ít nhiều có sự phấp phỏng lo âu.
- Xây dựng hình tượng sóng như một ẩn dụ nghệ thụât về tình yêu của ng ười ph ụ n ữ.
-Kết cấu song hành: sóng và em
5. Chủ đề
Sóng là bài th ơ tình đặc s ắc. Bài th ơ là s ự khám phá nh ững khát v ọng tình yêu c ủa trái tim ng ười

phụ nữ chân thành, giàu khao khát nhưng cũng rất tự nhiên


Đề bài:Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của
Thanh Thảo
Thanh Thảo là nhà thơ có tiếng nói riêng, phong cách nghệ thuật riêng thể hiện cái tôi cá nhân ấn tượng
trong nền văn học Việt Nam. Những sáng tác của ông đem đến cái nhìn mới mẻ cho thơ ca hiện đại. Bài
thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” trích “Khối vuông rubich” đã để lại sức chứa lớn trong lòng người đọc về
hình tượng nhân vật Lor ca – người nghệ sĩ vĩ đại của xứ sở Tây Ban Nha.
Lor ca là cái tên quen thuộc đối với đất nước Tây Ban Nha, vì anh là biểu tượng của tự do, cho sự đấu
tranh đòi hòa bình, đòi một cuộc sống bình yên cho nhân dân. Mặc dù bị sát hại nhưng Lor ca mãi là biểu
tượng mà nhân dân Tây Ban Nha tôn thờ.
Thanh Thảo đã mượn lời của người nghệ sĩ này làm lời đề từ cho bài thơ của mình có ẩn ý muốn gợi mở
ra chiều dài thời gian và chiều sâu của không gian về người nghệ sĩ tài hoa này. Cả cuộc đời cống hiến,
chiến đấu nhưng cuối cùng Lor ca lại chết thảm dưới chế độ phát xít tàn bạo.
Với thể thơ tự do, không viết hoa đầu dòng, Thanh Thảo đã khiến người đọc tò mò về cách viết giàu sức
gợi như thế này.
Những tiếng đàn bọt nước
Táy Ban Nha áo choàng đỏ gắt
Li la li la li la li la
Đi lang thang về miền đơn độc
Với vầng trăng chuếnh choáng
Trên yên ngựa mỏi mòn
Nhịp thơ nhẹ nhàng, dàn trải nhưng giàu sức gợi, sức tả khiến người đọc mường tượng đến đất nước
xinh đẹp Tây Ban Nha với tiếng đàn ghi tar đắm say, những trận đấu bò tót hài hùng, những mảnh đất
thảo nguyên mênh mông, lãng mạn. Tuy nhiên cụm từ “tiếng đàn bọt nước” dường như gợi lên sự mờ
ảo, biến đổi khó lường, có thể vỡ tan ra bất cứ lúc nào không hay. Có một dự báo nào đó chẳng lành,
đầy bất an ở dâu thơ này.
Tây Ban Nha là mảnh đất của những trận đấu bò tót độc đáo, đầy ấn tượng nhưng trong thơ Thanh
Thảo, nó có còn giữ nguyên ý nghĩa đó nữa không. Chiến trường đấu bò tót có lẽ đã trở thành chiến

trường chính trị ác liệt, nhiều đấu tranh, nhiều bon chen. Màu đỏ của áo choàng đã biến thành ‘đỏ gắt”
phải chăng chính là chế độ độc quyền của chủ nghĩa phát xít đang hoành hành trên đất nước này. Hình
ảnh Lor ca trở nên nhỏ nhoi, mệt mỏi trong cuộc chiến nhiều bấp bênh này. Tiếng đàn vẫn cứ cất lên “li la
li la li la li la” và người nghệ sĩ đó
“lang thang”, “chuếnh choáng”, “mỏi mòn” với những gì đang diễn ra. Cuộc chiến giữa nghệ sĩ chân chính
với chế độ độc tài trở nên căng thẳng hơn. Người chiến sĩ đơn độc ấy trở nên lẻ loi, cô độc, không một ai
có thể biên cạnh.
Tây Ban Nha
Hát nghêu ngao
Bỗng kinh hoàng
Áo choàng bê bết đỏ
Lor ca bị điệu về bãi bắn
Chàng đi như người mộng du


Những hình ảnh thơ gây ấn tượng mạnh, cứa sâu vào lòng người sự chua xót trước hình ảnh người
nghệ sĩ tài ba nhưng bất hạnh. Dân tộc Tây Ban Nha “kinh hoàng” sững sốt khi hình ảnh Lor ca bị điệu về
bãi bắn một cách trắng trợn, đầy man rợ như vậy. Sự thật phũ phàng do chế độ phát xít mang lại đã
khiến cho mọi người thất bất an. Từ “bỗng” ở đầu khổ thơ thứ hai chính là sự ngạc nhiên trước hình ảnh
bi thương của nghệ sĩ Lor ca.
Mặc dù bị “điệu” về bãi bắn một cách đầy đau đớn như vậy nhưng Lor ca vẫn giữ được sự bình thản,
dám chấp nhận của bản thân bằng phong thái “chàng đi như người mộng du”. Đây là trạng thái tâm hồn
không nhận thức được, tâm hồn và thể xác dường như tách lìa khỏi nhau. Đó là một phong thái rất đáng
trân trọng, rất đáng nâng niu và ngưỡng mộ.
Ở những khổ thơ tiếp, nỗi tiếc thương cho cuộc đời nhiều chua xót ấy;
Tiếng ghi tar nâu
Bầu trời cô gái ấy
Tiếng ghi tar lá xanh biết mấy
Tiếng ghi tar tròn bọt nước vỡ tan
Tiếng ghi tar ròng ròng máu chảy

