Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.72 KB, 29 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA
5 điểm:
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa tự, nhiên, con người XH và văn hóa.
Câu 2: Vì sao nói văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát
triển KTXH.
Câu 3: Trình bày nội dung XD nền văn hóa VN hiện đại.
Câu 4: Vai trò của QĐNDVN trong việc bảo vệ và phát triển truyền
thống bản sắc văn hóa DT.
Câu 5:Trình bày sự giao thoa tiếp biến của văn hóa VN trong lịch sử.
Câu 6: Trình bày những nét đặc trưng của VHVN thời tiền sử?
Câu 7: Trình bày những nét đặc trưng của VH châu thổ Bắc Bộ giai
đoạn thiên niên kỉ thứ nhất - đầu công nguyên.
Câu 8: Trình bày những nét đặc trưng văn hóa VN thế kỷ X - XIV( Lý,
Trần, giai đoạn Phục Hưng văn hóa lần 1).
Câu 9: Trình bày những nét đặc trưng văn hóa VN từ thế kỉ XV (thời Lê
Lợi).
Câu 10: Trình bày những nét đặc trưng văn hóa từ 1858-1945.
Câu 11: VH giai đoạn 1945 – nay.
Câu 12: Trình bày những giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần từ
lịch sử văn hóa .
3 điểm:
Câu 1: Khái niệm văn hóa, văn minh, văn vật, văn hiến.
Câu 2: Định hướng cơ bản trong quá trình bảo vệ và phát triển văn hóa
dân tộc của quân đội hiện nay.
Câu 3: Những yếu tố hình thành và phát triển nền văn hóa VN.
Câu 4: Vì sao nói dựng nước gắn liền với giữ nước là là lịch sử xuyên
suốt trong quá trình XD và giữ nước.
Câu 5: Văn hóa VN thế kỷ XVI – XVII.
Câu 6: Đặc trưng văn hóa VN TK XVIII – đầu XIX.
2 điểm:
Câu 1: Cấu trúc cơ bản của văn hóa.


Câu 2: Đặc trưng của văn hóa.
Câu 3: Chức năng của văn hóa.
1


Câu 4: Vai trò văn hóa trong CNH – HĐH.
Câu 5: Một số giải pháp nâng cao nhận thức của bộ đội trong phát triển
VH.
Câu 6: Đặc điểm KT – XH của VHVN.

TRẢ LỜI:
PHẦN 5 ĐIỂM:
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa tự nhiên, con người , XH và văn
hóa.
Tra loi:
1.Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của VH.
- Đây là mối quan hệ biện chứng. Con người trong hoạt động sống của
mình sản sinh ra văn hóa, sau khi xuất hiện, các giá trị văn hóa có tác động
trở lại đối với con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện, phát
triển.
- Mối quan hệ giữa con người và văn hóa thể hiện trên 3 mặt sau:
+ con người với tư cách là chủ thể sáng tạo của văn hóa
+ con người là sản phẩm của văn hóa
+ con người cũng là đại biểu mang giá trị văn hóa do con người sáng tạo
ra
- Con người đứng ở vị trí trung tâm của các MQH, là chủ thể có sức
mạnh và vai trò to lớn trong việc cải biến tự nhiên, cải biến xh. Trong quá
trình hoạt động kiếm sống, con người đã quan sát tìm hiểu, khám phá, khai
thác thiên nhiên, bộ não con người dần dần phát triển và hoàn thiện.
- Sự hình thành con người được quyết định bởi 2 yếu tố: đó là nguồn

gốc sinh vật và nguồn gốc XH. Trong đó nguồn gốc XH là quyết định.
2


Chính môi trường XH đã hình thành nên môi trường văn hóa, cải biến con
người từ con người tự nhiên thành con người XH và nhân cách con người
ngày càng hoàn thiện hơn
2. VH là nội dung phản ánh, là cái được ‘sinh ra’, được sáng tạo ra từ
môi trường tự nhiên và môi trường XH.
• Với môi trường tự nhiên:
- Tự nhiên là cái có trước, con người xh là cái có sau.
- Tự nhiên là cái đương nhiên tồn tại không phải do ý muốn hiểu biết và
sáng tạo của con người. XH loài người là kết quả của quá trình tiến hóa lâu
dài của tự nhiên.
- Con người vốn sinh ra từ tự nhiên và cần có tự nhiên để tồn tại. Khác
với động vật, để tồn tại và phát triển, bằng lao động và trí tuệ của mình, con
người đã tác động lại tự nhiên và biến đổi những điều kiện tự nhiên. Trong
quá trình đó, con người đã đúc kết những kinh nghiệm phong phú, sáng tạo
ra những sản phẩm vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển, tạo thành
thiên nhiên thứ hai đó là văn hóa.
- Các nền văn hóa hiện nay trên thế giới đều ghi đậm dấu ấn ảnh hưởng,
tác động của môi trường tự nhiên. Có hai loại hình văn hóa cơ bản: đó là
văn hóa gốc nông nghiệp và văn hóa gốc du mục. Hai nền văn hóa mang
những đặc trưng khác nhau thể hiện trong tính cách con người, trong lối tư
duy, trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xh, cả trong
việc tổ chức cộng đồng.
• Với XH:
Văn hóa của mỗi dân tộc không chỉ chịu sự tác động của môi trường tự
nhiên, mà còn thể hiện những nét đặc trưng của việc tổ chức cộng đồng XH
đó.

=> Môi trường tự nhiên và môi trường Xh là điều kiện sự hình thành và
phát triển của môi trường VH và ngược lại môi trường VH mỗi khi xuất
hiện lại góp phần rất lớn trong việc tạo ra thế và lối ứng xử của con người
trong việc cải thiện môi trường tự nhiên và môi trường XH.

Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của KH - CN tạo nên sự
tiến bộ vượt bậc trong sản xuất XH; đồng thời làm xuất hiện những vấn đề
nóng bỏng trong MQH giữa môi trường tự nhiên, XH và văn hóa.
3



Nhận thức đúng đắn về tác động của văn hóa với phát triển KT XH nước ta, Đảng ta luôn luôn coi trọng XD nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc của mình và khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của
XH, là mục tiêu động lực cho sự phát triển của XH.
Câu 2: Vì sao nói văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự
phát triển KTXH.
a)Văn hóa là mục tiêu của phát triển kinh tế- xã hội
- Mục tiêu phát triển KTXH là xây dựng 1 xã hội ngày càng văn minh,
kết hợp hài hòa mức sống cao, lối sống đẹp vừa an toàn cho con người hiện
nay vừa bền vững thế hệ sau, vì con người cho con người.
- Chăm lo cho văn hóa thực chất là chăm lo đời sống tinh thần của XH.
Vì vậy việc quan tâm đầy đủ văn hóa sẽ thúc đẩy đời sống KTXH phát
triển, con người ngày càng phát triển toàn diện cả về thể lực, tài lực, nhân
cách.
 Văn hóa trở thành tiêu chí cơ bản để mỗi người khẳng định mình, đó
là thước đo trình độ phát triển của XH.
b)Văn hóa là động lực của sự phát triển KTXH
- Trong hệ thống động lực phát triển KTXH của mỗi quốc gia thì con
người là trung tâm, còn văn hóa có vai trò quan trọng trong hình thành nhân

cách con người.
- Sức mạnh động lực của văn hóa thúc đẩy KTXH, thể hiện:
+VH là sức mạnh giải phóng mọi năng lực vật chất và tinh thần của từng
cá nhân cũng như toàn xã hội để làm mọi người tự giác tham gia các hoạt
động.
+VH sẽ tác động và thẩm thấu 1 cách sâu sắc vào mọi lĩnh vực, mọi
quan hệ tạo nên sức mạnh tiềm ẩn sâu xa cho XH đó.
+VH tinh thần của xã hội thể hiện toàn diện trên các lĩnh vực: VH chính
trị, VH GD, đạo đức, thẩm mĩ… tạo nên sức mạnh nội tại của từng lĩnh
vực, đồng thời hình thành sức mạnh tổng hợp của các yếu tố đó.
VH nghệ thuật hiện nay trở thành nguồn sinh lợi, có tác dụng cổ vũ
động viên sự phát triển kinh tế, kích thích con người.
+Sức mạnh to lớn của VH đặc biệt chứa đựng trong tiềm năng sáng tạo
của con người, vì vậy bồi dưỡng con người chính là tạo ra tiềm năng cho
con người có VH cao, tác động và mọi lĩnh vực XH làm cho XH phát triển.
4


c)Mối quan hệ giữa mục tiêu, động lực của VH
Với vai trò là mục tiêu, động lực của XH đòi hỏi mọi lĩnh vực KTXH
không chỉ phát triển đơn thuần còn đòi hỏi quan tâm đúng mức đến phát
triển VH . Vì vậy phải từng bước phát triển XH, phát triển nền VH mới.
Mặt khác:
- Với vai trò là mục tiêu VH còn phải phát huy khả năng nội sinh của
chính mình để thúc đẩy sự phát triển của nó
- Với vai trò là động lực VH sẽ thấm sâu vào tất cả các nhân tố tạo nên
sức mạnh nội tại của nó để thực hiện thắng lợi mọi mục tiêu KTXH.
Câu 3: Trình bày nội dung xd nền văn hóa VN hiện đại.
Tra loi:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

- Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước, nền văn hóa VN đã hình
thành và phát triển.
- Từ khi có ĐCS VN LĐ với đường lối CM đúng đắn và sáng tạo, văn
hóa VN tiếp tục được phát huy, đã góp phần quyết định vào những thắng lợi
to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng DT và XD CNXH.
- Công cuộc đổi mới toàn diện, đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lược XD và bảo vệ tổ quốc vì mục tiêu “dân
giàu…” là sự nghiệp sáng tạo của ND, là một quá trình cải biến XH sâu sắc,
đòi hỏi phải phát huy khả năng trí tuệ ở mỗi con người VN. Sự thay đổi cơ
cấu KT, kết cấu xh, nhu cầu tăng nhanh về văn hóa của các tầng lớp dân
cư… là những yếu tố làm thay đổi nhiều mặt đời sống văn hóa XH. Tuy đã
đạt được những thành tựu quan trọng trong XD phát huy truyền thống văn
hóa DT, nhưng vẫn còn những hạn chế trong đời sống tinh thần của XH, về
đạo đức lối sống, trong phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ,
trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dt chưa đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH, XD và bảo vệ TQ.
- Công cuộc hội nhập KTQT và toàn cầu hóa là cơ hội để chúng ta tiếp
thu tinh hoa văn hóa thế giới, những thành tựu trí tuệ của loài người, đồng
thời cũng đặt ra những thách thức mới trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa
DT.

5


 Từ cơ sở lý luận và thực tiễn Đảng ta KĐ: XD và phát triển nền văn
hóa VN tiên tiến đậm đà bản sắc DT, XD nền tảng tinh thần của DT ta, đó
vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển KTXH (c10)
2. Bản sắc văn hóa DT
- Bản sắc văn hóa DT VN là tổng hòa các thuộc tính cơ bản, các mối
liên hệ bản chất với những sắc thái riêng tạo thành những đắc trưng cơ bản

của nền văn hóa DT VN.
- Bản sắc văn hóa của DT là chứng minh thư để nhận dạng, phân biệt
nền văn hóa này với nền văn hóa khác, giữa các cộng đồng văn hóa khác
nhau. Bản sắc văn hóa DT được vun trồng xây đắp qua các thế hệ tạo thành
cốt cách riêng trong suốt lịch sử. Bản sắc ấy có sự khác biệt với bản sắc của
các quốc gia trên thế giới về văn hiến, lãnh thổ và phong tục tập quán.
- XD và phát triển nền văn hóa tiên tiến… chính là lưu giữ và phát huy
truyền thống văn hóa của DT ta.
- Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa:
+ yêu nước và tiến bộ. Yêu nước là nấc thang giá trị cao nhất của văn
hóa VN; đây là CN yêu nước chân chính gắn liền với chủ nghĩa quốc tế
chân chính của giai cấp công nhân, hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa dân tộc
hẹp hòi vị kỉ. Lý tưởng độc lập DT gắn liền với XHCN chính là nội dung
cốt lõi của nền văn hóa yêu nước.
+ chứa đựng những giá trị bền vững, những tinh hoa VH DT hòa quyện
tinh hoa VH nhân loại.
+ thúc đẩy lịch sử phát triển với hệ tư tưởng khoa học và cách mạng dẫn
đường(CN Mac – Lênin, TT HCM )
+ tôn trọng con người, vì con người, lấy con người là trung tâm, là chủ
thể của các mối quan hệ.
- Bản sắc DT chính là bản sắc văn hóa DT, với những đặc trưng tiêu
biểu, riêng có, không thể trộn lẫn của một nền văn hóa, của một DT với DT
khác, biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức phát triển của DT. Bản sắc DT
bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các DT VN
được vun đắp nên lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.
- Những yếu tố cơ bản cấu thành nên bản sắc dt VN là lòng nồng nàn
yêu nươc, ý chí tự cường DT, tinh thần ĐK, ý thức cộng đồng gắn kết cá
nhân – GĐ - làng xã –TQuán; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình,
6



đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính
giản dị trong lối sống.
 Bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa DT cần tránh hai khuynh hướng:
đóng cửa, thu mình trong CN DT hẹp hòi, hoặc giữ mãi, phục hồi những gì
đã lạc hậu lỗi thời trong phong tục tập quán, lề thói; chống được sự xâm
nhập của mọi thứ văn hóa độc hại, những quan niệm cực đoan về tự do cá
nhân, chủ nghiã thực dụng, lối sống hưởng thụ ích kỉ. Nền văn hóa mà
chúng ta XD là nền văn hóa có sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại
kế thừa và phát triển, dt và quốc tế.
Câu 4: Vai trò của QĐNDVN trong việc bảo vệ và phát triển truyền
thống bản sắc văn hóa DT.
- Quá trình XD, chiến đấu và trưởng thành của QĐ ta luôn được Đảng,
nhà nước và nhân dân dành những tình cảm tốt đẹp. Đó là sự tin cậy, chăm
lo, nuôi dưỡng, giáo dục về mọi mặt cả về vật chất, tinh thần và các yếu tố
khác để QĐ ta ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
 Quân đội có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ và phát triển truyền
thống bản sắc văn hóa DT. Đó là
- QĐND là đội quân chiến đấu trung thành tuyệt đối với Đảng, nhà nước
và nhân dân, vì lợi ích của nd. Với vai trò là đội quân chiến đấu, quân đội
chính là lực lượng bảo vệ và phát triển truyền thống bản sắc văn hóa DT.
Cần nâng cao trình độ hiểu biết về các giá trị văn hóa DT truyền thống đánh
giặc giữ nước của ông cha; kế thừa và phát huy nghệ thuật quân sự độc đáo
của DT lên tầm cao mới; làm cho cán bộ chiến sĩ thấm nhuần bản sắc,
truyền thống văn hóa DT trong thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân,
chiến tranh nhân dân, XD quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc trong
giai đoạn mới.
- Khai thác phát huy nền tảng văn hóa và văn hóa quân sự DT trong lịch
sử “dựng nước đi đôi với giữ nước” góp phần giáo dục, XD nuôi dưỡng và
phát triển nhân cách “ bộ đội cụ Hồ”.

- Vai tro bao ve va phat trien van hoa dan toc cua quan doi the hien truoc
het o viec tiep thu ke thua, phat huy, phat trien di san ly luan quan su cua
ong cha ta trong danh giac cuu nuoc.

