Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá nợ công việt nam và đề xuất quản lý nợ công hiệu quả (2013) đặng hoàng linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.52 MB, 10 trang )

ĐÁNH GIÁ NỌ CÔNG VIỆT NAM VÀ
ĐÈ XUÁT QUẢN LÝ NỌ CÔNG HIỆU QUẢ
Đặng Hoàng Linlì

1. Q uan điểm về nọ' công
Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ; khi chi tiêu của chính
phủ lớn hơn số thuế, phí, lệ phí thu được, nhà nước phải di vay (trong hoặc ngoài
nước) để trans trải thâm hụt ngân sách. Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và
lãi khi đến hạn, nhà nước sẽ phải thu thuế tăne lên để bù đắp. Vì vậy, xét cho cùng
nợ công chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế. Vay nợ thực chất là cách đánh thuế
dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử dụng để tài trợ cho các hoạt động chi
ngân sách. Nợ chính phủ thể hiện sự chuyển giao của cải từ thế hệ sau (thể hệ phải
trả thuế cao) cho thế hệ hiện tại (thế hệ được giảm thuế).
Trong lĩnh vực tài chính công, một nguyên tắc quan trọng của ngân sách nhà
nước được các nhà kinh tế học cô điển hết sức coi trọng và hiện nay vẫn được ghi
nhận trong pháp ỉuật ở hầu hết các quốc gia, đó là nguyên tắc ngân sách thăna, bàng.
Theo nghĩa cổ điển, ngân sách thăng bằng được hiểu là một ngân sách mà ở đó, số
chi bằng với số thu. về ý nghĩa kinh tế, điều này giúp nhà nước tiết kiệm chi tiêu
hoang phí, còn về ý nghĩa chính trị, nguyên tắc này sẽ giúp hạn chế tình trạng chính
phủ lạm thu thông qua việc quyết định các khoản thuế. Các nhà kinh tế học cổ điển
như A.Smith, D.Ricardo, J.B.Say ỉà những người khởi xướng và ủng hộ triệt đê
nguyên tắc này trong quản lý tài chính công. Và chính vì thế, các nhà kinh tế học cổ
điển không đồng tình với việc Nhà nước có thể vay nợ để chi tiêu.
Ngược lại với các nhà kinh tế học cổ điển, một nhà kinh tế học được đánh giá
là có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở nửa đầu thế kỷ XX là John M .Keynes (1883-1946)
và những người ủng hộ mình (gọi là trường phái Keynes) lại cho rằng, trong nhiều
trường hợp, đặc biệt ỉà khi nền kinh tế suy thoái dẫn đến việc đầu tư của tư nhân
giảm thấp, thì nhà nước cần ổn định đầu tư bằng cách vay tiên (tức là cố ý tạo ra
thâm hụt ngân sách) và tham eia vào các dự án đầu tư cons cộng như đường sá, cầu
cốns và trường học, cho đến khi nền kinh tế có mức đầu tư tốt trở lại. Học thuyết
*TS., Phó Trưởng khoa Kinh tế Quốc tế, Học viện Ngoại giao.


420


ĐÁNH GIÁ NỢ CÔNG VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT.

của Keynes được hầu hết các chính phủ áp dụng để vượt qua khủng hoảng và tình
trạng trì trệ của nền kinh tế.
Hầu hết các quốc gia thực hiện nền kinh tế thị trường đều có hoạt động vay
nợ. Việc vay nợ của Nhà nước thường được thực hiện dựa trên quan điểm của
Keynes, nhưng cỏ hai điều chỉnh quan trọng: một là, việc cố ý thâm hụt ngân sách
và bù đấp bằng các khoản vay không được thực hiện vĩnh viễn, bởi lẽ xét về lý
thuvết thì những tác động từ các khoản vay chỉ có ích trong ngắn hạn còn về dài hạn
lại có ảnh hưởng tiêu cực và do đó nhà nước cần phải có giới hạn về mặt thời gian
trong việc sử dụng các khoản vay; và hai là, các khoản nợ công phải được kiểm soát
kỹ lưỡng nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng, đồng thời hạn chế những tác độn2 không
mong muốn từ việc sử dụng các khoản vay. Việc quản lý nợ công hiệu quả sẽ giúp
mục đích vay vốn đạt được với chi phí thấp nhất, đồng thời đảm bảo khả năng trả
nợ đủnR hạn.
2. Thực trạng nọ công Việt Nam