“tiếng ghi tar” được lặp đi lặp lại như dồn nén cảm xúc trong lòng người, hay là tiếng căm phẫn đầy xót
xa. Tiếng đàn ghi tar gắn liền với những thứ bình dị, với thiên nhiên ấm áp, với một cô gái, với bầu trời
màu xanh tươi mới. Có lẽ đó là những thứ mà con người Tây Ban Nha muốn vươn tới, muốn giành
dược. Nhưng tiếng ghi tar rơi “vỡ” thành “bọt nước” đã như khẳng định thêm hiện thực đau lòng ấy.
Những đường khối, đường nét hiện rõ lên trang viết, cứa thêm vào lòng người cảm xúc nghẹn ngào, đau
đớn. Một tiếng “Vỡ” cất lên đã tố cáo chế độ độc tài của phát xít, sự căm phẫn và muốn bóp nghẹt của
những người đang chịu sự áp bức. Nỗi đau ấy tạo thành dòng máu chảy âm ỉ trong tim nghr tê tái.
Thanh Thảo với sự tài hoa của mình đã làm sống dậy một không gian sống đầy bất tử:
Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng
Người đọc nên hiểu ý nghĩa của câu thơ thứ nhất như thế nào, có lẽ không một cai có thể “chôn cất tiếng
đàn” của Lor ca được, bởi vì nó như “cỏ mọc hoang” tràn lan, khiến cho người ta mê mải và đắm say,
không thể buông lơi ra được. Cái Lor ca để lại cho người đời chính là âm nhạc, chính là sự cao quý của
tâm hồn, của những hi sinh và cống hiến. Phép so sánh trong câu thơ đã khiến cho Lor ca trở thành một
biểu tượng vĩ đại nhất.
Tiếng đàn của Lor ca trở nên bất tử, một vẻ đẹp còn ý nghĩa cho đến những ngày sau. Ở khổ thơ cuối,
xuất hiện thêm chiêm nghiệm, suy nghĩ của Thanh Thảo về nghệ thuật và cuộc đời cũng như sự giải
thoát
Đường chỉ tay đã đứt
Dòng sông rộng vô cùng
Lor ca bơi sang ngang
Trên chiếc ghita màu bạc
Chàng ném lá bùa cô gái Digan
Vào xoáy nước
Chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt.


Khi ‘đường chỉ tay đã hết” thì coi như sinh mệnh của mình đã chấm dứt. Lor ca đã lường trước được cái

chết, ý thức được những điều mà mình làm rũ bỏ hiện thực, rũ bỏ cuộc sống nhiều đau thương để rơi
vào “lặng yên bất chợt”. Có lẽ đây chính là sự giải thoát mà Lor ca đã chọn cho mình, cũng như sự giải
thoát khỏi chế độ phát xít độc tài.
Như vậy “Đàn ghi tar của Lor ca” thực sự là bài thơ giàu sức ám ảnh khi tái hiện lại cuộc đời bi tráng của
người nghệ sĩ Tây Ban Nha dành cho nghệ thuật, cho cuộc đời, cho sự bình yên của đất nước.


Anh chị hãy viết bài văn Phân tích Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo trong
chương trình văn học lớp 12.
Nhà thơ Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng
Ngãi. Tài năng thờ ca của Thanh Thảo phát triển và trưởng thành trong những năm cuối của cuộc
chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Thanh Thảo đem đến cho thơ ca thời đó tiếng nói trung thực của
một thế hệ tình nguyện cầm súng bảo vệ Tổ quốc, vẫn là cái tôi công dân đầy nhiệt huyết nhưng thơ
Thanh Thảo nghiêng về phản ánh tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở trước các vấn
đề nóng bỏng của xã hội và thời đại. Thanh Thảo muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện
ở chiều sâu bản chất của nó nên ông không chấp nhận lối biểu đạt ồn ào, dễ dãi. Những tập thơ viết
về con người trong chiến tranh và hòa bình của Thanh Thảo đã được đánh giá cao: Những người đi
tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ, Những ngọn sóng mặt trời, Khối vuông ru-bich, Từ một đến một
trăm… Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca in trong tập Khối vuông ru-bich, xuất bản năm 1985 được dư
luận đánh giá là thành công về nhiều mặt của Thanh Thảo:
“Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn”.
(Ph. G. Lor-ca)

những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la ti-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Tây Ban Nha hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy


không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt
vầng trăng long lanh trong đáy giếng
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi tar màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la…
Bài thơ viết về cái chết của Fê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca (1898 – 1936), thi sĩ, nhạc sĩ, nhà biên kịch
thiên tài người Tây Ban Nha. Dòng máu nóng bỏng nhiệt tình thôi thúc nhà thơ cất cao tiếng đàn,
tiếng hát, lời thơ để ca ngợi tự do bất diệt, phản đối bản chất tàn bạo, xấu xa của bè lũ phát xít Phơrăng-cô. Ông đã bị chúng sát hại ngày 19-8-1936, khi ông mới 38 tuổi. Cả đất nước Tây Ban Nha
khóc thương ông, một nhà thơ – chiến sĩ của tự do.
Cái chết của Lor-ca là sự kiện gây chấn động dư luận không những ở Tây Ban Nha mà còn trên
toàn thế giới, không chỉ lúc bấy giờ mà còn âm vang tới nhiều năm sau. Thanh Thảo vô cùng khâm
phục và yêu mến khí phách cũng như tài năng của Lor-ca nên đã dành tâm huyết để viết nên bài