7


- XD đời sống văn hóa quân sự theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc
DT. Đẩy mạnh XD môi trường VHQS trên tất cả các nội dung: hoàn thiện
hệ thống các giá trị VHQS, các quan hệ VHQS, nâng cao chất lượng các
hình thái hoạt động VHQS và XD hệ thống thiết chế VHQS. XD môi
trường VHQS góp phần hình thành và phát triển nhân cách người quân
nhân cách mạng; bảo đảm nâng cao sức mạnh chiến đấu tổng hợp của QĐ.
XD he hống những giá trị văn hóa quân sự thông qua việc kế thừa, phát
triển, phát huy tác dụng và làm tỏa sáng những giá trị truyền thống mà kết
tinh tiêu biểu là hình tượng “ bộ đội cụ Hồ”.
- Chuyển tải các giá trị VHQS của DT đến cán bộ, chiến sĩ quân đội.
Bảo đảm các giá trị VHQS trở thành nền tảng vững chắc trong đời sống tinh
thần của quân đội và trong thực hiện nhiệm vụ của mỗi quân nhân.
- Từng đơn vị đóng quân ở các địa phương nhất là ở các vùng DT cần
nghiên cứu học tập các phong tục tập quán gắn với việc bảo tồn gìn giữ và
phát triển văn hóa các DT thiểu số trên đất nước ta.
 Mỗi quân nhân cần nhận rõ trách nhiệm nghĩa vụ của mình trong việc
giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống của DT, của quân đội: phấn đấu
học tập rèn luyện để trở thành người chiến sĩ ưu tú của quân đội, sống có lý
tưởng một lòng một dạ phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân; với đồng đội,
đồng chí đoàn kết thương yêu nhau như ruột thịt, đồng cam cộng khổ, giúp
đỡ nhau trong mọi tình huống; với nhân dân nghĩa tình nặng sâu, quân với
dân như cá với nước; với bản thân giản dị, trung thực, chịu đựng gian khổ
khắc phục khó khăn; với nhiệm vụ trách nhiệm cao, hy sinh dũng cảm, kỷ

luật nghiêm, giữ vững và phát huy truyền thống bộ đội cụ Hồ.
Liên hệ bản thân…
Câu 5: Trình bày sự giao thoa tiếp biến của văn hóa VN trong lịch sử
- Giao lưu tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa của nước ngoài bởi
DT chủ thể với mức độ khác nhau. Giao lưu tiếp biến văn hóa là nội dung
đồng thời là một trong những quy luật phát triển của văn hóa. Nền văn hóa
VN thống nhất và đậm đà bản sắc DT là vì tính chất mở và khả năng giao
lưu và tiếp biến văn hóa rất rộng và khoáng đạt.

8


- Với vị trí địa lý và chính trị VN quan trọng: nằm trên đường giao lưu
từ Bắc xuống Nam, Tây sang Đông, VN trở thành nơi giao lưu của các nền
văn hóa khác nhau trên đất liền và hải đảo. Tuy nhiên nét chủ đạo trong quá
trình giao lưu văn hóa VN là tiếp nhận một cách chủ động và sáng tạo thành
tựu văn hóa của nước ngoài, đồng thời đồng hóa những thành tựu văn hóa
ấy cho phù hợp với môi trường, truyền thống văn hóa, khẳng định tính độc
lập, tự chủ của quốc gia, DT và bản sắc văn hóa VN.
- Nền tảng tạo ra những yếu tố nội sinh của văn hóa VN là từ cơ tầng
văn hóa ĐNA. Những cư dân ĐNA đã sáng tạo ra nền văn hóa của mình,
nền văn hóa có cội nguồn và bản sắc riêng, đã phát triển liên tục trong lịch
sử, đó là phức thể văn hóa lúa nước với ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa
biển, văn hóa đồng bằng, trong đó yếu tố đồng bằng tuy ra đời sau nhưng
đóng vai trò chủ đạo.
- Lịch sử văn hóa ĐNA gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước. VN nằm
ở giữa ĐNA hội tụ đủ ba yếu tố văn hóa núi, đồng bằng và biển, có đủ các
sắc tộc thuộc các ngữ hệ. VN là quốc gia đa DT (người Việt đóng vai trò
chủ thể) được hình thành trong quá trình khai phá vùng châu thổ sông
Hồng.

- Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Hoa trong nhiều thời kì lịch sử
VN, chủ yếu được hình thành qua hai giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc
và văn hóa Đại VIệt. Đặc trưng của quá trình giao lưu văn hóa này là sự
song tồn của hai xu hướng trái ngược nhau: Hán hóa về văn hóa các DT VN
với xu hướng chống Hán hóa và Việt hóa các ảnh hưởng của văn hóa Trung
Hoa. Cuộc tiếp xúc văn hóa giữa VN và TQ đã diễn ra dưới sự cưỡng bức
qua chính sách đô hộ hà khắc của các đế chế PK TQ thời kì Bắc thuộc và sự
chủ động giao lưu, tiếp nhận trong quá trình dựng và giữ nước.
- Từ TK 10 đến TK 19, VN chủ động giao lưu văn hóa với Trung Hoa,
tạo ra những yếu tố nội sinh mới cho sự phát triển của văn hóa DT. Những
yếu tố tích cực, tiến bộ của văn hóa Hán trong tư tưởng của Nho giáo, Hán
tự đã được người Việt tiếp thu và Việt hóa cho phù hợp với truyền thống
văn hóa của DT VN, đồng thời vẫn giữ được bản sắc văn hóa.
- Giao lưu với văn hóa Ấn Độ: văn hóa Ấn thẩm thấu vào VN từ rất sớm
từ những năm đầu công nguyên, qua sự giao lưu buôn bán, trao đổi hàng
9


hóa thông qua các thương nhân Ấn và các nhà sư, mà đặc biệt là Phật giáo.
Qua Phật giáo, nghệ thuật và văn học Ấn để lại những dấu ấn sâu sắc trong
nghệ thuật và văn học VN. Tư tưởng tù bi bác ái, cứu độ chúng sinh bình
đẳng của đạo Phật đã ảnh hưởng không nhỏ góp phần tạo nên tâm lý, tình
cảm bao dung, độ lượng yêu thương đồng loại và cởi mở của con người
VN.
Câu 6: Trình bày những nét đặc trưng của VHVN thời tiền sử?
* Văn hóa VN thời tiền sử: nghiên cứu buổi đầu bình minh dựng nước
của dân tộc ta.
* Tự nhiên là tiền đề, là cơ sở cho sự sáng tạo văn hóa:
- Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa
nóng ẩm.

- Sự đa dạng của đk tự nhiên và MT sinh thái tạo nên sự đa dạng về văn
hóa: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng, văn hóa biển.
- Nằm ở ngã tư đường đi của các cư dân từ Bắc xuống Nam và từ Tây
sang Đông nên VN trở thành nơi gặp gỡ của các luồng nhân chủng học
khác nhau và là nơi giao lưu của các nền văn hóa khác nhau trên đất liền và
hải đảo.
- Thành tựu của các nhà khoa học khảo cổ và khoa học liên ngành ngày
nay đã tìm ra được những di chỉ của các nền VH khác nhau thuộc các thời
đại khác nhau: từ đá cũ tới đá mới đến đồ đồng, đồ sắt được trải rộng khắp
mọi miền của tổ quốc đã chứng tỏ sự phát triển liên tục của cư dân Việt cổ
nằm trong 1 vùng VH chung ĐNA – một trong những trung tâm VH thời
tiền sử.
* Đặc điểm VH thời tiền sử:
- Cư dân lấy hái lượm là chính kết hợp với săn bắn những sản vật tự
nhiên, từ chỗ sử dụng những công cụ có sẵn trong tự nhiên sang chế tác các
công cụ phục vụ cho sản xuất. Đặc điểm này chi phối rất nhiều tới văn hóa
VN.
- Từ hái lượm người Việt cổ đã sớm chuyển sang trồng trọt vào thời đồ
đá mới. Đã tìm thấy những dấu vết làm nông nghiệp (VD: ở Tràng Kênh,
Hải Phòng tìm thấy lọ đựng thóc với 1 bước rất quan trọng từ nông nghiệp
trồng củ quả chuyển sang trồng lúa nước. Đây được coi là bước nhảy vọt,
10


