Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

CÂU HỎI THI MÔN HỌC MÁY XÂY DỰNG PHẦN 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 15 trang )

CÂU HỎI THI MÔN HỌC MÁY XÂY DỰNG
Nhóm 3 – câu hỏi 4 điểm
A. Câu hỏi:
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại búa rung. Ưu nhược điểm của búa
rung.
2. Nêu công dụng, cấu tạo, phạm vi sử dụng và ưu nhược điểm của lu rung.
3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy san tự hành điều khiển thuỷ lực.
Phương pháp xác định năng suất máy?
4. Cấu tạo, nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm của búa đóng cọc Điêzel?
5. Phân tích ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của các loại máy khoan cọc nhồi.
6. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy xúc gầu ngược dẫn động thuỷ lực.
Phạm vi sử dụng máy?
7. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy đào dọc nhiều gầu hệ xích. Phạm vi
sử dụng máy? Các phương pháp xác định năng suất máy?
8. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy xúc gầu thuận dẫn động thuỷ lực.
Phạm vi sử dụng máy?
9. Phân tích các sơ đồ cắt đất và di chuyển máy khi thi công bằng máy cạp?
Phương pháp xác định năng suất máy?
10. Cấu tạo chung và quá trình làm việc của máy cạp tự hành. Các biện pháp
nâng cao năng suất máy?
11. Phân tích lựa chọn máy xúc một gầu cho thi công? Phương pháp xác định
năng suất máy?
12. Nêu chức năng, phạm vi sử dụng và ưu nhược điểm của các loại lu tĩnh?
13. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy ủi bánh xích vạn năng điều khiển
thuỷ lực. Các biện pháp nâng cao năng suất máy?


B. Đáp án:
Câu 1
Câu hỏi: Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại búa rung? Ưu nhược
điểm của búa rung?





* Bản chất quá trình đóng cọc bằng búa rung:
Nguyên lý làm việc của búa rung là lợi dụng lực gây rung do trục lệch
tâm hay đĩa lệch tâm sinh ra để truyền vào cọc. Trong quá trình đóng
cọc, cọc luôn rung động với một tần số nào đó, vì thế mà giảm được lực
ma sát giữa cọc với đất. Mặt khác do trọng lượng bản thân của cọc và
búa làm cọc lún sâu vào lòng đất.
* Cấu tạo, nguyên lý làm việc của búa rung loại nối cứng:
Búa rung nối cứng có cấu tạo đơn giản. Bộ gây rung thường dùng các
đĩa lệch tâm 2 lắp trên trục quay để tạo ra lực rung động. Có thể điều
chỉnh lực gây rung bằng cách điều chỉnh vị trí của đĩa lệch tâm và tần số
quay. Tuỳ theo điều kiện địa chất mà chọn chế độ làm việc tối ưu. Khi
quay theo các chiều khác nhau các đĩa lệch tâm sẽ gây ra lực rung.
Ở loại nối cứng động cơ được nối cứng với vỏ.
* Cấu tạo, nguyên lý làm việc của búa rung loại nối mềm:
Búa rung nối mềm khác với loại nối cứng là động cơ được nối với bộ
gây rung qua lò xo 5. Vì vậy trong quá trình làm việc động cơ giảm
được ảnh hưởng có hại do bộ gây rung gây ra, tuổi thọ của động cơ được
nâng cao.
* Cấu tạo, nguyên lý làm việc của búa rung loại va rung:
Búa va rung khácvới hai loại trên là bộ phận gây rung 2 lắp trực tiếp trên
hai đầu trục của động cơ. Khi trục động cơ quay cục lệch tâm cùng quay
tạo ra lực gây rung; đồng thời tạo ra va đập giữa bệ 3 và bệ 4 và truyền
cho đầu cọc để đóng cọc. Có thể thay đổi lực va đập bằng cách thay đổi
khe hở giữa bệ 3 và bệ 4.
* Ưu nhược điểm của búa rung:
- Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, dễ di chuyển, trọng lượng nhẹ, cọc không
bị vỡ khi đóng, không cần giá đóng cọc, giá thành đóng nhỏ (bằng 1/2 ÷

1/3 lần so với các loại khác).

0.5

1,0đ

1,0đ

1,0đ

0,5đ


- Nhược điểm: không đóng được cọc theo phương ngang hoặc phương
xiên quá lớn, khi đất có độ dính lớn đóng ít hiệu quả.
Câu 2
Câu hỏi: Nêu công dụng, cấu tạo, phạm vi sử dụng và ưu nhược điểm
của lu rung?