o



D




Ở Việt Nam, Luật Quản lý nợ công năm 2009 quy định, nợ công bao gồm nợ
chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo đó, nợ
chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký
kết, phát hành nhân danh nhà nước, nhân danh chính phủ hoặc các khoản vay khác
do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật.
Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát
hành. Nợ được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tố chức tài chính,
tín dụng vay trong nước, nước ngoài được chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa
phương là khoản nợ do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký
kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành.
Từ năm 2001 tới nay, nợ công của Việt Nam liên tục tăng về giá trị tuyệt đối,
mức nợ bình quân đầu neười và tỷ lệ nợ công trên GDP. Tại kỳ họp Quốc hội, Bộ
Tài chính đã báo cáo: nợ nước naoài của Việt Nam bao gồm nợ của chính phủ trung
ương, địa phư ơns và nợ của các tập đoàn kinh tế do chính phủ bảo lãnh trong năm
2010 đã tăng dần từ 27,43 tỷ USD lên 32,5 tỷ USD, bàng 42,2% GDP. N ợ nước
ngoài trong năm 2011 sẽ bàng 44,5% GDP. Ngoài ra, chính phủ trung ương và địa
phương còn nợ trong nước 287.000 tỷ VNĐ. Tổng cộng hai khoản nợ công của
Chính phủ Việt Nam hiện nay là 1.122.000 tỷ VNĐ, bàng 56,7% GDP. Có thể nói
chỉ số này vẫn nằm trong giới hạn an toàn.
Tạp chí Econom ist của IMF sổ 1/2011 công bố: mức nợ công tính trên đầu
người Việt Nam năm 2010 là 580,91 USD. Nếu so với mức 713,6 USD của Trung
Quốc, 743 USD của Indonesia và 1.071 USD của Philippines thì đây là con số
421


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO ỌUÓC TẾ LÀN TH Ứ T ư

khônẹ cao. Tuy nhiên, theo số liệu của The Economist, vào năm 2001, nợ công của
Việt Nam mới là chưa đầy 9 tỷ USD, bình quân mỗi người gánh số nợ cône xấp xỉ

1 ỉ 2 USD, và nợ cone mới tương đương 28% GDP, như vậy trong vòng 10 năm qua
đã tăng 5 lần, trong lúc đó GDP Việt Nam 10 năm qua chỉ tăng gấp 3 lần (theo Báo
cáo của Bộ Tài chính về nợ chính phủ tại kỳ hợp Quốc hội tháng 12/2010 do Bộ
trưởng Vươne Đình Huệ trình bày), đây là vấn đề rất đáne quan tâm.
Nhìn vào những con số trên, trong bối cảnh khủng hoảne nợ cône đang có
nguy cơ lan rộng ở châu Âu, nhiều nhận định cho ràng, kinh tế Việt Nam đang đứng
trước những rủi ro. Tuy nhiên, mặc dù nợ công đang ở mức cao nhưns với các
khoản vay nước ngoài phần lớn đều là vay dài hạn, với lãi suất ưu đãi, hiện tại nợ
cône không gây sức ép cho ngân sách nhà nước về nghĩa vụ trả nợ đến hạn.
Theo Bộ Tài chính hiện các chỉ số nợ của Việt N am đang ở mức an toàn và nợ
công đang được quản lý chặt chẽ theo quy định của Luật Quản lý nợ công, các
khoản nợ trong nước và nước ngoài đều được thanh toán đầy đủ, không có nợ xấu.
Hàng năm ngân sách nhà nước bố trí trả nợ từ 14 -16% tổng số thu neân sách (giới
hạn cho phép là dưới 30%), bằng khoảng 4,5% xuất khẩu (giới hạn cho phép là dưới
15%). So với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm thì chỉ số nợ công và
nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức trung bình.
H ìn h ỉ: T ình hình n ợ công và nọ- nước ngoài của Việt N am n ăm 2001-2010