đột phá của người nguyên thủy ở VN và đó là sự tạo điều kiện nảy mầm
cho 1 XH văn minh trong tương lai ở VN. Sự hình thành và phát triển nghề
nông nghiệp lúa nước, cũng như PTSX mới, con người mở rộng không gian
sinh tồn, con người chiếm lĩnh các vùng sinh thái: núi, trước núi, châu thổ,
ven soong, biển. Ở vùng sinh thái biển, nghề đánh bắt cá phát triển mạnh.
- Trong giai đoạn trung kì và hậu kì của thời đồ đá mới, con người

chiếm lĩnh các vùng sinh thái: núi, trước núi, châu thổ, ven sông, biển. Thời
kì này đặc trưng bởi nền văn hóa Đa Bút ( Thanh Hóa), Quỳnh Văn ( Nghệ
An )… với những làng định cư lâu dài ổn định, ngoài quan hệ huyết tộc đã
xuất hiện ngày càng nhiều quan hệ láng giềng phức tạp; ngoài trồng lúa
nước, rau, củ, quả các cư dân Việt cổ thuần dưỡng trâu để cày ruộng, làm
nhà sàn để ở, trồng cây thuốc để chữa bệnh, xe tơ, dệt vải, chế tác công cụ
sản xuất, làm đồ gốm.
Câu 7: Trình bày những nét đặc trưng của VH châu thổ Bắc Bộ giai
đoạn thiên niên kỉ thứ nhất - đầu công nguyên.
- Đây là giai đoạn đấu tranh lâu dài hơn 10 thế kỉ (từ 179 tr.CN đến 938
S.CN) của người Việt nhằm chống lại sự đô hộ và đồng hóa về văn hóa của
các triều đại PK phương Bắc bảo tồn nòi giống và nền văn hóa của dân tộc,
văn hóa Đông Sơn trước đó, đồng thời có sự giao lưu với các luồng văn hóa
khác như Ấn Độ, các nước ĐNA thời đó.
- Trong hơn 10 thế kỉ đó, các triều đại PK phương Bắc thực hiện chính
sách đô hộ hà khắc, tìm mọi cách để đồng hóa về văn hóa, nhằm biến nước
ta thành bộ phận của đế chế Trung Hoa, thực hiện tư tưởng Đại Hán. Người
VN mất nước nhưng không mất làng, kiên trì bám đất, bám làng, dựa vào
cộng đồng làng xóm để bảo vệ nền văn hóa DT và giành độc lập, tự chủ cho
DT, đất nước.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra: Hai Bà Trưng (40-43), Bà Triệu (248)
… cho đến chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền 938 kết thúc hơn 1000
năm Bắc thuộc.
- Văn hóa Đông Sơn đã phát triển và tồn tại rất lâu. Dưới sự tác động
của văn minh Trung Hoa với mô hình Nho giáo, của văn hóa Ấn Độ với mô

11


hình Phật giáo, cấu trúc văn hóa Đông Sơn không mất đi, nó được bảo tồn

trong nền văn hóa dân gian của nhiều DT VN và ĐNA.
- Để tồn tại, phát triển và chiến thắng, nhân dân ta đã biết kết hợp truyền
thống với giao lưu và cải biến nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa VN. Bám trụ
vào cơ cấu xóm làng để chống lại cơ cấu quận, huyện của chính quyền đô
hộ, nhân dân ta tiếp thu có chọn lọc các nhân tố mới làm phong phú thêm
VH DT. Trong SX, người Việt tiếp thu một số cây trồng như kê, cao lương,
một số giống đậu và một số kĩ thuật thủ công mới như dệt lụa, làm gốm, sứ,
làm giấy…
- Trải qua nhiều thế hệ, tiếng Việt vẫn được bảo tồn và ngày càng phát
triển đã hấp thụ nhiều yếu tố của ngôn ngữ Hán, song tiếp thu một cách độc
đáo, sáng tạo, đã Việt hóa những từ ngữ ấy bằng cách tạo ra từ Hán-Việt.
Về chữ viết, nhân dân ta tiếp nhận văn tự Hán và các loại hình văn hóa,
nghệ thuật Hán- Đường. Từ chữ Hán người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.
- Trên nền tảng của văn hóa Đông Sơn, người Việt tiếp thu có chọn lọc
các nhân tố của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo cùng du nhập vào. Nho giáo
không được nhân dân ta hưởng ứng vì nó là tư tưởng của đạo quân xâm
lược. Phật giáo du nhập vào nước ta đầu công nguyên theo chân các thương
gia và nhà sư Ấn Độ nhanh chóng được nhân dân tiếp thu. Chùa tháp Phật
giáo xuất hiện nhiều nơi, đã hình thành trung tâm Phật giáo lớn nhất ở vùng
Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) từ thế kỉ 16.
- Các đền thờ Hùng Vương, Tản Viên, Hai Bà Trưng và các anh hung
DT được XD. Phong tục đúc đồng được bảo lưu trong suốt thời kỳ Bắc
thuộc. Nhiều phong tục, tập quán ăn, ở, mặc, nhuộm răng, ăn trầu, xăm
mình (có từ thời Hùng Vương) vẫn được duy trì, các lễ hội mùa xuân, thu
vẫn được tổ chức trong các làng quê.
- Như vậy, trong diễn trình văn hóa VN thời kì Bắc thuộc có 2 khuynh
hướng: khuynh hướng Hán hóa và khuynh hướng chống Hán hóa và Việt
hóa các ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nhằm giữ lại và phát huy những
tinh hoa văn hóa cổ truyền được hình thành bền vững từ thời dựng nước,
tiếp thu, hội nhập những yếu tố mới theo yêu cầu của cuộc chiến trah để tồn

tại và khẳng định bản sắc văn hóa DT VN.

12


Câu 8: Trình bày những nét đặc trưng văn hóa VN thế kỷ X-XIV( Lý,
Trần, giai đoạn Phục Hưng văn hóa lần 1 ).
Thế kỉ 10 - 14 là kỉ nguyên phục hưng văn hóa lần thứ nhất tiểu biểu là
2 triều đại Lý, Trần. Văn hóa thời kì này được chia làm 2 giai đoạn:
1. Văn hóa thời Ngô, Đinh, tiền Lê.
- Sau khi giành được độc lập (938) Ngô Quyền xưng vương và mở ra kỉ
nguyên mới cho dân tộc VN. Ở thời Ngô Quyền chính quyền phong kiến
TƯ tập quyền được hình thành, quyền lực tập trung trong tay nhà vua và đó
là sự tái sinh của nền VHDT.
- Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân thì Đinh Bộ Lĩnh thống nhất lên ngôi vua,
đặt tên hiệu nước ta là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu nước ta là Thái Bình, đúc
tiền đồng. Tạo tiền đề sức mạnh vĩ đại để Lê Hoàn lãnh đạo nhân dân đánh
thắng cuộc xâm lược Tống lần thứ nhất cuối 981. Triều tiền Lê được thiết
lập đã kế tiếp triều Đinh củng cố độc lập, xây dựng phát triển kinh tế,
VHDT.
 Như vậy, văn hóa thời Ngô- Đinh- Lê cũng phát triển tương đối rực rỡ
mang đậm yếu tố Phật giáo, Phật giáo được nhà vua thừa nhân như một yếu
tố tâm linh. Chùa tháp được xd nhiều, nhiều kinh Phật được khắc trên cột
đá dựng tại Hoa Lư gọi là Trang Kinh. Các vua Ngô, Đinh, Lê thường trọng
dụng các vị sư để luận bàn việc nước, giúp nhà vua các kế sách về chính trị,
phát triển KT - VH nhưng không tham gia chính quyền, không giữ chức.
Văn hóa thời kì này tiếp tục nảy nở trên cơ sở truyền thống: ca hát, đấu vật,
đua thuyền phát triển gắn liền với cuộc sống lao động và chiến đấu của
nhân dân, nghệ thuật kịch hát cổ truyền hình thành dựa trên nền tảng ca
múa nhạc dân gian.