* Công dụng:
Lu rung được sử dụng rất phổ biến để đầm lèn nền móng và bề mặt công
trình.
* Cấu tạo và làm việc:
Lu rung thường được cấu tạo từ hai phần chính: phần đầu kéo và phần
bộ công tác. Phần đầu kéo thường mang nguồn động lực chính dùng cho
cả bộ máy di chuyển và bộ máy rung. Với các máy lu có sử dụng hệ
thống truyền động thuỷ lực, động cơ đặt trên phần đầu kéo được dùng để
dẫn động bơm thuỷ lực. Từ bơm, dầu cao áp sẽ được dẫn tới làm quay

các động cơ thuỷ lực của bộ máy di chuyển và bộ gây rung, đồng thời
dẫn tới các xy lanh của cơ cấu lái.
* Phạm vi sử dụng:
Lu rung có loại bánh trơn nhẵn thường được sử dụng để đầm lèn bề mặt
công trình hoặc nền có tính chất hạt. Lu rung loại có vấu (chân cừu)
thường được dùng để đầm các nền đất á sét với chiều sâu ảnh hưởng
lớn.
- Ưu nhược điểm của lu rung:
Lu rung cho chiều sâu ảnh hưởng đầm lớn hơn hẳn. Chúng rất thích hợp
với các loại nền á cát, á sét, các loại vật liệu có tính chất hạt như đá dăm,
sỏi, bê tông asphalt.

0,5đ

1,5đ

1,0đ

1,0đ


Câu 3
Câu hỏi: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy san tự hành điều khiển
thuỷ lực? Phương pháp xác định năng suất máy?



* Cấu tạo chung của máy san tự hành điều khiển thuỷ lực
- Chú thích và giải thích hình vẽ.
- Đầu máy và buồng động lực đặt ở phía sau, máy được trang bị bộ di

chuyển bánh hơi, hai trục phía sau nhận động lực từ động cơ thông qua
bộ truyền cơ khí hay thuỷ lực trung gian, hai bánh trước làm nhiệm vụ
dẫn hướng cơ cấu lái, cơ cấu đảo bánh cho phép nghiêng bánh với mặt
nền tạo điều kiện cho máy san làm việc ổn định ngay cả trên sườn dốc
ngang. Đầu máy phía sau và hệ thống bánh lái phía trước được liên kết
với nhau bằng khung chính 2, trên đó gá lắp bộ công tác của máy cùng
với hệ thống điều khiển.
- Bộ phận chính của thiết bị công tác là lưỡi san 3, lưỡi san được bố trí
dưới mâm quay 6 và khung kéo 5 tại ba điểm và vì thế lưỡi san làm việc
linh hoạt hơn lưỡi ủi.
* Nguyên lí làm việc của máy san:
- Làm việc của máy san khi đào và vận chuyển đất: Điều khiển quay
lưỡi san để có một góc φ định trước và hạ lưỡi bập vào nền để có một
chiều dày vỏ bào thích hợp. Sau đó cho máy tiến về phía trước, đất được
cắt sẽ chạy dọc lưỡi và đổ ra phía ngoài máy.
- Làm việc của máy san khi san lấp mặt bằng: Nâng lưỡi san lên theo
chiều dày muốn rải và tiếp tục cho máy tiến. Các công việc tạo dáng mặt
nền hay bạt taluy, đào rãnh thoát nước … đều có thể tiến hành được nhờ
phối hợp các thao tác điều khiển lưỡi san như đã mô tả ở trên.
* Năng suất máy san:
- Công thức tính năng suất máy khi đào và vận chuyển đất

1.5đ

1.0đ

1.5đ


N


V .T .k tg
Tck .k x

, m 3 / ca

Trong đó:
V - Thể tích khối đất trước lưỡi san, (m3);
T - Thời gian làm việc trong một ca (giờ);
Ktg - Hệ số sử dụng thời gian (ktg = 0,8 ÷ 0,95);
Tck - Thời gian một chu kỳ làm việc (giờ);
kx - Hệ số tơi xốp của đất.
- Công thức tính năng suất máy khi san nền
N

3600 S ( L sin   0,5)
S
n(  t q )
v

, m3 / h

Trong đó:
S - Chiều dài đoạn địa hình san bằng, m
L- Chiều dài lưỡi san, m; 0.5m - kể đến lối san trùng nhau;
φ - Góc nghiêng lệch của lưỡi san so với trục dọc của máy;
n- Số lần máy san đi lại qua một chỗ khi san;
v- Tốc độ san, m/s.
Câu 4
Câu hỏi: Cấu tạo, nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm của búa đóng cọc

Điêzel?