20Ũ1

2002

2003

—*-Nợ cỏng (Tỷ USD)

2004

2005


2006

2007

2008

2009

2010

nước ngoài (Tỳ USD) “ÌÍ Nợ còng (%GDP)

Nguồn: The Economist Intelligence Unit, 2011.
3. Môt
đinh
về tình hình nơ• côngo Viêt
• số nhân


• Nam
3.1. N ợ công Việt N am tiềm ẩn nhiều rủi ro
Theo TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy
kinh tế Fulbright, nợ công của ta hiện nay có nhiều rủi ro. Rủi ro lớn nhất xuất phát từ
422


Đ Á N H G I Á N Ợ C Ô N G V I Ê T NAM V À Đ Ề X U Ấ T .

việc chi tiêu và đầu tư cône kém hiệu quả. Rủi ro thứ hai là một bộ phận rất lớn nợ
công của các doanh nghiệp nhà nước chưa được đưa vào trong các thống kê về nợ

công. Khi khône đo lường được và không hiểu hết “tảng băng chìm" này thì cũng
không thê quản lý rủi ro mà nó có thể aây ra. Rủi ro thứ ba là nợ công tăng quá
nhanh, trong khi thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao. Điều này vi phạm một
nguyên tấc cơ bản của quản lý nợ công, đó là nợ ngày hôm nay phải được trang trải
băng thặne dư ngân sách ngày mai.
Theo ủ y ban Giám sát tài chính quốc gia, năm 2007, nợ công là 33,8% GDP
nhưng từ năm 2008, tỷ lệ này nâng lên 36,2%; năm 2009: 41,9%; năm 2010: 56,7%;
năm 2011: 58,7% GDP. Như vậy, từ năm 2007 đến hết năm 2011, nợ công đã tăng
khoảng 25%, đạt mức trung bình 5%/năm. Với đà tăng này, chỉ cần 8 năm nữa, nợ
công Việt Nam sẽ lên tới 100% GDP. Nhưng đó là theo cách tính của Việt Nam, còn
nếu áp chuẩn của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì nợ
công hiện lên tới 72% GDP. Luật Quản lý nợ công năm 2009 quy định, nợ công bao
gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Nếu
theo cách tính này, số nợ công sẽ bị thu hẹp lại khá lớn so với chuẩn WB và IMF.
Mặt khác, Mỹ và châu Âu dù có nền tảng kinh tế vững chắc và năng suất lao
động cao, trên cơ sở tiềm lực khoa học cône nghệ và nền kinh tế phát triển, nhưng một
khi nợ công phát tác tiêu cực thì hậu họa cũng rất khó lường. Trong khi đó, nợ công
Việt Nam đang dựa trên khả năng chịu đựng rủi ro tài chính hạn chế của người dân và
cùng dó là năng suất lao động thấp, tăng trưởng chủ yéu dựa vào khai thác tự nhiên và
thâm dụng lao độns, vốn. Bởi vậy, điều này không thể đảm bảo một tương lai sáng sủa
khi nợ công Việt Nam đang chạm ngưỡng an toàn và ngày càng tăng mạnh.
Một lý do khác để các nhà hoạch định chính sách cảm thấy lo ngại là hiện nay,
trong cơ cấu nợ công Việt Nam thì có 30% vay nợ nước ngoài và 70% nợ nội địa.
Điều đáng lo ngại là nợ nội địa của chính phủ chủ yếu là trái phiếu mà hệ thống
ngân hàng thương mại mua. Bởi trong nhiều trường hợp, khủng hoảng ở khu vực
này là tiền đề của khủng hoảng khu vực kia. Ví dụ: khủng hoảng ở Nhật Bản trước
đây và Ireland đang diễn ra đều xuất phát từ đổ bể bong bóng bất động sản được
truyền dẫn tới khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Và khi chính phủ Ireland oằn mình
vay nợ cứu hệ thống ngân hàng trong khi nợ công đang ở mức cao, thì càng làm cho
nền kinh tế lún sâu vào vòng xoáy khủng hoảng.