2. Văn hóa Lý –Trần ( 1009 - 1400 )
- Lý – Trần là 2 triều đại phong kiến tiêu biểu nhất, tiến bộ nhất của
phong kiến nước ta. Đây là thời kì phong kiến đang lên, giai cấp đang ở
thời kì tiến bộ nên đã động viên được nhân dân, được nhân dân ủng hộ, tạo
được một số thành tựu trong phát triển VH, KT, XH. Biểu hiện:
- Thời Lý – Trần gắn liền với một nền văn hóa rực rỡ - văn minh Thăng
Long - văn minh Đại Việt, có thể coi đây là thời kì thăng hoa văn hóa của
13


nước ta thể hiện cả trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước đánh dấu bằng
việc Lý Công Uẩn rời Hoa Lư về Thăng Long.
- Năm 1054 Lý Thánh Tông đã quyết định đổi tên nước ta từ Đại Cồ
Việt thành Đại Việt, tên hiệu này tồn tại tới cuối thế kỉ 18 với hai triều đại:
thời Lý (1009-1224) và thời Trần (1224-1400).
- 2 triều đại Lý-Trần đã cho đắp đê trị thủy khổng lồ trên các sông lớn ở
BB và Trung Bộ; công cuộc khai hoang mở đất phát triển, hàng ngàn làng
xã mới tạo ra bộ mặt rất mới cho nền văn minh nông nghiệp. Sự nghiệp
bảo vệ đất nước với những chiến công oanh liệt của nhà Lý chống giặc
Tống (1075) và 3 lần đánh thắng giặc Nguyên-Mông của nhà Trần.
- Thời Lý-Trần văn hóa phát triển rực rỡ gắn liền với quá trình củng cố
nền độc lập dân tộc, kiến thiết đất nước phát triển kinh tế, củng cố chế độ
chính trị, phát triển văn hóa. Các thành tựu văn hóa lớn trong giai đoạn này
bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
+ Về kiến trúc: cung điện, chùa tháp là những công trình kiến trúc độc
đáo hòa hợp với cảnh trí thiên nhiên và tâm hồn người VN, tiêu biểu là
thành Thăng Long, tháp Bảo Thiên, tháp đá Phổ Minh (Nam Định)…. Nghệ
thuật điêu khắc trên đá, trên gốm, trên đồng mang phong cách đặc sắc có
trình độ cao với các đề tài hết sức phong phú về thiên nhiên, con người,
cuộc sống thể hiện trình độ thẩm mĩ của con người VN. Đặc biệt là hình

tượng con rồng thời Lý - một hình tượng nghệ thuật đặc sắc độc đáo biểu
tượng cho sức sống vươn lên mãnh liệt của DT ta.
+ Nghệ thuật ca múa, nhạc, kịch hát cổ truyền (tuồng, chèo) đang trên
đường hìh thành và phát triển, có thể đã tiếp thu một số ảnh hưởng của
nghệ thuật sân khấu phương Bắc và phương Nam.
+ Dưới thời Lý -Trần, tình trạng nhị nguyên văn hóa chưa rõ rệt, sinh
hoạt văn hóa cung đình vẫn mang đậm nét tính chất dân gian, chất nông
nghiệp Đông Nam Á. Đấu vật kéo co, đá cầu, rối cạn, rối nước… là sinh
hoạt văn hóa khá phổ biến trong triều, ngoài nội.
+ Văn hóa thời Lý - Trần mang đậm dấu ấn Phật giáo, bên cạnh đó tiếp
nhận cả Nho giáo, Đạo giáo đã làm cho văn hóa VN thời Lý- Trần phát
triển mạnh. Chữ Nôm được phát triển và SD trong văn học.

14


+ Cũng từ thời Lý- Trần xuất hiện những bộ luật thành văn đầu tiên của
nước ta: bộ luật Hình thư (đời Lý, 1042), Hình luật (đời Trần 1341).
+ Nền giáo dục phát triển đánh dấu bằng việc nhà Lý cho dựng Văn
Miếu (1070) và Quốc Tử Giám (1076) trung tâm đào tạo nhân tài cho đất
nước; nhiều nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn, học giả xuất hiện như Chu Văn
An, Lê Văn Hưu, Trương Han Siêu... Bên cạnh đó thời Lý- Trần cũng rất
quan tâm rèn luyện võ thuật với tinh thần cơ bản là tinh thần thượng võ.
+ Đỉnh cao của văn hóa thời Trần là khoa học nghệ thuật quân sự.
Những tác phẩm về nghệ thuật quân sự nổi tiếng như “ Binh thư yếu lược”,
“Vạn kiếp tong bí truyền thư” của Trần Quốc Tuấn. Vào cuối thời Trần
người Việt đã biết dùng thuốc sung, chế tạo ra hỏa pháo. Nghệ thuật tác
chiến trên bộ, nhất là trên thủy đã đạt đến đỉnh cao.
 Văn hóa với ý thức hệ cốt lõi là tư tưởng yêu nước, thương dân theo
định hướng DT và thân dân.

Câu 9: Trình bày những nét đặc trưng văn hóa VN từ thế kỉ 15 (thời
Lê Lợi)
Đầu thế kỉ 15, nhà Trần suy yếu, KT - XH bước vào giai đoạn suy thoái,
đòi hỏi phải có sự cải cách. Đứng trước yêu cầu đó, Hồ Quý Ly đã lật đổ
triều Trần lập ra nhà Hồ (1400-1407).
Hồ Quý Ly đã cho tiến hành một số cải cách, đổi mới nhằm cứu vãn sự
sụp đổ của nhà nước phong kiến. Ông muốn thanh lọc Phật giáo, xét lại
Nho giáo, chấn chỉnh lại chế độ thi cử theo hướng thiết thực hơn, cho phát
hành tiền giấy, xây đắp thành lũy (cho xd Tây Đô ở Thanh Hóa). Tuy nhiên
những cải cách trên không đáp ứng được yêu cầu của đất nước nên đã để
đất nước rơi vào tay nhà Minh. Đất nước ta dưới thời giặc Minh đô hộ 20
năm những tài sản kinh tế, văn hóa bị tàn phá, những thuần phong mĩ tục bị
chà đạp một cách ghê gớm.
Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo thắng lợi
(1427) mở ra thời kì phục hưng văn hóa lần 2 của nước Đại Việt. Nhà Lê kế
tục và phát huy truyền thống yêu nước, độc lập DT và thân dân thời Lý Trần để khôi phục và phát triển văn hóa, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chăm
lo xây dựng hệ thống thủy lợi, đê điều, đắp đê mới ở ven biển. Công cuộc
15


khẩn hoang được mở rộng. Bộ máy nhà nước được củng cố theo hướng
chuyên chế, nhất là dưới triều Lê Thánh Tông (1460-1497). Quân đội được
tăng cường, biên cương được giữ vững, luật pháp được xây dựng bảo đảm
sự ổn định và phát triển của kinh tế văn hóa xh.
Dưới thời Lê, Nho giáo phát triển đạt độ thịnh vượng nhất và trở thành
hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến và được tôn là quốc giáo.
Đây là cơ sở để XD thiết chế CT - Xh và chính trị đất nước. Phật giáo và
Đạo giáo bị lấn át.
Bộ luật Hồng Đức ban hành năm 1483 dưới triều Lê Thánh Tông là một
công trình lập pháp lớn, chứng tỏ bước phát triển mới rất quan trọng trong

lịch sử pháp quyền VN. Bộ luật bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, bảo vệ
chế độ phong kiến. Mặt khác bộ luật cúng phản ánh sự tôn trọng một số
phong tục tập quán của nhân dân, có tác dụng trong việc bảo vệ chủ quyền
quốc gia và phát triển kinh tế, văn hóa.
Về giáo dục: nhà Lê mở mang giáo dục, thi cử và xd một chế độ đào tạo
nho sĩ chính quy. Chế độ thi cử đi vào nền nếp với những kì thi hương, thi
hội thị đình. Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ khắc tên tuổi những người
học giỏi đỗ đạt cao tại Văn Miếu. Chế độ thi cử thời Lê có phần mở rộng
cho cả con em bình dân đi học và đi thi.
Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm không
ngừng phát triển và có địa vị trên văn đàn. Tiêu biểu là Nguyễn Trãi với tập
thơ chữ Nôm “Quốc Âm thi tập”.
Nền văn học cổ nước ta ra đời từ cuộc đấu tranh chống quân Minh vì
nền tự do độc lập của dân tộc nên đã sản sinh nhiều tác phẩm ca ngợi khí
phách anh hung của dt, phản ánh yêu nước thương dân như Cáo Bình Ngô,
Quân trung từ mệnh tập…
Xuất hiện sự phân hóa giữa văn hóa cung đình và văn hóa dân gian.
Khuynh hướng văn hóa cung đình phục vụ cho nhà nước quân chủ quan
liêu, thần thánh hóa vua chúa, ca ngợi chế độ.
Trên lĩnh vực khoa học: trong lĩnh vực lịch sử học có nhiều nhà sử học
nổi tiếng như Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên. Trong đó bộ “Đại Việt sử kí toàn
thư” là một công trình có giá trị.