* Cấu tạo chung:
+ Máy cơ sở: thường dùng cần trục xích hoặc máy đào một gầu, có khi
chỉ dùng toa quay lắp trên giá di chuyển bằng bánh sắt đặt trên đường ray.
+ Giá búa: gồm hệ thanh dẫn hướng cho đầu búa trong quá trình đóng

3,0đ


cọc; thanh xiên; thanh ngang; thanh này có thể điều chỉnh góc nghiêng
của giá (về phía trước hay phía sau), thường khoảng 5 0 khi cần đóng cọc
xiên. Để điều chỉnh được có thể dùng tăngđơ hoặc xy lanh thuỷ lực.
+ Đầu búa: là bộ phận trực tiếp gây ra lực để đóng cọc.
* Cấu tạo, nguyên lý làm việc của đầu búa đóng cọc điêzel hai cọc dẫn
* Cấu tạo, nguyên lý làm việc của đầu búa đóng cọc điêzel ống dẫn
* Ưu nhược của búa đóng cọc Điêzel:
- Ưu điểm: cấu tạo gọn, dễ vận chuyển
- Nhược điểm: khởi động khó, đặc biệt là khi gặp đất mềm, công đóng
cọc nhỏ, tốc độ đóng chậm (50 ÷ 80 lần/ph), nhiên liệu đắt tiền. Khi
đóng cọc ở nền đất yếu và về mùa đông búa khó nổ, do lực đóng cọc lớn
nên đầu cọc dễ bị vỡ gây ảnh hưởng tới công trình xung quanh.
Câu 5
Câu hỏi: Phân tích ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của các loại máy
khoan cọc nhồi.
- Ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của máy khoan cọc nhồi kiểu xoắn
ruột gà.
- Ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của máy khoan cọc nhồi ống vách

kiểu dao động
- Ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của máy khoan cọc nhồi kiểu quay
tròn.
- Ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của máy khoan tường vách

1,0đ


1.0đ
1.0đ
1.0đ
1.0đ

Câu 6
Câu hỏi: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy xúc gầu ngược dẫn
động thuỷ lực? Phạm vi sử dụng máy?



* Cấu tạo của máy xúc gầu ngược dẫn động thuỷ lực
- Chú thích và giải thích hình vẽ.
- Cấu tạo của máy xúc gầu ngược dẫn động thuỷ lực gồm hai phần chính:
+ Phần máy cơ sở: Cơ cấu di chuyển (1) chủ yếu di chuyển máy trong
quá trình làm việc. Cơ cấu quay (2) dùng để thay đổi vị trí của gầu trong

2.5đ


mặt phẳng ngang trong quá trình đào và xả đất. Trên bàn quay (3) người
ta bố trí động cơ, các bộ phần truyền động cho các cơ cấu… Ca bin (10)

nơi tập trung cơ cấu điều khiển toàn bộ hoạt động của máy. Đối trọng
(12) là bộ phận cân bằng bàn quay và ổn định của máy.
+ Phần thiết bị công tác: cần (9) một đầu được lắp khớp trụ với bàn quay
còn đầu kia được lắp khớp với tay cần. Cần được nâng lên hạ xuống nhờ
xi lanh duỗi được nhờ xi lanh (8). Điều khiển gầu xúc (5) nhờ xi lanh
(6). Gầu thường được lắp thêm các răng để làm việc ở nền đất cứng.
* Nguyên lý làm việc của máy xúc gầu ngược dẫn động thuỷ lực:
Máy làm việc theo chu kỳ, một chu kỳ làm việc của máy bao gồm
những nguyên công sau:
+ Máy đến vị trí làm việc.
+ Đưa gầu vươn xa máy và hạ xuống, răng gầu tiếp xúc với nền đất.
+ Gầu tiến hành cắt đất và tích đất vào gầu từ vị trí I đến II nhờ xi lanh 8 1.0đ
hoặc kết hợp với xi lanh 4.
+ Vị trí II gầu đầy nhất và có chiều dày phoi đất lớn nhất.
+ Đưa gầu ra khỏi tầng đào và nâng gầu lên nhờ xi lanh 4.
+ Quay máy về vị trí xả đất nhờ cơ cấu quay 2.
+ Đất được xả ra khỏi miệng gầu nhờ xi lanh 6.
+ Quay máy về vị trí làm việc.
* Phạm vi sử dụng máy
Máy xúc gầu ngược thường được dùng để đào rãnh, kênh mương, hố 0.5đ
móng… nơi mà nền đất đào thấp hơn mặt bằng máy đứng hoặc có thể
đào đất ở mức cao hơn mặt bằng máy đứng.
Câu 7
Câu hỏi: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy đào dọc nhiều gầu hệ
xích? Phạm vi sử dụng máy? Các phương pháp xác định năng suất máy?