thơ giống như dựng một tượng đài sừng sững về Lor-ca trong tâm tưởng những người mến mộ ông
qua một hình ảnh quen thuộc mà độc đáo: cây đàn ghi ta.
Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca và biểu tượng nghệ thuật
Lor-ca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều, vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của tác giả. Hình tượng
Gar-xi-a Lor-ca trong bài thơ có thể được cảm nhận ở nhiều cấp độ, nhiều khía cạnh khác nhau
nhưng khái quát lại có thể thấy một số nét chính : Đó là một nghệ sĩ tự do và cô đơn. Tuy bị giết
chết bởi thế lực phát xít tàn ác nhưng tâm hồn Lor-ca bất diệt. Bài thơ làm sống lại huyền thoại về
một con người, một nghệ sĩ, một chiến sĩ của đất nước có truyền thông âm nhạc, thi ca và những vũ
điệu rực lửa.
Câu nói nổi tiếng : Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn của Lor-ca được lấy làm đề từ của bài thơ
giống như một “chìa khóa” ngầm hướng người đọc tới sự hiểu biết đúng đắn thông điệp của bài thơ.
Trong nhận thức của một người đọc bình thường, câu nói này hiển nhiên bộc lộ tình yêu say đắm
của Lor-ca với nghệ thuật. Nhưng không chỉ có vậy, nó còn là tình yêu tha thiết của người nghệ sĩ
với xứ sở của mình.
Mở đầu bài thơ là tiếng đàn rộn rã đầy hứng khởi tượng trưng cho tâm hồn sôi nổi, mạnh mẽ, yêu
đời của Lor-ca nói riêng và của dân tộc Tây Ban Nha nói chung. Hình ảnh Lor-ca – một nghệ sĩ tự
do và đơn độc – được giới thiệu bằng những nét chấm phá gây ấn tượng mạnh mẽ:
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Màu áo choàng đỏ gắt nhắc tới một nét độc đáo trong đời sống văn hóa của người dân Tây Ban
Nha vừa giúp chúng ta hình dung khá cụ thể về Lor-ca, vừa gợi hồi tưởng đến trò chơi đấu bò tót
mạo hiểm, dũng mãnh có sức cuốn hút rất lớn với đông đảo dân chúng Tây Ban Nha và du khách
quốc tế. Các chàng đấu sĩ nổi bật giữa đấu trường với chiếc áo choàng đỏ thắm trên vai và mảnh
vải đỏ trong tay. Đơn độc với thanh kiếm hoặc mũi lao, chàng đấu sĩ bằng sự sáng suốt, khéo léo và
lòng dũng cảm sẽ hạ gục chú bò tót to lớn, hung dữ trong một hiệp đấu ngắn ngủi trước sự chứng
kiến của hàng vạn khán giả trên sân.

Nhưng ở đây không, phải là đấu trường với cuộc đấu giữa võ sĩ với bò tót mà là một đấu trường
đặc biệt với cuộc đấu dai dẳng, bền bỉ mà không kém phần ác liệt giữa khát vọng dân chủ của công
dân Lor-ca với nền chính trị độc tài phát xít Phơ-răng-cô.
Ở khổ thơ thứ hai và thứ ba, tác giả diễn tả cái chết đột ngột của Lor-ca bằng các chỉ tiết đặc biệt
gây ám ảnh sâu sắc trong lòng người đọc. Từ sự sống bừng bừng đột ngột chuyển sang cái chết bi
thảm chỉ trong khoảnh khắc, một khoảnh khắc nghiệt ngã, kinh hoàng :


Tây Ban Nha hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
Có thể nói Thanh Thảo đã thực sự hóa thân vào nhân vật trữ tình để cảm nhận thấm thía nỗi đau
đớn vô biên và thể hiện điều đó bằng ngôn ngữ của trái tim, của ngòi bút như rướm máu. Thủ pháp
nghệ thuật chủ đạo trong đoạn thơ này là cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ, tượng
trưng đa nghĩa và đối lập được tác giả khai thác triệt để nhằm thể hiện bi kịch của Lor-ca. Đoạn thơ
đã làm nổi bật sự đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ với bạo lực tàn ác của bọn phát
xít, giữa tiếng hát yêu đời với hiện thực phũ phàng đẫm máu.
Cái chết đến với Lor-ca hoàn toàn bất ngờ. Người nghệ sĩ ấy tuy luôn bị ám ảnh bởi cái chết nhưng
không hề nghĩ là nó lại đến sớm như thế và đến vào lúc không ngờ nhất. Tiếng hát tượng trưng cho
sự sống bỗng nhiên tắt lịm trước cái chết khủng khiếp hiện diện qua hình ảnh gây ấn tượng rùng
rợn : áo choàng bê bết đỏ. Dòng máu sôi sục khát vọng tự do của Lor-ca đã tuôn đổ trên mảnh đất
mà ông yêu quý. Hình ảnh này chứa đựng ý nghĩa tố cáo tội ác dã man của bè lũ phát xít Phơ-răngcô đối với nhân dân Tây Ban Nha yêu chuộng tự do, hòa bình, công lí. Sự kiện thảm khốc ấy tạo ra
những cú sốc dây chuyền được tác giả diễn tả theo lối ẩn dụ tượng trưng với sự chuyển đổi cảm