16


Về địa lí có “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi là tác phẩm địa lí học lịch sử
đầu tiên ở nước ta, xác định rõ biên giới lãnh thổ nước ta, nêu tài nguyên
khoáng sản phong tục tập quán của nước ta.
Trên lĩnh vực y học, dược học, toán học đạt được một số thành tựu mới.

“Bản thảo thực vật thoát yếu” của Phan Phu Tiên là một công trình nghiên
cứu y học và dược học có giá trị. Lương Thế Vinh với “Đại thành toán
pháp”, Vũ Hữu với “Lập thành toán pháp”
Nghệ thuật ca múa nhạc thời Lê tiếp tục phát triển nghệ thuật thời Lý,
Trần nhưng sự phân hóa nghệ thuật cung đình với nghệ thuật dân gian ngày
càng sâu sắc. Mặc dù có sự phân hóa nhưng nghệ thuật dân gian vẫn đầy
sức sống, hát tuồng, chèo trở thành sinh hoạt văn nghệ phổ biến của nhân
dân đạt đến trình độ nghệ thuật tương đối ổn định
Về kiến trúc, những công trình đời Lê chủ yếu là cung điện, lăng tẩm
của vua chúa. Rồng trong tạo hình điêu khắc từ mềm mại thời Lý- Trần nay
trở thành uy nghiêm, có đầu mình to lớn tượng trưng chó uy quyền nhà vua
và chế độ phong kiến tập quyền

Văn hóa dưới thời Lê cũng tương đối phát đạt, sự nghiệp phục
hưng văn hóa lần 2 tương đối thành công, Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa
lớn của VN và nhân loại.
Câu 10: Trình bày những nét đặc trưng văn hóa từ 1858 - 1945.
Đây là giai đoạn tiếp xúc trực tiếp giữa nền văn hóa VN cổ truyền với
nền văn hóa phương Tây của tư bản Pháp. Đây là quá trình giao lưu văn hóa
Đông -Tây vừa mang tính cưỡng bức vừa là xu thế của thời đại TBCN đang
trong quá trình phát triển lên CNĐQ. Đồng thời cũng là bước chuẩn bị bước
vào thời đại quá độ lên CNXH.
Từ năm 1858 đến 1945 là giai đoạn lịch sử đấu tranh trước họa mất
nước, sự nô dịch văn hóa, cứu nước và sự tồn vong của văn hóa dt. Thực
dân Pháp thực hiện chính sách thống trị hà khắc và chính sách nô dịch về
văn hóa. Thực hiện chính sách ngu dân bằng nhiều biện pháp: rượu, thuốc
phiện, ma túy…
Tuy nhiên để phục vụ cho việc khai thác thuộc địa ở VN, TD P buộc
phải lập một số trường học, một số cơ sở nghiên cứu khoa học như: sở địa
chất, nhà khí tượng, viện nghiên cứu nông nghiệp và kĩ nghệ Sài Gòn…

17


Năm 1900, cho mở trường đại học nhằm tuyên truyền thế lực của văn hóa P
ở Viễn Đông, nhưng thực tế đào tạo rất hạn chế. Từ những năm 60 của thế
kỉ 20 P đã đưa chữ Quốc ngữ vào dạy trong các trường học bên cạnh chữ
Nho.
Về báo chí 1899 tổng thống P ra sắc lệnh về báo chí Đông Dương, quy
định rõ chủ nhiệm, chủ bút phải là người Pháp. Mục đích của báo chí nhằm
thông báo chính sách thuộc địa và ca ngợi “công ơn khai hóa và truyền bá
văn minh đại Pháp”
Tư tưởng cốt lõi trong thời kỳ này là hệ tư tưởng yêu nước, ý thức tự
cường dt.
Nho giáo với tính cách là hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến VN đã lỗi
thời không đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Trào lưu tư tưởng dân chủ tư
sản thâm nhập vào XH VN được các trí thức, tuy nhiên hệ tư tưởng tư sản
cũng không đáp ứng được yêu cầu giải phóng dt, phát triển văn hóa.
Từ chủ nghĩa yêu nước kết tinh những truyền thống tốt đẹp của văn hóa
VN, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận nền văn hóa phương Tây, CN Mác Lenin và truyền bá vào VN.
Ngày 3-2-1930 ĐCSVN ra đời – sự kết hợp giữa CN yêu nước, PT CN
và CN Mác – Lênin, là một bước ngoặt lớn trong lịch sử nước ta. Nó
chứng tỏ giai cấp vô sản đã lớn mạnh, đủ sức lãnh đạo CM, đồng thời nó
cũng khẳng định sự hiện diện của một hệ tư tưởng mới ở VN, thúc đẩy sự
phát triển của dt VN theo con đường CM vô sản.
Về văn hóa vật chất, sự hình thành các đô thị lớn ngoài tính chất trung
tâm chính trị, văn hóa, nó còn mang tính chất là trung tâm công - thương
mại. Cùng với sự hình thành, phát triển các đô thị, kiến trúc đô thị cũng
được phát triển, kiến trúc phương Tây được đưa vào VN. Cùng với sự phát
triển của đô thị ngành giao vận tải phát triển phục vụ cho công cuộc khai
thác thuộc địa của thực dân P với các tuyến đường sắt, đường bộ nối 3

miền.
Báo chí, văn học có bước phát triển. Báo chí ra đời nhằm tuyên truyền
cho chính quyền thuộc địa. Hàng loạt các tờ báo ra đời ở cả 3 miền, bằng
chữ Hán, chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Việc dùng chữ quốc ngữ để làm báo là

18


một bước đột biến của diễn trình văn hóa trên mọi phương diện ngôn ngữ,
văn tự, lịch sử báo chí.
Văn học có bước kế thừa và phát triển mới đi vào cuộc đấu tranh chống
xâm lược. Xuất hiện nhiều thế hệ các nhà thơ, nhà văn yêu nước chống
Pháp, cổ vũ cho tinh thần dt. Văn học trong giai đoạn này phát triển cả về
nội dung và hình thức. Chữ quốc ngữ được sử dụng trong sáng tác văn học.
Chữ quốc ngữ còn dùng để phiên âm các tác phẩm văn học bằng chữ Nôm,
chữ Hán, chữ P. Các thể loại ký, văn xuôi ra đời phê phán chế độ thực dân
phong kiến, những cái lỗi thời lạc hậu trong đời sống xh.
Sự xuất hiện của hệ tư tưởng mới - hệ tư tưởng vô sản trong đời sống
văn hóa đã xuất hiện một bộ phận các tác giả cách mạng; Tố Hữu và đáng
kể hơn cả là các sáng tác của chủ tịch HCM là tiếng nói tiêu biểu cho dòng
văn học cách mạng.
Câu 11: VH giai đoạn 1945 - nay.
Cách mạng tháng 8 là thắng lợi là cuộc “đổi đời “ của văn hóa VN được
đánh dấu bằng bản “ tuyên ngôn độc lập” của HCM, khẳng định độc lập
chủ quyền của nước ta. DT ta bước vào xd một nước VN mới với nền vh
mới với phương châm “DT, khoa học và đại chúng” được Đảng ta đề ra từ
1943 với bản đề cương văn hóa VN.
Dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn trong Xd phát triển KT, VH, XH. Nhân dân là người làm chủ bản
thân và xã hội. Đất nước đã có sự thay đổi lớn lao trên các lĩnh vực của đời

sống XH và cá nhân, kinh tế, chính trị đến văn hóa.
Giáo dục đạt được những tiến bộ vượt bậc. VN đã từng bước XD được
một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí của
nhân dân, tỷ lệ biết chữ ngày càng cao; từng bước phổ cập giáo dục tiểu học
và trung học trong cả nước. Hàng triệu người lao động có trình độ từ công
nhân kĩ thuật đến đại học, đội ngũ trí thức trong các lĩnh vực không ngừng
được phát triển, đây là yếu tố nội lực quan trọng nhất cho sự nghiệp CNH HĐH hiện nay.
Từ 1945 đến nay, văn hóa được phát triển một cách chuyên nghiệp, phát
huy hơn bản sắc văn hóa của DT. Các loại hình văn hóa nghệ thuật phát
19