* Cấu tạo chung của máy đào dọc nhiều gầu hệ xích
- Chú thích và giải thích hình vẽ.

- Cấu tạo của máy gồm: Các gầu 1 được gắn trên xích kéo gầu 2, đĩa


xích chủ động 3, phễu dỡ vật liệu 4, băng tải 5, động cơ 6, bàn điều
khiển 7, bộ di chuyển xích 8. Gầu là bộ phận công tác chủ yếu của máy,
được chế tạo từ thép tấm có độ dày tuỳ thuộc vào dung tích gầu (từ 6
đến 10mm). Theo quá trình dỡ tải, có loại gầu dỡ tải cưỡng bức và gầu
dỡ tải tự do.
* Nguyên lý làm việc của máy đào dọc nhiều gầu hệ xích
Nguyên lý làm việc của máy được mô tả như sau: xích 2 trên có gắn các
gầu 1 sẽ nhận được lực kéo từ bánh sao chủ động 3 để kéo các gầu vào
cắt đất. Đất nằm trong gầu 1 sẽ tiếp tục được đổ vào băng tải 5 để vận
chuyển sang phía sườn bên của máy.
* Phạm vi sử dụng máy
Máy đào dọc nhiều gầu hệ xích được sử dụng để đào mương, rãnh, giao
thông hào 0,2 - 3,6 m, chiều sâu rãnh 0,5 - 8m.
* Năng suất máy:
- Công thức tính năng suất kỹ thuật của máy:
N

60q.n.k d
k tg m 3 / h
1000k x

Trong đó:
N - năng suất của máy.
q - dung tích hình học của gầu, m3
kd - hệ số đầy gầu
kx - hệ số tơi xốp của đất;
ktg - hệ số sử dụng thời gian;

- Công thức tính năng suất thực tế của máy:

1,5đ

0,5đ

0.5đ

1.5đ

N 3600.B.H .V1 m 3 / h

Trong đó:
N - năng suất của máy.
B - Chiều rộng rãnh đào, m.
H - Chiều sâu rãnh đào, m.
V1 - Vận tốc di chuyển máy khi làm việc, m/s;
Câu 8
Câu hỏi: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy xúc gầu thuận dẫn
động thuỷ lực? Phạm vi sử dụng máy?




* Cấu tạo của máy xúc gầu thuận dẫn động thuỷ lực:
- Chú thích và giải thích hình vẽ.
- Cấu tạo của máy xúc gầu thuận dẫn động thuỷ lực gồm hai phần chính:
+ Phần máy cơ sở bao gồm : cơ cấu di chuyển 1 là loại di chuyển bằng
xích; cơ cấu quay 2; Bàn quay 3 ở trên đó lắp toàn bộ các cơ cấu, bộ
truyền động, thiết bị làm việc, thiết bị điều khiển; ca bin 10 nơi tập trung