Lạm phát trở thành mối đe dọa của nền kinh tế trong nhiều năm trở lại đây
cũng làm tăng thêm sự rủi ro cho nợ công Viêt Nam. Lạm phát làm cho nội tệ yếu
đi nhiều so với ngoại tệ. Trong khi trong cơ cấu nợ công, có tới 30% bằng đồng
yên, là ngoại tệ liên tục tăng giá so với USD chứ chưa nói đến VNĐ. Hơn thế nữa,
gần như chưa bao giờ nợ công được bảo hiếm rủi ro tỷ giá, dù chỉ là một USD.
423


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ TƯ

Một vấn đề nữa đang được đặt ra: chi phí cho nợ vay ngày càng đắt đỏ. Lãi
suất trung bình nợ nước ngoài của chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006
lên 1,9% trong năm 2009 và năm 2010 đạt tới 2,1%/năm. Bên cạnh đó, từ năm
2010, Việt Nam đã bước ra khỏi danh sách các nước nghèo kém phát triển và trở
thành nước có mức thu nhập trung bình thấp, điều đó cũng có nghĩa là các khoản
vay mới của chính phủ sẽ tươne đương với các khoản vay thương mại mà eần như
không có thêm ưu đãi. Do đó, bên cạnh việc trả nợ thì Việt Nam sẽ phải thận trọng
và tính toán kỹ cùng cho các khoản vay mới và ngay khi vay đã phải chuẩn bị trả nợ
đúng hạn. 60% nợ chính phủ là nợ nước ngoài và trong con số này 85% là vốn
ODA. Mà đi cùng với nguồn vốn ODA là dịch vụ tư vấn và trang thiết bị của nước
cấp vốn. Những thứ đó đắt hơn ngoài thị trường 20-30%. Vậy nên vay 100 USD của
ODA ta chỉ còn 70 - 80 USD đưa vào công trình. Như vậy lãi suất lúc này không
còn là 0% hay 3%, 5% nữa mà đã đội lên rất cao. Lãi cao đi cùng với rủi ro tín dụng
cao là tất yếu.

3.2. Sử dụng nợ công ở Việt Nam chưa tlìật sự líiệu quả
Một nước đana phát triển thường có nhu cầu đầu tư rất lớn, trong khi tỷ lệ tiết
kiệm lại hạn chế nên việc vay nợ là điều bình thường, v ấ n đề là đầu tư như thế nào
đế phát huy hiệu quả, đồng thời không ảnh hưởng tiêu cực tới ổn định vĩ mô. Có thế
nói chính sách tài khóa của chúng ta trong một thời gian dài đã mắc vào một sai lầm