giác liên tục khá mới mẻ, táo bạo, qua những âm thanh vỡ ra thành màu sắc, hình khối, thành dòng
máu chảy, góp phần nêu bật ý nghĩa tiếng đàn ghi ta ở những cung bậc khác nhau, hoàn cảnh khác
nhau. Mỗi so sánh là một ẩn dụ về cái đẹp, về tình yêu, về nỗi đau, về cái chết: tiếng ghi ta nâu,
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng – máu chảy.
Hình ảnh tiếng ghi ta ròng ròng – máu chảy không đơn thuần chỉ là nghệ thuật nhân hóa mà cao
hơn thế, nó là con người, là số phận, là linh hồn của Lor-ca. Đây là một hình ảnh gây ấn tượng và
ám ảnh sâu đậm, day dứt khôn nguôi trong tâm hồn người đọc.
Niềm tin vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca còn biểu hiện tập trung ở những khổ thơ cuối. Sự khâm
phục chân thành và lòng tiếc thương vô hạn của nhà thơ Thanh Thảo đối với Lor-ca là cơ sở vững
chắc của niềm tin mãnh liệt ấy. Tình cảm đau xót thể hiện qua những câu thơ có âm điệu ngắt
quãng giống như tiếng khóc nghẹn ngào, thổn thức:
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt
vầng trăng long lanh trong đáy giếng
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la…
Ở đoạn thơ này, Thanh Thảo vẫn tiếp tục sử dụng các biện pháp so sánh và ẩn dụ tượng trưng để
khắc đậm niềm tin. Cùng với ý không ai chôn cất tiếng đàn, hình ảnh đường chỉ tay là ẩn dụ về số
phận, về định mệnh nghiệt ngã, ít nhiều nhắc nhớ đến chi tiết Gar-xi-a Lor-ca bị bọn phát xít thủ tiêu
và ném xác xuống giếng. Các hình ảnh tượng trưng như giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong
đáy giếng, dòng sông, lá bùa, chiếc ghi ta màu bạc,… đều được sáng tạo theo lối thơ tượng trưng
ám chỉ cõi chết, nơi siêu thoát. Các hành động ném lá bùa, ném trái tim mình cũng có ý nghĩa tượng
trưng cho sự giã từ vĩnh viễn, một sự lựa chọn của Lor-ca.

Câu thơ: không ai chôn cất tiếng đàn – tiếng đàn như cỏ mọc hoang… chứa đựng nhiều tầng nghĩa.
Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca, cho tình yêu tự do và yêu con người mà ông suốt
đời theo đuổi. Đấy là cái đẹp không bạo lực nào có thể hủy diệt nổi. Nó sẽ sống mãi, truyền lan mãi,
giản dị mà kiên cường như cỏ dại. Đây cũng là nỗi xót thương trước cái chết bi thảm của một thiên
tài; trước hành trình cách tân nghệ thuật dang dở không chỉ với bản thân Lor-ca mà còn với nền văn


chương Tây Ban Nha. Nghệ thuật bỗng thành thứ cỏ mọc hoang ?! Nhưng ý thơ đâu chỉ dừng lại ở
đó. Dường như còn có cả tâm trạng của người nghệ sĩ đọng lại thành những hình ảnh đẹp và buồn:
giọt nước mắt vầng trăng – long lanh trong đáy giếng,… như giọt nước mắt khóc thương người
nghệ sĩ chân chính của nhân dân. Câu thơ gợi những suy tư, liên tưởng đa chiều trong lòng người
đọc.
Nói về cái chết và để cái chết của Lor-ca bớt phần bỉ thảm, nhà thơ Thanh Thảo đã kết hợp những
hình ảnh dân gian với những hình ảnh hiện đại để thể hiện sáng tạo nghệ thuật của riêng mình:
đường chỉ tay đã đứt, dòng sông rộng vô cùng; phận người thì ngắn ngủi mà thế giới thì mênh
mang. Lor-ca đã đi vào cõi bất tử với hình ảnh: Lor-ca bơi sang ngang – trên chiếc ghi ta màu bạc.
Các hành động ném lá bùa vào xoáy nước, ném trái tim mình vào cõi lặng yên bất chợt đều mang
nghĩa tượng trưng cho sự giã từ và giải thoát, chia tay thực sự với những ràng buộc và hệ lụy trần
gian… Cây đàn ghi ta quen thuộc gắn bó với Lor-ca như hình với bóng giờ đây đã trở thành con
thuyền đưa linh hồn ông sang thế giới bên kia, một thế giới an lạc vĩnh hằng không có chiến tranh,
không còn đổ máu. Cuộc đời, số phận của Lor-ca đã kết thúc nhưng tiếng đàn của ông vẫn ngân
nga, vang vọng mãi: li-la li-la li-la.
Đàn ghi ta của Lor-ca là bài thơ dồi dào nhạc tính, được sáng tạo với chủ ý tô đậm hình tượng Garxi-a Lor-ca – nghệ sĩ hát rong vĩ đại – người đã dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và
khát vọng yêu thương của nhân dân mình. Có thể nhận ra nhạc tính của bài thơ từ vần và nhịp, các
thủ pháp láy từ, điệp từ, sự kết hợp ngẫu hứng giữa các từ ngữ tạo nên những giai điệu mang tính
chất âm nhạc. Những từ mô phỏng âm thanh qua các nốt đàn ghi ta. Giai điệu bài thơ mang dáng
dấp một bản nhạc không lời.
Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật, cho tình yêu tự do, tình yêu con người của Lor-ca, tượng
trưng cho Cái Đẹp của đời. Bạo lực phát xít giết chết Lor-ca nhưng không thể nào giết chốt tiếng
đàn du dương, réo rắt của ông đã gieo vào lòng người dân Tây Ban Nha những hạt giống tự do và