điều khiển các hoạt động của các máy; Động cơ 11 là động cơ điezel,
2.5đ
cung cấp năng lượng cho các cơ cấu khác làm việc. Đối trọng 12 làm
nhiệm vụ cân bằng tĩnh của máy.
+ Phần thiết bị công tác: cần máy 5 có chân cần được lắp khớp trụ với
bàn quay, đầu cần liên kết với tay cần cũng bằng khớp trụ; Cần được
nâng lên hạ xuống nhờ xi lanh thuỷ lực 4; Tay cần một đầu liên kết với
cần và đầu kia liên kết với gầu 7; Cần co duỗi nhờ xi lanh 9; Gầu 7 quay
được quanh khớp liên kết với tay cần xi lanh 6.
* Nguyên lý làm việc của máy xúc gầu thuận dẫn động thuỷ lực
Máy làm việc theo chu kỳ, một chu kỳ làm việc của máy bao gồm
những nguyên công sau:
+ Máy đến vị trí làm việc.
+ Hạ gầu và đưa gầu về vị trí sát máy, tiếp xúc với nền đất (vị trí I).
+ Cho gầu chuyển động từ vị trí I,II, III. Nhờ xi lanh 9 hoặc kết hợp với 1.0đ
xi lanh 4. Gầu tiến hành cắt đất và tích đất vào gầu.
+ Đưa gầu ra khỏi tầng đào nhờ xi lanh 4.
+ Quay máy về vị trí xả đất nhờ cơ cấu quay 2.
+ Đất được xả ra qua miệng gầu nhờ xilanh 6.
+ Quay máy về vị trí làm việc tiếp theo.
* Phạm vi sử dụng máy
- Máy đào gầu thuận thường được dùng để đào đất, đá, quặng ở mức cao
hơn mặt bằng máy đứng.
0.5đ
- Máy đào gầu thuận chỉ làm việc tốt khi nền đất nơi đứng máy khô ráo.
- Máy đào gầu thuận đào được những hố sâu và rộng, theo nhiều tâng,
mỗi tầng có nhiều rãnh đào.


Câu 9

Câu hỏi: Phân tích các sơ đồ cắt đất và di chuyển máy khi thi công bằng
máy cạp? Phương pháp xác định năng suất máy?
* Phân tích sơ đồ cắt đất của máy cạp:
Tuỳ theo mỗi loại đất đào mà có hình thức cắt đất khác nhau (hình).
- Với loại đất rắn (hình a): Đào theo
những phoi (lát) đất mỏng tạo thành
hình rãnh nông.
- Với loại đất trung bình (hình b): Đào
theo hình nêm.
- Với loại đất mềm, xốp (hình c): Đào
đất theo hình răng cưa.
Nếu cùng một điều kiện thi công thì cách
đào đất theo hình răng cưa cho năng suất cao hơn cả.
* Sơ đồ di chuyển máy khi thi công:
- Sơ đồ di chuyển Ê líp: khi dùng máy cạp để đào kênh mương hoặc xây
dựng các công trình mà trục đào song song với trục đắp. Cách di chuyển
theo sơ đồ này, cứ một chu kỳ làm việc (đào-vận chuyển- đắp- quay về
nơi đào) gần giống hình Ê-líp. Theo sơ đồ này máy cạp phải quay máy
1800 hai lần và bao giờ cũng đi theo một chiều, do đó bánh xe di chuyển
thường bị mòn lệch một bên. Muốn khắc phục nhược điểm này cần luôn
thay đổi hướng vận chuyển của máy cạp.
- Sơ đồ di chuyển hình số 8: theo cách di chuyển này thường áp dụng với
điều kiện trục đào và trục đắp song song và gần nhau. Ưu điểm của sơ
đồ là giảm được khoảng 15 ÷ 20% thời gian so với sơ đồ hình Ê -líp,
đồng thời không xảy ra tình trạng bị mòn lệch một bên của bánh xe.
- Sơ đồ di chuyển hình chữ chi (dích dắc): với công trình đào đắp kênh
mương chạy dài, các máy cạp có thể nối đuôi nhau chạy dọc công trình:
đào-vận chuyển-đổ đất theo sơ đồ chữ chi.
* Phương pháp xác định năng suất máy:
N


3600.q.k d .k tg
k x .Tck



1.5đ

1.5đ

, m3 / h

Trong đó:
q- dung tích thùng xúc chuyển (m3);
kd - hệ số làm đầy thùng;
kx - hệ số tới xốp của đất;
ktg - hệ số sử dụng thời gian, (ktg = 0,85 ÷ 0,90);
Tck- thời gian một chu kỳ làm việc (đào tích đất - vận chuyển đổ đất - quay về nơi đào), (giây).

1.0đ


Câu 10
Câu hỏi: Cấu tạo chung và quá trình làm việc của máy cạp tự hành?
Các biện pháp nâng cao năng suất máy?



* Cấu tạo chung của máy cạp tự hành:
- Chú thích và giải thích hình vẽ.