triển cả về ND và hình thức đáp ứng yêu cầu đời sống văn hóa tinh thần của
nhân dân. Công tác nghiên cứu, sưu tầmf f 22ưz1 VH, nghệ thuật dân gian
ngày càng phát triển, trở thành ngành khoa học có vị thế quan trọng trong
các ngành nghiên cứu khoa học XH nhân văn ở nước ta. Đại hội Đảng 9 đã
khẳng định: “ XD nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc DT vừa là mục
tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế XH”
Nền văn hóa VN hiện đại là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dt lấy
chủ nghĩa M-L và tư tưởng HCM làm định hướng phát triển. Nền văn hóa
đó tiêu biểu cho những giá trị tinh hoa văn hóa dt, đồng thời tiếp thu có
chọn lọc những cái hay, cái đẹp, cái tiến bộ của văn hóa nhân loại, mở rộng
giao lưu văn hóa với các nước, các dt trên thế giới nhưng kiên quyết giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dt.
Biểu tượng của nền VH VN hiện đại là chủ tịch HCM - AH giải phóng
DT, danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại. Người là sự kết tinh của
những tinh hoa văn hóa truyền thống VN, yêu nước thương nòi, ý chí độc
lập tự cường dt…chủ nghĩa yêu nước HCM chứa chan tính nhân đạo cao
cả, tính nhân văn rộng lớn, từ cốt cách VN với sự hiểu biết sâu sắc các nền
văn hóa lớn của thế giới, thông qua hoạt động thực tiễn cách mạng phong

phú đã tạo nên nhân cách vĩ đại HCM. CN M – L được Người truyền bá
vào nước ta, đã đi vào đời sống tinh thần DT, làm đổi mới các giá trị truyền
thống và là tiền đề cho sự phát triển nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dt
và đầy tính nhân loại.

PHẦN 3 ĐIỂM:
Câu 1: Trình bày khái niệm văn hoá, văn minh, văn hiến, văn vật.
• Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra được tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn.
• Văn minh là trình độ phát triển văn hoá vật chất tinh thần của một
cộng đồng người(quốc gia, dân tộc) trong một giai đoạn lịch sử nhất định,
đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả một nhân loại

20


• Văn hiến là bộ phận của văn hoá, là truyền thống văn hoá lâu đời
thiên về những giá trị tinh thần thể hiện tính dân tộc,tính lịch sử rõ nét.
• Văn vật là một bộ phận của văn hoá, chỉ những công trình vật chất có
giá trị nghệ thuật văn hoá, lịch sử, những nhân tài lịch sử trở thành di sản
văn hoá của một quốc gia dân tộc. Văn vật cũng thể hiện tính dân tộc và
lịch sử và cũng chỉ có ở phương Đông.
Câu 2. Phân tích những định hướng cơ bản trong quá trình bảo vệ
phát triển truyền thống văn hóa VN của Quân đội hiện nay.
* Định hướng chung:
- Xây dựng nền VHVN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là mục tiêu, bộ
phận của CM XHCN nước ta, trong đó xác định quân đội nhân dân là 1 bộ
phận hợp thành của quá trình CM đó, cụ thể Quân đội phải vững mạnh về
chính trị, luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, trung thành tuyệt đối
với nhân dân, tổ quốc đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp mọi măt của

DDCSVN đáp ứng yêu cầu khách quan của sự nghiệp bảo vệ nước ta ngày
nay.
- Đòi hỏi vận dụng sáng tạo tính quy luật khách quan của sự phát triển
VH đi vào chiều sâu của quá trình xây dựng quân đội.
* Định hướng cụ thể:
- Huy động tất cả các nhân tố nền gốc từ chiều sâu VH dân tộc quy
thành nền tảng thống nhất cho sự nghiệp xây dựng nền VH mới tạo điều
kiện cho xây dựng Quân đội về mặt VH
- Khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường đối với quá trình xây dựng
quân đội về mặt VH một cách sâu bền, tích cực và có hiệu quả.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hội nhập và giao lưu quốc tế với
giữ gìn phát huy truyền thống bản sắc dân tộc tạo nền tảng động lực để
nâng cao chất lượng quân đội về mặt chính trị.
- Kế thừa có chọn lọc với đào thải hợp quy luật, kế thừa VH gắn với đổi
mới phát triển VH.
- Trên nền tảng truyền thống nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai làm
cho VH quân sự phát triển lien tục có chiều sâu, có sức sống bền vững và
phát huy vai trò to lớn của nó trong từng lĩnh vực, môi trường đơn vị.
Câu 4:Vì sao nói dựng nước và giữ nước là quy luật lịch sử xuyên
suốt tiến trình VHVN ?
21


Do có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quân sự ở ĐNA, trong suốt
quá trình xây dựng và phát triển của dân tộc VN thường xuyên bị kẻ thù
dòm ngó và xâm lược, mà đặc biệt là TQ với tư tưởng Đại Hán. Do đó đấu
tranh chống giặc ngoại xâm của DT ta diễn ra thường xuyên và liên tục qua
nhiều thế kỉ.
Từ thời Hùng Vương dựng nước, cùng với qt chinh phục thiên nhiên,
đăp đê, lấn biển, lâp làng dựng xóm, phát triển nông nghiệp lúa nước, tạo

nên nền văn minh sông Hồng, cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của DT
ta đã diễn ra gay go, ác liệt. Điều đó được phản ánh qua các huyền thoại,
truyền tích, qua các di chỉ khảo cổ giai đoạn Gò Mun, Đông Sơn…
Lịch sử chống giăc ngoại xâm của dt ta chủ yếu chống giặc phương Bắc.
Các đế chế Trung Hoa ko thời nào ko xâm lược nước ta, có triều đại xâm
lược đô hộ nước ta nhiều lần.Trong thời kì gian khổ ấy, nhân dân các dt VN
đã đứng lên đấu tranh chống đồng hoá về VH và giành đldt.
Với chiến thăng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 của
quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền đã mở ra 1 kỉ nguyên xây
dựng quốc gia PK độc lập, phục hưng VH dân tộc, kỉ nguyên VM Đại Việt
trong lịch sử phát triển của dt VN.
Trong công cuộc xây dựng đất nc, các triều Lý, Trần, Lê đã tổ chức ND
đắp đê trị thuỷ, làm thủy lợi trên tất cả các sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ, hệ thống đê sông, đê biển đồ sộ, chứng minh cho sức mạnh đoàn kết
của dt ta. Cùng với qt đó là công cuộc khai hoang lập lên hàng nghìn làng
xóm mới phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, chấn hưng đất nước.
Cùng với qt xây dựng và phát triển đất nước, DT ta đã lập lên bao chiến
công hiển hách trong cuộc đt chống xâm lược giữ vững ĐLDT.
Từ khi có ĐCSVN (1930) cuộc đt của dt ta tiến lên 1 tầm cao mới. Dưới
ánh sáng của CN Mác - LêNin, tư tưởng HCM, sự lãnh đạo tài tình của
ĐCSVN và chủ tịch HCM, nd ta đánh Pháp đuổi Nhật giành đldt. Cách
mạng T8 thành công mở ra kỉ nguyên mới: đl, td. Sau đó dưới sự lãnh đạo
của Đảng dt ta đã đánh bại 2 đế quốc lớn là Pháp và Mĩ thống nhất đất nc
đưa cả nc đi lên CNXH.
Quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dt ta đã hình thành
truyền thống VH tốt đẹp đó là: truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất
trong đt vì đl tự do của dt, truyền thống lao động cần cù, thông minh sáng
tạo, truyền thống đk dt, trọng người có công đánh giặc giữ nước, hoà hiếu
trong qh quốc tế.
22