khát vọng. Cái Đẹp là bất tử. Lor-ca được coi là thần tượng bởi lòng yêu tự do, yêu con người, bởi
khí phách kiên cường không khuất phục trước những thế lực bạo tàn. Tâm hồn trong sáng và tài
năng hiếm có khiến tên tuổi Lor-ca sống mãi trong tâm hồn người dân Tây Ban Nha.
Nhắc tới Lor-ca, những người yêu mến ông nhớ ngay đến câu nói nổi tiếng bộc lộ tính cách của một
nghệ sĩ chân chính: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn. Nhà thơ Thanh Thảo đã viết về Lor-ca
bằng rung động mãnh liệt của cảm xúc, bằng tấm lòng “liên tài” rất đáng trân trọng. Những sáng tạo
nghệ thuật trong bài thơ chứng tỏ tâm huyết và khát vọng đổi mới thơ ca của tác giả, góp phần làm
cho khả năng thể hiện của ngôn ngữ tiếng Việt thêm tinh tế, phong phú và đa dạng.


Đề bài: Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.
Bài làm
Tố Hữu được xem là “lá cờ đầu” trong phong trào thơ Cách mạng Việt Nam với những tác phẩm lưu mãi
với thời gian. Thơ ông viết về chính trị nhưng không khô khan, mà ngược lại, dễ đi sâu vào lòng người
bởi tình cảm và giọng văn trữ tình truyền cảm. “Việt Bắc” được sáng tác trong hoàn cảnh chia ly tiễn biệt
giữa quân và dân tại căn cứ địa Việt Bắc sau kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được xem như lời tâm
tình chan chứa nỗi niềm của Tố Hữu đối với mảnh đất anh hùng này. Đặc biệt người đọc chắc hẳn sẽ
không quên bức tranh tứ bình bằng thơ tuyệt đẹp trong “Việt Bắc”.
Xuyên suốt bài thơ “Việt Bắc” là dòng tâm tư, tình cảm chan chứa và sâu lắng của Tố Hữu dành cho
quân và dân từng tham gia trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Người đọc sẽ bắt gặp những
hình ảnh gần gũi, đời sống bình dị, cả những con người chân chất Việt bắc qua lời thơ Tố Hữu. Phải có
một tình cảm da diết, phải là người “nặng” tình thì Tố Hữu mới thổi hồn vào từng câu đối đáp bằng thơ
lục bát nhuần nhuyễn như vậy.
Có thể nói rằng điểm sáng của cả bài thơ toát lên từ bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của núi rừng Việt Bắc
qua giọng thơ dìu dặt, trầm bổng của Tố Hữu. Người đọc sẽ được chìm đắm trong khung cảnh hữu tình,
nên thơ của “xứ Tiên” này.
Khổ thơ được mào đầu bằng câu đối đáp nhẹ nhàng giữa “ta” – “mình”:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Thật khéo léo và tinh tế khi Tố Hữu truyền đạt tình cảm một cách kín đáo như thế này. Ngôn ngữ gần gũi,

cách diễn tả nhẹ nhàng cũng đã khiến người đọc thấy rất thấm. Tố Hữu hỏi “người” nhưng thực ra là hỏi
“mình” và câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi. Lời mào đầu sâu sắc này sẽ dẫn người đọc lần lượt khám
phá nét đặc trưng của núi rừng Việt Bắc trải dọc theo 4 mùa.