- Khung chính của máy được tựa trên khớp vạn năng liên kế giữa khung
và đầu kéo, trên trục bánh xe chủ động. Nhờ được liên kết bằng khớp
vạn năng với đầu kéo nên trong khi làm việc mặc dù bánh xe trước và
bánh xe sau có thể nằm trong các mặt phẳng khác nhau do mấp mô mặt
đường, nhưng khung không bị vặn, đồng thời giúp cho máy quay vòng
dễ dàng, bán kính quay vòng nhỏ hơn. Phía sau khung chính được tựa
trên khung kéo và khung kéo được tựa trên trục của bánh xe bị động
phía sau.
* Quá trình làm việc của máy:
- Giai đoạn đào và tích đất: thùng cạp được hạ xuống nhờ hệ thống xi
lanh thủy lực để lưỡi cắt bập vào nền đất với chiều dày cắt thích hợp.
Máy tiếp tục di chuyển về phía trước với tốc độ chậm, đất sẽ được cắt và
tích vào thùng. Khi đã đầy đất, thùng được nâng lên, nắp thùng đóng lại.
- Giai đoạn vận chuyển thuần tuý: máy cạp di chuyển với tốc độ lớn nhất
tùy thuộc vào kiểu máy.
- Giai đoạn đổ và rải đất: nắp thùng được mở ra, thùng cạp hạ thấp
xuống cho phù hợp. Đất được đẩy ra ngoài (với máy cạp đổ cưỡng bức),
nếu là kiểu đổ tự do thì thùng cạp sẽ được nâng lên rồi nghiêng về phía
trước hoặc phía sau tùy thuộc vào cấu tạo của thùng.
* Công thức tính năng suất máy cạp
N

3600q.k tg .k d
k x .Tck

1,0đ

1,0đ

, m3 / h


Trong đó:
q- dung tích thùng xúc chuyển (m3);
kd - hệ số làm đầy thùng;
kx - hệ số tới xốp của đất;
ktg - hệ số sử dụng thời gian, (ktg = 0,85 ÷ 0,90);
Tck- thời gian một chu kỳ làm việc (đào tích đất - vận chuyển đổ đất - quay về nơi đào), (giây).
* Các biện pháp nâng cao năng suất máy
- Bố trí máy cạp khi đào đất trên đường xuôi dốc từ 10 0 để lợi dụng

1,0đ

1.0đ


thêm trọng lượng máy và tăng lực kéo
- Tuỳ theo loại đất mà có thể áp dụng các hình thức cắt đất (như nói ở
phân trên) để làm tăng khả năng xúc được đầy thùng.
- Tiến hành đào tích đất theo hình thức cài răng lược. Theo cách này, đất
được đào theo từng rãnh. Rãnh nọ đào cách rãnh kia bằng chiều dài lưỡi
cắt chính của máy cạp.
- Bố trí nơi đào đất, nơi đổ đất cho hợp lý để việc đào và đổ được nhanh
chóng không phải chờ đợi.
- Dùng loaị máy có dung tích thùng lớn hơn, phạm vi vận chuyển đất
rộng hơn, khối lượng đào và đắp lớn hơn.
- Đào theo kinh nghiệm: sau khi xúc đất vào thùng chứa chừng 30 ÷
40%, ta sẽ nâng thùng lên ngay. Sau đó lại tiếp tục hạ thùng xuống đào
và lấy thêm khoảng 20 ÷ 30% đất nữa thì lại nâng thùng lên. Ta cứ đào
như vậy 3, 4 lần thì đầy thùng.
Câu 11

Câu hỏi: Phân tích lựa chọn máy xúc một gầu cho thi công? Phương
pháp xác định năng suất máy?
* Chọn loại máy xúc một gầu cho thi công:
Đối với việc chọn lựa máy đào một gầu, cần quan tâm đến các yếu tố:
khối lượng công tác, dạng công tác, loại đất, điều kiện chuyên chở, thời
hạn thi công. Tùy từng điều kiện cụ thể mà chúng ta lựa chọn thiết bị
công tác lắp trên máy đào một gầu cho hợp lý:
- Khi thi công trên nền đất khô ráo, đào và đổ đất vào phương tiện vận
chuyển, đào những hố sâu và rộng, theo nhiều tâng, mỗi tầng có nhiều
rãnh đào ta dùng máy đào gầu thuận.
- Khi thi công đào hố nông, đào mương máng nhỏ, đào rãnh đặt đường
ống, đường dây cáp điện v.v... ta thường chọn máy đào gầu ngược.
- Khi thi công đào các hố sâu và đất tương đối mềm, đào đất ở những
nơi có nước như vét bùn... ta có thể thi công bằng máy đào gầu dây.
- Khi khối lượng thi công đất tập trung, không cần di chuyển máy nhiều;
Thi công trên nền đất yếu; Khi thi công đất đá nhám ta có thể chọn máy
đào di chuyển xích.
- Khi thi công trên nền đất có khả năng chịu tải cao; Khối lượng thi công
không tập trung; Thi công trong thành phố có yêu cầu thường xuyên di
chuyển máy ta có thể chọn máy đào di chuyển bánh lốp.
- Khi khối lượng đất đào lớn nên dùng loại máy đào có dung tích gầu lớn.
Năng suất máy đào một gầu:
N