cơ bản, đó là “thuận chu kỳ”. Níĩhĩa là khi cả nền kinh tế hào hứng đầu tư, thay vì
điềm tĩnh giảm bớt đầu tư công thì chính phủ cũng lại hào hứne, theo. Vì thế, khi
kinh tế suv giảm, chính phủ khône có đủ nguồn lực đế kích thích vì đã thâm hụt
nặng. Khi ấy, kích thích kinh tế phải trả cái giá rất đắt, đó là nền kinh tế lún sâu vào
thâm hụt neân sách, đồng tiền mất giá, lạm phát rình rập.
Ví dụ. lượng hàng thực tế qua hệ thống cảnơ Thị Vải - Cái Mép hiện chưa đến
20% côns suất thiết kê nhưng Nhà nước vẫn đầu tư tới bốn cảng, trong đó ba cảng
là liên doanh của Saiạ,on Port, càng còn lại do PMƯ 85 của Bộ Giao thông vận tải
làm đại diện chủ đầu tư với vốn vay ODA khoảng 330 triệu USD. Lẽ ra, thay vì
cạnh tranh với tư nhân, Nhà nước nên xây đường dẫn và hệ thong logistic.
Tình hình sử dụnơ nợ công ở Việt Nam không đạt hiệu quả cao, thể hiện ờ hai
khía cạnh:
Thứ nhất, tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn: Tình trạne chậm trễ irons
giải ngân neuồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái phiếu chính
phủ diễn ra khá thườns xuyên. Tình trạng dự án, công trình thi cône dở dang,
chuyển tiếp, kéo dài, chậm tiến độ vẫn chậm được khắc phục. Điều này cùng với sự
thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư côna và trong hoạt độns của các doanh nghiệp
424


ĐÁNH GIÁ NỢ CÔNG V I Ệ T NAM V À ĐỀ XUẤT.

nhà nước cũna như các tập đoàn lớn, dần đến đầu tư dàn trải, lãne phí, thất thoát
vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư.
Thứ hai, hiệu quả đầu tư thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR: Năm 2009, trong khi
tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 42,2% GDP, thì tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt
5,2%. Chỉ số ICOR năm 2009 đã tăng tới mức quá cao, trên 7 so với 6,15 của năm
2008. Điều này có nghĩa là, nếu năm 2001 Việt Nam cần 5,24 đồng vốn để tạo ra
được 1 đồng sản lượng, thì giờ đây cần phải đầu tư thêm gần 2 đồng vốn nữa.
H ìn h 2: Hệ số IC O R Việt N am giai đoạn 1991 - 2010


/ . 1 4
6 , 1 5

4 , 8

r v R ____

_

_

.

--------------



1

i

:

:
;



,




■’-ì / i i' 'ì
ệ .■»?!



I . ỷ <£■



■•ị.

...





fị ỹf

:





:



.V *

ịl
1

1991 1995

■> -

<■:'

.
:

' : ' í ■

:

5 . 0 4

_________

*

:

11

------


------ ---------1

1--------------

1996 2000

2001 2003

20042006

lỉ

'T'

20072008

2009 2010

Nguồn: ttngbt.wordpress.com.

3.3. Quản lý nợ công thiếu tinh minh bạch
Các con số về khoản nợ công của Việt Nam được công bố không đồng nhất
giữa Quốc hội, Bộ Tài chính, đồng thời con số này cũng không giống với con số tính
toán của thế giới. Điều này khiến các chuyên gia nhận định, hiện những thông tin về
vấn đề nợ công của Việt Nam chưa thực sự minh bạch. Hiện nay, Bộ Tài chính cũng
đã bước đầu có những thông tin công khai về nợ công trên website của mình nhưng
mới chỉ dừng lại ở nợ nước ngoài chứ chưa phải toàn bộ nợ công. Theo PGS.TS.
Đặng Văn Thanh - Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam thì việc không thống nhất và
gắn kết trong cách hiểu, cách giải thích cũng như cách quản lý vấn đề về nợ công là

một trong những rủi ro của nợ công Việt Nam. Cũng theo các chuyên gia, thống kê
tài chính của Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung vào nợ chính phủ, nên khó có thể
thấy được toàn cảnh vấn đề tài chính công và nợ công vì khu vực doanh nghiệp nhà
nước rất lớn và chính phủ vẫn phải chịu trách nhiệm với khu vực này. Và đây cũng là
một trong các nguyên nhân dẫn đến những sự việc như Vinashin.
425


VIỆT NAM HỌC - KỲ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LẦN TH Ứ T ư