B ức tranh t ứ bình trong bài th ơ Vi ệt B ắc – v ăn
l ớp 12
Dẫn dắt người đọc cùng tham quan cảnh tiên nơi Việt Bắc, Tố Hữu đã vẽ lên một bức tranh mùa đông
ấm áp, tràn đầy tin yêu:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Người đọc ngẩn ngơ trước mùa đông nơi vùng cao Tây Bắc với vẻ đẹp đặc trưng của nó. Phải nói rằng
tuy là mùa đông nhưng qua thơ Tố Hữu, cảnh sắc không buồn, không trầm lắng, mà người lại rất sáng,
rất ấm áp qua hình ảnh “hoa chuối đỏ tươi”. Màu đỏ của hoa chuối chính là nét điểm xuyết, là ánh sáng
làm bừng lên khung cảnh rừng núi mùa đông Việt Bắc. Đây được xem là nghệ thuật chấm phá rất đắc
điệu của Tố Hữu giúp người đọc thấy ấm lòng khi nhớ về Việt Bắc. Ánh nắng hiếm hoi của mùa đông hắt
vào con dao mang theo bên người của người dân nơi đây bất chợt giúp người đọc thấu được đời sống
sinh hoạt và lao động của họ. Màu đỏ của hoa chuối quyện với màu vàng của nắng trên đèo cảo đã tạo
thành một bức trang mùa đông rạng rớ, đầy hi vọng.
Bức tranh mùa xuân ở núi rừng Việt Bắc hiện lên thật trữ tinh, thơ mộng như tiên cảnh:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Đọc hai câu thơ này, người đọc dường như mường tượng ra khung cảnh mùa xuân nơi núi rừng thật
hiền hòa, dịu êm, ấm áp. Màu trắng của mơ gợi lên một bức tranh nên thơ trên cái nền dịu nhẹ của màu
sắc. Hoa mơ được xem là loài hoa báo hiệu mùa xuân ở Tây bắc, cứ vào độ xuân thì, chúng ta sẽ bắt
gặp treenn những con đường màu sắc ấy. Mùa xuân Tây Bắc, Tố Hữu nhớ đến hình ảnh “người đan
nón” với động tác “chuốt từng sợi giang” thật gần gũi. Động từ “chuốt” được dùng rất khéo và tinh tế khi
diễn tả về hành động chuốt giang mềm mại, tỉ mỉ của người đan nón. Phải thật sâu sắc và am hiểu thì Tố
Hữu mới nhận ra được điều này. Chữ “chuốt” như thổi hồn vào bức tranh mùa xuân ở Việt Bắc, tạo nên
sự hòa hợp thiên nhiên và con người.
Bức tranh mùa hè sôi động dưới ngòi bút của Tố Hữu:

Ve kêu rừng phách đổ vàng


Nhớ cô em gái hái măng một mình
Tiếng ve kêu vàng giữa “rừng phách” đã làm nên cái động giữa muôn vàn cái tĩnh. Màu vàng của rừng
phách là đặc trưng báo hiệu mùa hè về trên xử sở vùng cao. Tiếng ve như xé tan sự yên tĩnh của núi
rừng, đánh thức sự bình yên nơi đây. Từ “đổ” dùng rất đắc điệu, là động từ mạnh, diễn tả sự chuyển biến
quyết liệt, lôi cuốn của màu sắc. Bức trang mùa hè chợt bừng sáng, đầy sức sống với màu vàng rực của
rừng phách. Ở mỗi bức trang thiên nhiên, người đọc đều thấy thấp thoáng bóng dáng con người. Có thể
nói đây chính là sự tài tình của Tố Hữu khi gắn kết mối tâm giao giữa thiên nhiên và con người. Giữa rúi
bao la, thấp thoáng bóng dáng “cô gái hái măng” tuyệt đẹp đã khiến cho thiên nhiên có sức sống hơn.
Và cuối cùng chính là bức tranh mùa thu nhẹ nhàng:
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Mùa thu về trên Tây Bắc với hình ảnh ánh trăng dịu, mát lành. Thiên nhiên dường như rất ưu ái cho mùa
thu xứ bắc với sự tròn đầy, viên mãn của ánh trăng. Không phải là ánh trăng bình thường, mà trăng nơi
đây là trăng của hòa bình, ánh trăng tri kỉ rọi chiếu những năm tháng chiến tranh gian khổ. Chính ánh
trăng ấy đã mang đến vẻ đẹp riêng của mùa thu Việt bắc. Tố Hữu nhìn trăng, nhớ người, nhớ tiếng hát
gợi nhắc ân tình và thủy chung.
Thật vậy với 4 cặp thơ lục bát ngắn gọn, 4 mùa của thiên nhiên Việt Bắc được gợi tả sắc nét, tràn đầy
sức sống. Tác giả thật tài tình, khéo léo, vốn hiểu biết rộng cũng như tình cảm sâu nặng đối với mảnh đất
này mới có thể thổi hồn vào thơ. Bức tranh tứ bình này sẽ khiến cho người đọc thêm yêu, thêm hiểu hơn
cảnh vật và con người nơi đây.

Đề bài: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể
ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh hoạ.
Bài làm
Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ra ở Thừa
Thiên Huế. Ông là đại biểu suất sắc của thơ ca cách mạng và kháng
chiến.

Cuối năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân
ta thắng lợi. Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về
thủ đô Hà Nội sau chín năm kháng chiến gian khổ, trường kì. Tố Hữu đã
viết bài thơ Việt Bắc để ghi lại tình cảm và mối quan hệ gắn bó khăng
khít, nghĩa tình sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc với cán bộ và chiến sĩ
cách mạng. Cũng như và hơn hẳn nhiều bài thơ khác, bài thơ Việt Bắc
mang tính dân tộc rất sâu đậm. Qua đoạn trích học trong SGK Ngữ văn
12, ta sẽ thấy được điều đó.
Tính dân tộc chính là tất cả những đặc điểm thuần Việt, gần gũi với
tâm hồn người Việt Nam. Ở bài thơ này, tính dân tộc biểu hiện trên
nhiều phương diện như: kết cấu, hình ảnh, thể thơ, giọng điệu…
Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc thể hiện trước hết ở kết cấu đối đáp
kiểu ca dao giao duyên.
Rất nhiều bài ca dao xưa thường dùng kiểu đối đáp để diễn tả tâm
trạng của nhân vật trữ tình:
– Mình nói với ai mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ, thấy con mình bò …
– Mình nói với ta mình chửa có chồng