k d k tg

3600
.q.
, m3 / h
t ck

kx

Trong đó:
N - năng suất của máy đào làm việc trong 1 giờ
q - dung tích gầu, m3



2.5đ

1.5đ


tck - thời gian một chu kì làm việc, s;
kd - hệ số đầy gầu (là tỷ số giữa thể tích đất đá thực tế xúc được
đầy gầu và thể tích hình học của gầu);
kx - hệ số tơi xốp của đất;
ktg - hệ số sử dụng thời gian; đối với máy đào thường lấy k tg =
0,2 ÷ 0,25.
Câu 12
Câu hỏi: Nêu chức năng, phạm vi sử dụng và ưu nhược điểm của các

loại lu tĩnh?
* Chức năng, phạm vi sử dụng, ưu nhược điểm của lu bánh cứng trơn:
- Lu bánh cứng trơn là loại máy đầm đơn giản nhất có thể kéo theo hoặc
tự hành.
- Lu bánh cứng trơn không nên dùng trong thi công nền móng công trình
do chiều sâu đầm nhỏ 0,15 ÷ 0,20m, bề mặt đất đắp, sau khi đầm dễ trở 1,25đ
thành nhẵn mịn làm cho lớp đất đắp tiếp theo khó dính kết với lớp dưới,
sức bám của máy kém, máy cồng kềnh, nặng và chậm.

- Máy chỉ phù hợp khi đầm bề mặt đất có lẫn đá, trong thi công đường
ôtô, đầm những lớp đất hoàn thiện kể cả lớp áo đường bêtông nhựa.
* Chức năng, phạm vi sử dụng, ưu nhược điểm của lu bánh lốp:
- Lu bánh lốp là loại máy đầm tĩnh được sử dụng khá phổ biến để đầm
đất cũng như đầm kết cấu bề mặt công trình đường. So với lu bánh cứng
trơn, lu bánh lốp có các ưu điểm sau:
+ Chiều sâu đầm lớn, có thể đạt từ 40 ÷ 45cm.
1,25đ
+ Thích hợp với nhiều loại nền đất khác nhau do thay đổi được áp lực đè
lên nền bằng cách thay đổi trọng lượng và áp suất hơi trong bánh
(thường từ 3 ÷ 6at).
+ Năng suất máy cao, tốc độ lu lèn lớn (loại kéo theo đạt từ 3 ÷ 5 km/h,
loại bán tự hành đạt 10 ÷ 15km/h, loại tự hành đạt 20 ÷ 25 km/h).
* Chức năng, phạm vi sử dụng, ưu nhược điểm của lu chân cừu:
Lu chân cừu thường được dùng để đầm lèn những công trình đòi hỏi
chất lượng cao, những nơi chịu áp lực ngang lớn như đê. đập. So với các
loại lu trên, lu chân cừu có một số ưu điểm nổi trội như chiều sâu ảnh
hưởng đầm đạt tới 40 ÷ 60 cm, năng suất cao, chất lượng đầm tốt, đảm
1,5đ
bảo sự thống nhất và độ lèn chắc khi đầm nhiều lớp. Tuy nhiên lu chân
cừu chỉ làm việc thích hợp với loại đất rời có độ ẩm được quy định chặt
chẽ (sự dính kết đất vào vấu chân cừu làm lu mất tác dụng), tầng đầm
trên bề mặt không chặt, sức kéo đòi hỏi lớn (hệ số cản di chuyển lớn),
việc vận chuyển khó khăn.