Để thực thi được tính minh bạch, GS.TS. V ươns Đình Huệ cho rằng, cần trao
trách nhiệm quản lý nợ côna cho một đầu mối. có thể là Bộ Tài chính. Theo đó, Bộ
Tài chính cần xây dựng một chiến lược về nợ công; xác định neưỡng, tỷ trọng nợ
cône là bao nhiêu so với GDP cho từne giai đoạn, từng thời kỳ dựa vào “sức khóe”
của nền kinh tế quốc dân.
4. M ột s<ố biện ph áp q u ản lý

I1Ọ- công

tại Việt Nam

4.1. Tãng cuờng năng lực cạnh tranli cho nền kinh íế
Thứ nhất, Nhà nước ta phải thay đổi mô hình tăng trưởng dựa vào vốn,

cai

thiện lại năng suất và tăne mức độ hiệu quả doanh nehiệp nhà nước thì mới có thể
tăne cường chi tiêu đầu tư, sử dụng chính sách tài khóa một cách hiệu quả. Việc nên
làm là phải ổn định lại các yếu tố vĩ mô để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài
hạn, tuyệt đối không chạy theo chỉ tiêu tăne trưởng cao.

Thứ hai, cần giảm thiểu thâm hụt ncân sách quốc gia. Do thâm hụt ngân sách
cần khoản bù đắp, hệ quả là khả năng trả nợ lại càng kém đi. Hãy học tập từ bài học
ở châu Âu khi đối phó với khủníỉ hoảng hồi đầu năm 2010. Họ tăng cường tiết
kiệm, giảm trợ cấp, tăng thuế đối với người thu nhập cao, rút vốn tại những doanh
nehiệp làm ăn không hiệu quả... Ket quả là trong quý II năm 2010, thav vì tăng
trưởng âm, kinh tế châu Âu đã phát triển 1%.
Thứ ba, phát hành trái phiếu và in tiền là hai phương pháp giải quyết bài toán
thâm hụt ngân sách và tăng vốn đầu tư, nhưng lại gây ra lạm phát. Hơn nữa mức độ
hiệu quà sử dụng vốn từ chính phủ còn quá kém nên khối nợ công ngày một lớn hơn
mà lại có tác động thấp tới kích thích tăng trưởng kinh tế. Sử dụng hai kênh này
phải đúns. thời điếm và có đánh giá đúns tác độna đánh đổi qua lại giữa các chi tiêu
vĩ mô có thể có, một cách hợp lý.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, kể cả cổ phần hóa toàn tổng công ty;
thu hẹp tỷ trọng và giảm thiểu số lượng doanh nghiệp mà Nhà nước giữ cổ phần chi
phối, chỉ duy trì doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong những ngành, lĩnh vực mà
nhà nước cần độc quyền, giũ' vị trí then chốt của nền kinh tế và các lĩnh vực mà
doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân không hoặc chưa muốn, chưa có khả năng
tham gia. Ưu tiên xây dựng các mô hình tập đoàn kinh tế đa sở hữu, với vai trò
nòne cốt là doanh nghiệp nhà nước, đám nhận vai trò chủ lực trons nền kinh tế.
được vận hành theo đúng quv luật kinh tế trên cơ sở sự tự nguyện thỏa thuận liên
kết, hợp tác giữa các pháp nhân độc lập; ủns hộ thành lập tập đoàn kinh tế tư nhân.
Thứ năm, Nhà nước ta nên đẩy mạnh hợp tác quốc tế đế tìm cứu cánh lúc cần
thiết. Cũng phải nói tới một bất lợi đối với Việt Nam là hệ số rủi ro của ta còn ở
mức cao, 6,75%, lại thêm thanh khoản thấp, tần suất vay của ta ít nên khi đi vay bao
426


Đ Á N H G IÁ N Ợ C Ô N G V I Ệ T NAM V À Đ Ề X U Ấ T .