Ta đi qua ngõ mình bồng con ra …
Kiểu kết cấu đối đáp trong cao dao giao duyên là một kiểu kết cấu độc
đáo để nhân vật trữ tình có thể vừa kể lể sự việc bộc lộ cảm xúc, thể
hiện thái độ tình cảm với “đối phương” hoặc đối tượng được nói tới.
Đây cũng là kiểu kết cấu tạo ra những khả năng vô hạn cho nhân vật
trữ tình một “diện mạo” như ý muốn.
Tố Hữu đã vận dụng kiểu kết cấu tuyệt vời ấy trong một bài thơ mà
mục đích của nó không phải để nói tới tình yêu của chàng – nàng, anh
– em mà là một bài thơ ngợi ca mối quan hệ khăng khít gắn bó giữa
chính phủ cách mạng và quê hương cách mạng với nhân dân Việt Bắc.

– Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng?
– Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Ở đây 2 chữ “mình – ta” biến hóa chỉ là sự phân đôi của một chủ thể.
Cái “tôi” trữ tình của nhà thơ tự tách mình ra, một phần tâm hồn đã
“thấm đất Việt Bắc” đang tâm tình với người cán bộ về xuôi. Nhân vật
trữ tình đã bộc lộ tâm trạng nớ thương, tình cảm ân nghĩa thủy chung
giữa cán bộ cách mạng và mảnh đất Việt Bắc. Mình – ta cùng nhớ về
những ngày tháng đồng cam cộng khổ: “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp
cùng”, nhớ những ngày tháng reo ca lớp học i tờ; nhớ những ngày liên
hoan vang ngân núi rừng; nhớ những tiếng mõ rừng chiều, nhớ tiếng
chày đêm nện cối, nhớ người mẹ nắng cháy lưng, cô em gái hái măng
một mình, nhớ người đan nón, nhớ những đuốc sáng từng đoàn quân
điệp điệp trùng trùng tiến bước nhau ra trận địa… Các tiếng mình – ta,
các tiếng gọi, hỏi, đáp cứ liên tiếp, xoắn xuýt lấy nhau, gối lên nhau,
liên tiếp như những đợt sóng cảm xúc không ngừng nghỉ.
– Mình về mình có nhớ không
– Mình đi có nhớ những ngày
– Mình về có nhớ chiến khu
– Mình về, rừng núi nhớ ai
– Mình đi, có nhớ những nhà…
“Mình – ta” điệp khúc đan xen tạo ra âm hưởng từ những đợt sóng hoài
niệm, những vùng kí ức tươi đẹp về sống động như vừa mới diễn ra. Tất
cả tỉ mỉ, cụ thể tới mức người đọc có thể hình dung và tái hiện từng
đường nét, dáng vẻ của mảnh đất Việt Bắc và con người nơi đây.
Kiểu kết cấu đối đáp mình – ta được Tố Hữu vận dụng một cách độc
đáo, sáng tạo. Nó tạo nên giọng điệu tâm tình ru vỗ lúc như thủ thỉ,



tâm tình, lúc lắng sâu vào nỗi nhớ, niềm thương, lúc trào dâng như
những đợt sóng cảm xúc ào ạt, dạt dào. Sử dụng kiểu đối đáp trong ca
dao, người đọc cứ tự nhiên bước vào tác phẩm mà không bị vướng cản
bởi câu chữ, ngôi từ. Giọng điệu ru vỗ tha thiết của bài thơ cứ tự nhiên
khiến hồn người đọc hòa chung vào dòng cảm xúc của “mình-ta” lúc
nào không hay.
Có thể nói, đối đáp đã trở thành một kiểu kết cấu mở, có khả năng bộc
lộ, mời gọi cảm xúc hết lớp này đến lớp khác tưởng chừng như không
có điểm dừng. Đây là kiểu kết cấu giúp cho nhân vật trữ tình có khoảng
rộng để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của mình. Và với mỗi người Việt
Nam luôn tìm thấy cho mối liên hệ rất gần gũi khi bắt gặp kiểu kết cấu
đối đáp này khi thưởng thức bài thơ Việt Bắc như họ đã từng được nghe
trong những bài ca dao, từ thuở xa xưa.
Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc còn biểu hiện ở thể thơ lục bát và
tiết tấu mềm mại, nhịp nhàng của câu thơ.
Thể thơ lục bát là thể thơ gắn bó với dân tộc Việt Nam, được người Việt
Nam sử dụng phổ biến nhất. Thể thơ này thường có tác dụng đặc biệt
khi diễn tả tình cảm tha thiết, những nối nhớ triền miên, dai dẳng, và
khi bộc lộ nghĩa tình sâu nặng giữa các đối tượng và chủ thể trữ tình.
Bởi vậy, ta không hề ngạc nhiên khi ca dao, Truyện Kiều, Chinh phụ
ngâm … đều rất thành công khi sử dụng thể thơ này.
Tố Hữu đã sử dụng thể thơ lục bát như một cách đắc địa, và đặc biệt
thành công khi diễn tả nghĩa tình sâu sắc của cán bộ cách mạng với
quê hương kháng chiến. Giả sử Tố Hữu dùng thể thơ ngũ ngôn, lục
ngôn, hay thơ tám chữ trong bài thơ này thì chắc chắn cái vị ngọt ngào
tình nghĩa của con người Việt Bắc, cái đằm thắm nhớ thương của
những cán bộ cách mạng … sẽ thật khó thể hiện.
Người đọc cảm nhận được nỗi xúc động, nghẹn ngào thực sự của
“người đi – kẻ ở”:
“Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sua trước mặn mà đinh ninh
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”.
Những câu thơ lục át khoa thai, nhịp nhàng đã có tác dụng đặc biệt
trong việc khơi gợi cảm xúc của người đọc. Người đọc tự nhieenn hòa
nhịp cùng dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình, sống với nó, cùng
thổn thức với nó. Từ rừng nứa, bờ tre, mái đình, cây đa; từ hoa chuối,
hoa mơ, Ngòi Thia, sông Đáy đến Phủ Thông, đèo Giàng…, tất cả đã
làm cho con người nhớ thương da diết. Những hình ảnh ấy đã ăn sâu
vào tâm khảm, trở thành “cõi nhớ” trong lòng mỗi người, đã từng gắn
bó với Việt Bắc.
Chính thể thơ lục bát đã quyết định giọng điệu, tiết tấu của bài thơ.
Tiết tấu của mỗi câu thơ trong Việt Bắc viết nhịp nhàng, thường có nhịp
2/2/2; 3/3; 2/2/2/2; 4/4. Chẳng hạn:


– Ở đâu u ám quân thù (2/2/2)
Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi (4/4)
– Mình đi mình lại nhớ mình (2/2/2)
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu (4/4)
Nhịp thơ cũng chính là nhịp điệu cảm xúc, giúp cho những kỉ niệm được
gợi dậy, vang ngân trong lòng người đi – kẻ ở và trong cả người thưởng
thức. Những cặp lục bát bắt vần, thả nhịp đều đặn thiết tha. Cứ mỗi
cặp lục bát lại điểm một nốt nhạc cảm xúc “có nhớ”. Những tiếng ấy lại
liên hồi xô đuổi, dồn dập như những đợt sóng thương nhớ cồn cào:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Việt Bắc hiện ra trong bức tranh toàn cảnh: con người nhiều dáng vẻ,
không gian rộng lớn, thời gian bốn mùa được chắt lọc, dồn nén nổi bật
sắc thái núi rừng Việt Bắc. Một cặp lục bát vẽ một bức tranh “hoa cùng
người”. Bốn cặp lục bát kết thành bộ tự bình cân xứng cổ điển.
Bức tran thiên nhiên được dệt bằng nỗi nhớ. Nỗi nhớ thấm đượm trên
từng dáng người, từng màu hoa. Bức tranh được đệt bằng màu sắc của
núi rừng tươi đẹp. Cảnh làm nền cho con người xuất hiện, bóng dáng
con người lặng lẽ là điểm sáng sinh động trên các phòng thiên nhiên
tươi thắm, hữu tình. Hoa và người hòa quyện vào nhau làm cho cảnh
thêm tươi sáng. Bức tranh mùa đông đặc trưng bởi hoa chuối đỏ tươi,
giữa thảm rừng trên đèo cao tỏa nắng, bóng dáng con người xuất hiện
với nét riêng của vùng cao. Hình ảnh “dao gài thắt lưng” tô đậm một
nét rất đặc trưng của người Việt Bắc. Bức tranh mùa xuân được dệt
bằng thảm hoa mơ và dáng người đan nón mềm mại đang “chuốt từng
sợi giáng”. Bức tranh mùa hạ thêm long lanh bởi tiếng ve cùng hình
ảnh lặng lẽ của “cô em gái hái măng một mình”. Và bức tranh mùa thu
ấn tượng bởi ánh trăng thu hòa bình yên ả cùng tiếng hát ân tình thủy
chung ngọt ngào. Chính thể thơ lục bát đã làm nên linh hồn bộ tranh tứ
bình Việt Bắc. Nói sao cho hết những cảm xúc, nỗi nhớ niềm thương
của con người được gửi gắm vào đó.
Bên cạnh đó, cấu trúc tiểu đối đồng loạt ở các câu hát đã tạo ra một bè
trầm của âm hưởng thương nhớ trong lòng người đi, kẻ ở. Cấu tạo đối
vừa tô đậm ý cho từng vế vừa mở ra ý ở ngoài lời. Những câu thơ cùng
với tiết tấu của nó đã tạo ra ý nghĩa ở ngay khoảng trống giữa các từ,
các câu hay giữa các đoạn thơ.



Có thể nói rằng, tính dân tộc là đặc điểm nổi bật ở Việt Bắc. Chính đặc
điểm này đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ. Tính dân tộc của bài thơ
đã giúp nhà thơ chuyển tải được tư tưởng hiện đại, tiên tiến. Đây là
một tác phẩm thành công nhất của Tố Hữu, một tác phẩm đã ngợi ca
những ngày hào hùng vẻ vang của dân tộc, những ngày mà toàn dân
nô nức ra trận, những ngày mà mảnh đất Việt Bắc in dấu bao thời
khắc, chiến công hào hùng, tươi đẹp của dân tộc… Tất cả đều được tái
hiện trong một hình thức đặc biệt phù hợp mà Tố Hữu đã lựa chọn và
sử dụng. Rõ ràng, bài thơ Việt Bắc đã mang tinh thần và tư tưởng của
thời đại nhưng người ta có thể ngân ngợi như những bài ca dao.









×