Câu 13
Câu hỏi: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy ủi bánh xích vạn năng
điều khiển thuỷ lực? Các biện pháp nâng cao năng suất máy




* Cấu tạo chung của máy ủi bánh xích vạn năng điều khiển thuỷ lực
- Chú thích và giải thích hình vẽ
- Xe cơ sở
- Bộ phận công tác
* Nguyên lí làm việc
- Làm việc của máy ủi khi đào và vận chuyển đất:
Hạ lưỡi ủi sao cho bập xuống nền đào; cho máy tiến, đất dần dần tích lại
trước lưỡi ủi. Khi đã tích đầy đất, tiến hành vận chuyển khối đất đã đào
được bằng cách nâng lưỡi ủi lên một mức (chưa thoát khỏi nền đào) với
mục đích đào thêm chút ít để bù lượng hao phí khi vận chuyển.
- Làm việc của máy ủi khi san lấp mặt bằng:
Nếu muốn rải đều khối đất đã vận chuyển thì phải nâng lưỡi ủi lên theo
chiều dày muốn rải và tiếp tục cho máy tiến.
* Năng suất máy ủi:
- Công thức tính năng suất máy ủi khi đào và vận chuyển đất:
N

3600k tg .V .k d
Tck

, m3 / h

Trong đó:
Ktg - Hệ số sử dụng thời gian (thường lấy ktg = 0,75 ÷ 0,85);
kd - Hệ số kể đến ảnh hưởng về độ dốc của địa hình
kx - Hệ số tơi xốp đất
V- Thể tích khối đất trước lưỡi ủi: V 


LH 2
, m3
2k nd k x

1.0đ

1.0đ

1.0đ


Tck -Thời gian một chu kỳ làm việc:
Tck 

l1 l 2 l 3
   t 0  t s  t q ...
v1 v 2 v3

L - Chiều dài lưỡi ủi;
H - Chiều cao lưỡi ủi;
knd - Hệ số phụ thuộc vào tính chất của đất và tỷ số:

L
H

l1,l2,l3 - Quãng đường máy ủi đào, vận chuyển đất đi xa và
quay trở về, m;
v1,v2,v3 - Tốc độ làm việc tương ứng với các quá trình trên,
m/s;
t0 - Thời gian hạ lưỡi ủi, t0= 1,5 ÷ 2,5 s;

ts - Thời gian thay đổi số, ts= 4 ÷ 5 s;
tq - Thời gian quay máy, tq= 8 ÷ 15 s.
- Công thức tính năng suất máy ủi khi san:
N

3600 S ( L sin   0,5)
S
n(  t q )
v

, m3 / h

Trong đó:
S - Chiều dài đoạn địa hình san bằng, m
L- Chiều dài lưỡi ủi, m; 0.5m - kể đến lối san trùng nhau;
φ - Góc nghiêng lệch của lưỡi ủi so với trục dọc của máy;
n- Số lần máy ủi đi lại qua một chỗ khi san;
v- Tốc độ san, m/s.
* Các biện pháp nâng cao năng suất máy
- Đào và vận chuyển đất theo chiều dốc.
- Hạn chế số lần quay vòng máy ủi, nếu vận tốc máy tiến và lùi gần bằng
nhau thì chỉ nên cho máy tiến và lùi không cần quay vòng.
- Khi thi công nơi đất xốp (đất nhẹ) nên đặt hai tấm chắn (cánh gà) ở hai
bên lưỡi ben để đất đỡ rơi vãi khi di chuyển. Tấm chắn phải đặt cao hơn
lưỡi ben từ 2 ÷ 3 cm để dễ cắt đất.
- Đào đất và vận chuyển đất theo từng rãnh. Rãnh đào nọ cách đào kia từ
0,6 ÷ 0,7m. Các gờ đất được tạo thành này là các tường chắn để giữ đất
khỏi rơi vãi ra bãi bên trong quá trình đào và vận chuyển đất.
- Khi thi công ở nơi đất cứng (rắn) có thể lắp lưỡi ben có thiết bị răng
xới phía sau. Khi máy ủi tiến để đào đất thì răng xới chạy trượt trên mặt

đất, khi máy ủi lùi thì thanh xới bị thành ben giữ lại trở thành các răng
cắt và xới đất.
- Chuyển đất theo từng chặng. Nếu khoảng cách giữa nơi đào tương đối
xa (trên 80m) thì ta chia quãng đường vận chuyển ra từng chặng. Số
chặng cần chia tuỳ theo chiều dài vận chuyển đất dài hay ngắn

1.0đ



×