siờ ta cùng phải vay với lãi suất cao. Trone khi đó, Indonesiavà Philippines tuy có

hệ số rủi ro tương đương Việt Nam nhưng họ vần được ưu đãi hơn khi đi vay nhờ
tính thanh khoản cao hơn và tích cực hơn trone hợp tác quốc tế.
4.2. Vay và s ử dụng n ợ công hiệu quả
Thứ nhất, Chính phủ cần xây dựng kế hoạch chiến lược về vay nợ côn2 trên
cơ sở phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thu, chi ngân sách
nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ. Ke hoạch chiến lược về vay nợ công xác
định rõ mục đích vay (vay nợ để tài trợ thâm hụt neân sách, tái cơ cấu nợ và cho
vay lại hoặc vay đế tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư quan trọng, hiệu quả.
vay nhàm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia), mức huy động vốn ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn theo từng đổi tượng vay trong nước và ngoài nước, với hình thức
huv ctộne vốn và lãi suất thích hợp. Ke hoạch chiến lược về vay nợ côna cũng cần
chí rò đôi tượng sử dụng các khoản vay, hiệu quả dự kiến; xác định chính xác thời
điểm vay, số vốn vay từng giai đoạn, tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng
trong thời gian dài hoặc chưa thực sự có nhu cầu sử dụng.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay,
vốn được chính phủ bảo lãnh. Vay nợ công phải được chi cho đầu tư phát triển thay
vì chi tiêu dùng chính phủ. Chỉ những dự án thực sự đem lại hiệu quả kinh tế mới
được xét duyệt và đầu tư thực hiện. Chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá lại hiệu quả
đầu tư các dự án để tăng cường hiệu quả sử dụng đồng vốn. tăng cường hiệu quả
đầu tư. Chúng ta phải theo đuối mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với kiểm soát tiền
vay và vạch ra kế hoạch trả nợ. Đây là vấn đề cốt yểu đảm bảo cho khả năng trả nợ
và tính bền vững của nợ công. Mặt khác, để bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và
sử dụng vốn vay cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản là: không vay ngắn hạn để
đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án
có khả năng thu hồi von trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ. Đấu thầu các dự án
một cách công khai, minh bạch nhằm chọn lựa được những nhà thầu có năng lực
nhất. Đe doanh nghiệp ngoài quốc doanh chịu trách nhiệm thầu các dự án đầu tư
nhiều hơn, thay cho các doanh nghiệp nhà nước.
Thử ba, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay về cho vay lại và các khoản vay
được chính phủ bảo lãnh. Chính phủ vay về cho vay lại và bảo lãnh vay là các hoạt

động thường phát sinh khi doanh nghiệp cần huy động một lượng vốn lớn trên thị
trường vốn quốc tế, nhưne không đủ uy tín để tự mình đứng ra vay nợ. Khi đó,
chính phủ có thế giúp doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn quốc tế với
quv mô lớn, lãi suất thấp. Các khoản vay và bảo lãnh này thực chất là nghĩa vụ ngân
sách dự phòne, làm nảy sinh nauy cơ ngân sách nhà nước phải trang trải các khoản
nợ của khu vực doanh nghiệp khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc mất khả năng
427


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUÓC TÉ LẦN TH Ứ T ư

thanh toán. Neuy cơ này sẽ càng cao hơn nữa khi chính phủ vay và phát hành bảo
lãnh không dựa trên những phân tích thận trọng về mức độ rủi ro cùng như năne lực
trả nợ của doanh nehiệp. Do đó, việc vay về cho vay lại và bảo lãnh vay cần hết sức
thận trọng, chỉ nên ưu tiên cho các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước
hoặc thuộc các lĩnh vực ưu tiên cao của quốc gia. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay
nợ này; khuyển khích phát triển mô hình hợp tác công - tư.