Câu 5: Trình bày những nét đặc trưng nền văn hoá Việt Nam thế kỷ
XVI-XVII?
Thế kỷ XVI-XVII là thời kỳ diễn ra các cuộc xung đột giữa các tập đoàn
cát cứ phong kiến.Trước hết là xung đột Trịnh - Mạc kéo dài đến gần hết
thế kỷ XVI (1527-1592), rồi cuôc xung đột Trịnh-Nguyễn (1627 - 1672) với
sự phân biệt Đàng Trong, Đàng Ngoài. Mãi đến 1786 Nguyễn Huệ mới
thống nhất cả nước.
+ Cuộc xung đột giữa các phe phái phong kiến đã chia cắt đất nước làm
kinh tế suy thoái, đời sống nhân dân cực khổ. Nhưng do sản xuất nội tại
không có điều kiện mới xuất hiện nên vẫn chưa thay đổi được hoàn cảnh
đất nước. Mặc dù lúc đó ở phương tây, PTSX TBCN đang hình thành và
phát triển,bùng nổ CM tư sản, mở ra thời kỳ mới.
+ Tkỷ 16-17, quan hệ buôn bán giữa nước ta với nước ngoài ngày càng
mở rộng.
+ Trong giai đoạn này Nho giáo vẫn đc duy trì, nhưng mất đi địa vị độc
tôn, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỷ trước nay có phần đc phục
hồi. Đạo thiên chúa từ phương Tây đc truyền vào nước ta. Nền văn hoá phát
triển đan xen phức tạp.
+ Qúa trình khẩn hoang mở rộng,vùng Thuận Quảng và tiến vào đồng
bằng sông cửu Long.Cùng với khắc chế thiên nhiên, diễn ra quá trình hoà
hợp văn hoá Việt-Chăm,Việt-Khơ Me ở Đàng Trong.
+ Đặc điểm nổi bật của nền văn hoá thời kỳ này là sự phục hồi văn hoá
nghệ thuật dân gian cổ truyền, phản ánh sự vươn lên của quần chúng chống
lại sự kìm hãm của chế độ chuyên chế.
+ Bên cạnh thể thơ đường, phú tứ…giai đoạn này còn phát triển thể thơ
lục bát, song thất lục bát, kể chuyện.
+ NT ca múa nhạc và các hoạt động văn hoá dân gian vẫn đc phổ biến
khắp nơi.

+ nền giáo dục khoa cử vẫn thịnh hành nhưng chủ yếu ở Đàng ngoài.
+ về kiến trúc: ngoài lâu đài cung điện, lăng mộ của vua chúa thì đình
đền chùa là loại hình tương đối phát triển.
+ Đạo thiên chúa du nhập vào Viêt nam từ các giáo sĩ phương Tây, họ đã
học tiếng Việt để giang đạo, và dung chữ cái la tinh phiên âm tiếng việt,
hình thành nên chữ quốc ngữ là công cụ đặc biệt trong truyền bá khoa học
và phát triển văn hoá, là 1 bước tiến bộ của ngôn ngữ dân tộc.
Câu 6: Trình bày nét đặc trưng của văn hoá VN TK XVIII - XIX?
23


* Giai đoạn cuối Lê, đầu Nguyễn:
- Đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp diễn ra liên tục đỉnh cao là PT
Tây Sơn chi phối cục diện đất nước trong đó có vấn đề văn hoá (Lê Chiêu
Thống cõng rắn cắn gà nhà). Sau khi PT Tây Sơn nổ ra và thắng lợi. Quang
Trung lên ngôi vua và thực hiên chính sách cực kì tiến bộ song không tim ra
lối thoát về chế độ => chế độ vua tôi.
- Cải cách gồm:
+ Chữ viết duy trì chữ Nôm
+ Thi cử:Tổ chức chu đáo, ban hành chiếu lập học bắt buộc mọi người
phải học tập, nội dung học tập thiết thực hơn.
+ Dùng Nho giáo,tôn trọng đạo giáo, tôn trọng tự do tín ngưỡng.

Ông là nhà văn hoá lớn của dân tộc, nhưng rất tiếc ông qua đời
sớm.
* Triều Nguyễn (Nguyễn Ánh):
- mời lực lượng bên ngoài lật đổ chiều Tây Sơn, cơ bản đây là triều phản
động ngoại trừ Duy Tân.
+ Đất nước khủng hoảng sâu sắc hơn
+ Nho giáo là tư tưởng chính thống, đề cao chữ Hán và lệ thuộc hoàn

toàn vào nhà Thanh, chối bỏ mọi cách tân đất nước.
+ Đời vua Tự Đức bán rẻ nước ta cho Pháp, trong triều có quan Nguyễn
Trường Tộ 14 lần dâng sớ cách tân đất nước nhưng đều bị từ chối.
+Nến văn hoà dân gian tiếp tục phát triển khá phong phú xuất
hiện:Nguyễn Du,Hồ Xuân Hương,Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị
Điểm,Nhà bác học lớn Lê Quý Đôn.
+Nghệ thuật dân gian phát triển mạnh:hát ả đào,hát dặm,công trình chùa
Tây Phương cũng được xây dựng

Văn hoá có sự mai một do triều đình hạn chế văn hoá dân gian
phát triển,các cung điện mang giáng dấp Trung Hoa được xây dựng.
PHẦN 2 ĐIỂM:
Câu 1:Cấu trúc cơ bản của VH.
* Có nhiều cách phân chia cấu trúc văn hóa:
-Thông thưòng VH chia thành hai bộ phận: VH vật chất, VH tinh thần.
24


Voi moi cach tiep can van hoa thi lai co mot cach de phan chia cau truc
van hoa:
- Dưới góc độ sinh hoạt văn hóa:VH sinh hoạt KT, sinh hoạt XH, SH tổ
chức.
- VH vật chất,VH XH, VH tinh thần.
- VH sản xuất,VH XH,VH tư tưởng,VH nghệ thuật.
….
* qua nhiều nghiên cứu thống nhất cách tiếp cận từ chủ thể văn hóa với
toàn bộ môi trường, cấu trúc văn hóa gồm 4 yếu tố:
+ VH nhận thức: nhận thức về con người, n/thức về xh, về vũ trụ.
+ VH tổ chức cộng đồng: VH tổ chức đời sống tập thể, t/c đ/s cá
nhân.

+ VH ứng xử với môi trường tự nhiên: tận dụng và ứng phó với MT
thiên nhiên.
+ VH ứng xử với môi trường XH: tận dụng và ứng phó với MT XH.
 Cả 4 thanh to deu bi quy dinh boi goc chung là loại hình VH : gốc
nông nghiệp và gốc du mục.
Câu2: Đặc trưng của văn hoá:
- Tính hệ thống: Văn hóa khong phai la tap hop rieng le cua cac su vat,
hien tuong ma no bao gom nhung mat, nhung moi quan he, nhung hien
tuong co quan he chat che tac dong qua lai tao thanh mot the thong nhat
- Tính giá trị: Dung de phan biet cai gia tri va phi gia tri. Cac gia tri cua
van hoa theo mục đích co the chia thanh: giá trị vật chất, gia tri tinh thần;
theo ý nghĩa co the chia thanh: giá trị sử dụng, đạo đức, thẩm mỹ; theo thoi
gian co the chia thanh: gtri vinh cuu va nhat thoi. Giá trị văn hóa gồm 3 cấp
độ: giá trị nền tảng, giá trị chuẩn mực, giá trị cụ thể.
- Tính biểu tượng: La mot dac trung cua van hoa. Biểu tượng là những
hình ảnh, sự vật, cử chỉ cụ thể vừa có ý nghĩa tự thân, vừa có ý nghĩa khái
quát trừu tượng, khó hiểu diễn đạt. Bieu tuong van hoa giup ta cam nhan
mot cach gan gui, thiet thuc nhung doi tuong ma minh quan tam.
Câu3: Chức năng của văn hoá:
- Chức năng nhận thức : là chức năng đầu tiên của văn hóa, tồn tại trong
mọi hoạt động văn hóa. Thông qua hoạt động văn hóa mà con người mới
nhận thức được giá trị sáng tạo của mình, mởi rộng tầm hiểu biết và hướng
con người tới chân thiên mĩ.
25


×