4.3. Hoàn thiện thể chế pháp lý và nũng cao hiệu quả quản lý nợ công
Tiếp tục hoàn thiện các thể chế và xây dựng khung p h á p lý
Thứ nhất, xác định rồ vai trò và trách nhiệm tài khóa của các cơ quan của
Chính phủ. Đây là yêu cầu thiết yếu để đảm bảo trách nhiệm giải trình trona việc
hoạch định và thực thi chính sách tài khóa.
Thứ hai, khu vực chính phủ phải được tách bạch rõ ràng ra khỏi phần còn lại
của nền kinh tế; chính sách và vai trò quản lý của khu vực công phải rõ ràng và
được cône bố công khai.
Thứ ba, luật phải quy định cụ thể tất cả các khoản chính phủ bảo lãnh. Tất cả
các khoản vay phải được ghi có tại một tài khoản ngân hàng dưới sự kiếm tra của
Bộ Tài chính, nghĩa vụ nợ và các điều khoản vay nợ phải được công bố đầy đủ cho
công chúng. Minh bạch tài khóa đòi hỏi cơ quan lập pháp phải xác định rõ các yêu

cầu trong báo cáo hàng năm về dư nợ và dòng chu chuyến nợ, kể cả số liệu vê bảo
lãnh nợ của chính phủ trình cơ quan lập pháp và công khai cho công chúng.
Đám bảo an toàn bền vững nợ và công khai, minh bạch hóa thông tin về nợ
Thứ nhất, đảm bảo tính bền vững về quy mô và tốc độ tăne; trưởng của nợ
công, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau và hạn chê rủi ro,
chi phí. Muốn vậy, cần thiết lập ngưỡng an toàn nợ công; đồng thời thường xuyên
đánh giá các rủi ro phát sinh từ các khoản vay nợ chính phủ irons mối liên hệ với
GDP, thu neân sách nhà nước, tổng kim ngạch xuất khẩu, cán cân thương mại, dự
trữ ngoại hối, dự trừ tài chính, quỹ tích lũy để trả nợ...
Thứ hai, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ công.
(Nghị định 79 về quản lý nợ công đà có tiến bộ khi đề cập tới yêu cầu công khai minh
bạch nợ công và dự trù ngân sách nhà nước để trả nợ dần. Nhữníỉ nhà kinh tế học
đang trông chờ Nghị định 79 sẽ công bố rõ hơn những số liệu kinh tế hiện nay). Đe
thực hiện tốt nguyên tắc đó, nợ côna cần phải được xác định đầy đủ trong quyết toán
ngân sách nhà nước và phải được cơ quan chuyên môn độc lập kiểm tra, xác nhận.
Ngoài ra, cần đảm bảo rằng thôna tin về nợ công phải bao quát cả quá khứ, hiện tại
và dự tính cho tương lai. Điều này hết sức cần thiết vì thông tin côns khai về nợ còn
nhằm tăng cường khả năns can thiệp và phòng ngừa tình huống xẩu xảy ra.
428


Đ Á N H G I Á N Ợ C Ô N G V I Ệ T NAM V À Đ Ề X U Ấ T .

Tài liệu th a m khảo
1. Bộ Tài chính, Bàn tin nợ nước ngoài số 7, 2011.
2. TS. Clay G.Wescott - Nguyễn Hữu Hiếu - Vũ Quỳnh Phương, Quàn lý tài chính
công: Tăng cường hiệu quả điểu hành và quản lý nhà nước, 2009.
3. Lê Đình Chân, Tài chính công, Tủ sách Đại học Sài Gòn, 1975.
4. Luật Quản lý nợ công 2009.
5. TS. Mai Thu Hiền - Nguyễn Thị Như Nguyệt, Tình hình nợ công và quản lý nợ

công tại Việt Nam, 2011.
6. N g ọ c T u y ê n ,

Việt Nam có khả năng trù nợ?,

h t t p :/ / l a o d o n g . c o m .v n , 1 2 / 2 0 1 0 .

7. The Economist Intelligence Unit, 2011.
8. Vũ Thành Tự Anh, Tỉnh bền vững của nợ công ờ Việt Nam, Tài liệu Chương trình
giảng dạy kinh tế Fulbright, 2010.
9. ttngbt.wordpress.com.

429



×